Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

nhaque, thành viên x-cafevn.org - Người miền Nam hay khóc?

Người miền Nam hay khóc?

Link : http://www.x-cafevn.org/node/2715
nhaque, thành viên x-cafevn.org  
Người miền Nam hay khóc liên quan đến lịch sử Nam tiến của dân tộc, hành trình này kéo dài khoảng 700 năm nâng diện tích lên 3 lần từ lúc độc lập cho đến giữa thế kỷ 18 cơ bản hoàn thành lãnh thổ như hiện nay.
Năm 1069 vua Lý Thánh Tông sát nhập Quảng Bình và bắc Quảng Trị vào Đại Việt khi thân chinh dẫn 10 vạn quan đánh chiếm Chiêm Thành. Năm 1306 nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân (vua Chiêm Thành) đổi lại vùng nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, kể từ lúc này lãnh thổ Đại Việt kéo dài tới đèo Hải Vân ngày nay. Năm 1400 tới 1403 nhà Hồ mở rộng lãnh thổ từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi, sau 1407 nhà Hồ sụp đổ, Chiêm Thành lấy lại hai vùng đất này. Thời Hậu Lê, quân Việt phá tan kinh đô Vijaya và sát nhập Quảng Nam vào Đại Việt. Năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng tiến đánh Chiêm sát nhập Phú Yên, 1653 chia ranh giới với Chiêm được phân định từ tỉnh Khánh Hòa vào. Năm 1693 chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu đánh bắt Bà Tranh (Po Saot) đổi đất Chiêm Thành thành Bình Thuận nay và người Chiêm được làm quan trấn giữ ở đây song phải đổi y phục như người Việt để phủ dụ dân Chiêm trong vùng. Tiến tới là các cuộc thâu tóm lãnh thổ của Chân Lạp, Phù Nam. Cho tới năm 1830 vua Minh Mạng sát nhập Tây Nguyên vào Việt Nam, kể từ đó lãnh thổ Việt Nam định hình như ngày nay.
Câu hỏi đặt ra là trong chiến tranh trải qua hàng trăm lúc tiến lúc lùi, lúc hòa hoãn thì dân Chiêm bị mất đất đi đâu hay ở lại hòa nhập vào dân nhập cư người Việt? Theo quan niệm chung của đa số người Việt thì người Chiêm đã tuyệt chủng, biến mất không dấu vết. Thực tế lại hoàn toàn khác người Chiêm hòa mình vào người Việt ngay thời phân tranh lãnh thổ khi thì người Việt di dân mới đến theo tục Chiêm bởi có những vùng đất lúc đó chưa hoàn toàn thuộc Đại Việt. Ngay từ thời nhà Trần sự giao thoa giữa Chiêm và nhà Trần thật thắm thiết đến nỗi từ các khảo cổ trong tháp Chiêm tìm thấy vô số chữ Trần, ngoài ra gần đây khai quật hoàng thành Thăng Long phát hiện rất nhiều đồ gốm sứ, cách bài trí, họa tiết thuộc Chiêm. Một đoạn sau đây (quên nguồn) cũng chứng minh rằng người Việt không tiêu diệt người Chiêm đến nỗi mất tích: "Trong sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm-pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên theo ông Bân, dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu rồi."
Như vậy có thể khẳng định rằng người Chiêm không đi đâu hết, họ đã hòa mình vào dòng chảy người Việt với những đóng góp về văn hóa, ngôn ngữ, nguồn gene.
Một số gợi ý trong bài viết này để các bác cà phò có thể tìm hiểu thêm vì thời gian viết bài của tôi không nhiều. Tại sao nói Quảng Nam hay cãi, Quãng Ngãi hay lo, dân nẫu. Đặc điểm này được giải thích như sau, các bà mẹ Chiêm bắt buộc phải học tiếng Việt trong vùng đất họ sinh ra, sự cưỡng ép về văn hóa và ngôn ngữ không thể làm biến mất các đặc tính lịch sử của cả một dân tộc. Do vậy sự lai tạo ngôn ngữ không đồng nhất và bị gián đoạn thời kỳ chiến tranh của người Việt di dân tới đất Chiêm của các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Hà Nội, Kinh Bắc với người bản địa lúc thì theo tục Chiêm lúc thì theo tục Việt. Ngôn ngữ vùng nam Trung bộ bao gồm 5 thanh, 4 thanh và bị biến dạng nguyên âm "a" thành các nguyên âm "ei, e,..." khi phát âm. Một sự biến dạng chưa từng có tiền lệ hay ngôn ngữ nào trên thế giới xảy ra tại vùng này. Có phải chăng các bà mẹ Chiêm đã di truyền lại cho con họ một thứ ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Việt) chưa hoàn thiện và những biến cố lịch sử như sự mất mát, đau buồn của một nền văn hóa huy hoàng thông qua những xung đột ngôn ngữ, tính cách rất "nẫu" của dân vùng này?
Những đặc điểm nhân chủng học dễ quan sát bằng mắt thường có thể thấy sự khác biệt rất lớn trong cộng đồng người Việt (có thể có gene Chăm) như hình thể người dân nam Trung bộ ở các vùng có gia phả khoảng 12,13 đời (gia phả được tính 25 năm một đời và người Việt miền Bắc chắc chắn không có gia tộc nào có gia phả ngắn thế, có thể gia phả người Chiêm bị cưỡng ép thành Việt?) thường thân hình vạm vỡ, mình dày, mắt to, mũi cao (tham chiếu ca sĩ Chế Linh). Nhờ khí hậu, môi trường phương Nam khiến con người phát triển cân đối hơn về hình thức song không thể làm biến dạng lớn lao những đặc điểm bề ngoài như vậy. Chỉ có thể có một cách hiểu nguồn gene người Việt trở lên phong phú hơn?
Như vậy câu hỏi tại sao người miền Nam hay khóc phần nào theo góc nhìn của tôi là những tiếp biến văn hóa, ngôn ngữ, nguồn gene tạo ra con người nơi đây. Bài viết này chưa đề cập đến sự ảnh hưởng của các vùng đất mới thu nhận từ Phù Nam, Chân Lạp bởi nó cũng lý giải được miền Nam với dân số tạo lập vùng đất mới chủ yếu là người miền nam Trung bộ có xuất xứ từ miền Bắc và Bắc Trung bộ + với nguồn gene các bà mẹ Chàm + Chân Lạp + Phù Nam + người Quảng Đông, Quảng Tây hình thành nên miền Nam.
Lịch sử cận đại gần đây chỉ ra cho thấy các bà mẹ Chàm di truyền cho tính hay khóc của dân miền Nam ra sao khi sự thất bại của VNCH củng cố thêm cho những biến cố lịch sử như một sự khắc khoải trong tâm thức chưa có lời giải của những đứa con Việt - Chàm. Một phần nhỏ dân số miền Bắc di cư vào Nam được coi là người Việt thuần chủng nhưng cộng đồng nhỏ bé nên họ phải hòa nhập vào văn hóa mới chứ không thể thay đổi được dân địa phương.
Sự bình yên, hòa giải dân tộc đến với người Việt chỉ có thể tìm về và nhận dạng nguồn gốc lịch sử của chính mình để hòa mình theo dòng chảy Việt với sự đa dạng, kế thừa văn hóa của cha ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét