Trước khi nói chuyện tên nước tôi nói chuyện ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương đầu tiên được tổ chức lớn, lớn là ở quy mô cấp nhà nước và được truyền thông nhà nước tuyên truyền, là năm 1959 do chính phủ miền nam Việt Nam, lúc đó đang ở nền đệ nhất cộng hòa của Ngô Đình Diệm chủ trương. Sáng kiến đẩy lễ giỗ tổ Hùng Vương lên thành quốc lễ là sáng kiến của một số sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Chuyện này ai cần khảo sát lại kỹ và có nhiều chứng cứ hơn thì có thể đọc lại các báo trong thư viện của cả hai miền.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị giết, lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức lớn dần lên. Lễ lớn nhất theo tôi nhớ là lễ năm 1973.
Đây cũng là lý do có cái tên giỗ tổ Hùng Vương, trong khi ngoài bắc gọi là Vua Hùng. Cũng vì lý do này mà ở Thảo Cầm Viên có đền thờ Hùng Vương, là do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xây dựng.
Sau năm 1975: không có lễ này.
Cho đến gần đây. Rồi thì cứ to dần. Thành quốc lễ. Cũng ok, cả nước được nghỉ. Chỉ có người Khmer, Ê Đê, Gia Rai, Mường, Thái, sẽ hơi khó hiểu khi ông tổ của họ tự nhiên lại là vua Hùng.
Giáo sư Châu trên blog cá nhân của mình có một bài về việc một dân tộc phải học bài học lịch sử của dân tộc mình sao cho thuộc. Chừng nào còn chưa học thuộc, lịch sử sẽ dạy đi dạy lại mãi. Và học phí đôi khi phải trả bằng máu, hoặc rất nhiều máu.
Người Hán coi mình là trung tâm của thế giới, nước của họ phải là ở trung tâm. Vậy nên có cái tên Trung Quốc. Văn hóa, ở đây nên hiểu là ý thức hệ Nho giáo của họ, là đạo lý của trời đất. Nho giáo cứ thế mà oai, cho đến khi bị nhà Thanh nó leo lên đầu.
Cũng vào thời gian ấy ở nước mình có một cơ hội lớn vãi để nước ta vật mình thành rồng. Đó là thời Gia Long lập quốc, mở cửa tứ tung đón nhận văn hóa tây phương. Nhưng ông con, là ông Minh Mạng, lên ngôi, lại chê cái nhà Thanh, mà tự coi mình và nước mình còn Nho giáo hơn cả bên ấy. Ý thức hệ Nho giáo của Minh Mạng và nhà Nguyễn còn Nho hơn cả bản gốc. Nho ta xịn hơn cả Nho tàu. Bảo hoàng hơn vua, hơn cả bố vua, hơn cả cụ vua nữa. Từ quần áo trong triều, nghi lễ này nọ, nhà Nguyễn còn Tàu hơn cả bọn Tàu kinh điển.
Đâm ra tên nước của thời Minh Mạng cũng phải hàm cá ý như vậy. Tàunó là trung tâm thế giới, là Trung Quốc, thì mình ở phía nam của cái trung tâm ấy mà còn Nho hơn cả nó, tức phải là Đại Nam.
Và thế là tèo, là đóng cửa, là bế tinh hại não. Là thủ dâm rồi dẫn đến mất nước, là dân tộc nô lệ, là chiến tranh liên miên.
Ngày nay, ý thức hệ Mác Lê ở ngay chỗ nó sinh ra và lớn lên cũng đã suy tàn. Như cái hồi nhà Thanh nó đè nhà Minh mà làm tàn suy Nho giáo. Vậy mà bài học cũ không chịu học. Cứ phải Mác hơn cả Lê, hơn cả Xít Ta, hơn cả Mao ít. Cứ phải rậm râu hơn ông rậm râu, hói trán hơn cả mấy bố hói trán.
Học phí nào sẽ phải trả đây?
Và bây giờ là chuyện tên nước. Đi một vòng kiểu gì cũng về chỗ cũ. Biết thế nên có người gợi ý theo Tây. Có chữ đất vào tên thành Vietland. Giống England, Deutschland, Switzeraland và cả Thailand nữa. Có người gợi ý là phải bỏ chữ Nam, tức là có tý rút kinh nghiệm từ bài học có chữ Nam của Minh Mạng trong tên, để mà thành Đại Việt.
Nhưng mà nước mình không thích dùng chữ đất. Mà phải là Nước cơ. Hoặc cùng lắm là Đất Nước.
Cho nên cuối cùng, để văn vẻ ngắn gọn mà nói, Nước Việt là gọn nhất. Nhưng nếu muốn thể hiện cái thể chế chính trị, thì vẫn phải có ít nhất là chữ Cộng Hòa vào. Là Nước Cộng Hòa Việt vậy.
Hay có bạn gợi ý, để có tí xí xớn, tự mình bớt tự ti của mình đi, thì là Nước Cộng Hòa Đại Việt.
Cách gọi tên Cộng hòa Đại Việt này, trông thế cũng không có gì mới, ví như đã có Đại Hàn Dân Quốc. Dân Quốc là một cách phiên nghĩa khác của chữ Cộng Hòa. Chuyển qua tiếng ta là Cộng Hòa Đại Hàn vậy. Việc phiên nghĩa của những từ có gốc gác từ văn minh Lưỡng Hà, như Cộng Hòa, cũng nên nhìn nhận lại. Như chữ Dialectic, ta vẫn hay gọi là biện chứng, thực chất như Nông Duy Trường giải thích, nghĩa đúng chỉ đơn giản là Hỏi-Đáp. Đấy cũng là một bài học nhỏ, chỉ có điều chưa hoặc không phải trả bằng máu mà thôi.
Còn lại, bài học lớn nào, ở ta, cũng đều đẫm máu cả.
Cho nên từ chuyện học cái lễ giỗ tổ, cũng nên học lại cái cách đặt tên nước cho đúng và ít học phí nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét