GIẢI MÃ LÝ DO PUTIN XÂM LƯỢC UKRAINE
Nước Nga với tên đầy đủ là Liên bang Nga. Là Quốc gia nằm ở phía Bắc của lục địa Á-Âu. Phía đông tiếp giáp Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp với các nước đông Âu, phía nam giáp với Trung Quốc, Mông Cổ và các nước Trung Á. Nga là Quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới (17 triệu Km2), trải dài trên 11 múi giờ, bằng với bề mặt tiểu hành tinh Pluto (sao Diêm Vương) đồng thời là nước đông dân thứ 9 trên Thế giới với 145 triệu dân. Nga có kích thước khổng lồ, chiều ngang của nước Nga có độ dài lên tới 8.000km, chiều rộng 3.200km và vắt qua 2 châu lục. Nước Nga rộng lớn, nhưng địa lý của nó lại có vấn đề, những vấn đề về địa lý này lý giải tại sao một quốc gia tầm cỡ Quốc tế như vậy lại chỉ đứng thứ 11 về GDP, đứng thứ 61 về thu nhập bình quân đầu người, có tỷ lệ nghèo đói cao hơn nhiều so với các Quốc gia cùng vĩ độ như Bắc Âu và Canada. Và lý giải chính sách nhiều đời Vua, Chúa và lãnh đạo nước Nga trong suốt chiều dài lịch sử. Muốn biết Putin làm những gì ông ấy đang làm thì hãy nhìn vào bản đồ.
1.Cảng nước ấm:
Nga tiếp xúc với những 2 đại dương nhưng nó thiếu trầm trọng đường thông ra một đại dương không bị đóng băng trong năm. Đây là gót chân A-Sin ngăn cản không cho nước này hoạt động như một thế lực toàn cầu. Lịch sử đã khẳng định hải quân hùng mạnh, cộng giao thông đường biển phát triển, sẽ bằng Quốc gia mạnh. Các đế quốc hùng mạnh nhất ít khi nào lại là Quốc gia không giáp biển trừ Mông Cổ. Nhưng đó là thời kỳ tiền hàng hải rồi. “Phải luôn tiếp cận về Constantinople và Ấn Độ, kẻ nào bá chủ ở đó sẽ làm bá chủ cả Thế giới. Không ngừng kích động chiến tranh ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn phải xâm lấn vịnh Ba Tư, tiến xuống Ấn Độ Dương”. (Theo di chúc của Piter Đại Đế để lại cho các Thái Tử Nga). Nga không phải không có nhiều các cảng biển lớn, nhưng các cảng này đều có một hoặc nhiều hạn chế về mặt địa lý. Murmansk, Saint Pitersburg, Vladivostok đều bị đóng băng về mùa đông. Kaliningrad không bị đóng băng nhưng không kết nối với phần còn lại của đất liền Nga. Novorossiyks có một cảng nước ấm nhưng nó lại không phải cảng nước sâu. Từ Saint Pitersburg hay Kaliningrad muốn ra Đại Tây Dương phải đi qua eo biển Đan Mạch và Đan Mạnh là một thành viên của NATO. Từ Novorossiysk muốn ra khỏi biển đen thì phải đi qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO kiểm soát. Vladivostok muốn ra Thái Bình Dương không dễ bởi sự chặn đường của Nhật Bản, một đồng minh thân thiết của Mỹ. Cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979-1989 cũng là minh chứng một giấc mơ cho quân cảng nước ấm của Moskva. Các đảng viên cộng sản chóp bu có thể không ưa chế độ Quân chủ của các Sa Hoàng, nhưng không ai quên lời răn của Piter Đại Đế. Tìm cách tiếp cận vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương. Và một lần nữa Afganistan lại là mồ chôn đế chế khi Liên Xô sa lầy tại nơi đây dẫn đến sự sụp đổ năm 1991. Cuộc chiến tranh Afghanistan được ví như “Chiến tranh Việt Nam” của Liên Xô và nhắc tới Việt Nam thì không thể không nói tới việc cảng Cam Ranh là nơi neo đậu của hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô và cả Nga sau này cho tới tận năm 2002. Việc thiếu một cảng nước ấm là lý do tại sao Putin không khoan nhượng đối với Ukraine vì tại phía nam Ukraine có bán đảo Crimea nơi có hàng triệu người Nga sinh sống và cảng nước sâu Sevastopol, nơi tàu chiến Nga thả theo. Crimea là nơi bị đế quốc Nga chinh phục từ thời Catherine Đại đế nhưng được trao lại cho Cộng hoà XHCN Ukraine thuộc liên bang Xô Viết bởi tổng bí thư Nikita Khrushchyov vào năm 1957. Hành động này sẽ khiến Catherine và hàng ngàn binh lính chết để chiếm Crimea đội mồ sống dậy bóp cổ ông ta nhưng khó trách Khrushchyov vì lúc đó không ai nghĩ Liên Xô sẽ sụp đổ. Và rồi Liên Xô sụp đổ, đất nước Ukraine mới thành lập dần ngả về phía Tây khiến Mockva nhận thấy đây là vấn đề sống còn. Nếu Sevastopol trở thành căn cứ của NATO thì sức mạnh của Nga ở biển đen coi như đi tong. Putin đã thôn tính Crimea năm 2014 bằng cuộc trưng cầu dân ý bị Liên Hợp Quốc lên án. Nhưng cũng giống Novorossiysk, đường ra biển đen của Nga vẫn bị Thổ Nhĩ Kỳ ngáng chân. Sát nhập Crimea chỉ giúp Nga trở thành một tay đầu gấu địa phương ở biển đen chứ không giúp nó trở thành cường quốc Hải quân Đại dương. Nhưng để mất Crimea có thể là nước chiếu hết NATO dành cho Nga. Đã không ai đến cứu Ukraine dù họ để mất một mảnh đất to bằng nước Bỉ. Ngoại trừ các lệnh trừng phạt kinh tế. Thật ra, như vậy đã đủ làm suy thoái nền kinh tế Nga nhưng không làm Moskva nhả Crimea ra. Các nhà lãnh đạo NATO hẳn đã thở phào nhẹ nhõm với nhau “Ơn Chúa, nếu Ukraine mà là thành viên Nato, chúng ta đã phải kích hoạt điều 5 hiệp ước”. NATO hiểu việc có thêm Crimea sẽ không giúp Nga thoát khỏi gọng kìm địa lý mà họ giăng ra. Họ có thể để mất Crimea để tránh một cuộc chiến tốn kém nhưng Nga thì không.
2.Đồng bằng Đông Âu:
Một lý do khiến Nga không muốn Ukraine ngả về phía Tây chính là cái lãnh thổ mênh mông gọi là “Đồng bằng đông Âu”. Trị vì một lãnh thổ rộng lớn như thế các nhà lãnh đạo Nga phải có con mắt bao quát rất rộng. Chính vì thế con mắt của họ luôn tập trung về phía Tây. Toàn bộ lãnh thổ Nga được bao bọc bởi địa lý trừ phía Tây nơi 70% dân số Nga sinh sống. Siberia là nơi không một đội quân nào có thể tấn công từ phía đông và phía nam để chỉ đánh nhau với tuyết và rừng Tai-Ga. Còn thế lực duy nhất có thể xâm chiếm Nga từ phía bắc chỉ có thể là bọn gấu trắng Bắc Cực. Nhưng phía Tây thì lại khác, trong lịch sử đã có nhiều thế lực làm cỏ nước Nga từ phía Tây. Người Thụy Điển, người Thổ, người Pháp và người Đức tới hai lần chỉ vì trước mặt phía Tây là đồng bằng đông Âu rộng mênh mông. Nó bằng phẳng đến mức như một con đường dọn sẵn để các thế lực phương Tây dễ dàng hành quân. Từ thời Ivan khủng khiếp, các chính sách luôn xoay quanh là làm thế nào bảo vệ nước Nga từ phía Tây. Và câu trả lời của vị Sa Hoàng đầu tiên này đưa ra là lấy tấn công để phòng thủ, không ngừng xâm lược, bành trướng để làm vùng đệm bảo vệ nước Nga. Đó là chiến thuật mà Ivan khủng khiếp và đời đời con cháu của ông vẫn luôn làm. Cho dù bạn là một Vương công của Đại Công Quốc Moskva, một Sa Hoàng Nga, một lãnh đạo cộng sản Nga hay một tổng thống Nga thì bạn cũng phải làm điều này: Xâm lược, đồng hoá hoặc thành lập các chính quyền chuyên chế bù nhìn dưới danh nghĩa truyền bá chủ nghĩa cộng sản hoặc là trói chặt kinh tế, ngoại giao các nước ấy vào Nga. Vì thế nước Nga mà bạn biết dù là một nước Nga Sa Hoàng, một nước Nga cộng sản hay một nước Nga tư bản thân hữu thì vẫn luôn là một đế quốc Nga. Sau khi Liên Xô tan rã nước Nga ngày một âu lo nhìn về phía Tây khi Nato nhích dần về phía đông. Đặc biệt là 3 nước Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania vốn không ưa gì Nga. Ranh giới Nga-Nato vốn từ trung tâm nước Đức nay chỉ cách Saint Pitersburg có hai tiếng rưỡi lái xe. Phần chiến lược của Nga nay co rút lại chỉ còn 4 điểm gồm Phần Lan, Kaliningrad, Belarus và Ukraine. Bốn điểm này nối với nhau tạo thành vành đai ôm trọn biên giới phía Tây của Nga. Belarus vẫn còn nằm trong vòng tay Nga bởi chính quyền độc tài của Lukashenko từ năm 1994, sự cầm quyền của tên Lukashenko trông vào khiến ta thấy chính quyền Putin vẫn còn dân chủ chán. Sau khi người dân Ukraine tỉnh ngộ, thì nước này không còn “nằm trong vòng tay yêu thương” của Nga nhưng phương Tây thì dè dặt với nước này bởi NATO hiểu, nếu Ukraine gia nhập NATO sẽ châm lửa chiến tranh. Và sau khi sợi dây Ukraine được Nga và NATO kéo co qua lại chán thì Putin đã nổi khùng.
3.Tại sao Nga còn hung hăng?
Nga là cường quốc về nhiên liệu, với 12% dầu mỏ và 17% khí đốt xuất khẩu của Thế giới và lượng dầu mỏ khổng lồ ở Bắc Cực sẽ khai thác được khi băng tan do biến đổi khí hậu. Và khách hàng lớn nhất của họ là ai? Chính là EU. Phần Lan 100%, đông Âu 60%, Đức và các nước vùng Baltic hơn một nửa là dùng khí đốt của Nga. Nga đang nắm đằng chuôi thanh gươm hình đường ống chĩa thẳng vào trái tim EU. Nếu Nga khoá van thanh gươm ấy, các nước sẽ thiếu hụt khí đốt trong vòng sau 10 ngày. Chừng nào nhân loại chưa tìm ra năng lượng thay thế dầu mỏ thì con gấu Nga sẽ còn hung hăng.
*Vladimir Putin có hoàn thành ý niệm của tiền nhân? Hay Chúa đã định ra cho nước Nga không thể trở thành cường quốc. Tất nhiên, yếu tố địa lý không phải là tất cả để làm nên một quốc gia hùng cường. Nhưng lịch sử lại chứng minh rằng nó là yếu tố mang tính quyết định suy vong của mỗi Quốc gia. Từ Đại Công Quốc Moskva, đế quốc Nga, Liên Xô và hiện tại là cộng hoà Liên Bang Nga thì lãnh đạo Nga luôn phải đối đầu với một vấn đề giống nhau. Cho dù ý thức hệ có thay đổi, từ Quân Chủ cho đến Cộng Sản hay Tư Bản thân hữu thì các vấn đề vẫn còn đó. Từ đồng bằng đông Âu bằng phẳng đến các hải cảng hoặc bị đóng băng hoặc nằm ở vị trí oái oăm. Cờ vua là môn thể thao trí tuệ được yêu thích số một tại Nga, và Chúa đã bày cho nước Nga một ván cờ địa lý từ thời Ivan khủng khiếp, vẫn còn đang chưa thoát khỏi khai cuộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét