Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

FB Annam Yakukohaiyo : Nói về Bảo Đại …



Buồn buồn lấy chuyện ông Bảo Đại ra nói chơi.! Hễ ai thấy trúng thì thương, lỡ như trật thì thôi 😂 Hậu sanh mừ, biết được nhiêu hay nhiêu....
---
Nói về Bảo Đại thì người ta hay nói về cái vụ ĂN CHƠI PHUNG PHÍ XA HOA VÀ GÁI GÚ !
Nói thiệt tình nha, cái độ ăn chơi của vua Bảo Đại thời đó còn thua xa so với các vương tôn công tử của mấy ông đại điền chủ Nam kỳ như Hắc công tử, Bạch công tử , cậu Sáu Ngọ - ông trùm cờ bạc đất Nam kỳ có quốc tịch Pháp và có tên Tây là Paul Daron..... cái đó là chưa kể tới mấy đại công tử con nhà Chúa Tàu nha... Bảo Đại có đi ăn nhà hàng ở khách sạn thôi mà ăn chơi gì.. mấy thằng hạch tội chắc chưa được biết về xứ Nam kỳ thời còn huy hoàng trước 1945. Thuở đó ngự đệ của Rama VII qua Nam kỳ chơi thì giới thượng lưu cùng lắm tôn trọng ngài như bạn bè thân thiết chớ cũng không quan trọng thân phận hoàng gia cho lắm.
(Nam kỳ lúc đó không thuộc Việt Nam, mà đang được coi như là một tỉnh của Pháp).
Mà những kẻ hạch tội ông Bảo Đại ăn chơi chỉ toàn là kiểu như :
Đi Pháp du học ăn chơi tiệc tùng bên Pháp : nè người ta sống phải theo thời theo văn minh, công chúa Olga của dòng dõi Nga hoàng Nicolai II còn du học bên Pháp, ngự đệ của vua Rama VII cũng từng du học Pháp.
Rồi người ta cũng thuộc dòng dõi vua chúa, hong ăn nhà hàng sang trọng hong lẽ ăn ốc mỡ xào tỏi vỉa hè mới chịu hả mấy cha ? Xong còn nói ổng xài đồng hồ xịn 5 triệu đô đồ. Ngu chưa từng thấy, giá trị 5 triệu đô là giá trị của ông vua Annam ảnh hưởng lên trên chiếc đồng hồ nên mới có giá đó, chớ thử mang chiếc y chang vậy cho đám khỉ coi - cho họ cũng hong thèm.
Người ta nói ổng đam mê săn bắn, lúc Nhựt vô tới đại nội ông còn lo đi săn: tui nói thiệt nha, nội nghèo nghèo như tui mà tui còn ghiền đi câu cá, bắn chim se sẻ, bắt rắn mối.. nói gì tới chả mần vua, coi phim hong thấy mấy cha vua rãnh rãnh hay lập team đi bắn chim hả?
Cái vụ Nhựt nó tiến vô Đại Nội, hong lẽ nó alo được cho ông Bảo Đại kiu : " ê xíu tao ghé san bằng cung điện của mày nè, về lẹ đi" ...tào lao. Còn cái chuyện chính nhờ uy tín của đức vua trên chánh trường mà người Nhựt đã không hề tàn sát một người dân An Nam nào như họ đã từng gây ra các vụ thảm sát kinh hoàng ở Nam Kinh và Cao Ly thì hình như không ai được kể cho nghe.
Người ta nói ổng gái gú: Vụ gái gú admin page đã từng viết rất nhiều bài ở đây xin phép không nói thêm nhiều.
Cái vụ bôi nhọ này mới thấy được cái nhỏ nhen trong suy nghĩ của dân Á Đông.. thậm chí ông vua cuối cùng của nhà Thanh cũng có nhiều vợ nhưng không có báo nào của nước CHND Trung Hoa bơi móc nói xấu ông. Thường những kẻ tiểu nhơn khi muốn bôi nhọ đạp đổ giá trị của ai đó thì thường hay mang chuyện cá nhơn của người ta ra bôi nhọ - giống mấy mẹ mặc đồ bộ ở xóm tui nè.
Cái chuyện "sinh lý" là cái chuyện của hạ bộ của thiên hạ - nói ra mất tư cách của mình. Tư tưởng phương Tây họ nghiêng về phần cái đầu, anh cống hiến được gì cho nhơn loại cho dân tộc anh còn chuyện anh thích chick bao nhiêu người thì kệ mẹ anh, chúng tui không rảnh bàn tán.
Lại có người nói vậy ông Bảo Đại có cống hiến gì cho dân tộc? Xin thưa,
- Ông là người có những cải cách mới cho triều đình nhà Nguyễn, bãi bỏ các vị thượng thư già cả lạc hậu thay bằng những người trí thức mới, phế bỏ chế độ thái giám vô nhơn tánh, bỏ thủ tục quỳ lạy vua.
- Ông mở rộng ngoại giao với các quốc gia trên thế giới như Campuchia, Trung Hoa Dân Quốc, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Lào, Anh Quốc, Pháp quốc, Ý Đại Lợi, Thái....
- Ông là người bắt Pháp trả lại độc lập cho VN sau gần 100 năm cai trị
- Ông yêu cầu Pháp trả lại sáu tỉnh Nam kỳ cho VN bị bảo hộ từ ngày cụ Phan qua xin chuộc bất thành mà tự vận.
- Ông thành lập quốc gia Việt Nam với các cải cách dân chủ, lập quân đội, nội các, thủ tướng, giáo dục, và viết Hiến Pháp đầu tiên cho nước VN độc lập
- Ông dựa vào uy tín của mình kiu gọi quốc tế viện trợ đưa hơn một triệu dân Bắc kỳ vô Nam tỵ nạn cộng sản
×× Và hơn hết trong gần 20 năm trị vì ông chưa hề làm đổ máu một người con dân Việt Nam nào...
Sử Nước Nam

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Paul Nguyễn Hoàng Đức: TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ CỦA NỀN THƠ VIỆT NAM


Paul Nguyễn Hoàng Đức 

Lâu nay tôi đã viết khá nhiều, có thể nói nhiều bậc nhất về nền thơ nước nhà. Dẫu vậy, tôi vẫn phê bình theo cách còn lưu luyến một chút ấm ớ, theo kiểu “lời nói không nên nói hết”, nói ra cạn tàu ráo máng… Nhưng hôm nay tôi nghĩ, phải viết thẳng thắn hơn, để không còn chiếc bóng nào lấp lửng biến thành nơi ẩn nấp cho những cây bút hãm tài ôm mộng thi bá thi hào, rồi loong toong chạy qua chạy lại, thì thụt các thứ giải thưởng “tự gắp” hay gắp cho nhau làm nhiễu sự làng văn vốn đã quá èo uột, lê la, lấm láp và nhếch nhác.

Trước hết, tôi xin tóm lược chính về trình độ của nền thơ Việt:
1- Chữ Việt mới có cách đây vài thế kỷ, đặc biệt với mốc xóa nạn mù chữ đầu thế kỷ 20, nhờ đó xuất hiện nền Thơ Mới 1932 – 1945, của các trí thức có chữ Pháp. Sau đó thơ bình dân học vụ nhờ xóa nạn mù chữ của hầu hết các tiểu nông ào ào nổi lên. Cho đến nay, thơ Việt chủ yếu ở dạng cảm xúc lèo tèo. Đa số các nhà văn, nhà thơ  còn chưa hiểu cú pháp hay mệnh đề là gì. Xin trích lời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: 80% hội viên Hội Nhà Văn là vô học dốt nát, chủ yếu là bọn giặc già thơ phú lăng nhăng.

2- Chữ Việt được lắp ghép chế tác từ tiếng Latin, mục đích chủ yếu để các cha cố truyền đạo cho một dân tộc 99% mù chữ, được nhiều chuyên gia đánh giá: người khôn học 20 ngày thì biết tiếng Việt, ngu lòi tĩ học trong 3 tháng, ngày xưa có lớp vỡ lòng, các con nít chưa hết học kỳ đã nhoay nhoáy cầm tờ Nhân Dân đọc liến láu rồi. Vì thơ - văn của ta dựa trên cái nền chữ nghĩa ấy, khác gì tác phẩm kết bằng bèo hay tranh – tre – nứa – lá, làm sao thành lâu đài lớn?!

Chúng ta tạm xác định hai điều căn bản ở quê nhà. Giờ mở ra phổ quát toàn thế giới. Thế giới họ cũng khinh thơ lắm. Nói đâu xa như người Trung Quốc, họ phân biệt đẳng cấp của người quân tử: Nho – Y – Lý – Số, rồi mới đến Cầm – Kỳ - Thi – Họa. Thi tức là Thơ chỉ xếp trên Họa, bị coi như tay nghề mỹ nghệ.

Người Hy Lạp còn khinh thơ hơn, họ coi nhà thơ, chủ yếu là thứ hát rong, trí tuệ yếu kém, sống lê la buông thả không được vào trong thành mà làm hỏng các công dân của họ. Triết gia Platon đã nói câu nổi tiếng: “Hãy mời các nhà thơ ra khỏi nước ta, để Hy Lạp xứng đáng là đất sống của những người thông thái!”

Người châu Âu quan niệm nhà thơ thế nào? Họ dứt khoát rằng: một cường quốc thì phải có chính luận, ngôn từ khoa học, mà không thể chỉ có ngôn ngữ ẻo lả của thơ. Trong các nghị đàm quốc gia, các nhà thơ dứt khoát không  được bén mảng. 

Tại Việt Nam thì sao? Chao ôi, tất cả các nhà thơ (trừ Tố Hữu) lân la đòi vào BCH Trung ương, thì chưa chạm ngón cái đến bậc thềm đã bị đuổi cổ ra ngoài. Còn nhân dân thì sao? Họ đâu có cảm xúc quan trọng gì hơn về các nhà thơ khi gọi thơ là “thơ thẩn” – có nghĩa là đám lẩn thẩn. 

Thơ ở Việt Nam có vị trí gì? Các chuyên gia nước ngoài, đến nước ta, xác định rõ người Việt còn trên 80% tiểu nông rất thích ham vui và thèm ham vui. Xem các phim Tàu, chúng ta thấy sau lưng vua chúa có một bảng ghi chi chít chữ. Để làm gì? Để khoe mình biết đọc biết viết. Tại sao trong các triều đình phương Tây không có điều ấy? Vì không bao giờ người ta tự hào về thứ chữ mà bọn trẻ con đã phải đọc thông viết thạo, rồi còn học nhạc, học nhảy, văn – thể - mỹ ngay từ khi còn thò lò mũi…

Vậy thì khi làm thơ, ào ạt những tiểu nông làm thơ là để khoe mình có chữ và được ham vui. Người Việt làm thơ Lục – Bát chủ yếu để hát hò nào Chèo, rồi Cải lương, rồi đàn ca tài tử… nhưng cái đích ham vui của mọi thứ hát xoan, xẩm luôn luôn là nhắm về tích truyện, như người Việt bảo “có tích mới dịch nên trò”. 
Nhưng muốn có tích truyện ư? Người Việt vì sống nặng cảm xúc nên không thể có khung giàn lý trí để tạo cốt cho tích truyện. Vì thế mà vài trăm năm, người Việt chỉ quanh quẩn với “Quan Âm Thị Kính”, rồi trích đoạn “Súy Vân giả dại”, còn lại muốn có truyện thì phải đi chép bên Tàu về, nào Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, rồi Lưu Bình – Dương Lễ, Tống Trân – Cúc Hoa hay Chinh Phụ Ngâm… (Có nhiều người bình phẩm, biện hộ Truyện  Kiều của Nguyễn Du về thơ hay hơn bản chính của Thanh Tâm Tài Nhân. Ở đây chúng ta buộc phải chắc chắn với nhau, về mặt bản thể và cấu trúc, nếu người Việt không bệ khung giàn của Thanh Tâm Tài Nhân, thì không cách gì có được cốt truyện tương tự).

Các nhà thơ hiện đại, đặc biệt thuộc mậu dịch quốc doanh cũng muốn trảy hội đến sân khấu có cốt truyện lắm, nên họ đua nhau làm trường ca, nhưng oái oăm thay, với chữ nghĩa bọt bèo mới học xóa mù, cú pháp lỏng lẻo, lại giàu cảm xúc tiểu nông, thiếu bóng dáng của lý trí kiến tạo thì làm sao kết cấu được thành cấu trúc?! Không có cấu trúc thì không bao giờ có tòa lâu đài cũng như thi phẩm lớn?! Tại sao HNV lại phải nói “trong ao không có cá to, chúng ta đành bắt tép”?!

Không có tác phẩm lớn thì liệu chúng ta có tác giả lớn không? Một nhà thơ danh tiếng thế giới đã nói “Chữ bầu lên tác giả”, mấy vần vèo lèo tèo cảm xúc của nhiều nhà thơ xứ ta liệu có kiến thiết thành tác phẩm lớn và tác giả vĩ đại không? 

Tôi viết bài này dựa trên nguyên lý và hiện thực chắc chắn nhất của nhân loại. Tôi tôn trọng tác giả nào muốn đối thoại hay phản biện. Trái lại ai vào trang tôi mà không tự giới thiệu nổi đã làm được bài thơ hay tiểu luận thơ nào, tôi sẽ mời ra ngay. Còn mấy nhà thơ dạng cả đời ăn vạ ưu tiên vào không để trao đổi mà chọc ngoáy, hiềm tị hay đố kỵ tôi sẽ không cho cơ hội để thi thố?!

Xin cám ơn !

Paul Đức 12/7/2019

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

FB An Nam Yakukohaiyo : Đất Nam kỳ trù phú – Dân Nam kỳ nhàn hạ ngồi mát ăn bát vàng ?


Tầm xàm ! Vùng đất này chưa từng được thiên nhiên ưu đãi.
Từ hồi lưu dân Thuận Quảng quyết chí bỏ làng bỏ xứ ra đi tìm miền đất hứa tại phương Nam xa xôi – là đã biết một đi là không trở lại, hễ gặp may thì hưởng gặp rủi thì chịu.
Mà có lẽ ban đầu trong những ngày đi làm kiếp “lưu dân” họ đã gặp không ít khó khăn - đầu tiên là khác biệt văn hoá, thứ nữa là khác biệt khí hậu khí trời, số đông không quen với đất lạ phần vì kiệt sức chống chọi với thiên tai và thú dữ hay bịnh tật tới nổi phải bỏ mạng.
“Ở đâu xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội, lên rừng cọp um”
“Tới đây xứ sở lạ lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”
Là biết xứ Nam kỳ lục tỉnh không phải là xứ dễ ăn dễ uống.
Dân Việt xưa giờ trồng lúa mà ăn, đào mương mà nuôi cá nuôi tôm. Tự nhiên tới chi cái xứ này có Cọp sống ở giáo hết từ đất giồng xuống tận miền Tây, đất mặn phèn chua sình lầy khắp chốn thì nuôi trồng được giống gì ?
Có khi chưa kịp cuốc được khoảnh đất đã làm mồi cho cá sấu hay hùm beo
Chưa kể nha, thú dữ xứ này thì ê hề từ con muỗi cũng có thể giết người chớ đừng nói tới con hùm con rắn, chắc ai đó đã từng nghe qua câu :
“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
Cảnh...
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
-“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Nét hoang sơ của thiên nhiên xứ này chưa từng là “miền đất hứa” mà là một vùng đất đầy môi trường khắc nghiệt mà người ta kêu là “rừng thiêng nước độc”. Cũng giống như hồi Nguyễn Hoàng vô Thuận Hóa, nơi đó cũng được mệnh danh là “Ô Châu ác địa” chỉ là nơi đất chết ,không phải “đất ngon lành có sẵn mà ăn”, chỗ ỉa còn không có lấy gì mà ăn.
Tóm lại một câu những vùng đất từ Thuận Hóa tới Cà Mau từ hơn 300 năm trước, kẻ đang hưởng sung túc chả ai muốn dấn thân dzô chi cho thiệt.
Chỉ có dân vong quốc tìm đường sống cuối cùng như đoàn gia quyến Chua Tiên mới dám liều mình đi tới Thuận Hóa,
Chỉ có đám lưu dân từ Thuận Quảng hết đường sanh lộ mới dám dấn thân vào cõi chết xứ Lục tỉnh xưa kia.
Khí hậu nơi đây cũng vô cùng khắc nghiệt với mưa nắng hai mùa đã người bức, ẩm thấp lại còn là nơi mà muỗi mòng, kiến,mọt mối, rắn rít, đỉa vắt tha hồ sanh sôi nẩy nở.
Khi mùa nắng sắp chấm dứt, bịnh dịch thường xảy ra, lại còn bịnh kiết, bịnh rét rừng với những biến chứng như đau ruột, đau gan. Ngày qua ngày, với sự khai thác đất đai, bụi rậm và nước đọng bớt dần.
Ta không nên phỏng định quá thẩy về tỷ lệ người chết vì bịnh, hàng năm, trước khi có chích thuốc ngừa, trồng trái. Khi mới chiếm Nam Kỳ, người Pháp rất bi quan và nhận định rằng không thể nào định cư được: "vùng này không khác chi mấy khu rừng hoang dã bên Nam phi, chỉ là ở tạm rồi về.
Họ sợ muỗi mòng, sợ nắng chói, sợ rắn, sợ những buổi chiều vào đầu mùa mưa, nắng người bức rồi mưa rơi và sấm sét liên hồi."
Biết bao nhiêu con người đã bỏ mạng trong công cuộc khai hoang vùng đất khắc nghiệt này thành một "miền đất hứa".
Trên đời này không có gì từ nhiên mà nó "hứa hẹn" gì tốt đẹp cho mình hết , phải bỏ công bỏ sức mà kiến tạo hết thảy.
Nên không tự nhiên trong những ngày giỗ quải dân Nam Kỳ thường hay bày mâm cơm đất đai cúng trước sân nhà, cốt là để mời các vị tiền nhơn đã từng sống chết với mảnh đất này.
Nếu vào thời điểm này mà ai dám bước dzô Lục tỉnh mà kiếm ăn thì hẳn hãy lớn mồm nói : đất này trù phú dễ làm ăn. blabla.....
+++--
Vậy thì lý gì từ 1 “rừng thiêng nước độc”, rắn, cá sấu, cọp và voi… Sau mấy trăm năm vùng đất này đã trở thành nơi trù phú nhứt Đông Dương, và bây giờ là vùng đất giàu có nhứt nước ?
Đó, nếu như dân tình mà nhàn hạ thì chắc phải bỏ thây hết tại xứ này, nếu dân Lục tỉnh mà làm biếng muốn ngồi không ăn bát vàng thì làm gì có một Lục tỉnh như ngày nay? hay ngày trước?
“Người ta nói muốn ăn thì lăn vô bếp”
"Có làm thì mới có ăn hông dưng ai sẵn mang phần tới cho"
Chứ của đâu sẵn, đất đâu sẵn, ruộng lúa đâu tự dưng có sẵn chổng đít mà ăn ?
Cha người ta chịu thương chịu khó cho con cháu đời sau tuy cũng lao động nhưng bớt cực cái thân đi.
Hong lẽ chúng ta lại quay sang nói tụi Tây, tụi Mỹ bây làm biếng làm nhác cái gì cũng có máy móc tự động, tụi tao làm bằng tay mới là siêng năng đây?
Cũng bởi tổ tiên người ta bỏ công bỏ sức mấy trăm năm lập điền lập thổ con cháu mới có cái hưởng hôm nay, cũng như mấy ông nhà bác học lao tâm nhọc trí sang tạo phát minh cái này cái kia thì hậu nhơn hôm nay mới có cái mà hưởng,
Còn thằng cha lười nhác dốt nát, lại sợ chết sợ dấn thân thì đời con đời cháu phải mang tiếp thân phận "lưu dân chịu nhiều khinh miệt"
Cớ sao đã mang phận lưu dân sống nhờ đất người ta mà hở mồm ra là chê bai con dân người ta "biếng nhác, rượu chè, hưởng thụ"?
Ũa là lồng, cha ông tổ tiên người ta đổ máu gầy dựng cốt để con cháu ăn đời sung sướng chớ không lẽ để chó hưởng? sao tự nhiên chửi người ta chi tội?
Nếu ai tới vùng đất này hãy luôn yêu thương và bảo tồn văn hóa xứ này,
Xương máu ông cha người ta hết trơn đó đa!
Trên đời này không có gì ăn chùa dễ đâu, mà như bằng ăn chùa thì cũng phải biết mần công quả, biết kính lễ phật trời bá tánh cúng dường, chớ đâu sẵn của bá gia bá tánh mà ngồi không ăn dzậy đa!
Ăn rồi còn coi thường mà hùa nhau hủy hoại mảnh đất con người xứ này thì thể nào cũng bị ông ứng bà hành trợn tròng hai con mắt!
Biết ăn phải biết ơn biết nghĩa, rồi phải biết ráp lại kiến tạo cùng với con người ta, hoặc chí ít tôn trọng xứ người ta chớ không phải chỉ biết ăn hỉ hạ trên xương máu của tiền nhơn và con cháu người ta đâu nha.
Vậy tiền nhơn ông bà tổ tiên của dân Xứ Lục Tỉnh là ai đâu ?
Là mấy con người ở hình bên dưới đó đa !
- Cứ ở phải thì lo gì chết đói trên xứ Lục Tỉnh .....
• Hết gạo thì có Đồng Nai, Hết củi thì có Tân Sài chở vô
• Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai, Ai về xin nhớ cho ai theo cùng
• Cám ơn hạt lúa Nàng Co, Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
• Ruộng gò cấy lúa Nàng Co, Thương anh thì thương đại, đừng để anh gò mất công
• Ai ơi về miệt Tháp Mười, Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Sử Nước Nam
#Yakukohaiyo #Annam

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

TRAN HUNG: KIM JONG UN MUỐN GIÚP DONALD TRUMP ĐỂ BẮC HÀN THOÁT TAY TÀU CỘNG


Là kẻ "thức thời", Kim Jong Un nằm lòng câu nói "Anh có thể xây dựng quyền lực bằng họng súng và lưỡi lê nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó" của Boris Yeltsin.
Vì vậy mặc dù gia tộc họ Kim giữ vững được ngai vàng nhưng với hiện tình nheo nhóc, đói khát của nhân dân Bắc Hàn thì chắc chắn gia tộc này luôn nơm nớp lo sợ, đêm ngủ luôn thấy ác mộng về một viễn cảnh sụp đổ và bị nhân dân Bắc Hàn phán xét.
Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời, có áp bức sẽ có tranh đấu và khi áp bức lên đến cực điểm thì sự đấu tranh, phản kháng của tầng lớp bị áp bức sẽ bùng phát theo bản năng sanh tồn, đó là qui luật bất biến. Do đó, từ thời cha của Kim Jong Un cho đến Kim Jong Un đều ấp ủ trong lòng khát vọng "hòa nhập với thế giới văn minh". Tuy nhiên vì số phận của nhân dân Bắc Hàn cũng như nhân dân Việt Nam luôn bị Tàu cộng biến thành "kẻ gác cổng", chúng luôn tìm cách ngăn cản dân tộc Việt Nam và Bắc Hàn hòa hợp với nền văn minh, dân chủ tự do. Vì vậy đã nhiều lần cha con Kim Jong Un muốn "đổi nguyên tử lấy giàu có" nhưng đều bất thành.
Để ngăn trở tiến trình "đổi nguyên tử lấy giàu có" của Bắc Hàn, Tàu cộng đã dựng lên "hàng rào ấp chiến lược" để bao vây Bắc Hàn từ vòng trong đến vòng ngoài. Chúng đào tạo, tẩy não rồi dựng lên những tên chốp bu trung thành với Tàu cộng trong hàng ngũ đảng Lao động Triều Tiên. Biến bọn này thì những chân thắng để cản trở tiến trình "đổi nguyên tử lấy giàu có" của Bắc Hàn. Ở vòng ngoài, Tàu cộng liên kết với những phần tử "phản bội nước Mỹ" ngay trong đảng Dân chủ như Bill Clinton, Obama và các cộng sự để luôn có thái độ "thù hằn, bất tín" với cha con Kim Jong Un.
Không có lòng tin thì không có sự hợp tác mà ngược lại chỉ có sự đối địch do nghi kị. Số phận của Bắc Hàn cũng giống như số phận của những kẻ sa chân vào đường dây buôn bán, vận chuyển chất ma túy, chỉ có lún sâu mà không có đường hoàn lương bởi khi bị tên trùm phát hiện hoặc nghi ngờ thì sẽ bị đứt bóng vì bị tên trùm thanh lý môn hộ theo kiểu "giết lầm không tha lỡ". Muốn hoàn lương, đào thoát khỏi đường dây buôn bán chất ma túy thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn, phải có được sự bảo đảm từ một thế lực khác uy vũ hơn, đạo đức hơn tên trùm đang nắm giữ số phận của mình. Với Bắc Hàn không còn thế lực nào đủ sức cứu rỗi linh hồn khi muốn hoàn lương, đổi nguyên tử lấy giàu có là nước Mỹ.
Tàu cộng đã làm dữ ắt phải lo xa nên bao năm qua chúng bắt cóc, trợ lực cho phe Dân chủ Mỹ giành chiến thắng trước phe Cộng Hòa để biến những tên "phản bội nước Mỹ, phản bội nhân loại" này thành tay sai, thành công cụ của chúng, giúp chúng hoàn thành giấc mơ thôn tính địa cầu, hủy diệt nhân loại mà Bắc Hàn là một nạn nhân của phe Dân chủ.
Phe Dân chủ Mỹ cùng với đám truyền thông Fake News luôn thổi phồng sự dã man, tàn bạo của gia tộc họ Kim và thái độ hiếu chiến, thù địch của Bắc Hàn mà nguồn cơn được khởi phát từ Tàu cộng. Khi dân Mỹ bị đám Dân chủ thân cộng và đám Fake News hám tiền dẫn dắt, định hướng về những tệ hại của Bắc Hàn, dĩ nhiên dân Mỹ sẽ căm ghét gia tộc họ Kim ở Bắc Hàn và kết cục Bắc Hàn trở nên cô độc, mất niềm tin nơi Mỹ đành cam phận phó thác số phận cho Tàu cộng định đoạt.
May mắn thay cho Kim Jong Un khi nước Mỹ có ông Donald Trump làm tổng thống, một vị tổng thống luôn bị phe Dân chủ đánh phá kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ với đủ trò hèn, kế bẩn chỉ để đạt được một mục đích là phế truất ông Trump và đả bại Đảng Cộng hòa. Những đòn bẩn mà phe Dân chủ tấn công vào ông Trump nếu ta soi kỹ sẽ thấy nó không phải cốt cách, bản chất của người Mỹ mà nó là sự "phóng chiếu" lại chiêu này của Hán tộc do Tàu cộng đạo diễn. Như cá gặp nước, Kim Jong Un đã tung ra hàng loạt phép thử để kiểm chứng độ khả tín của tổng thống Donald Trump và Kim Jong Un đã thốt lên như Hán tặc hồ chí minh khi lượm được luận cương của Lê Nin rằng "chỉ có nước Mỹ với sự lãnh đạo của tổng thống Donald Trump mới cứu được Bắc Hàn khỏi tay Tàu cộng".
Hai tư tưởng lớn mang hai điện tích trái dấu gặp nhau và hút nhau, Kim Jong Un đã phải lòng Donald Trump và ngược lại. Tuy nhiên cũng như trong một lớp học, những đứa học trò xấu bụng, đầy ganh tị thường tìm cách nói xấu, phá vỡ tình bạn chớm nở giữa những đứa bạn cùng lớp mà trước đây chúng có những hiềm khích do không hiểu nhau nay đã được hóa giải và xích lại gần nhau. Tàu cộng cũng vậy, chúng liên tục đánh phá nhằm hủy hoại niềm tin vừa chớm nở giữa ông Trump với Kim Jong Un. Tập Cận Bình vờ tỏ ra thân thiện lại với Kim Jong Un và thường buộc Kim Jong Un phải diện kiến trước khi muốn gặp riêng ông Trump hoặc trước khi cử phái bộ sang Mỹ và trước khi phái bộ Mỹ sang Bình Nhưỡng.
Mục đích thâm hiểm trên của Tập Cận Bình là làm cho dân Mỹ thấy rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì Tàu cộng với Hàn cộng vẫn là mối quan hệ răng môi, Bắc Hàn luôn là đầy tớ trung thành của Tàu cộng. Căn cứ vào những đòn bẩn này, phe Dân chủ Mỹ và đám Fake News lại thổi phồng sự chân thành của Kim Jong Un, chúng biến sự chân thành của Kim Jong Un thành con số không tròn trĩnh trong lòng nước Mỹ để rồi chúng quay sang phỉ báng quyết liệt giải giáp nguyên tử ở Bắc Hàn của ông Trump là việc làm của một con Dã Tràng se cát.
Tuy nhiên, với những người có chỉ số IQ ngất ngưởng như ông Trump và bản lãnh, sự thức thời của Kim Jong Un thì mọi đòn bẩn của Tàu cộng và phe Dân chủ Mỹ đã bị phá sản. Ông Trump rất thâm sâu khi quá hiểu chân lý này "muốn hợp tác tốt hoặc muốn lật đổ nhanh thì phải biến đổi từ đối đầu sang bạn thân bằng những việc làm thể hiện sự tin tưởng nhưng không mềm yếu, nhượng bộ", tức phải tạo UY và tạo TÍN song trùng. Khi đó có UY và TÍN với đối tác thì hoặc sự hợp tác sẽ phát triển lên tầm cao mới hoặc sự lật đổ, hủy hoại đối tác sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nếu ta muốn hủy diệt. Chân lý "chỉ có người thân mới là kẻ thù nguy hiểm và lợi hại nhứt nếu họ có lòng phản trắc".
Hiểu rõ lòng người, làm theo lòng người đó là sự khác biệt rất đặc biệt của ông Trump. Vì lẽ đó ông luôn tuyên bố Tập Cận Bình là bạn tốt dù ông đã tuyên bố xóa sổ cnxh quái thai và cách đây 2 giờ đồng hồ trên twitter ông lặp lại rằng "Bác Hàn đã bắn ra một số vũ khí nhỏ, làm phiền một số người của tui và những người khác, nhưng không phải tui. Tui tin tưởng rằng Chủ tịch Kim sẽ giữ lời hứa với tui, và cũng mỉm cười khi gọi gã đàn ông Đầm lầy Joe Biden là một cá nhân có IQ thấp, và tệ hơn. Có lẽ điều đó gửi cho tui một tín hiệu?".
Ông Trump đặt cho cựu phó tổng thống của Obama là ông Joe Biden, kẻ đang chạy đua vào Bạch Cung là "Swampman", Swampman là chủ đề của một "thí nghiệm tư tưởng triết học" được triết gia Donald Davidson giới thiệu trong bài viết "Biết về tâm trí của chính mình" năm 1987. Donald Davidson từng là giáo sư triết học của Slusser tại Đại học California, Berkeley từ  năm 1981 đến 2003 và cũng đã tổ chức các thỉnh giảng  tại Đại học Stanford, Đại học Rockefeller, Đại học Princeton và Đại học Chicago.
Việc Kim Jong Un chỉ trích người đầm lầy Joe Biden đã thể hiện Kim Jong Un ngầm ủng hộ ông Trump ngồi tiếp nhiệm kỳ 2 ở Bạch Cung để bảo kê cho hắn sau khi giải giáp nguyên tử, thoát khỏi tay Tàu cộng như nhận định của ông Trump vừa nãy./.
Tran Hung.
https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://www.thesaigonpost.us/2019/03/kim-jong-un-ang-dien-bien-theo-ke-tung.html&ved=2ahUKEwiO5bb2gLjiAhVrHDQIHRQ3DI0QFjAAegQIBBAB&usg=AOvVaw1Y_hlb3uGIt7yLYCwnIcx7&cshid=1558832866043

Nguyễn Thùy Dương : Sống nghèo, chết khổ (Phần cuối)


Bà Tiếu đi hái rau mát ngoài ruộng về thấy hàng rào kẽm gai rào trước nhà đâu mất. Bà vô hỏi má mình là bà Bảy :
- Má! Cái hàng rào kẽm gai của mình đâu rồi má?
- Tám Thuận nó tháo qua rào mì nó trồng rồi!
Bà Tiếu thủng thẳng qua nói chuyện với Tám Thuận:
- Anh Tám ! Hàng rào của em, anh tháo rào mì. Chừng nào mì lớn, anh trả hàng rào cho em nha anh Tám !
Tám Thuận trợn trừng nhìn bà Tiếu, ổng đang là cán bộ xã lấy hàng rào mà con mẹ dân đen dám ăn nói như vậy. Tám Thuận quát luôn:
- Hàng rào gì của mày? Mày liệu hồn tao còng đầu mày đó!
Bà Tiếu không nói gì, bà quày quả về nhà tháo bó rau mát xuống. Dặn má mình xắt rau trộn cám cho vịt ăn. Bà đạp thẳng lên xã gặp cán bộ xã
- Anh Năm! Khoẻ hả anh? Tui lên hỏi anh Mỹ nó rút về nước hết chưa anh?
Ông Năm Ghẻ lạ gì tính bà Tiếu hồi đi hoạt động. Từ ngày thống nhất bà không liên hệ gì với chính quyền, bà mà tới thì lo nhiều hơn vui. Nên ông cũng nhẹ nhàng đáp lời:
- Dạ, họ rút về hết rồi chị.
- Tụi này bậy quá, rút về mà để quên đồ anh ơi!
- Sao kì vậy chị?
- Hồi Mỹ Nguỵ nó chỉ kiềm kẹp thôi là nó có cái kiềm với cái kẹp. Nó về nó đem theo cái kiềm với cái kẹp. Không biết nó có để quên cái còng, còng đầu không mà thằng Tám Thuận vừa ăn cắp kẽm gai, vừa đòi còng đầu tui vậy anh? Anh kêu nó về đây còng đầu tui thử ?
Nói rồi bà bỏ về, sáng hôm sau, Tám Thuận đem cuộn kẽm gai qua rào lại cho bà, lẳng lặng chuồn mất.
****
Năm con Xí Được 3 tuổi, nó ý thức được chiều chiều bà cố nó dẫn nó lên bờ hầm cá trên đường lộ ngồi. Bà cố nó già lắm rồi, da nhăn, tóc bạc búi một cục đằng sau đầu. Bà cố nó hay ăn trầu, bà có cái ngoáy trầu bằng đồng cầm nặng trịch à.
Cố dẫn nó lên ngồi đầu lộ, lâu lắm mới dẫn nó về. Cố chống gậy nó lủng chủm chạy theo. Bên đường là con kênh chạy dọc về nhà. Lâu lâu, nó hỏi Cố : Lên đây chi vậy cố? Ngày nào cũng ngồi chán lắm!
Bà cố nó chỉ nói : Cứ lên đợi đi, thế nào nó cũng về à!
- Chờ ai vậy Cố ? Con chán rồi! Con hông chờ đâu, Cố dẫn con đi uống nước trái vải đi!
Con nhỏ khoái chai nước trái vải bằng thuỷ tinh trong suốt, thơm phức. Mà tới 1000 đồng 1 chai lận. Lâu lâu, Cố nó cũng dẫn nó đi. Lúc trả tiền, Cố nó mở mấy lớp túi nilong lấy ra hai tờ 500 đồng đỏ chói đưa cho chủ quán.
Cứ như vậy, mỗi buổi chiều, nó chạy chân sáo theo Cố nó chờ. Cho đến khi nó gần 6 tuổi, Cố nó yếu lắm rồi. Nhưng cứ ngày nào đi nổi, Cố đều dẫn nó lên đầu đường để chờ. Rồi Cố cũng nói :
- Cố chờ thằng Tám. Ông cố Tám của con. Nó tên Nguyễn Văn Tấn - Tám Tấn nó đánh bót Thủ Thiêm cuối thời Pháp mà chưa về nữa. Hồi đó, nó hứa Pháp về nước là nó về nhà ở với chị Bảy là ở với Cố con biết hôn. Cái thằng nó tệ lắm. Hơn 50 chục năm rồi mà nó chưa về. Người ta nói nó chết rồi, xác thả xuống sông. Cố có lên Thủ Thiêm kiếm mà không có. Nó đẹp lắm, cao ráo, trắng trẻo. Nó đi lính Pháp mà nghĩ lại người Pháp không phải người mình nên bỏ theo Việt Minh. Quan Pháp kêu vợ nó làm sao bắt được nó về thì quan thưởng, con đó giả bệnh dụ má của bà cố qua cắt giác. Rồi để cho lính bắt bà sơ con luôn, thằng Tám nghe tin về cứu mẹ thì họ giết bà sơ rồi. Nó điên lên đánh bót Tân Lập, bót Cả Bảy. Nó về kiếm vợ nó mà nó không giết con nhỏ. Nó chỉ bắn một phát lên trời rồi bỏ đi. Lần cuối nó về nhà là lúc nhà còn ngoài Xóm Mới, đêm đó mưa lắm. Nó ướt nhem, nó nhìn cố, nắm tay cố, nó rờ ngoại con. Nó hứa Pháp rút nó về, nó còn kêu Cố lên báo quan nó về ăn trộm tiền. Chứ không thì họ cũng biết nó về, liên luỵ Cố. Ngoại trừ ông Cố con, con cháu trong nhà. Nó là người thân duy nhất của Cố. Cái thằng cũng bạc hơn 50 chục năm rồi mà nó hổng về!
24/2 âm lịch năm 1996 , bà Bảy mất, bà thọ 83 tuổi. Bà mất khi không được nhìn đứa em trai mình thương yêu nhất - thằng Tám của bà. Để khi đứa cháu cố của bà năm nào lớn lên nó cảm nhận được nổi đau của người đàn ông mất mẹ do vợ hại. Nó cảm nhận được nổi đau, giằng xé của người chị chờ em hơn 50 năm trường vẫn không tin em đã chết. Nỗi đau của người đàn ông trẻ về thăm chị đêm mưa, để rồi phải tự mình kêu chị đi báo quan. Có những thứ trên vạn dặm chiến trường vẫn khiến người ta ngoảnh lại đau thương, nhung nhớ muốn được tựa vào đó là tình thân ruột thịt. Suốt bao năm nay, tôi tự hỏi ai trả lại được cho những con người thiên cổ nghẹn ngào đó một kết cục tốt đẹp. Mong sao họ gặp nhau khi đã mất, có thể ôm nhau, cái ôm của thương nhớ đợi chờ.
*****
Bà Tiếu suy tính nếu thằng cán bộ đã nhất quyết trừ sai, nó nói ruộng mình trừ phần mình nhận lãnh ra còn 20.396 m2 thì mình cứ đi đòi số đó. Bà ráng viết đơn đạp xe đi gửi lên huyện nó trả lời ko trả dù có chủ trương của ông Nguyễn Văn Linh nào đó kêu trả dân về chân đất cũ. Thế là bà Tiếu và 10 hộ dân được lãnh ruộng của ba má bà xảy ra tranh chấp. Người dân được cấp ruộng thì chắc rằng đây là phần ruộng nhà nước cấp cho mình. Bà Tiếu thì đòi phần ruộng của ba má mình , bà nói thẳng: "Nhà nước chia lắm! Chia lên kinh tế mới đó, không làm hợp tác xã nữa thì trả ruộng cho tui."
Khi người dân đứng giữa cuộc tranh chấp chính quyền địa phương không hoà giải mà cứ mặc tình họ. Dân lúc đó dùng vũ lực để nói chuyện với nhau. Ngày nào, cánh đồng Cát Lái cũng xảy ra đánh lộn, chém lộn, phản, mát, dao phay luôn có sẵn. Khung cảnh dành ruộng cứ như cuộc chiến thời phong kiến. Sai lầm bắt nguồn từ đâu? Có phải chăng từ cải cách ruộng đất đưa đất vào Hợp Tác Xã ?
Năm 1998, thành phố HCM ra quyết định thu hồi phần đất trên giao cho Uỷ Ban Nhân Dân Quận 2 quản lý. Họ nạy ra lý do là phần đất trên do ông bà Bảy thuê của chế độ cũ. Nhưng họ quên mất trong quyết định giao 17.747m2 đất có 1 chi tiết rất nhỏ nhưng khẳng định đó không phải là đất thuê.
Năm 2002, 11 hộ dân vẫn tiếp tục kiện tụng tuy nhiên có một điều vi diệu đã xảy ra. Vào thời điểm này, Quận 2 bắt đầu Công Nghiệp Hoá Hiện Đại Hoá đất nước, ống khói công nghiệp là biểu tượng phát triển. Họ quy hoạch một phần phường Cát Lái để làm khu công nghiệp. Họ chia thành 4 khu, khu Công Nghiệp Cát Lái cụm 1 (KCNCL), cụm 2, cụm 3, cụm 4. Ở phần đất của KCNCL cụm 1,2 giá đền bù chỉ có 60-80 nghìn đồng/1m2. Nhưng ở khu CNCL 3,4 có giá từ 300 nghìn đồng đến 3 triệu đồng cho 1m2. Đất bà Tiếu và 10 hộ xã viên tranh chấp nằm ở cụm 4. Nó được chuyển đổi công năng thành khu dân cư nên giá đền bù cao hơn khu 1,2.
Thật ra chính sách về giá đền bù đã sai ngay từ đầu khi bắt hàng trăm hộ dân ở khu CNCL cụm 1 chịu hi sinh nhận đền bù thấp để phát triển đất nước. Không có một truyền thống hay chính sách nào có thể hút máu dân 1 khu vực để nuôi dân 1 nước cả. Nếu có nó chỉ là chính sách của giống khác loài. Xui rủi thay người nhà cán bộ toàn có đất ở khu CNCL cụm 1,2. Khi hàng trăm hộ dân đau khổ thì họ vẫn bình chân như vại. Họ ko nhận tiền đền bù, họ nhận đất. Tất cả các phần đất đang tranh chấp của dân ở khu CNCL cụm 3,4 được hoán đổi cho người nhà cán bộ. Đúng là mọi con vật đều bình đẳng nhưng có một số con bình đẳng hơn.
Khu Cụm 3,4 ngoài bà Tiếu và 10 hộ dân còn hàng chục gia đình đang tranh khác cũng mất đất. Để đến khi các hộ dân hoà giải tỉ lệ xong, Quận 2 trả lời không còn đất để đền. Khó vậy mà họ cũng nghĩ ra được. Đúng không cô Thái Thị Hạnh người xuất thân là lính của Bác Hai - Lê Thanh Hải trong phong trào Thanh Niên Xung Phong? Lúc đó ai kí hoán đổi đất vậy cô ?

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Nguyễn Thùy Dương : Sống nghèo, chết khổ (4)


Ông Bảy qua đời đến cái hòm cũng phải mua thiếu, trại hòm cho mượn cặp chim phụng chạm khắc đóng đầu hàng. Họ nói nếu hỏng có tiền thì ra tới huyệt mộ họ cạy cặp chim đem về cũng được. Nhưng cô Tiếu hông chịu bị vì ngày cô lấy chồng ba cô làm đám cưới hết 2 con bò, đãi ăn hai ngày hai đêm, quần áo, vàng bạc, vải vóc không thiếu. Nay cha chết mà để người ta cạy đầu hàng, cô chịu không đặng.
Ông Bảy được bầu làm ông hương đình. Cô Tiếu lớn lên gặp lúc chiến trận dữ dội không được học nhiều do chạy nạn. Chạy từ Xóm Mới chạy riết vô Bình Trưng. Nhờ có bà cô của ông Bảy hiếm muộn không con cái nên cho ông phần đất thừa tự ở xã Bình Trưng. Cô Tiếu không được học nhiều cô biết mặt chữ, biết nói tiếng Pháp.
Cô thích đi chăn bò, chăn trâu kiếm lúa, mấy bữa thả trâu về Xóm Mới . Cô mon men cùng đám bạn leo lên tường nhìn vô thành Cát Lái, nhìn qua nhìn lại, nhìn đúng phòng lính Tây ngủ. Họ ngủ hông bận đồ, cả đám hét lên té đụi xuống đám cỏ dưới đất. Thời Pháp thành Cát Lái chưa có bến Cảng cho tàu ra vô, con chim sắt bay từ cái đường láng, bay xuống mặt nước sông rồi bay vút lên trời. Đám trẻ chăn trâu, bò khoái lắm. Cô Tiếu được coi là dữ tinh nhất trong đám trẻ. Bữa trước, cô đang cho bò ăn cỏ máy bay đáp xuống, bầy bò chạy tán loạn. Cánh quạt quạt cô sấp mặt xuống cỏ. Cô trườn lên phía mặt trước máy bay cho đỡ gió theo kinh nghiệm gặp con chim sắt mấy lần. Cô bật dạy chạy ù vô thành, không thèm nói chuyện với quan Việt. Cô liếng thoắt với quan Tây, đại khái là ông phải cho con chim sắt hạ chỗ khác, tránh bầy bò của tui ra, cô vừa nói vừa nhảy nhót. Một con nhóc 12 tuổi đòi quan bắt lính đi kiếm bò về cho mình. Nếu không đền đủ tiền cả bầy bò cho mình. Cả phủ quan cười ầm lên rồi bắt lính đi lùa bò phụ.
Mười 14 tuổi, cô đi đưa thư liên lạc, gửi thuốc men cho Việt Minh từ Rạch Chiếc cho tới Tam Đa ( Long Trường bây giờ). 19 tuổi lấy chồng, sinh được hai con thì chồng chết. Sau đi bước nữa, sinh được hai đứa con nữa thì cũng gãy đổ. Cô một mình phụng dưỡng cha mẹ, nuôi con, giúp đỡ cách mạng. Chỉ với ý nghĩ đơn giản : người Việt làm chủ nước Việt, khi đó cuộc sống của ai cũng sung sướng hơn gấp ngàn lần. Tây dù sao cũng tóc vàng, mắt xanh. Hông phải người mình, hông được.
******
Sau khi chôn cất ông Bảy ở mảnh đất sau nhà, chủ trại hòm cho lính vô đòi tiền liên tục. Cô Sáu phải vô trại hẹn nợ để thủng thẳng cô trả chứ cô quyết không quỵt đâu mà lo. Nghĩ thói đời cũng bạc, chủ trại hòm đó ngày xưa nghèo khó từng ở nhờ nhà cô, cả cha lẫn con. Ông Bảy đối người không tệ, cho ăn uống, giúp đỡ qua cơn hoạn nạn. Vậy mà tới khi ông nằm xuống họ quên mất cái nghĩa hàn vi.
Nghĩ chủ trại hòm đã bạc vậy mà thói đời nhiều thứ còn chua chát hơn. Ông Bảy mồ chưa nảy đậu, Hợp Tác Xã gạch tên ông, thu lại 900 thước đất ruộng. Có nghĩa là ông không để lại được phần ruộng của chính ông được chia trên chân đất cũ của mình cho con cháu mình. Đời còn gì nghẹn ngào hơn cha chết, nợ chồng chất, mẹ già hai đứa con sau còn nhỏ, phần ruộng của cha mình bị thu lại. Cô Tiếu trở nên khắc nghiệt hơn hẳn.
Sau này, Hợp Tác Xã không còn chở lúa đi nữa. Họ chở một phần thôi, phần còn lại thuộc về dân. Nhưng trừ tiền phân bón, thuốc thang cũng không còn gì nữa. Cô Sáu nuôi mấy con heo, lấy vỏ trấu xay ra làm cám cho heo ăn, mót vỏ mít, cắt rau dền gai về băm ra nấu cháo cho heo ăn. Bà Bảy lớn tuổi không làm được gì. Bà ở nhà cho heo ăn phụ con gái mấy lúc nó đi làm đồng, đi xúc tép, cắm câu, đặt truôn... Mấy hữa, bà Bảy bằm rau dền gai, gai đâm hai bàn tay bà nhốm đỏ hết. Bà vẫn vô thức xếp rồi băm.
*****
Năm 1990, HTX giải thể vì hoạt động không hiệu quả. Bà Tiếu nhớ lời cha dặn đi đòi ruộng lại. Bốn mẫu tám, anh chia tui một mẫu, bảy trăm bốn mươi bảy mét. Cha tui chết anh trừ 900 thước vị chi còn một mẫu sáu tám trăm mét. Bốn mẫu tám là 48.000m2 – 16.800m2= 31.200m2. Nhưng cán bộ trừ sao không hiểu : 48.000m2 – 16.800m2 = 20.396m2. Và thông báo phần đất này đã giao cho dân không trả lại bà Tiếu.
Trước đó, cuối năm 1989, bà Tiếu gả con gái Út cho một chàng trai dân gốc An Phú huyện Thủ Đức. Con trai của một chủ lưới chim. Ngày 28/8/1990, cô Út sinh được đứa con gái đầu lòng ở trạm xá Ấp Tây, xã Bình Trưng, huyện Thủ Đức. Cô mong con lớn lên hiền lành nhu mì như cây liễu trong ngôi chùa bên xóm nên đặt con tên Thuỳ Dương. Đứa nhỏ dặt dẹo khó nuôi, khóc miết, trái tính. Cô Út ẵm con đi coi thầy thì được phán: không cọp cũng hùm chứ thuỳ mị gì mà mong. Về kiếm ai tuổi cọp cho nhận làm con nuôi người ta. Về lấy cái thúng, bỏ vô, đem ra đầu đường, nhờ người tuổi cọp đó lượm về nhận đỡ đầu.
Cô Út nghe lời về nhờ chị Ba mình tuổi Dần đi lượm con nhỏ vô dùm. Đặt tên ở nhà là Xí Được ý là con lượm được chứ không phải con ruột.
******
Kì cuối : lấy của người nghèo chia cho người nhà