Trần Kỳ Trung
Sắp bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ, với em, đó cũng một lá phiếu. Tôi mong em, như hôm thầy trò gặp nhau trong ngày kỷ niệm thành lập trường, em nhìn thẳng nói với tôi: “ Thầy hãy tin em, ít nhất lúc này quốc hội cũng sẽ có những việc làm để dân tin…”.
Nói thật với em, Quốc hội Việt Nam hiện nay, có nhiều vị tôi không hiểu làm sao, như thế nào mà các vị ấy lại ngồi trong một cơ quan gọi là “ quyền lực cao nhất” của nhà nước Việt Nam mà có thể phát ngôn để người dân có quyền nghi ngờ, đây có phải là đại biểu cho nhân dân hay không ?
Nói thật với em, Quốc hội Việt Nam hiện nay, có nhiều vị tôi không hiểu làm sao, như thế nào mà các vị ấy lại ngồi trong một cơ quan gọi là “ quyền lực cao nhất” của nhà nước Việt Nam mà có thể phát ngôn để người dân có quyền nghi ngờ, đây có phải là đại biểu cho nhân dân hay không ?
Như có vị phát biểu, nếu có luận biểu tình cần phải hỏi ý kiến bên bảo hiểm nhân thọ, bên y tế… Hay như có vị, đại biểu quốc hội của một tỉnh nói rất hồ đồ rằng, nếu đổi tên nước, chỉ có tầng lớp tiểu thương ủng hộ.
Các vị đó gần như không biết hoặc cố tình không biết nguyện vọng của nhân dân lúc này đòi hỏi là những điều gì? Nói rõ hơn họ đã quay lưng với nhân dân.
Sự nhận thức ấu trĩ như thế làm sao có thể để dân đặt niềm tin những vị đại biểu quốc hội đó giúp đất nước tiến kịp với các nước dân chủ, các nền văn minh tiến bộ thế giới.
Các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông của Việt Nam vẫn tuyên truyền rằng : “ Quốc hội Việt Nam là đại diện cho nguyện vọng và ý chí của toàn dân Việt Nam”.
Tôi cũng cố gắng tin như thế!
Nhưng thực tế đặt ra những câu hỏi rất khó trả lời.
Đại diện cho nhân dân làm sao trong quốc hội, các đại biểu đa số là đảng viên. Mà đã là đảng viên không thể làm trái với ý kiến chỉ đạo của đảng. Đảng chỉ có hơn ba triệu đảng viên, còn cả dân tộc hơn tám chục triệu người?
Đại diện cho nhân dân trong quốc hội, tại sao có rất nhiều ý kiến đóng góp sửa đổi hiến pháp của đủ tầng lớp, đủ thành phần, nhiều ý kiến đóng góp có lý , có tình mong nhà nước Việt Nam thành một nhà nước dân chủ, tiến bộ được cả thế giới công nhận. Nhưng những ý kiến đó không đem ra công khai, không được phổ biến trong nhân dân, thậm chí có đại biểu quốc hội cũng chưa đọc những ý kiến đóng góp này?
Đại diện cho nhân dân trong quốc hội, tại sao những ý kiến phê phán của đại biểu quốc hội về hiện tượng tham ô, chạy chức, lãng phí, công an đàn áp dân… của một số cán bộ công quyền không hề được tôn trọng, không giải quyết triệt để?
Đại diện cho nhân dân trong quốc hội tại sao khi nhân dân tự phát biểu tình yêu nước phản đối những hành động gây hấn, xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc với Việt Nam thì bị đàn áp, bỏ tù thậm chí còn bị vu khống do các “ thế lực thù địch phản động kích động chống phá” mà quốc hội không có ý kiến?
…
Còn em.
Với đội ngũ lãnh đạo hiện nay của nhà nước Việt Nam, qua những việc làm, phát ngôn… uy tín của họ đã thực tế được nhân dân đánh giá rõ nhất. Rất tiếc chưa có cuộc trưng cầu dân ý một cách công khai, minh bạch, dân chủ, tự do có sự giám sát chặt chẽ của những đại biểu do nhân dân bầu ra, nên không có sự đánh giá một cách trung thực. Bây giờ chỉ còn quốc hội, đánh giá uy tín các vị trí lãnh đạo nhà nước qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới. Em hãy đứng về phía nhân dân, theo ý nguyện nhân dân. Em nhìn các vị trí lãnh đạo nhà nước bằng con mắt của người dân, chứ không phải chịu sức ép của một “ nhóm lợi ích” để bỏ một lá phiếu đánh giá sự tín nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhà nước trái với lương tâm của mình, nhất là trái với ý nguyện nhân dân. Có nhiều vị lãnh đạo đang hy vọng cuộc bỏ phiếu “tín nhiệm”này để có thể tự hào tuyên bố, tôi vẫn được “ nhân dân ủng hộ”.
Tôi biết em đang ở thế khó, đang có sự chọn lựa hết sức gay gắt. Làm thế nào để thể hiện bản lĩnh của mình?
Còn nhớ, khi tôi dạy em, em là một sinh viên để lại cho tôi nhiều ấn tượng: Ít nói, nhưng nói câu nào đều có sự suy nghĩ kỹ, thuyết phục người nghe. Đã có lần, trước một vấn đề lịch sử còn tranh cãi, em mạnh dạn trình bày ý kiến, ý kiến của em gần như ngược hẳn lại với ý kiến của tôi, giáo viên lịch sử dạy phần đó. Lúc ấy ý kiến đó là sự “ phản biện” duy nhất trong lớp, nhiều bạn nhìn em với con mắt nghi ngại. Sau này, em có hỏi tôi: “ Em nói như vậy thầy có đánh giá xấu về em không?”. Lúc đó tôi chưa trả lời, nhưng về nhà nghĩ lại, tôi thừa nhận em nói đúng, càng về sau thực tiễn khẳng định những vấn đề em nói hôm đó, rõ ràng, minh bạch, không đúng với những điều tôi giảng dạy cho sinh viên mà lại đúng với ý kiến của em, tôi càng quý em hơn.
Khi em trở thành một cán bộ lãnh đạo, một đại biểu quốc hội, thầy trò gặp lại nhau, tôi nói với em, ở đâu, dù ở vị trí nào, em hãy giữ và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng, nếu như vấn đề đó em thấy đúng, phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn, mà nhất là phù hợp với lòng dân, được dân ủng hộ như từng có lần em bảo vệ ý kiến của em trước tôi.
Cho dù lá phiếu của em có thể là thiểu số, không mảy may động chạm, làm suy suyển một chút nào đến vị trí lãnh đạo đã rất mất uy tín của ai đó, nhưng lá phiếu của em ít nhiều cũng đem lại niềm hy vọng cho người dân rằng : Xã hội, đất nước sẽ nhất định tiến lên con đường dân chủ, văn minh như các nước tiến bộ trên thế giới vì trong quốc hội Việt Nam vẫn có những đại biểu chân chính, thực sự đại diện quyền lợi cho người dân, đứng về phía nhân dân.
Một cánh én không làm nên mùa xuân, nhưng đó là tia hy vọng, trong đội ngũ những người yêu nước chân thành, khao khát một chế độ dân chủ thực sự, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tôi rất mong, có tên em.
Các vị đó gần như không biết hoặc cố tình không biết nguyện vọng của nhân dân lúc này đòi hỏi là những điều gì? Nói rõ hơn họ đã quay lưng với nhân dân.
Sự nhận thức ấu trĩ như thế làm sao có thể để dân đặt niềm tin những vị đại biểu quốc hội đó giúp đất nước tiến kịp với các nước dân chủ, các nền văn minh tiến bộ thế giới.
Các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông của Việt Nam vẫn tuyên truyền rằng : “ Quốc hội Việt Nam là đại diện cho nguyện vọng và ý chí của toàn dân Việt Nam”.
Tôi cũng cố gắng tin như thế!
Nhưng thực tế đặt ra những câu hỏi rất khó trả lời.
Đại diện cho nhân dân làm sao trong quốc hội, các đại biểu đa số là đảng viên. Mà đã là đảng viên không thể làm trái với ý kiến chỉ đạo của đảng. Đảng chỉ có hơn ba triệu đảng viên, còn cả dân tộc hơn tám chục triệu người?
Đại diện cho nhân dân trong quốc hội, tại sao có rất nhiều ý kiến đóng góp sửa đổi hiến pháp của đủ tầng lớp, đủ thành phần, nhiều ý kiến đóng góp có lý , có tình mong nhà nước Việt Nam thành một nhà nước dân chủ, tiến bộ được cả thế giới công nhận. Nhưng những ý kiến đó không đem ra công khai, không được phổ biến trong nhân dân, thậm chí có đại biểu quốc hội cũng chưa đọc những ý kiến đóng góp này?
Đại diện cho nhân dân trong quốc hội, tại sao những ý kiến phê phán của đại biểu quốc hội về hiện tượng tham ô, chạy chức, lãng phí, công an đàn áp dân… của một số cán bộ công quyền không hề được tôn trọng, không giải quyết triệt để?
Đại diện cho nhân dân trong quốc hội tại sao khi nhân dân tự phát biểu tình yêu nước phản đối những hành động gây hấn, xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc với Việt Nam thì bị đàn áp, bỏ tù thậm chí còn bị vu khống do các “ thế lực thù địch phản động kích động chống phá” mà quốc hội không có ý kiến?
…
Còn em.
Với đội ngũ lãnh đạo hiện nay của nhà nước Việt Nam, qua những việc làm, phát ngôn… uy tín của họ đã thực tế được nhân dân đánh giá rõ nhất. Rất tiếc chưa có cuộc trưng cầu dân ý một cách công khai, minh bạch, dân chủ, tự do có sự giám sát chặt chẽ của những đại biểu do nhân dân bầu ra, nên không có sự đánh giá một cách trung thực. Bây giờ chỉ còn quốc hội, đánh giá uy tín các vị trí lãnh đạo nhà nước qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới. Em hãy đứng về phía nhân dân, theo ý nguyện nhân dân. Em nhìn các vị trí lãnh đạo nhà nước bằng con mắt của người dân, chứ không phải chịu sức ép của một “ nhóm lợi ích” để bỏ một lá phiếu đánh giá sự tín nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhà nước trái với lương tâm của mình, nhất là trái với ý nguyện nhân dân. Có nhiều vị lãnh đạo đang hy vọng cuộc bỏ phiếu “tín nhiệm”này để có thể tự hào tuyên bố, tôi vẫn được “ nhân dân ủng hộ”.
Tôi biết em đang ở thế khó, đang có sự chọn lựa hết sức gay gắt. Làm thế nào để thể hiện bản lĩnh của mình?
Còn nhớ, khi tôi dạy em, em là một sinh viên để lại cho tôi nhiều ấn tượng: Ít nói, nhưng nói câu nào đều có sự suy nghĩ kỹ, thuyết phục người nghe. Đã có lần, trước một vấn đề lịch sử còn tranh cãi, em mạnh dạn trình bày ý kiến, ý kiến của em gần như ngược hẳn lại với ý kiến của tôi, giáo viên lịch sử dạy phần đó. Lúc ấy ý kiến đó là sự “ phản biện” duy nhất trong lớp, nhiều bạn nhìn em với con mắt nghi ngại. Sau này, em có hỏi tôi: “ Em nói như vậy thầy có đánh giá xấu về em không?”. Lúc đó tôi chưa trả lời, nhưng về nhà nghĩ lại, tôi thừa nhận em nói đúng, càng về sau thực tiễn khẳng định những vấn đề em nói hôm đó, rõ ràng, minh bạch, không đúng với những điều tôi giảng dạy cho sinh viên mà lại đúng với ý kiến của em, tôi càng quý em hơn.
Khi em trở thành một cán bộ lãnh đạo, một đại biểu quốc hội, thầy trò gặp lại nhau, tôi nói với em, ở đâu, dù ở vị trí nào, em hãy giữ và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng, nếu như vấn đề đó em thấy đúng, phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn, mà nhất là phù hợp với lòng dân, được dân ủng hộ như từng có lần em bảo vệ ý kiến của em trước tôi.
Cho dù lá phiếu của em có thể là thiểu số, không mảy may động chạm, làm suy suyển một chút nào đến vị trí lãnh đạo đã rất mất uy tín của ai đó, nhưng lá phiếu của em ít nhiều cũng đem lại niềm hy vọng cho người dân rằng : Xã hội, đất nước sẽ nhất định tiến lên con đường dân chủ, văn minh như các nước tiến bộ trên thế giới vì trong quốc hội Việt Nam vẫn có những đại biểu chân chính, thực sự đại diện quyền lợi cho người dân, đứng về phía nhân dân.
Một cánh én không làm nên mùa xuân, nhưng đó là tia hy vọng, trong đội ngũ những người yêu nước chân thành, khao khát một chế độ dân chủ thực sự, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tôi rất mong, có tên em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét