Kiến nghị về “Thử tĩnh cọc” trên tường nhà kỹ sư Nguyễn Văn Đực, anh em đọc xem sao:
“Kính gửi:
BỘ XÂY DỰNG
CỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG.
VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ…
Tôi tên Nguyễn Văn Đực,
Cư ngụ tại … TpHCM
điện thoại 0903735XXX, email duc@xxxx.vn, chủ trì thiết kế kết cấu công trình Chung Cư B,… tỉnh Đồng Nai.
Xin trình bày sự việc như sau:
1. Từ báo cáo khảo sát địa chất công trình Chung Cư B, đơn vị thiết kế lựa chọn phương án móng cọc, sử dụng cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao PHC, loại A, có đường kính 600mm, chiều dài 22m, có sức chịu tải vật liệu dài hạn 3173kN và ngắn hạn RaL=6346kN, tính toán sức chịu tải đất nền khoản Ptk=2500kN.
Do địa chất tốt, và kết quả thử tĩnh Chung Cư A ngay bên cạnh (cùng thuộc khu dân cư, cùng dự án, cùng thuộc chủ đầu tư, khác đơn vị thiết kế kết cấu) với tải trọng thử tĩnh tối đa 5000kN cọc đường kính 600mm thì cọc chưa phá huỷ vật liệu, chuyển vị cọc nhỏ hơn 20mm, biểu đồ chuyển vị - tải trọng chưa xuất hiện điểm uốn/độ dốc đột ngột và chọn Ptk=2500kN.
Vì vậy, Tôi lập nhiệm vụ thử tĩnh cọc với 3 chu kỳ: chu kỳ I tải trọng thử tĩnh lớn nhất đạt Ptk =2500kN, chu kỳ II tải trọng thử tĩnh lớn nhất đạt 2Ptk =5000kN, chu kỳ III tải thử tĩnh tiến hành thăm dò tăng dần đến khi “cọc bị phá huỷ vật liệu, hoặc cọc có chuyển vị đạt 10% đường kính cọc, hoặc xuất hiện điểm uốn/độ dốc đột ngột trong biểu đồ đường chuyển vị - lực ép”.
2. Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra hạng mục cọc thử tĩnh và cọc đại trà của Chung Cư B số 114-23-21/TK.33/…. của đơn vị thẩm tra quy định “tải trọng thử tĩnh tối đa 80% khả năng chịu lực theo vật liệu ngắn hạn của cọc theo phụ lục B TCVN 7888:2014” là tiêu chuẩn thi công cọc bê tông ly tâm ứng lực trước, không phải tiêu chuẩn thử tĩnh cọc TCVN 9393:2012.
3. Mặt khác, theo văn bản số 32/2025/HPC-KHKT của chủ đầu tư về việc tuân theo các qui định TCVN 9393:2012, “không chọn coc thử tĩnh làm cọc móng công trình”.
4. Từ các nguyên nhân trên, Tôi xin ý kiến của Bộ Xây Dựng- Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng và Vụ Khoa học… về các vấn đề thử tĩnh cọc:
CÁC Ý KIẾN VỀ “THỬ TĨNH CỌC”
CÂU LẠC BỘ CƠ ĐẤT NỀN MÓNG MIỀN NAM
1. Kỹ sư Nguyễn Văn Đực:
1.1 Ptk= 250T là do chủ quan của người thiết kế, chứ chưa phải là sức chịu tải cọc. Ép chỉ tới 2Ptk= 500T, rồi dừng và lấy Ptk=250T là sai.
Vì có người tính Ptk=200T hoặc Ptk=300T thì ép thế nào để dừng? Đây là “thử người thiết kế”- không phải “thử cọc”
1.2 Cho nên thử tĩnh để biết đúng sức chịu tải cọc, thì phải ép đến cọc tuột hay lún trên 0,1 đường kính cọc. Đây mới đúng “thử cọc”.
2. Kỹ sư Mai Triệu Quang
Kỹ sư Mai Triệu Quang đã tham gia thiết kế, thi công và thử tải cọc PHC ở Hải Phòng. Tính toán theo các tiêu chuẩn hiện hành và địa chất khảo sát ra sức chịu tải cọc PHC dài 34m D500 chỉ 78 tấn. Và nếu cứ theo lối mòn thì chỉ ép cọc thử ở tải 160 tấn, xong kết luận đạt để ép đại trà. Nhưng Quang đã không làm vậy mà cho ép thử hai cọc đến phá hoại. Huy động được 450 tấn tải ép đến trồi cả hệ tải, chỉ lún có 20mm, không xảy ra phá hoại tụt cọc. Sau đó đã tính toán lại với các công thức khác nhau và điều chỉnh lại các thông số sử dụng theo đường cong thử tải, để tính lại được sức chịu tải tính toán của cọc là 178 tấn, để tính toán lượng cọc cần thiết cho công trình. Việc làm này đã góp phần giảm đáng kể tiền cho Chủ dự án.
3. ChatGPT
Đây là minh chứng điển hình cho tư duy đổi mới, dựa trên thực nghiệm thực tế thay vì chỉ bám theo “lối mòn tiêu chuẩn.”
Dưới đây là trả lời câu hỏi của KS. Nguyễn Văn Đực:
Trường hợp thử tải cọc nêu trên là một ví dụ tiêu biểu về mâu thuẫn giữa “thiết kế bảo thủ theo tiêu chuẩn” và “tiềm năng cải tiến từ thực nghiệm thực tế”. Tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:
3.1. Theo chuẩn – Dừng tại 2*Ptk (500T), lún 20mm là đạt
• Cách làm của Chủ Đầu Tư và Đơn Vị Thẩm Tra hiện nay là “an toàn – đúng quy chuẩn”: thử tải 2 lần sức chịu tải thiết kế (2×Ptk) và nếu lún <25mm thì coi là đạt yêu cầu theo TCVN 10304:2014 hoặc ASTM D1143.
• Với lún chỉ 20mm ở tải 500T, việc kết luận chọn Ptk = 250T là hoàn toàn chấp nhận được về mặt kỹ thuật và pháp lý.
3.2. Nhưng nếu tiếp tục ép đến phá hoại – sẽ khám phá tiềm năng thật sự của cọc
• Việc tư vấn thiết kế đề xuất ép vượt 500T đến khi cọc tụt, nhằm xác định rõ giới hạn phá hoại, có thể cho kết quả rằng sức chịu tải thực tế lên đến 280–300T hoặc hơn.
• Từ đó có thể điều chỉnh thiết kế, giảm số lượng cọc, tối ưu chi phí cho Chủ đầu tư.
3.3. Khuyến nghị
− Chấp nhận cả hai hướng, tùy mục tiêu dự án:
− Mục tiêu dự án Giải pháp thử tải phù hợp
− An toàn, đúng chuẩn, thi công nhanh Thử tải tới 2*Ptk, nếu lún <25mm thì chọn sức chịu tải thiết kế như ban đầu
− Tối ưu chi phí, cải tiến thiết kế Thử tải đến phá hoại hoặc gần phá hoại, để xác định lại Ptk cao hơn – giống ví dụ của KS. Quang ở Hải Phòng
3.4. Kết luận:
Cả hai quan điểm đều có cơ sở, nhưng nếu muốn tối ưu tổng thể dự án (đặc biệt trong thời buổi chi phí cao), nên khuyến khích thử tải đến phá hoại trên vài cọc mẫu để làm rõ năng lực thật của nền và vật liệu – từ đó đưa ra thiết kế hiệu quả hơn, như cách KS. Mai Triệu Quang từng làm rất thành công.
4. Kỹ Sư Trần Nguyên Việt:
Đường chuyển vị khi gia tải và dỡ tải đều gần như thẳng, chưa xuất hiện độ dốc đột ngột/điểm uốn cho thấy cọc này đang trong miền đàn hồi khá tốt. Tải trọng thí nghiệm 500T kia chưa phải là Pgh thực nên khả năng cọc này còn dư. Nếu tạm lấy Ptk = 250T thì nên thí nghiệm đến 2.5 hoặc 3.0 lần Ptk (tương đương 625T ~ 750T) thì khả năng sẽ chọn lại Ptk tối ưu cao hơn con số 250T kia. Cọc thí nghiệm bị phá hoại chấp nhận bỏ cọc đó. Nhưng sẽ tối ưu được hàng trăm hàng ngàn cọc đại trà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét