Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Câu chuyện Âm Nhạc : Phạm Duy và 10 bài "Tục Ca"

Link : https://sites.google.com/site/vuoncva5461/Van-Hoc/cauchuyenamnhacphamduyva10baitucca

đăng 10:18 21-02-2013 bởi Nguoi gac vuon NGV   [ đã cập nhật 17:55 05-03-2013 ]
Vài dòng của người post bài :  Chúng ta, ai ai cũng đều quen thuộc với những dòng nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, từ những bản tình ca , hùng ca qua những bản trường ca đến những bản Thiền Ca, Đạo Ca v.v… Nhưng nếu chưa một lần nghe qua những bản “Tục Ca” của tác giả này, thì cũng phải kể là một thiếu sót không nhỏ cho sự thưởng thức trọn vẹn  dòng nhạc của Phạm Duy .
Với mục đích phục vụ bạn đọc của Site Vườn, người phụ trách xin post dưới đây một số bài viết về đề tài “Mười bài Tục Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy và ở phần cuối trang sẽ có phần audio của những bài ca . Những bài  Tục ca này, chúng ta cũng thấy đã post nhiều trên YouTube bằng các videoclip nhưng ở đây Vườn sẽ post các bài tục ca dưới dạng audio MP3 do Vườn chuyển thể và chỉ post trong Vườn, để cho các bạn tiện nghe và có thể lưu lại . Xin nghe những bản nhạc “đặc biệt” này với sự cẩn thận thường lệ . Sau khi nghe, phần phê phán thì xin dành cho các bạn…
NGV.


Tục ca Phạm Duy kế thừa văn hóa truyền thống

Thời kỳ đầu thế kỷ 20, các nhạc sĩ Việt Nam đều lấy nguyên lý nhạc châu Âu nói chung, nhạc Pháp nói riêng làm cơ sở. Trong bối cảnh đó, có thể khẳng định Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ tiên phong khởi nguồn phương thức sáng tác tân nhạc dựa trên âm hưởng dân ca Việt Nam. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nó đặt nền móng cho một sắc thái dân tộc thực thụ trong khuôn diện tân nhạc dân tộc. Những tác phẩm của ông hiện vẫn còn nguyên giá trị, sống mãi cùng với lịch sử âm nhạc Việt Nam. Đáng chú ý, bên cạnh vai trò một nhạc sĩ sáng tác, Phạm Duy còn là một nhà nghiên cứu âm nhạc thực thụ. Ông viết nhạc không chỉ bằng cảm hứng sáng tạo nói chung mà hẳn còn bằng cả sự tính toán, tư duy lý tính của một nhà nghiên cứu. Có thể vì thế mà chất liệu dân gian trong các tác phẩm của ông được đánh giá là nhuần nhuyễn hòa quyện với những tinh chất chắt lọc, chứ không “thuổng” nguyên vẹn từng chuỗi giai điệu cổ nhạc như nhiều nhạc sĩ khác.
Ở Phạm Duy, có thể tìm thấy những sáng tạo đa diện, từ những tác phẩm đồ sộ kinh điển thể hiện những vẻ đẹp hào sảng, to lớn, trữ tình đậm chất thi ca cho đến những tác phẩm thật dung dị, đời thường, điển hình như Tục ca. Cần thấy rằng ở nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam, yếu tố tục được coi như một phần của bản sắc dân tộc, có thể tìm thấy trong nhiều loại hình, từ tín ngưỡng tôn giáo cho đến thơ ca hò vè... Tục là khi con người bộc lộ những khát vọng mang tính bản năng, luôn song hành đối trọng cùng mọi lề thói cấm kỵ của xã hội - đặc biệt một xã hội chịu ảnh hưởng Nho giáo nhiều như Việt Nam. Bàn về các yếu tố tục, ca ngợi, sáng tạo các giá trị nghệ thuật xoay quanh nó vốn được xem là “chuyện thường” trong nền âm nhạc cổ truyền. Bởi vậy, các bài Tục ca của Phạm Duy cần được đánh giá như một sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc, điều mà ít nhạc sĩ thời nay dám làm.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền
***
Ánh Tuyết : 'Tục ca Phạm Duy đi ra từ văn hóa dân gian'

Nữ danh ca cho rằng dân ca xưa vốn có nhiều bài trần trụi nhưng rất thâm thúy chứ đâu chỉ có mỗi Phạm Duy viết Tục ca.
Trong gia tài âm nhạc đồ sộ của Phạm Duy, mảng Tục ca dường như ít được phổ biến hơn cả dù những gì ông đề cập đến trong mảng này đều gắn liền với hiện thực xã hội một thời.
Theo nữ danh ca, Phạm Duy viết nhạc muôn màu muôn vẻ, lối nào ông cũng đi đến nơi. Trong mảng Tục ca, ông đi đến tận cùng cái hỉ nộ ái ố và đến tận đáy nỗi sâu cay của sự đời. Ông đã khéo léo dùng âm nhạc làm phương tiện phản ánh quá thật thực trạng của đời sống, của xã hội bằng phong cách trào lộng, lối châm biếm riêng có. Ai hiểu thì mới cảm thấu, còn không sẽ khó lòng chấp nhận. Ông viết từ rất lâu nhưng vì ông lột tả quá trần trụi nên người ta khó chấp nhận, chứ đời thật con người ta ăn nói và làm tục hơn thế.
Những chuyện ông nói trong Tục ca rất người, chính vì thế mà không ai dám nói. "Tôi cho là ông sống rất thật, rất hồn nhiên, rất hiên ngang như chính con người ông, ông không sợ ai để phải nói dối hay giấu diếm. Tôi không đủ sức để nhận xét về ông. Tôi chỉ nói một phần những gì tôi hiểu được mà thôi", Ánh Tuyết bộc bạch. 
Ca sĩ Ánh Tuyết và nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 2000.
- Chị nghe Tục ca Phạm Duy từ khi nào?
- Từ ngày nhỏ, khi các anh lớn hát, tôi đã nghe. Những bài đó chỉ để truyền tai nhau thôi. Người Việt mình đến giờ cũng còn ngại lắm. Ở nước ngoài họ sẵn sàng hát đúng thực trạng, hát càng rõ sự thật thì họ thích. Gần đây tôi mới nghe trên mạng. Đúng là có bài tôi mới nghe thì giật mình vì chưa quen (cười),  bình tĩnh nghe kỹ thì mới ngấm nỗi ý sâu xa. Tôi phải thừa nhận ông giỏi, như thế cũng viết được, cũng đưa vào âm nhạc được, và ông hát một cách rất rõ ràng, thật tự nhiên, không ngần ngại. Đúng là, cái tục mà ông đưa vào âm nhạc để ca nó thành thoát tục, thành lẽ thường như mọi thứ trong đời thôi. Nếu trong đầu ta có tạp ý sẽ không ca được như ông.
- Nhận xét chung của chị về loại nhạc này là gì?
- Nhiều bài cũng giống những câu hát dân gian, theo kiểu xẩm và rất đời thường, không có gì lạ tai cả.
- Nếu hát Tục ca của Phạm Duy, chị sẽ chọn bài nào?
- Không! (cười) Tôi chưa có ý nghĩ đó. Vì người Việt Nam mình chưa chấp nhận được cái cách dám nói của Phạm Duy dù sự thật trong đời thường còn hơn thế, đa phần con người ta không quen nghe nói thẳng việc họ làm...
Thực ra trong dân gian Việt Nam từ thời xa xưa đã có. Ví dụ: Con Đượng trong hô bài chòi ở Quảng Nam có chuyện con cu (con chim cu) của ông nọ qua nhà bà hàng xóm ăn vụng bị bắt, bị đè đầu định nhổ lông, nên có câu hát: Con cu tui hắn ăn đậu ăn mè/ Chớ ăn chi của chị/ Mà chị đè con cu tui. Hay bài Con Hương: Lấy chồng từ thuở 13, chồng chê em bé không nằm với em/ Đến năm mười tám, đôi mươi, em có nằm dưới đất chồng cũng lôi em lên giường/ Lên giường chồng nói chồng thương. 1 anh thương, 2 anh thương, 3 anh thương, 4 anh thương/ Chớ anh thương chi hung rứa cho bốn cái cẳng giường hắn rung rinh/ Ớ bạn mình ơi...
Dân ca Việt Nam từ xưa vốn đã có những bài rất trần trụi nhưng lại rất thâm thúy. Chứ đâu chỉ có mỗi Phạm Duy viết Tục ca.
- Mảng Tục ca của Phạm Duy không phổ biến công khai nhưng lại có sức lan tỏa riêng. Nhiều người cho rằng nó còn phổ biến hơn Thiền ca, Đạo ca của ông, chị nghĩ sao?
- Thực ra Thiền ca, Đạo ca của ông nhiều người đã nghe đã hát nhiều rồi. Kể cả những người bên Công giáo hay Phật giáo cũng đã nghe và hát nhiều rồi.  Tôi cho là dù Tục ca hay Đạo ca, nhạc sĩ Phạm Duy đã tu tới cảnh giới mà mình khó tới được. Mọi hình ảnh ông đều “tu” tới nơi tới chốn. Quá giỏi!
Nguyễn Mạnh Hà thực hiện 
***
Mười bài “ Tục Ca “ của Phạm Duy
 
Dường như có đến hơn 99% trong chúng ta chưa từng nghe  những bản "Tục Ca" của nhạc sĩ Phạm Duy? Nhân dịp người nhạc sĩ tài hoa này qua đời,  xin mời các bạn thưởng thức chính tác giả “Mười Bài Tục Ca” hát những bài hát ấy. Người nghe sẽ khám phá ở Phạm Duy không chỉ thiên tài viết ca khúc mà còn một giọng hát mạnh mẽ có khả năng diễn cảm độc đáo của ông. Những ca từ ở đây dù dung tục nhưng nếu không biết đến, chúng ta sẽ không nhìn thấy hết chiều kích phong phú của con người ông, không ước lượng đúng tầm vóc của tài năng ông, cũng như không hiểu bởi đâu ông được xem là “rộng lớn”, “mãnh liệt”, và đồng thời “chân thực” (một cách can đảm và lắm lúc tai quái) hơn bất kỳ nhạc sĩ nào khác (kể cả Trịnh Công Sơn) trong việc chuyển tải các cung bậc, các tần số cảm xúc của tâm hồn người Việt.
Tục Ca số 1 - Hát Đôi
Ớ này anh ời ớ này anh ơi   Em như cục cứt trôi sông   Anh như con chó ngồi trông trên bờ
Ớ này em ời ớ này em ơi   Em đừng nói vậy em khờ   Ba em hồi đó cũng chờ như anh
Ớ này em ời ớ này em ơi   Anh như con đực chạy rông   Còn em như con mèo cái chổng mông em gào
Ớ này anh ời ớ này anh ơi   Anh đừng nói chuyện tào lao    Má anh hồi đó cũng ồn ào như em.
Tục Ca số 2 – Tình Hôi
Người ấy thường hay đến gặp tôi   Thở dài khi thấy nách tôi hôi   Nói rằng sao nách anh hôi thế   Mỗi lần ngửi thấy chết đi thôi  
Mỗi lần ngửi thấy chết đi thôi   Nhưng trót yêu anh em ráng chịu cho rồi   Vả chăng em vẫn thường hay nói   Lồn mình đôi lúc cũng hôi hôi…
Tục Ca số 3 – Gai Lội Qua Khe (thơ Bùi Giáng)
Gái lội qua khe nước tự rừng về   Chân gái có gót và năm ngón chân   Và một đầu gối và trên trên nữa trắng tròn
Gái lội qua khe nước tự rừng về   Đầu tôi có mắt nhìn với hai con tên là hai con mắt
Đầu tôi có tóc thờ phượng tổ tiên   Vấn khăn quanh tóc mỗi lần tôi khấn vái tổ tiên
Gái lội qua khe nước tự rừng về   Tấm quần gái ướt gái ngồi bờ khe   Vắt quần khóm trúc vắt quần bụi tre
Tôi cho gái mượn cái khăn trên đầu   Gái lau cho khô lau chân lau gót   Lau hai đầu gối lau bất cứ chỗ nào tùy ‎í
Gái lội qua khe nước tự rừng về   Tôi cho gái mượn cái khăn trên đầu
Tôi nhắm con mắt gái cứ tự nhiên   Tùy nghi sử dụng tự nhiên tùy nghi sử dụng
Gái lội qua khe nước tự rừng về   Tôi nghe tổ tiên dưới mồ thức dậy
Tổ tiên cũng nói rằng gái cứ tự nhiên   Tùy nghi sử dụng lau bất cứ chỗ nào cũng được.
Tục Ca số 4 - Úm Ba La Ba Ta Cùng Khỏi
Một chị chồng đi vắng   Úm ba la úm ba la úm ba la   Chị ngồi gọt củ từ   Củ từ trông hay quá   Úm ba la úm ba la úm ba la   Chị ngồi chị bồi hồi   Nào ngờ sau khi nhét   Úm ba la úm ba la úm ba la    Nhét vào người là kẹt rồi   Chị sợ nên phát rét   Úm ba la úm ba la úm ba la   Kéo chăn leo lên giường nằm
Chồng về chị giả ốm   Úm ba la úm ba la úm ba la   Trùm chăn nằm rên   Chồng về ôi ngao ngán   Úm ba la úm ba la úm ba la   Vì chồng vừa thòm thèm   Nào ngờ vợ nó ốm   Úm ba la úm ba la úm ba la   Thòm thèm thì phải tìm   Tìm được con chó cái   Úm ba la úm ba la úm ba la   Mắc vô luôn lôi chẳng ra   Vào giường anh đắp chiếu   Úm ba la úm ba la úm ba la   Thốt kêu lên đau bụng rền
Người nhà hoảng sợ quá   Úm ba la úm ba la úm ba la   Mời ông thầy qua   Thầy bùa sang thăm viếng   Úm ba la úm ba la úm ba la   Vợ chồng nằm liệt giường   Thầy rằng ma nó ếm   Úm ba la úm ba la úm ba la   Phải lập đàn để ngừa   Chồng bèn xin nói khẽ   Úm ba la úm ba la úm ba la   Cái nguyên nhân trong lòng anh   Còn vợ xin cũng nói   Úm ba la úm ba la úm ba la   Với riêng ông câu chuyện mình
Thầy bùa lập đàn cúng   Úm ba la úm ba la úm ba la   Ở ngay ngoài sân   Thầy bùa tuy ra cúng   Úm ba la úm ba la úm ba la   Mà lòng còn tưởng hoài   Nậm rượu thờ đem xuống   Úm ba la úm ba la úm ba la   Thầy luồn vào của thầy   Nậm rượu kia mắc ngẵng   Úm ba la úm ba la úm ba la   Muốn lôi ra mà chẳng được   Thầy bùa như chết cứng   Úm ba la úm ba la úm ba la   Đứng khư khư ôm nậm rượu   Nậm rượu và thầy cúng   Úm ba la úm ba la úm ba la   Lủng lẳng ngoài sân
Chị vợ trông thấy thế   Úm ba la úm ba la úm ba la   Chị cười phọt củ từ   Tưởng thịt nên chó cái   Úm ba la úm ba la úm ba la   Chạy vọt tìm cục mồi   Thầy bùa nghi chó cắn   Úm ba la úm ba la úm ba la   Ông thầy chạy đập vào bàn   Nậm rượu bị tan vỡ   Úm ba la úm ba la úm ba la   Khiến ba ta qua bệnh tà   Thầy bùa bèn niệm chú   Úm ba la úm ba la úm ba la   Khỏi bệnh cả ba   Úm ba la úm ba la úm ba la   Khỏi bệnh cả ba.
Tục Ca số 5 - Khỉ Đột  (phóng tác « Le Gorille » của Georges Brassens)
Đàn bà rủ nhau ra trước cũi coi   Một con khỉ đột lớn to như người   Lớn to như người từ trên từ dưới   Bà bày bà kia mắt liếc mắt lia   Nhìn đi nhìn lại cái nơi đen xì   Vốn tên tục tằn mẹ tôi cấm nghe   Coi chừng khỉ đột!
Vì rằng cửa vô cái cũi đứt dây   Mà con khỉ đột thoát ly ra ngoài   Thoat ly ra ngoài khỉ vui cười nói   Khỉ đột vừa ra cái cũi nói ngay   Trời cho khỉ đột mất tân phen này   Mất tân phen này thật vui lắm thay   Coi chừng khỉ đột!
Dù bà dù cô có nghĩ đó đây   Rằng con khỉ đột chắc hay hơn người   Chắc hay hơn người ở trong tình ái   Vậy mà bà con tôi đã hết mong   Gặp con khỉ đột nữ lưu trong vùng   Nữ lưu trong vùng chạy đâu mất tung   Coi chừng khỉ đột!
Mọi người bảo nhau cắp đít tránh xa   Trừ ra bà cụ với ông quan tòa   Tính hay chần chừ ở đâu ở đó   Khỉ đột nhìn quanh không thấy gái tơ   Bèn đi đủng đỉnh tới nơi ông tòa   Tới nơi bà già khỉ toe toét ra   Coi chừng khỉ đột!
Bà già thì cho ta đã sáu mươi Mà con khỉ dột có ưa biết mùi   Cái duyên may này thật không ngờ tới   Còn thì vị quan yên chí lắm nghe   Làm sao khỉ đột dám nghi ta là   Dám nghi ta là khỉ non trắng da   Coi chừng khỉ đột!
Thử bàn rằng anh trong đám chúng ta   Rằng con khỉ đột giữa hai ông bà   Giữa hai ông bà chọn ai được chứ   Nhược bằng là tôi tôi sẽ rất vui   Chọn ngay bà cụ mất tân cho rồi   Mất tân cho rồi còn mong ước ai   Coi chừng khỉ đột!
Nào ngờ khỉ ta tuy có tiếng tăm   Là tay khỏe mạnh vốn tay dâm thần   Vốn tay dâm thần khỉ ta khờ lắm   Phải chọn bà kia cho đúng lẽ ra   Ngờ đâu khỉ đột nắm tai ông tòa   Nắm tai ông tòa cùng đi chiến khu   Coi chừng khỉ đột!
Chuyện còn thật vui khi tiếp diễn ra   Chuyện con khỉ đột hiếp dâm ông tòa   Hiếp dâm ông tòa ở trong rừng lá   Vào giờ thiêng liêng riêng giữa chiến khu   Vị quan bù lu khóc như anh tù   Cũng do ông tòa mà đầu rơi sáng qua   Cũng do ông tòa mà đầu rơi sáng qua   Coi chừng khỉ đột!
Tục Ca số 6 - Mạo Hóa
Tôi có người yêu cái đít to như Thẩm Thúy Hằng   Cái đít nhìn qua đã khiến cho ta phải ngỡ ngàng   Vừa to vừa lớn như những mặt vua   Đẹp như mặt chúa cũng phải thua
Nhưng có ngờ đâu cái đít em không phải thứ thiệt   Mấy chú Triều Tiên khuyến khích em bơm nhựa dưới thịt   Nhiều khi cảm nóng tiêm thuốc vào mông   Làm cho thầy chích rất khổ tâm
Tôi có người yêu cái vù to như là cái đình   Đôi vú nhà binh cứng rằn như chế độ nước mình   Lại thêm hùng tráng như những quả bom   Người dân nhìn thoáng hết hồn luôn Nhưng có ngờ đâu cái vú thơm ngon lành nhất đời   Ban nãy thảnh thơi muốn bóp chơi cho khỏe cái người   Người yêu bèn hét đôi vú vừa bơm   Lệch đi thì chết cấm sờ luôn
Tôi có người yêu mái tóc quăn như là sóng thần   Mái tóc hình như giống tóc xi-nê của mấy đầm   Vừa êm vừa mát thơm ngát mùi hoa   Dựa vai vào đó rất là mê
Nhưng có ngờ đâu mái tóc em mua ở chú Woằn   Hay chú Duỵt quen vẫn thấy đăng trên tờ báo tuần   Trời cho bộ tóc em cắt cụt ngang   Đầu em trọc lóc giống thấy tăng
Tôi có người yêu mỗi lúc em tôi cười rất tình   Răng trắng sạch boong sáng láng như ông nghị nước mình   Hàm răng thường kén ba bốn loại kem   Vành môi đỏ thắm khiến đẹp thêm
Nhưng có ngờ đâu mỗi lúc đêm đêm ngủ giấc nồng   Em gỡ hàm răng cốc nước ngâm em để dưới giường   Trời ơi là móm như hốc chùa Hương   Nụ hoa hàm tiếu bỗng đành vương
Đoạn kết số 1 (Đạo Đức Giả):
Tôi có người yêu vú đít răng tóc đều chống trời   Em đã sửa cho đúng mốt văn minh của xứ người   Từ trên từ dưới em mất tiền mua   Vì ưa đổi mới giống người ta
Nhưng cũng nhờ ơn phúc đức nơi tiên tổ sáng ngời   Chưa có một ai lấy trái tim em đổi cái ngoài   Quả tim còn đó chưa mất là bao   Thì anh còn giữ mãi người yêu.
Đoạn kết số 2 (Đạo Đức Thật):
Tôi có người yêu vú đít răng tóc đều chống trời   Em đã sửa cho đúng mốt văn minh của xứ người   Từ trên từ dưới em mất tiền mua   Vì ưa đổi mới giống người ta
Nên muốn được em sẽ giữ anh lâu bền suốt đời   Anh đã phải đi Đức quốc mua cho được cái này   Một con cặc mới khi hứng thì đeo   Để cho hợp với mác các người yêu.
Tục Ca số 7 – Nhìn Lồn
Trời sinh trời sinh con nít hay tọc mạch tò mò   Tò mò chuyện gì cũng có   Tò mò sục sạo moi ra   Trời cho trời cho cái tính hay nhìn trộm đàn bà   Đàn bà trẻ già lớn bé   Đàn bà nào hở hang ra   Lũ ranh con tò mò tọc mạch   Bị đánh chết cha không chừa không chừa 
Tụi tôi tụi tôi xưa vẫn hay tụ tập đầu đường   Vùng này chật chội thiếu thốn   Mọi người dùng cầu tiêu chung   Cầu tiêu cầu tiêu xây cất cao mặt lộ một từng   Cửa trổ thì làm quá ngắn  Ngoài nhìn vào thênh thang   Lũ ranh con tò mò tọc mạch   Bị đánh chết cha không chừa không chừa 
Lồn non lồn non hay lớn con mập mạp lồn mềm   Lồn tròn hoặc lồn móm mém   Mọi lồn mình đều vui xem   Một hôm một hôm đang đứng chơi thằng bạn chạy về   Trình làng ngoài cầu có cái   Lồn vàng cả làng ra coi   Lũ ranh con tò mò tọc mạch   Bị đánh chết cha không chừa không chừa 
Chạy ra chạy ra chen chúc nhau thưởng ngoạn trầm trồ   Lồn này vành đầy mép lớn   Hồng hào rậm rạp lông xoăn   Tụi tôi tụi tôi khen nức khen thằng bạn rằng là   Lồn này mày vừa khám phá   Gọi là thần lồn không ngoa   Lũ ranh con tò mò tọc mạch   Bị đánh chết cha không chừa không chừa 
Ỉa xong ỉa xong khi đứng lên mở cửa về nhà   Nào ngờ lồn mình vừa ngắm nghía   Là lồn của mẹ thằng rủ đi coi   Từ nay từ nay tôi mất đi một chuyện cợt cười   Chỗ này lồn đầy dẫy đám   Nhìn lồn chẳng còn ai ham   Lũ ranh con tò mò tọc mạch   Cùng nói với nhau xin chừa xin chừa   Lũ ranh con tò mò tọc mạch   Cùng nói với nhau xin chừa xin chừa.
Tục Ca số 8 – Em Địt
Em địt vua em địt chúa   Địt tổng thống Hoa Kỳ   Địt chủ tịch Liên Xô   Em địt người địt cả Trời 
Em địt Mao em địt Chú   Địt cả chú Hoa Kiều   Địt ai cũng không nhiều   Em địt anh mới lâu
Em địt sư em địt cố   Địt cả lũ ăn mày   Địt người thường địt người điên   Nhưng em địt anh trước tiên
Em địt binh em địt tướng   Địt cảnh sát đi đường   Em địt thường thường thôi   Nhưng em địt anh em mới vui
Em địt trai em địt lão   Địt thầy giáo trong làng   Địt đại học cao sang   Em địt thầy địt cả trường
Em địt ta em địt Mỹ   Em địt giải phóng trong rừng   Địt ai cũng sau cùng   Em địt anh trước tiên   Địt anh sướng như điên   Và không có lấy tiền!
Tục Ca số 9 - Chửi Đổng
Đù mẹ mày ba tên là ba thằng tướng cướp   Vì khiếp sợ lẫn nhau nên mới chia nhau địa cầu
Đù mẹ cuộc đao binh cả ba đều né tránh   Rồi bắt người rất ngoan chết oan mang tội tình
Đù mẹ cả bọn mày gặp nhau đây với đó   Chia chác nhau chuyện này chia chác nhau chuyện nọ
Đù mẹ cả lò mày lừa nhau đem vũ khí   Xui chúng tao hành nghề nghề giết người bay thuê
Đù mẹ thằng anh em thực đui mù hết sức   Một nước nghèo gấp đôi chết thêm dăm triệu người Đù mẹ thằng anh em thực điên cuồng khát máu   Tình nghĩa chẳng thấy đâu thấy bao nhiêu hận sầu
Đù mẹ cả thằng mình thực ngu si hết nói   Chia rẽ nhau từng người ghen ghét nhau từng ngày
Đù mẹ gặp hiểm nghèo còn tham lam nhút nhát   Mong ước đưa đầu vào vòng nô lệ hay sao
Đù mẹ cả thằng này thực vô duyên biết mất   Nông nỗi cơ sự này chửi đổng làm chi đây   Nông nỗi cơ sự này chửi đổng làm chi đây?
Tục Ca số 10 -  Cầm Cặc.
Cầm cặc cho nó đái nó đái trên đầu bay   Cầm cặc cho nó chơi nó chơi trên đầu mày   Cầm cặc cho nó đéo nó đéo cho mày coi   Cầm cặc cho nó bơi hễ qua sông là thôi
Củ cặc Mao Xếnh Xang đói meo như toàn dân   Thèm địt nhưng vẫn run nên mới xui ta độn đường   Cầm cặc cho mấy đức phát sinh danh từ to   Mình thành ra đừa ngu giết nhau cho con cặc khô
Cầm cặc cho nó đái nó đái trên đầu bay   Cầm cặc cho nó chơi nó chơi trên đầu mày   Cầm cặc cho nó đéo nó đéo cho mày coi   Cầm cặc cho nó bơi hễ qua sông là thôi
Củ cặc anh đế quốc béo no nhưng còn tham   Hùng hục anh xuất quân khó chơi anh lùi dần   Còn cặc quân bán nước bán xương buôn thịt dân   Gặp dịp ta nắm luôn thiến ngay đi là hơn
Cầm cặc cho nó đái nó đái trên đầu bay   Cầm cặc cho nó chơi nó chơi trên đầu mày   Cầm cặc cho nó đéo nó đéo cho mày coi   Cầm cặc cho nó bơi hễ qua sông là thôi
Cầm cặc cho mấy đám đứng lên thay mặt dân   Bọn này khi khó khăn nó đái ra ngay đầy quần   Tưởng rằng anh gớm lắm đái vung văng địt hăng   Nào ngờ anh «chính em» vốn sinh ra liệt dương
Cặc mình ta nắm lấy lúc vui ta địt chơi   Buồn thì ta mắm môi đái ngay lên cuộc đời   Cặc mình ta sẵn có ngắn xinh hay dài to   Cặc mình ta tuốt ra phát huy cho tự do   Phát huy con c. ta!

Phần Audio : 
                                                           * Mười Bài Tục Ca - Phạm Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét