Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Tổng hợp các comments từ diễn đàn www.ketcau.com


Ðề: Chọn tiết diện cột sơ bộ.
Chọn tiết diện cột sơ bộ thì tính như sau
(1.2->2)*S*k*n*1.1 = N
F=N/Rn
1.2->2 là tải bình quân(Chính xác hơn là 1.4->1.6 T/m2)
S : diện tích sàn sử dụng của 1 tầng truyền tải vào 1 cột.
k : hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen (lấy từ 1.2-1.5)
n : Là số tầng sàn bên trên tiết diện cần tính toán
thế còn 1.1 nghĩa là gì? (hệ số rủi ro)
N : Lực dọc (thẳng đứng) trong cột.
F : Tiết diện cột sơ bộ.
Rn : cường độ tính toán chịu nén của bê tông (ví dụ bê tông M200 thì Rn=90kg/cm2 hay 900T/m2)
* * *
Về độ mảnh : Lamđa = Lo / i < Lamđa(gh)
Trong đó  Lo – chiều dài tính toán của cột; i – bán kính quán tính của tiết diện, với tiết diện chữ nhật cạnh b (hoặc h) thì i = 0.288b (hoặc 0.288h), với tiết diện tròn đường kính D thì i = 0.25D; Lamđa(gh) – độ mảnh giới hạn, với cột nhà Lamđa(gh) = 100.
*
*          *

Ðề: TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột
NGOC_IBST : Có nhiều trường hợp đài cọc đỡ cột mà bên dưới chỉ có 1 hoặc 2 cọc. Lúc này, việc tính toán phân chia tải trọng tác động lên cọc sẽ được thực hiện như thế nào ??? (Các bác giúp em với).
Trongtri : hihi cái này thì em vẫn thường làm nhưng không biết đúng không ( em vẫn tin vào quy trình tính móng cọc của mình ) đó là em mô hình luôn cả hệ kết cấu vào trong mô hình tính. một chu trình tính móng cọc được lập ra với nguyên lí giằng móng có tác dụng phân tải cho cọc và chịu một phần lớn mô men lệch tâm
 Nhưng không biết giờ bác Ngọc thấy em tính có buồn cười không nữa hihi
 em cũng có thể làm ntn em mới nghĩ ra
 Em cho giằng móng và nền đất quanh đài chịu mô men ấy , nghĩa là sẽ bị nén và xoay khi đó em dựa vào độ cứng của giằng móng và đất nền em mô hình mộ hệ lò xo quanh đài móng kết hợp với đài và cọc ta có một hệ kết cấu, có thể tính ra nội lực đầu cọc một cách tương đối
 Được không bác nhỉ ?
NGOC_IBST : Qua một số ý kiến trao đổi cho thấy hóa ra việc thiết kế đài cọc có nhiều cọc lại đơn giản và dễ hơn rất nhiều so với khi đài cọc chỉ có 1 hoặc 2 cọc. Hóa ra không phải lúc nào ít thì cũng đơn giản và nhiều thì phức tạp nhỉ. Hì hì. . Cái việc cái đài nó chỉ có 1 hoặc 2 cọc là ngại lắm vì khó ổn định về mặt hình học, giống như làm xiếc ấy. Các cụ ngày xưa nói vững như kiềng 3 chân là có cái lý của nó đấy. Vì vậy, nếu không bị quá trói buộc thì nên tránh cái phương án đài cọc có 1 hoặc 2 cọc mà nên bố trí ít nhất là 3 cọc để cho tâm cột nằm trong cái diện tích bao của các cọc. Cái này hôm trước đã có thảo luận với hanh_pro10 rồi và nảy sinh ra ý muốn trình bày vấn đề này rõ hơn nên mở thêm topic này.
 Khi tải trọng chân cột bé đến nỗi có vẻ chỉ cần 1 đến 2 cọc là đủ thì tốt nhất nên chọn cọc có đường kính nhỏ hơn để tăng số lượng cọc dưới một đài cho đủ lớn hơn hoặc bằng 3 cho dễ tính toán và kiểm soát xử lý trong quá trình thi công sau này. Tuy nhiên, không phải lúc nào muốn cũng được vì vậy cũng có lúc buộc phải bố trí 1 hoặc 2 cọc dưới 1 đài. Vậy thiết kế phải làm cái gì đây. hà mệt rồi đây:
1. Xác định tải trọng tác dụng lên đài.
 Đây là việc cứ tưởng dễ nhưng nếu không lưu ý thì coi như toi. Do việc thi công hạ cọc cho phép sai số tọa độ là 10 cm cho nên có thể lấy trường hợp này làm trường hợp nguy hiểm nhất. Mô men lệch tâm bổ sung lên đài sẽ bằng N*10 cm. Cái anh mô men này có quyền chạy theo bất cứ phương nào trong trường hợp đài chỉ có 1 cọc và chạy theo hai hướng của phương vuông góc với đường nối hai cọc trong trường hợp đài có 2 cọc. Với các đài từ 3 cọc trở lên, cái sai số vị trí các cọc có thể gây ra mô men lệch tâm so với tâm tính toán nhưng vẫn nhỏ hơn so với cái khả năng chịu thế chân kiền của đài.
 Khi tính toán, cái anh tải trọng này phải được xét tất cả các khả năng kết hợp cùng với nội lực chân cột N M Q sao cho hệ đài cọc đảm bảo khả năng chịu lực.
2. Tính toán kiểm tra cường độ:
 Có nhiều người đã sử dụng các kiểu phần mềm để giải bài toán phân chia tải lên cọc khi xét đến liên kết với các giàng móng và móng lân cận nhưng các tải trọng tác dụng lên đài thì vẫn đúng tâm hình học của các cọc mà không xét đến độ lệch tâm khi thi công. Cái cách này có thể cho ra kết quả "thỏa" và thế là cảm thấy yên tâm là mình giỏi quá. Thế là xong. Nếu xét đến ảnh hưởng lệch tâm do sai số tọa độ khi hạ cọc thì vẫn có thể toi. Không tin thử mà xem. Toi là bởi có quá nhiều trừong hợp lệch tâm do sai số thi công mà rất khó biết trường hợp nào là nguy hiểm nhất với cả nguy hiểm nhì.
 Đơn giản tính toán bằng các cách giải gần đúng sẽ dễ kiểm soát hơn.
 Cho rằng, khi đài có 3 cọc trở lên thì đúng là móng cọc. Lại cũng cho rằng khi đài không có cái cọc nào thì là móng nông. Vì vậy, các trường hợp đài có 1 cọc hoặc 2 cọc sẽ là nằm đâu đó giữa cái anh móng cọc và anh móng nông vậy.
 Thường với các trường hợp này thì sưc chịu tải dọc trục của các cọc là thừ đủ và lớn hơn nhiều tải trọng nén của cột. Vấn đề còn lại là cái anh mô men chân cột và anh mô men do lệch tâm sai số vị trí khi thi công cọc mà thôi. Lúc này thì móng nông ơi, giúp ta chịu cái mô men này nhé. Cho thêm cai anh phản lực tiếp xúc dưới đáy các đài và đáy các dầm lan cận cùng tham gia chịu lực mô men. Có thể đơn giản bằng cách cắt các dầm móng cho 1 đài độc lập để tính cho các trường hợp có các phương mô men khác nhau với áp lực tiếp xúc không nên vượt quá Su của đất.
 Lưu ý khi thi công các công trình này, đáy đài và đáy dầm móng cần được thi công kỹ để tăng khả năng chịu lực của nền.
 Nói chung là không đơn giản. Tốt nhất thấy phức tạp thì cố mà tránh nó ra cho đỡ mệt. Tính kiểu gì rồi cũng bị vặn vẹo thôi.
Lthienkt : Trước khi đọc bài này của bác thì em cũng làm nhiều đài 2 cọc (nhà dân ) mặc dù biết nó không ổn định nhưng em cứ TẠM NGHĨ là hệ giằng sẽ đóng vai trò bảo kê nên nhịp to bé đều làm giằng 30x50 hoặc 30x60 trở lên cho đủ cứng. và thêm nữa đài nhiều cọc cột lệch tâm cũng cho thành đúng tâm để tính và độ lệch tâm này cho anh giằng chịu. Thành thật sorry bác và những anh em kết cấu chân chính . Chắc có gia đình vào sẽ bớt liều hơn > Thanks bác nh.
Plka : - đài 1 cọc thì tính cọc chịu mỗi em lực dọc, còn lại là giằng chịu tất!
 - đài 2 cọc thì cọc phương nào chịu mô men thì chịu cái mômen bên trên truyền xuống, cái còn lại vuông góc thì giằng chịu.
 - đài >2 cọc thì tính cọc chịu tất.
 Lí do : lực truyền đến đâu trước thì cái đó chịu trước.
 Vấn đề nảy sinh :
 - Đài 1 cọc thì cái đài cấu tạo thế nào với các thứ còn lại?
 - Có cả giằng 2 phương vào đài cọc >2 cọc, giằng chịu bao nhiêu % mô men?
 - Cấu tạo giằng, sàn hầm nếu có như thế nào thì tốt với đài?
 - Với cọc nhồi, có bỏ giằng được không, giải thích vì sao được hoặc ko?
 - Sơ đồ tính đài - cọc xem là cứng tuyệt đối hay xem là đài mềm ngồi trên gối lò xo, thế nào thì đúng hơn và đúng hơn trong trường hợp nào, khi nào thì dùng cái này khi nào dùng cái kia?
 Mời các bạn thảo luận!
3dnow : Trích: <<Nguyên văn bởi NGOC_IBST 
Thường với các trường hợp này thì sưc chịu tải dọc trục của các cọc là thừ đủ và lớn hơn nhiều tải trọng nén của cột. Vấn đề còn lại là cái anh mô men chân cột và anh mô men do lệch tâm sai số vị trí khi thi công cọc mà thôi. Lúc này thì móng nông ơi, giúp ta chịu cái mô men này nhé. Cho thêm cai anh phản lực tiếp xúc dưới đáy các đài và đáy các dầm lan cận cùng tham gia chịu lực mô men. Có thể đơn giản bằng cách cắt các dầm móng cho 1 đài độc lập để tính cho các trường hợp có các phương mô men khác nhau với áp lực tiếp xúc không nên vượt quá Su của đất.
 Lưu ý khi thi công các công trình này, đáy đài và đáy dầm móng cần được thi công kỹ để tăng khả năng chịu lực của nền.
 Nói chung là không đơn giản. Tốt nhất thấy phức tạp thì cố mà tránh nó ra cho đỡ mệt. Tính kiểu gì rồi cũng bị vặn vẹo thôi. >>
Theo mình thấy thì tính thế này cũng chưa ổn lắm, vì khó mà có thể coi mô men lệch tâm đó do móng nông chịu, vì cơ bản là độ cứng của nền đất dưới móng nông khá nhỏ so với cọc nên ko chắc mô men đã truyền hết vào đó. Còn cái vụ dầm móng có chịu một phần mômen thì miễn bàn.
Nguyencongoanh : Cách đây gần 10 năm em có làm cho ông xếp khá thân con 5 tầng chỉ có 1 cọc tại mỗi tim. Mà trong lúc thi công đến tầng 5 có trận động đất lớn nhất ở HCM trong lịch sử, nhà nhà rung rinh, đồ đồ đạc đạc rung rinh...cái 5 tầng đó cũng hơi rung rinh nhưng không sao. Vẫn sử dụng đến giờ. Chứng tỏ 1 cọc vẫn OK. Thí nghiệm dynamic miễn phí
Ksquang : Nhà phố xây chen mình vẫn thiết kế đài cọc 1 tim (1 cột 1 tim cọc). Nhưng là cọc khoan nhồi nên độ lệch tâm không lớn. Dầm móng trục ngang nhà kích thước 200x500, 200x600, 200x700 cho nhịp 4m, 5m. Sử dụng đến giờ đã 7 năm, vẫn OK
*
*           *
Cọc khoan nhồi :
Đặt thép thân cọc nhồi bê tông phải xác định bằng tính toán và phải phù hợp với các yêu cầu sau đây:
 - Mật độ đặt thép trong cọc chịu nén dọc trục không nên nhỏ hơn (0,2 ~ 0,4)%, đường kính cốt thép dọc không nên nhỏ hơn 10mm, cốt thép dọc trong cọc chống phải đặt liền suốt chiều dài thân cọc và phải bố trí đều theo chu vi cọc.
 - Cọc chịu tác dụng của lực ngang, nội lực thân cọc có thể tính theo phương pháp “m”, độ dài của cốt dọc là 4.0/a, khi độ dài cọc nhỏ hơn 4.0/a phải đặt suốt chiều dài cọc. Trong đó a là hệ số biến dạng của thân cọc, suất đặt cốt thép dọc của cọc không nên nhỏ hơn (0.4 ~ 0,65)%.
 - Cọc chống nhổ phải căn cứ vào tính toán để đặt cọc thép chịu kéo theo suốt chiều dài hoặc một phần chiều dài thân cọc, cốt thép dọc phải được bố trí đều theo chu vi cọc. Đầu nối hàn của cốt thép dọc nhất thiết phải phù hợp với yêu cầu của đầu nối chịu kéo.
 - Đường kính cốt đai có thể từ 6 ~ 10mm, khoảng cách có thể 200 ~ 300mm, nên dùng loại cốt đai hàng xoáy ốc hoặc là vòng tròn. Cọc chịu lực ngang thì cốt đai ở phần đầu cọc phải tăng dày thoả đáng. Khi độ dài cốt dọc trên 4m thì cứ cách 2m nên đặt 1 đường cốt thép hàn tăng cường.
 - Lớp bê tông bảo vệ cốt thép dọc phải có độ dày không nhỏ hơn 30mm, khi đổ bê tông dưới nước thì lớp bê tông bảo vệ cốt thép không nhỏ hơn 50mm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét