Thứ Tư, 23 tháng 7, 2025

TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI TẠI SAO CHÚNG TA ỦNG HỘ TRUMP.

CẨM NANG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẢNG CỘNG HÒA VÀ ĐẢNG DÂN CHỦ.

TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI TẠI SAO CHÚNG TA ỦNG HỘ TRUMP.

Theo Giáo sư Dennis Prager của trang PragerU.com, hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ có những khác biệt cốt lõi sau:

QUAN NIỆM VỀ NGUỒN GỐC CỦA NHÂN QUYỀN:

Đảng Dân chủ: chính phủ.

Đảng Cộng hòa: Tạo Hóa (Chúa).

QUAN NIỆM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI:

Đảng Dân chủ: về cơ bản thì tốt, vì vậy xã hội là nguyên nhân vì sao lại có lòng ác.

Đảng Cộng hòa: về cơ bản thì xấu, vì vậy mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm cho những cái ác của mình.

QUAN NIỆM VỀ MỤC ĐÍCH CỦA NỀN KINH TẾ:

Đảng Dân chủ: đạt được sự công bằng.

Đảng Cộng hòa: đạt được sự thịnh vượng.

QUAN NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ:

Đảng Dân chủ: gia tăng và bảo vệ sự công bằng.

Đảng Cộng hòa: gia tăng và bảo vệ tự do.

QUAN NIỆM VỀ CHÍNH PHỦ:

Đảng Dân chủ: càng lớn càng tốt.

Đảng Cộng hòa: càng nhỏ càng tốt.

QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH:

Đảng Dân chủ: bất cứ ai yêu nhau.

Đảng Cộng hòa: một người cha, một người mẹ và các con cái.

QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI:

Đảng Dân chủ: chủng tộc, giới tính và giai cấp.

Đảng Cộng hòa: tự do, Tin Vào Thiên Chúa và “e pluribus unum” (Nhiều, nhưng là một).

QUAN NIỆM VỀ LÒNG TỐT VÀ XẤU:

Đảng Dân chủ: mỗi người có định nghĩa khác nhau.

Đảng Cộng hòa: có định nghĩa rõ ràng theo xã hội.

QUAN NIỆM VỀ SỰ CHIA RẼ CỦA CON NGƯỜI:

Đảng Dân chủ: giàu và nghèo, mạnh và yếu.

Đảng Cộng hòa: tốt và không tốt.

QUAN NIỆM VỀ CÔNG DÂN MỸ:

Đảng Dân chủ: công dân của thế giới.

Đảng Cộng hòa: công dân Mỹ.

QUAN NIỆM VỀ CÁCH LÀM CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP:

Đảng Dân chủ: hủy bỏ sự bất công bằng.

Đảng Cộng hòa: phát triển bản tính đạo đức của mỗi người dân.

QUAN NIỆM VỀ NƯỚC MỸ:

Đảng Dân chủ: về bản chất thì thiếu đạo đức, thấp kém so với những quốc gia Châu Âu.

Đảng Cộng hòa: có đạo đức vĩ đại nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới.

QUAN NIỆM VỀ GIỚI TÍNH:

Đảng Dân chủ: tùy vào cá nhân quyết định giới tính của mình.

Đảng Cộng hòa: nam và nữ.

QUAN NIỆM VỀ GIÁO DỤC CON CÁI:

Đảng Dân chủ: sự tự tin.

Đảng Cộng hòa: sự tự chủ.

QUAN NIỆM VỀ THAI NHI:

Đảng Dân chủ: quyết định bởi người mẹ.

Đảng Cộng hòa: quyết định bởi xã hội, nó là con người nên phải được bảo vệ, dựa theo những giá trị Thiên Chúa – Do Thái.

QUAN NIỆM VỀ NGUỒN GỐC TỘI PHẠM:

Đảng Dân chủ: nghèo đói, kỳ thị chủng tộc và những sai lầm của xã hội.

Đảng Cộng hòa: lương tâm của bản thân.

QUAN NIỆM VỀ CHÚA VÀ TÔN GIÁO:

Đảng Dân chủ: một chính phủ và xã hội thế tục.

Đảng Cộng hòa: một chính phủ thế tục và một xã hội tính ngưỡng (dựa theo Thiên Chúa – Do Thái).

QUAN NIỆM VỀ SỰ “PHI THƯỜNG CỦA NƯỚC MỸ”:

Đảng Dân chủ: một lý tưởng nhảm nhí.

Đảng Cộng hòa: một thực tế đã được chứng minh quá rõ.

QUAN NIỆM VỀ MỐI ĐE DỌA LỚN NHẤT VỚI THẾ GIỚI:

Đảng Dân chủ: thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu.

Đảng Cộng hòa: độc tài, ma quái, trước đây là chủ nghĩa cộng sản và CNXH, bây giờ là chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan.

QUAN NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ:

Đảng Dân chủ: một thế giới được cai trị bởi Liên Hiệp Quốc, và không có một quốc gia nào làm lãnh đạo.

Đảng Cộng hòa: một thế giới là nước Mỹ là lãnh đạo và cảnh sát thế giới, không nước nào được qua mặt.

QUAN NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG TRUNG ĐÔNG:

Đảng Dân chủ: các khu xây dựng chỗ ở của người Palestine ở Bờ Tây.

Đảng Cộng hòa: người Palestine, người Arab, người Hồi Giáo, và việc họ bác bỏ quyền lợi của Israel để tồn tại.

QUAN ĐIỂM VỀ GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT:

Đảng Dân chủ: để thách thức hiện tại.

Đảng Cộng hòa: sản xuất ra những tác phẩm tiêu biểu để nâng cao giá trị cá nhân và xã hội.

QUAN NIỆM VỀ SÚNG ĐẠN:

Đảng Dân chủ: lý tưởng nhất là nên xóa bỏ và cấm nó, chỉ cảnh sát và quân đội mới có quyền sở hữu súng. Người dân thì tuyệt đối không được.

Đảng Cộng hòa: nên được sử hữu bởi những người dân tuân thủ pháp luật. Đây là điều cần thiết để kìm chế sự độc tài của chính phủ và bảo vệ tự do.

QUAN NIỆM VỀ CHỦNG TỘC:

Đảng Dân chủ: về bản chất thì vô cùng quan trọng.

Đảng Cộng hòa: về bản chất thì không quan trọng lắm.

QUAN NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH ĐA DẠNG HÓA CHỦNG TỘC, SẮC TỘC, GIỚI TÍNH Ở ĐẠI HỌC:

Đảng Dân chủ: rất quan trọng, cần phải có sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc.

Đảng Cộng hòa: không quan trọng lắm, ai có tài và năng lực thì vào, không quan tâm đến chủng tộc của họ là gì. Cần sự đa dạng trong ý kiến và lý tưởng chứ không phải chủng tộc.

QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI DA ĐEN:

Đảng Dân chủ: người da đen bị người da trắng kỳ thị và phân biệt nên nghèo đói.

Đảng Cộng hòa: sự khác biệt về văn hóa, chương trình an sinh xã hội, thiếu chuẩn mực đạo đức và sự thiếu văn hóa của người cha trong gia đình.

QUAN NIỆM VỀ CHIẾN TRANH:

Đảng Dân chủ: không phải là giải pháp, phải đàm phán trong ôn hòa.

Đảng Cộng hòa: đôi lúc đó là giải pháp tốt và duy nhất, hòa bình thông qua sức mạnh, vì địch chỉ sợ sức mạnh chứ không chỉ bằng lời nói.

QUAN NIỆM VỀ THÙ HẬN:

Đảng Dân chủ: sai, trừ khi để dìm hàng những nhà cánh hữu và Đảng Cộng hòa.

Đảng Cộng hòa: sai, trừ khi dùng để tiêu diệt ma quái và độc tài.

QUAN NIỆM VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA:

Đảng Dân chủ: tất cả nền văn hóa đều tương đối và công bằng.

Đảng Cộng hòa: tất cả văn hóa đều không tương đối và công bằng, vài văn hóa cao thượng và vĩ đại hơn. Nền văn hóa Thiên Chúa – Do Thái là nền văn hóa vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.

QUAN NIỆM VỀ NHỮNG NHÀ SÁNG LẬP RA NƯỚC MỸ:

Đảng Dân chủ: họ là những ông da trắng giàu có sở hữu nô lệ, những nhà đầy tham vọng và đạo đức giả.

Đảng Cộng hòa: những người đàn ông vĩ đại nhất lịch sử nhân loại vì đã sản sinh ra một quốc gia công bằng và lý tưởng nhất.

QUAN NIỆM VỀ MỤC ĐÍCH ĐÀM PHÁN:

Đảng Dân chủ: theo đuổi công lý xã hội, thiên vị khi cần thiết.

Đảng Cộng hòa: theo đuổi công lý, ai cũng như ai trong mắt công lý, không phân biệt.

QUAN NIỆM VỀ BIÊN GIỚI:

Đảng Dân chủ: một khái niệm lỗi thời, bây giờ là thế giới phẳng nên biên giới là không cần thiết, cần phải mở cửa biên giới.

Đảng Cộng hòa: là một điều tất yếu để định nghĩa và bảo vệ một quốc gia, biên giới là một thứ bất khả xâm phạm.

QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI NHẬP CƯ BẤT HỢP PHÁP:

Đảng Dân chủ: tất cả mọi người đều được đón mời, không có ai là bất hợp pháp cả.

Đảng Cộng hòa: họ là những người bất hợp pháp và không tôn trọng luật pháp quốc gia.

QUAN NIỆM VỀ THIÊN NHIÊN:

Đảng Dân chủ: vô giá trị và nhân loại không được làm tổn hại nó.

Đảng Cộng hòa: được thiết kế cho con người và con người có quyền sử dụng và điều chỉnh nó để phát triển.

KẾT LUẬN:

NƯỚC MỸ TRONG SUỐT LỊCH SỬ HƠN 200 NĂM ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRÊN CÁC QUAN ĐIỂM, QUAN NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA, THỂ HIỆN ĐẦY ĐỦ TRONG HIẾN PHÁP, CHỨ KHÔNG PHẢI TỪ QUAN ĐIỂM, QUAN NIỆM CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ CÓ THIÊN HƯỚNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI MÁC XÍT.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2025

*CẢNH BÁO: Campuchia, đất nước bị bỏ bùa!?

 *CẢNH BÁO:

Campuchia, đất nước bị bỏ bùa!? 

•Dạo này trên mạng xem thấy một số cảnh xẩy ra với đồng bào mình ở Campuchia mà đau lòng. Những cảnh tượng tra tấn người Việt dã man khiến trong lòng lão dậy lên một nỗi căm giận, muốn cầm súng sang tận nơi tiêu diệt những loài man rợ ấy.

-Những thanh niên nam nữ Việt Nam bị cho vào túi nhựa đen buộc kín giãy giụa với những cú đánh đập bên ngoài, có người đã tắt thở, túi im lặng. Những thanh niên trẻ bị chúng đánh đập giẫm giầy da lên mặt, những cô gái Việt Nam xinh đẹp bị chúng dùng roi điện dí toàn thân, dí cả vào chỗ kín…

Nhưng hôm qua thấy một cảnh trên trang phây của Hoan Nguyên, vài tên Campuchia vật một thanh niên ra mổ bụng lấy nội tạng mới khiến tôi kinh hoàng tột độ. Tại sao lại có những con người vô cùng man rợ như vậy ?

Đặt câu hỏi vậy thôi, trên thực tế tôi quá hiểu dân tộc Campuchia bởi từng sống với họ 6 tháng ở trại tị nạn Philippines, tiếp xúc với họ quá nhiều. Ở Philadelphia, Hoa Kỳ nơi bố mẹ tôi sống có một cộng đồng Campuchia rất lớn. Cháu gái tôi lại quỷ tha ma bắt thế nào lấy phải một thằng Campuchia tồi tệ, may mắn thoát khỏi hắn thì lại rơi vào một cậu Campuchia khác, nhưng tay này có lương tâm và đạo đức nên cuộc sống giờ cũng ổn định. Cậu ta cũng chán ghét thói lạc hậu dã man của cộng đồng mình mà cố tình tránh xa, đưa vợ con về sống ở Florida.

Đã quá hiểu về Campuchia, nhưng để hiểu hơn trên lý thuyết học thuật, tôi có đọc cuốn sách của Joel Brinkley “Cambodia’s Curse : The Modern History of A Troubled Land” (Campuchia - Đất nước bị bỏ bùa: Lịch sử hiện đại của một vùng đất đầy rắc rối) và qua đó hiểu Campuchia một cách tường tận hơn.

Tôi muốn phân tích về dân Campuchia để thấu tỏ sự man rợ trên đây do đâu mà có. Nhưng trước khi viết tiếp, tôi may mắn là đang được sống trên đất nước Việt Nam ngàn năm văn vật, có nền văn hóa kính trên nhường dưới, hiền lành lương thiện, nhân văn đức độ, cộng đồng chung sống, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, biết nhận thức xấu tốt để không bị nhiễm thú tính như dân Campuchia. Đi trên đường phố quê mẹ, cũng không phải lo sợ bị bọn người bắt cóc mổ bụng moi nội tạng…

Với kinh nghiệm là phóng viên kỳ cựu của tờ The New York Times, Brinkley đã phỏng vấn nhiều người ra quyết sách, bao gồm các chính trị gia và doanh nhân Campuchia, đại sứ và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, nhân viên các tổ chức phi chính phủ đóng quân tại địa phương và người dân Campuchia đang chịu nhiều đau khổ. Ông cũng đã sàng lọc một số lượng lớn các bản tin và báo cáo điều tra để viết một cuốn sách dài 200.000 từ.

Trong đó trình bày chi tiết về những khó khăn kinh tế, thao túng chính trị, chiếm đoạt và phát triển đất đai, nạn phá rừng bất hợp pháp, chăm sóc y tế và giáo dục tồi tệ, và nạn hối lộ của Campuchia trong 17 chương. Cuốn sách rất hấp dẫn, mô tả sự quản lý đất nước yếu kém do các nhà lãnh đạo Campuchia cố tình gây ra; tác giả sử dụng các báo cáo phong phú và chuyên sâu để phác họa bộ mặt thật của Campuchia. Bao gồm cả những người dân đang sống trên vùng đất cằn cỗi này và những gốc rễ lịch sử sâu xa dẫn đến tình trạng khó khăn ngày nay.

Kiệt tác gây sốc của Joe Brinkley, người từng đoạt giải Pulitzer. Sau Triều Tiên, đây là một quốc gia khác mà bạn nên biết nhưng chưa bao giờ tìm hiểu sâu. Angkor Wat ẩn chứa nét quyến rũ văn hóa bí ẩn, hấp dẫn và giàu tình tiết. Thực tế, Campuchia giống như một đất nước bị lời nguyền ma mị. Hàng triệu người bị mắc kẹt trong cơn ác mộng bất tận và từ lâu đã mất đi sức mạnh để đấu tranh...

Vào những năm 1970, Khmer Đỏ cai trị Campuchia và thảm sát 2 triệu người, tương đương một phần tư dân số. Vào những năm 1990, Liên Hợp Quốc đã tiếp quản Campuchia. Nhiều quốc gia đã quyên góp những khoản tiền khổng lồ, nhưng chúng lại rơi vào túi các quan chức chính phủ. Cuốn sách "Campuchia: Đất nước bị bỏ bùa" của Joe Brinkley đã vạch trần bộ mặt thật của Campuchia và những gốc rễ lịch sử sâu xa dẫn đến tình cảnh khó khăn ngày nay.

Đọc cuốn sách này, chúng ta có thể hiểu tại sao một đất nước lại lầm đường lạc lối và trở thành như vậy. Lịch sử đã vạch trần những nguyên nhân lâu dài và hậu quả ngắn hạn, khiến người dân phải âm thầm chịu đựng đau khổ mà không thể kêu cứu.

Campuchia nằm dưới sự cai trị của bọn đạo tặc, quan chức giàu có mà dân thì nghèo khổ, tham nhũng tràn lan, và các thế lực đen tối đang bao trùm đất nước. Một nửa dân số mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn, xuất hiện hành vi bạo lực cực đoan và ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ tương lai. Những vụ việc kinh hoàng như tạt axit, hiếp dâm, đánh vợ và lạm dụng tình dục diễn ra thường xuyên ở mọi ngóc ngách của xã hội mỗi ngày.

Ở đây, tiền bạc quan trọng hơn mạng sống con người. Miễn là có lợi nhuận, giết người và đốt phá không phải là vấn đề; đi học, thi cử, khám bệnh, kiện tụng, vận chuyển hàng hóa, v.v…đều phải hối lộ. Không có tiền thì không thể bàn bạc gì được; mọi thứ đều hợp pháp sau khi trả tiền. Chính phủ chặt cây, buôn người, chiếm dụng tài nguyên y tế, tịch thu đất đai, và sinh kế của người dân bị đe dọa; 40 % trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, và 80% người dân sống một cuộc sống nguyên thủy không khác gì một ngàn năm trước. Ở đất nước không còn hy vọng này, người dân bất lực không thể phát ra tiếng gào thét.

Người Campuchia là một dân tộc nghịch lý, thường thụ động, ít nói và không đe dọa, nhưng lại có thể làm ra hành vi cực kỳ bạo lực và dã man. Lịch sử và tôn giáo của họ dạy họ "không được thể hiện hành vi cực đoan", Youk Chhang, người điều hành Trung tâm Tài liệu Campuchia, nơi thu thập hồ sơ từ thời Khmer Đỏ, nhận xét. "Vì họ đã kìm nén cảm xúc của mình quá lâu, nên khi họ dùng đến bạo lực, họ trở nên rất xúc động và có thể thực hiện các hành vi bạo lực cực đoan."

Bộ trưởng Bộ Phụ nữ Khamsahavi, đồng thời là một bác sĩ, đưa ra một ví dụ lâm sàng: "Tôi nghĩ rằng nhiều người có quá nhiều thứ ẩn giấu trong tiềm thức của họ. Bạn thấy một người trông hoàn toàn bình thường, và rồi một giờ sau, bạn sẽ chứng kiến anh ta hoặc cô ta biến thành người sẽ giết bạn." Khamsahavi và những người khác chỉ ra chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, một chứng bệnh phổ biến trong xã hội, với cơn giận dữ cực độ và hành vi bạo lực đột ngột là những triệu chứng phổ biến.

Nhưng không chỉ có vậy. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng việc không giữ được danh dự là không thể chấp nhận được trong văn hóa Campuchia. Kết luận này được đưa ra bởi một nhóm các nhà nhân chủng học Thụy Điển đến nghiên cứu xã hội Campuchia vào giữa những năm 1990. Họ chỉ ra rằng người Campuchia, giống như hầu hết người châu Á, ít khi đặt vấn đề gì lên trên việc giữ thể diện và giữ gìn phẩm giá cá nhân. Tuy nhiên, "không có truyền thống văn hóa nào về việc dung hòa các quan điểm đối lập hay thậm chí là chấp nhận các quan điểm đối lập", nhóm người Thụy Điển viết trong cuốn sách "Mỗi Nhà, một Đảo" (Every Home an Island).

Điều này có nghĩa là khi một cuộc tranh cãi nổ ra, chắc chắn một bên sẽ mất thể diện. "Vì vậy, khi đàn ông Khmer dùng đến bạo lực các nhóm thanh niên, chồng đánh vợ thì hầu như luôn dẫn đến cái chết." Họ là "những người bất lực hành động vì thất vọng bởi vì 'di sản văn hóa' của họ không có cách nào khác để thoát khỏi những tình huống nhục nhã. Trong hầu hết các trường hợp, bạo lực còn hơn là mất thể diện."

Raoul-Marc Jennar, một người Bỉ từng làm việc cho Liên Hợp Quốc tại Campuchia nhiều năm, kết luận rằng "giết người là chuyện thường ngày, một hậu quả tất yếu, gần như là một phản ứng trực tiếp đối với việc phủ nhận sự bất đồng chính kiến." Trên thực tế, theo logic của Jennar, giết người là một biện pháp cần thiết để xóa bỏ bất đồng chính kiến. Cựu Đại sứ Quinn cũng nhận thấy đặc điểm tính cách này rất nổi bật, ông nói: "Người Mỹ chúng tôi đề cao nghệ thuật hòa giải, nhưng không phải ở đây. Điều đó chưa bao giờ là một phần tính cách của người Campuchia."

Các bác sĩ lâm sàng đã tìm thấy sự nhất quán đáng kinh ngạc trong hành vi và trạng thái tâm lý của người Campuchia. Nhà tâm lý học Richter, người điều trị cho người Campuchia tại San Jose, California và Campuchia, cho biết.

"Không giống như nhiều quốc gia khác, không có sự đa dạng trong quần thể bệnh nhân ở đây. Chỉ có một câu chuyện; hãy hỏi bất kỳ ai và bạn sẽ nhận được một câu chuyện rất giống nhau. Mặc dù tôi chưa gặp họ, nhưng tôi có thể viết hồ sơ trước khi gặp bệnh nhân. Tất cả họ đều bị trầm cảm nặng và nghiện rượu. Tôi hỏi những người phụ nữ đó xem họ có bị cưỡng hiếp không, và tất cả đều nói không. Tôi nói với một nhân viên xã hội, 'Thật đáng kinh ngạc, không ai trong số họ bị cưỡng hiếp cả.' Cô ấy nói với tôi rằng tất cả họ đều đã bị cưỡng hiếp, nhưng họ không muốn thú nhận với một người đàn ông."

Những vị thần Angkor Wat tươi cười và người dân Campuchia đau khổ. Người cho tôi thiên đường và cũng đem đến địa ngục. Hóa ra ở nơi này chẳng có sự khác biệt nào giữa thiên đường và địa ngục! Máu và nước mắt đan xen. Thế giới khốn khổ thực sự thật khó tin. Thật kinh hoàng, phẫn nộ và đau lòng...

Angkor Wat là di sản văn hóa thế giới, và hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây mỗi năm. Tuy nhiên, Campuchia, đất nước nơi Angkor Wat tọa lạc, lại có một trong những chính phủ tham nhũng nhất và người dân nghèo nhất thế giới. Ngoài các điểm du lịch, phần lớn đất đai trong nước còn kém phát triển, và mức sống của người dân nông thôn còn rất thấp. Họ không được hưởng những cơ sở hạ tầng cơ bản nhất của một quốc gia hiện đại như đường sá, nước máy, điện, trường học và bệnh viện.

Trong cảnh nghèo nàn và đồng thời, Campuchia vẫn nhận được hàng trăm triệu đô la viện trợ nước ngoài mỗi năm, và các tổ chức phi chính phủ đủ mọi quy mô đều có văn phòng tại thủ đô Phnom Penh. Với tất cả số tiền này và nỗ lực của những nhân viên cứu trợ, tại sao cuộc sống thường nhật của người dân Campuchia vẫn chưa có những cải thiện đáng kể? Câu trả lời là chính trị và tiền bạc có mối liên hệ với nhau, và những người nắm quyền lực đã tước đoạt hầu hết các nguồn lực lẽ ra thuộc về người dân theo những cách mà người dân bình thường không thể tưởng tượng được phần lớn chứ không chỉ một phần nhỏ.

Tác giả Brinkley đã đến Campuchia để viết báo cáo sau khi Khmer Đỏ sụp đổ. Ba mươi năm sau, ông trở lại Campuchia và nhận thấy rằng người dân Campuchia vẫn là nhóm người bị tàn phá và ngược đãi nhất trên thế giới. Chính phủ tham nhũng và người dân bị mắc kẹt sâu trong đó. Nếu họ không hối lộ chính phủ, họ thậm chí không thể hưởng được những dịch vụ công cơ bản nhất như chăm sóc y tế và giáo dục.

Hầu hết người dân Campuchia vẫn sống lạc hậu và số tiền công quỹ mà các quan chức chính phủ bỏ vào túi riêng thật khó tin. Đồng thời, hơn một nửa số người sống sót sau thời Khmer Đỏ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và vẫn đang phải chịu đựng cho đến ngày nay và nỗi đau này đã được truyền sang thế hệ tiếp theo, khiến toàn bộ đất nước có xu hướng hướng đến một tính cách đen tối và tiêu cực.

Hiểu được Campuchia để chúng ta biết cảnh tỉnh đề phòng. Các bạn trẻ đừng dễ tin và bị lừa đi sang đấy. Phần nữa, sự vô tri man rợ của dân Campuchia lại bị thao túng bởi bọn xã hội đen Trung Quốc, nên Campuchia là một mảnh đất cực kỳ nguy hiểm nên tránh xa. Có đi thăm quan đền Angkor Wat thì nên đi tập thể. Đừng học lão PP một mình một thân vào hang cọp bởi lão có kung fu và luôn luôn tỉnh táo…

*Đã có Video Clip mổ bụng lấy nội tạng.

PHÓ ĐỨC AN 14.7.2025

—————————-

*Đọc thêm:

Cảnh báo bắt cóc người lớn

•Hơn chục năm trước, khi hay lên P6 Cục Cảnh sát Hình sự viết về buôn bán người, mình đã biết có vụ bị bắt cóc rất đáng sợ nhưng không mấy ai biết để cảnh giác.

-Có cô sinh viên một trường đại học ở Thanh Xuân, Hà Nội, tan học đứng chờ bạn bên đường thì một chiếc taxi trờ tới, vờ hỏi đường rồi bất ngờ, lôi cô ý lên xe và đánh thuốc mê. May mắn làm sao khi gần tới biên giới Việt - Trung thì cô ấy tỉnh lại và chạy thoát được, rồi báo công an. Lúc ấy công an mới biết kiểu tội phạm mới này.

-Gần đây, xem các clip nạn nhân từ Campuchia trở về, cũng thấy nhiều người bị bắt cóc (theo một bạn từng làm việc bên đó thì có khoảng 10 % bị bắt cóc, 20 % bị lừa đi). Bọn tội phạm liên hệ với nạn nhân qua điện thoại, rủ đi làm “việc nhẹ lương cao”,như đánh máy mà lương 30 củ/tháng; rủ đi làm việc trong vài ngày ở gần đó và đón nạn nhân đi bằng ô tô. Khi nạn nhân tỉnh dậy đã thấy ở Campuchia rồi.

Sang đó là lập tức bị ký hợp đồng “làm việc” và nếu không lừa được đủ số tiền khoán, sẽ bị chích điện, tra tấn như thời trung cổ. Rồi bán đi công ty khác. Lúc đó nếu gia đình chuộc thì tiền càng cao.

Xem các clip mà khiếp: Có cháu 18, 23 tuổi mà khi trở về không đi nổi, phải khênh vào nhà, có cháu về nằm chờ chết. Nhiều người bị tra tấn sợ hãi đến bị sang chấn, thành tâm thần. Có cô gái 17 tuổi sang đó về với cái bụng bầu, kể lại ngày phải gọi điện lừa đảo, đêm thì phải “phục vụ” không biết bao người Trung Quốc nên không biết cha đứa bé là ai. Mẹ cô kể giờ cô lúc tỉnh lúc khùng.

Các TikToker Phong Bụi và Vũ Phan có cả loạt clip về các vụ việc này, rất kinh hoàng. Mọi người vào xem và share rộng để các bạn trẻ dập tắt ảo tưởng việc nhẹ lương cao.

Mới đây, một kẻ lừa đảo ở Campuchia bị bắt khai là các vụ lừa kiểu công an, điện lực thì nhiều người biết rồi, nên kịch bản mới là bọn chúng nhắm vào các cháu vừa thi vào trường đại học nào đó. Rồi lừa là tuyển đi nước ngoài du học; hoặc nói các cháu bị sai sót điểm trong hồ sơ rồi gửi đường link yêu cầu làm theo. Các cháu bé không có kinh nghiệm nên thấy gọi video có công an (thực ra hình ảnh do AI dựng) thì vội tin.

Mới nhất là chúng có kịch bản nhằm vào những người hiến máu tình nguyện nữa.

Vụ việc gần đây ở ngay Hà Nội: Hai chị em người Thanh Chương, Nghệ An bỗng mất tích. Theo Facebook Dũng Nguyễn Quân, trước đó, hai cháu lên mạng tìm việc làm thêm. Thấy một nơi ở Hà Nội tuyển nhân viên làm ở quán ăn, các cháu tìm đến. Đến quán thì có người đón ngay và bảo đưa đi gặp chủ, rồi đưa về một nơi tập trung, tịch thu điện thoại. Sau đó, đưa các cháu đi Thái Bình ngay trong đêm.

Đến Thái Bình họ không cho các cháu sử dụng điện thoại. Mãi khi gia đình không liên lạc được với hai cháu, mới đưa lên mạng xã hội rầm rộ thì chúng mới lấy điện thoại của các cháu nhắn tin về nhà để người nhà yên tâm. Sau đó các cháu được công an Hà Nội và công an Thái Bình (cũ) đưa về Hà Nội.

Mạng xã hội còn lan truyền thông tin là bọn lừa đảo đi ô tô, giới thiệu với ai đó là chúng bán hàng rất rẻ, hoặc hỏi đường, rồi mời lên xe để xem hàng hay chỉ đường. Khi nạn nhân lên xe là chúng phóng xe đi luôn. Thông tin này mình chưa kiểm chứng được nhưng những gia đình ở hẻo lánh, hay có con cái ở nhà một mình, vẫn nên cảnh giác.

Trên fanpage Tin nhanh xứ Nghệ đăng thông tin: Ngày 12/7/2025, anh Nhâm người Nghi Trường, Nghi Lộc, Nghệ An trên đường đi làm về qua đoạn đường vắng thuộc Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An gặp ba người mặc đồ điện lực, đi ô tô bán tải màu đen. Họ gọi anh lại nói đi làm về có thừa cuộn dây điện, rồi rủ anh lên xe xem và định bắt cóc anh nhưng anh kịp phát hiện và thoát ra.

Thời gian gần đây, liên tục thấy đăng thông tin trẻ vị thành niên hoặc vừa học xong phổ thông “mất tích”. Vì thế, các gia đình có con ở tuổi mới lớn cần thông tin cho các cháu về các thủ đoạn của bọn buôn người, để cảnh giác và có biện pháp ứng phó.

*LƯU Ý :

- Công an không bao giờ làm việc qua điện thoại hay mạng xã hội, nên có công an yêu cầu làm việc qua điện thoại thì 100% là “ công an bên Campuchia” nha !

- Không chuyển tiền cho bất cứ ai không biết mặt biết tên mà gọi qua mạng hay điện thoại, dù họ xưng là công an, điện lực, giáo viên, bác sĩ...

- Không tải app, không nhấn vào link hay gọi vào số máy mà người lạ gửi cho.

THANH HẰNG 17.7.2025

(Thụy My RFI - 22.7.2025)

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2025

BS Trần văn Phúc: LỊCH SỬ CẬN ĐẠI THÁI LAN

LỊCH SỬ CẬN ĐẠI THÁI LAN 

BS Trần văn Phúc

     Nói về lối "ngoại giao cây tre" thì có lẽ tất cả các quốc gia phải gọi Thái Lan bằng cụ. Chính Thái Lan là một nước gây thù chuốc oán với các nước láng giềng của mình nhiều nhất, nhưng chính nhờ kiểu ngoại giao này mà cho đến nay Thái là nước duy nhất ở Đông Nam Á chưa từng bị thực dân hoá.

      Còn nói về chính trị Thái thì cũng có rất nhiều điều thú vị và đặc biệt ở Thái thì nhà vua có quyền lực tối thượng đến nổi chó của vua còn được phong là đại tướng cơ kkk. Điều này mà xảy ra ở nước mình thì các nhà dân chủ mõm có lẽ khóc thét 😄😄😄

                        ——————

    🇹🇭 Trong số 71 triệu người Thái Lan, có đến 10 triệu người Hoa, chiếm 14% tổng dân số, đồng thời sở hữu 78% tài sản quốc gia. Kể từ năm 1932 đến nay, Thái Lan có 30 thủ tướng, nhưng có 20 trong số đó là người Hoa kiều.

     Nói đến Thái Lan là nói đến bổn phận, lẽ phải và hạnh phúc, là tấm gương đức hạnh, lòng nhân ái và sự đoàn kết.

     Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Hán và nhà Đường cho đến tận Thế kỉ XX, bất cứ khi nào có bất ổn, một số lượng lớn người Hán sẽ bị lưu đày hoặc bỏ trốn đến các quốc gia Đông Nam Á. Sau hơn một ngàn năm, người Hoa kiều ở Đông Nam Á chiếm chiếm số lượng lớn nhất. Dân số Đông Nam Á hiện tại khoảng 700 triệu người, có gần 45 triệu người Hoa, chiếm khoảng 6,5% dân số.

1) Thái Lan: hơn 10 triệu (khoảng 14% dân số)

2) Philippines: hơn 10 triệu (khoảng 8% dân số)

3) Indonesia: hơn 10 triệu (khoảng 5% dân số )

4) Malaysia: gần 7,4 triệu (khoảng 23% dân số)

5) Singapore: gần 3 triệu (khoảng 74% dân số)

6) Myanmar: gần 1,7 triệu (khoảng 3% dân số)

7) Campuchia: hơn 900 ngàn (khoảng 6% dân số)

8 ) Việt Nam: gần 750 ngàn (khoảng 0,8% dân số)

9) Lào: Hơn 300 ngàn (khoảng 5% dân số)

10) Brunei: khoảng 45 ngàn (khoảng 10% dân số)

     Năm 1860, Khâu Chí Cần là ông cố nội của Thaksin, người thôn Khách Gia, huyện Phong Thuận, tỉnh Quảng Đông, do tình hình chính trị bất ổn ở quê nhà nên đưa cả gia đình 4 người cùng đến nước Xiêm La để kiếm sống. Ngay khi đến nơi, vợ cùng với con trai thứ hai của ông bị đổ bệnh nặng do không thích nghi với khí hậu, nên Khâu Chí Cần phải đưa họ trở lại Quảng Đông.

Chỉ mình Khâu Xuân Thịnh quyết định ở lại.

     Vào thời điểm đó, Khâu Xuân Thịnh mới chỉ là một cậu bé thiếu niên nhưng rất quyết tâm “thử vận may” ở Chiang Mai, vợ chồng Khâu Chí Cần không thuyết phục được con trai cả nên đành phải đồng ý.

      Chiang Mai một buổi chiều li biệt, nhìn bàn tay nhỏ bé vẫy liên tục ở bến tàu, người cha già Khâu Chí Cần không khỏi bật khóc.

Những giọt nước đã tách ra khỏi mây,

những giọt máu đã tách ra khỏi thịt;

Đời tuôn nước mắt 

trời tuôn mưa…

     Và thời gian trôi qua, Khâu Xuân Thịnh từ một cậu bé làm những việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày, rồi đã trưởng thành và có cảm giác mình là người bản xứ. Khâu Xuân Thịnh quyết định gắn bó với mảnh đất Chiang Mai, làm nghề chăn nuôi gia súc và kết hôn với một người phụ nữ Thái, sinh được 10 người con nhưng chết 4, con trai cả là Khâu A Xương.

     Khâu A Xương là bố của Thaksin.

     Vào năm 1938, Khâu Xuân Thịnh đã phải đổi họ thành Shinawatra, theo chính sách đồng hoá của Thái Lan. Shinawatra có nghĩa là “thường xuyên làm điều tốt”. Trong tiếng Thái, watra có nghĩa là nghĩa vụ, bổn phận, kỉ luật và lẽ phải; đây là từ vay mượn qua tiếng Phạn – Pali. Gia đình Shinawatra kể từ đó mở rộng chăn nuôi gia súc và dệt tơ lụa, rồi chuyển sang hoạt động kinh doanh rạp hát, ô tô, trạm xăng và các lĩnh vực khác.

Gia tộc Shinawatra có 4 đời ở Thái Lan.

     Xiêm La vào những năm 1860, đã là năm thứ 78 của Triều đại Bangkok, dưới thời trị vì của vua Rama IV. Đúng 5 năm trước khi Khâu Chí Cần đến Chiang Mai, vua Rama IV - còn được biết đến với tên gọi vua Mongkut, đã ký Hiệp ước Bowring với Thống đốc Anh, John Bowring, vào ngày 18 tháng 4 năm 1855. 

     Hiệp ước này cho phép người Anh được tự do buôn bán tại Xiêm, giảm thuế nhập khẩu hang hoá Anh xuống còn 0% và cho phép người Anh toàn quyền sử dụng đất đai lãnh thổ, quyền nhập khẩu thuốc phiện.

     Có bốn triều đại trong lịch sử Thái Lan.

• Triều đại Sukhothai;

• Triều đại Ayutthaya;

• Triều đại Thonburi;

• Triều đại Bangkok vẫn tiếp tục cho đến nay.

     Ngay từ Triều đại Ayutthaya, người phương Tây đã đến Đông Dương và thực hiện chính sách thực dân hoá, tất cả các quốc gia Đông Nam Á bị đô hộ ngoại trừ Xiêm La. Điều này khiến Xiêm La trước đây và Thái Lan sau này, trở thành quốc gia thứ ba ở châu Á chưa bị thực dân hoá, sau Trung Quốc và Nhật Bản.

     Sở dĩ Thái Lan không bị thực dân hoá, là vì chiến tranh 7 năm giữa Anh và Pháp vào năm 1756, để tranh giành Nam Á. Sau khi đánh bại Pháp, thực dân Anh độc quyền Ấn Độ và chiếm luôn Myanmar, quân Pháp thua trận nên chuyển hướng xâm chiếm Việt Nam và mở rộng sang Lào và Campuchia. Thái Lan nằm giữa Bán đảo Đông Dương, bất ngờ trở thành vùng đệm giữa Anh và Pháp, nên đã thoát khỏi số phận bị thực dân hoá. 

     Nhưng người Thái tự nguyện kí “Hiệp ước quỳ gối”.

     Trước đó, từ năm 1868 – 1910 để giành độc lập và yên ổn, Vua Rama V Chulalongkorn cũng phải liên tục cắt đất cho Anh và Pháp.

Vào thời điểm đó, cộng đồng người Hoa ở Xiêm La chỉ có khoảng 300 ngàn người, hầu hết họ sống xa Bangkok, tập trung ở những cảng biển, nhà máy xay lúa, nhà máy đường và các mỏ thiếc. 

     Người Hoa đã nắm yết hầu Xiêm La về kinh tế. Vì thế, cộng đồng Hoa kiều không nghe chính quyền Xiêm La, một cuộc đình công và biểu tình diễn ra năm 1870 do người Hoa chỉ đạo, đã lật đổ chính quyền tỉnh Ranong. Chính phủ Xiêm La cử tàu chiến đến dập tắt cuộc biểu tình, người Hoa đáp trả mạnh mẽ, họ tổ chức cướp bóc rồi đốt trụi Phuket.

     Người phương Tây cảm thấy rất ngứa mắt.

     Chưa dừng lại ở đó, nhóm người Hoa hơn 300 ngàn đã mở ra nhiều băng đảng, tổ chức buôn lậu thuốc phiện, nấu rượu lậu, tổ chức các sòng bạc. Không thể kiểm soát, chính quyền Xiêm La đã kết hợp với các băng đảng lớn, giao cho trọng trách duy trì hoạt động và thu thuế. 

     Từ đây nghê thu thuế ra đời.

    Thời cơ đến với Khâu Xuân Thịnh, ông quyết định làm việc cho một người bạn của cha mình, tôn xưng người đó là tổng tài còn bản thân là thư kí cho tổng tài. Là một người thông minh, nhanh trí và có quyết tâm mạnh mẽ, Khâu Xuân Thịnh nhận thấy kinh doanh cờ bạc là “mỏ vàng” lộ thiên ở thành phố ven biển Chanthaburi. 

     Ông lê la tiếp cận với giới quan chức thành phố, tự giới thiệu mình là “nhà thầu thuế sòng bạc lớn”, rồi mở ra một nhà thầu thuế đầu tiên bằng nỗ lực của mình. Không lâu sau, Khâu Xuân Thịnh mở rộng hoạt động thu thuế sòng bạc đến Chiang Mai, sau đó tới Bangkok thu thuế và kinh doanh tơ lụa. Bằng uy tín cá nhân xây dựng được, Khâu Xuân Thịnh mở rộng thị trường kinh doanh tơ lụa đến Trung Quốc, sau đó là Myanmar.

     Sản phẩm tơ lụa của Khâu Xuân Thịnh đã vào Hoàng gia.

Vào năm 1980, đúng 30 năm sau khi cha con chia tay đầy nước mắt, Khâu Xuân Thịnh đã sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Khâu A Xương.

🇹🇭 𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝟏𝟗𝟑𝟐.

     Xiêm La những năm cuối thập niên 193x, bầu không khí phản kháng chế độ quân chủ trở nên mạnh mẽ, các cuộc thảo luận về tham nhũng hoàng gia ở khắp mọi nơi trong quán cà phê, phương tiện truyền thông ngầm và các tờ rơi xoáy sâu và chủ đề này, người Thái không ngừng bàn về tiến trình quốc gia. Sự bùng nổ của cuộc suy thoái kinh tế thế giới vào năm 1929, đã đẩy làn sóng chống hoàng gia lên đỉnh điểm, thậm chí một bộ trưởng là người của hoàng tộc còn công khai nói rằng công chúng đã quen với việc coi thường nhà vua.

     Năm 1927, chàng thanh niên Pridi Phanomyong 27 tuổi sinh ra trong một gia đình thương nhân người Hoa, anh đang du học ở Pháp và thành lập “Đảng Dân chủ” với những người bạn cùng chí hướng. Đảng của Pridi lúc đó có 7 người, bao gồm phó đại sứ Xiêm La tại Paris, một luật sư, một sĩ quan quân đội cao cấp tên là Luang Phibunsongkhram được phong tước hiệp sĩ. Đảng Dân chủ cam kết “đặt nhà vua dưới sự ràng buộc của hiến pháp”. Đến tháng 6 năm 1932, Đảng Dân chủ đã có hơn 100 thành viên, một nửa trong số đó là quân nhân.

     Mọi thứ đã sẵn sàng.

     Đêm 23 tháng 6 năm 1932, một nhóm người của Đảng Dân chủ do Hoa kiều Pridi Phanomyong lãnh đạo, đã lẻn vào Bangkok. Đầu tiên họ cắt đứt đường dây điện thoại vào dinh thự của bộ trưởng chính phủ. Sau đó ban hành một lệnh giả mạo nhân danh chuẩn đô đốc, tuyên bố đang chuẩn bị đàn áp cuộc bạo loạn của người Hoa, nên yêu cầu tất cả các sĩ quan và binh lính cài đặt chế độ chờ.   Nhóm người này bí mật lấy vũ khí trong kho của quân đội, cử một tàu chiến đến Sông Chao Phraya để theo dõi mọi di biến động của hoàng gia.

     Sáng 24 tháng 6 năm 1932, Phraya Phahong, một thành viên trong nhóm của Đảng Dân chủ, được giao nhiệm vụ hành động cụ thể. Phraya cũng là một Hoa kiều. Chỉ trong 3 giờ Phraya đã bắt giữ chỉ huy của Đội cận vệ Hoàng gia, bắt luôn 40 thành viên hoàng gia cùng những người hầu của họ. Phraya Phahong tuyên bố đã lật đổ chế độ quân chủ.

    Thực ra đây chỉ là tuyên bố thăm dò xem tình hình ra sao. Nhưng không ngờ, từ hoàng gia cho đến quân đội, cũng như tất cả các tỉnh đều không hề phản kháng. Thay vào đó là thái độ ủng hộ Đảng Dân chủ. Ngay lập tức, Phraya Phahong chọn một chiếc xe tăng rồi cưỡi ra đường phố Bangkok, binh lính và công chúng đổ xô đến reo hò vô tận.

     Vua Rama VII đang chơi golf cùng hoàng hậu tại khu nghỉ dưỡng bãi biển Hua Hin thì có người đến báo tin cuộc đảo chính ở Bangkok. Ông quay sang hoàng hậu và nói: “Thấy chưa, tôi đã bảo rồi mà.” Hoàng hậu vờ như không nghe thấy, bà yêu cầu ông chọc nốt gậy cuối cùng vào lỗ golf, sau đó cùng nhà vua tắm rửa để trở về Bangkok.

     Tại hoàng cung Đảng Dân chủ buộc nhà vua phải đưa ra lựa chọn: hoặc là trao quyền lực cho quốc hội rồi tiếp tục làm nhà vua bù nhìn, hoặc thoái vị ngay lập tức. Câu trả lời của nhà vua Rama VII rất sáng suốt: “Tôi đồng ý làm ông vua bù nhìn”.

     Ngày 27 tháng 6 năm 1932, Đảng Dân chủ ban hàng một hiến pháp quy định rằng, nhà vua vẫn là nguyên thủ quốc gia nhưng không có quyền lực thực sự, thủ tướng sẽ nắm quyền và xử lí các công việc hàng ngày của đất nước. Phraya Manopakorn Nititada – cựu Chủ tịch Toà Phúc thẩm, ông là một Hoa kiều, được bầu làm Thủ tướng đầu tiên.

     Cuộc cách mạng diễn ra tốt đẹp.

      Nhưng các nhà cách mạng người Thái gốc Hoa chỉ làm cuộc cách mạng nửa vời, mở ra cánh cửa “tam thể” với những vướng mắc vô tận giữa hoàng gia, quân đội và chính quyền. Trung bình cứ ba năm rưỡi lại xảy ra một cuộc đảo chính. Thực sự “đảo chính” đã trở thành “lời nguyền” đối với chính trị Thái Lan. Ngay trong lực lương quân đội luôn có ba nhóm, bao gồm nhóm một nhóm chống lại chế độ quân chủ, một nhóm trung thành với hoàng gia, một nhóm lúc nào cũng muốn tự ngoi lên để làm vua.

     Tháng 4 năm 1933, chưa đầy một năm sau cuộc cách mạng, nhóm trung thành với hoàng gia đã phao tin nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Pridi Phanomyong là người theo “chủ nghĩa cộng sản”, Pridi sợ hãi phải bỏ trốn lưu vong ở nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau Phraya Phahong cùng những sĩ quan chống lại chế độ quân chủ lật ngược tình thế, đưa lãnh tụ Pridi trở lại đất nước giữ chức Bộ trưởng Nội vụ.

     Luang Phibunsongkhram cũng là một Hoa kiều, tổ tiên gốc gác của ông ở Triệu Sơn, sinh ra trong một gia đình nông dân và đi lên từ học viện quân sự, ông là nhà lãnh đạo nổi tiếng độc tài rất thích bắt chước Hitler. Luang đại diện cho nhóm muốn tự ngoi lên để làm vua. Luang đã từng ngạo mạn tuyên bố rằng: “Quốc hội, chế độ quân chủ, chế độ quan liêu,.v.v. có thể bị bãi bỏ, nhưng quân đội thì tồn tại mãi mãi”.

     Cứ như vậy, ba nhóm trong quân đội là những đảng viên Đảng Dân chủ sẽ đấu đá nhau, rồi các nhà lãnh đạo người Hoa kiều thay nhau làm thủ tướng.

• Pridi = Hoa Kiều = Thủ tướng

• Phraya = Hoa Kiều = Thủ tướng

• Luang = Hoa Kiều = Thủ tướng

     Ví dụ, năm 1938 Luang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông rao giảng “quốc gia là nhà – quân đội là hàng rào” và ra lệnh làm bộ phim “Máu của Quân đội Thái Lan”, xây dựng quân đội Thái như Đoàn Thanh niên Hitler. Uy tín của Luang lên như diều gặp gió. Ông phao tin Thủ tướng Phraya mua tài sản hoàng gia giá thấp rồi bán với giá cắt cổ. Phraya buộc phải từ chức thủ tướng. Luang lên thay, ông đưa 16 quân nhân của nhóm mình vào nội các chính phủ 25 thành viên, chi tiêu 35% ngân sách quốc gia cho quân sự, bắt giữ 40 đối thủ chính trị, tử hình 18 nhà lãnh đạo phe đối lập trong một tháng. Bị phản đối, Luang đã trả lời rằng ông mới chỉ ziết 18 người là chưa đáng mấy, so với Cách mạng Pháp thì “những cái đầu bị chặt có thể được chất lên xe tải thành hàng dài”.

     Trong thời gian làm thủ tướng, Luang đưa vua Rama VII ra toà, niêm phong một dinh thự hoàng gia, cấm treo chân dung nhà vua, nhiều người Thái sợ hãi phải bỏ trốn ra nước ngoài.

     Hoạt động mạnh mẽ nhất của Luang trên vai trò thủ tướng, đó là thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc “Đại Thái giáo”, xoá bỏ tên quốc gia Xiêm La được sử dụng 13 thế kỉ và thay bằng tên mới Thái Lan, đàn áp người dân tộc thiểu số. Luang cũng đàn áp luôn cả người Hoa cùng dòng máu với ông, bắt tất cả Hoa kiểu phải xoá bỏ họ Trung Quốc, cải sang họ Thái Lan.

     Năm 1938, gia đình họ Khâu vốn đã sống ở Thái 78 năm, cũng bị bắt buộc cải họ thành Shinwatra cho khiêm tốn. Vào thời điểm này, người con trai cả của Khâu Xuân Thịnh là Khâu A Xương chỉ còn biết tập trung vào công việc kinh doanh của gia đình, ông mở rộng sang bất động sản, thương mại xuyên biên giới và tài chính. Nhiều tiền nhưng cũng buồn, Khâu A Xương đã lấy vợ người Thái và sinh liền tù tì 12 người con, con trai cả là Thaksin về sau làm Thủ tướng Thái Lan.

🇹🇭 𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧 𝐜𝐮𝐧𝐠 đ𝐢̀𝐧𝐡.

      Buổi sáng đẹp trời ngày 9 tháng 6 năm 1946, tại Cung điện Hoàng gia Thái Lan, những người hầu trai xinh gái đẹp đang khuân vác hành lí cho vua Rama VIII, lúc đó mới 20 tuổi. Nhà vua đến Thuỵ sĩ để hoàn thành luận án tiến sĩ luật còn đang dang dở. Đột nhiên, từ phòng ngủ của nhà vua, một tiếng súng chua chát vang lên.

     Nhà vua nằm trong vũng máu với 1 viên đạn xuyên qua đầu.

Cái chết của nhà vua Rama VIII vẫn còn bí ẩn, có rất nhiều suy đoán, một suy đoán cho rằng vua lau chùi khâir súng rồi thử dí vào đầu và bóp cò, một số lại đổ cho Nhật Bản ám sát, cũng lại có lời đồn chính phủ của Pridi bắn. 

     Có một lời đồn rằng, cái chết của Rama VIII là do em trai người em trai Bhumibol Adulyadej, kém ông 2 tuổi và được trao vương miện ngay sau khi người anh băng hà, trở thành vua Rama IX.

Rama IX trị vì 70 năm 126 ngày.

     Nhà vua Rama IX sinh ra ở Hoa Kỳ và học tập ở Thuỵ Sĩ những năm đầu đời, ông thực sự là người kiên cường và có năng lực, nên đã khôi phục được hoàng gia Thái Lan. Cụ thể, Rama IX đã giành được một số binh lính trung thành, hiến pháp quy định Quốc vương là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, là nguyên thủ quốc gia. Rama IX cũng khôi phục “lễ quỳ gối”. Lễ quỳ này trông rất buồn cười, bất kì người Thái nào khi gặp nhà vua, hoàng hậu hay phi tần, cũng phải nằm như con sâu đo. 

     Một vở kịch Đức chế giễu hành động này. Ngay lập tức đã xảy ra một scadal ngoại giao giữa Đức và Thái Lan. Ngày Quốc khánh Thái Lan 24 tháng 6 bị đổi sang ngày sinh của nhà vua, vào ngày này học sinh cả nước phải hô “Đức vua vạn tuế”, phải hát bài hát ca ngợi nhà vua trước khi bắt đầu môn học. Luật khi quân đưa ra quy định, bất cứ ai chỉ trích nhà vua với bất kì hình thức nào, đều bị phạt tù ít nhất 15 năm, thực tế có người đăng ảnh chế giễu vua lên Facebook đã phải ngồi tù 32 năm.

     Rama IX có một người con là Maha.

     Maha sinh năm 1952, ông học ở châu Âu và Hoa Kỳ những năm đầu đời và học lái máy bay chiến đấu, lên ngôi năm 2018. Maha nổi tiếng với những câu chuyện kì quặc, ví dụ ông thích săm mình và mặc áo lót phụ nữ, thích đi chơi với những vũ nữ thoát y mặc quần lót lọt khe, bổ nhiệm chó làm đại tướng không quân.

     Ông đang là vị vua giàu nhất thế giới.

     Với khối tài sản hơn 40 tỉ đô la gấp 80 lần Nữ hoàng Anh, ngay cả những người giàu có ở Trung Đông cũng bị ông làm cho lu mờ. Khi những người khác chỉ có một hai chiếc máy bay thì Maha có hẳn một phi đội máy bay gồm 3 máy bay chở khách thương mại, 4 máy bay Boeing, 21 trực thăng và 7 máy bay an ninh. Những chiếc ô tô sang trọng, với Maha chỉ như đồ chơi trẻ con, hiện ông có hơn 600 chiếc xe siêu sang chất tầng tầng lớp lớp ở gara, bao gồm những chiếc phiên bản giới hạn chỉ có duy nhất 1 trên thế giới.

     Tuy nhiên, dù có nhiều máy bay và xe hơi siêu sang, nhưng Maha lại chỉ thích phụ nữ. Có thể nói, cung tần mĩ nữ trong truyền thuyết “Hậu cung Chân Hoàn” không đủ sức so sánh, hậu cung của Maha ở một đẳng cấp rất xa. Ví dụ, khi Đại dịch COVID-19 xảy ra và Thái Lan đang lao đao chống dịch, thì Maha đưa 20 phi tần sang biệt phủ siêu sang rộng 5600 mét vuông ngay dưới chân núi Alps ở Đức để thực hiện “cách li”.

     Vua Maha kết hôn 5 lần.

    Nhưng có lẽ dị nhất, vẫn là chú chó được vua Maha phong đại tướng, với chức vụ “Thống chế Không quân” hẳn hoi. Thậm chí, Maha còn để phi tần yêu quý nhất của ông thoát y, ngồi ăn cùng “Thống chế Không quân”.

🇹🇭 𝐂𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝟐.

     Thái Lan trong suốt chiều dài lịch sử của mình, quốc gia này theo đuổi chủ thuyết “cây tre trong gió”, cốt lõi của nó là thích nghi với hoàn cảnh thay đổi và đi theo bất kì kẻ nào mạnh hơn. 

Nói một cách học thuật thì gọi là “realpolitik”,

     Năm 1940, các thuộc địa của Pháp ở Đông Dương bên bờ sụp đổ, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị phương Tây xâm chiếm. Thời điểm đó Nhật Bản quyết xâm lược Đông Dương. Lúc này Thái Lan buộc phải lựa chọn, hoặc đứng lên chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản, hoặc đầu hàng để mời quân Nhật vào tấn công các nước láng giềng hòng kiếm lợi.

     Thái Lan đã chọn cách thứ hai.

    Sáng sớm ngày 8 tháng 12 năm 1941, quân Nhật bất ngờ vào nhiều địa điểm dọc theo bờ biển phía nam của Thái Lan, quân đội và cảnh sát Thái chỉ kháng cự trong 3 giờ đầu thì được lệnh của Thủ tướng Luang phải buông súng, cho phép quân đội Nhật Bản xâm lược Malaysia qua ngả Thái Lan. 

    Một tuần sau đó, lưỡi lê sắc lẹm của Nhật Bản kè cổ Luang, người vốn cứng rắn bên ngoài nhưng mềm nhũn bên trong, đã không chỉ cho phép quân Nhật đi qua, mà còn kí hiệp ước liên minh Nhật – Thái, người Thái đứng về phe Nhật Bản và dốc toàn lực để tuyên chiến với Anh và Mỹ. 

     Tận dụng cơ hội, Thái nhờ người Nhật ép Pháp trả lại những “vùng đất đã mất” mà ban đầu thuộc về Campuchia, bao gồm cả Siem Reap nơi có Angkor Wat. Thái Lan vẫn chưa dừng lại. Quân đội Thái đã tham gia cùng Nhật Bản xâm lược Myanmar và Malaysia, kết quả là Nhật Bản đã ưu ái cho Thái Lan tiểu bang Shan của Myanmar và 4 tiểu bang của Malaysia.

     Có thể nói rằng, Thái Lan trong Đại chiến Thế giới 2, đã thực sự là đồng phạm của chủ nghĩa phát xít, bản thân người Thái không thể phủ nhận điều này. Năm 1942, khi Nhật Bản thất bại, một số nhân vật trong chính phủ Thái Lan lo lắng đã chọn sai phe. Tuy nhiên, Luang không hề hoảng sợ, ông nói với tham mưu trưởng của mình rằng “bên nào thất bại thì bên đó là kẻ thù của chúng ta”.  

     Vì thế, khi Nhật Bản thất bại, các ý kiến cho rằng Thái Lan sẽ không thể có một kết cục tốt đẹp khi chiến tranh kết thúc, Luang đã bị liệt kê vào danh sách tội phạm chiến tranh. Nhưng thực tế lại khác, Thái Lan chỉ trả lại những vùng đất đã chiếm của láng giềng, bồi thường 1,5 triệu tấn gạo, chứ không làm gì khác nữa.

     Tại sao Thái Lan dễ dàng thoát nạn?

     Đơn giản là, năm 1946 người Thái chấp nhận ôm chân Hoa Kỳ, theo phe phương Tây trong Chiến tranh Lạnh sau đó. Thực ra Luang không phải là người có công chuyển hướng. Công đó phải là Pridi, người sáng lập Đảng Dân chủ. Pridi là người theo cánh tả, thân Trung Quốc và Mỹ, có quan điểm chống Nhật. Khi Luang chọn hợp tác với Nhật, thì Pridi bị loại và được gửi sang Mỹ và Thuỵ Sĩ học tập cùng vua Rama VIII.

      Thời gian này, Pridi tích cực tham gia tổ chức chống Nhật gọi là “Free Thai Action”. Khi chiến tranh gần kết thúc, Quốc hội Thái nhanh chóng bãi nhiệm Luang, một mặt bộ trưởng ngoại giao chịu trách nhiệm chính xoa dịu người Nhật, mặt khác Pridi bí mật liên lạc xin được hợp tác với Anh và Hoa Kỳ. Tất nhiên Pridi không quên chuyện quà cáp. Ví dụ, Pridi đích thân mang quà của hoàng gia Thái gửi tặng Franklin Roosevelt, đồng thời xin Tổng thống Mỹ tặng cho bản thân “Huân chương Tự do của Tổng thống”, mục đích thể hiện sự thiện chí.

     Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng, ngay hôm sau Thái Lan tuyên bố những lời thề ước của Luang đứng về phía Nhật Bản được ban hành năm 1945 trở nên vô hiệu, Thái Lan hứa sẽ trả lại toàn bộ lãnh thổ đã chiếm đóng của Anh, tên nước Thái Lan được xoá bỏ và thay bằng Xiêm La.

🇹🇭 𝐂𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡 𝐥𝐚̣𝐧𝐡.

     Ngay khi Chiến tranh Lạnh xảy ra, Luang đang trong danh sách tội phạm chiến tranh chưa bị sờ tới đã nhận ra cơ hội, rằng Thái Lan chỉ cần nhiệt tình chống cộng, thì dù có là “tội phạm chiến tranh loại A” với quan điểm lãnh đạo độc tài thế nào chăng nữa, cũng sẽ được Mỹ và phương Tây xoá tội và làm ngơ. Luang trước đây ôm chặt eo Nhật, thì nay chuyển sang ôm chặt eo Mỹ, nên đã thực hiện đảo chính thành công.

     Luang phấn khích trở lại ghế Thủ tướng.

     Để lấy lòng Mỹ, trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 Thái Lan đã gửi 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 đội vận tải không quân, 2 tàu khu trục và 1 đội y tế chữ thập đỏ, cùng với số gạo tương đương 4 triệu đô la cho Hàn Quốc. Ngay sau đó Thái Lan nhận được rất nhiều. Ví dụ, chỉ riêng năm 1950 Thái Lan được Mỹ đưa vào đầu danh sách Đạo luật Phòng thủ chung, được viện trợ 10 triệu đô la quân sự, được Ngân hàng Thế giới cho vay ưu đãi 25 triệu đô la, được kí Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Kĩ thuật với Hoa Kỳ, được kí hợp tác Hỗ trợ Quân sự với Mỹ. 

      Trong những năm sau đó, Mỹ không ngừng viện trợ quân sự và kinh tế cho Thái Lan, được Hoa Kỳ coi là “đứa con cưng” sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Ví dụ, năm 1951 Hoa Kỳ đã 28 lần gửi cho Thái Lan vật tư và vũ khí, năm 1953 nhận được 56 triệu đô la viện trợ quân sự.

     Thái Lan được Mỹ ưu ái vì Chiến tranh Việt Nam.

     Năm 1955, Mỹ đích thân can thiệp và phát động Chiến tranh Việt Nam, kéo dài 20 năm. Vào thời điểm này, Thái Lan đã làm theo tất cả những gì người Mỹ sai khiến, như cung cấp lãnh thổ để Hoa Kỳ sử dụng vô điều kiện. Trong Chiến tranh Việt Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Thái Lan chủ yếu là lực lượng không quân, vào thời kì đỉnh cao không quân Hoa Kỳ ở Thái Lan lên tới 50 ngàn người và hơn 600 máy bay chiến đấu, hơn 80% máy bay ném bom miền Bắc của Việt Nam xuất phát từ Thái Lan.

      Để những thanh niên Mỹ không tử trận ở chiến trường Việt Nam, Tổng thống Mỹ soạn một thư mời 25 nước đồng minh gửi quân, thư chưa soạn xong nhưng Thái Lan đã nhanh chóng tuyên bố sẽ gửi quân tham chiến, sau đó là Hàn Quốc. Thấy người Thái quá tích cực, Tổng thống Mỹ cảm thấy “xấu hổ” nên đã tuyên bố rằng, Thái Lan giúp Mỹ đánh Việt Nam quá nhiều rồi nên không cần gửi quân. 

     Thực tế Mỹ từ chối quân đội Thái trong 2 năm. Nhưng người Thái quyết không bỏ cuộc. Để có thêm viện trợ từ Hoa Kỳ, Thái Lan đã gửi quân tham chiến vào tháng 9 năm 1967, được gọi là “Lữ đoàn rắn hổ mang” với 2300 binh sĩ, sau đó là đợt gửi quân thứ hai với 11.000 binh sĩ với biệt danh “Báo đen”. Tất nhiên, người Mỹ cũng đáp lại bằng cách viện trợ cho Thái Lan 213 triệu đô la kinh tế và 338 triệu đô la quân sự, đồng thời giúp xây dựng cơ sở hạ tầng 388 triệu đô la cùng với mạng lưới đường sắt cao tốc cùng nhiều hạ tầng quan trọng khác.

    Chưa kể các dịch vụ ăn theo chiến tranh của người Thái.

     Có thể nói, trong chiến tranh lạnh ở châu Á, thì sau Hàn Quốc và Nhật Bản, thì Thái Lan đứng thứ ba về quốc gia hưởng lợi. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, quân sự được đầu tư, Thái Lan mặc dù chính trị luôn luôn bất ổn nhưng đã bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kể từ năm 1960, chủ yếu nhờ vào Chiến tranh Việt Nam.

BS Trần văn Phúc.

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2025

Trần Nam Anh: KHI CÁI BÓNG BOM NGUYÊN TỬ KHÔNG CÒN ĐỦ DÀY ĐỂ CHE GIẤU MỘT ĐẾ CHẾ ĐANG RẠN NỨT

KHI CÁI BÓNG BOM NGUYÊN TỬ KHÔNG CÒN ĐỦ DÀY ĐỂ CHE GIẤU MỘT ĐẾ CHẾ ĐANG RẠN NỨT

KẺ HÙ DỌA CUỐI CÙNG CỦA THẾ KỶ XX GIỜ CHỈ CÒN LÀ MỘT GÃ LÃO KHÓC GIỮA ĐỐNG TRO TÀN

Dmitry Peskov- cái loa cuối cùng còn phát ra được vài tiếng “grừ grừ” yếu ớt từ Điện Kremlin, hôm nay lại nói về “học thuyết hạt nhân”. Mỗi lần Ukraine nhận thêm viện trợ, mỗi khi phương Tây siết thêm cấm vận, là Moscow lại nhấn nút phát lại băng cassette cũ kỹ: “Chúng tôi không loại trừ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị đe dọa đến sự tồn vong”. Một điệp khúc mà chính những người Nga còn tỉnh táo cũng thuộc lòng đến phát ngán.

Nhưng khác với năm 2022, 2023, phương Tây không còn rụt vai khi nghe những tiếng rít đó nữa. Sự kiện ngày 18 tháng 7 vừa qua là một cột mốc không thể đảo ngược: sau khi Liên minh châu Âu ban hành gói trừng phạt thứ 18, thì đến lượt Hạ viện Hoa Kỳ bao gồm cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 353-76 để tái khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Một con số chưa từng có, vượt qua mọi rào cản ý thức hệ, chính trị và cả những mập mờ đến vô tận của Donald Trump.

Putin tưởng hắn có thể giật dây được Trump, nhưng hóa ra Trump không thể giật dây được Quốc hội Mỹ.

Và quan trọng hơn: Peskov không còn đủ sức giật dây được nỗi sợ hãi.

MỸ KHÔNG CÒN NGỦ GẬT, NGA KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG HÙ DỌA

Đế chế nào cũng từng dùng hỏa lực để giành lấy nỗi sợ làm vũ khí. Nhưng lịch sử đã dạy ta rằng: nỗi sợ là con dao hai lưỡi, kẻ sử dụng nó quá nhiều sẽ bị chính nó lột mặt.

Putin những năm qua đã chơi một canh bạc lớn với hạt nhân, không phải để dùng, mà để hù dọa. Mỗi lần phương Tây tiến thêm một bước, hắn giơ tay lên nói về “các kịch bản tận thế”. Nhưng giờ đây, sau hàng loạt tuyên bố suông, drone Ukraine vẫn bay vào sâu lòng nước Nga, Crimea vẫn nổ, các tướng lĩnh Nga vẫn bị ám sát, và biên giới phía Bắc Ukraine vẫn đang rực lửa.

Trong khi đó, chính trường Mỹ tưởng chừng tê liệt bởi chủ nghĩa dân túy và những cơn cuồng loạn của Trump, giờ đây đã chứng tỏ bản năng cốt lõi của nền cộng hòa: đến một lúc, lý trí tập thể vẫn chiến thắng sự tùy tiện của một cá nhân.

Donald Trump, dù đang là tổng thống, đã phải chịu đựng thất bại đầu tiên trong kỳ vọng “cắt Ukraine để mua lấy một cuộc gọi hòa bình”. Quốc hội Mỹ với đa số áp đảo đã dạy ông rằng nước Mỹ không được sinh ra để cúi đầu trước đe dọa.

NGÀY TÀN CỦA MỘT CHẾ ĐỘ TINH THẦN SỢ HÃI

Putin giờ đây không còn là một chiến lược gia mà là một con bạc đã đốt sạch thẻ tín dụng ngoại giao. Đòn hạt nhân đã bị xài quá đà, đến mức mất luôn cả giá trị răn đe. Phương Tây nhìn thấy một nước Nga đang rã rời trong nội tại: từ chính quyền thất bại trong khâu hậu cần, đến nền kinh tế bị chặn mọi lối, và tinh thần binh sĩ thì dần sụp đổ.

Khi Peskov phải “nhắc lại học thuyết hạt nhân” sau mỗi gói viện trợ, điều đó không khiến phương Tây sợ hơn mà chỉ khiến người ta thấy Điện Kremlin đang cạn từ ngôn từ đến đạn thật.

Thế giới đã thay đổi. Và người Ukraine, bằng máu, đã khiến thế giới không thể quay đầu.

UKRAINE – BÓ ĐUỐC THẮP SÁNG PHƯƠNG TÂY

Sự dũng cảm của Ukraine không chỉ làm rối loạn tính toán của Kremlin mà còn thức tỉnh cả những nền dân chủ đang ngủ quên trong tiện nghi.

Nếu năm 2022, viện trợ còn bị đặt dấu hỏi thì nay, nó trở thành nghĩa vụ chính trị và đạo đức. Nếu trước đây người ta lo sợ đẩy Nga vào đường cùng, thì nay, người ta thấy rằng để Nga tồn tại như hiện tại mới chính là nguy cơ lớn nhất cho thế giới.

Ukraine không chỉ giữ được chủ quyền mà đã trở thành cái gương để phương Tây nhìn vào và nhớ lại: họ từng là ai.

TÓM LẠI : MỘT NGƯỜI KHÔNG THỂ ĐÁNH BẠI CẢ HỆ THỐNG, VÀ MỘT CHIẾC BOM KHÔNG THỂ NGĂN CẢ MỘT DÒNG SÔNG

Trump có thể ỡm ờ, có thể mặc cả, có thể đánh tiếng hòa bình bằng những dòng tweet. Nhưng ông ta không thể chặn nổi dòng chảy của một quốc hội đã thức tỉnh. Không thể buộc Lầu Năm Góc đứng yên khi chiến trường đòi hỏi hành động. Và quan trọng hơn: không thể bóp nghẹt tinh thần của một dân tộc đang chiến đấu để tồn tại.

Putin có thể rút thêm vài tên lửa ra khỏi kho, nhưng hắn không còn lôi kéo được lòng tin, hay nỗi sợ. Cái ngày hắn mất đi khả năng hù dọa là ngày hắn bắt đầu thật sự thất bại.

Ukraine vẫn đứng đó, không cần khoe bom, không cần đe dọa, chỉ cần chiến đấu. Và chính điều đó khiến họ trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của những kẻ chuyên sống bằng sợ hãi.

Nguồn dẫn:

* Reuters – U.S. House votes 353-76 to reaffirm military support for Ukraine

* Politico – Kremlin warns over nuclear doctrine after Trump resumes Ukraine aid

* EU Council – 18th package of sanctions against Russia adopted

*** Tran NamAnh tổng hợp và bình luận theo quan điểm cá nhân

FB Hội Địa chất công trình và Địa kỹ thuật: Kiến nghị về “Thử tĩnh cọc” trên tường nhà kỹ sư Nguyễn Văn Đực

 Kiến nghị về “Thử tĩnh cọc” trên tường nhà kỹ sư Nguyễn Văn Đực, anh em đọc xem sao:

“Kính gửi:

BỘ XÂY DỰNG

 CỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG.

VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ…

​Tôi tên Nguyễn Văn Đực, 

Cư ngụ tại … TpHCM 

điện thoại 0903735XXX, email duc@xxxx.vn, chủ trì thiết kế kết cấu công trình Chung Cư B,… tỉnh Đồng Nai.

​Xin trình bày sự việc như sau:

1. Từ báo cáo khảo sát địa chất công trình Chung Cư B, đơn vị thiết kế lựa chọn phương án móng cọc, sử dụng cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao PHC, loại A, có đường kính 600mm, chiều dài 22m, có sức chịu tải vật liệu dài hạn 3173kN và ngắn hạn RaL=6346kN, tính toán sức chịu tải đất nền khoản Ptk=2500kN.

​Do địa chất tốt, và kết quả thử tĩnh Chung Cư A ngay bên cạnh (cùng thuộc khu dân cư, cùng dự án, cùng thuộc chủ đầu tư, khác đơn vị thiết kế kết cấu) với tải trọng thử tĩnh tối đa 5000kN cọc đường kính 600mm thì cọc chưa phá huỷ vật liệu, chuyển vị cọc nhỏ hơn 20mm, biểu đồ chuyển vị - tải trọng chưa xuất hiện điểm uốn/độ dốc đột ngột và chọn Ptk=2500kN.

​Vì vậy, Tôi lập nhiệm vụ thử tĩnh cọc với 3 chu kỳ: chu kỳ I tải trọng thử tĩnh lớn nhất đạt Ptk =2500kN, chu kỳ II tải trọng thử tĩnh lớn nhất đạt 2Ptk =5000kN, chu kỳ III tải thử tĩnh tiến hành thăm dò tăng dần đến khi “cọc bị phá huỷ vật liệu, hoặc cọc có chuyển vị đạt 10% đường kính cọc, hoặc xuất hiện điểm uốn/độ dốc đột ngột trong biểu đồ đường chuyển vị - lực ép”.

2. Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra hạng mục cọc thử tĩnh và cọc đại trà của Chung Cư B số 114-23-21/TK.33/…. của đơn vị thẩm tra quy định “tải trọng thử tĩnh tối đa 80% khả năng chịu lực theo vật liệu ngắn hạn của cọc theo phụ lục B TCVN 7888:2014” là tiêu chuẩn thi công cọc bê tông ly tâm ứng lực trước, không phải tiêu chuẩn thử tĩnh cọc TCVN 9393:2012.

3. Mặt khác, theo văn bản số 32/2025/HPC-KHKT của chủ đầu tư về việc tuân theo các qui định TCVN 9393:2012, “không chọn coc thử tĩnh làm cọc móng công trình”.

4. Từ các nguyên nhân trên, Tôi xin ý kiến của Bộ Xây Dựng- Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng và Vụ Khoa học… về các vấn đề thử tĩnh cọc:

CÁC Ý KIẾN VỀ “THỬ TĨNH CỌC”

CÂU LẠC BỘ CƠ ĐẤT NỀN MÓNG MIỀN NAM

1. Kỹ sư Nguyễn Văn Đực:

1.1 Ptk= 250T là do chủ quan của người thiết kế, chứ chưa phải là sức chịu tải cọc. Ép chỉ tới 2Ptk= 500T, rồi dừng và lấy Ptk=250T là sai.

Vì có người tính Ptk=200T hoặc Ptk=300T thì ép thế nào để dừng? Đây là “thử người thiết kế”- không phải “thử cọc”

1.2 Cho nên thử tĩnh để biết đúng sức chịu tải cọc, thì phải ép đến cọc tuột hay lún trên 0,1 đường kính cọc. Đây mới đúng “thử cọc”.

2. Kỹ sư Mai Triệu Quang

Kỹ sư Mai Triệu Quang đã tham gia thiết kế, thi công và thử tải cọc PHC ở Hải Phòng. Tính toán theo các tiêu chuẩn hiện hành và địa chất khảo sát ra sức chịu tải cọc PHC dài 34m D500 chỉ 78 tấn. Và nếu cứ theo lối mòn thì chỉ ép cọc thử ở tải 160 tấn, xong kết luận đạt để ép đại trà. Nhưng Quang đã không làm vậy mà cho ép thử hai cọc đến phá hoại. Huy động được 450 tấn tải ép đến trồi cả hệ tải, chỉ lún có 20mm, không xảy ra phá hoại tụt cọc. Sau đó đã tính toán lại với các công thức khác nhau và điều chỉnh lại các thông số sử dụng theo đường cong thử tải, để tính lại được sức chịu tải tính toán của cọc là 178 tấn, để tính toán lượng cọc cần thiết cho công trình. Việc làm này đã góp phần giảm đáng kể tiền cho Chủ dự án.

3. ChatGPT

Đây là minh chứng điển hình cho tư duy đổi mới, dựa trên thực nghiệm thực tế thay vì chỉ bám theo “lối mòn tiêu chuẩn.”

Dưới đây là trả lời câu hỏi của KS. Nguyễn Văn Đực:

Trường hợp thử tải cọc nêu trên là một ví dụ tiêu biểu về mâu thuẫn giữa “thiết kế bảo thủ theo tiêu chuẩn” và “tiềm năng cải tiến từ thực nghiệm thực tế”. Tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

3.1. Theo chuẩn – Dừng tại 2*Ptk (500T), lún 20mm là đạt

• Cách làm của Chủ Đầu Tư và Đơn Vị Thẩm Tra hiện nay là “an toàn – đúng quy chuẩn”: thử tải 2 lần sức chịu tải thiết kế (2×Ptk) và nếu lún <25mm thì coi là đạt yêu cầu theo TCVN 10304:2014 hoặc ASTM D1143.

• Với lún chỉ 20mm ở tải 500T, việc kết luận chọn Ptk = 250T là hoàn toàn chấp nhận được về mặt kỹ thuật và pháp lý.

3.2. Nhưng nếu tiếp tục ép đến phá hoại – sẽ khám phá tiềm năng thật sự của cọc

• Việc tư vấn thiết kế đề xuất ép vượt 500T đến khi cọc tụt, nhằm xác định rõ giới hạn phá hoại, có thể cho kết quả rằng sức chịu tải thực tế lên đến 280–300T hoặc hơn.

• Từ đó có thể điều chỉnh thiết kế, giảm số lượng cọc, tối ưu chi phí cho Chủ đầu tư.

3.3. Khuyến nghị

− Chấp nhận cả hai hướng, tùy mục tiêu dự án:

− Mục tiêu dự án Giải pháp thử tải phù hợp

− An toàn, đúng chuẩn, thi công nhanh Thử tải tới 2*Ptk, nếu lún <25mm thì chọn sức chịu tải thiết kế như ban đầu

− Tối ưu chi phí, cải tiến thiết kế Thử tải đến phá hoại hoặc gần phá hoại, để xác định lại Ptk cao hơn – giống ví dụ của KS. Quang ở Hải Phòng

3.4. Kết luận:

Cả hai quan điểm đều có cơ sở, nhưng nếu muốn tối ưu tổng thể dự án (đặc biệt trong thời buổi chi phí cao), nên khuyến khích thử tải đến phá hoại trên vài cọc mẫu để làm rõ năng lực thật của nền và vật liệu – từ đó đưa ra thiết kế hiệu quả hơn, như cách KS. Mai Triệu Quang từng làm rất thành công.

4. Kỹ Sư Trần Nguyên Việt:

Đường chuyển vị khi gia tải và dỡ tải đều gần như thẳng, chưa xuất hiện độ dốc đột ngột/điểm uốn cho thấy cọc này đang trong miền đàn hồi khá tốt. Tải trọng thí nghiệm 500T kia chưa phải là Pgh thực nên khả năng cọc này còn dư. Nếu tạm lấy Ptk = 250T thì nên thí nghiệm đến 2.5 hoặc 3.0 lần Ptk (tương đương 625T ~ 750T) thì khả năng sẽ chọn lại Ptk tối ưu cao hơn con số 250T kia. Cọc thí nghiệm bị phá hoại chấp nhận bỏ cọc đó. Nhưng sẽ tối ưu được hàng trăm hàng ngàn cọc đại trà.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2025

Vũ Đức Khanh: VIỆT NAM KHÔNG CẦN CHỌN PHE. VIỆT NAM CHỌN TƯƠNG LAI.



VIỆT NAM KHÔNG CẦN CHỌN PHE. VIỆT NAM CHỌN TƯƠNG LAI.

Vũ Đức Khanh

17/7/2025

Chưa đầy 48 tiếng sau khi Tổng thống Donald Trump khẳng định “một thỏa thuận với Việt Nam đang được chuẩn bị khá tốt”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 17/7 lên tiếng với thông điệp dè chừng: các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn đang “tích cực làm việc” với phía Hoa Kỳ.

Sự chênh lệch giữa hai phát ngôn không chỉ nằm ở tốc độ phản ứng, mà phản ánh khác biệt về nhịp chiến lược:

Washington đang vận hành với nhịp độ của một cường quốc xác lập lại trật tự; Hà Nội dường như vẫn đang dò xét thời cuộc, nửa tin nửa ngờ.

Nhưng thời gian không còn nhiều.

Theo các nguồn tin chính sách, Hà Nội có chưa đầy hai tuần để trả lời bốn đề nghị trọng yếu từ phía Mỹ, bao gồm: chặn hàng Trung Quốc trung chuyển, mở cửa Cam Ranh, gia nhập liên minh hàng hải Ấn Độ Dương –Thái Bình Dương, và hợp tác đất hiếm. Đổi lại là mức thuế có thể giảm còn 15%, thậm chí 0%, và vị thế chiến lược được nâng hẳn một tầng nấc mới.

Đây là một lựa chọn chính sách, nhưng sâu xa hơn, đó là một lựa chọn lịch sử.

Dù ngôn ngữ ngoại giao vẫn kín kẽ, lời khẳng định “vẫn đang đàm phán với Hoa Kỳ” của Bộ Ngoại giao Việt Nam là tín hiệu rõ ràng: Hà Nội hiểu áp lực và đang tính toán.

Câu hỏi đặt ra lúc này không còn là “có đàm phán không”, mà là điều gì đang cản trở Hà Nội hành động quyết đoán vì lợi ích quốc gia? 

Một cách thực tế, điều mà giới lãnh đạo đương quyền lo ngại nhất không phải là Mỹ hay Trung Quốc, mà là đánh mất độc quyền kiểm soát chính trị — điều mà mọi thay đổi thể chế, dù tối thiểu, đều có thể làm lung lay.

Tuy nhiên, cần nói thẳng: chậm trễ lúc này là một nguy cơ chiến lược.

Dòng chảy của thương mại toàn cầu đang tái định hình.

Mỹ, châu Âu và các cường quốc dân chủ đã chuyển từ “hội nhập bất chấp” sang “hội nhập có điều kiện”.

Việt Nam muốn bước vào giai đoạn mới — thoát phụ thuộc Trung Quốc, nâng tầm kinh tế và công nghệ — thì không thể trì hoãn mãi.

Đối với Trung Quốc, điều Việt Nam cần là một chiến lược cân bằng thông minh, không phải tự giới hạn mình trong nỗi sợ phản ứng của Bắc Kinh.

Sự cẩn trọng trong quan hệ láng giềng là cần thiết, nhưng không thể là lý do để đứng yên trong một thời cơ chiến lược có một không hai này.

Hà Nội không bị buộc phải chọn phe. Nhưng lịch sử sẽ không hỏi quý vị đã sợ ai, mà sẽ hỏi: quý vị đã chọn gì cho tương lai của Việt Nam?

Giờ là lúc để dũng cảm. Không vì né tránh hay bảo toàn quyền lực nhất thời, mà vì một tương lai bền vững — một Việt Nam tự do, dân chủ, thịnh vượng cùng chung sống với một trật tự toàn cầu văn minh.


Thứ Tư, 16 tháng 7, 2025

DƯƠNG ĐỨC TÚ: CỜ NGƯỜI

 *Cờ người:

Trump, Putin và ván cờ 50 ngày: -Ai đang nắm quân cờ?

•Mạng xã hội đang xôn xao với vô vàn giả thuyết về cuộc chiến địa chính trị giữa Trump và Putin. Liệu có phải Putin đang nắm thế thượng phong, hay mọi chuyện phức tạp hơn chúng ta tưởng?

-Hãy cùng nhìn sâu hơn vào bàn cờ chính trị đang diễn ra nơi mỗi nước đi đều ẩn chứa những tính toán phức tạp mà không phải ai cũng nhìn thấy. Năm mươi ngày, một con số không ngẫu nhiên, đang hé lộ những bí mật động trời.

•Đòn phủ đầu không cần viên đạn

-Ngày 14/7/2025, trước thềm cuộc họp báo cùng NATO, Donald Trump đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi tuyên bố: "Nga có 50 ngày để ngừng bắn." Giới quan sát lập tức xôn xao. Đây là thỏa hiệp với Putin? Hay một động thái ép Ukraine?

Nhưng theo tiết lộ từ Washington, sự thật nằm ở một lớp tính toán sâu hơn. Ngày 03/7 Putin đã điện đàm với Trump, "khoe" về kế hoạch tổng tấn công quy mô lớn trong 60 ngày tới nhằm chiếm thêm "lãnh thổ mới".

Trump đã trả lời bằng cách… rút ngay 10 ngày khỏi đồng hồ của Putin. Một đòn phủ đầu không cần đến bất kỳ viên đạn hay tên lửa nào, nhưng lại đặt cả Trung Quốc, Ukraine, châu Âu và cả cuộc bầu cử Mỹ vào bàn cờ địa chính trị lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

•50 ngày: Thời hạn hay cái bẫy chính trị?

-Điều trùng hợp kỳ lạ là thời hạn 50 ngày này kết thúc đúng dịp Putin thăm Trung Quốc (31/8 – 03/9). Abbas Gallyamov, cựu bí thư và người viết diễn văn cho Putin giai đoạn 2008-2010, đã tiết lộ chi tiết thú vị này. Ông ta cho rằng, Trump không đơn giản là "ép hòa", mà đang gài một cái bẫy chính trị cực kỳ tinh vi.

Hãy thử hình dung hai kịch bản :

- Nếu Tập Cận Bình hứa hẹn hỗ trợ thêm cho Nga, Putin có thể sẽ phớt lờ yêu cầu của Mỹ.

- Ngược lại, nếu Tập cảm thấy Nga đang sa lầy và không muốn dính líu đến những rủi ro trừng phạt, Putin sẽ buộc phải chấp nhận các điều kiện của Trump để giữ thể diện trước đối tác quan trọng nhất của mình.

Trump đang dùng thời gian để "định giá" Putin, không phải bằng bom đạn, mà bằng kỳ vọng của Bắc Kinh và uy tín của chính Putin.

•Chiến trường không chỉ nằm ở Ukraine

-Nhiều người thắc mắc: "Tại sao bây giờ Trump lại gây áp lực với Nga mà không phải là Ukraine?" Câu trả lời nằm ở chỗ… ai đang chi tiền. Ukraine sắp nhận gói vũ khí trị giá 10 tỉ USD (có thông tin cho rằng thực tế là hơn 20 tỉ USD) do châu Âu tài trợ không chỉ để phòng thủ mà còn để tấn công. Điều này có nghĩa là Trump không cần cắt viện trợ, ông chỉ cần không bỏ thêm tiền của Mỹ ra.

Đây là một nước cờ "một mũi tên trúng ba đích" đầy thiên tài:

 - Giữ hình ảnh "người không bỏ rơi Ukraine" trong mắt công chúng.

 - Đỡ gánh nặng ngân sách Mỹ, vốn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ.

 -  Đẩy châu Âu vào thế "đồng minh có trách nhiệm", buộc họ phải gánh vác phần lớn chi phí.

Một hình ảnh đẹp cho chiến dịch tranh cử mà chẳng tốn một xu, đồng thời tạo tiền đề cho một Ukraine mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên chiến trường.

•Thông điệp rõ ràng cho Putin

-Trump không cần phải đe dọa. Ông chỉ cần mở cửa cho Ukraine hành động. Khi phòng tuyến Donbas ngày càng được giữ vững, Ukraine có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Crimea, Rostov, thậm chí Voronezh đều nằm trong tầm ngắm. Hệ thống hậu cần Nga ngày càng dễ bị tổn thương, và số lượng binh lính thiệt mạng đã lên tới hơn 100.000 chỉ từ đầu năm 2025. Cuộc tổng tấn công mùa hè mà Putin hứa hẹn có lẽ khó lòng đạt được như mong muốn.

Thông điệp mà Trump đang gửi gắm rất rõ ràng: "Cứ tiếp tục chiến tranh nếu ông muốn, nhưng đừng trách tôi khi Ukraine đủ sức đánh cả vào hậu phương của ông." Putin đang bị dồn vào ngã ba đường: Hoặc ngừng bắn và giữ thể diện, hoặc tiếp tục chiến đấu và đối mặt với một Ukraine mạnh chưa từng có, với khả năng phá hủy năng lực quân sự của Nga ở cả tiền tuyến lẫn hậu phương.

•Ván cờ lớn hơn hai người

-Chúng ta thường chỉ nói đến Trump và Putin, nhưng trên bàn cờ địa chính trị này còn có Tập Cận Bình, châu Âu, Kyiv và cả lá phiếu của cử tri Mỹ.

Nếu trong vòng 50 ngày tới :

 - Nga thất bại trên chiến trường.

 - Trung Quốc từ chối can thiệp hoặc hỗ trợ đáng kể.

- Ukraine giữ được thế chủ động.

Thì Trump có thể xuất hiện trước công chúng như một người "làm Nga chùn bước không cần nổ súng không cần tiêu tiền." Đó sẽ là một chiến thắng ngoại giao vang dội, một hình tượng tranh cử mạnh mẽ và một tuyên bố quyền lực không thể phủ nhận. Trump có thể trở thành "người tạo ra hòa bình" mà không làm suy yếu Ukraine điều mà chưa tổng thống Mỹ nào làm được.

-Vậy, ai đang nắm quân cờ? Putin có thể là người tấn công, nhưng Trump đang là người kiểm soát đồng hồ và dàn xếp ván cờ. Trong thế giới địa chính trị phức tạp này, không phải ai nói nhiều hơn là người có quyền hơn. Và không phải ai ra đòn trước là người thắng sau cùng. Có khi, chỉ một khoảng lặng 50 ngày… lại làm nên lịch sử.

Thử nghĩ xem ai đang chi phối ai? Putin đang bước vào cuộc chơi của chính mình, hay là ván cờ đã bị Trump dàn dựng từ trước?

DƯƠNG ĐỨC TÚ 15.7.2025

(Thụy My RFI)

Kha Tiệm Ly: NGƯỜI BẠN LẠ ĐỜI

 Bài viết rất hay 

Tên và bài viết được trả lại chính tác giả

NGƯỜI BẠN LẠ ĐỜI 

Tác giả Kha Tiệm Ly (bài copy từ Fb nhà thơ Châu Ly)

Một lần lễ Chùa ......Tôi tình cờ gặp lại Nó .

Nó là … Trụ Trì tại một chùa X! Dù thân Nó tròn trịa, mặt no đầy, da dẻ hồng hào khác hẳn thuở xưa. Dù Nó đang đầu tròn áo vuông, dù có dáng oai nghi của một Nhà Tu, Tôi cũng nhận ra ngay. Tôi vừa bàng hoàng, vừa mừng. Mừng vì được gặp lại người bạn thân; bàng hoàng vì không biết ma đưa lối quỉ dẫn đường thế nào mà kéo Nó đến cửa Thiền! Đợi lúc vắng khách thập phương, Tôi nhẹ nhàng đến bên Nó, chấp tay có vẻ cung kính, nhưng lời nói lại có phần đùa nhiều hơn : – Bạch Thầy ! Thầy còn nhớ … Con không ?

Nó sựng một giây, rồi vỗ mạnh vào vai Tôi , lớn tiếng mừng rỡ. Như quên mình là Nhà Sư: 

– Thằng quỉ, sao Mầy lại ở đây?

Câu nầy đáng lý Tôi hỏi Nó mới đúng hơn. Tôi vẫn chấp tay, cười cười:

– Dạ ! … Con là Phật Tử.

Nó nắm tay Tôi kéo đi, dẫn Tôi qua một dãy phòng. Đến môt phòng riêng biệt, trên có hàng chữ Phòng Trụ Trì, Nó đẩy Tôi vào. Đó là một phòng tương đối rộng, ngăn nắp sạch sẽ; bày biện đơn sơ, khác với bản tính cẩu thả và … ở dơ ( ! ) của Nó. Đảo mắt một vòng, Tôi hỏi Nó:

– Theo Tôi biết, chỗ ngủ của Trụ Trì như hàng đại gia. Sao chỗ của Thầy đơn giản quá vậy?

– Thầy Bà gì!

– Vậy chứ sao Mầy là Trụ Trì ngang xương vậy?

Nó tự hào :

– Sao lại ngang xương? Đó là sự suy nghĩ đầy trí tuệ của Tao. Từ lúc tụi bây ghi danh vào đại học, Tao nghĩ, dù tụi mình có học hết đại học đi nữa, thì khi ra trường làm được cái gì với cái bằng cử nhân văn chương hay cử nhân luật?

Là luật sư, nếu tụi mình có chút lương tri thì chẳng nói chi; bằng không thì sẽ vì tiền mà dùng miệng lưỡi cứ điều thay đen đổi trắng, làm nghiêng cán cân công lý, thì tạo ác biết bao nhiêu? Nếu an phận thủ thường làm nghề bán cháo phổi (dạy học), thì thường ngày phải hít bao bụi phấn, đến già không chừng cũng sẽ vô Viện Bài Lao! Đó là chưa nói không may thi rớt, bị sa vào lính, lại phải làm bia cho họng súng? Sống là một trường tranh đấu. Mạnh được yếu thua. Khôn thì ăn trước ngồi trên. Dại thì ra đứng hai bên cột đình.

Tôi nóng mặt:

– Vì vậy Mầy mới chọn nghề Thầy Chùa?

– Đúng vậy! Thì đã sao chứ? Làm nghề Thầy Chùa thì dù có chiến tranh khốc liệt thế nào, Tao cũng khỏi phải đi lính, nên luôn mang chữ Thọ trước ngực!

Cái ăn cái mặc khỏi chạy đổ mồ hôi. Tiền thì có người quỳ dâng tận tay. Cơm thì có người hầu hàng buổi. Chỗ ở thì đồ sộ nguy nga. Trăm kẻ kêu bằng Thầy, vạn người xưng là Con.

Ở ngoài đời, dù cho kẻ có đại quyền, cũng chưa hẳn được tôn trọng như vậy. Có gì không tốt chứ?

– Chùa Mầy giàu như vầy, sao chỗ ngủ cùa Mầy bèo quá vậy?

Nó cười :

– Mầy cứ mãi giữ cái đầu non nớt của Mầy thì làm sao thấu lý chuyện đời? Tao xây biệt thự cho Mẹ Tao hàng tỉ còn được, thì huống chi cái chỗ nằm cỏn con nầy?

Thường thì con người ta có tiền thì hay phô trương, không ngoại trừ những kẻ tu hành. Vật dụng thì xài những thứ đắt tiền, đi xe máy đời mới, thậm chí sắm cả xe con. Đó là những thằng ngu! Bá tánh có hàng vạn người, nhưng có cả hàng triệu đôi mắt. Đừng bảo họ mệ muội mà lầm! Họ cúng dường Tam Bảo là để trùng tu chùa chiền, hương hoa cho Phật, chứ nào để cho Trụ Trì lấy đó mà xài sang, xa hoa phung phí?

Ai đời Trụ Trì mà kéo cả Vợ Con vào Chùa, thật là chướng mắt!

Ai đời sau giờ công phu thì vứt áo cà sa đi nhậu với loại đàn bà goá điếm đàng. Thầy Chùa gì mà vừa dứt tiếng mõ thì vội trốn về nhà hú hí với vợ con.

Ai đời lại chiều chiều lại mặc quần sọt đi đánh tenis như hạng thượng lưu …

– Vậy Mầy sống thanh đạm thế nầy là để che mắt thế gian?

Như không để ý đến câu hỏi của Tôi, Nó tiếp:

– Trong đám sâu độc có thể làm hỏng hoa sen Phật Giáo, thì cũng không thiếu những bậc Đại Sư hết lòng vì Đạo, xả thân vì Pháp, nếu không thì làm gì Phật Giáo tồn tại đến ngày nay?

Tao không phải là chân tu, nhưng cũng biết dừng lại đúng lúc. Trước là Tao che mắt thế gian thực đó, nhưng giờ thì chưa hẳn. Trong mấy mươi năm niệm trì kinh chú, Tao cũng đã ít nhiều thấm nhuần giáo lý của Đấng Chí Tôn.

Lấy tiền bạc của đàn na tín thí cúng dường mà làm của riêng mình, thì kiếp sau cũng phải mang lông đội sừng để trả nợ mà thôi! Mầy khỏi lo....

Nó lấy tay áo cà sa lau miệng, giảng pháp:

– Danh lợi là hai miếng mồi béo bở mà kẻ phàm phu nào cũng thích: Thùng Cúng Dường Tam Bảo của mỗi chùa thường là chỉ có tờ mười ngàn, hai chục ngàn, năm chục ngàn.

 Những kẻ cúng đường bạc triệu, thì đòi cho được gặp Trụ Trì để được ghi tên; như là một ký hiệu cho Trụ Trì biết, hầu lần sau được tiếp đón nhiệt tình! Hoặc để lên mặt, hay phơi bày một chút giàu sang cho người xung quanh thán phục. Hay để khoe mình đã tạo nhiều phước đức!

 Trong lúc đó, Cha Mẹ ở nhà, mới chính là Phật trước mắt, thì lại bỏ bê, không màng tới.

 Cũng vì chữ lợi mà Mầy ca tụng phường vô sỉ ư, mập mờ đen trắng thị phi. Cứ tưởng đơn giản là tiền trao cháo múc, hết xôi rỗi việc, chứ đâu có ngờ là bút sa gà chết! Mầy đã vô tình bôi nhoà ý thức, làm lệch đường nhận định của kẻ hậu sinh. Xét ra cũng là tội ác!

Tôi giật mình vì dường như Nó nói đúng!

 Không ngờ cái thằng quỉ sứ nầy sau 40 năm ăn tương chao lại có những lý luận sâu xa, sắc bén như vậy. Tôi thường dùng cụm từ Những phường háo lợi háo danh một cách khinh miệt.

 Nhưng nay, nhờ Nó mà Tôi phát hiện chính Tôi cũng đã đồng hội đồng thuyền với bọn người ấy. Mắt Tôi đã tinh tường thấy được hạt cát nhỏ bé trong mắt người khác, nhưng lại đui mù không thấy được cọng rơm tổ bố trong mắt của mình! Với bộ óc tí ti như óc tép riu của Tôi, lại còn bất hạnh mang thêm cái tự ái lớn như đầu bò.

Tôi tìm cách quơ quào của một người thua cuộc:

– Vậy chứ cái nghề bán lòng tin của Mầy có phước lắm?

Nó lặng thinh. Trong cái im lìm đó, đã chứa đựng cả lòng vị tha to lớn, hay chứng tỏ lòng Nó đã lắng mọi sân si.

 Tôi cũng chẳng nói lời nào. Nhưng sự lặng yên nầy lại mang nhiều xấu hổ của kẻ thiếu tài. Nó là một thằng thông minh từ còn bé tí! Và Tôi...lúc nào cũng thấp hơn nó một cái đầu.

Tác giả KHA TIỆM LY

FBK Hà Quang Minh: PHÁT THẢI CO2: BẮT ĐẦU TỪ CÂU HỎI CŨ

 PHÁT THẢI CO2: BẮT ĐẦU TỪ CÂU HỎI CŨ

Mấy năm trước, tôi có nhớ đã đọc được trên facebook một người bạn đại ý mắng ngành điện Việt Nam là tại sao có mỏ than như thế ở Quảng Ninh mà lại phải đi nhập than cho nhiệt điện làm gì. Khi ấy, tôi đã định vào phản biện nhưng nghĩ lại thôi. Vô ích.

Thực chất, ít người tìm hiểu về than, dù chỉ ở mức sơ sơ là có bao nhiêu loại, hàm lượng thế nào, nhiệt ra làm sao… Than ở các mỏ của Việt Nam là than anthracite, có hàm lượng carbon cao nhất, cho nhiệt lượng cao nhất nhưng nhược điểm chính là cứng, khó bắt cháy và hàm lượng bốc thấp.

Thời trước, các nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1, Uông Bí, Ninh Bình, Cẩm Phả… do Liên Xô và Trung Quốc giúp xây dựng đều sử dụng công nghệ lò hơi phù hợp với loại than Anthracite này. Nó khó bắt cháy, hàm lượng bốc thấp nên do đó phải dùng công nghệ lò hơi tuần hoàn tầng sôi (Circulating Fluidized Bed -CFB). Với công nghệ này, nhiệt điện than ở Việt nam hoàn toàn có thể tự chủ nhiên liệu.

Thời nay, với nguồn ODA, Việt Nam đã để các đối tác quyền lựa chọn công nghệ khi đầu tư nhiệt điện than. Và các đối tác, Mỹ, Nhật, Hàn, EU thì quá tinh ranh. Họ không chọn công nghệ lò hơi kia. Thay vào đó, họ chọn công nghệ đốt than phun (Pulverized Coal - PC). Với công nghệ này, chỉ đốt được loại than Bituminous hoặc than á-bituminous mà thôi. Và hai loại than đó chúng ta không có, hoàn toàn phải nhập khẩu từ Mỹ, Indonesia, Úc…

Bởi vậy, bảo sao EVN vẫn hay kêu trời vì giá nhiên liệu nhập khẩu tăng cao.

Việc đẩy mạnh xây dựng các nhà máy nhiệt điện ODA dạng này rơi vào quãng năm 2010 và thực tế, ai là người quyết định cao nhất cho các hợp tác như thòng lọng đeo vào cổ ngành năng lượng Việt Nam này chính là tội đồ dân tộc.

Chuyện than nói đến đây đủ rồi, nhưng cần phải nói ra bởi vì nó liên quan đến câu chuyện chuyển đổi xanh ngày hôm nay.

Chúng ta đang được dẫn dắt rằng xe chạy nhiên liệu hoá thạch là nguồn xả thải nguy hại nhất nhưng thực tế không một ai cho chúng ta một con số cụ thể, mang tính khoa học về tỷ lệ xả thải của phương tiện giao thông dùng nhiên liệu hoá thạch so với tổng thể xả thải cả nước. Không có số liệu khoa học, mọi thiết kế chính sách sẽ đều không thể vững vàng.

Trong khi đó, tỷ lệ xả thải CO2 của ngành năng lượng Việt nam, cụ thể là ngành điện với nhiều nhà máy nhiệt điện than (chiếm tới hơn 50% sản lượng điện quốc gia) lại có thể đo đếm được. Tỷ lệ xả thải CO2 của ngành năng lượng Việt Nam chiếm khoảng 60% trong tổng xả thải CO2 cả nước. Cụ thể, năm 2016, tổng xả thải Việt nam là 316 triệu tấn, ngành năng lượng chiếm 205 triệu tấn; năm 2022, tổng xả thải Việt nam là 344 triệu tấn và ước tính đến 2030, năng lượng phát thải của ngành năng lượng Việt Nam có thể lên tới 670 triệu tấn.

Nhìn vào tỷ lệ xả thải CO2 ấy của ngành năng lượng, chúng ta có thể nhận ra rõ ràng nguyên nhân ô nhiễm không khí lớn nhất không phải đến từ phương tiện giao thông. Và một khi chuyển đổi 100% sang sử dụng phương tiện giao thông dùng điện thay cho dùng nhiên liệu hoá thạch, nhu cầu sử dụng điện sẽ còn tăng cao hơn nữa. Cùng với nhu cầu ấy là nhu cầu còn lớn hơn: tăng sản lượng điện phục vụ tăng trưởng GDP. Để tăng trưởng GDP 1, sản lượng điện thường phải tăng từ 1,5 lần trở lên. Ví như năm 2025 này, mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% thì sản lượng điện sẽ phải tăng 12%.

Như vậy, càng dùng phương tiện giao thông sử dụng điện, nhu cầu điện càng lớn, càng phải xây thêm nhà máy và phát thải sẽ chỉ càng tăng hơn. Cái vòng luẩn quẩn này đến bao giờ mới thoát nổi, nhất là khi vốn vay từ nước ngoài. Và nghịch lý ở đây là ta đang “Xanh hoá môi trường bằng cách tiến tới xoá sổ thứ phát thải ít hơn thông qua tăng tỷ lệ tăng trưởng cái phát thải nhiều nhất một cách đầy quyết liệt”.

Đến đây, lại phải nói về tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được bán thế nào? Nôm na, đây là một dạng thị trường tài chính mới mà cái tín chỉ carbon nó chẳng khác gì tờ giấy có giá. Đứng sau lưng trò tín chỉ carbon này là một hệ thống siêu quyền lực tài chính trên thế giới bắt tay nhau để tạo ra luật chơi và thị trường. Hiểu đơn giản thế này, một nhà máy ở Pháp đang có mức xả thải cao theo các tiêu chuẩn của Thoả thuận Paris 2015 chẳng hạn, nó sẽ bị xử lý thế nào? Không ai xử lý nó cả. Nó cũng không cần đổi mới công nghệ để giảm thải. Nó chỉ cần mua tín chỉ carbon từ Việt Nam thông qua việc trả tiền cho một dự án trồng rừng ở nước ta. Thế là nó lại nghiễm nhiên tiếp tục xả thải như cũ.

Thế thì tại sao chúng ta không dùng chính cái mô hình tín chỉ carbon ấy mà đưa vào chính sách nhỉ? Ông chạy xe xăng à? Ông muốn tiếp tục không? Mời ông “mua tín chỉ xả thải cá nhân” với mức phí hàng năm là bao nhiêu đó. Còn nếu ông không muốn mua ư? Tự tìm cách chuyển đổi nhé: mua xe điện, đi xe công cộng, đi bộ, hoặc cưỡi ngựa và lạc đà. À, ngựa và lạc đà sẽ kèm theo tín chỉ phân.

Nhưng nói là nói vậy thôi. Khi mạng lưới giao thông công cộng chưa thể đáp ứng được nhu cầu như hiện trạng, làm sao người dân có thể chuyển đổi? Như chuyện một đồng nghiệp của tôi mới kể, Hà Nội khai tử tuyến xe bus 45 vì lỗ khiến con anh gần như cả năm phải đi grab 20km đến trường (anh ấy vẫn chưa khao con đỗ to) thì lấy đâu ra tinh thần phục vụ để nhân dân chuyển đổi. Thêm vào đó, muốn chuyển đổi nhanh và tốt, phải lập tức CẤM ĐỘC QUYỀN TRẠM SẠC. Chính cái trò xe thương hiệu khác cắm vào sạc thì tương thích về thiết bị nhưng không mở khoá phần mềm để có thể sạc mới là trò lũng đoạn cần phải xoá bỏ, nếu không nói là có thể dùng quyền lực đưa kẻ lũng đoạn như thế vào tù.

Nhưng ai đủ bản lĩnh bỏ tù những kẻ lũng đoạn đây?

Câu hỏi ấy, nó cũng giống như câu hỏi “Ai dám luận tội những kẻ đã đẩy Việt Nam vào công nghệ lò hơi nhiệt điện than không tự chủ được nhiên liệu trong khi ta có cùng loại nhiên liệu rất dồi dào?”.

Ảnh minh hoạ: Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 1, sử dụng công nghệ lò hơi đốt than phun (Pulverized Coal - PC) sử dụng loại than Việt Nam… KHÔNG CÓ.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2025

FBK Khanh Freedom King VuDuc: Chúng ta không chọn được địa lý. Nhưng chúng ta có thể chọn lịch sử

 TL đang bị "áp lực" mạnh?

"Chúng ta không chọn được địa lý. Nhưng chúng ta có thể chọn lịch sử." - Vũ Đức Khanh 

Theo Bloomberg, Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết cuộc gặp gần đây của ông với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Kuala Lumpur không bàn về thuế quan, nhưng ông cũng không tiết lộ gì thêm về nội dung cuộc gặp.

Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với tòa Bạch Ốc cho biết chính quyền Trump đã nói rõ: "Nếu Việt Nam muốn được đối xử như một đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam phải hành động như một đối tác chiến lược toàn diện. Chấm hết!"

Có vẻ như ông Trump đã mất kiên nhẫn và không còn muốn vòng vo nữa. Ông được cho là đã yêu cầu Hà Nội bốn điều sau đây và Hà Nội chỉ có hai tuần để trả lời:

1. Ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc quá cảnh sang Mỹ;

2. Mở cửa cảng Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ theo chế độ luân phiên;

3. Tăng cường tham gia vào sáng kiến Liên minh Hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương;

4. Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về đất hiếm.

Đổi lại, Việt Nam sẽ được giảm mức thuế xuống 10–15%, hoặc thậm chí về 0% nếu “thiện chí hợp tác” được thể hiện đúng mức.

Liên lạc viên này hỏi tôi nghĩ gì về bốn điều kiện này.

Tôi trả lời rằng một số người có thể coi đây là áp lực. Nhưng nếu nhìn xa hơn, đây là một cơ hội lịch sử - để Việt Nam thiết lập một vị thế địa chính trị độc lập, thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc và định hình một mô hình phát triển tự chủ, bền vững và văn minh.

Tôi nghĩ rằng những yêu cầu về "đất hiếm, Cam Ranh và chuỗi cung ứng" không chỉ là về thương mại - chúng là những biểu hiện rõ ràng của cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn phân cực toàn diện. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan đó, Việt Nam không thể tiếp tục "trung lập vĩnh viễn" như một ảo tưởng chính trị nữa.

Người đó tiếp tục: "Còn Trung Quốc thì sao?"

Tôi trả lời: "Hà Nội chỉ 'vờn' Bắc Kinh. Họ biết họ là ai và đang làm gì! Tôi không phủ nhận, Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo sẽ không chấp nhận sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ gần Biển Đông, dù chỉ dưới hình thức 'luân phiên kỹ thuật.' Trong logic của họ, Việt Nam là vùng đệm, không phải quốc gia có quyền tự quyết. Nhưng BCT ĐCSVN không quan tâm. Họ biết người Việt Nam muốn gì vào lúc này. Vấn đề cốt lõi là: liệu Hà Nội có đủ can đảm từ bỏ những đặc quyền đặc lợi của mình  để chấm dứt tư duy "đu dây" – một tư duy lỗi thời, thiếu chủ động và đầy rủi ro hay không?"

Tôi đã từng chia sẻ rằng việc cho phép tàu chiến Mỹ ghé Cam Ranh không nhất thiết là chọn phe toàn diện. Đó có thể là bước khởi đầu của một chiến lược quốc phòng độc lập – cân bằng – linh hoạt, tương tự như mô hình Philippines đang thực hiện: tiếp cận Mỹ mà không đoạn tuyệt Trung Quốc, nhưng không còn cam chịu bị bắt nạt.

Trong khi đó, nếu khôn khéo khai thác thỏa thuận về đất hiếm và kiểm soát nghiêm ngặt hàng trung chuyển trá hình, Việt Nam có thể:

• Thu hút vốn đầu tư công nghệ cao, sạch và xanh, minh bạch từ Mỹ, Nhật, Hàn và EU;

• Thoát khỏi tình trạng xuất thô, nhập tinh – điều Trung Quốc luôn lợi dụng để kiểm soát công nghệ;

• Triệt để đổi mới tư duy sáng tạo, đầu tư công nghệ hiện đại, đưa Việt Nam thoát khỏi thân phận làm thuê gia công cho nước ngoài;

• Và trên hết, xây dựng một chuỗi giá trị chiến lược “Made in Vietnam for the Free World”.

Đây chính là cách để thoát Trung một cách âm thầm nhưng hiệu quả, không tuyên bố lớn tiếng nhưng tạo thay đổi cấu trúc.

Một tháng 8: Cái mốc đang gần kề. Việt Nam không còn thời gian để trì hoãn việc lựa chọn.

Nếu tiếp tục chần chừ, Việt Nam có thể:

• Bị đánh thuế nặng;

• Mất lòng tin của Mỹ và các nước dân chủ;

• Và rơi sâu hơn vào quỹ đạo Trung Quốc, nơi không có tương lai cho một nền kinh tế độc lập hay một xã hội cởi mở.

Nếu chấp nhận thách thức, Việt Nam có thể:

• Tái định vị mình như một trung tâm sản xuất có trách nhiệm, được tin cậy;

• Trở thành đối tác chiến lược thật sự trong một trật tự Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới;

• Và bắt đầu một hành trình cải cách thể chế không thể đảo ngược, vì quyền lợi lâu dài của chính dân tộc.

Chúng ta không chọn được địa lý. 

Nhưng chúng ta có thể chọn lịch sử.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2025

FBK Nguyễn Tuấn: “Bi kịch của một cường quốc..."

 Các bạn bò đỏ của nước bạn lớn đã trở cờ với đại đế Putin sao? Xứ ta ai theo dõi tình hình thời sự Trung Quốc đều không lạ gì cái tên Hồ Tích Tiến ( 胡锡进)  còn được biết đến với bút danh Đan Nhân Bình , tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu. Đại loại ông ta là người ủng hộ nhiệt tình cho phe ta chống đế quốc đứng đầu là Mỹ. Cũng như các nhân sĩ tướng tá của ta ủng hộ Putin ông cũng có nhiều ý kiến ủng hộ Putin đánh phát xít Ukraine. Ấy thế mà không biết thượng tầng của xứ Tầu thay đổi thế nào mà ngài Hồ Tích Tiến đã trở cờ. Ngày hôm qua 11/7/2025, ông họ Hồ này có bài báo “Bi kịch của một cường quốc: Nước Nga lại phải chịu một vòng “bị bạn bè và người thân bỏ rơi” mới”

    Xin dịch cho bạn nào thích tham khảo.

      Nội dung: 

      Theo các phương tiện truyền thông Nga, Bộ Quốc phòng Nga có thể từ bỏ việc sửa chữa tàu sân bay duy nhất còn lại của Nga, Đô đốc Kuznetsov, và tháo dỡ nó. Là tàu sân bay duy nhất còn hoạt động, Đô đốc Kuznetsov là biểu tượng quan trọng cho vị thế cường quốc của Nga và là điểm tựa cho niềm tin xã hội của người Nga. Nếu nó bị tháo dỡ thành sắt vụn, Nga sẽ trở thành một quốc gia không có tàu sân bay, một lời tạm biệt cho một kỷ nguyên.

      Trên thực tế, mặc dù Kuznetsov trên danh nghĩa là một "tàu sân bay đang hoạt động", nhưng thực tế nó đã nằm trong xưởng sửa chữa gần 8 năm và bị một số người mô tả là "một thùng bu lông ê cu bị nguyền rủa". Tàu Kuznetsov được đóng cách đây 39 năm trong thời Liên Xô. Năm 2016, nó đã thực hiện nhiệm vụ chống lại "Nhà nước Hồi giáo" ngoài khơi Syria, thể hiện sức mạnh to lớn của Nga. Tuy nhiên, vào năm 2017, khi đi qua vùng biển gần Vương quốc Anh với hàng km khói đen, nó đã bị chế giễu và Vương quốc Anh gọi nó là "con tàu ô nhục". Sau khi tàu Kuznetsov vào xưởng đóng tàu để bảo dưỡng năm 2018, nó đã gặp phải nhiều sự cố, bao gồm chìm trong ụ tàu và bốc cháy, và ngày càng xa vời việc được tiếp tục phục vụ. Theo các báo cáo, một số thủy thủ và phi công trên tàu Kuznetsov đã được điều động đến mặt trận Ukraine. Ngay cả khi con tàu có thể được đưa vào hoạt động trở lại, việc không đủ người vận hành vẫn là một vấn đề lớn. Do đó, một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng Putin đã lãng quên con tàu, mặc dù nó vẫn được quân đội Nga gìn giữ như một biểu tượng.

      Khi nói về tàu Kuznetsov, giới truyền thông thường nhắc đến số phận khác của tàu chị em với nó, tàu Varyag. Tàu Varyag không được hoàn thiện do Liên Xô tan rã. Sau đó, Ukraine đã bán nó cho Trung Quốc. Sau khi được cải tiến và nâng cấp, nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là điểm khởi đầu mới cho Hải quân Nhân dân. Hiện nay, Trung Quốc đã có hai tàu sân bay đang hoạt động, Liêu Ninh và Sơn Đông, và tàu sân bay thứ ba do Trung Quốc sản xuất, Phúc Kiến, dự kiến sẽ sớm được đưa vào biên chế. Ấn Độ cũng đã mua một tàu sân bay nhỏ hơn của Nga, Vikramaditya, và sau này trở thành lực lượng chủ lực của Hải quân Ấn Độ.

      Sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc và Ấn Độ đã kích hoạt các tàu sân bay cũ thời Liên Xô, trong khi tàu Kuznetsov đang hấp hối trong tay Nga. Số phận bi thảm của tàu Kuznetsov là một hình ảnh thu nhỏ của số phận dân tộc Nga.

      Người ta đã thấy Nga đã chịu đựng được áp lực của toàn bộ thế giới phương Tây trên chiến trường Ukraine và cuộc chiến Ukraine dường như cho thấy mặt trái của sức mạnh hùng mạnh của đế chế này. Quan điểm này đúng, nhưng nó chỉ là một trong những góc nhìn để quan sát nước Nga. Nhìn vào tình hình địa chính trị xung quanh Nga, không khó để nhận ra rằng cuộc chiến Ukraine đã tiêu tốn phần lớn tài nguyên và năng lực của Nga. Nó không mang lại sự mở rộng ảnh hưởng của Nga, mà còn khiến ảnh hưởng đó tiếp tục suy yếu.

      Đầu tháng này, Azerbaijan, đồng minh cũ của Nga, đã phát động một cuộc tấn công trả đũa cứng rắn vào các cơ quan truyền thông Nga và một số nhân viên Nga tại Azerbaijan sau vụ việc gây tranh cãi nghiêm trọng về "cuộc đàn áp người Azerbaijan" ở Yekaterinburg, Nga. Hình ảnh các nhà báo Nga bị lực lượng đặc nhiệm Azerbaijan áp giải đã được lan truyền rộng rãi, trở thành một sự sỉ nhục công khai đối với hình ảnh quốc gia của Nga. Azerbaijan cũng tuyên bố đóng cửa hơn 300 trường học tiếng Nga trên lãnh thổ của mình. Trước đây, quốc gia Nam Kavkaz nhỏ bé với dân số chỉ 10 triệu người này sẽ không bao giờ dám xúc phạm Nga theo cách này.

      Ngoài ra còn có một quốc gia nhỏ hơn ở Nam Kavkaz, Armenia, nơi cư dân chủ yếu là tín đồ Chính thống giáo và có quan hệ gần gũi hơn với Nga. Azerbaijan và Armenia đều là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Do xung đột kéo dài về vấn đề Nagornưi Karabakh, Nga ủng hộ Armenia, quốc gia có cùng nền văn hóa tôn giáo. Azerbaijan có mối quan hệ phức tạp với Nga do văn hóa Turkic. Vào tháng 9/2023, Azerbaijan đã chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Nagornưi Karabakh bằng vũ lực. Do mất đi sự ủng hộ của Nga, Armenia đã thỏa hiệp với Azerbaijan. Armenia tin rằng Nga không đáng tin cậy và đe dọa sẽ rút khỏi CSTO do Nga đứng đầu. Lần này, Azerbaijan lại dẫn đầu khu vực thuộc Liên Xô cũ và giương cao khẩu hiệu "không chịu nhẫn nhục dưới lá cờ lớn của Nga". Điều này được nhiều người tin rằng không chỉ là một "hành động chống Nga" thông thường, mà còn thể hiện một sự thay đổi địa chính trị sâu sắc hơn ở Transcaucasus: Quyền lực của Nga đang bị vắt kiệt khỏi khu vực và ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ đang gia tăng.

      Mọi người nhận thấy rằng các "nước stan" ở Trung Á cũng đang di chuyển xa hơn khỏi Nga, và xu hướng "phi Nga hóa" đang ngày càng phát triển trên khắp khu vực Liên Xô cũ.

      Gần đây, Ukraine đã phá hủy một số máy bay ném bom chiến lược của Nga, điều này sẽ làm suy yếu năng lực tấn công hạt nhân ba bên của Nga. Giờ đây, có tin tàu sân bay duy nhất của Nga đã bị phá hủy, cùng với những hành động "phi Nga" mới nhất ở Kavkaz, tất cả tạo nên bức tranh toàn cảnh về sự suy tàn của Nga.

     Nga không phải là một ông già ngồi xe lăn và không một quốc gia Liên Xô cũ nào có thể thực sự thách thức được họ. Đối với toàn bộ phương Tây, kho vũ khí hạt nhân của Nga, một trong những kho vũ khí lớn nhất thế giới, vẫn duy trì được sức răn đe. Nhưng Nga thực sự đã bước vào thời kỳ yếu kém nhất kể từ khi nước Nga cũ trỗi dậy. Vấn đề cốt lõi là công nghệ và nền kinh tế của nước này lạc hậu. Hãy nhìn xem nước này đã quá lạc hậu, tụt hậu so với Liên Xô về công nghệ như thế nào, quốc gia đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, đưa phi hành gia đầu tiên lên vũ trụ và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Khu vực Transcaucasus đã bị nước Nga cũ chiếm từ Đế chế Ottoman và giờ đây ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ đang quay trở lại. Có lẽ điều này được gọi là "Tam thập niên hà đông, tam thập niên hà tây ".( Một thành ngữ Trung Quốc dùng để diễn tả vận mệnh của thế gian hay con người luôn luôn biến đổi không ngừng, không có số lần thăng trầm, vinh nhục cố định).

      Xứ ta có nên trở cờ chăng?

An Lê: MỘT ĐẤT NƯỚC – HAI TÂM HỒN?

 MỘT ĐẤT NƯỚC – HAI TÂM HỒN?

KHÁC BIỆT VÙNG MIỀN TRONG VĂN HOÁ VIỆT HẬU THỐNG NHẤT

Một người miền Bắc lần đầu vào Sài Gòn có thể thấy người ta nói năng bỗ bã, ăn mặc thoải mái, sống nhẹ như mưa bụi. Một người Nam ra Hà Nội, bối rối với những “dạ – vâng – anh – chị – em – cháu – cô – chú – bác – thưa – gửi” lắt léo như mê cung. Họ đều ở Việt Nam. Nhưng có lúc, họ không nghĩ vậy.

Sau gần nửa thế kỷ thống nhất, người Việt vẫn chia hai trong ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, quan niệm sống – và đôi khi, trong niềm tin. Đó không chỉ là sự khác biệt vùng miền thông thường, mà là một khoảng cách tinh thần, có khi sâu hơn cả một đường biên giới. Bài viết này không nhằm phán xét, cũng không muốn làm trầm trọng thêm chia rẽ. Nó là một cuộc chiếu đèn thẳng thắn và nhân văn vào một hiện thực thầm lặng: Thống nhất đất – chưa thống nhất lòng.

Sự khác biệt giữa người Bắc và người Nam không phải là chuyện mới sau năm 1975. Nó là kết quả của những tầng lớp lịch sử chồng lên nhau, qua các đợt di cư, chiến tranh, thay đổi chính thể và va đập văn hóa kéo dài hàng thế kỷ.

Miền Nam – vùng đất của sự khai phóng. Từ thế kỷ 17, những cư dân miền Trung vào Nam khai hoang vùng đất mới không vua chúa, không nghi lễ khắt khe. Họ sống linh hoạt, phóng túng, khoan dung, thực tế và nhẹ nhõm.

Miền Bắc – vùng đất của thiết chế và nghi lễ. Là trung tâm của các triều đại phong kiến, miền Bắc phát triển một văn hóa giàu tính quy phạm, lễ nghĩa, và đề cao trật tự.

Từ 1954–1975, hai miền phát triển theo hai hệ tư tưởng. Miền Bắc sống dưới mô hình XHCN tập thể hóa; miền Nam sống theo kinh tế thị trường, truyền thông tư nhân, ảnh hưởng phương Tây. Hai thế hệ lớn lên trong hai nhịp tim văn hóa khác nhau – và vết rạn ấy chưa bao giờ lành hoàn toàn.

Người Bắc quen nói vòng, nói khéo, “ý tại ngôn ngoại” – điều quan trọng thì giấu trong lớp sương mù lịch thiệp.

Người Nam nói thẳng, nói thật, chêm “trời đất ơi”, “muốn xỉu” – như kiểu trò chuyện bên quán cóc, cởi mở và đầy biểu cảm.

Sự khác biệt này không xấu. Nó phản ánh hai truyền thống:

Miền Bắc – tư duy Khổng học, trọng thứ bậc.

Miền Nam – tư duy khai phóng, dân dã và bình dân.

Một người Bắc ngạc nhiên khi được hỏi: “Chú ăn cơm chưa?” – không biết là người Nam đang thể hiện sự quan tâm và gọi chú để thể hiện sự thân mật. Người Bắc lại nghĩ là chú em nên khó chịu.

Một người Nam bối rối khi nghe một cuộc trò chuyện toàn “dạ vâng ạ” mà vẫn… chưa hiểu ý chính nằm ở đâu.

Người Bắc: Thành công là có chức, có bằng, có quan hệ trong hệ thống.

Người Nam: Thành công là sống thoải mái, kiếm được tiền, có bạn, có niềm vui.

Ở miền Bắc, “cháu ông nọ”, “con bà kia” có thể là tấm thẻ bảo hành xã hội. Ở miền Nam, người ta quý “thằng đó tự thân mà lên, giỏi thiệt”.

Người Bắc chọn nhà nước làm trung tâm an toàn. Người Nam chọn tiệm nước, chợ búa, phố phường làm nơi sinh sống, giao dịch.

Cả hai đều phản ánh những chiến lược sinh tồn hợp lý – nhưng va chạm nhau khi cùng chen vào không gian chung mà không hiểu bản đồ của người kia.

Chúng ta không đánh nhau, không cãi nhau – nhưng lại có hàng ngàn va chạm thầm lặng mỗi ngày:

Hôn nhân Bắc – Nam: Bất đồng từ cách xưng hô đến cách dạy con.

Đồng nghiệp: người thì cho rằng “làm việc phải chuẩn mực”, kẻ khác lại muốn “thoải mái, miễn xong việc”.

Hội đồng hương – nơi người ta né xung đột bằng cách… rủ nhau về đúng “phe mình”.

Nguy hiểm hơn cả là những kỳ thị không tên, kiểu:

“Dân Bắc vào hay giành việc.”

“Dân Nam chỉ giỏi ăn chơi.”

Những định kiến ấy, khi lặp đi lặp lại, trở thành bức tường vô hình chắn giữa những con người cùng quốc tịch, cùng tổ tiên, cùng một ngôn ngữ (mà hóa ra không cùng cách nói).

Có những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại phản ánh cả một hệ hình tư duy xã hội.

Ví dụ câu quen thuộc nơi miền Bắc:

“Mày biết bố mày là ai không?”

Không chỉ là sự phô trương quyền lực kiểu gia trưởng, thiếu văn hoá, trịch thượng mà còn ẩn chứa tinh thần tôn ti, thứ bậc và quan hệ bảo kê, vốn ăn sâu trong xã hội lấy “địa vị làm thước đo”.

Người miền Nam, vốn sống trong môi trường cởi mở hơn, nghe câu ấy sẽ ngớ người ra:

“Ủa, ủa, sao biết bố mày là ai?”

Hay như chiếc nón cối – một vật dụng quá quen thuộc với cán bộ miền Bắc sau 1954 – vào Nam lại trở thành biểu tượng khó chịu. Bởi vì với nhiều người miền Nam, nón cối từng gắn với hình ảnh của sự kiểm soát, khẩu hiệu, mệnh lệnh và… tem phiếu, là sự thống trị và một thời kỳ nghèo đói, thiếu thốn khó quên.

Nó không còn là cái nón, mà là một ký ức.

Những hình ảnh như vậy không phải để phân biệt – mà để hiểu rằng:

Có những đồ vật, ngôn từ, cách nói… mang theo ký ức tập thể mà mỗi miền gánh mang một cách rất khác nhau.

Và khi chúng ta bỏ qua ý nghĩa biểu tượng trong lịch sử người kia, chúng ta dễ giẫm lên những vết thương mà mình không nhìn thấy.

Để giải quyết tình trạng này cố gắng không đồng hóa – chỉ cần thấu hiểu

Không cần phải giống nhau. Chỉ cần không chê nhau khi khác nhau.

Thống nhất không phải là cùng ăn một món, nói cùng một kiểu, mặc cùng một đồng phục. Thống nhất là:

Biết người kia đang nói theo ngữ pháp vùng miền của họ.

Biết “bỗ bã” chưa chắc là vô lễ.

Biết “nói khéo” chưa chắc là thủ đoạn.

Chúng ta không cần một “tiêu chuẩn văn hóa Việt thống nhất” – điều đó chỉ làm nghèo đi bản sắc. Chúng ta cần học cách dịch tâm hồn nhau – như người học ngoại ngữ, không phải để sửa lỗi, mà để đọc được tình cảm qua khác biệt.

Ngoài những lý do trên, còn có lý do chính trị

Không phải chỉ vì ngôn ngữ, món ăn hay cách xưng hô mà người Việt hai miền có lúc thấy “lạ” nhau. Còn một tầng sâu hơn, âm ỉ hơn: Vết thương chính trị chưa bao giờ lành hẳn.

Người miền Nam – hoặc đúng hơn là một phần lớn người từng sống trong thể chế Việt Nam Cộng Hòa – có lý do để không xem “giải phóng” là giải phóng.

Với họ, 30.4.1975 không hẳn là ngày độc lập, mà là ngày mất mát. Không chỉ mất chính quyền, mà mất cả nếp sống, sách vở, trí nhớ tập thể. Những tiệm sách bị đốt. Hàng ngàn văn hoá phẩm bị tiêu huỷ. 

Nhiều cửa hiệu, doanh nghiệp bị tịch thu

Những viên chức, quân nhân chế độ cũ bị đi “học tập cải tạo”. Hàng trăm người đã chết nơi rừng sâu, nước độc vì thiếu ăn và bịnh tật.

Những gia đình bị đưa đi “kinh tế mới” – rời thành thị về rừng sâu.

Những người bị gắn “lý lịch xấu” – và từ đó con cái không thể vào đại học, không được làm công chức.

Biết bao nhiêu gia đình bị ly tán, biết bao nhiêu người bỏ mình nơi biển sâu trong hành trình vượt biển.

Đó không chỉ là chính sách – mà là những hình phạt tinh thần kéo dài cả thế hệ.

Và trong khi ấy, một số người miền Bắc tin rằng họ đang làm “sứ mệnh cách mạng” – mang ánh sáng chủ nghĩa xã hội vào miền Nam. 

Cái “ánh sáng” ấy, với người bên kia, có khi chỉ là đèn dầu soi tem phiếu.

Chúng ta không cần phải thống nhất quan điểm lịch sử. Nhưng cần thống nhất ở một điều: Lắng nghe nỗi đau của nhau.

Khi người miền Bắc nói về “thành tựu thống nhất”, hãy để họ nói.

Khi người miền Nam nhắc lại những mất mát, đừng bảo họ “chống phá” là “phản động”

Bởi im lặng về tổn thương không làm nó biến mất – chỉ khiến nó hóa đá.

Việt Nam là một dải đất dài, nhiều tiếng nói, nhiều tạng khí – và nhiều vết đau lịch sử. Nhưng khi miền Bắc khóc vì miền Trung lũ lụt, miền Nam đau vì Hà Nội dịch giã – đó là lúc tim ta cùng đập.

Một đất nước – nhiều tâm hồn.

Một dân tộc – nhiều bản thể văn hóa.

Và đó không phải là vấn đề.

Miễn là chúng ta không khước từ nhau, không ép nhau giống nhau, không coi nhau là lạ.

Thống nhất thật sự không nằm ở bản đồ. Nó nằm ở một khoảnh khắc nhỏ: Khi một người Bắc nghe giọng miền Nam mà mỉm cười. Và một người Nam nghe chất giọng miền Bắc mà thấy… cũng là quê hương mình.

An Lê