Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Người Tàu với âm mưu Hán hóa phương Nam (Bài 1)

Sưu tầm trên mạng, không rõ tác giả

Lữ gia - Họ ngoại Hán triều

Nước Tàu là một trong những nước có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều nước trên thế giới, nhất là Châu Á bao la. Tuy nhiên không thể lấy bề dày lịch sử của một nước để làm thước đo mọi giá trị trong quá trình lập quốc và hoàn thiện xã hôi. Mặc dù với lịch sử hàng ngàn năm trên chiều dài của dòng chảy nó có thể sản sinh, phát lộ ra những khối “Ngọc Minh Châu” nhưng quan trọng là cái “tầm và trí dũng” của dân tộc xứ sở đó có phát huy và nâng khối “Ngọc Minh...” ấy lên tầm cao mới và ngời sáng dưới ánh dương hay không.

Thật thế! Những phương tiện trong xã hội loài người hiện nay có tầm giá trị cao trong đời sống lẫn văn hóa và phát triển hoàn mỹ dần để có một nền văn minh ngày nay như chữ viết, nghề in từ ngàn xưa người Tàu đã khởi phát và khắc trên “Mu rùa” gọi là “Gáp cốt văn” rồi dần dà in trên tre, gỗ là tiền thân của bản kẽm sau này, đồng thời chữ viết cũng theo dòng thời gian mà hoàn thiện. Phát minh ra giấy và nghề in để in ấn mặc dù lúc đó mục đích chưa phải là sách vở. Để đo thời gian thì chiếc “đồng hồ cát” cũng nguyên thủy từ Tàu, chế tạo ra quân xa sử dụng trong chiến tranh thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 TCN - 220TCN) đến khi Tần Vương Doanh Chính tiêu diệt nhà Tề gồm thâu lục quốc, thống nhất TQ và lên ngôi Đế lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng Đế. Sau này là con đường tơ lụa… nổi tiếng vang bóng một thời rồi cũng tàn phai theo dọc đường gió bụi. Mộ Tần Thủy Hoàng, mộ Tào Tháo cũng đầy bí ẩn cùng với kỹ thuật cao và mang màu sắc huyền bí. Rồi Ai-Cập với loạt Kim Tự Tháp huyền cơ có những điều ngày nay chưa thể lý giải nhưng cũng không nói lên được điều gì. Tuy nhiên ta nhìn chung những phát minh và những nét son rực rỡ đó chỉ lóe lên ban đầu mà những nơi đó không phát triển nâng tầm cao ngược lại những việc sau này thuộc về các nước Âu-Mỹ, có nước với tuổi đời non trẻ như Hoa Kỳ nhưng đã làm nên nhiều điều kỳ diệu có ích cho xã hội loài người.

Sở dĩ tôi nêu lên những việc trên để nhìn vào cái khởi điểm ban đầu của dân tộc Tàu và đất nước TQ, đáng lý ra người Tàu phải thăng hoa nhờ có vốn liếng ban đầu đó nhưng tại sao nhân dân TQ hiện nay vẫn đói nghèo lạc hậu rất nhiều nơi nhất là miền núi và nông thôn. Chỉ hình thức giàu sang xa hoa ở các thành phố với tầng lớp quan quyền tham ô, bóc lột chứ nhân dân lao động cho dù là thành thị vẫn chạy ăn từng bữa và nhiều khi phải nuốt nước mắt và hận vào trong trước sự bóc lột dã man và vô cảm của tập đoàn CSTQ. Đó là chưa kể những trận chết đói hàng chục triệu người dưới thời Mao, đến nỗi nhiều gia đình phải âm thầm giết con để lấy thịt ăn mà kéo dài cuộc sống. Một việc mà loài dã thú cũng không hề có. Sở dĩ có hậu quả như vậy là đa số giới cầm quyền của chế độ phong kiến trước kia và sau này là tập đoàn CSTQ tất cả đều thiếu chữ “Nhân”.

Cái hiểm và thâm

Dân gian ta có câu “Thâm như Tàu” là quả thật không sai. Ngược dòng lịch sử TQ kể từ thời nhà Tiền Hán. Lưu Bang chỉ là một tên đình trưởng quanh năm tụ họp đám hội tề bất lương rượu chè, cờ bạc. Trong làng có Lữ lão gia sinh 2 người con gái xinh đẹp và Lữ ông có thêm hiểu biết chút ít về hình tướng nên nhìn thấy Lưu Bang có tướng mạng Đế vương nên đem con gái lớn là Lữ cô nương gả cho mong sau này hưởng phước lớn. Trong một cuộc rượu sau đó Lữ ông lại thấy Phàn Khoái có tướng cốt phi phàm chắc sau này cũng có nhiều công trạng và hiển hách nên đem cô em là Lữ tiểu thơ gả cho Phàn khoái. Việc sau này qua cuộc Hán-Sở tranh hùng là Lưu Bang lấy được giang san, dấy cơ đồ và lên ngôi Hoàng Đế lập nhà Hán, hiệu là Hán cao tổ và tất nhiên Lữ đại nương ở ngôi cao với danh Lữ Hậu.

Cơ đồ nhà Hán thành công chẳng phải từ tài ba gì của đám hội tề cờ bạc rượu chè, tham ăn tục uống cũng giống như tập đoàn cộng sản VN lẫn TQ ngày nay mà nhờ sự giúp sức của các trụ cột tài ba lẫy lừng như Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín... mà nên. Với tâm ác, trí lùn và lòng nghi kỵ với bản chất “cộng khổ bất cộng lạc” nên khi giang san về một mối thì Lưu Bang lại đem lòng đố kỵ các đại công thần vì sợ cái tài của họ mà bất an cho ngôi cả (như Hồ tập Chương đã hành xử trong TK XX). Do đó giả tảng đi vi hành và giao cho Lữ Hậu ở lại triều lập mưu ám hại Hàn Tín (vì Hàn Tín không nghe lời khuyên của Khoái Triệt ở lại làm Tề Vương mà về phục mệnh Triều đình) một cách dã man, vô nhân và vô đạo. Còn Trương Lương thì tài trí hơn người, thấy được hậu họa nên ngao du sơn thủy... mà thoát cảnh lụy thân. Nói riêng về Lữ Hậu là người đàn bà độc ác vô cùng. Sau khi ở ngôi cao đem lòng ghen tức mà bắt thứ phi của Lưu Bang và hai đứa con chặt tay chân và cho vào chuồng lợn làm thú bỏ đói cho đến chết, khiến cho thái tử sau này nối ngôi là Huệ Đế cũng lạnh người và bất mãn trước sự tàn độc vô cùng của mẫu hậu.

Dòng họ Lữ khuynh loát triều Hán cho đến loạn Vương Mãn... và sau đó tản ra khắp nơi gây nhiều nghiệp chướng. Sau này có một chi phái họ Lữ dạt về phương nam với vốn liếng phong thủy, địa lý kiếm tìm long mạch, trấn yếm với âm mưu triệt hạ mầm đế vương của đất An Nam và gieo vương nghiệp cho tộc Hán nhằm cai trị, nô lệ hóa đất phương Nam mà trước mắt là dòng họ Lữ đầy hiểm độc, gian tà, dâm dật từ dòng máu Lữ ông đất Bái, Lữ Hậu chốn triều trung.

Còn tiếp... (Bài 2-Họ Lữ âm mưu triệt hạ Tây Sơn Tam Kiệt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét