Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023

Ngô Nhật Đăng: TINH HOA LUẬN

 TINH HOA LUẬN

<Ngô Nhật Đăng>

 "Không có gì đáng ghét bằng lũ trí thức nửa mùa tự nhận là những tay quý tộc tư tưởng, tự cho rằng chúng khác xa với đám quần chúng tanh hôi…Bọn ấy đúng là rơm rác mà xã hội đang cố gắng tạo thành tinh hoa. Những thiên tài thiếu tháng, những tâm hồn bị đầu độc đáng cho ta thương hại chúng như lũ heo được đưa về viện Pasteus để thử thuốc điên rồ. Đương nhiên,  người ta phải nhốt chúng lại”.

Maurice Barrès

Vậy nhóm người "tinh hoa" có từ bao giờ và ai là người đặt ra khái niệm này cũng như định nghĩa nó?

Đơn giản nhất là tra Wikipedia, nhưng cái định nghĩa này có vẻ không ổn, không ổn nhất là ở chỗ chấp nhận tinh hoa theo khái niệm này lại chỉ có đám "tinh hoa", tức là thủ dâm. Ta phải tìm về tận nguồn gốc.

Người đầu tiên đưa ra khái niệm tinh hoa là Plato. Trước Plato đã có những người bàn về triết học nhưng họ không được chú ý hoặc bị coi thường, đôi khi phải tìm đến cái chết như thầy của Plato là Socrates. Plato đã đặt ra câu hỏi : "Tại sao triết học và triết gia lại bị khinh rẻ như vậy?" Và ông trả lời rằng vì ai cũng có thể bàn về triết học nên vì thế nó làm cho triết học trở thành tầm thường, do vậy ông đưa ra một giải pháp :

 "Cấm tiện dân không được nghiên cứu triết học, nó chỉ được dành cho một nhóm người đặc biệt, đó là giai cấp tinh hoa". 

Tất nhiên, cấm đoán là chuyện dễ làm nhưng không dễ thành công trừ khi nắm trong tay một quyền lực tuyệt đối,  Plato đã tìm cách biến những suy niệm (tất nhiên) của con người trước những chuyển động, biến đổi của vạn vật, sự kiện trong môi trường mình đang sống thành những ngôn ngữ tối tăm, rắc rối, khó hiểu đối với số đông, cuối cùng cũng là mục đích tìm cách nắm trong tay quyền lực. Mô hình nhà nước của Plato chính là cái mô hình nhà nước độc tài toàn trị ngày nay được nâng lên mức độ cao hơn và do đó cũng khó chơi hơn. 

Tư tưởng của Plato thực ra chẳng có gì cao siêu, với một vài định đề cơ bản, một học sinh cuối trung học ngày nay cũng có thể dễ dàng bẻ gãy mớ lý luận tư biện ấy. Chỉ có điều tại sao cái tư tưởng hủ bại ấy đã thống trị phương Tây và sau này là cả thế giới suốt gần 25 thế kỷ mới là cái đáng quan tâm. 

Plato dùng môn hình học phẳng và môn thiên văn để xây dựng triết thuyết của mình, ông nói :

"Tôi sẽ coi thiên văn cũng như hình học như phương tiện duy nhất để giải quyết vấn đề, bỏ qua không quan tâm đến sự vật trên trời, biến thiên văn thành môn học chân thực, chuyển nhận thức tự nhiên của tâm trí từ tình trạng vô dụng thành mục đích hữu dụng" - Hết trích.

Tôi sẽ không đưa ra các khái niệm của Plato vì chỉ tổ làm mọi người rối trí, tôi đoan chắc rằng 10 người "tinh hoa" thì có đến 9,5 người cũng chẳng hiểu những khái niệm này chỉ cái gì, họ ra vẻ rằng chỉ có mình mới hiểu để lòe bịp thiên hạ. Đám bò đỏ còn tệ hại hơn, mở miệng ra là chê người thông minh là ngu ngốc. Nhưng tôi sẽ chỉ ra cái vũ khí, cái chìa khóa vạn năng mà Plato sử dụng là gì?  Đó là "Biện Chứng Pháp" - Phép biện chứng, nghe có quen không ạ?

Plato coi đây là một nghề, ông từng gọi nó là "ngành lý luận", "ngành hiểu biết" nhưng rồi để cho nó trở nên sang trọng và khó hiểu ông đặt tên là "phép biện chứng". Ông viết :

"Biện chứng pháp là phương thức nghiên cứu duy nhất nhằm định hiểu biết có hệ thống, có phương pháp, để ý từng sự vật, tất cả các sự vật trong chính nó". Thậm chí : "Khi tâm trí sa lầy vào vũng bùn man rợ thì biện chứng pháp nhẹ nhàng lôi nó ra, dẫn nó đi lên". 

Tóm lại, cái cốt lõi của biện chứng pháp là đặt ra một giả thiết rồi "bỏ qua giả thiết tiến thẳng tới nguyên tắc đầu tiên để tìm cơ sở biện luận". Tức là lập lờ đánh lận con đen, xạo láo, lừa bịp, giả dối...nhằm mục đích chiến thắng trong bất kỳ một cuộc tranh luận nào. Ví dụ như tay triết gia Nguyễn Hoàng Đức áp dụng trong việc "thách đấu" với thi hào Nguyễn Du, và nó không đơn giản chỉ là chuyện văn chương.

Plato nói rằng biện chứng pháp cần phải được dạy trong trường học , cần phải được coi là môn khoa học cao nhất "là viên ngói đặt trên mái nhà"- nguyên văn "viên đá"- người Hy Lạp cổ đại dùng đá làm ngói.  Ai sẽ học? Và ai mới có thể hiểu được phép biện chứng, theo Plato đó là "tinh hoa".

Tinh hoa là ai? Plato lại đặt ra một giả thiết, đó là những người khỏe mạnh tuấn tú, thông minh tuyệt vời, yêu sự thật, sẵn sàng chịu mọi khổ cực, nhiệt tình trí thức, học hỏi dễ dàng vv ... hàng chục đức tính mà nằm mơ cũng không thấy nó tập trung vào một con người, cái con người theo Plato sẽ cai quản nhà nước gọi là Triết vương. Plato đề cao cái tôi nhưng đó không phải là cái tôi cao quý, cái tôi mang đậm chất người nên cũng sẵn sàng hy sinh vì người khác, cái tôi của Plato là cái tôi ích kỷ, cái tôi bao trùm lên cả thiên nhiên, vũ trụ, cái nội hàm quá lớn dẫn đến ngoại hàm càng nhỏ.

 Người ta đã chứng minh rằng nội hàm càng nhỏ thì ngoại hàm càng lớn đi ngược lại tư tưởng Plato, làm nên sức mạnh vô cùng khủng khiếp của bom nguyên tử lại là những hạt nhân vô cùng nhỏ bé, con hổ, con sư tử có thể đe dọa tính mạng một người nhưng con virus Vũ Hán lại cướp đi sinh mạng cả triệu người. Trong xã hội, những con người càng gần với nhân tính (nội hàm), càng thuần hậu, chất phác thì tình thương yêu đối với tha nhân (ngoại hàm) càng lớn. Đầy rẫy quanh ta những con người đang vất vả mưu sinh, thậm chí nghèo khổ nhưng vẫn chia sẻ thứ mình có cho người khó khăn hơn mà chẳng ai để ý nhưng đám tinh hoa chỉ cần đi làm từ thiện chẳng hạn họ biến nó thành một sự kiện ghê gớm.

Tất cả những người vẫn còn giữ được tính người sẽ hành động tương tự như anh tài xế taxi đã hành động để đỡ em bé bị rơi từ tòa nhà chung cư mà không hề cân nhắc, băn khoăn. Còn đám tinh hoa thì dùng phép biện chứng để phân tích hành động đó trong khi điều quan trọng nhất là tự vấn lương tâm (giả thiết) : Nếu gặp hoàn cảnh đó thì mình sẽ hành động thế nào thì lại bỏ qua. Họ thực chất là đám khí chất hẹp hòi, tiểu khí, đám tiểu nhân đem lòng dạ tiểu nhân đo người quân tử. 

Nietzsche sau khi đóng đinh Plato, gọi Plato là thủ phạm chính gây ra gẫy đổ văn hóa, gây ra sự sa đọa của xã hội đã đề ra một triết lý mới tìm về với Nhân tính, ông nói loài người đang thiếu vắng những "Đại Nhân", đại nhân là người thế nào? Những tích cách mà triết gia Nietzsche liệt kê ra chính là "người Quân tử" trong quan niệm của người Việt. 

Đó cũng là lý do chính mà đám tự xưng là "Dân chủ" ghét cay ghét đắng Donald Trump.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét