Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu: ĐẶC KHU LÀ NHƯỢNG ĐỊA. NHƯỢNG ĐỊA TỪNG PHẦN LÀ MẤT NƯỚC

Nguồn : FB Thanh Sơn Phạm
1. ĐẶC KHU LÀ NHƯỢNG ĐỊA
Có bào chữa kiểu gì đi nữa, có tô vẽ kiểu gì đi nữa, có khoác áo mục tiêu gì đi nữa, thì cuối cùng về bản chất, đặc khu là hình thức nhượng chủ quyền lãnh thổ.
Nếu nói về chính sách giảm thuế, giảm tiền thuê đất, ưu tiên thủ tục hành chính, thủ tục hải quan… thì tất cả các điều khoản đó có thể pháp quy cho bất cứ nhà đầu tư nào đáp ứng đủ điều kiện, đầu tư ở bất cứ địa phương nào trên toàn quốc, mà không phải nằm trong một vùng lãnh thổ gọi là đặc khu.
Tại sao lại phải giới hạn trong một vùng lãnh thổ?
Điều đó có nghĩa là, khi giới hạn vùng lãnh thổ, gọi là đặc khu, thì không chỉ là chính sách ưu đãi kinh tế, hải quan, hành chính… mà quan trọng hơn, là nới rộng chủ quyền của nhà đầu tư trong biên giới lãnh thổ mà họ thuê với tường rào biên giới riêng biệt.
Đó là quyền tự do xuất nhập, quyền tự do định cư, quyền tự do lao động sinh sống. Đó là luật pháp ban hành riêng bao gồm cả phân xử tòa án trên vùng lãnh thổ này. Đó là vùng đất có tường biên giới riêng mà người Việt không được phép vào ra, chủ nhân có thể làm điều gì bên trong mà người Việt không thể biết.
Chẳng hạn, lấy thí dụ về dự thảo luật đặc khu.
Điều 46: Người nước ngoài được làm việc dưới 90 ngày và cộng dồn 180 ngày một năm không cần giấy phép lao động.
Chỉ với Điều 46 này thôi thì người Trung Quốc quanh năm suốt tháng ở đặc khu mà Việt Nam không làm gì được.
Có người phản biện rằng chúng ta sẽ kiểm soát ngặt nghèo các điều khoản đặc khu thì không cần phải lo sợ. Đó là ước mơ hão huyền.
Với một cơ chế đẻ ra tham nhũng như ở Việt Nam hiện nay thì chẳng có gì mà không thể mua được. Formosa Kỳ Anh là một điển hình “rực rỡ”. Việt Nam kiểm tra ngặt nghèo như thế nào mà để hàng ngàn lao động Trung Quốc đến không cần giấy phép. Sau bờ tường biên giới Formosa họ làm gì người Việt có biết được không? Huống chi là ở đặc khu, không cần giấy phép lao động, cùng luật lệ riêng.
Ngắn gọn, đặc khu là vùng bán tự trị, tự trị của người nước ngoài, nơi người Việt mất chủ quyền lãnh thổ, từ từng phần cho đến toàn bộ.
2. ĐẶC KHU ĐANG KỲ VỌNG VÀO LĨNH VỰC MÀ TRƯỚC ĐÂY GỌI LÀ NGU DÂN, LÀ TỆ NẠN XÃ HỘI
Những hãng lớn đầu tư về công nghệ không yêu cầu phải nằm trong đặc khu, cũng như không yêu cầu thuê đất thật dài hạn. Chỉ cần những chính sách rõ ràng mà nhà đầu tư thấy có lợi cho họ, khuyến khích họ đầu tư. Còn địa điểm đầu tư thì họ có con mắt đánh giá riêng. Đặc khu có thể là địa điểm không phù hợp với họ.
Chẳng hạn, ngay từ đầu, vị trí Vân Đồn là nhắm vào Trung Quốc. Vân Đồn không phải là địa điểm lý tưởng để Nhật, Mỹ, Châu Âu ưu tiên lựa chọn cho đầu tư công nghệ cao.
Vậy giới hạn vùng lãnh thổ riêng để làm gì?
Đó là tự do đánh bạc ở Casino. Đó là phố đèn đỏ đang rập rình đòi thông qua luật.
Thực chất, những người đề xướng thành lập đặc khu đang kỳ vọng trước hết vào các lĩnh vực mà thời Pháp thuộc chúng ta phê phán là đầu độc, là ngu dân, là tệ nạn xã hội.
3. AI LÀ "PHƯỢNG HOÀNG" ? CHÚNG TA ĐANG HỌC NHẦM MÔN HỌC.
Có vị Phó chủ tịch QH nói rằng, thiết lập đặc khu là chuẩn bị cho "phượng hoàng" đến làm tổ!
Ai là "phượng hoàng"?
Tại sao thể chế các nước sinh ra "phượng hoàng" mà chế độ tươi đẹp của chúng ta lại không sinh ra được "phượng hoàng"?
Như vậy có phải là thể chế ở các nước sinh ra "phượng hoàng" ưu việt hơn thể chế của chúng ta có đúng không?
Nếu thế thì điều cần học là thể chế chứ không phải đặc khu.
"Phượng hoàng" của nước khác có đến thì rồi cũng ra đi. Học mót thì không thể từ chim sẻ biến thành phượng hoàng được. "Phượng hoàng" phải được sinh ra từ cơ chế quản lý của thể chế. Chúng ta đang học nhầm môn học.
Một số vị ĐBQH đang lên gân, cố biện hộ cho sự ra đời các đặc khu, cố vỗ yên dân chúng, rằng chỉ có những con “phượng hoàng thật to, thật sạch, thật đẹp” mới được các vị cho vào đặc khu.
Thật hoang đường. Những hãng công nghệ lớn của Âu, Mỹ, Nhật, Hàn thì đã có mặt ở Việt Nam rồi. Các vị chỉ chờ được các con cú diều đến từ Trung Quốc. Trước hết đó là các chủ sòng bạc, rồi các chủ lầu xanh, các chúa đất, các vua buôn lậu, các đại ca xã hội đen, các kẻ buôn người. Kế đến là các đao phủ công nghệ ô nhiễm, độc hại; các ảo thuật hàng nhái; các siêu lừa đảo.
Thí dụ cay đắng nhãn tiền là Formosa Hà Tĩnh. Các công ty của Đức đã đến Hà Tĩnh rồi ra đi. Chỉ có tội đồ Võ Kim Cự vì mê muội mới hạ giá 70 năm để rước con cú Formosa về. Mà tại hoạ từ Formosa Hà Tĩnh, không chỉ là thảm họa môi trường đã xẩy ra, mà còn đang tiềm tàng ở phía trước.
Các vị ĐBQH này tự hoang tưởng đến nỗi, rằng đặc khu của các vị rất có giá, đến mức có quyền tuyển chọn “phượng hoàng”. Quả là nực cười. Đặc khu của các vị chẳng có gì quý, ngoài sự hạ giá đến ê chề.
4. ĐẠI LÃN CHỜ ĐẦU TƯ: THÓI HƯ VÀ QUAN NIỆM SAI LẦM CƠ BẢN
Tại sao phải ngồi chờ vào đầu tư nước khác mà hạ mình thành “đặc khu hạ giá vượt trội”?
Tại sao phải mời “phượng hoàng” nước khác đến làm tổ mà không phải “phượng hoàng” của nước Việt mình?
Đó là do thói hư ngồi chờ người khác. Đó là do quan niệm sai lầm về nhân tố phát triển. Con người mới là nhân tố trụ cột trong phát triển kinh tế, làm cho đất nước hùng cường, chứ không phải ngồi chờ đầu tư nước ngoài mà trở thành sức mạnh của đất nước.
Thật là hồn nhiên khi nghĩ rằng, “một đồng rót vào đặc khu để thu hút về hàng chục, hàng trăm đồng”. Ở đâu có điều đó? Chỉ có buôn ma túy và phố đèn đỏ, chỉ có cướp bóc và lừa đảo, còn đồng tiền là mồ hôi nước mắt, chẳng thể dễ dàng từ trên trời rơi xuống, càng không thể lừa được các kẻ kiếm tiền lọc lỏi.
Từ bao giờ chúng ta có quan niệm sai lầm tai họa này? Từ bao giờ chúng ta học cái thói hư mà từ khi sinh ra bố mẹ đêm ngày răn đe, đi học sáng chiều thầy giáo nhắc nhở phải xa tránh?
Chỉ từ ba chục năm lại đây mà thôi. Từ khi xã hội nháo nhác chộp giật làm giàu. Từ khi những kẻ tham nhũng cướp đoạt trở thành những nhà tư bản cộng sản kếch sù. Từ khi một bộ phận lớn trong chính quyền khát tiền.
Khát tiền đến bán hết tài nguyên. Khát tiền đến bán hết đất đai. Khát tiền đến nợ chồng chất. Và bây giờ cơn khát tiền đang dẫn đến nguy cơ nhượng lãnh thổ.
5. BA ĐẶC KHU VÂN ĐỒN, VÂN PHONG, PHÚ QUỐC SẼ TRỞ THÀNH BA CỨ ĐIỂM QUÂN SỰ MỚI CỦA TRUNG QUỐC
Tại diễn đàn Shangri La bế mạc hôm qua ngày 3/6/2018, Trung Quốc đã công khai việc quân sự hóa ở Biển Đông Nam Á mà trước đó họ đây đẩy lấp liếm chối bỏ. Để thêm một lần thấy được sự tráo trở trắng trợn của lãnh đạo Trung Quốc. Muôn thuở họ là những kẻ nham hiểm lật lọng không thể tin.
Ai đã nghĩ ra ba đặc khu ở ba vị trí trọng yếu của Tổ quốc mà không phải là một?
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và 7 đảo ở Trường Sa để kiểm soát phía Đông, ai đã đề xuất ba điểm Bắc Trung Nam ở phía Tây để Trung Quốc không chỉ chiếm trọn đường lưỡi bò mà còn thọc ba lưỡi gươm vào đầu vào ngực vào bụng Việt Nam?
Thật là thâm độc.
Cùng với Hoàng Sa, 7 đảo ở Trường Sa, ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc sẽ trở thành ba vùng lãnh thổ mới của Trung Quốc, giúp cho Trung Quốc khống chế toàn bộ vùng biển và vùng trời của Việt Nam. Không chỉ thế, còn đe dọa cả đất liền Việt Nam.
Với trình độ công nghệ và thâm mưu của Trung Quốc, trong cơ chế tham nhũng của Việt Nam mà đồng tiền mua được cả chức cao quyền to, thì Việt Nam không có cách nào để kiểm soát được hoạt động quân sự bí mật của Trung Quốc tại ba đặc khu này. Trung Quốc có thể xây cả hầm chứa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại ba đặc khu này mà Việt Nam không thể biết được. Trung Quốc sẽ chôn lại nhiều thứ mà nhiều kiếp người Việt phải chịu tang thương.
Chưa bao giờ đất nước đối mặt với nguy cơ mất nước trong cái trở bàn tay của Trung Quốc như hiện nay. Từng ngày từng giờ ngàn vạn dây thòng lọng từ Trung Quốc đang vươn rộng đón chờ khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Trong số đó là ở ba đặc khu mà người Việt đang sắp tự nghĩ ra để tự mình chui đầu. Không chỉ về mặt không gian, mà còn là thời gian, từ trước, hiện nay, và nhiều đời kế tiếp mai sau. Nếu cháu con có thoát được tai họa thì sự trả giá sẽ vô cùng to lớn.
Không ai bắt chính quyền hiện nay phải làm giàu cho con cháu đời sau. Càng không được kiếm tiền bằng cách bán đất tổ tiên. Và vì thế, không ai được phép tước đi chủ quyền lãnh thổ truyền đời của con cháu.
Hãy dừng đặc khu. Khi đặc khu mở ra, thì không có cách gì để cản trở sự thâu tóm của Trung Quốc. Chính quyền hiện nay không phải là đối thủ của Tập Cận Bình. Đừng tự mình chui vào thòng lọng.
Đừng nghĩ rằng muôn dân đang thổi phồng sự nguy hiểm giả tưởng. Mà kẻ say bạc nên không thấy được tai họa nhãn tiền.
NHƯỢNG ĐỊA TỪNG PHẦN LÀ MẤT NƯỚC.
Tiến sĩ Nguyen Ngoc Chu
-------
Phượng Hoàng chờ lót ổ.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Câu chuyện ngày 17/6/2018 của 1 bạn trẻ...


Nguồn : FB Phạm Đoan Trang

Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân. 

——

Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và... chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.

Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì thấy chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Ngoài ra chẳng còn gì. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại. Đến đôi giày cũng mất tiêu - chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau. 

Em nói em muốn về nhà. Bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ bệnh nhân gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). “Cậu về mà chết giữa đường là tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy”. Nhưng em cũng làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí. Đầu em đau nhức, váng vất. “Em không sao đâu. Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cũng phải báo cho người thân yên tâm”. Em nói vậy. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô bé y tá có lẽ cũng thương nên thì thào: “Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện”. Cô ấy dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện. 

Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1h sáng. 

* * * 

Cách đó nửa ngày, vào khoảng 1h chiều chủ nhật 17/6, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt. Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi. Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Chưa bao giờ em thấy Sài Gòn căng thẳng như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai. 

Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách. Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã “tia” được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu “con bị bắt”, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi. 

Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn. Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về Tao Đàn. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục. Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh. 

Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: “Mật khẩu?”. Em đáp: “Sao các anh lấy điện thoại của tôi?”. “Bộp” - câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em. Sau đó là liên tiếp những cái tát. Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia. 

Thì ra cả phòng em chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng “sàng lọc”, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo. 

Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn buồng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. “Đù má, lì hả mày” - chúng vừa đánh vừa chửi. 

Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu. 

Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: “Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?”. Chúng còng tay em lại, đánh càng dữ hơn, vừa đánh vừa “điều tra” về từng người trong contacts của em. “Thằng này là thằng nào?”. “Là bạn Facebook của tôi”. “Mày gặp nó chưa? Làm gì?”. “Tôi gặp uống cafe”. “Gặp đâu, hồi nào?”. “Tôi không nhớ”. “Đù má, không nhớ này. Không nhớ này”. 

Cứ mỗi từ “không nhớ” hay “không biết” mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. “Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh”. 

“Con này con nào?”. “Bạn tôi”. “Bồ mày hả? Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?”. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng. 

Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em. “Dạng chân ra” - chúng quát. Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: “Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?”. 

Một lát, chúng nghỉ. Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: “Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?”. Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp. Cứ như thế. 

Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng còn em thì đã không mở được mắt ra nữa. Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì. Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh. Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: “Lấy đồ che cho thằng bé đi”. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em. 

Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo - như trong văn học và lịch sử “cách mạng” viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ “cách mạng” chống “Mỹ ngụy” năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản. 

Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy nhờ nhờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vều: “Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó”. Em muốn nói thêm, “mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc”, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi. 

Nghe loáng thoáng mọi người nói: “Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?”. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người “nổi loạn”, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: “Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?”. 

Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô. Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra. Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp. Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: “Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?”. 

Sau đó em không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì... chưa đóng viện phí. 

* * * 

Đêm đó em nằm li bì. Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Và hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều. 

Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày chủ nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô - như đứa con với mẹ - và xoa dầu cho em, và cầm tay em, và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi. Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù. 

Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo của một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là “biểu tình viên”, “nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền”, “nhà bất đồng chính kiến”, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài... 

Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô - người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy. Lúc đó là khoảng 7-8h tối chủ nhật 17/6, ở một căn phòng nào đó trên sân vận động công viên Tao Đàn.

Nguồn : FB Phạm Đoan Trang

Tâm sự của FB Khánh Mai: SỰ THẬT NGÀY 17/6, TÔI BỊ HỐT LÊN XE CHỈ VÌ...CHỤP HÌNH


Nguồn : FB Khánh Mai

Tôi biết mình cần phải viết. Viết để trả nợ lại ánh mắt của hàng chục con người hoang hoải, mệt mỏi và giận dữ giữa một trại tạm giữ dã chiến ngay trung tâm Sài Gòn.
Tôi biết mình cần phải viết cho lời cầu xin của một chú từ đâu ở dưới miền Tây lên, chú nói rằng, ước gì có nhà báo nào đó, chứng kiến và viết lại những sự thật từ hôm nay.
Tôi biết, mình cần phải viết để tạ tội với những con người đã dũng cảm không sợ hãi trong ngày hôm qua, còn mình thì vẫn còn hèn yếu lắm, hoang mang lắm.
Tôi viết để phơi bày một sự thật mà có thể ai đó ở ngoài cuộc sẽ bán tín bán nghi...Trong khuôn khổ, bài viết , tôi chỉ trình bày lại những gì tôi đã chứng kiến, và không bày tỏ quan điểm gì...

Ở ĐÂY TÔI XIN  KHẲNG ĐỊNH, TÔI CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ NGƯỜI ĐI KỂ LẠI SỰ THẬT...KHÔNG THÊM KHÔNG BỚT VÀ KHÔNG PHỤC VỤ CHO BẤT CỨ MỘT TỔ CHỨC NÀO.

Ngày 17/6, trong khi tôi đang cùng với ekip của mình chụp ảnh mẫu tại đường sách Nguyễn Văn Bình, thì chứng kiến được khá nhiều cảnh công an bố ráp khắp nơi, lực lượng CSCĐ dàn trận trên toàn tuyến đường. Trong lúc, anh nhiếp ảnh gia đang chụp hình người mẫu ở bờ tường của quán MC Donal, tôi nhìn thấy cảnh một nhóm người đang bắt một người phụ nữ. Tôi giơ máy điện thoại của mình lên và chụp...Ngay lập tức, tôi thấy một anh thanh niên chỉ thẳng vào mặt tôi từ phía xa, và một anh khác ở gần đó chạy lại, họ hét lên:
- Chụp cái gì đấy. Đưa về đồn ngay.
Tôi phản ứng: Ủa, tôi có làm gì đâu?

Nhưng, ngay lập tức tôi bị đẩy lên xe cùng với một chị phụ nữ đang gào khóc.

Họ nhét tôi vào giữa xe. Trên xe chỉ có tôi, chị phụ nữ bị bắt, 2 anh thanh niên, và 1 chị phụ nữ khác ngồi ở trên. Rồi xe nhanh chóng lao đi. Tôi vội vàng định bấm máy điện thoại để nhắn tin cho người nhà biết, thì chàng thanh niên trẻ, giật phắt điện thoại trên tay tôi, rồi lướt lướt xem và tịch thu...

Thời điểm đó, tôi khá bình tĩnh, nhưng cũng không kém phần hoang mang. Tôi nhẹ nhàng hỏi: 
- Sao vậy? Ta đi về đâu vậy em?
- Về rồi biết...
- Sao em phải nói nặng nề vậy.
- Im lặng....

Tôi bị đưa về một trại tạm giữ nơi đó đã có khá đông người ngồi sẵn. Đó là một căn phòng rộng, được dựng tạm bên sân bóng của công viên Tao Đàn, đường Huyền Trân Công Chúa. Phía trên có lớp tôn và phía dưới trải tấm bạt. Rất đông người la lết nằm ngồi một góc ở phía đó.

Sau những phần tạm giữ, hỏi han, tôi xếp hàng để được lăn tay, chụp hình cùng với tấm bảng ghi rõ họ tên của mình. Điều mà tôi thường được thấy trên tivi dành cho những kẻ phạm tội. Điều an ủi duy nhất của tôi là anh công an lăn tay khá dễ thương, anh nói hết sức nhẹ nhàng: "Chút xíu nữa là xong rồi chị."

Công an, lực lượng dân phòng, cán bộ văn phòng được huy động làm việc một cách tích cực...Lần đầu tiên, chứng kiến cảnh tượng cả đoàn người lê lết nằm ngồi, bị lăn tay, chụp hình với tôi là một kí ức khó quên. Tự nhiên, thấy mình bị ám ảnh bởi câu chuyện về "Nhật ký Anne Frank".

Ở giữa một nơi quá nhiều những công an, tách biệt với thế giới bên ngoài, và không ai biết chúng tôi ở đâu để đi tìm. Chúng tôi cô độc và đâu đó là những nỗi lo sợ. Tôi có năn nỉ chị nữ văn phòng nhìn khá thân thiện là cho tôi gọi 1 cuộc về cho chồng tôi kẻo anh lo lắng, và tôi còn 2 con nhỏ, nhưng chị từ chối. Tôi tự hỏi, nếu như không có ai đó nhìn thấy tôi thì làm sao người nhà tôi biết được tôi bị công an bắt. Họ có thể dáo dác đi tìm khắp nơi, và lo lắng biết bao nhiêu thứ.

Cùng hoàn cảnh với tôi, có một chị đứng gần tôi, chị nói chị đi lễ nhà thờ, đang quay cảnh người dân bị bắt thì bị lôi lên xe. Có anh kia vào can ngăn cho chị, cũng bị lôi lên xe. Gia đình và bạn bè của chị hầu như không ai biết chị ở đâu?

Tôi để ý thấy, những ai không bị nghi ngờ gì sẽ được ở phòng chúng tôi, còn ai bị nghi ngờ hoặc có dấu hiệu chống đối sẽ được đưa vào phòng bên cạnh. Bên đó có những tiếng đành huỳnh huỵt, và tiếng la hét vang trời (Có lẽ vì tường bằng tôn nên cách âm không tốt). Đến lúc, có tiếng hét to quá, những người ở phòng chúng tôi đều đứng dậy phản đối, lực lượng công an kéo tới dàn quân khắp nơi yêu cầu ngồi xuống. Một anh bị đánh đến mức khi vợ dìu ra ngoài cửa thì ngã lăn xuống đất, và được xe tới đưa đi cấp cứu. Sáng nay, đọc tin tôi biết anh đang bị chấn thương sọ não và hôn mê. Lòng đau đến tê tái.

Chúng tôi bị giữ khoảng vài tiếng đồng hồ thì lần lượt từng người  đi lấy lời khai. Anh công an lấy lời khai của tôi là Hồ Minh Hùng, người Vĩnh Linh, Quảng Trị, khá trẻ và khá non. Nhưng, cách nói chuyện của anh rất cố gắng để thể hiện mình là người có đủ sự hiểu biết. Anh nói với tôi khá nhiều về luật ANM (an ninh mạng), có cả những cái cười nhếch mép của anh khi nghe tôi trình bày sự việc. 

Anh yêu cầu tôi mở ip bằng vân tay, và lần đọc toàn bộ tin nhắn ở tất cả các ứng dụng của tôi. Anh vừa đọc, thỉnh thoảng lại nhếch miệng cười. Những năm tháng học luật đủ để tôi biết, anh xâm phạm thư tín của tôi là không được phép. Tôi có nhỏ nhẹ trình bày với anh là tôi đã tốt nghiệp xong lớp luật sư, nhưng anh vẫn lờ đi...

Tôi cố giữ hòa khí hết mức, không tranh cãi, không to tiếng và bảo vệ quan điểm của mình. Anh cũng cố khép tội tôi, nhưng tôi cũng nhẹ nhàng từ chối. Tôi nói, tôi không thấy biển cấm chụp hình, tôi không hò hét, tôi cũng không tu tập, tôi cũng không thấy họ mặc đồng phục công an, tôi không làm gì sai hết. Nhưng, anh liên tục gắt gỏng... Thi thoảng, anh cáu lên vì cho rằng, tôi dùng sai từ, tôi lại nhẹ nhàng xin lỗi anh.

Ngồi làm việc đâu được 30 phút với những tranh luận qua lại, tôi và chàng trai công an trẻ bị 2 chú ông an tới nạt nộ:

- Làm nhanh nhanh lên. Biết mấy giờ rồi không mà còn ngồi đó tâm tình. Xem có tin nhắn không, không có thì xử phạt hành chính. Còn có tin nhắn, facebook này nọ thì báo lại với chú.
Anh kia hoảng hốt:
- Dạ có, có đăng facebook, có nhắn tin...

Một anh mặt đồ dân thường tới cầm máy của tôi, yêu cầu mở vân tay và một lần nữa soi toàn bộ tin nhắn từ zalo, viber, facebook, email, trang cá nhân. Sau khi nhận thấy, không có dấu hiệu khả nghi gì, anh bỏ đi...

Riêng, chú công an tên Hùng kia vẫn ấm ức:

- Tôi biết chị không phải dạng vừa đâu. Nhưng bên an ninh đã không nói gì thì giờ tôi sẽ xử chị vi phạm hành chính rồi tha cho chị về thôi. Chỗ chị em miền Trung với nhau tôi không muốn làm khó chị. Chị hãy cư xử cho lịch sự như những người có học. Chúng ta đều là những người có học...Chị mà vào gặp tôi lần nữa, thì chúng ta không được ngồi thế này đâu. (Anh này có lẽ đang thử việc và muốn lập công chăng)

Một anh khác tới lại yêu cầu tôi mở máy điện thoại, xem tới xem lui rồi lại bỏ đi.

Anh công an trẻ tên Hùng lại đọc tiếp và tò mò hỏi thêm: " Chị học thiền hả? Học ở đâu? Đông không?

Một anh công an tới lại nói với anh công an trẻ:

- An ninh nó không nói gì thì lập biên bản nhanh lên. Có chứng minh nhân dân không? Có hả? Có thì xử lỗi tụ tập đông người...Hết giờ rồi đó. (lẽ ra nên không mang theo CMND các bạn ạ, sẽ bị phạt tiền ít hơn)

Rất nhanh chóng, tôi đọc lại biên bản, biên bản ghi rất rõ, tôi đi một mình, có chụp hình lực lượng chức năng làm nhiệm vụ và bị bắt, nhưng lại xử tôi tụ tập đông người, gây mất trật tự...

TÔI Kí 

Ai đó bảo đừng kí thì bởi vì người đó biết chắc rằng, phía ngoài kia sẽ có những hậu thuẫn, sẽ có những người đứng ra bảo vệ cho họ, có những người theo sát và biết họ ở đâu, làm gì? Còn hơn 70 người chúng tôi ở trong đó, phần đông đều là những kẽ cô đơn, cô độc. Khát khao lúc đó là được ra ngoài, được thoát ra khỏi cái chỗ mà không biết số phận của mình rồi sẽ định đoạt ra sao? Và có ai bảo vệ mình không? Có bảo vệ được không?...

Sự thực là chúng tôi, lúc đó đơn độc, cô đơn và hoang mang lắm...Những người mà tôi có dịp tiếp xúc, tôi biết chẳng có ai bảo vệ họ đâu và cũng chẳng có KHOẢN TIỀN QUÁI QUỈ nào dành cho họ cả. Họ chỉ đơn giản là thể hiện một chút chính kiến nhỏ bé của mình. 

Vây xung quanh tôi là những gương mặt nông dân lao động, là những cô cậu bé sinh viên hoặc những người thanh niên muốn làm được một cái gì đó cho đất nước này...Có em bé sinh năm 1997, em từ BD lên, em đi một mình cầm theo khẩu hiệu do em tự viết. Em cười, nói và thoải mái đi lấy lời khai với vẻ tự tin. Có chị gái bị yếu tim, vẽ mặt đầy lo sợ, chị nói: biết thế, chị đừng cầm theo biểu ngữ, không biết chị có bị gì không? Người nhà chị không có ai biết, và cũng chẳng có bạn bè hay tổ chức nào ở bên ngoài. Có ông chú, mặt mũi khắc khổ, đen nhẻm, chú nói:  Chú bị đánh mấy cái vào đầu rồi, giờ chị em phụ nữ có đứng dậy không bị đánh, chứ đàn ông thanh niên bọn chú là bị còng số 8 liền, nên đừng trách chú nhu nhược ở đây".

Lấy lời khai xong chúng tôi ngồi vào một góc nữa. Có người ngồi thiền, có người nằm ngủ. Có người mệt mỏi dựa đầu vào người kia. Tôi ngồi cạnh em bé 16 tuổi ở một chỗ phía sau. Có lúc nóng quá, tôi đứng dậy đi vòng vòng, muốn đến chỗ có cái quạt để ngồi, thì bị một anh công an quắt mắt lên, chỉ chỏ yêu cầu về góc đằng kia... Chúng tôi được cho nước uống khi xin, hình như có thêm một bao bánh mì, nhưng không ai đụng vào. 

Cảm giác chờ đợi đến lượt để gọi tên mình ra thật mòn mỏi, vì đã gần đến 5h chiều mà mới chỉ có khoảng 7,8 người được công an phường áp giải ra và về...

Tôi bị hốt lên xe lúc 9h5 phút và được "đặc cách" thả ra lúc khoảng 4h45 phút...Phía sau, vẫn là hàng loạt những con người nằm ngồi la liệt...

17/6 Một ngày buồn của tôi...!

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

THẤY GÌ QUA BIỂU TÌNH 10.6


Thấy rằng:
Lòng dân đã oán ghét đến tận cùng và cũng cương quyết tới tận cùng. Rõ ràng, biểu tình là do dân chủ động và tự phát, không có sự kích động, không có sự lôi kéo, không có tổ chức nào đủ quy mô hay cá nhân "Lãnh tụ" nào đủ uy tín để hiệu triệu hàng chục ngàn đồng bào từ khắp mọi nơi đổ về Sài Gòn, chưa kể hàng chục cuộc biểu tình lớn - nhỏ đã và đang diễn ra khắp mọi tỉnh thành, chắc chắn sẽ tới một ngày biểu tình nổ ra khắp toàn đất nước nếu Quốc Hội vẫn ngang nhiên bấm nút 1 hoặc cả 2 dự luật!
Tôi nhớ lời mấy cô, mấy bác trong chợ nói với tôi:" Lần này nhất định phải lên Sài Gòn biểu tình, bỏ một buổi chợ không sao cả. Tui bán ngày được có hơn trăm bạc nhưng tôi sẽ lấy tiền góp của tui để đi, tụi tui thuê xe 50 chỗ rồi cô, giờ giấc khởi hành đã định. Ai cũng nghèo nhưng không thể ngồi yên nhìn bọn chúng bán nước, đời mình xem như thua rồi nhưng còn đời con mình, đời cháu chắt mình, phải đi thôi, không thể chịu đựng được hơn được nữa"!
Nước mắt tôi chảy tràn trên má, thương thay những bà má, bà mẹ dân quê chân chất, tay lấm chân bùn, những người mẹ ấy không cần ai xúi bảo, không nhận của ai 1 xu, họ chỉ có ít tiền gom góp với duy nhất một tấm lòng với non sông và thế hệ mai sau để túm tụm khăn gói lên Sài gòn. Họ đã khiến chúng ta, những người cho rằng mình học cao hiểu rộng, hiểu biết chính trị xã hội, tiền bạc dư thừa phải cúi đầu hổ thẹn!
Rồi tôi nhớ tới đám trẻ "choai choai" đầu húi cua ngổ ngáo. Trong mắt tôi những đứa trẻ ấy chỉ biết ham chơi hơn là lo việc nước, ấy vậy mà, chúng nói với tôi: "Tụi em gom tiền và chuẩn bị hết rồi chị, tụi em sẽ đi xe máy, ngủ một đêm ở nhà bạn, sẽ đi theo nhóm không để lạc nhau. Nếu có bị đánh hay đàn áp thì còn nhào vô mà cứu nhau". Tôi hỏi tụi em không sợ bị bắt ư? Cả đám lắc đầu rồi nói: "Bi giờ không đi, tới lúc mất nước thì chỉ còn nước tự tử chứ sống chi cho nhục chị!"...
Sài Gòn 10.6: chưa bao giờ người ta thấy lòng dân kiên định với khí thế hiên ngang ngợp trời như vậy. Họ ùn ùn kéo nhau đi, các ngả đường chỉ thấy người là người, thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em cầm băng rôn biểu ngữ với khí thế vang dội. Đám đông anh dũng bất chấp hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bất chấp hàng rào kẽm gai bủa giăng khắp chốn, đám đông cứ đi, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu:
- "Đả đảo Trung Quốc; Đả đảo bọn bán nước; Đả đảo Quốc Hội phê chuẩn Luật Đặc Khu "bán đất" cho Tàu Cộng"
- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"
Sài Gòn - biểu tượng của "Tự do", của "Lòng ái quốc" nóng dần lên khi những bài hát cấm "Trả lại cho dân", "Việt Nam tôi đâu" vang lên khắp nơi...Có những người dân vừa hát vừa khóc. Họ xúc động, họ chịu đựng quá lâu rồi, bao dồn nén nay chỉ chờ dịp bung xả. Và thời khắc này, ngày 10.6: đây là lúc lòng dân đồng loạt tuyên bố: DÂN ĐÃ SẴN SÀNG! Việc còn lại là việc của Nhà nước, quyết định quay lưng lại với nhân dân hay đồng thuận với nhân dân? TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI?!!
Biểu tình 10.6
Không ai lường trước được hậu quả sẽ thế nào nếu Quốc Hội vẫn bù nhìn, bịt tai, bịt mắt thông qua Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu!
Biểu tình 10.6
Lòng dân đã quyết, đừng đùa với dân nữa! Lửa đã lan khắp nơi rồi nhưng... sẽ là không bao giờ là muộn để quay đầu lại:
VỀ VỚI NHÂN DÂN!




NẾU BUỘC PHẢI BẮN, HÃY CHĨA SÚNG LÊN TRỜI!


Đó là lời kêu gọi, đang lan truyền rất nhanh trên mạng. Vâng, “nếu buộc phải bắn, hãy chĩa súng lên trời!”.
Trước mặt các anh, là hàng xóm, chú bác, đồng bào, thậm chí có thể là cháu con, cha mẹ, ông bà của chính các anh.
Đừng bắn!
Vâng. Tôi đã thấy những ánh mắt ngập ngừng, cùng những cánh tay chĩa súng lên... trời! Không ít cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã trân mình chịu trận, mà không chống trả.
Phan Rí, Bình Thuận. Sau hàng loạt những hình ảnh bạo lực từ cả hai phía. Đá, đạn, kẽm gai, dùi cui, và máu đổ. Tôi dừng lại mãi trước hình ảnh này. 
Một chiến sĩ cảnh sát cơ động trẻ măng, miệng cười rất tươi. Khi trên người còn lấm lem bùn đất, và cả những vết tích của trận đòn gạch đá từ phía nhân dân.
Một nụ cười, chưa bao giờ đẹp hơn thế.
Thắng dân làm gì, tại sao phải thắng dân? Có gì mỉa mai, bất nhân, tàn độc hơn khi gọi những cuộc chiến nhắm vào dân là “những trận đánh đẹp”?
Nhường dân đi. Thua ông bà, ba mẹ, chú bác, cháu con, dòng tộc mình. Thua chính đồng bào mình, không đáng để cười sao.
Trận Tiên Lãng năm nào. Đến những con chó nghiệp vụ cũng không chọn cách tấn công, dù luôn được đẩy lên phía trước, nhưng những đồng chí “cảnh sát chó” ấy đã quay đầu, không chọn cách lao vào anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Bởi chúng nhận ra, đánh hơi được: đó không phải là kẻ thù.
Dường như, trong nhiều “trận đánh” gần đây, các anh cũng đã dùng chó. Nhưng có khi nào, các anh thấy những “đồng chí chó” của mình lao tới cắn nhân dân chưa?
Đến những “đồng chí bốn chân” của các anh còn thân thiện vậy. Tại sao các anh phải nổ súng. Tại sao phải hầm hừ trấn áp, tấn công nhân dân như kẻ thù?
Quay lưng lại, cho dù có hứng chút nhiều gạch đá, như chàng CSCĐ kia, để có được một nụ cười hạnh phúc thế.
Hoặc nếu vẫn phải nổ súng. Vâng, nếu vẫn phải nổ súng, vẫn buộc phải bắn, thì:
Hãy chĩa lên... trời!

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

SỰ ĐỘC HẠI CỦA ĐÁM TRÍ THỨC MÁNG LỢN


Link : Từ FB Đỗ Ngà
Nói đến cái máng người ta muốn nói đến nhiều điều quanh cái máng lợn. Thứ nhất, đó là nói đến đó là nơi con heo tìm thức ăn cho no bụng. Thứ nhì nó nói đến tình trạng bị nhốt cho ăn để bị thịt của con heo, vì chỉ có chuồng trại mới có cái máng. Thức ăn trong cái máng từ đâu mà ra? Xin nói thẳng, thức ăn trong máng là từ nguồn tiền bán thịt của những con heo lứa trước mà ra. Nghĩa là nó chẳng khác nào lấy thịt heo làm thức ăn cho heo cả.
Nói đến kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô thì cái nào chi phối cái nào? Chắc chẳng ai trả lời sai được, đó là kinh tế vĩ mô nó chi phối kinh tế vi mô. Trong một nền kinh tế què quặt như kinh tế Việt Nam đây, lấy đâu ra những Samsung hay Hyundai? Chỉ có những đại gia sân sau và tư bản đỏ bằng quyền lực đã tước đoạt của cải toàn dân mà làm giàu. Sự xuất hiện 4 tỷ phú đô la thì đất nước cũng gánh đến 431 tỷ đô tiền nợ trong khi GDP chỉ 205 tỷ. Tỷ phú đô la chỉ là loại bạc cắc so với khoản nợ. Đấy là cái giới hạn của kinh tế vi mô khi bị kinh tế vĩ mô khống chế.
Nhưng kinh tế vĩ mô nào có tự nó tung hoành? Nó là một lĩnh vực bị nhốt trong cái rọ chính trị. Với chính quyền sống bằng tham nhũng và cướp bóc thông qua chính sách như chính quyền CSVN thì lấy đâu ra một nền kinh tế vài ngàn tỷ USD như Hàn? Mà một khi kinh tế vừa nghèo vừa nợ ngập đầu thì đấy là vài hạt cơm cho đàn quạ đói. Cho nên bên trong xã hội Việt Nam là sự giành ăn bằng thủ đoạn là chính, cống hiến là sự hoang đường. Giàu chân chính ở Việt Nam nó rất hiếm, còn lại là đánh quả, chạy chọt dự án để cách này hay cách khác moi được bầu sữa ngân sách và tài sản công để làm giàu bản thân làm nghèo đất nước.
Với người trí thức đích thực, phải nhìn ra vấn đề chính trị. Và là người yêu nước thì phải đấu tranh để loại bỏ cái thể chế chính trị đó, không thể khác được. Tri thức chuyên môn là loại tri thức để trang hoàng cho cá nhân và cùng lắm nó hữu ích trong một nhóm kinh tế vi mô nào đó như công ty mà thôi. Còn tri thức chính trị nó được trang hoàng cho một dân tộc, một đất nước. Nhiệm vụ của nó loại bỏ những thể chế chính trị hại dân hại nước và xây dựng nên một thể chế chính trị vì dân. Khi có nền chính trị vì dân như thể chế chính trị tam quyền phân lập thì kinh tế vĩ mô mới được cởi trói. Khi kinh tế vĩ mô được cởi trói thì nó sẽ làm kinh tế vi mô nảy nở và từ đó toàn xã hội có thịnh vượng.
Tri thức chuyên môn cho mình cái nghề, khi có nghề mình kiếm cơm bỏ miệng. Nói cho cùng loại tri thức đó là tri thức kiếm ăn không hơn không kém. Nếu nói tri thức chuyên môn nuôi sống cá thể thì tri thức chính trị là loại tri thức nuôi sống một đất nước. Con heo nó chỉ biết cái máng ăn và không biết thân xác nó sẽ bị xẻ thịt, thì loại trí thức có kiến thức chuyên môn thiếu tri thức chính trị là loại như vậy. Thấy tính chất kinh tế đơn thuần và mù kiến thức chính trị. Loại đó chỉ có ích cho cái bao tử của nó và hoàn toàn vô ích với một quốc gia. Loại đó nhiều, đất nước lụn bại.
Hiện nay rất nhiều những trí thức máng lợn ở Việt Nam, kể cả những kẻ Tây học. Những anh bằng cấp đầy mình, ăn nói hoạt bát, làm diễn giả dạy cho các bạn trẻ "tư duy làm giàu" đủ thứ. Nhưng cuối cùng anh ta lại bảo những bạn trẻ đừng động đến chính trị. Ông ta dạy tư duy làm giàu cho hàng vạn bạn trẻ, mà chấp nhận nền chính trị tàn phá kinh tế vĩ mô và bóc lột xã hội cho đến cái quần sịp cũng không còn. Thì ông ta dạy chúng nó có ích gì? Nền chính trị đó nó làm ra một nền kinh tế vĩ mô nghèo đói và nợ nần chồng chất thì đám bạn trẻ đó làm gì để giàu? Sự nghèo đói bởi một nền kinh tế tồi tệ đổ lên đầu mọi công dân Việt Nam thì chúng nó thoát đi đâu? Vậy thì cuối cùng cũng trở về cách làm giàu bất chính mà thôi. Thật tội nghiệp cho những bạn trẻ, bỏ bộn tiền ra chẳng được cái ích gì ngoại trừ bị ông diễn giả làm cho ngu hơn vì tránh xa chính trị. Diễn giả kiểu đó đích thị là loại trí thức máng lợn, chính anh ta là kẻ góp phần cho xã hội lụi tàn vì sản sinh ra thứ sinh viên sợ chính trị như thế.
Hay những anh có chút chuyên môn, làm trong một công ty lớn thành công. Thế là phăng ra ngay, luật đặc khu với thời hạn thuê 1 thế kỷ và cho phép luật pháp nước ngoài xử lí ngay trên vùng đặc khu là tốt. Dốt chính trị, ngây thơ cho rằng một đất nước với nền tảng pháp luật như cứt mà thu hút được ong bướm. Với nền tảng chính trị và luật pháp Việt Nam, chỉ đám doanh nghiệp ruồi nhặng của Tàu bu vào mà thôi. Nên nhớ, chính trị nặn ra kinh tế chứ không có điều ngược lại.
Và như thế những trí thức máng lợn đã góp phần duy trì sự lụn bại vốn có của một đất nước. Loại trí thức này chỉ có kiếm ăn cho riêng mình và rất tai hại cho tương lai đất nước. Vì chính nó làm chết tri thức chính trị - một loại tri thức không thể thiếu cho một đất nước tiến bộ.
P/S: Trí thức máng lợn là đám trí thức bài bác yếu tố chính trị và hướng suy nghĩ của giới bình dân chăm vào miếng ăn. Những trí thức có chuyên môn, nhận biết được cái thối nát của chính trị không nằm trong phạm vi của bài viết. Vì theo tôi, những trí thức nhận ra cái sai của nền chính trị mà không dám nói là một dạng sức mạnh tiềm ẩn của đất nước. Khi hết sợ hãi, họ là những người đáng quý.
Từ Fb Đỗ Ngà

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

SỐNG VỚI TRUNG QUỐC?!


Link : FB Hoài Tâm
Một bài viết quá dài; song khổ nỗi nó lại không thừa lấy một từ. Rất đáng đọc và suy ngẫm...
Bài viết lâu lắm rồi; và coppy lại cũng lâu lắm rồi, nay mới peaste. Bài của Tạ Duy Anh, một Nhà văn răng hô, má hóp gốc Hà Tây, song đáng để nhiều bậc mũ cao, áo dài biết để mà biết rằng dân An Nam biết cả, chỉ tội không nói được nên lời.
Nay xin phép Nhà văn Tạ Duy Anh đăng lại, bởi thấy nó mãi mãi vẫn còn tinh khôi...
(P/s: Message của Nhà văn Tạ Duy Anh gửi người đã post (H.T): "Ô, thật là vui, tôi đang tính in thành sách, dạng handmade, hy vọng sẽ lại gặp nhau. Tôi viết (Sống với Trung Quốc- H.T) mất hơn một năm, hoàn toàn với tinh thần tự nguyện hiến kế, cũng để lòng mình nhẹ đi vì nỗi ưu tư cứ nặng như đeo đá, cảm ơn anh nhiều. Tôi dốt F lắm nên sẽ còn sơ suất, mong thứ lỗi".
Cám ơn Nhà văn đã cho phép post để mọi người cùng... hưởng!).
Hoài Tâm.
SỐNG VỚI TRUNG QUỐC?!
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Nguyễn Trãi)
Lời tự bạch:
Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.
Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.
Tôi dựa trên nền tảng quan điểm sau:
- Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là thôn tính Biển Đông và đối thủ số một là Việt Nam.
- Việt Nam là nước nhỏ hơn nên luôn cần hoà bình, sống yên ổn bên cạnh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
- Một cuộc chiến tổng lực giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông là bất phân thắng bại nhưng là thảm hoạ cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều cần hoà bình.
Tôi tin rằng:
- Thượng sách là làm sao để sống hòa bình với Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền tinh thần (bao gồm chính trị, văn hóa, lối sống…)
- Hạ sách là phải lựa chọn chiến tranh, dù ngắn hay dài, bởi hệ lụy của nó thì chưa thể biết hết, nhưng điều biết trước là – do cùng chung biên giới – sau sự tan hoang, đổ máu sự căng thẳng luôn trở về đúng điểm xuất phát khi chưa xảy ra binh đao và nguy hiểm hơn là nó tiếp tục làm tăng thêm mối hằn thù dân tộc là thứ sẽ để lại hậu quả cho con cháu lâu dài.
- Tối hạ sách là quá sợ chiến tranh mà đành ôm mối nhục để kẻ thù xâu xé cương vực, nuốt dần lãnh thổ, giết hại dân lành.
Chuyên luận chia làm ba phần: Bản chất của mối quan hệ Việt-Trung; Biển Đông và những điều có thể xảy ra; và Dự đoán hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn của Việt Nam.
Tôi được khích lệ, chia sẻ ý tưởng từ nhiều người, nhất là những bạn trẻ nhiệt huyết với vận mệnh đất nước, những đồng nghiệp nhiều ưu tư nhưng vì nhiều lý do mà không thể tự do phát biểu quan điểm như tôi. Tôi xin tặng lại chuyên luận này cho họ.
Có thể những gì tôi suy nghĩ và viết ra chỉ đáng là những điều vô bổ, nông cạn hoặc là những chuyện đã biết rồi, không ai cần đọc. Nhưng tôi không vì điều đó mà nản chí bởi đây là tấm lòng của tôi với đất nước, một đất nước chưa bao giờ thôi khốn khó nhưng là nơi duy nhất tôi có thể sống và chết. Tôi cũng không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ chữ cuối cùng của chuyên luận này, tôi vẫn chưa thoát khỏi cảm giác Nghĩ mãi không ra.
PHẦN I:
BẢN CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
Kể từ cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Tống cho đến năm 1979, cứ cách ngắn nhất là 200, dài nhất là gần 400 năm (trung bình khoảng 250 năm) người Hán lại chủ động gây can qua với nước ta. Tất cả đều nhằm tới mục tiêu thôn tính lãnh thổ, biến nước ta thành quận huyện của họ. Nếu khẩu độ thời gian này thành quy luật, thì chúng ta đang ở vào thời kỳ Hoà Bình với Trung Quốc. Nhưng không có bất cứ điều gì đảm bảo cho nhận định đó. Tôi luôn cảm thấy chúng ta còn rất ít thời gian để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu mới với Trung Quốc, vượt khỏi quy luật về tần suất vừa nêu và về mức độ khốc liệt. Nói cách khác, với Trung Quốc ngày nay, mọi sự đều vô cùng khó lường. Vì thế chúng ta cần phải động não đưa ra được một đối sách để tồn tại hoà bình lâu dài bên cạnh Trung Quốc mà không mất chủ quyền lãnh thổ (trước mắt là không mất thêm vì hiện tại Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của chúng ta) và chủ quyền chính trị. Trong thời gian qua, ngoài quan điểm được nói ra mồm của chính quyền: “Tránh những hành động làm ảnh hưởng đến đại cục trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”, nổi lên những xu hướng sau từ phía dân chúng trong và ngoài nước:
- Xu hướng chủ chiến muốn Việt Nam dàn quân ngay tức khắc, cụ thể là đưa tàu chiến, máy bay ra để đối lại với những hành động bắt nạt, cướp bóc và giết hại ngư dân Việt Nam mà phía Trung Quốc thực hiện, khi điều kiện cho phép có thể dùng vũ lực đánh chiếm lại quần đảo Hoàng Sa và những vị trí bị Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Xu hướng này cũng lập tức kết tội chính quyền hiện tại hèn nhát, bán nước, làm tay sai cho Trung Quốc và yêu cầu họ nhường quyền lãnh đạo đất nước cho những lực lượng khác. Trong khi chưa thể chỉ ra lực lượng khác ấy là lực lượng nào, những người theo xu hướng này có lẽ cũng đã quên rằng, phần quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 là từ quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đồng minh số 1 của Hoa Kỳ lúc ấy, khiến hơn 60 chiến sĩ hải quân là con dân nước Việt bị bắn chết một cách tức tưởi trong cảm hứng vô cùng dã man của kẻ thù. Với một hạm đội khổng lồ của ông bạn lớn Hoa Kỳ nằm cách đó vài chục km, với rất nhiều vũ khí hiện đại, nếu người Việt (cụ thể là chính quyền miền Nam lúc ấy) định dàn quân giành lại Hoàng Sa thì không còn cơ hội nào tốt hơn chính thời điểm đó. Thực tế này với chính sách bị coi là nhu nhược của chính quyền hiện tại như một số người quy kết, là hai vấn đề khác nhau và mỗi vấn đề đều cần phải làm rõ, rạch ròi, công bằng trước lịch sử.
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn muốn dựa vào tinh thần dân tộc, tinh thần bài Hán để thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Giới hạn của xu hướng này là công khai đối đầu với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, thậm chí nếu cần thì cắt đứt bang giao, sẵn sàng cho một cuộc đánh trả bằng quân sự. Xu hướng này gây sức ép với chính quyền để họ phải tỏ rõ thái độ chống lại Trung Quốc bằng lời lẽ và hành động ngay lập tức.
Nếu sau mọi chuyện, sáng dậy mở mắt ra chúng ta đã không còn là láng giềng của Trung Quốc thì chẳng có gì phải bàn nhiều.
Thực ra dưới thời cố Tổng bí thư Lê Duẩn, quan hệ Việt-Trung là thể hiện rõ ràng nhất của xu hướng này, với đỉnh cao của cuộc đối đầu là trận chiến biên giới năm 1979, kéo dài 30 ngày trên lý thuyết nhưng phải hơn 7 năm sau mới chấm dứt được sự đổ máu, sau khi để lại một biên giới tan hoang và một nền kinh tế kiệt quệ. Đấy là chưa kể thiệt hại lớn nhất về nhân mạng mà con số chắc chắn là nhiều vạn người vẫn còn trong vòng bí mật quốc gia!
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa mềm dẻo muốn Việt Nam độc lập với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao để tự chủ quan hệ đồng minh với những quốc gia có chung lợi ích chiến lược ở Biển Đông, số 1 là Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc không dám cậy mạnh lấn lướt mà phải lựa chọn sự hữu hảo bình đẳng. Mặt khác nhà cầm quyền cần từ bỏ ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa như một mặc định vô lý, nhanh chóng dân chủ hoá đất nước theo tấm gương của một số quốc gia phát triển trong khu vực để nâng cao sức mạnh dân tộc, tập hợp được mọi lực lượng, tiến tới đưa nước ta thành một cường quốc kinh tế, quân sự… Khi đó nền hoà bình với Trung Quốc sẽ tự nhiên được thiết lập và có cơ sở để bền chắc và có cơ hội để đòi lại những phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Hàng loạt kiến nghị, tuyên bố… của những nhân sĩ, trí thức, công, nông, binh… trong thời gian qua là theo xu hướng này. Cùng với đó là những đợt người dân hai thành phố lớn xuống đường giương biểu ngữ phản đối Trung Quốc khi có sự cố nào đó họ gây ra trên Biển Đông.
Đây là xu hướng trước sau đất nước cũng phải lựa chọn, bởi nó mang tính tất yếu về mặt phát triển, đáp ứng nhiều nhất lợi ích của dân tộc trên mọi phương diện. Tuy nhiên khi tiếp cận ở một vài vấn đề then chốt vẫn còn hấp tấp, thiếu đi độ lạnh của lý trí, sự điềm tĩnh cần thiết để duy trì sự tỉnh táo. Chính vì thế nhiều ý tưởng đầy trách nhiệm với quốc gia, xuất phát từ những tấm lòng lớn với xã tắc, lại bị lồng trong cái vỏ của thứ ngôn ngữ chỉ dùng khi chửi bới, miệt thị, chế nhạo khiến mất đi tính đối thoại, rất đáng tiếc. Ngoài ra, vì để cho sự bức xúc chi phối mà nhiều ý kiến thành tâm bị mọi người hiểu sai, dẫn đến tác giả của nó bị vùi dập không thương xót, cũng làm mất đi không khí bàn bạc, tôn trọng nhau mà đáng ra giới trí thức phải gương mẫu duy trì (*). Với cá nhân tôi, những gì xảy ra giữa một bộ phận người dân với chính quyền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là với Nhà nước Việt Nam thời gian qua là một bi kịch dân tộc. Trong khi kẻ thù đang lăm le ăn sống nuốt tươi lãnh thổ của Tổ Quốc, thì nội bộ Dân tộc lại bị phân tán. Tôi phản đối mạnh mẽ cách thức hành xử của chính quyền khi đàn áp biểu tình, tấn công các blogger có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Hành xử như vậy cho thấy chính quyền thiếu tự tin về trí tuệ nhưng lại quá tự mãn, ngạo mạn với vai trò và quyền lực của mình. Chính quyền không thể cho mình cái quyền không cần đối thoại với dân chúng mà chỉ một mực đòi họ tuyệt đối tin tưởng, trước một vấn đề nước sôi lửa bỏng như vấn đề chủ quyền và sinh mệnh đồng bào. Họ là những người dân bình thường, không thể đòi hỏi họ cũng phải tư duy như những chính khách và càng không thể vì thiếu tư duy ấy mà họ bị khép tội. Họ có quyền lo lắng cho đất nước và cần biết niềm tin của họ có cơ sở hay không và đang đặt vào đâu. Ngay cả khi phải giữ bí mật, phải đóng kịch với Trung Quốc để không phá vỡ sách lược nào đó không cần phải cho người dân biết, thì vẫn có cách chuyển tải điều đó cho dân chúng. Sự vụng về thì có thể thông cảm được chứ rất khó mà chia sẻ với cái kiểu “bí thí tốt” như đã xảy ra.
Nhưng mặt khác cũng phải nói một sự thật rằng, chúng ta không thể đối phó được âm mưu của Trung Quốc muốn chiếm vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa nếu chỉ bằng những cuộc biểu tình trên đường phố hoặc những lời hô hào trên Internet. Đánh thức lòng yêu nước, sự cảnh giác của mọi tầng lớp dân chúng trước âm mưu Hán hoá mà Trung Quốc đang tiến hành với Việt Nam là cần thiết, thậm chí cấp thiết hơn bao giờ hết và chắc chắn còn có nhiều cách khác nữa. Nhưng sự tỉnh táo sau đó để giải mã hành động của Trung Quốc rồi đưa ra đối sách khôn ngoan mới là thứ cần thiết hơn. Chúng ta không sợ một cuộc chiến tranh với Trung Quốc – nếu nó xảy ra – không có nghĩa rằng chúng ta luôn sẵn sàng để tuyên chiến với Trung Quốc, đặt đất nước thường xuyên bên bờ vực chiến tranh. Những lời hô hào kích động cho một cuộc chiến tranh thấy rải rác đâu đó, là vô cùng thiếu lý trí, thậm chí là vô trách nhiệm. Nếu ai đó ở Trung Quốc cũng nuôi quan điểm như vậy với Việt Nam, cho dù họ ở thế nước lớn gấp 30 lần chúng ta, cũng đáng bị coi là thiển cận.
Một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều đầu tiên chúng ta (và không chỉ chúng ta, ngay nước Mỹ, nước Nhật…) phải tìm mọi cách để tránh khi còn có thể. Bản thân Trung Quốc cũng phải làm điều tương tự với các láng giềng của họ, ngoại trừ họ ảo tưởng mù quáng về sức mạnh hoặc có kẻ nào đó trong giới chóp bu tại Bắc Kinh lại thích cá cược với lịch sử. Tìm mọi cách để tránh, khác với tránh nó bằng mọi giá. Đọc lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó, tức là cố gắng hoà hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng đến vũ khí. Trước thế giặc quá mạnh, Triều đình Nhà Trần thậm chí đã nghĩ đến chuyện buông vũ khí để mong không phải chịu cảnh binh đao khốc liệt có nguy cơ huỷ diệt cả dân tộc! Sửa chữa sai lầm chết người đó chính là nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh và những người dân cày Đại Việt. Rút cuộc vua tôi nhà Trần đã khiến kẻ thù phải bạc tóc hàng trăm năm sau mỗi khi nhớ lại cuộc xâm lược nhục nhã đó. Bởi vì nhà Trần có những vị vua vô cùng anh minh, lại khiêm nhường (những người còn tin có thần Phật, trời đất đều khiêm nhường), biết coi sinh mệnh của xã tắc cao hơn sĩ diện cá nhân, sĩ diện của triều đại. Nhà vua dám nói lên suy nghĩ của mình, dám thú nhận với bá tính sự kém cỏi, thiếu tự tin của mình trước một kẻ thù quá mạnh (dám thú nhận sự kém cỏi của mình chưa bao giờ là người kém cỏi!), cần đến các hiền tài dân tộc, cần tiếng nói quyết định của mọi tầng lớp nhân dân. Chính nhờ ở tinh thần “bóp nát quả cam”, ở những lời nói khẳng khái “Đầu thần còn trên cổ thì hoàng thượng chớ lo”, “Nếu định hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã”… mà Triều đình nhà Trần đã kết thành một khối rắn chắc chôn vùi huyền thoại sức mạnh Nguyên-Mông và tạo nên hào khí Đông A để tiếng thơm đến muôn đời. Có những bậc minh quân như vậy, những người biết chọn đối thoại, biết lắng nghe thay vì đối đầu với dân chúng, làm sao kẻ thù có thể thắng được.
Giờ đây là lúc cả dân tộc cần đến một sự gắn kết, cần một sự đồng lòng, cần những bộ óc thông minh, trong sạch hơn bao giờ hết. Bởi vì vận mạng của dân tộc, sự tồn vong của xã tắc chưa bao giờ bị đặt vào thế chông chênh như hiện tại. Kẻ thù ngày nay không phải là những đạo quân công khai tuyên bố sẽ làm cỏ cái nước Nam nhỏ bé với những tối hậu thư ngông cuồng và lỗ mãng, ép con dân Việt phải cầm vũ khí. Kẻ thù ngày nay luôn mang bộ mặt bạn bè, thậm chí còn là những người có cùng mục tiêu lý tưởng, luôn luôn vuốt ve bằng những lời lẽ ngoại giao thuộc loại lịch sự nhất. Kẻ thù trước đây đặt chúng ta vào tình thế hoặc đánh lại hoặc bị tiêu diệt. Kẻ thù ngày nay tạo cảm giác là chỗ dựa tin cậy, cùng tồn tại và cùng phát triển, vì một mục tiêu cao cả cùng hướng tới. Nhưng trên thực tế, chưa khi nào nước ta bị xâm lược ở quy mô lớn và toàn diện như hiện nay. Chưa khi nào nguy cơ lại rơi vào vòng lệ thuộc ngoại bang của dân tộc chúng ta hiển nhiên như hiện tại. Vì vậy con dân nước Việt mà đại diện của nó là giới trí thức, phải thật tỉnh táo để không gây ra trạng thái rối trí.
Chúng ta phải xác định ngay với nhau rằng, Trung Quốc là mối bận tâm lớn nhất của người Việt, từ cổ sử cho đến muôn đời. Người Pháp, người Nhật và sau cùng là người Mỹ, chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên làm gián đoạn mối bận tâm chính yếu đó, xét trên suốt hành trình là không đáng kể cho dù nó cũng đã làm thay đổi số phận của dân tộc. Chính các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã giúp người Việt tạm thời quên đi những đau thương do Trung Quốc gây ra. Quan hệ Việt-Trung bỗng nồng ấm tình anh em khi người Pháp và liền sau là Mỹ quyết chia cắt Việt Nam để “ngăn cơn sóng đỏ”. Không thể trách những nhà chính trị miền Bắc thời ấy khi họ buộc phải dựa vào Trung Quốc (giống như những nhà chính trị của chính thể Việt Nam Cộng hoà phải dựa vào Hoa Kỳ) cho dù không ít người nhận ra bên trong những kiện hàng viện trợ là một tính toán lâu dài về lãnh thổ và lợi ích quốc gia của người Hán. Họ (bao gồm cả hai phía) đáng trách ở chỗ đã ngạo mạn đánh đồng các mục tiêu chính trị có tính đảng phái dựa trên những chủ thuyết chính trị, với các mục tiêu dân tộc vốn cao hơn, thiêng liêng hơn mọi ý thức hệ. Vì thế, người Việt nên trách nhau một cách nghiêm khắc thì công bằng hơn. Chúng ta đã thất bại quá lâu cho một cuộc hoà giải dân tộc (**) (giờ này vẫn chưa hết thất bại!), tạo cơ hội cho các loại ngoại bang nhảy vào xâu xé, chia chác, tự tiện đưa ra những quyết định theo ý họ trên lưng người Việt. Hàng triệu con cháu của bà Âu Cơ bị chính người anh em, đồng bào của họ giết chết bởi vũ khí ngoại bang, là điều khủng khiếp nhất của lịch sử đất nước và các thế hệ tương lai phải tiếp tục suy ngẫm về cơn bĩ cực đau thương đó. Trong số những ngoại bang ấy thì Trung Quốc là ẩn số lớn nhất, chứ không phải Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc mạnh mẽ viện trợ chiến tranh cho Bắc Việt Nam nhưng lại không muốn thấy một nướcViệt Nam thống nhất, là bằng chứng rõ ràng nhất về điều đó. Họ muốn người Việt tàn sát nhau cho tới người cuối cùng để dễ bề nuốt gọn cái dải đất phía Nam mà hàng ngàn năm ông cha họ không thực hiện được, hoặc ít ra cũng biến thành cái đệm an ninh như họ đang đạt được với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc là bậc thầy thiên hạ về khả năng giấu kín những mục tiêu chiến lược của mình. Những lời dạy của Đặng Tiểu Bình “Giấu mình chờ thời” đã nói rõ bản chất của nền chính trị Trung Hoa hiện đại. Giấu mình khi chưa đủ mạnh. Chờ thời cơ chín muồi, trong đó Trung Quốc đã là cường quốc, trong khi những cường quốc khác suy yếu, sẽ làm một cuộc trỗi dậy, đánh úp thiên hạ để rửa nhục cho những thất bại triền miên của dân tộc Trung Hoa (không phải chỉ thất bại trước người Việt). Thực ra đây là một tư tưởng nguy hiểm cho thế giới, đặc biệt với những nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Và cũng chính thủ đoạn đầy tinh thần Đại Hán đó đã xác định bản chất của mối quan hệ không chỉ Việt-Trung mà cả giữa Trung Quốc với thế giới.
Chưa khi nào Trung Quốc ngạo mạn và tự tin vào sức mạnh của họ như hiện nay.
May mắn lớn nhất là đến giờ này chúng ta vẫn chưa bị Hán hoá! Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào bị đô hộ tới cả ngàn năm mà lại vẫn sống sót với tư cách một dân tộc, để rồi sau đó phát triển thành một quốc gia, như Việt Nam. Đó là bi kịch khủng khiếp cho cả hai phía. Trong khi chúng ta bị dồn đuổi, bị áp bức, bị lệ thuộc, thì kẻ đô hộ cũng chẳng sung sướng gì. Sau một ngàn năm, việc người Hán đành phải nuốt hận dừng chân trên đường chinh phạt xuống phía Nam, chấp nhận có một quốc gia bé hơn họ gần ba mươi lần về diện tích, sống bên cạnh như một láng giềng, mà lại là láng giềng bướng bỉnh, là nỗi hổ thẹn không dễ gì quên đi được. Bằng chứng là từ khi nhà nước Đại Việt ra đời cho đến cuối thế kỷ 20, tức là 1000 năm sau đó, họ đã tám lần xua binh hùng tướng mạnh, lần lượt đối đầu với sáu triều đại chính của Việt Nam, quyết rửa nỗi nhục đế quốc mà vẫn không thành. Điều đó xác lập nên mối quan hệ lịch sử trớ trêu và bi thảm giữa chúng ta và Trung Quốc. Mỗi lần Trung Quốc muốn làm cỏ nước Nam, thì thêm mỗi lần họ phải nuốt xuống sâu hơn nỗi nhục thất bại. Nỗi nhục đó là nỗi nhục Quốc truyền. Ý thức rõ không thể tránh được Trung Quốc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tìm ra một triết lý sinh tồn bên cạnh người láng giềng khổng lồ và chưa bao giờ hết tham vọng lãnh thổ, đó là “thần phục giả vờ” (chữ của cố giáo sư Trần Quốc Vượng). Nghĩa là bề ngoài cha ông ta luôn tỏ vẻ thần phục Bắc triều với các hình thức dâng lễ vật hàng năm, bẩm báo một cách hình thức những việc trọng đại, chấp nhận chịu lễ phong vương (tức là chấp nhận thuộc quốc về mặt hình thức)… Thậm chí sau mỗi cuộc chiến, dù mình là người chính nghĩa và chiến thắng, nhưng – như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và sau này là Quang Trung đã làm – vẫn giành cho kẻ thù chút sĩ diện để nó không quá nhục mà trở nên điên cuồng. Nhưng bên trong thì lúc nào cha ông ta cũng giữ độc lập, bình đẳng với Trung Quốc trong mọi việc, sẵn sàng – cả về tinh thần (đoàn kết dân tộc) lẫn vật chất (rèn luyện binh sĩ, vũ khí, chẳng hạn chính sách “ngụ binh ư nông”… hoàn toàn chỉ để đối phó với Trung Quốc) – để cho gã khổng lồ nếm tiếp nỗi nhục thất bại nếu nó lại gây can qua. Về phía các triều đại Trung Quốc, một mặt họ cay đắng chấp nhận sự thần phục mà họ biết rõ là vờ vĩnh đó, một mặt họ không nguôi tìm cách xóa xổ nước Việt ở phương Nam, khi điều kiện cho phép. Điều kiện đó là khi nước nhà ta suy yếu hay lủng củng về nội bộ. Điều kiện đó còn là khi các triều đại của Trung Hoa tiếm quyền nhau và muốn lấy lòng dân chúng, muốn chứng tỏ họ hùng mạnh, muốn mở mang cương vực (thời điểm hiện tại có vẻ như đang hội đủ những yếu tố bên trong và bên ngoài như vậy!). Họ đã thành công với hầu hết các nước nhỏ ở phía Tây, phía Bắc nhưng chưa bao giờ làm được điều tương tự khi quay xuống phương Nam. Vì thế, sự ngang nhiên tồn tại một nhà nước của một trong số những tộc Việt không thể tiêu diệt, chính là nỗi hận truyền đời của người Hán. Vì những mục tiêu lâu dài, trong một số điều kiện không thể chủ động, Trung Quốc buộc phải làm chỗ dựa cho Việt Nam trong một thời gian. Đây là một phần của sự thật lịch sử bang giao hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự thật này có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng bên trong vẫn là cái hạt đắng đót kết lại từ hàng ngàn năm quá khứ mà chính sách trắng của Bộ ngoại giao Việt Nam năm 1979 đã chỉ ra. Cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1978 với chế độ đồ tể Pônpốt và cuộc chiến phía Bắc năm 1979 với bậc thầy của hắn ta, tuy với hai quốc gia khác nhau nhưng đều có một điểm xuất phát từ Bắc Kinh. Nó là nút thắt định mệnh mỗi 250 năm (chính xác chỉ có 190 năm, kể từ cuộc xâm lược của nhà Thanh, là khẩu độ thời gian ngắn nhất) của lịch sử chưa bao giờ hữu hảo thật sự giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giờ đây, cho dù được khoác bằng những chữ vàng về tình anh em, được tô son trát phấn bởi đủ thứ mỹ tự, thì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, trên thực tế là quan hệ giữa một con mãnh thú luôn đói mồi với một con nhím chỉ muốn yên thân nhưng bất khuất, đầy kinh nghiệm thoát hiểm và có khả năng làm đối phương phải tổn thương. Người Trung Quốc có thể cũng rất muốn có sự yên ổn ở phía Nam, nhưng với điều kiện các đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải – đặc biệt là lãnh hải – của họ phải được thoả mãn. Mà điều vô lý theo kiểu sô-vanh đó thì không bao giờ được chấp nhận, một khi người Việt chưa diệt vong. Vì vậy, mọi sự hữu hảo giữa hai đảng, hai nước, hai dân tộc… chỉ là sự vờ vịt mà cả hai bên đều đọc thấy hết những gì thật sự ẩn chứa bên trong, sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ, ít nhất là chừng nào chúng ta còn chưa giành lại được Hoàng Sa, hoặc chừng nào Trung Quốc chưa trở thành một cường quốc dân chủ, có trách nhiệm và do đó từ bỏ tham vọng ngông cuồng, đầy ảo tưởng thể hiện trên bản đồ lãnh hải hình lưỡi bò.
Có thể đã thừa căn cứ để nói rằng: Không ai mong muốn làm láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc như những gì thế giới chứng kiến ở họ. To lớn như nước Nga hay Ấn Độ họ cũng không thích thú gì có một ông bạn thâm hiểm, tham tàn và khó lường như Trung Quốc ở bên cạnh. Trong nửa sau thế kỷ 20, Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp gây chiến tranh với hầu hết bạn bè lân bang, đúng tinh thần của Binh pháp Tôn Tử: “Viễn giao, cận công”. Vì thế, số phận quả là khắc nghiệt đã đặt chúng ta bên cạnh Trung Quốc, lại ở phía dễ tổn thương nhất. Việc thất bại trong quá trình đồng hoá và xâm lược Việt Nam suốt hai ngàn năm, chưa phải là bài học cuối cùng cần khép lại vĩnh viễn với người Trung Quốc. Họ sẵn sàng theo đuổi tiếp hai ngàn năm nữa để thực hiện mục tiêu đó. Mấy chục năm hữu hảo, mấy trăm triệu đô la viện trợ để chúng ta có thể “đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng” chỉ là bước đi nhỏ, của một tính toán dài hạn, lạnh lùng, không thay đổi một li một lai mà người Trung Quốc vạch ra chi tiết cho việc thôn tính chúng ta. Xét về mọi khía cạnh thì đây là một thực tế bi thảm mà chúng ta phải đối mặt. Bi thảm vì chúng ta luôn ở thế lép vế so với họ; bi thảm vì chúng ta không có quyền lựa chọn không gian sống khác; bi thảm vì dân tộc chúng ta là một dân tộc quật cường, hoặc sống hoặc chết chứ không trở thành họ, càng không trở thành một bộ phận dơ dáy của họ. Bi thảm còn vì chúng ta không thể nhắm mắt lại rồi hy vọng khi mở ra đã ở bên một nước khác không phải Trung Quốc. Chúng ta, trong bất cứ khoảnh khắc nào đều không được phép sao lãng công việc để ý ông bạn láng giềng. Bỗng dưng nó mạnh lên là phải cảnh giác. Nhưng đột nhiên nó có nguy cơ tan vỡ cũng lại là mối nguy hiểm. Thấy họ cãi nhau với người hàng xóm khác (chẳng hạn như những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Philippines), phải nghĩ ngay đến việc họ đang giương đông kích tây, đánh lừa dư luận khỏi chú ý đến mục tiêu chính ở Biển Đông, tức là có thể bất ngờ đánh úp mình bất cứ lúc nào.
Nhưng có lẽ bi thảm nhất là vô tình chúng ta đóng vai trò vật cản tự nhiên của tham vọng bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Đây là thực tế phũ phàng xác định tính thực chất lâu dài cho mối quan hệ Việt-Trung.
Nói gọn lại, chừng nào Trung Quốc còn nuôi ý đồ độc chiếm Biển Đông, chừng nào Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, tìm cách gặm dần Trường Sa của Việt Nam, chừng nào người Việt Nam còn không chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc trên một phần lãnh thổ, không chấp nhận sự lệ thuộc tinh thần, thì chừng đó quan hệ Việt-Trung là quan hệ của hai đối thủ, mọi sự hữu hảo chỉ là tạm thời và vờ vĩnh. Thực chất của mối quan hệ đó là bên này tìm cách cô lập, làm suy yếu bên kia càng nhiều càng tốt (trên thực tế điều này chỉ đang diễn ra một chiều, từ phía Trung Quốc). Với Trung Quốc là cả một chiến lược toàn diện, dài hạn, nhất quán, được chuẩn bị kỹ với tầm nhìn hàng trăm năm từ chuẩn bị lực lượng quân sự, chèn ép về buôn bán, giao thương, xâm lược văn hoá, quấy nhiễu, gây rối an ninh, áp đặt dư luận bằng quy mô tuyên truyền lớn, thao túng hàng hoá, tiền tệ, công nghệ, làm suy thoái nòi giống Việt (***)… không thể kể hết, đến những can dự vào chính trị, chia rẽ nội bộ, kiềm toả về ngoại giao, kinh tế, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu toàn diện, … Còn về phía Việt Nam, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là tỉnh táo thoát khỏi những mưu mô đó của Trung Quốc, tận dụng thời cơ trong đó có cả những mâu thuẫn giữa các cường quốc để phát triển. Về phần Trung Quốc, họ nắm toàn bộ sự chủ động, có thể đề ra luật chơi theo ý mình nhưng tuyệt đối không phải vì thế mà họ có quyền định đoạt. Về phần mình, chúng ta bắt buộc phải sống bên cạnh họ – nhiều người có vẻ không nhớ thực tế đơn giản này – đành ở vào thế phải nương theo và vì vậy chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Quốc bằng một đối sách khôn ngoan.
(Còn nữa)
TẠ DUY ANH.

-----------------------------------------------
Tạ Duy Anh - Sống với Trung Quốc III: https://quangdonquixote.blogspot.com/2013/01/ta-duy-anh-song-voi-trung-quoc-iii.html