Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

ảnh Kỹ thuật số


Bài 1: Camera setting.
Để bảo đảm có dữ liệu tốt và chụp với hiệu quả cao thì việc đầu tiên là phải chọn những "setting" sau đây chính xác: file format, color space, ISO setting, white balance, exposure, color temparature, auto focus point, metering mode, và lens.
Tôi cho rằng các bạn xử dụng từ medium tới high-end camera, nghĩa là có những setting nêu trên. Tôi xin lần lượt thảo luận từng phần một.
1. File format: Nếu bạn chọn white balance và color temperature đúng thì xin bạn tự tin và mạnh dạn chụp "JPEG large". Với format này, bạn đã có đủ chất lượng (quality) để chuẩn bị "edit" trong PS. Bản thân tôi đã từng chụp Canon EOS D30 (3 MegaPixel) và sau đó dùng kỹ thuật PS để phóng lớn đến 20-by-30 inches mà nhìn vẫn rỏ nét. Hơn nữa, portrait photographer thường phải chụp với số lượng lớn, nếu như chụp RAW thì không chứa dược nhiều lắm trên memory card và nếu bạn có máy tính "chậm" thì sẽ mất nhiều thì giỏ upload, chỉnh white balance, color temperature, convert thành JPEG, những việc này làm giảm hiệu năng của người chụp.
2. Color space: Chọn Adobe RGB hơn là sRGB, vì sRGB dành cho Internet, còn RGB dùng cho mọi trường hợp. Nếu bạn chụp RGB rồi sau đó quyết định dùng cho Internet thì bạn chỉ có việc "compress" nó lại trong PS là xong.
3. ISO setting: chọn ISO cao nhất mà máy của bạn có thể "chịu dược" mà không bị "noise". Thông thường thì ISO thấp cho kết quả tốt hơn, nhưng những máy sau này như Canon EOS 20D có thể chụp đươc ỏ ISO setting 400 mà vẫn không bị "noise". Tận dụng sự tiến bộ này, bạn có thể để tốc độ chụp cao và cố định (1/125s) để bắt máy chọn khẩu độ lớn (trương hợp chụp hệ thống TV, tức là bạn chọn tốc độ, để máy chọn khẩu độ). Lý do chụp tốc độ nhanh là vì trong khi chụp chân dung, bạn phải di chuyển nhiều và điều khiển model cùng lúc nên rất dễ bị run máy.Hơn nữa với ISO setting cao và tốc độ cao, ta luôn được khẩu độ lớn (điều này cần thiết để có chiều sâu ảnh trường hẹp, cần thiết cho portrait). 
4.White Balance: Yếu tố này quyết định đến "tông" màu (lạnh, nóng, neutral). Hầu hết các máy đều có auto, nhưng ta nên để đúng theo trường hợp (coi manual của máy bạn để biết rõ hơn).
5. Exposure: Với TV auto setting không phải lúc nào ta củng có "perfect exposure". Luôn luôn kiểm tra histogram để xem hình có bị over hay under exposure hay không.
Nhìn vào histogram, nếu ta thấy có một vạch đen dài dọc bên phải của biểu đồ, có nghĩa là vùng đó bị "blown-out" (mất chi tiết). Tương tự như vậy, nếu có một vạch đen dọc bên trái có nghĩa là hình bị mất chi tiết trong vùng tối. (Nếu bạn dùng máy Canon, bấm nút info bạn sẽ thấy histogram hiện lên, những vùng mất chi tiết nó sẽ chớp chớp trên họa đồ)
osure: mất chi tiết nơi vùng sang
Để khắc phục, ta dùng exposure compensation. Tằng lên hay giảm đi để cân bằng ánh sáng lại (Xem camera manual của bạn để coi cách chỉnh).
6. Color temperature:
Trời nắng (sunny daylight outdoors): khoãng 5200 K
Trong bóng râm (shaded areas outdoors): khoãng 7000 K
Trời mây, trời buồn ãm đạm, hay lúc mặt trời lặn: khoãng 6000K
7. Auto Focus Point: Trong chân dung bạn chỉ cần 1 focus point là đủ rồi (Canon 10D có 7 focus point). Khi chụp luôn luôn lấy điểm focus là con mắt (con mắt là cửa sổ của tâm hồn mà :lol:
8. Metering Mode: Chọn Partial Metering hay Center Weighted Metering Mode đặc biệt là khi chụp close up hay khi background quá sáng. Chọn Evaluative Metering khi backgorund đẹp.
9. Lenses: Trong khi chụp chân dung thì điều khiển model (communication) đóng một phần RẤT là quan trọng, nên chụp tele từ 70mm đến 135 mm là lý tưởng nhất. Nếu ta chụp kính dưới 50 mm, thì ta phải đứng gần, điều này làm cho model mất tự nhiên (người ta rất nhạy cảm khi bị ống kính dí sát vào người). Nếu ta chụp kính quá hẹp như tele 300 mm thì ta phải "hét" lên thì model mới biết mình muốn cái gì :LOL:
Nói chung là rán giữ một khoảng cách làm việc (working distance) mà mình và model cảm thấy thoải mái.
Bài 2: Outdoor Lighting.
Những ánh sáng thường gặp khi chụp ngoài trời là:
1. Trời mây (Cloudy day): Đây là ánh sáng lý tưởng nhất để chụp chân dung. Đây là loại ánh sáng tãn (diffused light), do mặt trời bị "block" bởi mây nên ánh sáng rất nhẹ, tuy nhiên da model sẽ bị "tái" nên cần được chỉnh mầu lại trong PS. Với loại ánh sáng này, bạn không phải lo lắng nhiều về vị trí chụp.
Ảnh này mình chụp ở Utah trong một ngày trời đầy mây.
Evaluating metering, fill flash.
 
2. Trong râm (shade): Nếu ngoài trời quá nắng thì tìm bóng râm để chụp. Nếu chụp dưới tàn cây thì coi chưng ánh sánh đi qua kẽ lá sẽ tạo nhừng khoãng lỗ chỗ trên mặt chủ đề :( . Nếu chụp dưới hàng hiên thì tìm một cái tường nào đó mà mó có màu đồng nhất (càng ít màu càng tốt). Như vậy bạn đã có mốt dạng "studio ngoài trời" với ánh sáng phản chiếu tư ngoài nắng vào trong bóng râm. 
Hình này được chụp dưới hàng hiên của một nhà kho trong một ngày rất rất nắng. Ánh sáng phản chiếu làm cho model bị ám vàng (yellow cast).
Evaluating Metering, fill flash.
3. Ánh sáng mạnh (Hard Light):Ánh sáng này thương là buổi trưa khi mặt trời ở trên đỉnh đầu. Ánh sáng này rất gắt (harsh) nên tạo shadow rất mạnh trên mặt của chủ đề. Khi chụp, nhớ để mặt của chủ đề trong bóng mát và coi chưng ánh sáng đổ vào mắt model tạo nên 2 cái lỗ sâu hoắm (shadow over eye sockets) :lol:
Nói chung ánh sáng này nên tránh vì làm cho model nhăn nhó, mồ hôi nhễ nhại. Chỉ chụp khi không tìm được bóng mát nào chung quanh.
Ảnh này được chụp dùng Center Weight Metering, không flash. Zoom sát vào mặt chủ đề, dùng TV setting, đo sáng, khóa setting lại, zoom ra rồi chụp. (khẩu độ 11, tốc độ 1/125, ISO setting 100). Dùng reflector. Set up kỹ thế vậy mà vẫn bị "blown out" ở tay.  (Too bad, hic hic hic)
Một cách khác để đối phó với ánh sáng mạnh là chụp close-up. Trong trường hợp này, để mặt của chủ đề chiếm phần lớn diện tích của hình để loại bỏ đi phần background quá sáng.
Một dạng ánh sáng mạnh nữa là những ngày tuyết. Mặc dù trời đầy mây nhưng mặt đất phủ đẩy tuyết trắng nên ánh sáng phản chiếu rất mạnh. Trong trương hợp như vậy "cưởng bức" model mặc đồ "màu mè" (đặc biệt la đỏ). Chụp với Center Weigh Metering. Cái khó là da của model sẽ bị tái (bố khỉ, 5 độ F da ai mà không tái :gathering ).
Hình này được chụp ở Michigan , model bị lạnh tê tái. Da đâu được hồng như thế nếu không có PS. 

4. Ánh sáng nhẹ (soft light): Đây là dạng ánh sáng lý tương nhất để chụp chân dung. Thường là xế chiều khi mặt trời xuống thấp. Ánh sáng nhẹ đến nỗi mà ta có thể nhìn vào mặt trời mà không bị nhíu mắt (tuy nhiên đừng nhìn lâu quá mà nỗi đom đóm) :LOL: Loại ánh sáng này làm cho mắt long lanh (viết tới đây em nhơ tới câu "giọt nắng đi hoang vào mắt em buồn" của Ngô Thụy Miên).
Sau đây là 3 cách dùng ánh sáng nhẹ:
Chụp thuận nắng: Mặt trời trước mặt model. Đo sáng vùng hightlight.
Nếu hướng nắng đi vuông góc với góc chụp: Chụp theo kiểu Profile để làm nổi bật phần mặt (frontal face). Dùng flash để phủ nhẹ phần bên hông.
Nếu mặt trời đối diện camera (back lighting) thì ánh sáng sẽ làm nên vùng hight light chung quanh chủ đề. Vì ánh sáng này thấp, nhơ chận tia sáng (sun ray) đi thẳng vào ống kính, nếu không sẽ bị một lớp "mù" phủ lên hình.
5. Ánh sáng hắt: Đây là dạng ánh sáng đặc biệt tương đối mạnh vì nó dội tư ngoài sáng vào trong tối (hay râm). Chụp thể loại này nên dùng center weighted metering.
Dạng 1: Khi ánh sáng hắt vào từ 2 bên (dưới cái pier, cầu, láng). Mặc dù ánh sáng đi vào tư 1 phía nhưng củng có 1 phần ánh sáng ngược lại do phản chiếu. Ví dụ như ảnh sau đây, nguồn sáng từ bên phải nhưng ta vẫn thấy 1 ít ánh sáng hightlight ở bên trái.
Dạng 2: Khi ánh sáng hắt vào từ bên trên (trong 1 cái hẻm với 3 hay 4 phía bị cản ánh sáng bởi nhửng tòa nhà cao tầng). Chụp loại này thương để mặt chủ đề hơi cuối về phía trước để ánh sáng không bị rơi vào mặt. Nên tận dụng ánh sáng này để hightlight tóc đòng thời dùng flash để fill phần mặt.
Ảnh này chụp trong 1 cái hẻm cụt ở New York (3 chiều bị cản ánh sáng, và chiều còn lại củng bị cản bởi 1 tòa nhà cao tầng khác). Bạn có thể thấy ánh sáng từ phía trên hightlight tóc và lưng của chủ đề. Flash được dùng làm ánh sáng chính (key light).
Dạng 3: Window Lighting. Đây là dạng thường gặp nhất trong 3 dạng (nhà nào mà lại không có window :noexpress ) khi ánh sáng hắt vào từ cửa sổ. Tùy theo ánh sáng mạnh hay nhẹ mà để chủ đề đứng gần hay xa cửa sổ, nếu cần thì dùng một tấm màng (curtain) để cản bớt ánh sáng lại. Chụp loại này thì lấy focus con mắt ở gần cửa sổ và đo sáng phần hightlight để không bị blown-out.
Ảnh này được chụp high contrast để làm nổi bật character lines. Ánh sáng từ cửa sổ là nguồn sáng chính (key light).
Ảnh này được chụp kết hợp với ánh sáng đèn vàng ở trong nhà. Ánh sáng từ cửa sổ dùng để hightlight phần mặt bên phải của em bé.
Tới đây em xin tổng kết phần outdoor lighting. Nói chung, ánh sáng ngoài trời thay đổi rất là nhanh, nên trong khi chụp phải biết thay đổi camera setting của minh cho phù hợp với điều kiện ánh sáng. Luôn luôn xác định cho được đâu là nguồn sáng chính. "Position" chủ đề sao cho có những vùng hightlight và shadow để gây đươc cảm giác không gian 3 chiểu.
Ảnh này, trên mặt chủ đề thể hiện đươc 4 vùng ánh sáng khác nhau. Vùng sáng nhất là 1, hơi sáng là 2, trung bình là 3, và vùng shadow là 4.

Bài 3: Basic Composition.
Sau khi quan sát ánh sáng rồi, step kế tiếp là sắp đặt chủ đề ở đâu trên khung hình (subject placement). Đây là 1 kỹ thuật rất là quan trọng, vì nó hướng mắt người xem vào nơi mà mình muốn nhấn mạnh. Có những "rules" sau đây mà người chụp cần phải chú ý đến.
1. The rule of thirds (Luật 1/3): Theo luật này thì frame được chia làm 3 đường dọc và 3 đường ngang bằng nhau. Những đường này là những "đường mạnh", chủ đề nên nằm trên những đường này. Phẩn giao của những đường này tạo nên những "điểm mạnh". Đây củng là những điểm lý tưởng để đặt chủ đề của mình.
 
2. Direction (Hướng): Một tấm chân dung đẹp cần phải gây cảm giác "phương hướng" và "chuyển động" (sense of movement and direction). Để thực hiện điều này, bạn để nhiều khoãng trống trước mặt chủ đề hơn là sau lưng, và cung tạo nên hướng nhìn cho chủ đề.
Đây là 2 ví dụ về "direction"
3. Line (Đường): Có 2 loại đường: đường tình ta đi và đương tan vỡ :gathering (Đùa tí nhé)....Dường thực (real lines) và đương ảo (implied lines). Đường thực có thể thấy được ví dụ như đường rầy xe lửa, hàng rào. Đương ảo là nhưng đương tương tượng (đương này khó thấy hơn, tùy theo sự sáng tạo của người chụp ảnh).
2 mục đích chính của "line" là: 1. Phá đi tính cô đọng (static) của frame. Thường thì frame hình chử nhựt hay vuông, để phá đi 2 chiều dọc và ngang này thì cần phải tạo những "line": sinh động hơn để phá đi tính "thụ động" này.
2. Mục đích thứ nhì của line là giúp hướng mắt người nhìn vào chủ đề.
2 ví dụ sau đây, đường đỏ là đương thực (real lines) nhằm hướng mắt người nhìn vào chủ đề, đường đen là đường ảo (implied lines) nhằm phá đi cái "static" của khung hình chữ nhật.
4. Shape (Hình dạng): Shape do đường thực hay đường ảo tạo thành. Thương thương dạng tam giác nhìn ấn tương nhất.
Dạng tam giác khi chụp đơn:

dạng tam giác khi chụp nhóm:
5. Tension and Balance (Sự căng thẳng và cân bằng): Sự sắp xếp của "shape" tạo nên cảm giác căng thẳng hay cân bằng.
Ví dụ sau đây, những thùng rác phía sau có độ sáng và kích thước quá khác biệt với chủ đề nên gây cảm giác "căng thẳng"
Ảnh này cân bằng hơn, vì chủ đề và chiếc xe đạp có cùng chung "tông" màu, độ sáng, và kích thước.
6. Pleasing compositional forms (Những dạng bố cục nhìn "dễ chịu"): Ngoài dạng tam giác nêu trên, dạng L-shaped (hay L ngược), S-shaped (hay S ngược), Z-shaped (hay Z ngược), C-Shaped (hay C ngược) củng tạo được những bố cục nhìn "pleasing" nhất.
Ví dụ về L-Shaped
Vi dụ về S-Shaped
7. Subject Tone: Sau khi đặt chủ đề lên trên đường mạnh hay điểm mạnh rồi, một điểm quan trọng nữa là cái "tone" của chủ đề phải sáng hơn, nét hơn, màu sắc nổi bật hơn (nếu chụp màu) những phần còn lại của hình.
Trong ví dụ này, độ sáng và nét làm nổi bật mặt (frontal) của chủ đề và giúp "stand out".
Bài 4: Góc chụp và Sự nhìn nhận chủ đề
Link : http://onvn.net/showthread.php/4846-Bài-4-Góc-chụp-và-Sự-nhìn-nhận-chủ-đề
Tip này gồm có 4 phần: Camera Height, Head Positions, Framing, và Tilted Camera. Tip này bàn về "perspective" (tạm dịch là "cánh nhìn nhận chủ đề" CNNCĐ). Nói chung, vị trí đặt của camera ảnh hương đến "hình dạng của chủ đề. Hiểu rõ những qui tắc này sẽ giúp ta giữ đúng hay thay đổi (distorted) bề ngoài (appearance) của chủ đề khi cần.
1. Camera Height: Khi di chuyển Camera theo chiều dọc thì lưu ý những điểm sau đây:
Nếu chụp Head-and-Shoulders (hay Head-shot) (Tạm dịch là Bán Chân Dung) thì camera phải đặt ngang tầm với cái đỉnh của lỗ mũi (nose tip) để giữ đúng perspective.

Nếu chụp Three-Quarter-Length (Dưới thắt lưng và trên đầu gối) thì camera phải được đặt ở tầm đâu đó giữa vai và thắt lưngđể giũ đúng perspective.
Nếu chụp Full-Length (Chụp "nguyên con" :noexpress ), thì camera phải được đặt ngang thắt lưng để giũ đúng perspective.
Nói chung, từ những điểm chuẩn để giữ cho chủ đề đúng "perspective" kể trên, nếu ta di chuyển camera cao lên thì sẽ làm cho chủ để thấp đi, hoặc thấp xuống thì chủ đề sẽ cao lên. Vì vậy điều chỉnh camera sao cho chủ đề nhìn "lý tưởng" nhất (việc này thì tùy theo quan điểm riêng của người chụp).
2. Head Positions (vị trí đầu): Nếu Camera Height ảnh hưởng đến chiều cao của chủ đề thì Head Positions ảnh hưởng đến trọng lượng của chủ đề (tuy nhiên củng tùy thuộc vào cách đặt ánh sáng nữa).
Có 3 vị trí đầu cơ bản nhất trong chân dung là: 7/8, 3/4, và profile.
Seven-Eighths View (7/8): Ở vị trí này một bên mặt của chủ đề được thấy nhiều hơn phía bên kia, tuy nhiên ta vẫn thấy đươc cái tai.
Three-Quarters View (3/4): Chếch sang 1 tí nữa cho đến khi cái tai khuất đi thì ta có 3/4 view.
Profile: Tại góc chụp này, ta chỉ thấy một bên của mặt.
Bạn có thể kết hợp "camera height techique" và "head positions" để làm cho chủ đề "nhỏ con" đi.
Ảnh này được chụp high angle và 3/4 view.
3. Framing: Đây là 1 kỹ thuật rất quan trọng đến CNNCĐ (Cách nhìn nhận chủ đề). Thường thì ảnh được chụp trên những format tiêu chuẩn như: 4-by-6, 5-by-7, 5-by-5, 5-by-4, để tăng thêm tính đa dạng cho format thì ta dùng phương pháp Framing, có nghĩa là dùng những đường thực và đường ảo để tạo nên 1 cái frame khác bên trong một trong những frame tiêu chuẩn kể trên.
Ảnh này cái cột bên trái (đóng vai trò đường thực) và cánh tay (đường ảo) "frame" chủ đề lại để phá đi cái frame kinh điển tỉ lệ 3/2.
Ảnh này bố cục được chặc chẽ hơn là nhờ cái vòm phía sau "frame" chủ đề lại.
Đây là một dạng đặc biệt của framing. Chủ đề được đặt sau tấm lưới. Tấm lưới tạo nên những đương chéo để phá đi tính cô đọng của frame kinh điển và đồng thời "frame" chủ đề thành những mảng nhỏ.
Đây là một kiểu rất sáng tạo về cách framing của anh Soneros. Trong ảnh này ta thấy framing không nhất thiết phải là cái "frame" được tạo bởi những đương thật mà có thể là sự kết hợp giữa đương thực và cạnh của frame. Và đặc biệt là frame trong ảnh này có tính chất "implied" và "abstract" đòi hỏi người nhìn phải suy tưởng ra (chứ không phải suy diễn ra ).
4. Tilted Camera (Kỹ thuật nghiêng máy): Kỹ thuật này được dùng để tạo bố cục ảnh, nếu mục đích này không đạt được thì có nghĩa là "lệch" máy :
Ảnh này chủ đề pose thiếu linh động nên máy được nghiêng để tạo bố cục đường chéo và L-form.
Ảnh này máy được nghiêng, tuy nhiên , không giống như ảnh trên, người xem không biết máy đươc nghiêng theo góc độ nào vì chung quanh không có gì căn cứ theo để so sánh.
Tóm lại, những kỹ thuật kể trên giúp ta làm chủ được bố cục, thay đổi hay giữ CNNCĐ (perspective) để đạt đươc kết quả theo ý muốn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 5 : Shutter Speed ( Tốc độ hay Thời chụp)
Link : http://onvn.net/showthread.php/4839-Shutter-Speed-(-Tốc-độ-hay-Thời-chụp)
Phần tiếp theo các bạn sẽ quan tâm đến đó là tốc độ chụp. Như đã đề cập ở phần đầu tiên, lượng ánh sáng vào film phụ thuộc vào thời gian màn chập mở, tuy nhiên có thể kết hợp với việc thay đổi khẩu độ để có được hình ảnh cùng độ sáng với các tốc độ chụp khác nhau. Trên máy tốc độ nhỏ hơn 1s được ký hiệu bằng một con số thông thường. Ví dụ 250 nghĩa là 1/250s, 30 là 1/30s... Tốc độ lớn hơn 1s thì ký hiệu là con số đi kèm với dấuví dụ 2” là 2s, 8” là 8s...
Khi chụp chủ đề chuyển động là lúc bạn sẽ lưu ý đến tốc độ chụp. Để bắt đứng chủ đề bạn sẽ phải chụp với tốc độ nhanh. Ngược lại để có ảnh mờ dạng chuyển động (motion blur) bạn sẽ chụp với tốc độ chậm hơn. Xem hình ảnh minh họa sau đây để thấy rõ hơn.

Cùng chụp chiếc xe chuyển động, nhưng các bạn thấy rõ rằng tốc độ chụp càng chậm thì chủ đề càng không rõ. Khi chụp ảnh không có chân máy để không bị “rung tay” thông thường sẽ phải chụp với tốc độ từ 1/30s thậm chí có thể từ 1/60s trở lên. Chụp với tốc độ chậm hơn, cần thiết bạn phải dùng đến chân máy.
Khi chụp trong điều kiện ánh sáng đủ không có khả năng chụp với tốc độ chậm được thì bạn sẽ phải dùng đến kính lọc ND (Neutral Density). Kính lọc này sẽ giúp bạn giảm cường độ sáng vào ống kính. Ngược lại khi chụp ban đêm điều kiện ánh sáng không đủ, bạn phải có chân máy để chụp với tốc độ chụp chậm.
Tôi sẽ quay lại phần kính lọc ND này chi tiết hơn sau bài này.

Khi muốn thể hiện sự chuyển động của chủ đề, bạn sẽ dùng kỹ thuật lia máy (paning). Có nghĩa là khi chụp máy sẽ được lia “bám” theo chủ đề. Khi đó chủ đề sẽ rõ nét, phông nền sẽ lu mờ.

Đôi khi chụp phong cảnh, cần có sự thể hiện một chuyển động nào đó như mưa rơi, nước chảy ….thì bạn cũng sẽ dùng đến tốc độ chụp chậm hơn. So sánh hai hình dưới đây bạn sẽ thấy hiệu quả của việc chụp tốc độ chậm tạo ra hình ảnh chuyển động của dòng suối.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vài thủ thuật chụp đẹp ảnh số
http://onvn.net/showthread.php/4476-Vài-thủ-thuật-chụp-ảnh-số-đẹp
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
Tạo ấn tượng khác lạ cho tấm hình khi chụp ngoài trời nắng: Nếu thật sự muốn tạo một ấn tượng khác lạ chonhững tấm hình, chúng ta có thể dùng một bộ lọc bằng kính phân cực. Giảm được cường độ sáng và các phản chiếukhông mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.
Nếu máy ảnh không có bộ lọc, bạn có thể dùng một kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khinhìn qua màn hình LCD. Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phảicủa bạn. Lúc này, chất lượng ảnh sẽ tốt khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.
Chụp ảnh ngoài trời : Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong máy ảnh số là chế độ “fill flash” hay còn gọi là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, chúng ta sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp ảnh ngoàitrời.
“Flash on”: camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà chúng ta chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mặt trời chiếu sáng từ tóc đến hông hoặc đến lưng (thường được gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng đèn flash để chiếu. Việc này sẽ khiến người được chụp thoải mái hơn, không bị nheo mắt. Một điều cũng nên chú ý là tầm chiếu sáng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3 mét hoặc ít hơn, do đó chúng ta không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.
Chụp cận cảnh với chế độ “macro mode ”: Khi muốn lưu giữ những thế giới tí hon thú vị như hạt sương trên lá, hoa cỏ, bạn không cần phải nằm dài ra đất khi sử dụng chế độ “close up” hay “macro mode” trên máy ảnh số. Tuy nhiên, khi dùng chế độ này, tấm hình chỉ có chiều sâu hạn chế. Vì vậy, chỉ tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.
Chụp hình nước chảy chậm: Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm một bố cục chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó, để cửa trập mở trong một, hai giây. Chúng ta sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh có chế độ mở của cửa trập thì đặt theo f8, f1 hay f16. điều này sẽ giúp chúng ta tạo chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.
Đặt giờ chụp : Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Chúng ta có thể dùng “salf timer” cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hoặc bắt hình trôi
chậm.
Chỉnh độ nhạy bắt sáng (ISO) : Nên để ISO phù hợp với điều kiện ánh sáng làm sao vừa dễ chụp, vừa đẹp. Độ nhạy cao dễ chụp trong điều kiện trời xẩm tối, đêm hay trong nhà nhưng sẽ gây ra hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy, nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời u ám. Với 800 hoặc 1.600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà không phát đèn chớp.
Trên máy ảnh thường có các chế độ lấy ánh sáng giúp theo ý muốn.
Apertre (A)không dùng đèn flash: Chỉ phù hợp khi chụp với nguồn sáng mạnh (8 giờ sáng đến 6 giờ chiều mùa hè, không áp dụng khi chụp trong nhà. Nếu nguồn sáng yếu mà bạn vẫn cố tình để chế độ này thì ảnh sẽ bị mờ nét, trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng).
Speed (S), không dùng flash: Chỉ nên sử dụng chế độ này khi ánh sáng ngoài trời tốt, một người hoặc vật đang chuyển động với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, độ nét sâu của hình ảnh sẽ bị hạn chế.
Auto: Chụp ở chế độ tự động, máy sẽ tự động phát đèn flash để đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng. Nhược điểm của chế độ này là ảnh chỉ sáng được những vị trí mà đèn chiếu tới và thông thường hậu cảnh sẽ bị tối trừ khi chúng ta chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Nếu chụp flash khi trời nắng, các điểm khuất của mặt người được chụp như hốc mắt, mũi, vùng cổ.. sẽ không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn mặt
http://onvn.net/showthread.php/4840-Các-chế-độ-chụp-căn-bản
Trên máy SLR hiện nay đều được hỗ trợ bằng các thiết bị điện tử. Thông thường trên các máy sẽ có 4 chế độ căn bản sau đây:
1.Manual: (Thủ công)
Các thông số chụp khẩu độ và tốc độ sẽ chọn hoàn toàn bằng thủ công. Đôi khi bạn cố ý muốn chụp một bức ảnh với các thông số khác biệt dạng như dư sáng overexposure hay thiếu sáng (underexoposure) … bạn sẽ phải chọn chế độ chụp này. Ký hiệu trên máy: M 
2.Progaram: (Tự động hoàn toàn)
Hai thông số tốc độ và khẩu độ sẽ do máy hoàn toàn tự chọn. Công việc còn lại của bạn là lấy nét và chụp. Ký hiệu trên máy: P
3.Aperture-Priority ( Chọn khẩu độ _ Tốc độ chụp tự động)
Chế độ này người chụp sẽ chọn khẩu độ và tốc độ chụp sẽ do máy tự động đưa ra. Chế độ này thường được chọn để kiểm soát vùng ảnh rõ DOF. Tuy nhiên cần lưu ý khi ánh sáng thiếu việc chọn độ mở ống kính bé có thể làm tốc độ chụp giảm thấp khiến ảnh bị run tay. Ký hiệu trên máy A hay Av
4.Shutter speed- Priority ( Chọn tốc độ chụp _ Khẩu độ do máy tự chọn)
Chế độ này người chụp sẽ chọn trước tốc độ chụp, máy sẽ tự động chọn khẩu độ tương ứng. Chế độ này thường được chọn khi chụp ảnh động nhằm kiểm soát hiệu quả tạo động trên ảnh. Ký hiệu trên máy S hay Tv
Trên đây là các chế độ căn bản. Các nhà sản xuất còn thiết kế các chế độ tự động khác như chụp thể thao, chụp phong cảnh, chụp chân dung… thì các bạn sẽ xem trong hướng dẫn đi kèm theo máy.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
10 điều cần lưu ý để có được tấm ảnh đẹp
http://onvn.net/showthread.php/4475-10-điều-cần-lưu-ý-để-có-được-tấm-ảnh-đẹp
1. Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ.
Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ cúi người xuống cho ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảnh khắc cảm xúc nhất của đối tượng.
2. Chú ý đến hình nền phía sau đối tượng
Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải quan sát khung cảnh xung quanh đối tượng, hãy biến động tác này thành thói quen trước khi bấm máy, nó rất cần thiết cho bạn để có được tấm ảnh đẹp, không bị lỗi. Không để một cái cây, cọc… mọc lên từ đầu của chủ thể. Không để ánh sáng phía sau lấy mất sự chú ý của người xem từ chủ thể.
3. Học cách dùng đèn ngoài trời
Đèn không chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn còn được dùng ngoài trời nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của ánh sáng mặt trời. Khi chụp hình người ngoài trời, nếu hướng chụp không cùng chiều với hướngsáng thì ta nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh đèn để làm sáng cácvùng khuất như hốc mắt, cổ…
4. Tiến gần đến chủ thể
Bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn là tâm điểm của tấm hình, vì vậy khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá, sẽ không khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên, cũng không đến gần quá, không nên đến sát quá 1m
5. Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình
Hầu hết chúng ta đều nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì mới đúng, quan niệm này hoàn toàn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh đối tượng chụp thì ta nên cho đối tượng ở gần hai đườngchia hình ra làm 3 phần bằng nhau.
6. Cẩn thận khi lấy nét
Hầu hết các máy ảnh khi lấy nét tự động đều dựa vào điểm giữa của tấm hình để lấy nét, trong khi ta lại muốn đối tượng chụp không đứng giữa tấm hình. Do đó, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặcđối tượng sẽ đứng ngay chính giữa tấm hình.
Khắc phục: Cho đối tượng đứng đúng vị trí cần chụp, để máy ảnh lấy nét ngay đối tượng, ta bấm nút chụp xuống một nửa (không bấm chụp) để giữ điểm lấy nét đó, sau đó ta thay đổi vị trí của máy ảnh để có khung hình ưng ý, rồi bấm tiếp một nửa còn lại để chụp. Với máy ảnh số ta có thể tái bố cục lại tấm hình bằng máy tính.
7. Không phải đèn Flash có thể chiếu đến mọi nơi
Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù hợp với cầu hình của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này không quá 3m. Nếu thấy hơi tối thì cứ dùng đèn.
8. Chú ý đến ánh sáng
Trong tấm hình thì áng sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sát môi trường ánh sáng xung quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối tượng chụp dưới các tán cây vì sẽ thấy ánh sáng loang lổ trên đối tượng. Muốn lấy ánh sáng đẹp thì nên chụp vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.
9. Chụp hình đứng
Chúng ta hầu hết đều chụp hình theo hướng nằm ngang, không phải lúc nào cũng đẹp, hãy xoay máy ảnh của bạn lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc, bạn sẽ có những tấm hình thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chụp hình dọc thay vì hình nằm ngang, hình ngằm ngang dùng để diễn tả sự bao la,rộng lớn…
10. Hãy cho người được chụp biết phải làm gì
Bạn cầm máy ảnh, bạn bấm máy, bạn sẽ là đạo diễn, đối tượng chụp là diễn viên. Hãy nói cho họ phải làm gì, đứng thế nào… bởi vì không phải ai cũng là người mẫu. Hãy làm những động tác gây chú ý, tránh có những không mặt thời ơ trong một đám vui tươi, nó sẽ phá hỏng tấm hình của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét