Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Ngọn Hải Đăng - Vì đâu mà sinh viên ‘sợ’ môn triết học

Trong khi việc học các trường ĐH tại Việt Nam đều phải đóng học phí. Thế nhưng riêng sinh viên các chuyên ngành Mác – Lê Nin và tư tưởng HCM lại được miễn học phí.
Lý do là chuyên ngành này rất ít người đăng ký học, dù Chính phủ đã có quyết định miễn học phí cho chuyên ngành này, nhưng khoa Mác – Lê Nin và Tư tưởng HCM vẫn không phải là lựa chọn của các sinh viên. Hàng năm Khoa Triết Học Mác Lê vẫn phải tuyển thêm nhiều nguyện vọng bổ sung để có người theo học.
Điều này đặt ra một câu hỏi là vì sao chuyên ngành này là ít người theo học đến thế?
Mỗi lần tuyển sinh hầu hết học sinh đều tránh xa ngành này, lý do thì ai cũng thấy ngay rằng ngành học này không giúp ích gì về kiến thức sau khi ra trường cũng như không giúp có một việc làm tốt.
Môn học nào là khó nhất:
Có một môn học mà sinh viên toàn thế giới ai cũng phải sợ, đó là môn Xác suất thông kê, nhưng các sinh viên ở Việt Nam cũng được học Xác suất thông kê nhưng lại không xem môn này là khó nhất, bởi lẽ ở Việt Nam có môn còn khó kinh khủng hơn rất nhiều, đó là môn triết học Mác Lê.
Có một vấn đề lạ là vì sao môn này lại khó đến vậy, bởi lẽ, triết học là môn nghiên cứu vế giới quan của con người, mà thế giới quan là những điều thiết thực thân quennhư hơi thở cuộc sống, nghiên cứu những điều đó lý ra phải thật dễ hiểu, vậy vì đâu triết học Mác Lê lại khó hiểu và khó học đến vậy.
Thế giới quan của người Việt chúng ta được thể hiện rõ ràng trong văn hóa cổ truyền, các câu truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ rất thân thuộc mà dễ hiểu như
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hay như
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung màn giàn
Thế giới quan văn hóa cổ truyền mang tính bản thiện sâu sắc, các mối liên hệ các thành viên trong gia đình và xã hội đều hết sức gần gữi với cuộc sống, đó là bản chất của người Việt được truyền lại từ xa xưa đến nay.
Thế nhưng triết học Mác Lê là triết học “đấu tranh” lại hoàn toàn đối lập với văn hóa dân tộc, trái ngược với bản chất thiện lương từ xa xưa của người Việt. Học thuyết “đấu tranh” của triết học Mác Lê quá khác biệt và xa lạ khiến sinh viên rất khó học, đó chính là nguyên nhân chính và sâu sa khiến sinh viên rất sợ học môn này.
Tính hiện thực của triết học Mác Lê
Ai cũng biết rằng môn học này không giúp gì để nâng cao kiến thức cuộc sống hay tìm việc khi ra trường. Đồng thời cũng có nhiều vấn đề bất ổn người ta thấy từ học thuyết này.
Học thuyết Mác Lê dùng tư liệu sản xuất để phân chia ra giai cấp. Ai là người nắm tư liệu sản xuất là giai cấp tư sản, còn ai không có tư liệu sản xuất là giai cấp vô sản. Vì giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất nên phải làm thuê cho giai cấp tư sản.
Học thuyết Mác Lê nêu rõ cần phải ‘đấu tranh giai cấp’, vì giai cấp vô sản bị bóc lột do không có tư liệu sản xuất, nên cần đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản để giành lại tư liệu sản xuất.
Thế nhưng giờ đây khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và nắm tư liệu sản xuất rồi thì trở thành giai cấp tư bản (ngày nay vẫn gọi là tư bản đỏ), vậy những người dân không có tư liệu sản xuất và phải làm thuê kiếm sống là giai cấp vô sản, nếu theo học thuyết Mác Lê họ lại phải vùng lên để đấu tranh với giai cấp tư bản đỏ giành lại tư liệu sản xuất phải không?
Và cứ theo cái vòng luẩn quẩn ‘đấu tranh giai cấp’ ấy không thoát ra được.
Mặt khác mục tiêu của chủ nghĩa vô sản muốn đạt tới là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” nhiều người thấy điều này cũng không hợp lý, vì ai cũng thấy rằng xã hội ngày nay chỉ có làm nhiều được nhiều, làm ít được ít, không làm không được, chứ làm gì có “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Chính vì nhiều điều bất hợp lý và không còn đúng nữa nên ngay cả các bậc phụ huynh cũng không muốn cho con mình đi theo ngành này

Ngọn Hải Đăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét