GỐC GÁC XUNG ĐỘT QUÂN SỰ THÁI LAN- CAMPUCHIA.
(Phần 1)
CÁC QUAN HỆ PHỨC TẠP TỪ LỊCH SỬ.
Lịch sử quan hệ Thái Lan và Campuchia là lịch sử xung đột, trên cơ sở không có lòng tin và bị chi phối từ các thế lực nước ngoài.
Đế quốc Khmer (802- 1431), tồn tại trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia, Miền Nam Việt Nam, Lào và phần lớn lãnh thổ Thái Lan với diện tích hơn 1 triệu km vuông.
Sau năm 1352, người Thái dưới triều quốc vương Ayutthaya đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer để lấy lại những vùng đất của mình, nhưng đều bị đánh bật. Cuối cùng, năm 1431, Ayutthaya đã chiếm được Angkor.
Campuchia từ đấy trở thành một nước chư hầu của Thái Lan (Xiêm La).
Năm 1863 vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn vương quốc nhờ vậy Campuchia thoát khỏi nguy cơ bị Xiêm và Đại Nam thôn tính hoàn toàn.
Dần dần đất nước này rơi vào quyền cai trị thuộc địa của Pháp. Năm 1906, Pháp gây chiến với Xiêm và giành lại 4 tỉnh vùng tây bắc từng bị người Xiêm chiếm trong thế kỷ 18,19 là Battambang, Siem Reap, Meanchey, Oddar.
Campuchia thoát khỏi sự đô hộ của Thái Lan theo cái cách nhờ sự bảo trợ của người Pháp.
Năm 1954 Hiệp định Genevo, vương quốc Campuchia được trao trả độc lập từ người Pháp và sự bảo trợ của những người Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc.
Mặc dù, trung lập lập là yếu tố cơ bản của chính sách đối ngoại Campuchia trong các thập kỷ 1950 và 1960. Tuy nhiên, chính phủ Campuchia xây dựng quan hệ tốt đẹp với khối Xã Hội Chủ nghĩa, nhận viện trợ to lớn từ Liên Xô và Trung Quốc, giúp đỡ to lớn của Việt Nam.
Tới giữa thập kỷ 1960, nhiều phần tại các tỉnh phía đông Campuchia được dùng làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng (NVA/VC) hoạt động chống lại Nam Việt Nam, cảng Sihanoukville được xây dựng và sử dụng để tiếp tế cho họ. Song song với việc đó là hàng hóa từ Hạ Lào qua đông bắc Campuchia vào Việt Nam. Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của các tuyến Đường Hồ Chí Minh, trước năm 1970, phần lớn hàng hóa được chuyển qua đây.
Khi các hoạt động của NVA/VC tăng lên, Hoa Kỳ và Nam Việt Nam bắt đầu lo ngại, vào năm 1969, Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch ném bom rải thảm dài mười bốn tháng nhắm vào các cơ sở của NVA/VC khiến nước này rơi vào tình trạng bất ổn định.
Hoa Kỳ tuyên bố rằng chiến dịch ném bom chỉ diễn ra ở vùng không lớn hơn mười, và sau này là hai mươi dặm bên trong biên giới Campuchia, các vùng nơi có dân Campuchia sinh sống đã được NVA di tản.
Năm 1975 những người cộng sản Campuchia (Khrme Đỏ - CPK) đã chiếm được toàn bộ đất nước từ chính quyền Cộng hòa Khmer. Chính phủ Lon Nol đầu hàng ngày 17 tháng 4, 5 ngày sau khi phái đoàn Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia.
Nhưng trước đó Pol Pot và Ieng Sary những lãnh đạo của Khrme Đỏ do người Việt Nam đào tạo, đã bị ám ảnh về một sự đô hộ mới từ những đồng chí cộng sản Việt Nam.
Pol Pot đã ngầm đến Bắc Kinh để trực tiếp xin vũ khí, hậu cần để tránh lệ thuộc Việt Nam. CPK trở nên mạnh hơn và độc lập hơn khỏi quyền kiểm soát của người Việt Nam.
Tới năm 1973, CPK đã đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ mà không cần hoặc có rất ít sự hỗ trợ từ phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ Campuchia và 25% dân số.
Ngay sau khi giành chiến thắng, Chính phủ Campuchia Dân chủ ra lệnh sơ tán dân ra khỏi tất cả các thành phố và thị trấn, đưa những người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc như những nông dân.
Quan hệ của nước Campuchia dân chủ với Việt Nam và Thái Lan trở nên xấu đi nhanh chóng vì các cuộc xung đột biên giới và khác biệt về ý thức hệ. Mặc dù theo chủ nghĩa cộng sản, CPK có tư tưởng dân tộc rất nặng, và thanh trừng đa số các thành viên của họ từng sống tại Việt Nam.
Campuchia dân chủ thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, và cuộc xung đột Campuchia-Việt Nam đã trở thành một phần của sự đối đầu giữa Trung Quốc và Liên Xô trong đó Moskva hỗ trợ Việt Nam.
Các cuộc xung đột biên giới ngày càng tệ hại khi Campuchia dân chủ tấn công quân sự vào các làng mạc nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Tháng 12 năm 1977, Campuchia chấm dứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội, buộc tội Việt Nam có mưu đồ thành lập một Liên bang Đông Dương. Giữa năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công Campuchia, tiến sâu khoảng 30 km rồi rút lui trước khi mùa mưa diễn ra.
Lý do để Trung Quốc ủng hộ CPK là vì họ muốn ngăn chặn phong trào liên kết toàn thể Đông Dương nhằm giữ vững ưu thế quân sự của mình trong vùng.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét