Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

CHUYỆN VỀ MỘT THIÊN TÀI QUÂN SỰ, MỘT “BADBOY” CỦA LỊCH SỬ: TRẦN KHÁNH DƯ.


Trần Khánh Dư, một bậc tài hoa nhưng không hoàn hảo, một “cơn gió chướng” trong dòng chảy lịch sử Việt Nam với những phát ngôn và hành động thô bỉ. Nhưng, là một người coi trọng tự do cá nhân trong thời đại phong kiến, một người đạp bằng dư luận mà sống, một vị tướng thiên tài, một quý tộc đặc sắc, và cả một sự cô đơn trong một mối tình oan nghiệt.
1. TÀI NĂNG, MỐI TÌNH VÀ "GIÓ CHƯỚNG THỜI ĐẠI"
Người đàn ông ấy là một nhân vật “nửa chính nửa tà”.
Ông không phải là kiểu “yêu nước thương dân” như trong tiểu thuyết, hoặc kiểu được xây dựng để “yêu nước thương dân”. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết: "Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi".
Trần Khánh Dư là một “badboy”. Cũng giống như cách các anh chàng “badboy” thừa sự tự tin về tài năng, mang vẻ ngoài và sự mạnh bạo của bản thân để quyến rũ các cô nàng. Khiến kẻ đối diện biết rằng xấu, mà vẫn quyến luyến. Trần Khánh Dư cũng mang cái tố chất đặc biệt đó, nhưng ở một tầm vóc vĩ mô. Từ “badboy” mà tôi dùng không hẳn là nói về cái quan hệ nam nữ, mà là cái “badboy” đối với cả quân lính và người dân mà ông cai quản. Trần Khánh Dư sở hữu một câu nói, mà có lẽ bây giờ có vị quan chức nào phát biểu câu đó, hẳn phải viết đơn từ chức sớm. Đấy là câu "Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Nói xong, liền đi thẳng về nhà vì sợ vua Trần Anh Tông gọi lại giáo huấn. Câu nói đó ý tứ rất rõ ràng, và thậm chí là tàn bạo: kẻ làm tướng xem lính như vịt để ăn và mổ. Thực ra chính điều này, lại giúp ông thắng được trận Vân Đồn. Vì sao thì tôi sẽ nói ở phần sau bài viết.
Tính cách và con người Trần Khánh Dư cần phải đi sâu vào 2 câu chuyện:
+) Đầu tiên, là vụ án thông dâm của Trần Khánh Dư và Thiên Thụy công chúa (mà gần đây giang hồ đang bức xúc cái tác phẩm kia đấy). Thiên Thụy là con gái của vua Trần Thánh Tông, nàng được gả cho Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn. Nhưng Trần Khánh Dư và Thiên Thụy vẫn lén lút qua lại với nhau, câu chuyện vỡ lỡ, Trần Khánh Dư bị phạt vì tội thông dâm. Vua Trần tuyên án tử hình Trần Khánh Dư, sai quân lính dùng roi đánh kẻ phạm tội đến chết. Nhưng vì quá yêu tài ông, vẫn lén dặn lính chúc gậy xuống để đánh 100 gậy. Mà theo luật thời đó, quá 100 gậy sống thì trời tha. Vậy là Trần Khánh Dư sống.
Tuy nhiên hậu thế vẫn có thể nhìn theo một góc khác. Nếu đi tìm lịch sử, bạn sẽ biết, Trần Khánh Dư đã quen với Thiên Thụy trước đó khá lâu rồi. Ông “Thiên tử nghĩa nam” của vua Trần Thánh Tông, với vị trí là “hoàng tử” (dù là con nuôi). Ông tự do đi vào cung cấm, chơi bời, và có cơ hội gặp công chúa trưởng của cha nuôi mình là Thiên Thụy. Hai người yêu nhau từ khi ấy. Nhưng rồi, Hưng Đạo Vương lại xin Thiên Thụy cho con trai Trần Quốc Nghiễn. Vua Trần Thánh Tông để làm đẹp lòng Hưng Đạo Vương đã đồng ý cho Thiên Thụy về Vạn Kiếp. Có nghĩa, mối tình niên thiếu của Thiên Thụy và Trần Khánh Dư bị đứt đoạn vì một cuộc hôn nhân chính trị.
Trần Khánh Dư và Thiên Thụy vẫn quan hệ với nhau khi Thiên Thụy đã về nhà chồng. Ồ, ngoại tình thì không có gì để bào chữa nữa. Nhưng, hãy đặt vào trong hoàn cảnh của thế kỷ XIII khi ấy. Cái cách mà Trần Khánh Dư đã làm với tình yêu bị đứt đoạn ấy, có đáng để trầm ngâm hay không? Chúng ta đều biết trong thời đại phong kiến, tự do con người chỉ đẩy về hàng thứ yếu, tình yêu chỉ là mộng ảo của cái thiếu niên, khi quyết định hôn nhân đều bị hạ thấp dưới vấn đề quốc gia và dòng tộc.
Thân phận nhi nữ được mặc định là quân cờ trong ván bài chính trị của các phe phái, với các cuộc hôn nhân không có tình yêu. Càng đặc biệt hơn khi đây là nhà Trần, với đặc thù về các cuộc hôn nhân “cận huyết” để tránh vết xe đổ của Lý Chiêu Hoàng – Trần Cảnh lặp lại, thì nữ nhân lại càng giống như một món đồ nữa. Trước Thiên Thụy công chúa có ai? Có Lý Chiêu Hoàng, có Thuận Thiên công chúa…đều là những phận đời long đong qua tay người đàn ông này đến người đàn ông kia để phục vụ cho mục đích chính trị. Có nghĩa, Trần Khánh Dư đã đến với Thiên Thụy công chúa trong hoàn cảnh bị cả xã hội nguyền rủa. Nhưng với tính cách bạo liệt của mình, ông đã đến với Thiên Thụy cho bằng được. Trần Khánh Dư đã đi ngược với thời đại, đạp lên những tôn ti thông thường, cười ngạo vào lễ nghĩa, để tôn vinh lên tự do cá nhân của bản thân ông và tình yêu của ông. Trần Khánh Dư – Thiên Thụy là ngoại tình, là thông dâm, nhưng còn là bi kịch đoạn cuối cuộc đời trong cái lầm lỗi đi tìm tự do cá nhân.
+) Con người Trần Khánh Dư đi sớm hơn thời đại.
Nước Việt Nam vốn hình thành từ một nền văn minh lúa nước, nên văn hóa Việt Nam coi trọng nông nghiệp hơn là giao thương. Sự hình thành của lịch sử với cách xếp hạng “sĩ nông công thương” mà thương xếp cuối vẫn còn đến tận bây giờ. Nhưng Trần Khánh Dư chính là một vị tướng đã làm thương nghiệp ngay từ khi nhà Trần chỉ mải miết coi trọng nông nghiệp. Trần Khánh Dư khi bị xử tội sau vụ Thiên Thụy công chúa đã chèo thuyền đi … bán than. Ông buôn bán, kiếm giá trị thặng dư. Và thậm chí trở thành một con buôn khi làm chính trị. Khi ông được vua cho phục chức cũ, Trần Hưng Đạo với vị trí Quốc công tiết chế, đã phong cho Trần Khánh Dư làm Phó tướng giữ Vân Đồn. Khi Khánh Dư mới đến trấn giữ Vân Đồn, thấy tục ở đấy làm nghề buôn bán sinh nhai, ăn uống, y phục đều trông vào khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo đồ dùng theo tục người Bắc. Khánh Dư liền điểm duyệt quân các trang, hạ lệnh rằng: "Quân đóng ở Vân Đồn là để ngăn giữ giặc Hồ; nên không đội nón của phương Bắc, trong khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đội nón Ma Lôi (Ma Lôi là tên một hương ở Hồng Lô, làng này khéo nghề làm nón, nên lấy tên làng làm tên nón) ai trái lệnh tất phải phạt". Lệnh đã hạ, sai người ngầm bảo người ở trong rằng: "Hôm nọ thấy ở trước cảng, có người chở nón Ma Lôi đậu". Thế là người trong trang nối gót nhau tranh mua nón, bắt đầu mua mỗi cái nón không quá một tiền, đến sau giá cao bán một cái nón giá một tấm vải, thu được một lượng vải đến hàng ngàn tấm.
Bạn biết mấy cái nón đó ở đâu mà có không? Trần Khánh Dư đã sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước, chở thuyền đến đậu ở trong cảng rồi. Mấy cái thuyền, cái nón Ma Lôi đó đều là của đồng chí ấy cả. Cái câu "Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh" (Gà chó Vân Đồn cũng đều sợ) chính từ đó mà ra. Ngoài việc nói thác kính phục uy danh, nhưng thực ra có ý mỉa mai về vụ buôn bán này đấy.
Đây không khéo là "Đầu cơ chính sách" của thời đại mới. Cho nên tôi luôn muốn các bạn đừng nhìn Trần Khánh Dư theo một màu hồng.
Thế vì sao cuối cùng, ông vẫn là người được thờ cúng, chứ không phải là “chim ưng ăn vịt”? Bởi vì trận đánh Vân Đồn. Trận đánh có tính bước ngoặt cho chiến thắng quân Nguyên lần thứ 3.
2. HẢI CHIẾN VÂN ĐỒN
Trận hải chiến này diễn ra trong “Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3” vào năm 1288. Có lẽ đa phần trong chúng ta đều được dạy rằng, chiến thắng quyết định là nằm ở trận Bạch Đằng 1288 do Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lãnh đạo. Nhưng bây giờ tôi sẽ nói khác. Đó phải là hải chiến Vân Đồn. Vì sao? Trận chiến Bạch Đằng 1288 và Trận chiến Bạch Đằng 938 tuy đều dùng chung 1 phương pháp là đóng cọc nhọn khiến vỡ tan thuyền giặc, đưa dòng sông này trở thành huyền thoại. Nhưng đã có một sự khác biệt rất cơ bản mà nhiều người không để ý.
- Trận chiến năm 938 là Ngô Quyền chặn đánh thế tấn công của giặc phương Bắc đang đánh thẳng vào Đại La.
- Trận chiến năm 1288 là Trần Hưng Đạo tiêu diệt đoàn thuyền của giặc phương Bắc … đang rút chạy.
Đấy. Vấn đề là ở chỗ đó đấy! Một bên là phòng thủ còn bên kia là rút chạy. Câu hỏi đặt ra, vì sao quân Nguyên lại rút chạy để rồi rơi vào bẫy của Hưng Đạo Đại Vương?
Câu trả lời: vì Trần Khánh Dư đã đánh tan thuyền lương của Trương Văn Hổ ở trận hải chiến Vân Đồn !
Vậy thì trận đánh nào có tính bước ngoặt hơn? Chính là trận hải chiến Vân Đồn.
Nếu không có trận Vân Đồn, sẽ không có trận Bạch Đằng. Nói nôm na, nếu ví Đại Việt và Đại Nguyên là hai đối thủ trên sàn boxing, thì trận Vân Đồn là cú móc trái khiến quân Nguyên Mông tối tăm mặt mày, còn trận Bạch Đằng là cú móc hàm khiến quân Nguyên Mông đổ gục toàn bộ. Đấy, bạn đã hiểu vì sao hải chiến Vân Đồn và cái tên Trần Khánh Dư sống mãi với non sông rồi đó! Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3, ông là nhân vật chính. Xưa giờ, chúng ta đều xếp các trận hải chiến của Việt Nam thì Bạch Đằng, Rạch Gầm Xoài Mút, hay Thi Nại … đều được xếp hàng đầu, ít nhiều đã quên đi trận hải chiến Vân Đồn này. Do vậy, các bạn phải nhớ giá trị của chiến thắng đó. Có 1 giá trị nhỏ: đây là trận đánh trên biển, còn đa phần chúng ta hay đánh trên sông thời phong kiến.
Bây giờ, tôi sẽ sử dụng 3 tài liệu ở 3 cuốn chính sử được ghi lại. Và từ 3 tài liệu này, tôi sẽ đi đến suy luận cho các bạn về cách Khánh Dư dụng binh. Lịch sử là tư duy, không có học thuộc !
- Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày 30/12/1287, thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi gồm 650 chiến thuyền đánh vào Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ có 100 chiến thuyền nên không chống đỡ nổi địch, thất bại nhanh chóng. Tin đến tai triều đình, vua Trần sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư nói: "Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn". Vua Trần thấy được sự tự tin của Trần Khánh Dư, nên đã đồng ý cho Trần Khánh Dư lập công chuộc tội. Vì lợi dụng được bọn nội gián, nên ông biết được con đường tải lương của giặc. Ông lập tức thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều...”.
- Khâm Định Việt sử thông giám Cương Mục thì chép: “Khánh Dư đoán chắc thuyền của giặc đã đi qua rồi, thì thuyền tải lương tất đi theo sau, liền thu thập tàn quân, sẵn sàng chờ đợi. Một lát sau, quả nhiên thuyền tải lương của Văn Hổ đến, Khánh Dư đón đánh, quân Nguyên bị thua to...”.
- Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim viết: “Ô Mã Nhi đem thuyền đi đến ải Vân Đồn gặp quân của Trần Khánh Dư chặn đường không cho đi. Ô Mã Nhi thúc quân đánh rát một trận, quân Khánh Dư thua bỏ chạy cả. Quân Nguyên kéo thẳng ra bể đi đón thuyền lương...Được mấy hôm Ô Mã Nhi ra bể gặp thuyền lương của Trương Văn Hổ, lại đem quân trở vào đi trước dẹp đường, Trương Văn Hổ đem thuyền lương theo vào sau... Trương Văn Hổ tải các thuyền lương vào cửa bể Lục Thủy Dương. Khánh Dư đổ quân ra đánh, Văn Hổ địch không nổi, bao nhiêu thuyền lương bị quân Khánh Dư phá cướp mất cả, và bắt được khí giới rất nhiều...”.
Rồi, cơ bản là các bạn nắm ý như thế. Diễn biến trong chính sử cũng chỉ chép đến thế. Trần Khánh Dư thua Ô Mã Nhi và thắng Trương Văn Hổ.
Vấn đề là, mọi thứ có đơn giản như vậy không?
Hãy quay lại tính cách của Trần Khánh Dư mà tôi đã viết ở phần 1: "Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Đi sâu vào cuộc đời của Trần Khánh Dư, bạn có thể thấy, ông ta sẵn sàng “lợi dụng chức vụ và quyền hạn để trục lợi” trên chính người lính của mình, điển hình là chuyện nón Ma Lôi. Do đó, từ lời nói và hành động mà suy thì Trần Khánh Dư là người sẵn sàng nướng quân vì mục đích cao hơn. Vị “Thiên tử nghĩa nam” này khác kiểu của Trần Hưng Đạo – là người đặt lòng nhân cao hơn. Trần Khánh Dư rất thô bạo, Đại Việt sử ký toàn thư thì dùng từ là “thô bỉ, tham lam”.
Đó là cái lưu ý thứ nhất: tính cách Trần Khánh Dư với lính dưới quyền.
Lưu ý thứ hai là gì? Trần Khánh Dư là một con buôn. Mà đã là con buôn thì luôn cân nhắc về “lỗ” hay “lãi”. Ông rất giỏi nghề kinh thương, khác với các vị tướng cùng thời đại, Trần Khánh Dư bán than, bán mũ…kiếm giá trị thặng dư. Đặc thù suy nghĩ con buôn đó là: sẵn sàng "lỗ đầu” để "lời đuôi ”.
Lưu ý thứ ba là gì? Tài năng cầm quân ra trận của Trần Khánh Dư. Trên lời đề tựa đầu cuốn “Vạn kiếp bí truyền thư”, cuốn sách bày binh bố trận của Trần Hưng Đạo, có một câu: “Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận. Người giỏi bày trận thì không cần phải đánh. Người giỏi đánh thì không thua. Người giỏi thua thì không chết”. Nghe như một câu nào đó trong Binh Pháp Tôn Tử, nghe như lời của Tào Tháo, của Khổng Minh … trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tưởng rằng chỉ có ở Trung Quốc, ở các pho sử của Trung Quốc. Không, đấy là câu nói tuyệt hay của Trần Khánh Dư. Ngẫm đi ngẫm lại, chỉ có thể dành cho hai từ tuyệt diệu. Những chữ này, đáng để lưu danh thiên cổ, để người Việt có thể nói chuyện và comment với nhau, chứ nào phải rơi rớt ở đâu đó, và giờ ta phải đi nhặt lại, nhắc cho nhau cùng nhớ.
Và ta hãy lưu ý vào câu chốt “Người giỏi thua thì không chết” . Trần Khánh Dư là người biết … cách thua. Vậy câu hỏi đặt ra, Trần Khánh Dư có thật sự thua Ô Mã Nhi như chính sử đã chép? Hay là ông cố tình thua? Trần Khánh Dư là tướng tài. Mà đã là tướng tài, thì nào lại không hiểu cái bản chất cốt lõi của quân Nguyên Mông, đấy là vấn đề lương thực. Tôi xin dừng tạm chỗ này, để trích lại khúc ca số 7 trong cuốn sách “Sử Việt - 12 khúc tráng ca” của tôi ngõ hầu giúp các bạn đi tiếp chuỗi suy luận này:
“Để miêu tả về sức mạnh quân Mông Cổ, một nhà sử học thời Tống bên Trung Quốc đã viết: “Hoặc xa hoặc gần, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc hợp lại hoặc tản ra, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại. Họ mà thắng thì đuổi theo quân địch chém giết, không để trốn thoát. Họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp.” Đoạn miêu tả ấn tượng ấy giúp ta thấy sức mạnh khủng khiếp của binh đoàn này, nhưng đây là điểm mạnh mà cũng là điểm yếu của quân lính Mông Cổ. Chính vì sống trên lưng ngựa, đánh thắng trên lưng ngựa nên ngựa trở thành điểm chính yếu cho sự tồn tại của kỵ binh. Tốc độ hành quân quá nhanh dẫn đến lương thảo thường không theo kịp, quân sĩ bởi vậy thường mang theo lượng lương thảo tinh giảm và gọn nhẹ nhất, chủ yếu sẽ là “tự cung tự cấp”, chém giết các điểm đến để lấy thức ăn cho người và ngựa. Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn cũng đã từng nói: “Phải chinh phạt kẻ thù, phải bắt kịp kẻ thù, phải cướp bóc tài sản của bọn chúng…” Nhưng nếu không có gì để mà cướp thì sao? “Vườn không nhà trống” của Đại Việt chính là lời hồi đáp cho câu hỏi đó. Việc này khiến quân thiết kỵ Mông Cổ chưng hửng. Cướp phá chẳng được gì, lương thực thì cạn kiệt. Đến một thời điểm nhất định, chỉ cần dùng đại quân đã được ém kỹ, lấy sức nhàn đánh quân mệt, nổ một phát sấm sét là coi như thành công.”
Có nghĩa, điểm mạnh của quân Nguyên Mông là tốc độ, còn điểm yếu là lương thực. Vì vậy nên Trần Thủ Độ và Trần Hưng Đạo đã áp dụng chiến lược "vườn không nhà trống” mà thắng lợi ở lần 1 và lần 2. Thua lần 1 và lần 2 cùng một lý do, thì cớ gì quân Nguyên Mông không biết rút kinh nghiệm trong lần đánh Đại Việt thứ 3 (minh chứng ở chuyện, Thoát Hoan đã cho đoàn thuyền chở nhiều lương thực sang hỗ trợ). Nếu quân Nguyên Mông biết rút kinh nghiệm, thì cớ gì Trần Khánh Dư lại không biết mà tấn công vào đó? Tức là Trần Khánh Dư đánh Trương Văn Hổ (người chở lương) là chính, chứ đâu phải đánh Ô Mã Nhi (người chở lính) là chính? Bởi thử tưởng tượng cái cảnh Thoát Hoan có lương thực ở Thăng Long. Đại Việt chỉ có gục ! Nếu không biết cái cốt lõi đó, thì Trần Khánh Dư đâu phải là tướng tài? Và nếu như trong chính sử viết Trần Khánh Dư thua là thua, sau đó bị ép mà thắng. Vậy e rằng đó chỉ là miêu tả một người “khốn cùng liều thân” để chuộc tội, chứ không phải miêu tả tướng tài rồi ! Tuy nhiên chính sử đã cài cắm một ý rất tuyệt ở đây “Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn“. Thường thì quan niệm cũ “quân xử thần tử thần bất tử bất trung”. Nhưng tại sao Trần Khánh Dư lại có thể điều đình được như vậy? Và còn nữa, vì sao vị trung sứ đưa lệnh triệu hồi về triều của Thượng hoàng Thánh Tông lại có thể im lặng và đồng ý? “Thiên tử nghĩa nam” làm gì mà to hơn “Thiên tử”?
Có nghĩa tất cả quan quân nhà Trần đều tin có bước thứ 2 trong kế hoạch đó.
Nhắc lại 3 lưu ý:
1/ Trần Khánh Dư là một đại tướng không xót mạng binh lính.
2/ Trần Khánh Dư là con buôn, mà con buôn thì chẳng bao giờ đi buôn lỗ vốn.
3/ Trần Khánh Dư là tướng tài.
Kết hợp cả 3 yếu tố này lại, ta có gì đây? Trần Khánh Dư đã “nướng quân” lần 1 với Ô Mã Nhi, tất cả để dồn chủ lực mà tiêu diệt Trương Văn Hổ.
3. HẢI CHIẾN VÂN ĐỒN THẬT SỰ SẼ RA SAO?
Theo tư duy và góc nhìn của tôi, trận chiến đó phải diễn ra như thế này:
Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi gồm 650 chiến thuyền đánh vào Vân Đồn, dọn đường cho đoàn thuyền chở lương của Trương Văn Hổ vào Đại Việt. Trần Khánh Dư sai 100 chiến thuyền với đa số quân già yếu ra cự địch, thất bại nhanh chóng. Quân Đại Việt thiệt hại nặng, chết rất nhiều, binh sĩ tử trận. Ô Mã Nhi thắng trận lớn, ông ta tin rằng chủ lực phòng ngự Đại Việt đã tan tành. Ô Mã Nhi theo thói quen, liền hành quân thần tốc, tiến nhanh vào Đại Việt để lập công đầu. Vị tướng nhà Nguyên sau khi thắng Trần Khánh Dư đã mang niềm tin rằng con đường chở lương đã được ông ta dọn dẹp thông thoáng, và Trương Văn Hổ sẽ thoải mái đi vào mà chẳng ai ngăn trở, qua đó sẽ cung cấp lương thực cho Thoát Hoan tại Thăng Long, tránh tình trạng đói khổ, bệnh tật như những lần trước. Nhưng Ô Mã Nhi không ngờ rằng, Trần Khánh Dư đã nướng quân của mình trong đợt đầu (đấy là "bỏ vốn" làm ăn) để khiến Ô Mã Nhi nhầm tưởng rằng ông ta đã thắng hết quân Đại Việt. Thực tế, quân chủ lực của Trần Khánh Dư chưa ra trận, mà đã được ém sẵn xung quanh biển Vân Đồn để đánh vào mục tiêu chính, cái mục tiêu đã giúp Đại Việt giữ được bờ cõi suốt hai lần xâm lăng trước: LƯƠNG THỰC (đấy là "lãi").
Cùng thời điểm, Trương Văn Hổ nhận được tin tình báo từ Ô Mã Nhi về chiến thắng, và con đường thông thoáng đã được mở ra, liền thong thả hành quân vào Vân Đồn như chốn không người, chẳng ai phòng thủ. Mà không biết rằng, ông ta đang hành quân vào cõi chết. Khi quân Trương Văn Hổ đi vào trận địa phục kích, Trần Khánh Dư liền phất cờ cho quân chủ lực 4 mặt ào ra đánh. Hãy tưởng tượng tình cảnh Trương Văn Hổ khi đó. Thuyền lương thì chậm chạp, hành quân thì sơ sài, phòng bị thì không có. Sự bất ngờ, không phòng bị, cùng vấn đề của quân yếu đánh với quân mạnh, Trương Văn Hổ chỉ có bại, tuyệt không có thắng. Khi ông ta đã đối diện với quân chủ lực chính thức của Trần Khánh Dư giờ mới ra trận. Còn quân chủ lực của quân Nguyên thì đã theo Ô Mã Nhi đi vào sâu trong nội địa Đại Việt (vì tưởng đã thắng) rồi.
Đấy, chính là toàn cảnh của trận chiến Vân Đồn.
Ở đây Trần Khánh Dư đã thắng ở chiến lược lớn là “rút củi đáy nổi”, tức đánh vào trọng tâm của giặc là lương thực, còn thực hiện mưu kế “vứt gạch lấy vàng”.
Lúc này ở đất liền, Thoát Hoan một mình trong Thăng Long không có lương thực. Quân lính đói rét, bệnh tật, thủy thổ không hợp. Cùng thời điểm, Trần Hưng Đạo tấn công lại các vùng bị chiếm, Thoát Hoan lại phải rút chạy. Nói không ngoa, một trận Vân Đồn, đã khiến gió đổi chiều trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3.
4. CÂU CHUYỆN CUỐI ĐỜI
Để tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của Trần Khánh Dư. Ở đảo Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh), người dân lập đền thờ Trần Khánh Dư, họ tôn ông làm Thành hoàng và thờ tự tại đình Quan Lạn. Hàng năm, người dân trong vùng tổ chức lễ hội Quan Lạn vào trung tuần tháng 6 âm lịch để tưởng nhớ công lao của ông, cùng các tướng sĩ đã làm nên trận hải chiến oanh liệt. Ngoài đền ông, còn có đền thờ 3 vị tướng họ Phạm - phó tướng của Trần Khánh Dư trong trận hải chiến Vân Đồn, đấy là Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng. Những người đã hy sinh anh dũng trong trận đánh này. Đã phục kế nấp thuyền trong sương mù để tiêu diệt đoàn quân của Trương Văn Hổ. Ảnh minh họa chính là Tượng Trần Khánh Dư trong đền đảo Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh)
Vân Đồn cũng như Phú Quốc, được chính phủ cơ cấu thành “đặc khu kinh tế”, khi ấy chắc chắn lượng khách thập phương sẽ đổ đến nhiều, các bạn - những người đang đọc bài viết này, rồi cũng sẽ có cơ hội đến đó. Nếu có dịp ghé thăm Vân Đồn, các bạn nhớ thắp hương cho vị tướng tài Trần Khánh Dư. Người mà 700 năm trước, đã tạo bước ngoặt quan trọng cho chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3, và giữ nên bờ cõi Đại Việt còn mãi đến hôm nay.
Năm 1323, tức 35 năm sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3. Trần Khánh Dư xin về trí sĩ. Ở những năm cuối đời, ông đã góp phần khai khẩn nên hai xã Yên Nhân và Yên Đồng, của huyện Ý Yên (Nam Định) ngày nay. Tạo nên đóng góp lớn nhất của ông trong thời bình.
Lời kết:
Năm 1340, Trần Khánh Dư mất. Khép lại chặng đời của một vị tướng thật đặc biệt trong lịch sử thời đại phong kiến của Việt Nam. Một vị tướng trên tầm thời đại về kinh doanh, về tự do con người. Ông đã sống bằng cái chất ngạo nghễ ít ai bằng, đạp trên thói đời của thiên hạ ít. Ông phá đảo những tàn tích cũ kỹ. Chuyện mình, mình làm, không quan tâm đến những gì sau lưng. Cuộc đời ông có sai, có đúng, có bi kịch, có vinh quang, nhưng ông đã không hổ thẹn một kiếp người. Khi khép lại tất cả, ông là vị tướng đã tạo nên công tích còn mãi đến ngàn thu, nhưng cũng đã để lại một câu nói và hành động tàn bạo với người dưới quyền, cùng kiểu đánh "nhất tướng công thành vạn cốt khô" .
(DŨNG PHAN)
Mọi liên hệ với tác giả Dũng Phan
https://www.facebook.com/dung.phan.77

Những mẩu chuyện Tháng 4...


Ngày 30/4 mình kể 2 mẩu chuyện của những người xung quanh:

Câu chuyện thứ nhất:
Chú hàng xóm xưa là lính Việt Nam Cộng Hòa kể về những ngày sau 30/4/1975 chú ra trình diện… Anh cán bộ hỏi chú “Tại sao chú lại theo lính ngụy mà không theo cách mạng…”. Chú trả lời “Lỗi không phải tôi, lỗi là tại ông Hồ khi ký hiệp định Genève phân chia 2 miền ông ấy chọn Miền Bắc… nếu ông Hồ chọn Miền Nam thì bây giờ tôi đang ngồi ở ngoài Hà Nội hỏi các chú câu này…”.

Câu chuyện thứ 2:
Trong công ty mình làm có 1 chị đồng nghiệp người Hà Nội, chị kể: “Con chị nói… mẹ ơi nếu không giải phóng Miền Nam thì không biết mẹ con mình sống ở đâu nhỉ, con không thích sống ở Hà Nội…Chị không trả lời được”. Mình nói với chị: “Chị nói với con của chị là… Nếu Miền Nam giải phóng Miền Bắc thì sau giải phóng mẹ con mình vẫn vào Sài Gòn sống…”

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

TRIẾT HỌC ĐƯỜNG PHỐ 2.0: Tại sao nhiều người không thể ngừng quay tay và những điều tôi hiểu ra sau 160 ngày


Tôi đã hiểu ra rằng phần lớn mọi người sẽ không bao giờ ngừng quay tay. Tôi cũng đã hiểu rằng quay tay là một miếng dán y tế (loại tồi) cho những vấn đề sâu xa hơn của bạn. Nó là núm vú giả phiên bản dành cho người lớn. Nhiều người trong xã hội hiện nay gặp phải những kiểu nghiện khác nhau, và quay tay khi xem phim khiêu dâm chỉ là một trong số đó. Họ lún sâu tới mức chẳng dừng lại để nghĩ xem liệu còn có cách nào khác hay không. Họ không thể thừa nhận rằng thói quen của mình thật ra rất tệ hại. Đối với nhiều người, ngừng thủ dâm cũng giống như bị chặt mất một cánh tay vậy.
Khi ngày càng lún sâu, bạn sẽ bắt đầu tự hỏi: “Cái trò này có ổn không nhỉ?” Thế rồi bạn google được một mớ thông tin và thấy hầu hết mọi người đều cho rằng quay tay là chuyện bình thường, và NoFap thật ngu. Bạn tự nhủ, “Biết ngay mà. Haha, một lũ thảm hại!” Và bạn tiếp tục quay tay. Bạn chợt tỉnh ra và “cố gắng” một lần nữa. Kết quả vẫn như lần trước.
Sau cùng, bạn tự nhủ: “Thôi kệ, dù sao cũng chẳng bõ công. Toàn những thứ xàm.” Vòng tròn cứ thế lặp lại và bạn sẽ quay tay đến tận ngày xuống mồ. Đây gọi là một thiên kiến xác nhận (confirmation bias).
Tôi đã hiểu ra rằng thủ dâm là một dạng tự sát về mặt tâm linh. Mỗi lần quay tay, bạn lại thêm xa cách với cuộc sống bạn muốn có và với con người bạn muốn trở thành. Bạn phế bỏ lòng tự trọng, sự tự tin và sự chính trực của bản thân. Bạn dập đi ngọn lửa nhiệt huyết bên trong mình, bạn tự ru ngủ bằng các loại thuốc gây mê tâm hồn.
Ở thời điểm hiện tại, cai quay tay cũng giống như phải thoát ra khỏi ma trận. Tôi đã nhìn thấu bản chất của ngành công nghiệp bệnh hoạn này. Một ngành công nghiệp trị giá 97 tỉ đô la không đóng góp gì cho thế giới mà chỉ biết cướp đi. Nó cướp đi những ước mơ, nó cướp đi thời gian, nó cướp đi cuộc đời, sự sống. Người ta đã khiến cho cả một thế hệ tin rằng đồi bại là bình thường. Cũng giống như một người tán chuyện với bạn để đánh lạc hướng trong khi móc túi bạn vậy. Và lần nào bạn cũng mắc lừa.
Đối với một số người, nghiện ngập là điều bình thường. Quá bình thường khi bạn nghiện thức ăn, nghiện ma túy, nghiện tình dục, nghiện facebook hay nghiện bất cứ thứ gì khác. Nhiều người trong số đó bị mắc kẹt quá sâu trong sự mê muội, không thể thấy được họ đang tự giết chết chính mình cả về thể xác lẫn tinh thần. Hoặc có thể họ biết như vậy, nhưng lại không thể cưỡng lại sự lôi kéo vì họ biết cuộc đời họ sẽ trống rỗng khi không có những thứ đó. Vậy nên tất nhiên khi bạn hỏi họ: “Thủ dâm có tốt cho bạn không?” họ sẽ trả lời “Có chứ!” bởi vì nó mang lại khoái cảm. Hầu hết những người này không hề biết đến lòng tự tôn, sự chính trực, khả năng kiểm soát hay những ý niệm “lỗi thời” tương tự như vậy.
Các món ăn tinh thần cũng có loại tốt và loại xấu. Nếu bạn nhận lấy quá nhiều phủ nhận, ngờ vực và châm biếm từ những người khác, bạn sẽ dần tin rằng những thứ tiêu cực ấy tồn tại bên trong mình. Món ăn tinh thần như vậy thật tệ hại và thiếu lành mạnh. Nó sẽ dập tắt ý chí của bạn, sự tự tin của bạn, và tình yêu mà bạn dành cho chính mình. Bạn sẽ trở nên giống như tất cả những người đang âm thầm hoặc công khai căm ghét cuộc sống của họ và căm ghét chính bản thân họ. Bạn sẽ bị kéo xuống đáy, nơi bạn chỉ còn biết đến sự nghiện ngập của mình.
Các bạn ạ, nếu muốn có được sự trong sạch, sức mạnh và kỷ luật, bạn phải ngừng quay tay. Bạn phải chôn vùi sự nghiện ngập này ngay lập tức. Chúng ta cần phải tập trung vào những thói quen tích cực, giúp cải thiện cuộc sống mà nhiều người kém may mắn không có được.
Sau đây là đoạn trích từ tờ rơi tuyên truyền về thủ dâm do một người tên là Bernarr MacFaddan thực hiện trong những năm đầu thế kỷ 20:
“Sự thật là thủ dâm luôn luôn gây suy nhược và lấy đi sinh lực, dù ở tuổi thanh thiếu niên hay tuổi trưởng thành. Đó là một quá trình hoàn thành dần dần điều mà sự thiến hoạn hoàn thành ngay lập tức. Nó từ từ bào mòn nam tính và tất cả những gì đi cùng với phẩm chất này.
Quả đúng là tác hại của thủ dâm thường bị thổi phồng. Tuy nhiên hành vi này – khi lạm dụng tới một mức độ nhất định – nó sẽ khiến một người đàn ông hoàn toàn không còn chỗ đứng nào trong hôn nhân và trong cuộc sống. Do đó, bất kỳ cố gắng nào nhằm tối thiểu hóa tính nghiêm trọng của thủ dâm đều là một sự dối gạt ác ý. Thực tế là nạn nhân có thể vẫn đủ khả năng tự thay quần áo, đi lại và ăn uống, nhưng như vậy không có nghĩa anh ta là một người đàn ông.”
Nhiều người vẫn nghĩ đây là một chuyện đùa. Đã đến lúc phải dừng lại, nhìn nhận nghiêm túc, và trở thành một người đàn ông. Bạn sẽ hối hận khi nhìn lại cuộc đời mình và tự nhủ: “Ước gì tôi đã ngừng quay tay sớm hơn.”

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Dân Sài Gòn xưa: Cha con thằng Tèo.


*Hắn ra tù. Tự biết không có ma nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ dọc theo đường Lê văn Duyệt lững thững đi hoài như người rảnh rang lắm, trời sập tối mới thấy bùng binh Chợ Saigon. Khách sạn công viên Quách thị Trang " xưa nay là chỗ ngủ tốt nhất của dân bụi đời Saigon . Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã được sửa sang, trồng trọt đủ thứ hoa kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếp hàng khoe vẻ đẹp, khoe ánh sáng.*
*10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi... Rồi cũng phát hiện ra chỗ ngủ lý tưởng. Cái cầu thang gỗ của dãy phố cạnh nhà thương , phía ngoài có tàn cây phượng che khuất ánh đèn, tối tối ....cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ:
"Chỗ này chắc nhiều muỗi, . Moi từ cái túi ra tấm vải xanh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải ra, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.*
*Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quanh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tim ai đó đập đều nhịp, cánh tay của người ấy vòng quanh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:*
*Con gì đây trời ?*
*Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá ra là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày ra bộ ngực lép kẹp, đã giành muốn hết cái mền của hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đang ngáy pho pho ngon lành, chẳng hay biết thằng cha nằm kế bên đã thức giấc, đang nhìn nó chăm chăm.*
*Hắm dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoay lưng về phía thằng nhỏ, đưa tay kéo lại cái mền.
Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được. ngồi dậy móc thuốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng nhóc bị sương xuống làm lạnh, càng lúc nó càng co tôm lại. Hắn bất giác chửi thề, rồi kéo mền đắp lên người thằng nhỏ.*
*Hút hết điếu thuốc, hắn nằm xuống thiếp được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tay vào túi quần kiểm tra, số
tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở phào, xếp mền bỏ vào túi, quàng lên vai bước đi.*
*Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không ai mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối qua nằm ngủ.*
*Hắn còn hút thuốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:*
*- Sao ông giành chỗ ngủ của tui hoài vậy?*
*- Chỗ nào của mầy?*
*- Thì đây chứ đâu?*
*- Vậy hả? Thôi để tao ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.*
*Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ nhà ra đi, đến chuyện ở tù hai lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà vô gia cư và bây giờ là thất nghiệp *
*Nghe xong, thằng nhỏ phán một câu xanh rờn:*
*- Dám chừng tui là con ông lắm à?*
*- Nói bậy! - Hắn nạt thật sự - Mầy con của ai?*
*- Má tui làm gái, gặp ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ ra tui. Bả bệnh chết rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lây lất. Rồi bả cũng chết luôn. Còn mình tui.*
*- Vậy mà nói là con tao?*
*- Biết đâu được?*
*- Mầy làm nghề gì mà về muộn dzậy ?*
*- Buổi sáng tui đi khiêng cá , rồi phụ bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán vé số, tới khuya mới về đây ngủ.*
*- Sao mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến Hàm tử đi về đây xa bộn đa ?*
*- Ông khờ quá! - Thằng nhỏ đập muỗi cái bộp, rồi nói tỉnh queo - Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sao, mình nói mình cù bơ cù bất thì ai mà muớn ? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Chiếu, có Ba má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm phụ giúp gia đình, tối về nhà chớ bộ.*
*- Mầy giỏi hơn tao - Hắn buột miệng khen, hỏi tiếp - Mầy làm đủ sống không?*
*- Dư ! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữa.*
*- Quá xạo !*
*- Hổng tin thì thôi - Thằng nhỏ nằm xuống, ngáp vắn ngáp dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.*
*Tự dưng hắn cảm thấy mình bị xúc phạm khi phải ngủ nhờ thằng nhỏ, . Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oai hơn hắn ở cái vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên định bỏ đi. Thằng nhỏ vòng tay ra sau ót, nhóng cổ nói:*
*- Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.*
*Hắn đảo một vòng nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:*
*Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất Saigon, ngủ lạng quạng bị bắt nữa à ! – Nó lăn người xích qua, nhường phần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắm.*
*- Ở đâu?*
*Trong nhà thương á . Vô ngủ ngoài hành lang người ta tưởng đâu mình đi nuôi bệnh, hổng ai thèm đuổi.*
*Hắn thở dài trong bóng tối:*
*- Sao mầy hổng vô đó ngủ, xúi tao?*
*- Tui ghét mùi an côn sát trùng.*
*- Tao cũng vậy.*
*Sáng ra, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếp tục quẩn quanh với một ngày không có việc làm, không dám ăn cơm bình dân, chỉ gặm bánh mì, uống trà đá, để dành tiền cho những ngày sau.*
*Đêm nay, phố thị mưa buồn mênh mang. Hắn bắt đầu chùn ý chí, nằm nghe nghe sống mũi cay cay, hình như một vài giọt nước đòi rơi ra từ mắt,hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.*
*Bàn tay thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:*
*- Ngủ rồi hả tía ? Ý trời, sao ông khóc, chưa kiếm được việc làm phải không?*
*Hắn gượng cười:*
*- Tao khóc hồi nào? Tại ngáp chảy nước mắt thôi.*
*Thằng nhỏ ra vẻ sành sỏi:*
*- Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy "hưởng xái" với tui cái bánh bao nè.*
*Hắn ngồi lên sượng sùng:*
*- Mầy sang quá.*
*- Ờ! Tui ăn sang lắm, hổng ăn sao đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bao, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúp, chắc sẽ tìm được việc làm.*
*- Làm gì? - Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.*
*- Trước tiên, ông chịu làm Ba tui nghen?*
*Hắn lắc đầu nguầy nguậy:*
*- Thân tao lo chưa xong, làm sao nuôi mầy ?*
*- Ai bắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là ba tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.*
*- Làm gì?*
*- Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe - Thằng nhỏ ngừng lời đưa tay nắm cổ tay hắn bóp bóp – Ông bụi đời nhưng khoẻ mạnh mà còn hiền nữa chứ !*
*Một năm ở tù, tao thay đổi nhiều ......phải sống hiền lương
– Ai mới ở tù ra mà hổng hiền, có người hiền được vài ba bữa.* mà...Nè ! Ông nhớ "Nhà mình" ở gần hãng phân nhen, vợ ông bán bún cá lóc, tui còn hai đứa em gái đang đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này hông, ngày đầu đi xin việc phải bảnh , ít te tua một chút.*
*Hắn vỗ vỗ tay vào cái túi du lịch:*
*- Có, tao còn một bộ mới.....mà Mầy tên gì, má mầy tên gì ?
*- Thì cứ nói má tui tên Năm. Tui tên Tèo nghe Ba !*
*- Tao chịu cách xin việc của mầy, nhưng tao ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tao bằng ba, ngoài ra thì xưng hô như bây giờ.*
*- Ông cà chớn chết mẹ, người ta giúp cho mà còn làm phách - Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bao vô khát nước quá ta.*
*- Tao mua cho - Hắn đứng lên đi lại quán mua hai bọc Xá xị con cọp*
*Thằng Tèo nhăn mặt:*
*- Chưa có việc làm mà xài sang quá vậy ba?*
*Hắn nghiêm mặt:*
*- Mầy còn kêu như vậy, tao không nói chuyện đâu. Đây là tao đãi mầy, cảm ơn công giúp tao có việc làm.*
*- Lỡ người ta hổng nhận thì sao?*
*- Thì kệ, coi như phá huề cái bánh bao với mầy.*
*Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh gia đình và địa chỉ do thằng Tèo đặt ra giúp hắn..
Vóc dáng khoẻ mạnh của hắn làm vừa mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng kha khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhau kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.*
*Cái gác gỗ mướn trong con hẻm đường Lê văn Linh nhỏ xíu như cái hộp, ban ngày nắng nóng muốn ngộp thở, nhưng còn sướng hơn ngủ ở cầu thang lạnh lẽo . Hơn nữa, ban ngày "cha con" nó có ở nhà đâu mà sợ nóng. Hắn và thằng Tèo có vẻ thương yêu nhau nhiều hơn, nhưng không ai chịu bày tỏ điều đó. Nếu không phải ở chỗ làm mà thằng Tèo lỡ miệng kêu ba, là hắn cau mày khó chịu. Thằng Tèo không ưa cái kiểu bực bội của hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông, hổng ba gì hết.*
*Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tanh tưởi . Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy ra.*
*Sáng nay mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xao trên nhà chủ, hắn vội đi lên.....
*Thằng Tèo đang bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:*
*- Thằng Tèo ăn cắp bóp tiền, tui mới để đây xoay lưng đi vô, quay ra đã mất. Có mình nó đứng đây, ai lấy chớ?*
*Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:
*- Tui không ăn cắp đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?*
*- Nghèo mà tốt gì mày? Ba mầy hổng biết dạy con, tao tốt với cha con mầy quá, sao trả ơn vậy hả?*
*Hắn đứng im không thanh minh, mặc cho bà chủ xỉa xói chửi không ra gì cái thằng cha là hắn. Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:*
*- Con có lấy bóp tiền của bà chủ không?*
*- Tui thề có trời, tui không có lấy.*
*Một bên bà chủ sang trọng nói mất, một bên là thằng con hờ nói không lấy. Hắn còn đang lúng túng thì cảnh sát tới. hắn lại nhớ tới Chí Hòa . Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà phải chịu tù tội, sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó sẽ khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây
* Vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quanh, Hắn đi tới trước mặt viên Cảnh sát thú tội:*
*- Chính tui lấy bóp tiền của bà chủ, nhưng lỡ tay đánh rơi xuống sông nước chảy xiết quá, trôi mất rồi.*
*Hắn im lặng đi theo người cảnh sát, không thèm nhìn thằng Tèo đang há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn.
*Thằng Tèo thấy không thở được, nỗi đau uất nghẹn dâng lên đầy lồng ngực , nó tức tốc chạy theo, hai tay đưa về phía trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào la .... tha thiết:
*- Ba ơi, đừng bỏ con .....Ba ơi !
Bất giác hắn xúc động tột cùng, cảm giác thương yêu chạy dọc sống lưng làm n lạnh. Hắn giật phắt người, quay lại hỏi bằng giọng âu yếm :
*- Con kêu Ba hả Tèo ?
Người ta quẳng hắn lên xe Jeep. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, lảo đảo trong khói bụi giao thông. Nó chạy luôn tới bót Cảnh sát, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì. Không thể làm gì hơn...nó òa khóc kêu "Ba ơi" ........nức nở bên bờ tường rêu xanh loang lổ !
*Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, một bàn tay đập mạnh vào vai. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹp cái bóp, đứng ngó nó cười toe toét:*
*- Dì vô lãnh ba mầy ra.nè, hồi nãy Dì bỏ quên cái bóp trong toa lét á .....sao Dì đãng trí quá.*
Vậy là "Ba" thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ.... để ba nó cõng tưng tưng trên lưng như cỡi ngựa miệng liến thoắng:
- Ba thấy chưa ? Ở hiền gặp lành mà !
Bà chủ đi sát bên, đưa cha con nó chút tiền với thái độ của người có lỗi. Hắn lắc đầu từ chối không nhận vì coi đây chỉ là một sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột đưa 2 tay lấy xấp tiền ;
Con xin cám ơn Bà Chủ !
rồi nhõng nhẽo : Ba ơi Con thèm cơm tấm bì sườn quá à ,,,,,mình đi ăn nhen Ba !
*Gió sông lồng lộng thốc vào khuôn mặt 2 cha con mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: " Bữa nay gió lớn quá ........"
Cháo Lòng

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Những câu chuyện về Tháng 4 năm 1975 (sưu tầm)

Facebooker Anka Phạm đăng trong FB Miền Nam Việt Nam

Chuyện về một người lính Biệt Động Quân  
  
Tôi mất anh đã hơn 40 năm rồi, ngày mà quê hương còn rền vang tiếng súng, tiếng đại bác.. của những trận chiến ác liệt như Pleime, Đồng Xoài, Bình Giã…

Lúc đó tôi còn là một người đàn bà 25 tuổi, mở một quán rượu gần đồn lính, thời bấy giờ không biết làm gì để nuôi cuộc sống còn của mình, cha mẹ chết, có người yêu đi lính cũng đã gục ngả trên chiến trường, nhà cửa tiêu tan vì chiến tranh, buồn quá, nhân có con bạn học cũ hoàn cảnh gần như tôi, nhưng nó còn đau hơn tôi là chồng nó bỏ gia đình đi tập kết ra Bắc, bỏ lại vợ con nheo nhóc buôn thúng bán bưng sống qua ngày. Hai đứa tôi, nhìn vẫn còn mặn mà lắm, ngày còn đi học là hai hoa khôi của Gia Long. Bây giờ nghĩ lại thời gian đẹp này chỉ còn trong hoài niệm. Tôi bây giờ đau đớn nói ra, mình đã là một cô gái giang hồ, nôm na là gái điếm. Khách của Vân và tôi gần như là lính, vì thành phố tôi đang ở gần một trại lính. Vân rủ tôi mở quán rượu ở đây vì vậy, lính là những người không có tương lai, sống chết không biết ngày nào nên họ ăn chơi bạt mạng, hễ cuối tháng lảnh lương ra là đến quán nhậu, rượu chè, gái…họ sống như vậy, lao mình vào những ly rượu mạnh hay những cuộc truy hoan để quên nỗi sợ những tiếng súng, những tiếng đại bác, những hầm chông cọc nhọn đang chờ, quên đi tử thần đang rình đâu đó.. Cũng may là Vân và tôi không còn gia đình, nếu không tôi không biết phải ăn nói làm sao với cha mẹ mình về cái nghề tôi đang làm! Lúc mới đầu chưa quen với nghề này, tôi ghét lắm những bàn tay vô tình để lên không đúng chỗ trên thân tôi, hay tiếng đùa giởn quá trớn của những anh lính uống say, khi tôi đi ngang qua bàn, víu vài tôi xuống, ôm mặt tôi đặt chiếc hôn nặc nồng mùi rượu… có lúc tôi chán nản, muốn bỏ nghề đi tìm một nghề khác dù không đủ tiền nuôi mình, nhưng sau đó, ngày qua ngày, tháng qua tháng rồi cũng băt đầu quen. Tuy vậy nhiều khi nhì Vân ngả ngớn với mọi người, ăn mặc hở hang, lắm lúc nó ngồi luôn trên chân khách, ỏn ẻn như muốn làm tình luôn ngay tại chỗ. Tôi nhìn những cử chỉ ấy, rồi thấy tởm cho chính mình luôn.

Có những chàng lính trẻ khuôn mặt còn non, có thể nặn ra sữa được, phần đông là học sinh bị rớt Tú Tài, đến tuổi phải đăng lính thì nhiều lắm là cỡ tuổi em trai út mình thôi, vậy mà phải chịu đựng khói thuốc trong căn phòng bẩn không mấy sạch, vì làm gì có thời gian để thay đổi chiếu, chăn, nhiều đêm phải tiếp vài người khách là gần trắng đêm rồi, vì họ cho rằng tiền trao cháo múc, có những lần tôi gọi là xáp la cà vì sự hùng hục không chút dịu dàng, sao cho thoả mản sinh lý là được, không tình cảm trong đó, chính tôi, tôi cũng chẳng muốn có tình cảm, tôi tuy là một gái điếm nhưng tôi vẫn trọng phần hồn mình, chuyện làm tình với bất cứ ai chỉ là chuyện kiếm cơm mỗi ngày, không ăn thua gì đến trái tim mình cả, quan niệm tôi là vậy. Tôi cũng không bao giờ hy vọng hay ước mong ngày nào đó sẽ có một người sẽ đến yêu tôi và đưa tôi ra khỏi chốn bùn nhơ này. Rồi ngày tháng vẫn trôi qua, cuộc đời của Vân và tôi vẫn vậy, vẫn nhịn nhục chìu chuộng những người đàn ông thoáng qua đời chúng tôi trong vài giờ ngắn ngủi rồi ra đi, không để lại chút gì luyến tiếc. Tiền trao cháo múc mà! Rất hiếm những lần truy hoan có người nhìn tôi âu yếm, hay cử chỉ dịu dàng, chỉ có vừa mới chưa kịp cổi đồ là mình đã như con vật bị lên bàn mổ vậy, hùng hục, hùng hục, đúng như nghĩa của chữ này vậy, xong rồi, nằm thở dốc, hút điếu thuốc, mặc lại quần áo và mở cửa bước ra, không một lời chào hay một cái ngoắc tay từ giả…. Toán lính này đi, toán lính khác đến, không có gì thay đổi trong cuộc sống, không biết Vân nghĩ thế nào, phần tôi, tôi nhầy nhụa thêm như mình đang lội trong vũng bùn cuộc đời vậy.

Vậy mà, một hôm anh đến, anh vừa đổi đến đơn vị này; hôm ấy là ngày phép của anh, anh theo đồng bạn đến quán, gọi một chai martell thứ nặng nhất, mắc nhất uống với nhau. Con Vân đi ngang bàn, ngả ngớn với bạn anh, vuốt tóc anh, anh để tự nhiên cho Vân làm, chỉ mỉm cười chào lịch sự. Bàn anh gọi thức nhậu, Vân lo tán tỉnh với bạn anh, nó ngoắc tay nhờ tôi làm giùm. Tôi mang mấy dĩa đồ nhậu đến bàn anh, tôi thấy ánh mắt anh đậu lại trên mắt tôi một khắc, mỉm cười cám ơn; cà bàn gom tiền lại trả, anh móc túi cho riêng tôi một số tiền khá, anh cầm tay tôi, mở tay tôi ra, đặt tiền vào đó và đóng tay tôi lại, rồi thôi.
Chiều ấy, anh nói với Vân muốn tôi tiếp anh, tôi bằng lòng, đưa anh lên phòng . Trong lúc anh ngồi trên ghế, tôi lấy drap và áo gối mới thay, vì chăn chiếu cũ đã có nhiều người nằm trên ấy, mùi thuôc lá, mùi đàn ông, những dấu vết vàng vàng của những lần làm tình trước dơ dáy.

Không hiểu vì sao tôi lại đối với anh đặc biệt như vậy, tôi cũng tự đang hỏi mình. Anh có một khuôn mặt thật…tôi không biết tả ra sao, cái nhìn ấm áp khi anh nhìn tôi. Sửa soạn giường gối sạch sẽ, tôi như bình thường, mời anh lại giường, tôi đứng cởi đồ trước mặt anh, xong tôi dìu anh nằm dài xuống, và từ từ cổi quần áo cho anh, anh để yên cho tôi làm, xong tôi ngồi xuống giường, nằm xuống cạnh anh, anh dang tay anh ra cho tôi đặt đầu lên, xong quay lại vuốt tóc tôi, hôn lên môi tôi dịu dàng, làm tôi hụt hẫng, bất ngờ trước những cử chỉ trìu mến ấy, rồi anh bắt đầu cuộc chơi. Tôi thú nhận là lần đầu tiên từ ngày tôi làm điếm, tôi có cảm tưởng như tôi là người con gái còn trinh được người yêu yêu mình lần đầu, có một rung động không tên chuyền vào tôi, tôi đáp trả lại anh, tôi không gọi lần này là cuộc truy hoan của một người đàn ông và cô gái điếm. Xong cuộc, anh lấy tấm khăn để trên bàn lau cho tôi và anh, xong anh bảo tôi nằm yên đó, anh chồm dậy lấy bao Capstan châm lửa hút, chợt anh nghe tôi ho, anh giập tắt ngay điếu thuốc chưa kịp hút.

– Tôi làm em ho? Em không chịu được khóí thuốc?

Tôi giật mình xin lỗi nói không phải vì khói thuốc mà ho mà tại tôi có cái tật từ nhỏ là nhạy cảm, và lúc nào bị xúc động là tôi ho. Nghe tôi trả lời, anh ôm đầu tôi lại gần và hôn tôi như anh đang hôn người tình của anh vậy. Rồi hứng lên, anh lại đưa tôi vào cuộc chơi thứ nhì.

Sau lần yêu này, anh đặt đầu anh giữa hai vú tôi, hôn lên đó, và hai vai anh bỗng rung lên, anh khóc nức như đứa trẻ làm tôi sửng sốt. Tôi ôm đầu anh, trìu mến, hỏi anh nguyên do nhưng anh không muốn trả lời…

Anh và tôi nằm yên như vậy một lúc lâu, tôi không còn nghe anh khóc nữa, tôi nhìn anh, anh đang ngủ trên ngực trần tôi. Tôi lấy tay gỡ nhẹ đầu anh, đặt đầu anh lên gối, nhìn anh ngủ, lòng tôi chùng xuống, một tình cảm mới mẻ hiện ra trong tôi không có tên.

Tôi đứng dậy đi tắm và trước khi xuống quán, tôi nhìn anh ngủ, tôi cúi xuống đặt lên môi anh một chiếc hôn hình như có thương yêu trong đó, tôi cũng không hiểu luôn cử chỉ này tại vì sao nữa ! Từ ngày hành nghề, tôi luôn tránh nếu có thể những chiếc hôn môi, cái cảm giác lợm giọng hôi nồng nặc thuốc lá và rượu làm tôi muốn ói, nhiều khi khách hôn mình, tôi muốn đấm vào mặt khách một cái, đạp cái thân thể trần truồng xuống đất và chồm dậy mặc nhanh áo quần, chạy trốn như vừa gặp phải ma. Vậy mà chính tôi lại hôn anh.

Tôi xuống quán xem Vân có cần đến tôi không, nhưng tối nay ít khách nên Vân để cho tôi yên.

Tôi xuống bếp làm vài món ăn đem lên phòng, anh đã tỉnh, vẫn nằm yên trong tư thế con nhộng,trên môi một nụ cười hóm hỉnh, nhìn tôi như nói:

– Em thẹn thấy anh trần truồng phải không? Tôi cười nhẹ không trả lời, trả lời sao bây giờ trong hoàn cảnh tôi, một cô gái điếm mà lại mắc cỡ đứng trước người đàn ông trần truồng như gái nhà lành !

Tôi nói anh đi tắm rồi ra ăn cơm với tôi.Trong lúc anh tắm, tôi lại giường, nằm xuống úp mặt lên gối, ngửi mùi tóc anh và mùi mồ hôi anh còn thoảng trên đó, có chút gì thật dễ thương khó quên!

Xong buổi cơm chiều, hai đứa cổi hết đồ, ôm nhau nằm trên giường, chợt nghe anh thở dài, tôi hỏi anh tại sao và anh chưa hề hỏi cho biết tên tôi cũng như tôi chưa biết tên anh, anh nói:

– Anh với em, mình không có tương lai, mai anh đi rồi, biết sống chết ra sao, và em cũng vậy, ngày anh may mắn còn sống trở về, chắc gì mình còn gặp lại nhau, thì thôi nếu em có chút tình cảm cho anh thì cứ giữ vậy làm kỷ niệm, anh không hề xem em là cô gái giang hồ, chỉ xem em là người con gái bất hạnh của cuộc đời trong chiến tranh mà thôi.
À, mà đây, vừa nói anh vừa tháo ở cổ anh sợi dây chuyền vàng có miếng mề đay nhỏ bằng vàng hình trái tim, có khắc số quân của anh. Tôi ngơ ngác, giương mắt nhìn anh:

– Đó là quà cuối cùng của Mẹ anh cho anh trước khi bà mất trong Tết Mậu Thân Huế, bà cho thợ vàng khắc số quân của anh khi lỡ anh chết trận, có trên cổ anh vừa tấm thẻ bài lính và số quân này, như vậy chắc ăn hơn, bà nghĩ vậy. Bây giờ anh gửi tặng em, giữ lấy như quà cưới, vì hôm nay anh không ngờ trước một sự gặp gỡ dễ thương và đáng nhớ như vầy, xem như hôm nay là ngày cưới anh và em, và đêm nay là đêm động phòng của mình. Anh cảm nhận được tình cảm em qua mấy lần yêu nhau chiều nay, em đã đặt tình cảm em trong đó; anh hiểu rõ lắm, vì trước đây, anh cũng đã sống trong trụy lạc, mê đắm trong thuốc lá, trong rượu, cùng gái điếm với những đêm truy hoan nhưng thú thật em, chỉ vì lâu ngày thèm khát đàn bà, với em hôm nay, anh không thèm khát chuyện xác thịt, lúc đầu anh cũng nghĩ sẽ như những cuộc truy hoan với những cô gái giang hồ khác ( trong cuộc nói chuyện, anh vẫn tránh chữ gái điếm, và tôi thầm cảm ơn, sự tế nhị này của anh. )nhưng hôm nay thì không, anh có cảm tưởng người đang nằm bên anh là người yêu của anh.

Anh xem em như người bạn đời của anh dù chỉ gặp nhau trong một đêm, và cuộc tình ngắn ngủi này sẽ theo anh suốt dọc quãng đường anh đi tiếp. Tôi tháo chiếc nhẫn bạc kỷ niệm sinh nhật 18 tuổi của mình, đeo vào ngón tay út anh.

Tôi tắt đèn, và hai đứa lại lao vào những trận yêu bỏng cháy đầy tình cảm…

2 CHÚT QUÀ GỬI EM

Liên tiếp tuần sau đó, tôi gặp lại người lính không tên này ngày chủ nhật. Anh đến quán cùng với vài người bạn lính khác, các anh và anh, nhất là anh vẫn oai hùng trong bộ quân phục với áo hoa rừng và chiếc mũ nâu, cũng vẫn khuôn mặt dễ mến mà từ tuần trước khi anh ra về, tôi ra điều kiện với Vân, nếu Vân còn muốn tôi giúp Vân trông nom quán tiếp Vân, tôi sẽ không tiếp khách nữa. Vì hình như tôi vẫn đợi anh đến, tình cảm tôi hình như có sư đổi thay, và hình như tôi có linh tính là cuộc đời tôi đang đến một ngã rẽ khác.

Anh ngồi chơi với bạn, uống một chai bia lạnh hiệu 33, trong không khí đầy khói thuốc lá, mùi rượu, những mẫu chuyện lính đầy tính chất gái giang hồ, và sexe; tôi lén để ý anh, anh chỉ ngồi cười nghe bạn, không hoà đồng vào với bạn, Vân lăng xăng ôm cổ người này đến người khác, bằng lòng cho khách hôn hít, sờ soạng…

Tôi đứng yên sau quầy rượu, giã vờ lau ly, cốc… Anh quay lại nhìn tôi, mỉm cười chào nhẹ bằng một nụ cười thật hiền và dễ thương. Anh làm hiệu cho tôi đến gần anh, anh đứng dậy kéo ghế cho tôi ngồi cạnh. Nhiều bận mấy đồng đội anh định giở trò ờm ờ, những cử chỉ như đối với Vân, anh đưa tay như bảo họ stop, và lạ lùng nhất là họ nghe anh răm rắp, tôi nghĩ trong toán lính này, anh là huynh trưởng của họ, vai vế lớn hơn.

Sau đó, chiều lại, mấy người lính kia đứng dậy đi về trại, anh ngồi lại quán, hỏi Vân với tôi có thể cho anh ăn cơm chiều ở đây không, Vân cười nhìn tôi, ý là cô nàng hiểu anh muốn gì.

Vân đứng dậy dọn ly cốc và vỏ chai không trên bàn, đem đổ tàn thuốc, đưa mắt cho tôi như bảo : Mày lo cho chàng đi. Mâm cơm chiều này tự tay tôi nấu, ngon hay vì cảm tình anh dành cho tôi mà anh thấy ngon?

Chiều nay anh uống hơi nhiều một chút, rồi ngà ngà say, Vân và tôi không để anh về một mình, giữ anh lại cho anh ngủ lại đây.

Sáng hôm sau, khi anh ấy dậy, tôi pha nước cho anh tắm, bưng điểm tâm lên phòng cho anh vì tôi muốn hưởng trọn với anh ấy những giờ phút cuối trước khi anh ấy trở về đơn vị.
Anh kéo ghế sát lại, bảo tôi ngồi cạnh anh, một tay anh cầm cốc café, tay kia anh ôm ngang người tôi, tôi cảm nhận được hơi nóng từ thân thể anh thấm vào người tôi, lòng tôi nhũn ra, nước mắt muốn ứa nhưng không dám vì sợ anh buồn biết tôi đang buồn.

Anh ôm tôi chặt trong vòng tay mạnh mẽ của anh, chặt nhưng trìu mến chứ không như lũ khách tôi thường gặp.

Rồi cũng phải đến giờ xa nhau. Anh cầm tay tôi, quàng cổ tôi đi xuống cầu thang, tôi không để ý đến bao thuốc Capstan anh quên trên bàn. Xuống quán, anh hôn má Vân từ giã, và hôn tôi nồng nàn, môi tôi và anh như bị gắn chặt bởi một thứ keo đặc biệt mà thiên hạ gọi là keo sơn. Vân hỏi anh bao giờ anh ghe ngang, anh chỉ cười, đưa tay lắc lắc như nói không biết được, rồi anh đi. Tôi nhìn theo bóng anh, tim tôi muốn ngất đi vì thương nhớ.

Tôi bỏ Vân một mình vì sớm quá, quán chưa đông, tôi lên phòng, đóng cửa định ngồi khóc cho đã, chợt nhìn thấy trên bàn gói Capstan anh quên, nhưng tôi biết anh xa rồi nên thôi. Tôi mở gói thuốc xem còn thuốc nhiều hay không, chợt tôi khựng lại; trong bao thuốc có một bao giấy gói, tôi mở ra xem: một photo anh ngày còn sinh viên chắc, vì trẻ lắm, một số tiền và một lá thư ngắn có theo một bài thơ

– Em giữ hộ anh nhé khoảng tiền lương tháng này anh vừa lảnh, vì lúc này anh chưa cần đến, và anh tặng em hình chụp ngày anh vừa 17 tuổi như một kỷ niệm. Em giữ số lương anh đến khi nào gặp lại anh em hãy đưa trả anh, còn nếu rủi không gặp nữa, em cứ giữ lấy phòng thân vì không ai biết ngày mai như thế nào với chiến tranh,

GỬI EM CHÚT QUÀ
( Bài thơ này anh viết trong đêm khi em ngủ ngoan giấc bên cạnh, anh ngồi dậy viết vội tặng em. )

mai lên nớ bao giờ gặp lại
ta biết em trong phút si cuồng
thằng lính trận thấy lòng ấm lại
tình của mình dù chỉ một đêm….
*
mai lên nớ thèm môi nào ngọt
phút hiến dâng như cả đời mình
ta bỗng chốc thành thằng ngu độn
chín bệ vàng hoàng hậu nương nương
*
mai lên nớ say cùng chiến trận
dòng chữ ghi ân hận chút tình
bao giấy thuốc thơm tình lính trận
gửi cho người tấc dạ trung trinh
*
mai lên nớ nhớ thân thể nóng
em rướn người vào bóng trăng tan…..

Người lính không tên…


Trước khi anh đi, Anh hỏi tôi có tấm hình nào không? Tôi mở tủ, tìm được một tấm hình mặc áo dài trắng có gắn huy hiệu bông mai của trường Gia Long, hình này tôi giữ kỹ vì để nhớ thời gian mình còn là một nữ sinh trong trắng chưa vướng bụi đời. Tôi đưa cho anh, anh bảo như vậy những khi nhớ tôi anh sẽ nhìn cho nhớ mặt tôi vì hình lúc 10 năm về trước và tôi bây giờ không khác nhau bao nhiêu, tôi ngồi thừ trước hình anh… nước mắt chan hoà..

Sáng hôm sau, anh dậy sớm trở về trại vì đã hết phép. Anh hôn tôi nồng nàn, từ giã Vân và tôi. Tôi nhìn theo anh…hình như tôi vừa mất một cái gì thật thương qúi…

3 -GIỌT NƯỚC MẮT BIẾT ĐAU

Quán Vân và tôi bây giờ khách thật đông, ngoài trại lính bên cạnh, tấp nập khách thương di chuyển hàng ngang thành phố, thêm gia đình vợ con lính cũng lên đây để thăm viếng chồng, anh, em trai cho tiện. Quán bây giờ không còn là ổ gái giang hồ mà là quán café và quán ăn. Vân cũng chán cái ghề mà thiên hạ vẫn gọi là nhơ nhớp và đê tiện. Vân trở về với đời sống bình thường, ngày ngày lo công việc rót rượu và các thức uống, mướn thêm người để tiếp khách, phần tôi vì tôi giỏi về nấu ăn nên Vân để trọng trách này cho tôi đảm đương.

Cuộc đời tôi không ngờ lại có sự thay đổi bất ngờ không tính trước, vì vài tháng sau, tôi đang thái rau cải, bỗng cơn buồn nôn thúc tôi chạy vào nhà sau ói, và tắt kinh: tôi mang thai với người lính không biết tên.

Tôi nửa mừng nửa lo, mừng là tôi sẽ lên chức mẹ, nhận ra tôi đã yêu thương anh ta vô cùng và tôi muốn giữ cái bào thai này như một kỷ niệp đẹp của đời mình, lo là không biết rồi đây cái thai lớn lên, rồi tôi sẽ làm gì và đi đâu, tôi kễ cho Vân nghe, tôi muốn bỏ quán đi về quê quán để sinh nở nhưng Vân cản lại, Vân bảo thứ nhất là tôi mang thai, không chồng lại mang tiếng đồ gái chửa hoang, thứ hai tôi lấy gì để sống và nuôi cháu bé,
Vân bảo tôi hãy ở lại với Vân, nó rất tốt với tôi, thương tôi như ruột thịt, ở lại đây, dù sao tôi vẫn sống qua ngày được, tôi mềm lòng, cảm ơn Vân và tiếp tục công việc của mình.
Đêm đêm trước khi ngủ, tôi vẫn lấy hình người lính không biết tên ra nhìn, nhớ anh ấy như nhớ người tình hay người chồng của mình. Nhiều khi tôi nghĩ dại, lỡ anh chết ở chiến trường, chắc tôi khóc đến giọt nước mắt cuối cùng, và vui là biết bây giờ tôi còn thêm một kỷ niệm sống với anh sau mấy đêm thương yêu nhau thật như hai người tình.

Ngày tháng cứ theo nhau trôi qua, cuộc sống tạm ở quán Vân và tôi cũng đắp đổi qua ngày. Bây giờ tôi đã sinh nở xong, cháu bé trai ra đời trong tình thương của tôi và Vân.Tôi đặt tên cho cháu là Việt Nam, gọi Vân là dì Vân giùm cho cháu bé. Mỗi lần tôi ngồi cho con bú, tôi nhớ anh ấy kinh khủng, không biết bây giờ tiểu đoàn của anh đã trôi nổi ở chiến trường nào.

Quán chúng tôi bây giờ rất đông đảo, tấp nập đủ hạng khách, nhất là lính. Nhưng lúc này tôi cảm nhận hình như có gì không yên ổn lắm; trên gương mặt của những đám lính đến uống nước ở quán, lúc này có vẻ lo âu, tôi nghe lóm ở họ những tiếng di chuyển, thuyên chuyển, nào những địa danh như Đồng Xoài, Bình Giã…Pleime.

Tiếng máy bay trực thăng rền trên đầu, ngoài đường cái những xe tăng, xe cứu thương, xe jeep, từng đoàn convoi chở đầy lính không biết đi đâu… và càng ngày càng nghe tiếng súng, tiếng đại bác, tiếng bom gần lại. Tôi đâm lo, tôi nói với Vân, Vân cũng nghĩ như tôi, thấy tương lại bấp bênh quá.

Trong toán lính còn đóng ở đơn vị cạnh quán, có một người mặt mày thật chân hậu, dễ mến, xem ra hình như rất cảm nàng Vân và nàng ta cũng vậy, Vân đối với anh ta rất đặc biệt. Thấy anh mặc áo hoa rừng, trên vai có mang chữ V, tôi hỏi nhỏ một người lính bạn anh, anh ấy trả lời, à, Hậu nó mang lon trung sĩ mà chữ nghĩa lính gọi là cánh gà đó chị.

Một trưa quán ít khách, tôi ngồi ru cháu bé ngủ ở nhà sau, để cho Vân và Hậu (anh ta tên là Nghĩa Hậu) nguyên buổi trưa. Lúc Hậu trở về đơn vị, Vân gọi tôi tâm tình: Vân thố lộ với tôi là hai anh chị mết nhau lắm, và Hậu bảo Vân Hậu muốn cùng Vân thành vợ chồng ngày Hậu mãn lính. Vân bằng lòng chờ đợi anh. Vân thú hết với Hậu về đời Vân, nhưng Hậu bảo Hậu không nề hà dĩ vãng của nàng, Hậu bảo Vân và tôi là hai sắc hoa trong thời loạn. Vân rất vui và cảm động tấm lòng độ lượng của Hậu, Vân nói nhưng làm sao anh giới thiệu Vân với gia đình của Hậu ở Đà Lạt lần tới khi anh được nghỉ phép vài ngày, Hậu trả lời không cần phải nói rõ Hậu gặp Vân ở đâu, hơn nữa, anh lớn rồi và anh là lính cuộc đời nay sống mai chết nên anh muốn cho Vân hưởng hạnh phúc cùng anh cho dù vài tháng, vài ngày, vài giây…. Vân hứa sẽ lấy Hậu làm chồng và sau đó sẽ gửi quán lại cho tôi trông nom.

Tuần sau đó, Vân bảo tôi Vân sẽ về thăm người dì ruột ở Quảng Trị và hôm rồi sẽ trở về với tôi trong coi quán và chờ Hậu về. Nhưng Vân sẽ không bao giờ về với mẹ con tôi nữa. Chuyến xe đò trong đó có Vân đã trúng mìn, tất cả xe dều chết hết.

Thế là tôi lại bơ vơ thêm lần nữa, mất người bạn thiết, lạc người lính không biết tên mà tôi đã đem lòng yêu thương, tôi khóc hết nước mắt. Hậu cũng đi rồi, không biết phải ra chiến trường nào! Nhiều lúc nghe tiếng súng và đại bác gầm trong đêm, tôi ước có viên đạn lạc nào đó lấy luôn sự sống của tôi cho rồi, nhưng khi tôi nghe tiếng khóc con thơ bên cạnh, tôi sực tỉnh cơn ác mộng. Tôi đã tự hứa với mình là tôi sẽ nuôi cháu cho thành người vì tôi vẫn có hy vọng có thể ngày nào đó mẹ con tôi sẽ gặp lại người xưa.

Tôi vẫn tiếp tục ngày ngày cho quán, nhưng rồi cũng bối rối quá vì hình như có cái gì đó không ổn. Ngoài đường bây giờ từng đoàn người tay nải, tay bế tay bồng chạy, mà chạy đi đâu, không hỏi ai được, rồi thêm vào đó xe chở lính đầy đường, máy bay trực thăng bay rền trời, tôi cũng đâm hoảng, lúc này không còn thấy lính đến uống nước nữa.

Cuối tháng Tư 75.
Đang hoang mang chưa biết phải làm gì thì ngay sáng hôm đó, Hậu không biết từ đâu chạy bay vào quán, réo tôi bảo thu xép vài thứ cần thiết cho cháu bé, bảo hai cô gái giúp quán cũng vậy, tôi đang còn tần ngần không biết đem gì bỏ gì thì Hậu hét to lên bỏ hết, bỏ hết, mau lên, xong Hậu bồng thằng Nam, một tay nắm tay tôi dắt ra cửa, hai cô gái một cô dùng dằng không chịu đi vì em ấy còn mẹ già và em trai nhỏ, bảo chúng tôi cứ đi, để quán lại em lo tiếp.

Hẩu bồng Nam ra xe, trao cháu cho người lính ngồi trên xe, đẩy tôi và cô gái tên Uyên lên xe rồi nhảy phóc lên chỗ tay lái, cho xe chạy thẳng. Trên đường bây giờ thiên hạ như tổ ong vỡ, vừa chạy vừa gào vừa khóc, không còn biết chạy hướng nào nữa. Chiếc xe jeep Hậu phải lách tránh vừa người, vừa con với lính, phải tay lái cừ lắm mới không đụng ai và cán ai, có nhiều người muốn níu xe lại xin cho quá giang, như Hậu không ngừng, thì giờ cẩn cấp quá rồi. Tôi như con ngáo, hỏi Hậu là thế nào, mới hay là miền Nam đã mất vào tay cộng sản, và chúng tôi đang tìm đường thoát.

Tội thằng Nam, chắc nó cũng cảm được gì đó không an, nó ngồi êm rơ trong lòng người lính. Xe chạy như vậy không biết đã bao lâu và hướng nào vì đi từ sáng sớm tinh mơ, giờ đã tối thui. Hậu bảo chúng tôi là sắp đến Vũng Tàu. Tôi và cô gái cũng không dám hỏi thêm.

Sau cùng, tôi nhận ra bãi biển Vũng Tàu với những hàng dừa như ngái ngủ bây giờ bị dựng đầu dậy bởi tiếng khóc, tiếng réo, tiếng cầu cứu loạn xà ngầu của đám người chạy loạn cũng đang tìm cách thoát ra khơi bằng đủ cách. Vì Hậu hình như đã tính toán săn trước nên khi vừa đến Bãi Trước, anh hối mọi người theo anh chạy xuống mé biển, ở đấy đã có sẵn một chiếc tàu quân sự nhỏ đang chờ chúng tôi, anh để người lính bạn nhảy lên tàu trước, đưa Nam cho anh ta, xong đến cô gái, đến tôi và Hậu cuối cùng, chiếc tàu nhổ neo chạy vọt ra khơi.

Chiếc tàu chúng tôi chạy ra xa, và tiếng máy hình như vừa ngừng lại, trước mắt là một chiếc tàu lớn của binh chủng Mỹ vì có treo cờ Mỹ. Chiếc tàu dừng hẳn lại, trên tàu Mỹ, có mấy người lính Mỹ thả xuống một cái thang bằng dây. Hậu bảo người lính bạn leo lên, Hậu buột cháu Nam trên lưng anh ta, xong Hậu đỡ tôi leo lên sau, rồi đến phiên cô gái và Hậu.

Thường ngày, leo thang bằng dây như vậy thật là khó khăn, nhưng hôm nay, sự lo lắng và sợ hãi đã làm cho tôi như mọc cánh, leo thật dễ dàng.

Lên đến tàu rồi, thấy Hậu lăng xăng nói chuyện với mất người lính Mỹ anh gặp. Trong lúc đó tôi nhìn quanh, chiếc tàu lớn này chở có lẽ đến 5, 6 ngàn người vừa lính Mỹ, vừa quân nhân Việt Nam Cọng Hoà, vừa đám người tị nạn như tôi, vợ con quân nhân…những người đầy may mắn chạy thoát đặc biệt như vầy.

Qua khỏi cơn kinh hoàng, bất chợt tôi vừa nhận ra mình sẽ rời xa mãi Việt Nam thân yêu, tôi quay lại nhìn về phía Vũng Tàu, xa lắm nên tôi không con thấy và nghe tiếng đám người chạy loạn, chỉ thấy lửa; toàn lửa đỏ cả một góc trời và đám khói đen nghịt bốc cao, Vũng Tàu vừa bị đốt. Tôi thở dài, thế là quê hương thân yêu tôi đã bỏ lại sau lưng mình!
Tôi tìm anh lính để cám ơn anh đã lo cho Nam, tôi tìm Hậu để muốn nói một lời nào đó, và để hỏi Hậu về tin tức mình sẽ đi về đâu…Hậu thấy tôi đến gần, anh nhìn tôi, nở một nụ cười đón tôi nhưng thật buồn, rồi thôi, hai chúng tôi đứng bên nhau không nói thêm gì nữa, tôi thấy mắt Hậu nhìn về phia tôi cũng vừa nhìn lúc nãy, đôi mắt anh chứa một nỗi buồn kín đáo, trầm lặng, tôi biết anh đang nghĩ đến quê hương vừa bỏ mất, đến Vân, tình yêu đầu đời của anh nay chỉ còn là một hoài niệm khó quên, hình ảnh của những mảnh thịt da tan tác đó đây, nhầy nhụa máu cùng đất đỏ cao nguyên của Vân, của những người lính đồng đội của anh đã nằm xuống, của những người dân chết vì một viên đạn, một mảnh bom vô tình rơi trúng trên một quãng đường nào đó của quốc lộ…

GIỌT NƯỚC MẮT TRỞ HỒNG LONG LANH
(Tiếp theo giọt nước mắt biết đau)

Trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ chở dân tị nạn chúng tôi bây giờ bớt người, vì đến đảo Subic Bay, có khu trục hạm khác đang đậu chờ để chia bớt số dân di tản chia làm hai ra, dân trên tàu chúng tôi thấy tàu kia tản bớt còn ít người nên ùn ùn xuống bớt tàu nầy qua bên tàu kia. Không biết là chiến hạm này sẽ đi Canada hay Úc thì tôi không rõ lắm. 
Thấy bớt được người, Hậu bảo anh bạn lính, Uyên và tôi cứ ở lại đây vì Hậu bảo tàu này chắc sẽ qua thẳng đảo Guam.

Tôi mở ngoặc nói về người Mỹ một chút, những ngày trên tàu, hầu hết lính Mỹ đối với đám dân tị nạn chúng tôi rất tốt, chúng tôi mỗi ngày vẫn nhận được 3 bữa ăn có cơm, chỉ khổ là họ không biết biết nấu kiểu Việt Nam, nhiều nước quá nên cơm nhão, nhưng dù sao khi đói ăn gì vẫn thấy ngon, đồ ăn toàn là đồ hộp như thịt hộp…các cháu bé thì được phát thêm sữa bột Mỹ…Tôi cám ơn


searched by Phan Nguyên Luân…