Nếu hỏi Rùa em thấy Campuchia và Thái Lan căng thẳng, em ủng hộ ai ?
Mình ủng hộ hay không cũng chả giải quyết được gì cả. Nhưng mà Thái Lan gọi Campuchia là cái ổ của tội phạm số, thiên đường tội phạm trực tuyến là không quá lời chút nào, Mỹ cũng đã thách Campuchia chứng minh các đặc khu kinh tế mà Trung Quốc đang kiểm soát ở Campuchia không liên quan đến tội phạm trực tuyến, Ngay cả người thường ở Việt Nam cũng biết Campuchia đang dung túng các loại tội phạm này. Không những tội phạm quốc tế lừa đảo số, mà còn là nạn bắt cóc, buôn người ...
Thái Lan họ không sai khi đóng cửa biên giới với Campuchia, bởi lẽ nó sẽ cho phép các loại tội phạm nguy hiểm này xâm nhập vào Thái Lan, đây là an ninh biên giới, anh ninh quốc gia mà bất kỳ nước nào cũng sẽ làm và phải làm. Thái Lan đã hành động dứt khoát và đúng đắn.
Trở lại câu hỏi, Campuchia và Thái Lan xung đột thì người có lợi nhất là ai? Tất nhiên là Trung Quốc, bên bất lợi là ai? Tất nhiên là Thái Lan và Việt Nam.
Ai lợi? Ai nguy cơ? ai cơ hội?
Thoạt nhìn Việt Nam có lợi nhất khi dòng vốn của các quỹ từ Singapore đang rời đi khỏi Thái Lan tìm bến đổ mới, Campuchia cần hàng Việt Nam nhiều hơn, dân Campuchia nhìn về Việt Nam một ánh mắt về một cố nhân một lần nữa…
Hỏi bất cứ ai trên mạng chọn ai? người VN đều chọn Thái Lan dạy cho Campuchia một bài học.
Nhiều người quan tâm chính trị đang đặt câu hỏi phải chăng Hunsen đã già, lẫm cẩm, lú lẫn nên liên tục mắc sai lầm từ ngoại giao đến chiến lược… không… Ông ta có chủ đích tạo ra một va chạm vừa đủ lớn giữa 2 nước trong thời điểm này, nên ông ta liên tục ra đòn khiêu khích Thái Lan đến nổi dân Thái Lan biểu tình đòi bà Thủ tướng 1 là đánh Campuchia, 2 là về vườn!
Vậy mục đích của Hunsen là gì????
Xin thưa hắn cũng chẳng có mục đích gì cả mà chỉ làm theo lệnh.
Vậy khi cuộc đụng độ xảy ra thì chuyện gì sẽ đến trong lúc này, Việt Nam can thiệp?… không.
TQ can thiệp… có, chắc chắn sẽ đưa quân vào can thiệp để hoà giải và chính thức đóng quân trên đât Cam (Ream) mà không bị thế giới dòm ngó, Việt Nam không thể la làng hay phản đối gì cả và rồi cái Vịnh Thailand rơi vào tay Trung Quốc trong khi Mỹ còn đang loay hoay bên Trung Đông.
Vậy kẻ lợi nhất trong ván bài này Là TQ.
Còn bên ngồi im từ đầu đến cuối lại là kẻ bất lợi đau đớn nhất lại là VN.
Cách nhanh nhất là phải hạ nhiệt căng thẳng nhờ Asian và các đối tác bên ngoài khu vực như Hoa Kỳ làm trung gian, để TQ mà ra mặt thì cả cái Asian sẽ bất lợi, Thái Lan bất lợi và Việt Nam cũng bất lợi khi Trung Quốc đưa quân vào bảo vệ cảnh biển của mình ở Campuchia, khi đó sự tồn tại lâu dài của quân đội Trung Quốc trên đất Campuchia sẽ là tiền đề cho Hải Quân PLA tiến tới khống chế vịnh Thái Lan, biên giới Tây Nam và vùng biển Phía Nam của Việt Nam sẽ đối mặt với sự bao vây của TQ trong vùng đặc quyền kinh tế biển phía nam, Hải quân PLA sẽ di đến eo biển Malacca nhanh hơn, an toàn hơn mà không cần phải đột phá chuỗi đảo thứ 1 phía đông - nơi biển đông đang vây hãm hạm đội Trung Quốc.
Vùng biển Tây Nam của Việt Nam có hơn 150 đảo, nằm trong Vịnh Thái Lan.
Trong hơn 150 đảo này có các đảo, quần đảo lớn có cư dân như Phú Quốc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Châu...
Vùng biển này có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam, bao gồm bờ biển dài khoảng 450 km, diện tích khoảng 150.000 km vuông, giáp ranh với vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan.
Việt Nam sẽ bị vây thế ba gọng kìm từ ba hướng, trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, nếu Ream nằm trong tay Trung Quốc, hai mặt trận nữa là biên giới phía bắc và biên giới phía tây, đặc biệt với Campuchia, không kể thêm Lào nữa.
Rùa em thấy rằng Việt Nam hoàn toàn đã bị TQ bao vây mọi mặt trong tương lai gần, phía Bắc không tiến thêm, Phía Đông Hải Quân VN không thể đột phá ra ngoài quá 500 hải lý. Phía Nam nếu Trung Quốc có được căn cứ Ream, họ sẽ khống chế được vịnh Thái Lan và bao vây các vùng biển phía Nam của Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn bị nhốt trong 1 khu vực địa lý bất ổn nhất trên tuyến đường biển quan trọng và giá trị lớn nhất.
Trong bối cảnh phức tạp hiện tại, Việt Nam đang tìm cách tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh với Thái Lan. Chúng ta đang đa dạng hóa các quan hệ quốc phòng chiến lược khác ở phía Nam, biên giới Tây Nam và vùng biển Tây Nam rõ ràng chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức từ những người bạn cũ, các lợi ích địa chính trị truyền thống của Việt Nam đối với Campuchia đang trở nên thiếu ổn định và tiếng nói của Việt Nam với Campuchia đang không còn tỏ ra có sức nặng chính trị nữa.
Campuchia đã không còn là 1 người bạn, người láng giềng tin cậy, 1 lá chắn ở biên giới Tây Nam đang tan rã. VN cần 1 đồng mình mới trong khu vực, Thái Lan sẽ là 1 chốt chặn mới đối với chiến lược an ninh vùng biển phía Nam Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét