*CẢNH BÁO:
Campuchia, đất nước bị bỏ bùa!?
•Dạo này trên mạng xem thấy một số cảnh xẩy ra với đồng bào mình ở Campuchia mà đau lòng. Những cảnh tượng tra tấn người Việt dã man khiến trong lòng lão dậy lên một nỗi căm giận, muốn cầm súng sang tận nơi tiêu diệt những loài man rợ ấy.
-Những thanh niên nam nữ Việt Nam bị cho vào túi nhựa đen buộc kín giãy giụa với những cú đánh đập bên ngoài, có người đã tắt thở, túi im lặng. Những thanh niên trẻ bị chúng đánh đập giẫm giầy da lên mặt, những cô gái Việt Nam xinh đẹp bị chúng dùng roi điện dí toàn thân, dí cả vào chỗ kín…
Nhưng hôm qua thấy một cảnh trên trang phây của Hoan Nguyên, vài tên Campuchia vật một thanh niên ra mổ bụng lấy nội tạng mới khiến tôi kinh hoàng tột độ. Tại sao lại có những con người vô cùng man rợ như vậy ?
Đặt câu hỏi vậy thôi, trên thực tế tôi quá hiểu dân tộc Campuchia bởi từng sống với họ 6 tháng ở trại tị nạn Philippines, tiếp xúc với họ quá nhiều. Ở Philadelphia, Hoa Kỳ nơi bố mẹ tôi sống có một cộng đồng Campuchia rất lớn. Cháu gái tôi lại quỷ tha ma bắt thế nào lấy phải một thằng Campuchia tồi tệ, may mắn thoát khỏi hắn thì lại rơi vào một cậu Campuchia khác, nhưng tay này có lương tâm và đạo đức nên cuộc sống giờ cũng ổn định. Cậu ta cũng chán ghét thói lạc hậu dã man của cộng đồng mình mà cố tình tránh xa, đưa vợ con về sống ở Florida.
Đã quá hiểu về Campuchia, nhưng để hiểu hơn trên lý thuyết học thuật, tôi có đọc cuốn sách của Joel Brinkley “Cambodia’s Curse : The Modern History of A Troubled Land” (Campuchia - Đất nước bị bỏ bùa: Lịch sử hiện đại của một vùng đất đầy rắc rối) và qua đó hiểu Campuchia một cách tường tận hơn.
Tôi muốn phân tích về dân Campuchia để thấu tỏ sự man rợ trên đây do đâu mà có. Nhưng trước khi viết tiếp, tôi may mắn là đang được sống trên đất nước Việt Nam ngàn năm văn vật, có nền văn hóa kính trên nhường dưới, hiền lành lương thiện, nhân văn đức độ, cộng đồng chung sống, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, biết nhận thức xấu tốt để không bị nhiễm thú tính như dân Campuchia. Đi trên đường phố quê mẹ, cũng không phải lo sợ bị bọn người bắt cóc mổ bụng moi nội tạng…
Với kinh nghiệm là phóng viên kỳ cựu của tờ The New York Times, Brinkley đã phỏng vấn nhiều người ra quyết sách, bao gồm các chính trị gia và doanh nhân Campuchia, đại sứ và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, nhân viên các tổ chức phi chính phủ đóng quân tại địa phương và người dân Campuchia đang chịu nhiều đau khổ. Ông cũng đã sàng lọc một số lượng lớn các bản tin và báo cáo điều tra để viết một cuốn sách dài 200.000 từ.
Trong đó trình bày chi tiết về những khó khăn kinh tế, thao túng chính trị, chiếm đoạt và phát triển đất đai, nạn phá rừng bất hợp pháp, chăm sóc y tế và giáo dục tồi tệ, và nạn hối lộ của Campuchia trong 17 chương. Cuốn sách rất hấp dẫn, mô tả sự quản lý đất nước yếu kém do các nhà lãnh đạo Campuchia cố tình gây ra; tác giả sử dụng các báo cáo phong phú và chuyên sâu để phác họa bộ mặt thật của Campuchia. Bao gồm cả những người dân đang sống trên vùng đất cằn cỗi này và những gốc rễ lịch sử sâu xa dẫn đến tình trạng khó khăn ngày nay.
Kiệt tác gây sốc của Joe Brinkley, người từng đoạt giải Pulitzer. Sau Triều Tiên, đây là một quốc gia khác mà bạn nên biết nhưng chưa bao giờ tìm hiểu sâu. Angkor Wat ẩn chứa nét quyến rũ văn hóa bí ẩn, hấp dẫn và giàu tình tiết. Thực tế, Campuchia giống như một đất nước bị lời nguyền ma mị. Hàng triệu người bị mắc kẹt trong cơn ác mộng bất tận và từ lâu đã mất đi sức mạnh để đấu tranh...
Vào những năm 1970, Khmer Đỏ cai trị Campuchia và thảm sát 2 triệu người, tương đương một phần tư dân số. Vào những năm 1990, Liên Hợp Quốc đã tiếp quản Campuchia. Nhiều quốc gia đã quyên góp những khoản tiền khổng lồ, nhưng chúng lại rơi vào túi các quan chức chính phủ. Cuốn sách "Campuchia: Đất nước bị bỏ bùa" của Joe Brinkley đã vạch trần bộ mặt thật của Campuchia và những gốc rễ lịch sử sâu xa dẫn đến tình cảnh khó khăn ngày nay.
Đọc cuốn sách này, chúng ta có thể hiểu tại sao một đất nước lại lầm đường lạc lối và trở thành như vậy. Lịch sử đã vạch trần những nguyên nhân lâu dài và hậu quả ngắn hạn, khiến người dân phải âm thầm chịu đựng đau khổ mà không thể kêu cứu.
Campuchia nằm dưới sự cai trị của bọn đạo tặc, quan chức giàu có mà dân thì nghèo khổ, tham nhũng tràn lan, và các thế lực đen tối đang bao trùm đất nước. Một nửa dân số mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn, xuất hiện hành vi bạo lực cực đoan và ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ tương lai. Những vụ việc kinh hoàng như tạt axit, hiếp dâm, đánh vợ và lạm dụng tình dục diễn ra thường xuyên ở mọi ngóc ngách của xã hội mỗi ngày.
Ở đây, tiền bạc quan trọng hơn mạng sống con người. Miễn là có lợi nhuận, giết người và đốt phá không phải là vấn đề; đi học, thi cử, khám bệnh, kiện tụng, vận chuyển hàng hóa, v.v…đều phải hối lộ. Không có tiền thì không thể bàn bạc gì được; mọi thứ đều hợp pháp sau khi trả tiền. Chính phủ chặt cây, buôn người, chiếm dụng tài nguyên y tế, tịch thu đất đai, và sinh kế của người dân bị đe dọa; 40 % trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, và 80% người dân sống một cuộc sống nguyên thủy không khác gì một ngàn năm trước. Ở đất nước không còn hy vọng này, người dân bất lực không thể phát ra tiếng gào thét.
Người Campuchia là một dân tộc nghịch lý, thường thụ động, ít nói và không đe dọa, nhưng lại có thể làm ra hành vi cực kỳ bạo lực và dã man. Lịch sử và tôn giáo của họ dạy họ "không được thể hiện hành vi cực đoan", Youk Chhang, người điều hành Trung tâm Tài liệu Campuchia, nơi thu thập hồ sơ từ thời Khmer Đỏ, nhận xét. "Vì họ đã kìm nén cảm xúc của mình quá lâu, nên khi họ dùng đến bạo lực, họ trở nên rất xúc động và có thể thực hiện các hành vi bạo lực cực đoan."
Bộ trưởng Bộ Phụ nữ Khamsahavi, đồng thời là một bác sĩ, đưa ra một ví dụ lâm sàng: "Tôi nghĩ rằng nhiều người có quá nhiều thứ ẩn giấu trong tiềm thức của họ. Bạn thấy một người trông hoàn toàn bình thường, và rồi một giờ sau, bạn sẽ chứng kiến anh ta hoặc cô ta biến thành người sẽ giết bạn." Khamsahavi và những người khác chỉ ra chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, một chứng bệnh phổ biến trong xã hội, với cơn giận dữ cực độ và hành vi bạo lực đột ngột là những triệu chứng phổ biến.
Nhưng không chỉ có vậy. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng việc không giữ được danh dự là không thể chấp nhận được trong văn hóa Campuchia. Kết luận này được đưa ra bởi một nhóm các nhà nhân chủng học Thụy Điển đến nghiên cứu xã hội Campuchia vào giữa những năm 1990. Họ chỉ ra rằng người Campuchia, giống như hầu hết người châu Á, ít khi đặt vấn đề gì lên trên việc giữ thể diện và giữ gìn phẩm giá cá nhân. Tuy nhiên, "không có truyền thống văn hóa nào về việc dung hòa các quan điểm đối lập hay thậm chí là chấp nhận các quan điểm đối lập", nhóm người Thụy Điển viết trong cuốn sách "Mỗi Nhà, một Đảo" (Every Home an Island).
Điều này có nghĩa là khi một cuộc tranh cãi nổ ra, chắc chắn một bên sẽ mất thể diện. "Vì vậy, khi đàn ông Khmer dùng đến bạo lực các nhóm thanh niên, chồng đánh vợ thì hầu như luôn dẫn đến cái chết." Họ là "những người bất lực hành động vì thất vọng bởi vì 'di sản văn hóa' của họ không có cách nào khác để thoát khỏi những tình huống nhục nhã. Trong hầu hết các trường hợp, bạo lực còn hơn là mất thể diện."
Raoul-Marc Jennar, một người Bỉ từng làm việc cho Liên Hợp Quốc tại Campuchia nhiều năm, kết luận rằng "giết người là chuyện thường ngày, một hậu quả tất yếu, gần như là một phản ứng trực tiếp đối với việc phủ nhận sự bất đồng chính kiến." Trên thực tế, theo logic của Jennar, giết người là một biện pháp cần thiết để xóa bỏ bất đồng chính kiến. Cựu Đại sứ Quinn cũng nhận thấy đặc điểm tính cách này rất nổi bật, ông nói: "Người Mỹ chúng tôi đề cao nghệ thuật hòa giải, nhưng không phải ở đây. Điều đó chưa bao giờ là một phần tính cách của người Campuchia."
Các bác sĩ lâm sàng đã tìm thấy sự nhất quán đáng kinh ngạc trong hành vi và trạng thái tâm lý của người Campuchia. Nhà tâm lý học Richter, người điều trị cho người Campuchia tại San Jose, California và Campuchia, cho biết.
"Không giống như nhiều quốc gia khác, không có sự đa dạng trong quần thể bệnh nhân ở đây. Chỉ có một câu chuyện; hãy hỏi bất kỳ ai và bạn sẽ nhận được một câu chuyện rất giống nhau. Mặc dù tôi chưa gặp họ, nhưng tôi có thể viết hồ sơ trước khi gặp bệnh nhân. Tất cả họ đều bị trầm cảm nặng và nghiện rượu. Tôi hỏi những người phụ nữ đó xem họ có bị cưỡng hiếp không, và tất cả đều nói không. Tôi nói với một nhân viên xã hội, 'Thật đáng kinh ngạc, không ai trong số họ bị cưỡng hiếp cả.' Cô ấy nói với tôi rằng tất cả họ đều đã bị cưỡng hiếp, nhưng họ không muốn thú nhận với một người đàn ông."
Những vị thần Angkor Wat tươi cười và người dân Campuchia đau khổ. Người cho tôi thiên đường và cũng đem đến địa ngục. Hóa ra ở nơi này chẳng có sự khác biệt nào giữa thiên đường và địa ngục! Máu và nước mắt đan xen. Thế giới khốn khổ thực sự thật khó tin. Thật kinh hoàng, phẫn nộ và đau lòng...
Angkor Wat là di sản văn hóa thế giới, và hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây mỗi năm. Tuy nhiên, Campuchia, đất nước nơi Angkor Wat tọa lạc, lại có một trong những chính phủ tham nhũng nhất và người dân nghèo nhất thế giới. Ngoài các điểm du lịch, phần lớn đất đai trong nước còn kém phát triển, và mức sống của người dân nông thôn còn rất thấp. Họ không được hưởng những cơ sở hạ tầng cơ bản nhất của một quốc gia hiện đại như đường sá, nước máy, điện, trường học và bệnh viện.
Trong cảnh nghèo nàn và đồng thời, Campuchia vẫn nhận được hàng trăm triệu đô la viện trợ nước ngoài mỗi năm, và các tổ chức phi chính phủ đủ mọi quy mô đều có văn phòng tại thủ đô Phnom Penh. Với tất cả số tiền này và nỗ lực của những nhân viên cứu trợ, tại sao cuộc sống thường nhật của người dân Campuchia vẫn chưa có những cải thiện đáng kể? Câu trả lời là chính trị và tiền bạc có mối liên hệ với nhau, và những người nắm quyền lực đã tước đoạt hầu hết các nguồn lực lẽ ra thuộc về người dân theo những cách mà người dân bình thường không thể tưởng tượng được phần lớn chứ không chỉ một phần nhỏ.
Tác giả Brinkley đã đến Campuchia để viết báo cáo sau khi Khmer Đỏ sụp đổ. Ba mươi năm sau, ông trở lại Campuchia và nhận thấy rằng người dân Campuchia vẫn là nhóm người bị tàn phá và ngược đãi nhất trên thế giới. Chính phủ tham nhũng và người dân bị mắc kẹt sâu trong đó. Nếu họ không hối lộ chính phủ, họ thậm chí không thể hưởng được những dịch vụ công cơ bản nhất như chăm sóc y tế và giáo dục.
Hầu hết người dân Campuchia vẫn sống lạc hậu và số tiền công quỹ mà các quan chức chính phủ bỏ vào túi riêng thật khó tin. Đồng thời, hơn một nửa số người sống sót sau thời Khmer Đỏ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và vẫn đang phải chịu đựng cho đến ngày nay và nỗi đau này đã được truyền sang thế hệ tiếp theo, khiến toàn bộ đất nước có xu hướng hướng đến một tính cách đen tối và tiêu cực.
Hiểu được Campuchia để chúng ta biết cảnh tỉnh đề phòng. Các bạn trẻ đừng dễ tin và bị lừa đi sang đấy. Phần nữa, sự vô tri man rợ của dân Campuchia lại bị thao túng bởi bọn xã hội đen Trung Quốc, nên Campuchia là một mảnh đất cực kỳ nguy hiểm nên tránh xa. Có đi thăm quan đền Angkor Wat thì nên đi tập thể. Đừng học lão PP một mình một thân vào hang cọp bởi lão có kung fu và luôn luôn tỉnh táo…
*Đã có Video Clip mổ bụng lấy nội tạng.
PHÓ ĐỨC AN 14.7.2025
—————————-
*Đọc thêm:
Cảnh báo bắt cóc người lớn
•Hơn chục năm trước, khi hay lên P6 Cục Cảnh sát Hình sự viết về buôn bán người, mình đã biết có vụ bị bắt cóc rất đáng sợ nhưng không mấy ai biết để cảnh giác.
-Có cô sinh viên một trường đại học ở Thanh Xuân, Hà Nội, tan học đứng chờ bạn bên đường thì một chiếc taxi trờ tới, vờ hỏi đường rồi bất ngờ, lôi cô ý lên xe và đánh thuốc mê. May mắn làm sao khi gần tới biên giới Việt - Trung thì cô ấy tỉnh lại và chạy thoát được, rồi báo công an. Lúc ấy công an mới biết kiểu tội phạm mới này.
-Gần đây, xem các clip nạn nhân từ Campuchia trở về, cũng thấy nhiều người bị bắt cóc (theo một bạn từng làm việc bên đó thì có khoảng 10 % bị bắt cóc, 20 % bị lừa đi). Bọn tội phạm liên hệ với nạn nhân qua điện thoại, rủ đi làm “việc nhẹ lương cao”,như đánh máy mà lương 30 củ/tháng; rủ đi làm việc trong vài ngày ở gần đó và đón nạn nhân đi bằng ô tô. Khi nạn nhân tỉnh dậy đã thấy ở Campuchia rồi.
Sang đó là lập tức bị ký hợp đồng “làm việc” và nếu không lừa được đủ số tiền khoán, sẽ bị chích điện, tra tấn như thời trung cổ. Rồi bán đi công ty khác. Lúc đó nếu gia đình chuộc thì tiền càng cao.
Xem các clip mà khiếp: Có cháu 18, 23 tuổi mà khi trở về không đi nổi, phải khênh vào nhà, có cháu về nằm chờ chết. Nhiều người bị tra tấn sợ hãi đến bị sang chấn, thành tâm thần. Có cô gái 17 tuổi sang đó về với cái bụng bầu, kể lại ngày phải gọi điện lừa đảo, đêm thì phải “phục vụ” không biết bao người Trung Quốc nên không biết cha đứa bé là ai. Mẹ cô kể giờ cô lúc tỉnh lúc khùng.
Các TikToker Phong Bụi và Vũ Phan có cả loạt clip về các vụ việc này, rất kinh hoàng. Mọi người vào xem và share rộng để các bạn trẻ dập tắt ảo tưởng việc nhẹ lương cao.
Mới đây, một kẻ lừa đảo ở Campuchia bị bắt khai là các vụ lừa kiểu công an, điện lực thì nhiều người biết rồi, nên kịch bản mới là bọn chúng nhắm vào các cháu vừa thi vào trường đại học nào đó. Rồi lừa là tuyển đi nước ngoài du học; hoặc nói các cháu bị sai sót điểm trong hồ sơ rồi gửi đường link yêu cầu làm theo. Các cháu bé không có kinh nghiệm nên thấy gọi video có công an (thực ra hình ảnh do AI dựng) thì vội tin.
Mới nhất là chúng có kịch bản nhằm vào những người hiến máu tình nguyện nữa.
Vụ việc gần đây ở ngay Hà Nội: Hai chị em người Thanh Chương, Nghệ An bỗng mất tích. Theo Facebook Dũng Nguyễn Quân, trước đó, hai cháu lên mạng tìm việc làm thêm. Thấy một nơi ở Hà Nội tuyển nhân viên làm ở quán ăn, các cháu tìm đến. Đến quán thì có người đón ngay và bảo đưa đi gặp chủ, rồi đưa về một nơi tập trung, tịch thu điện thoại. Sau đó, đưa các cháu đi Thái Bình ngay trong đêm.
Đến Thái Bình họ không cho các cháu sử dụng điện thoại. Mãi khi gia đình không liên lạc được với hai cháu, mới đưa lên mạng xã hội rầm rộ thì chúng mới lấy điện thoại của các cháu nhắn tin về nhà để người nhà yên tâm. Sau đó các cháu được công an Hà Nội và công an Thái Bình (cũ) đưa về Hà Nội.
Mạng xã hội còn lan truyền thông tin là bọn lừa đảo đi ô tô, giới thiệu với ai đó là chúng bán hàng rất rẻ, hoặc hỏi đường, rồi mời lên xe để xem hàng hay chỉ đường. Khi nạn nhân lên xe là chúng phóng xe đi luôn. Thông tin này mình chưa kiểm chứng được nhưng những gia đình ở hẻo lánh, hay có con cái ở nhà một mình, vẫn nên cảnh giác.
Trên fanpage Tin nhanh xứ Nghệ đăng thông tin: Ngày 12/7/2025, anh Nhâm người Nghi Trường, Nghi Lộc, Nghệ An trên đường đi làm về qua đoạn đường vắng thuộc Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An gặp ba người mặc đồ điện lực, đi ô tô bán tải màu đen. Họ gọi anh lại nói đi làm về có thừa cuộn dây điện, rồi rủ anh lên xe xem và định bắt cóc anh nhưng anh kịp phát hiện và thoát ra.
Thời gian gần đây, liên tục thấy đăng thông tin trẻ vị thành niên hoặc vừa học xong phổ thông “mất tích”. Vì thế, các gia đình có con ở tuổi mới lớn cần thông tin cho các cháu về các thủ đoạn của bọn buôn người, để cảnh giác và có biện pháp ứng phó.
*LƯU Ý :
- Công an không bao giờ làm việc qua điện thoại hay mạng xã hội, nên có công an yêu cầu làm việc qua điện thoại thì 100% là “ công an bên Campuchia” nha !
- Không chuyển tiền cho bất cứ ai không biết mặt biết tên mà gọi qua mạng hay điện thoại, dù họ xưng là công an, điện lực, giáo viên, bác sĩ...
- Không tải app, không nhấn vào link hay gọi vào số máy mà người lạ gửi cho.
THANH HẰNG 17.7.2025
(Thụy My RFI - 22.7.2025)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét