Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Nguyễn Trọng Tạo - TẠI SAO ĐÔNG LA BỊ CƯ DÂN MẠNG “NÉM ĐÁ”?

Link : http://nguyentrongtao.info/2014/12/30/tai-sao-dong-la-bi-cu-dan-mang-nem-da/

NTT: Mấy hôm nay, sau khi Đông La công bố trên blogcủa mình việc bị BCH Hội Nhà Văn VN không kết nạp vào Hội, và Đơn khiếu nại gửi các tổ chức và các nhà lãnh đạo VHNT, chính trị, tư tưởng… lập tức bị cư dân mạng “ném đá” tơi bời. Có người gọi Đông La là “thằng đa lông”, có người gọi là “thằng điên”, có người gọi là “dư lợn viên”, có người gọi là “con lừa”… Nhà thơ Lệ Bình viết: Tôi có cảm giác lý trí con người không còn tồn tại trong Đông  La, khi ông tự  khoe mình là “đại tài”, … và gọi các ông Nguyên Ngọc, Lê Hiếu Đằng … đáng tuổi bố mình bằngthằng, chửi bới Trần Mạnh Hảo, Phạm Xuân Nguyên , Thu Uyên…là chó…
Tò mò, tôi vào blog Đông La và đọc mộ lát. Xin trích một số đoạn từ các bài viết của Đông La để ai chưa biết thì đọc xem có đáng “ném đá” hắn không:
“Đông La ngày đêm trằn trọc viết bảo vệ chế độ thế mà một khúc xương cũng không được gặm”.
(Trích lời Đông La sau khi không được kết nạp vào Hội Nhà Văn VN, tháng 12.2014)
1. Nói về mình:
- Khi đọc chùm thơ đầu tay của tôi, Chế Lan Viên đã đề nghị trao giải thơ cho tôi trong cuộc thi năm 1986 của Hội Nhà Văn TPHCM, rồi ông còn trực tiếp đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn TPHCM.
- Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành ủy TPHCM một lần gặp tôi cũng nói: “Em cảm ơn anh vì các bài viết của anh trên Báo VN TPHCM mà em được cấp trên khen đấy!”
- (Nguyễn Quang) Thiều chưa viết một chữ nào khen tôi nhưng khen miệng thì chính Thiều khen tôi ghê gớm nhất. Như khi đăng cho tôi bài “Những cái xác” có 4 câu, Thiều bảo ông hay hơn Chế Lan Viên rồi, còn bình tán trên điện thoại cả nửa tiếng.
- “Tôi bất ngờ nhận được điện thoại của anh (Hữu Thỉnh – PV), anh bảo hỏi mãi mới biết được số của tôi, anh bảo anh đọc từng chữ của tôi viết, “sao mày tài thế, giỏi thế, những bài viết của em có sức mạnh như những sư đoàn”. Từ đó, thấy lãnh đạo người ta cũng quý trọng mình thế…”
- Theo quy định việc xin vào Hội Nhà văn VN phải có hai người giới thiệu, người thứ nhất, GS Mai Quốc Liên đã viết lời giới thiệu tôi là “một nhà phê bình hiếm có”. Còn người thứ hai là GS Trần Thanh Đạm. Khi tôi cảm ơn ông thì ông nói: “Tôi cũng phải cảm ơn anh vì tôi rất vinh dự được giới thiệu người như anh vào Hội”.
Như vậy, về tài đức, về thành quả văn chương, tôi hoàn toàn xứng đáng được vào Hội Nhà Văn VN.
- Nhà thơ Hải Như, tác giả lời ca khúc bất hủ Thành phố hoa phượng đỏ, đã đi hỏi số điện thoại của tôi gọi: “Đông La biết tôi là ai không? Tôi từng giới thiệu Vũ Tú Nam (từng giữ chức như Chủ tịch Hội Nhà văn bây giờ) vào Hội đấy. Nếu tôi có quyền sẽ cho chùm thơ của Đông La giải nhất. Thơ Đông La hiện đại nhưng đã đạt đến sự giản dị, không như thơ Nguyễn Quang Thiều hiện đại, nhưng rối rắm, bắt chước nước ngoài”.
- “Trong chuyện viết lách thấy người ta sai thì viết, mong góp phần giúp cho độc giả hiểu đúng vấn đề, nhất là những vấn đề rất phức tạp về chính trị, tư tưởng, triết học và khoa học. Chỉ vậy thôi không cầu mong gì hết. Vậy mà vừa rồi tôi lại đồng ý làm đơn xin vào Hội Nhà Văn VN , và hôm nay tôi được người trong cuộc báo tin là tôi đã bị loại”.
Tôi nói tôi “đồng ý” làm đơn vì ý định làm đơn không phải do tôi mà vừa rồi một nhà văn trong Ban Chấp hành HNVVN đã gặp tôi khuyên tôi nên vào Hội, rồi anh đã chuyển cho tôi một bộ hồ sơ để tôi chuẩn bị cho đúng thủ tục.
- (Nguyễn Quang) Thiều hiện là Phó Chủ tịch HNVVN, cũng đã khuyên tôi vào hội: “Cái gì chứ, giúp ông vào Hội tôi sẽ làm được. Ông nên vào Hội để còn giúp tôi một tay”. Tôi nói vui: “Cung Thân lá số tử vi của tôi có Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Quyền. Khoa, Lộc ít nhiều gì tôi cũng đã có, còn quyền thì chưa. Biết đâu sau này ông nắm Hội Nhà Văn cho tôi cái quyền gì đó thì sao”. Thiều cười: “Có thể như thế”.
- Còn danh xưng “Nhà Văn” thì tôi cũng đã có, dù chỉ là Hội viên của Hội Nhà Văn TPHCM, nhưng tôi rất tự hào vì người giới thiệu tôi chính là Nhà thơ tài danh hàng đầu Việt Nam – Chế Lan Viên! Còn nói chung người bất tài mới cần cái danh “hội viên hội nhà văn VN” để chứng tỏ, còn tôi những nhà văn hàng đầu VN cũng nể phục rồi thì còn cần gì cái danh “hội viên hội nhà văn VN”?
2.     Nói về người khác:
- Chính Hội Nhà Văn VN có tình trạng như vậy, bởi hiện có rất nhiều Hội viên Hội Nhà văn VN có thái độ và bài viết sai trái, có người đã bị bắt, nhưng hầu như trong Hội Nhà văn không ai lên tiếng phê phán, ngược lại, lại có nhiều người đồng tình với sự sai trái ấy. Như ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, luôn ca ngợi Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành lập “Văn đàn độc lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN cũng ca ngợi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội, là: “Ở nước Nam này, nếu hỏi ai viết nhiều, làm việc nhiều, lao động nghiêm túc, tôi không ngần ngại trả lời: Nguyễn Quang Lập”.
Vì vậy, những cá nhân trong BCH Hội Nhà văn như ông Trung Trung Đỉnh, Văn Công Hùng lấy cớ tôi cực đoan để loại tôi là một hành động sai trái, bất minh, hoàn toàn chỉ vì nhận thức cảm tính chủ quan và cảm tình cá nhân.
- Nguyên Ngọc cũng cần phải có đại tài đức và đại ý chí. Nhưng thực tế xem chừng Nguyên Ngọc chỉ có số 0 tròn như cái trán dồ bướng bỉnh của ông, y như một chú bé học sinh cá biệt bất trị vậy.
- Tôi được “mật báo”, trong cuộc bỏ phiếu xét đơn xin vào Hội của tôi của BCH Hội nhà Văn VN, trong số người loại tôi có Nguyễn Quang Thiều. Không chỉ thế, Thiều còn là người vận động để tôi bị loại. Tôi vừa buồn vừa buồn cười. Buồn vì nhân tình thế thái. Buồn cười vì với cái đầu của tôi, nói theo kiểu các cụ “con ruồi bay qua cũng biết con đực con cái”, sao tôi lại từng ưu ái Thiều đến thế… Tôi có một mối quan hệ đặc biệt với Nguyễn Quang Thiều, rồi tôi sẽ viết thành nhiều “tập”. Thực ra thì cũng là có đi có lại. Thiều có quý tôi, có đăng thơ cho tôi thì tôi mới đáp trả lại.
-Ngô Bảo Châu viết về Nguyễn Quang Lập: “nhà văn này đã sớm tỏ rõ ông  chính là một trí thức thứ thiệt, có cái nhìn sắt bén về thế thái nhân tình, về hiện tình xã hội – chính trị Việt Nam. Ông không ngần ngại đăng tải những bài khá nhạy cảm, những lập trường phản biện khá dứt khoát có thể làm cho cơ quan chức năng khó chịu.Thái độ của ông chính là thái độ của một nhà văn chân chính, một kẻ sỹ có tinh thần trách nhiệm với xã hội mình đang sống”.
Một lần nữa Châu lại chứng tỏ mình chỉ biết cộng trừ nhân chia nên đã hoàn toàn sai trái khi thể hiện chính kiến và thái độ về những vấn đề và vụ việc thuộc lĩnh vực chính trị xã hội.
Hội Nhà Văn Hà Nội từng bỏ phiếu bầu Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch lại là việc bầu ra người không xứng đáng. Hội Nhà Văn Hà Nội là một tổ chức thuộc nhà nước nhưng Phạm Xuân Nguyên là người luôn phản đối nhà nước thực thi pháp luật, như từng lên tiếng ủng hộ những người phạm pháp và sai trái, từ Lê Công Định, Phương Uyên đến Nhã Thuyên và hôm nay là Nguyễn Quang Lập…
- Ngay ở Hội Nhà Văn VN cũng đã có những dấu hiệu lớp kế cận Nhà thơ Hữu Thỉnh đang ráo riết xây dựng lực lượng để giành quyền theo hình mẫu bầu bán của Hội Nhà Văn Hà Nội. Việc bỏ phiếu loại tôi như là một sự tập dượt của họ. Nếu họ thành công, lúc đó văn chương sẽ không “dĩ tải đạo” như lời dạy của cha ông nữa mà là tải tà đạo, Hội Nhà Văn sẽ là tập đoàn cứ điểm làm nguy cơ tồn vong của chế độ, theo lời TBT Nguyễn Phú Trọng, thêm nguy cơ hơn. Mà khi quyền lực tối cao rơi vào tay kẻ tham, kẻ dốt, kẻ ác, kẻ xấu thì đích đến của nước ta sẽ là Irắc, Lybi, Pakistan, Apganixtan chứ không phải là Bắc Âu, là Anh Pháp Mỹ, là Đức Ý Nhật đâu! Nên trong tình trạng bất ổn này, Hội Nhà Văn VN cũng cần ổn định như xã hội cần ổn định vậy, vẫn cần đến thế hệ Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm trọng trách, có những sai trái yếu kém thì phải sửa, nếu không Hội Nhà Văn sẽ là mảnh đất gieo mầm và nuôi dưỡng sự phản loạn.
- …Đông La ngày đêm trằn trọc viết bảo vệ chế độ thế mà một khúc xương cũng không được gặm…
Nguồn: http://donglasg.blogspot.com/

Trần Quang Đức - Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử

Hôm 27/12, Học viện Khổng Tử đã chính thức được thành lập tại trường Đại học Hà Nội để “thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt – Trung”, theo lời vị Hiệu trưởng.
Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm hiểu, Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Trung Quốc”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp Luân Công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên bàn luận về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ)… Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.
Hiện nay, xét riêng số Học viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học trong khu vực, Hàn Quốc có 17 viện, Nhật Bản có 13, Thái Lan có 12, Indonesia có 7, Philippines có 3, Singapore có 2. Đây là lần đầu tiên, Học viện Khổng Tử đặt tại Việt Nam. Mặc cho những phản ứng muôn hình muôn vẻ của người Việt trong ngoài nước, đây là câu chuyện đã rồi, và là câu chuyện trên bàn tròn của những người anh em cộng sản hai nước. Việc thiết thực có thể làm hiện nay là theo dõi sát sao động tĩnh của học viện này, và phản ứng kịp thời khi nó có những hoạt động can thiệp nằm ngoài bổn phận.
Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý mấy điểm dưới đây, hầu mong những người phản đối Học viện Khổng Tử hiểu rõ hơn mình đang phản đối thứ gì, tư tưởng gì.
Khổng Tử của đời thật và sau khi bị các chính thể lợi dụng
Bản thân Khổng Tử là người chính trực, nghiêm túc, kiên trì đến độ đáng thương, “biết đạo không thể thi hành mà vẫn làm”. Ông ta không được trọng dụng ngay khi còn sống. Trong bối cảnh văn hóa suy đồi, chính trị băng hoại thời Xuân Thu, tinh thần chấn hưng lễ nghĩa, quảng bá học thuật của Khổng đã khiến ông nửa đời lang bạt các nước như ‘con chó mất nhà’ theo cách ví của Tư Mã Thiên.
Vào thời Hán, lần đầu tiên, đạo Khổng được trọng dụng. Nhưng tư tưởng nguyên sơ của Khổng đã bị uốn bẻ theo những cách thức khác nhau, trải qua các triều đại khác nhau. Hán Nho khác Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho... Tương tự, tư tưởng Nho giáo trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn tại Việt Nam cũng không đồng nhất. Có thể đơn cử khái niệm Tam tòng tứ đức, thứ chuẩn mực đạo đức đối với phụ nữ này là do các nhà Nho Trung Quốc thời Tống Minh cổ xúy. Bản thân Khổng Tử chưa một lần nói đến việc đàn bà phụ nữ phải giữ trinh tiết. Vậy nên có thể nói, có một Khổng Tử của đời thật, nhưng có nhiều Khổng Tử của các chính thể lợi dụng. Tư tưởng của Khổng có nhiều điều hay, cũng có nhiều hạn chế.
Nhưng trước khi hiểu rõ con người, tư tưởng Khổng thì đừng vì phản đối Học viện Khổng Tử mà vội quy chụp tư tưởng đó là thứ “bốc mùi”, gọi Khổng Tử là “thằng”!
Chính quyền Trung Quốc tiến hành cách mạng văn hóa vào những năm 1966. Trong thời kỳ này, tư tưởng Khổng bị lên án gay gắt. Tượng Khổng trong Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ ‘Thằng khốn nạn hàng đầu’, rồi bị kéo đổ, đập nát. Hồng vệ binh định đào mả Khổng, nhưng nhanh chóng bị can ngăn.
Và giờ đây, khi nền chính trị, tư tưởng của Trung Cộng không đủ sức hút đối với thế giới, càng không phải giá trị phổ quát. Họ bám víu và giương chiêu bài quảng bá văn hóa; họ dùng Khổng Tử làm công cụ chính trị. Bởi vậy đừng nghĩ đơn giản rằng, Học viện Khổng Tử là nơi truyền bá đạo Khổng. Trung Cộng không có tư cách đó.
Văn hóa Trung Hoa và chính quyền Trung Quốc
Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng lan tỏa của văn hóa Trung Hoa trong quá khứ đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tạm không bàn đến vấn đề bản quyền của các thành tố văn hóa tương đồng giữa Trung – Hàn – Việt. Bằng vào những tư liệu hiện có, có thể thấy các chính thể quân chủ Việt Nam đã từng chủ động sử dụng Hán văn làm ngôn ngữ hành chính, thi cử, sáng tác văn học, từng châm chước chế độ lễ nghi, áo mũ, phong tục của các triều đại Trung Hoa; từng tự phụ là ‘cõi văn hiến không kém Trung Quốc’; và khi Trung Quốc bị cai trị bởi những tộc người Mãn, Mông, lại tự nhận là quốc gia gìn giữ văn minh Hoa Hạ chính thống. Bất kỳ thứ văn hóa ngoại lai nào khi được du nhập vào dị vực đều bị bản địa hóa, bởi vậy khi văn hóa Hán đã hòa vào văn hóa Việt, trở thành một phần của văn hóa Việt thì đừng vì ghét Trung Cộng mà quay lại cầm dao tự xẻo thịt mình!
Sau Cách mạng văn hóa, văn hóa Trung Quốc đã xuống dốc. Trí thức Trung Quốc đương đại lưu truyền câu nói “sau Tống không còn Trung Quốc, sau Minh không còn Hoa Hạ, sau Mãn không còn Hán tộc, sau Cách mạng văn hóa không còn đạo đức”. Và trong mắt tôi, văn hóa Trung Quốc đương đại là một sản phẩm què quặt. Bởi vậy, hãy nhìn nhận cho rõ thứ văn hóa Trung Cộng quảng bá là văn hóa gì, tư tưởng gì, đừng tóm tất cả mọi thứ vào một khái niệm đơn nhất là ‘văn hóa Tàu’!
Tiếng phổ thông Trung Quốc và ngữ văn Hán Nôm
Hiển nhiên, nội dung quảng bá của Học viện Khổng Tử là tiếng phổ thông Trung Quốc, tức thứ ngôn ngữ sống, lấy ngữ âm phương Bắc làm chuẩn, sử dụng bộ văn tự đã được giản lược sau năm 1949. Còn ngữ văn Hán Nôm là một thứ ngôn ngữ chết (tử ngữ), được người Việt Nam sử dụng để ghi chép, thi cử v.v. trước thế kỷ 20.
Chữ Hán được sử dụng tại Việt Nam ngót 2000 năm. Trong quá trình du nhập, truyền bá, cho đến ngày hôm nay, người Việt có một hệ thống cách đọc chữ Hán riêng biệt (thiên địa, nhật nguyệt v.v. thay vì /tian di/, /ri yue/). Nhiều chữ Hán được người Việt viết theo lối riêng, có những kết cấu, hình thể riêng, tương tự như trường hợp chữ Hán của Nhật Bản. Vào khoảng thời Lý Trần, người Việt mượn cách đọc của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, tạo ra một hệ thống chữ mới gọi là chữ Nôm. Về ngữ pháp, người Việt cũng như người Trung, Hàn, Nhật trước đây sử dụng ngữ pháp Hán văn cổ đại (một thứ tử ngữ, gọi là văn ngôn), mà không dùng lối nói khẩu ngữ đương đại. Văn tự Hán Nôm được diên dụng tại miền Bắc đến năm 1956 trước khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách giáo dục, và tại miền Nam đến năm 1975 trước khi Việt Nam Cộng hòa diệt quốc.
Học tiếng Trung hiện đại chắc chắn không thể đọc hiểu hoành phi, câu đối, sách vở do người Việt trước thời Nguyễn viết. Còn trong bối cảnh hiện đại, nếu học một lượng chữ Hán Nôm cơ bản, có thể hiểu sâu hơn về tiếng Việt. Bởi vậy, khi phản đối Học viện Khổng Tử thì đừng bài xích văn tự Hán Nôm, đừng coi nó là thứ chữ lạ, và đừng nâng cao quan điểm rằng, một ngàn năm Bắc thuộc mới sắp bắt đầu, Việt Nam sẽ quay trở lại dùng chữ Hán. Cần phải hiểu rõ, chữ Hán là chữ Hán nào. Chữ Hán của người Việt hay chữ Hán của Trung Cộng.
Việc thoát Trung là thoát ở sự lệ thuộc chính trị, kinh tế, ở những thứ văn hóa thô bỉ, quê mùa tập nhiễm từ Trung Quốc đương đại, chứ không phải tẩy chay bất kỳ nét văn hóa hay đẹp nào chỉ cần biết nó có nguồn gốc Tàu!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, người viết cuốn sách khảo cứu Ngàn năm áo mũ (2013).
Chú thích ảnh Khổng Tử (từ trên xuống dưới, trái qua phải): 1. Hình tượng Khổng Tử của Trung Quốc thời Minh. 2. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam thời Lê. 3. Hình tượng Khổng Tử của Hàn Quốc thời Joseon. 4. Hình tượng Khổng Tử của Nhật Bản thời Edo. 5. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam Cộng hòa đặt tại Miếu Khổng Thánh (chụp năm 1969), nay là đền Hùng trong Thảo cầm viên, Sài Gòn. Pho tượng đã bị di dời. 6. Tượng Khổng Tử tại Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ Thằng khốn nạn hàng đầu, trong thời Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976). 7. Tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An môn năm 2011, bị di dời chỉ sau 100 ngày. 8. Biếm họa chân dung Khổng Tử sau khi chính quyền Trung Quốc dựng lên Học viện Khổng Tử.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Quan niệm sử dụng thảo dược mới trong điều trị viêm gan

Link : http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/212748/quan-niem-su-dung-thao-duoc-moi-trong-dieu-tri-viem-gan.html

2 tỷ người trên thế giới nhiễm virus viêm gan B và mỗi năm có 1 triệu người chết vì những bệnh lý liên quan đến viêm gan B. Tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị triệt để căn bệnh này. 
Viêm gan virus B - Bệnh dễ gặp nhưng khó chữa 
Nhiễm virus viêm gan B (Hepatitis B Virus - HBV) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất của loài người. Hiện nay, trên thế giới có khoản 400 triệu người mang HBV mãn tính, 2 tỷ người đã nhiễm HBV và 1 triệu người chết mỗi năm do những bệnh lý liên quan đến HBV như xơ gan, ung thư gan.

Do cơ chế tồn tại dai dẳng của HBV ở tế bào gan nhiễm bệnh, nên ngay cả những liệu pháp điều trị hiện đại nhất cũng có tỷ lệ đáp ứng nhất định và tiềm ẩn nhiều nguy cơ kháng thuốc. 
Việc điều trị cần có sự giám sát chặt chẽ, đánh giá hiệu quả điều trị, giám sát tình trạng kháng thuốc và không ngừng nâng cao thể trạng cũng như chức năng gan của bệnh nhân. 
Cho đến nay y học hiện đại cũng chưa tìm ra cách chữa trị triệt để với Viêm gan virus. Toàn bộ liệu pháp điều trị nhằm đào thải Virus viêm gan B ra khỏi cơ thể, giảm thiểu tình trạng viêm và xơ gan, tăng cường chức năng gan và nâng cao thể trạng bệnh nhân. 
Cà gai leo - Cơ hội mới cho người bệnh viêm gan virus và xơ gan 
Trong các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh gan hiện nay, chỉ có duy nhất Cà gai leo là dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ nhất về tác dụng, hiệu quả và độ an toàn trên bệnh nhân viêm gan virus B và xơ gan với 2 đề tài cấp Nhà nước, 4 luận văn tiến sĩ và nhiều công trình nghiên cứu khác.
Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương và kết quả lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan vi rút B thì có thể khẳng định Cà gai leo là một cây thuốc có tác dụng rất tốt cho gan. Nó có khả năng làm giảm nồng độ virus trong máu của bệnh nhân, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus. 
Cà gai leo cũng đã được chứng minh có thể ngăn chặn xơ gan tiến triển và hạ men gan nhanh.Riêng việc điều trị các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động như vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, kém ăn mệt mỏi…thì Cà gai leo thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với các dược liệu được biết đến từ trước đến nay. Hầu hết các bệnh nhân đều hết các triệu chứng trên sau hai đến ba tháng điều trị. 
Các nhà khoa học nói gì?
Theo Thầy thuốc nhân dân, GS. TS Nguyễn Văn Mùi, Nguyên PGĐ kiêm Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103: “Trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy là cây Cà gai leo cho tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính. Đây là cây sản phẩm được Viện Dược liệu Trung Ương nghiên cứu kỹ và bài bản nhất từ trước đến nay và là cây thuốc được kiểm chứng trên bệnh nhân viêm gan B cho kết quả tốt nhất.” 
TS. Nguyễn Ngọc Quang, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm ( Khoa A4) Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đánh giá: “Sau hơn một năm tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và đánh giá TPCN Giải độc gan Tuệ Linh (sản phẩm kết hợp 2 dược liệu quý Cà gai leo và Mật nhân), tôi thấy thật sự bất ngờ với kết quả điều trị. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính đều trở về bình thường. Đăc biệt có 2/33 trường hợp sau 6 tháng điều trị trở nên âm tính với virus viêm gan B. Một số người bạn thân của tôi, do uống rượu bia nhiều , tiếp xúc với hóa chất chất độc hại dã tới tăng men gan, hơi có dấu hiệu xơ gan. Tôi cho dùng thử sản phẩm, sau 1 tháng điều trị cho kết quả rất tốt. Tôi nghĩ đây sẽ là một giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm gan virus” 
PGS. TS Nguyễn Trọng Thông, Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm độc tính và thử nghiệm tác dụng chống viêm, bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan của viên Giản độc gan Tuệ linh trên thực nghiệm và kết quả sản phẩm an toàn, không có độc. Viên Giải độc gan Tuệ Linh còn có một tác dụng rất đặc biệt nữa đó là làm tăng miễn dịch mạnh, điều này rất có ý nghĩa vì có thể dùng cho cả bệnh viêm gan vi rút C, bệnh lao, người lành mang mầm bệnh virus …”
Ngọc Minh

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA TRĨ CỰC KỲ HIỆU QUẢ

Link: https://www.facebook.com/cuocsong28/photos/a.594029377334055.1073741828.594020250668301/730980923638899/?type=1&fref=nf 
Bài thuốc này đăng trên báo Dân trí số 03, trang 24 từ năm 1998 của tác giả Nguyễn Như An. Theo bài báo, ông An học được bài thuốc này từ những năm 1949 – 1950 khi là bộ đội đóng quân ở vùng cao tỉnh Lao Cai, Thanh Hóa. Ông An đã mách bài thuốc này cho nhiều người và đều thu được kết quả cao, cả khi đóng quân ở nước bạn Lào và sau này làm chuyên gia giáo dục ở Angola.
Điều thú vị là bài thuốc này rất dễ tìm, dễ làm và chữa khỏi cả trĩ nội và trĩ ngoại. Bài thuốc này chỉ cần xông, không cần uống.
●Các vị như sau:
- Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay.
-Lá ngải cứu, một nắm.
-Lá lốt, lá cúc tần, một nắm.
- Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ.
-Một chén con nước bồ kết đặc.
●Cách làm:
Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.
Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào, rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.
Qua thực tế, người bệnh nhẹ chỉ cần xông một tuần, có người do bị bệnh hơn hai mươi năm nên đã bền bỉ xông đến hai chục ngày và đều khỏi bệnh, không tái phát.

İnanılmaz birşey sadece 3dk ayırın PİŞMAN OLMAYACAKSINIZ - Không thể tin được tôi chỉ mất 3 phút...BẠN SẼ KHÔNG HỐI TIẾC


Link : https://www.youtube.com/watch?v=NpI3g0xHBa8

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

VĂN KHẤN ĐÀO GIẾNG - TẠ GIẾNG VÀ LẤP GIẾNG


CÚNG XIN ĐÀO GIẾNG
Ngày mai đào, tối hôm trước sắm lễ: 1 cặp đèn cầy, 1 bình bông, 1 nhánh chuối chín, xôi chè, trầu cau, rượu thuốc, gạo muối
Khấn:
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh
Con xin kính cáo chư vị thần linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai ngày…..cho con khai móng đào giếng để dùng, nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào cho con, để không trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, làm xong hoàn tất con sẽ tạ ngài, tùy tâm cúng tạ. A di đà Phật
Khấn xong rải gạo muối xung quanh chỗ đào

CÚNG TẠ ĐÀO GIẾNG
Sắm lễ: 1 cặp đèn cầy, 1 bình bông, 1 nhánh chuối chín, trái cây, bánh kẹo tùy tâm, 1 khổ thịt luộc, xôi chè, trầu cau, thuốc, 5 ly rượu, gạo muối
Khấn:
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh
Giếng trần con đã đào xong, nước trong tắm mát cả nhà đều yên. Hôm nay cúng tạ chư thần, lãng vãng hà bá ở trong giếng này. Người trần mắt thịt ngu si, không biết cúng cấp, tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài hoài. Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám giếng nước trong con đã tạ xong. Lễ mọn lòng thành cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ. A di đà phật

CÚNG XIN LẤP GIẾNG
Trước khi lấp giếng mấy ngày, rải gạo muối xung quanh giếng.
Đến ngày lấp sắm: 1 bình bông, 1 nhánh chuối, cau trầu rượu thuốc
Khấn
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh
Cáo xin chư vị Tiền Hiền, có đào cái giếng lâu ngày thế gian, lâu nay chẳng có nước sài, lấp đi thì sợ để thời không an. Hôm nay xin cáo rõ ràng, thủy long hà bá ở thời nơi đây, cáo cùng chư vị nơi này, cho con lấp giếng đổ đầy đất ban, không còn giếng lạ thế gian, ra vô đụng chạm hệ thời không yên, cáo xin thổ võ thánh hiền, lời cầu khấn nguyện độ trì bình yên, giếng xưa đào cũng lâu rồi, người trần không sử dụng nước thời không dâng, cho nên xin lấp cho xong, không còn giếng cũ ở trong đất này, tạ thần tạ thổ nơi đây, bình bông nhánh chuối mời thời đi cho. A di đà Phật
Đọc xong bài này, lấp lại rồi cúng tạ.


Phong thủy sư Chơn Lạc

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

THĂM TRƯỜNG CŨ (07/12/2014)

Kỷ niệm 60 năm thành lập trường


Thông báo khánh thành Trường Trung Học Vũng Tàu






Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

HISTORY OF HUMANITY - LỊCH SỬ NHÂN VĂN

Milo Manara - Storia dell’Umanità    History of Humanity
Wonderful artwork by Milo Manara, depicting human history. Sex, war to gain sex, more war to gain riches to have more sex.
Milo Manara - Storia dell "Umanita" Lịch sử của nhân loại
Tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Milo Manara, mô tả lịch sử con người. Sex, chiến tranh để đạt được quan hệ tình dục, chiến tranh nhiều hơn để đạt được sự giàu có để có quan hệ tình dục nhiều hơn.


Milo Manara is an Italian comic book writer and artist well- known for his erotic approach to the medium. Enjoy more of his sensual work at Milo Manara-Cultura Inquieta


Milo Manara là một nhà văn truyện tranh Ý và nghệ sĩ nổi tiếng với phương pháp tiếp cận khiêu dâm của mình vào môi trường. Thưởng thức nhiều hơn về  sáng tác gợi cảm của ông tại Milo Manara-Cultura Inquieta

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Chuyện tình tay bốn

THÂN EM SỚM SỞ TỐI TẦN...
HẾT SAU RỒI TRƯỚC ...THÚI RÙM ANH CHÊ...
..
NÀNG CŨNG MUỐN NGÃ VÀO LÒNG ANH MỸ HÀO HOA. ....NHƯNG BẢN CHẤT CỦA MỘT CON ĐIẾM KHÓ THAY ĐỔI....VÌ ANH MỸ CHỈ CƯỚI KHI NÀNG VIỆT CHỊU HOÀN LƯƠNG ...NHƯNG ỐI THÔI....ĐIỀU ĐÓ LÀ KHÔNG TƯỞNG....BIẾT LÀM SAO ĐÂY KHI BẢN CHẤT THẬT SỰ CỦA NHỮNG CON ĐIẾM LÀ TRỤY LẠC...
Chuyện tình tay bốn
Có cô gái nọ tên Việt là người yêu của anh Trung. Mặc dù bị người yêu hành hạ suốt như hành hạ một con chó nhưng cô vẫn yêu tha thiết... Rồi cô cũng thích 1 chàng trai tên Nga, cũng là bạn của anh Trung. Tuy anh này không đoái hoài gì đến cô gái nhưng khi anh Trung đánh cô thì anh Nga chỉ đứng ngoài nhìn và thậm chí "châm dầu vào lửa" khi đưa vũ khí cho 2 đứa đánh nhau.
Thế mà chẳng hiểu sao cô gái Việt vẫn ngưỡng mộ và có 1 mối tình đơn phương với anh Nga. Rồi anh Mỹ xuất hiện... Khi thấy cô bị đánh, anh Mỹ và đám bạn phương Tây ngăn cản, giúp đỡ cô gái. Ngoài ra họ còn cho cô ấy tiền xài. Thế mà không hiểu sao cô Việt ấy lại rất ghét họ.
Nhiều lần anh Mỹ kêu cô gái bỏ anh Trung để làm dâu xứ người với Tây Âu. Nhưng vì sợ bị họ lợi dụng nên cô gái nhất quyết không chịu mặc dù cô ấy chẳng có gì để lợi dụng cả.
Thế là cô cứ bám lấy anh Trung. Thà chấp nhận anh Trung vũ phu còn hơn theo anh Mỹ đẹp trai, ga-lăng và hào phóng...
Các bạn thấy cô gái đó ngu hay khôn nè??? 

Sưu tầm
Dong doi troi mai@