Link: https://www.facebook.com/share/18XWtUGbyG/
TẾT ÂM LỊCH KHÔNG PHẢI LÀ "TẾT TÀU"
* 12 con giáp có nguồn gốc trực tiếp từ ngữ chi Vietic (tiếng VIỆT) trong ngữ hệ NAM Á.
/1/ Coi, bên Tàu ưng tôn vinh tứ linh là "Long, Lân, Qui, Phụng". Nếu gọi năm âm lịch (lunar year) là của Tàu, vậy tại sao họ không đưa 4 thú linh vào danh mục 12 con giáp cho nó rỡ ràng? Chỉ có mỗi "Long" (rồng), mà vị trí của "Long" cũng không được tôn lên vị trí thứ nhứt của "Chuột". Lạ quá, đúng không?
Trong khi đó, đáng chú ý lắm thay, trong văn hóa cổ đại Ấn Độ xem Chuột là sứ giả của thần linh, đi về giữa hai thế giới âm dương, thành thử rất ư là quan trọng.
/2/ Còn "Heo", sao lại được đặt cuối để khép lại vòng tròn 12 con giáp?
Có ý kiến cho rằng, trong nền văn minh Đông Nam Á được xác nhận là nơi cổ xưa nhứt, họ dùng Heo làm "vật linh" để cúng tế thần thánh và người qua đời.
Thành thử sự có mặt của Chuột mở đầu 12 con giáp, và Heo khép lại vòng tròn 12 con giáp - theo giới nghiên cứu - là biểu hiện kết quả giao thoa của nền văn minh Đông Nam Á với nền văn minh Ấn Độ đó đa!
/3/ Người Việt đã sáng tạo nên lịch dựa trên những quan sát thiên văn, và 12 con giáp. Sau đó, 12 con giáp của người Việt được người Hoa Hạ tiếp nhận, trong các giai đoạn sau, họ đã cố gắng thay đổi, xóa dấu vết ảnh hưởng của văn hóa tộc Việt trong 12 con giáp.
Kết luận trên là từ nghiên cứu của Jerry Norman, Tsu-lin Mei, Michel Ferlus (*).
Người Khmer cũng đã tiếp nhận 12 con giáp từ người Việt vào khoảng thời kỳ đồ đồng và đồ sắt. Mười hai con giáp Khmer bắt nguồn từ ngôn ngữ Vietic (sau đó, người Thái cũng tiếp nhận 12 con giáp từ người Khmer). Vì vậy, nguồn gốc của 12 con giáp có thể xác định là từ người Việt – Mường.
(xem hình chụp so sánh 12 con giáp trong tiếng Việt - Mường, tiếng Khmer cổ - đính kèm)
/5/ Đọc bài VÌ SAO THÁNG 11 (âm lịch) CÒN GỌI LÀ "THÁNG MỘT"? (**), qua đó, biết rằng "tháng Tí" - bấy lâu nay - là tháng 11 âm lịch! Lẽ ra "Tí" khởi đầu năm thì phải vào tháng 1 âm lịch mới phải? Không phải vậy, vì ở đây xuất phát từ cách tính lịch xưa của NGƯỜI VIỆT.
(tháng 11 âm lịch trước đây còn gọi là "tháng MỘT", tháng khởi đầu, nên gọi là "tháng Tí").
/6/ Bạn có biết, ở xứ Nghệ người dân gọi "con cọp" là con gì không? Họ gọi "con Khái"! Rồi, "con heo", người xứ Nghệ hiện nay gọi là "con Cúi"!
Đây chẳng phải là phương ngữ xứ Nghệ, mà vốn có gốc tích từ tiếng Việt xưa (Việt Mường) gọi "con Khái", "con Cúi" - mà trong bảng so sánh đính kèm, té ra tiếng Khmer cổ cũng phát âm gần với "khái", "cúi"...
TIẾNG VIỆT, TIẾNG KHMER ĐỀU THUỘC NGỮ HỆ NAM Á (AUSTRO-ASIATIC LANGUAGES).
--------------------------------------------------
(*) https://nghiencuulichsu.com/2020/02/06/nguon-goc-viet-nam-cua-ten-12-con-giap-ti-chok-chut-chuot-10b/
(**) https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/pfbid0m5XHcka5v8GnJa5qjFMy7ASkf9pJsceDBT9rPArza8bCM6zkN3G9hfFpeZFJZqRl
Hình ảnh (dưới) So sánh tên gọi 12 con giáp trong tiếng Việt Mường, tiếng Khmer xưa.
(Trên): Bản đồ phân bổ các ngôn ngữ thuộc NGỮ HỆ NAM Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét