Phạm
Nguyên Trường (Bản tiếng Việt)
Link : http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tri-thuc-nua-mua
Giới trí đang bị nhiều người
chỉ trích. Họ bị coi là người chịu trách nhiệm về những cuộc cải cách đầy tai
hoạ hồi những năm 1990. Hơn nữa, có thể nhận thấy rõ xu hướng là người ta không
chỉ lên án giới trí thức về chuyện đó, mà còn vì vai trò của họ trong lịch sử
đất nước nói chung, bắt đầu gần như từ nửa sau thế kỷ XIX, tức là từ khi những
nhà cách mạng “thông ngôn kí lục” bước vào con đường khủng bố. Những lời kết án
mang tính khái quát như thế không làm ai ngạc nhiên. Chúng ta, một đất nước có
truyền thống phản trí thức, một truyền thống đã mang đến không ít đau khổ cho
cả trí thức lẫn nước Nga.
Tác giả không có ý định phán
xét trách nhiệm của giới trí thức về những việc mà người ta quy cho họ trong
quá khứ (chủ nghĩa phiêu lưu chính trị, thái độ cuồng tín cách mạng v.v…).
Nhưng là một nhân chứng của những sự kiện diễn ra trong giai đoạn cải cách –
tức là những sự kiện diễn ra trong hai mưoi năm gần đây – tôi có thể đánh bạo
mà khẳng định rằng: giới trí thức không tham gia vào việc đó.
Cái dư luận xã hội đang đổ mọi
tội lỗi lên giới trí thức, theo tôi là đã có một sai lầm căn bản. Nó cho rằng
dường nó như biết được giới trí thức là gì và ai là những người trí thức vậy.
Nói chung, hiếm khi tách biệt
và xác định được bản sắc của giới trí thức – không phải ngẫu nhiên mà trong
những câu chuyện về giới trí thức người ta luôn phải sử dụng những định thức
khác nhau nhằm bổ sung và mở rộng khái niệm này (“giới trí thức sáng tạo”,
“mang tính tích cực xã hội”, “cảm thấy có trách nhiệm đối với đất nước”, “sống
bằng những nhu cầu tinh thần”). Nhưng trong trường hợp này vấn đề không phải là
những người kết án giới trí thức đã sử dụng một phạm trù mà họ không hiểu (xin
hãy hỏi họ trí thức là gì – nhất định họ sẽ bị lúng túng trong việc trả lời).
Họ đã bỏ qua một sự kiện quan trọng nhất: Ở nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình
thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không
phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí
thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai hoạ hồi những
năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa. Dĩ
nhiên là sau khi đã đưa ra định nghĩa, tác giả phải minh giải nó.
Theo tôi tầng lớp trí thức nửa
mùa được hình thành từ một kiểu người đặc biệt và tương đối phổ biến. Trước hết
đấy là người có học, có văn hóa, lại thường giữ chức vụ chứng tỏ những phẩm
chất đó của anh ta. Nhưng nếu tiếp xúc lâu ta sẽ thấy: trình độ học vấn, kiến
thức của anh ta không nhiều, nhu cầu văn hóa cũng thiếu hụt. Thực chất, dù có
mang một vẻ hào nhoáng trí thức bên ngoài thì đấy cũng chỉ là một “kẻ thất phu”
mà thôi.
Vâng, như một người trí thức,
dĩ nhiên là anh ta quan tâm đến công việc xã hội. Tầm hiểu biết của anh ta
dường như cũng vượt ra khỏi các nhu cầu và tính toán cá nhân nữa. Thế gọi là
tầm hiểu biết! Thế gọi là có quan điểm về những chuyện đang xảy ra xung quanh!
Thường là chỉ ở mức tán nhảm của mấy gã chợ trời mà thôi. Không cao hơn cũng
không sâu hơn một tí nào.
Một đặc điểm nữa – cũng là đặc
điểm phân biệt anh ta với người trí thức chân chính – hoàn toàn không biết tư
duy độc lập về các đề tài xã hội. Không, tư tưởng thì có thể có trong đầu,
nhiều nữa là đằng khác, nhưng tất cả đều không phải của mình, tất cả đều là học
mót được. Thái độ thuần phục giữ vai trò chủ đạo trong giới trí thức nửa mùa,
đấy là quan điểm thịnh hành chung cho cả giai tầng này. Họ theo nó một cách tự
tin vì những người này không thể tự nghĩ ra được quan điểm nào khác để thay thế
cho nó. Tạo ra thái độ thuần phục là một việc đơn giản. Giới trí thức nửa mùa
có đặc điểm là bao giờ cũng phải có thần tượng, những người có uy tín, những
nhân vật để mà tôn sùng. Trong nước Nga xã hội chủ nghĩa thời gian qua, khi mà
giới trí thức nửa mùa hình thành và phát triển, thì thần tượng của họ thường là
những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và văn học – những người tích cực
về mặt xã hội, có tinh thần phê phán-tranh luận về các vấn đề xã hội. Giới trí
thức nửa mùa lĩnh hội quan điểm về hiện thực xung quanh từ những người như thế.
Một đặc điểm nữa của giới trí thức nửa mùa: thái độ hung hăng khi bàn về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa cho rằng mình là giai tầng đứng trên “quần chúng” và nói chung là đứng trên tất cả mọi thứ khác nữa. Giai tầng này có thói kiêu ngạo tập thể đặc thù và rất mạnh. Từ lâu họ đã tin tưởng rằng chỉ cần giao cho họ – giao cho những người đại diện của họ – quyền lực là mọi tai hoạ của đất nước sẽ được giải quyết ngay lập tức. Chứ còn gì nữa: họ chẳng phải là người truyền bá kiến thức đấy ư? Chẳng phải là những người có học nhất và thông minh nhất đang đứng trong đội ngũ của họ đấy ư?
Một đặc điểm nữa của giới trí thức nửa mùa: thái độ hung hăng khi bàn về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa cho rằng mình là giai tầng đứng trên “quần chúng” và nói chung là đứng trên tất cả mọi thứ khác nữa. Giai tầng này có thói kiêu ngạo tập thể đặc thù và rất mạnh. Từ lâu họ đã tin tưởng rằng chỉ cần giao cho họ – giao cho những người đại diện của họ – quyền lực là mọi tai hoạ của đất nước sẽ được giải quyết ngay lập tức. Chứ còn gì nữa: họ chẳng phải là người truyền bá kiến thức đấy ư? Chẳng phải là những người có học nhất và thông minh nhất đang đứng trong đội ngũ của họ đấy ư?
Xin ghi nhận một tính chất nữa
của giới trí thức nửa mùa: không chịu “tu thân”, đấy là nói theo cách ngày xưa.
Không chịu đọc bất cứ một cái gì nghiêm túc, không chịu suy nghĩ một cách rốt
ráo về bất cứ đề tài nào. Thường thì công việc tư duy độc lập được thay thế
bằng việc nghe lỏm ý kiến và đánh giá của các nhân vật có uy tín và tuân theo
một cách vô điều kiện. Có lẽ, ít nhất là một phần, sự lười biếng và thụ động về
trí tuệ như thế là do giới trí thức nửa mùa thực sự tin rằng mình đã là trung
tâm của kiến thức rồi. Nếu không cần cố gắng mà vẫn là trung tâm thì cố gắng để
làm gì?
Cuối cùng, trí thức nửa mùa còn
có đặc điểm nữa là tự ái về chính trị, một đặc điểm đương nhiên một khi người
ta đã đánh giá mình cao đến như thế. Hóa ra là thế này: chúng tôi biết hết,
chúng tôi có thể làm được tất – thế mà chúng tôi bị gạt ra khỏi quyền lực, ở đó
chỉ toàn các “quan chức”, “toàn bọn quan liêu ngu dốt”, “tư duy hạn chế”. Đánh
giá thấp về người khác và đánh giá quá cao về chính mình đã tạo ra thái độ tự
ái về chính trị như một tâm trạng bền vững “nội tại” của giai tầng này. Đau đớn
và phẫn nộ là thái độ thường trực của giai tầng đó.
Như vậy là trí thức nửa mùa chỉ
là một kẻ giả danh trí thức. Hắn dùng bằng cấp, chức vụ và phô trương thái độ
quan tâm đối với các vấn đề xã hội để đóng giả. Hắn đóng giả cả cách giải trí,
cả thói đam mê mang tính phô trương về tất cả những gì gọi là “văn hóa” nữa.
Đây hóa ra là chỗ dễ phân biệt trí thức nửa mùa nhất.
Thí dụ như trí thức nửa mùa lũ lượt đi nghe hòa nhạc trong nhạc viện. Đương nhiên là họ đặc biệt thèm khát được có mặt tại những buổi biểu diễn được mọi người chờ đợi – hiện diện tại những buổi biểu diễn của những diễn viên ngoại quốc hay nhạc sĩ tài danh. Nhưng sẽ thật thú vị nếu quan sát thái độ của đám trí thức nửa mùa này suốt buổi hòa nhạc đó. Họ cảm thấy cực kỳ chán nản! Đâu đâu cũng chỉ thấy những bộ mặt vô cảm, những ánh mắt đảo khắp khán phòng. Nhưng sau khi kết thúc thì đám đó lại nhiệt liệt vỗ tay, tỏ vẻ ngưỡng mộ, tôn kính diễn viên (nhạc sĩ). Có thể thấy bức tranh tương tự như thế trong một buổi triển lãm nghệ thuật có uy tín nào đó. Xếp hàng thì chen nhau, trong phòng thì uể oải, còn khi kết thúc thì lại tỏ ra ngưỡng mộ.
Thí dụ như trí thức nửa mùa lũ lượt đi nghe hòa nhạc trong nhạc viện. Đương nhiên là họ đặc biệt thèm khát được có mặt tại những buổi biểu diễn được mọi người chờ đợi – hiện diện tại những buổi biểu diễn của những diễn viên ngoại quốc hay nhạc sĩ tài danh. Nhưng sẽ thật thú vị nếu quan sát thái độ của đám trí thức nửa mùa này suốt buổi hòa nhạc đó. Họ cảm thấy cực kỳ chán nản! Đâu đâu cũng chỉ thấy những bộ mặt vô cảm, những ánh mắt đảo khắp khán phòng. Nhưng sau khi kết thúc thì đám đó lại nhiệt liệt vỗ tay, tỏ vẻ ngưỡng mộ, tôn kính diễn viên (nhạc sĩ). Có thể thấy bức tranh tương tự như thế trong một buổi triển lãm nghệ thuật có uy tín nào đó. Xếp hàng thì chen nhau, trong phòng thì uể oải, còn khi kết thúc thì lại tỏ ra ngưỡng mộ.
Xin đưa ra một phác thảo nữa –
về khát vọng (giả tạo) của giới trí thức nửa mùa trong việc tìm hiểu hiện tình,
nhu cầu và đặc điểm của đất nước. Nói rằng đấy là việc quan trọng thì trí thức
nửa mùa lúc nào cũng sẵn sàng. Nhưng làm việc một cách nghiêm túc thì lại là
chuyện hoàn toàn khác. Thí dụ: cuối những năm 1980 có quyết định in toàn tập
tác phẩm của V. Kliuchevski[1] và S. Solovjov[2], hai nhà sử học lớn nhất của
nước Nga trước cách mạng. Lạy Chúa tôi, tầng lớp trí thức nửa mùa đã bị kích
động đến mức nào! Họ đã tỏ ra hân hoan, tuy có hơi sớm, đối với các tác giả,
đặc biệt là đối với Kliuchevski, đến mức nào. Vì họ đã nghe nói ở đâu đó: đây
là một nhà tư tưởng đặc biệt, một người hiểu rõ quá khứ của nước Nga. Thế là
giới trí thức nửa mùa tìm mọi cách đăng kí mua. Mua bán trao tay, còn bọn đầu
cơ thì hét giá đến 300 thậm chí 400 rub, một khoản tiền lớn thời đó. Mua được –
rồi sao? Trong hàng chục người đã đăng kí mua (tất cả đều là những trí thức cả
về học vấn lẫn địa vị, một số còn là những nhà hoạt động văn hóa nữa) tôi chưa
thấy một người nào đọc! Chưa một người nào! Mua về, đặt lên chỗ dễ thấy nhất –
cho mọi người nhìn – thế là hết. Họ hết sức tự hào vì đã mua được những trước
tác vĩ đại như thế. Lịch sử thì họ đã và vẫn đọc, nhưng không phải là thứ
“nặng” như thế, chỉ là những cuốn sách phổ thông mà thôi.
Độc giả có thể thắc mắc: đấy có
phải là một giai tầng không? Có phải là một lực lượng chính trị, lực lượng xã
hội không? Có thể đấy chỉ đơn giản là những người có học vấn trung bình mà ở
đâu, đất nước nào, xã hội nào chả có? Đúng thế, ở đâu cũng có. Nhưng ở nước ta
từ nửa sau thế kỷ XX họ đã tạo thành một lực lượng chính trị, lực lượng xã hội.
Họ không còn là những cá nhân trôi nổi trong xã hội nữa. Tại sao?
Thứ nhất, họ đông đảo đến mức
đáng kinh ngạc. Lý do, theo tôi, là sự vội vã trong việc đào tạo hàng loạt, cụ
thể là việc phát triển một cách ồ ạt, mang tính bề nổi các trường đại học –
chuyên tu, tại chức, v.v…; mà ngay chính quy hóa ra cũng “chưa đủ tầm”. Rất
nhiều người có bằng đại học, mà cùng với bằng cấp là quyền được tự coi là trí
thức. Nhưng trên thực tế đấy chỉ là “nửa vời”. Thứ hai, điều này cũng không kém
phần quan trọng, như đã nói bên trên, giai tầng này có thói kiêu ngạo chính
trị: “Nếu có quyền chúng tôi có thể làm được hết”. Nguyên nhân của thái độ như
thế không phải là điều bí mật. Một mặt, đấy là thái độ bất bình với môi trường
sống đang ngày càng gia tăng trong toàn xã hội. Mặt khác, đấy là nhận thức cho
rằng mình (do đông người và những quan niệm hời hợt) là một lực lượng mà “không
có việc gì là khó” cả. Chỉ có những kẻ có suy nghĩ hời hợt mới có thái độ tự
tin như thế vì họ quan niệm tất cả mọi thứ trên đời đều đơn giản. Kết quả là
đám đông trí thức nửa mùa càng ngày càng trở thành giai tầng sẵn sàng tham gia
hoạt động chính trị. Mà lại dựa vào cương lĩnh về những cuộc cải tổ và cải cách
nhanh chóng nhất. Các giai tầng khác cũng tỏ ra bất mãn với nhiều vấn đề, nhưng
không có thái độ kiêu ngạo chính trị như thế. Họ không hoạt động, họ chỉ bực
bội và phàn nàn mà thôi. (Nếu ai còn nhớ thì đấy là bức tranh điển hình hồi
những năm 1970-1980). Trí thức nửa mùa càng ngày càng khao khát lao vào trận
chiến.
Khát khao hành động thì đã có,
nhưng tai hoạ là ở chỗ họ chưa sẵn sàng hành động và hoàn toàn không biết cần
phải làm gì. Tình hình càng trầm trọng thêm bởi niềm tin mù quáng của giới trí
thức rằng họ biết rõ cần phải “làm gì”, kể cả với hoàn cảnh, chỉ cần tạo điều
kiện cho họ là mọi việc sẽ xong ngay tắp lự. Do đó mà trong khoảng giao thời
những năm 1980-1990 trong tâm trạng xã hội, bên cạnh tâm lý bất mãn chung đối
với cuộc sống lại xuất hiện một xu hướng tự tin rất mạnh mẽ rằng dường như mọi
việc đều cực kỳ đơn giản, có thể chấn chỉnh và sửa chữa một cách dễ dàng. Niềm
tin này chính là dấu hiệu để phân biệt trí thức nửa mùa và cũng là ngọn cờ
chiến đấu của họ.
Giới trí thức chân chính –
những người lao động trí óc nghiêm túc, có nhiều kiến thức và có thói quen suy
nghĩ độc lập – hoàn toàn xa lạ với thái độ ngang tàng như thế đối với các vấn
đề phức tạp và quan trọng. Nhận thức được rằng mọi việc đều phức tạp và thoát
ra khỏi tình trạng khủng hoảng là việc khó khăn, giới trí thức cảm thấy lo lắng
và lúng túng. Nhưng trí thức nửa mùa thì, xin nhắc lại, lao vào chiến đấu.
Giai đoạn “cải tổ” ban đầu đã
trở thành chất xúc tác cho các hoạt động chính trị và cải cách của giới trí thức
nửa mùa. Đất nước đang cần những thay đổi to lớn và nhanh chóng, đặc biệt là về
kinh tế. M. Gorbachev, sau khi nhận thức được rằng những biện pháp thận trọng
ban đầu sẽ không đem lại hiệu quả, buộc phải hướng về giới trí thức nửa mùa,
phải dùng những kẻ đang khát khao những thay đổi như thế, mà cụ thể là những
người làm việc trong lĩnh vực khoa học kinh tế và khoa học xã hội. Tôi không
muốn nói rằng chỉ có những trí thức nửa mùa đóng vai trò cố vấn và “nói leo”,
nhưng phần lớn là những người như thế. Nhưng Gorbachev đã nhanh chóng bị rát
mặt vì những lời cố vấn của họ. Là một người nhanh trí, ông lập tức nhận ra
rằng những lời gợi ý và khuyến nghị của họ thường chỉ có tính cách nghiệp dư và
chẳng mang lại kết quả gì, đằng sau cái vẻ khoa học và hiểu biết mang tính
trang trí của các cố vấn thì tất cả những khuyến nghị đó chẳng có giá trị gì
hết.
Xin ghi lại một hồi ức về thời
đó. Lúc đó Gorbachev rất tin tưởng vào những khuyến nghị về kinh tế của Viện
Kinh tế và Giám đốc Viện là viện sĩ L. Abalkin – một chuyên gia rất sâu sắc và
có uy tín. Một lần Albalkin đến Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế và cay
đắng nói rằng Tổng bí thư giao cho ông lập tại Viện một nhóm các nhà kinh tế
gia tài năng để tạo thành “túi khôn” cho cải tổ, nhưng sau khi đã lùng khắp cả
nước ông vẫn không tìm được ai: “Tất cả đều là các cán bộ tuyên truyền và những
người tố cáo chủ nghĩa đế quốc, còn công việc thì chẳng có ai hiểu gì”. Dĩ
nhiên đấy là câu chuyện về giới trí thức nửa mùa trong lĩnh vực kinh tế học.
Gorbachev đã quay lưng lại với
những trí thức bất tài. Kinh nghiệm đã thu thập được là lý do ông có thái độ
coi thường đối với tác phẩm của nhóm G. Iavlinski và kết quả của nó, tức là kế
hoạch “năm trăm ngày”, liên quan đến giai đoạn cải tổ kinh tế ban đầu. Lúc đó
Gorbachev đã nhận thức được rằng ông đang có quan hệ với những người như thế
nào. Nhưng trong lĩnh vực những cuộc cải cách kinh tế đã chín muồi ông chẳng
còn biết đi theo hướng nào nữa. Ông kiên quyết từ bỏ các cố vấn thận trọng
trong các cơ cấu quản lý, theo ông thì đấy là những kẻ chẳng được tích sự gì.
Các trí thức hóa ra cũng là những người bất lực nốt. Trong nhiệm kỳ thứ hai ông
quyết định dành nhiều công sức hơn cho lĩnh vực đối ngoại, cố gắng dùng thành
tích trong lĩnh vực này nhằm trám lại những lỗ hổng uy tín quá lớn trong lĩnh
vực kinh tế.
Tâm trạng của giới trí thức nửa
vời – không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn rộng hơn – trong giai đoạn này
thì như thế nào? Có thể họ đã ngộ ra rằng chính sách cải cách không phải là một
việc đơn giản? Rằng họ không có kiến thức về hiện tình của đất nước? Rằng cần
phải suy nghĩ một một cách nghiêm túc và sâu sắc, phải tìm kiếm, biến mình
thành những người nghiên cứu xã hội? Không có gì như thế cả. Giới trí thức nửa
mùa đã không còn là nửa mùa nếu họ có khả năng làm như thế. Tự phân tích không
phải công việc phù hợp với họ. Họ có những phản ứng hoàn toàn khác – đơn giản,
cứng nhắc và rất kiên quyết nữa. Đấy cũng là đặc trưng của hệ thống tư duy của
cả giai tầng này. Trí thức nửa mùa bắt đầu thuyết phục dư luận xã hội rằng tất
cả là do lỗi của Gorbachev, rằng những lời cố vấn mà họ đưa ra hoàn toàn chẳng
có vai trò gì. Và cả giai tầng này lập tức quay lưng lại với Gorbachev. Sau đó,
cũng lại vẫn theo tinh thần của trí thức nửa mùa; họ lao ngay lên một nấc thang
cấp tiến mới. Từ quan niệm đơn giản về cải cách và sự kiên quyết của mình, họ
đòi: cần phải đập tan “toàn bộ hệ thống”. Chỉ có thế mới ăn thua. Họ lại cảm
thấy mọi thứ cực kỳ đơn giản – chỉ cần kiên quyết hơn, “phá đến tận gốc” là
xong.
Đúng lúc đó trên sân khấu chính
trị xuất hiện thêm một người còn đóng vai trò xúc tác mạnh mẽ hơn đối với năng
lực chính trị và cải cách của giới trí thức nửa mùa, đấy là B. Yelsin. Sau
những lời khẩn cầu về việc “minh oan về mặt chính trị” bất thành tại Hội nghị
Đảng lần thứ XIX (1988), ông ta, một người đã hoàn toàn li khai với Đảng và hệ
thống cũ, cần những cuộc cải cách theo xu hướng đập tan tất cả ngay lập tức.
Tôi nghĩ đấy là do không chỉ vì ông ta tin rằng hệ thống cũ và Đảng không có
khả năng giải quyết được những vấn đề của đất nước (những vấn đề quả là to lớn
và đã tích tụ trong hàng chục năm hoạt động của hệ thống và Đảng) mà còn vì sau
khi đoạn tuyệt, hệ thống và Đảng đã trở thành kẻ thù nguy hiểm của ông ta. Vì
những tổ chức đó có thể phản kích, muốn cho Yeltsin sống sót về mặt chính trị
thì cả Đảng lẫn hệ thống đều phải bị đập tan.
Ai có thể soạn thảo và thực
hiện một kế hoạch như thế? Chỉ có một lực lượng duy nhất, đấy là giới trí thức
nửa mùa, sau giai đoạn kết hợp ngắn ngủi với Gorbachev, đã trở thành cấp tiến
hơn. Việc phá huỷ toàn bộ đất nước hoàn toàn phù hợp với trình độ tri thức và
quan điểm của họ. Họ không nghi ngờ gì – cũng như khi cố vấn cho Gorbachev –
rằng mọi việc sẽ kết thúc một cách tốt đẹp nhất. Tầm hiểu biết không cho phép
họ nghi ngờ.
Xin nhớ lại không khí cuối
những năm 1980 và đầu những năm 1990. Trí thức nửa mùa giành được quyền lực một
cách cực kỳ nhanh chóng, họ nắm trong tay nhiều toà báo, nhiều kênh truyền
hình, đài phát thanh. Họ – đấy là nói về Moskva – thường xuyên tổ chức các cuộc
mít tinh, biểu tình, đưa một loạt diễn giả bốc lửa và cuối cùng đã làm chủ được
công luận. Không khí thật là phấn khởi và tự tin: nếu chúng ta đập tan được
“chế độ toàn trị” thì trong cái mũ này sẽ có những gì? Chỉ cần thực hiện xong
những cuộc cải cách mang tính khai phóng – trong kinh tế và chính trị – thì sẽ
có gấp đôi, đúng không? Chỉ có sự ngu dốt một cách cùng cực và con đẻ của nó là
sự đơn giản hóa tối đa mới có thể dẫn đến thái độ lạc quan vô căn cứ như thế mà
thôi. Mà đây chính là dấu hiệu cha truyền con nối của trí thức nửa mùa. Họ tỏ
ra hân hoan và đưa ra những lời tiên tri, họ cố gắng làm cho người khác cũng
nhiễm những hy vọng thiếu căn cứ, cứ như là ngay ngày mai chúng ta sẽ sống như
ở Mĩ hay ít nhất thì cũng như Thụy Điển vậy. Chính họ chứ không phải tầng lớp hay
nhóm xã hội nào khác. Còn đa số dân chúng thì tỏ ra thận trọng, lo lắng.
Dưới trào Yeltsin (đặc biệt là giai đoạn đầu) trí thức nửa mùa phát triển hết cỡ. Có một quy luật với rất ít ngoại lệ: ý định cải cách càng vĩ đại thì càng có nhiều người tự tin và ít hiểu biết sẵn sàng thực hiện nó. Công việc như thế thường làm cho những người nghiêm túc, có suy nghĩ tỏ ra thận trọng, chứ không hấp dẫn được họ. Thậm chí đơn giản là làm cho họ sợ nữa.
Dưới trào Yeltsin (đặc biệt là giai đoạn đầu) trí thức nửa mùa phát triển hết cỡ. Có một quy luật với rất ít ngoại lệ: ý định cải cách càng vĩ đại thì càng có nhiều người tự tin và ít hiểu biết sẵn sàng thực hiện nó. Công việc như thế thường làm cho những người nghiêm túc, có suy nghĩ tỏ ra thận trọng, chứ không hấp dẫn được họ. Thậm chí đơn giản là làm cho họ sợ nữa.
Đấy chính là điều đã xảy ra ở
nước Nga vào đầu những năm 1990. Cái nhóm tiến hành công việc cải cách ấy gồm
những ai? Cho đến nay, người ta đã viết hàng núi sách khác nhau đủ loại về nhóm
người này. Nhưng dù sao giữa hàng loạt đặc điểm được nêu ra vẫn có một sự tương
đồng. Đấy chính là những đặc điểm của giới trí thức nửa mùa. Thứ nhất, tất cả
mọi người đều ghi nhận sự tự tin vô tiền khoáng hậu của nhóm những nhà cải
cách-cấp tiến vào sức mạnh và khả năng của mình. Nói chung, dĩ nhiên đấy không
phải là một phẩm chất xấu, nhưng khi chủ nhân của nó bắt tay cải tạo một đất nước
cực kỳ to lớn và cực kỳ phức tạp thì nó đã trở thành chỉ dấu của sự kém hiểu
biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu suy nghĩ, đầy nguy hiểm và thật đáng sợ. Thứ
hai, chả lẽ sự tự tin mà vốn hiểu biết lại cực kỳ nghèo nàn không phải là đặc
trưng thường gặp ở giới trí thức nửa mùa hay sao? Thực ra đây là những thanh
niên, những người mới hôm qua còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, kinh
nghiệm sống, chưa nói kiến thức chuyên môn, chẳng có bao nhiêu. Thứ ba, tốc độ
và sự quyết liệt của các cuộc cải cách cũng chứng tỏ rằng đấy là những người
kém hiểu biết, nếu hiểu biết họ đã không làm như thế.
Đúng là trong số những nhà cải
cách cấp tiến có những người “không còn trẻ”. Nhưng thật ra không nhiều. Sẽ lầm
to khi cho rằng trí thức nửa vời không tìm cách luồn lách để trở thành tiến sĩ,
giáo sư, viện sĩ, v.v… Tác giả những dòng này, người đã làm trong lĩnh vực khoa
học xã hội trong một thời gian dài, rất thường được nhìn thấy “những kẻ hay chữ
lỏng” tự tin với các học hàm học vị cao nhất. Mà tất cả những người có dính líu
đến lĩnh vực này đều nhìn thấy – chỗ nào chả có mặt họ.
Trong quan hệ của mình với đám
người này, dĩ nhiên là Yeltsin đã lặp lại đúng con đường của Gorbachev. Ông đã
nhanh chóng nhận ra bản chất của những nhà cải cách qúa tự tin. Ông cũng quay
lưng với họ sau khi giải tán chính phủ Gaidar và thay bằng chính phủ của
Trenomyrdyn. Không thể không nhớ lại làn sóng giận dữ và bất bình nhân sự kiện
này trong phe hữu, nơi tập trung nhóm trí thức nửa mùa quyết liệt nhất. Trong
hàng trăm bài báo, bài bình luận trên truyền hình và những bài phát biểu khác,
những người cánh hữu kêu ầm lên về cái sự gần như là phản bội của Yeltsin đối
với sự nghiệp cải cách. Tác giả những dòng này hoàn toàn không phải là người
ủng hộ và sùng bái Yeltin, ngược lại là khác. Nhưng tôi không tán thành những
lời kết án được những người cánh hữu coi là chuẩn mực, coi là có giá trị như
một tiền đề lịch sử.
Sau khi thấy kết quả đầy tai hoạ của “liệu pháp sốc”, Yeltsin còn biết làm gì ngoài việc quay lưng lại với những nhà cải cách-cấp tiến? Bởi vì khởi kỳ thủy các nhà cải cách này đã vẽ ra viễn tượng cực kỳ xán lạn. Sau khi khởi động cuộc cải cách, Gaidar dự đoán rằng sẽ có một giai đoạn suy giảm sản xuất, giá sẽ tăng không đáng kể – từ 70 đến 200% – còn sau đó tình hình sẽ nhanh chóng ổn định và kinh tế sẽ phát triển. Kết quả? Tất cả những gì có thể đổ vỡ đều đã đổ vỡ hết. Giá cả gia tăng không phải từng đó mà là hàng ngàn lần! Sản xuất lâm vào tình trạng phá sản. Thất nghiệp cao khủng khiếp. Cả Chiến tranh thế giới I lẫn Chiến tranh thế giới II đều không đưa được nước Nga vào tình trạng khủng hoảng như những cuộc cải cách đó! Cần phải đặt câu hỏi: chính khách nào còn tin vào những kẻ đã gây ra thảm hoạ như thế? Trên thế giới này không có một kẻ nào điên đến mức như vậy.
Sau khi thấy kết quả đầy tai hoạ của “liệu pháp sốc”, Yeltsin còn biết làm gì ngoài việc quay lưng lại với những nhà cải cách-cấp tiến? Bởi vì khởi kỳ thủy các nhà cải cách này đã vẽ ra viễn tượng cực kỳ xán lạn. Sau khi khởi động cuộc cải cách, Gaidar dự đoán rằng sẽ có một giai đoạn suy giảm sản xuất, giá sẽ tăng không đáng kể – từ 70 đến 200% – còn sau đó tình hình sẽ nhanh chóng ổn định và kinh tế sẽ phát triển. Kết quả? Tất cả những gì có thể đổ vỡ đều đã đổ vỡ hết. Giá cả gia tăng không phải từng đó mà là hàng ngàn lần! Sản xuất lâm vào tình trạng phá sản. Thất nghiệp cao khủng khiếp. Cả Chiến tranh thế giới I lẫn Chiến tranh thế giới II đều không đưa được nước Nga vào tình trạng khủng hoảng như những cuộc cải cách đó! Cần phải đặt câu hỏi: chính khách nào còn tin vào những kẻ đã gây ra thảm hoạ như thế? Trên thế giới này không có một kẻ nào điên đến mức như vậy.
Xin nói thêm vài lời nữa. Tác
giả vẫn còn nhớ bài phát biểu đầy tức giận của Gaidar trên vô tuyến sau khi ông
ta bị Yeltsin bãi nhiệm. Lúc đó ông ta đã cay đắng nhận xét rằng trong tình
hình tuyệt vọng người ta mới cần đến ông, còn khi đã ổn định thì cho ra rìa
(tôi nhớ chính xác ý của bài phát biểu là như thế). Đấy là gì: không muốn nhìn
thẳng vào sự thật? Cố gắng cứu vớt uy tín? Hay là mánh khoé nữa của một chính
khách đang tự cứu mình?
Có thể. Nhưng tôi cho rằng, đặc
biệt là dưới ánh sáng của đề tài đang được thảo luận, ở đây có một cái gì đó
hoàn toàn khác và nghiêm túc hơn nhiều. Đây lại là thêm một biểu hiện nữa của
sự vô năng cố hữu của giới trí thức nửa mùa trong việc tự phân tích với tinh
thần phê phán. Sự vô năng là do kiến thức nửa vời và góc nhìn hạn hẹp. Như ta
thấy, Gaidar đã thực sự tin (và hiện vẫn còn tin) rằng ông ta và những người
cùng hội cùng thuyền với mình đã làm đúng. Còn kết quả không được như ý là do
bị người ta cản trở. Trong đó có cả vị Tổng thống “đã quay lưng” lại với họ.
Một sự kiện đáng ghi nhận: sau đó một loạt các nhà cải cách-cấp tiến đã hứa với
công luận rằng sẽ phân tích sai lầm của chính mình. Cố gắng đầy tai tiếng trong
việc xuất bản một tác phẩm viết về các cuộc cải cách, năm vị “sư phụ cải cách”
nổi danh nhất đứng đầu là Trubais đã nhận được một khoản nhuận bút cao chưa
từng thấy từ một đại gia, cuốn sách có trách nhiệm rọi “luồng ánh sáng” của tư
duy phê phán như đã hứa hẹn vào những gì họ đã làm.
Nhưng không thấy “luồng ánh
sáng” nào cả. Vì sao? Vì biết bao nhiêu lời chỉ trích đã được nói lên từ tất cả
mọi phía rồi! Dù là chỉ để tách gạo ra khỏi trấu (theo như những nhà cải
cách-cấp tiến quan niệm) thì đáng ra người ta phải làm cái việc tự phân tích và
xem xét những sai lầm từ lâu rồi. Tất cả các lực lượng chính trị đều sử dụng
những biện pháp như thế.
Tác giả cho rằng mình biết cách
giải thích điều bí ẩn này. Vấn đề hoàn toàn có thể là các nhà cải cách-cấp tiến
thực sự không nhận ra rằng họ đã làm không đúng. Với kiểu người của họ, với sự
hỗn hợp giữa thái độ tự tin và thiếu kiến thức như thế, đơn giản là họ không
thể nhận ra điều đó. Còn khi hứa xem xét những sai lầm của chính mình là họ cố
tình đánh lừa, cố tình tạo ra hình ảnh một lực lượng chính trị nghiêm túc và có
trách nhiệm, có khả năng tư duy lại quá khứ và như vậy là nhằm nâng cao hiệu
quả chính sách của mình trong tương lai.
Tác giả nhắm đến ba mục tiêu
khi viết bài báo này. Thứ nhất, mục đích chung nhất là góp phần làm sáng tỏ sự
kiện là phân bố lực lượng chính trị-xã hội mà chúng ta đã quen trong hàng chục
năm, trong giai đoạn tiếp nối đầy tai ương giữa những năm 1980-1990 đã và vẫn
không hoàn toàn là cách phân bố mà theo thói quen ta từng tưởng tượng. Tầng lớp
trí thức mà ta tưởng là một tác nhân mạnh mẽ cho những biến đổi xã hội trên
thực tế đã không phải là như thế. Nhân danh nó, giới trí thức nửa mùa, giống
trí thức thực sự ở cái mẽ bên ngoài, đã nhảy lên sân khấu. Trên thực tế, đây là
lực lượng cực kỳ thiển cận về mặt chính trị, họ sẵn sàng ra tay không phải vì
hiểu được thực tế mà là do tự đánh giá mình quá cao.
Nhân chuyện này tôi muốn quay
lại với định nghĩa về giới trí thức. Người ta nói nhiều đến định nghĩa này đúng
vào lúc giới trí thức nửa mùa bắt đầu ngoi lên. Giới trí thức nửa mùa đã đưa
cuộc thảo luận đến kết luận rằng trí thức là người thiết tha với quyền lợi xã
hội, chứ không phải quyền lợi cá nhân hạn hẹp, và tích cực tham gia vào cuộc
đấu tranh xã hội. Cách nhấn giọng như thế là có thể hiểu được. Nó ngầm kêu gọi
ủng hộ giới trí thức nửa mùa vùng lên chống lại hệ thống, tiến hành đập tan hệ
thống. Nhưng xin suy nghĩ thêm về định nghĩa này. “Thiết tha với quyền lợi xã
hội” có phải là người trí thức không? Thế thì Hitler cũng được coi là người trí
thức: hắn chả “thiết tha” đấy ư! Không, “thiết tha” không thể là tiêu chí được,
tiêu chí phải là phẩm chất của cách tiếp cận với các vấn đề xã hội. Kiểu người,
phương pháp tư duy, tính nghiêm túc, chiều sâu, trách nhiệm trước các hành động
(nó còn là tính đạo đức nữa), kiến thức rộng do lao động miệt mài mà có. Và có
thể không phải là vô tình mà người trí thức, tầng lớp trí thức lúc đó đã không
được giải thích theo cách đó. Tác giả hoàn toàn không nhớ một trường hợp nào
như thế. Nếu có thì giới trí thức nửa mùa đã lập tức bị đẩy ra khỏi tầng lớp
trí thức, một giai tầng có uy tín của xã hội, ngay từ lúc đó.
Trí thức nửa mùa mang danh trí
thức là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, chứa đầy tai ương. Khi họ làm những
công việc bình thường thì tai hoạ không phải là lớn (mặc dù dĩ nhiên là vẫn có:
kém hiểu biết bao giờ cũng kéo theo hậu quả tiêu cực). Nhưng khi trí thức nửa
mùa bắt tay vào làm việc lớn (đúng hơn là kiên quyết giành lấy vì thái độ tự
tin của mình) thì tai hoạ là không thể tránh khỏi.
Mục đích thứ hai – góp phần,
trong chừng mực có thể (tác giả không có chút ảo tưởng nào về khả năng này), để
giới trí thức nửa mùa không thể tạo ra được ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị
như trước đây được nữa. Mười năm vừa qua đã làm giới này rúng động một cách
mãnh liệt nhất, nó đã yếu đi nhiều, đa phần đã “tan đàn sẻ nghé”, chuyển sang
những mối bận tâm khác và sử dụng những khả năng khác. Nhưng không được đánh
giá thấp “khả năng quay về” đỉnh cao quyền lực chính trị của giới trí thức nửa
mùa. Dù chỉ là vì một nhóm, sau khi đã leo lên hồi cuối những năm 1980 – đầu
những năm 1990 đang tìm mọi cách bám trụ, đã trở thành xu hướng hữu và cực hữu.
Dĩ nhiên là trí thức nửa mùa đang và sẽ còn cố gắng thôi miên xã hội rằng họ
biết cách giải quyết tất cả mọi vấn đề. Họ đang nói và còn tiếp tục nói một
cách tự tin và xấc xược (hơn nữa, xin nhắc lại, chính họ – đúng hơn là nhiều người
trong số họ – tin vào khả năng và sự đúng đắn của mình). Chỉ cần một phần dân
chúng tin họ thì đấy sẽ là bi kịch không thể nào sửa chữa được. Nhưng nếu cuối
cùng điều đó vẫn xảy ra thì rõ ràng số kiếp của chúng ta đáng phải như thế. Một
xã hội, sau khi đã trải qua những thử thách khốc liệt nhất, không rút ra được
bài học thì đừng hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Mục đích thứ ba – bảo vệ giới
trí thức chân chính. Giúp rửa vết nhục trách nhiệm về những điều đã xảy ra với
Tổ quốc ta trong quá khứ. Tầng lớp này, đáng tiếc còn quá ít, nhất là trên nền
của giới trí thức nửa mùa, đã và tiếp tục làm những công việc quan trọng sống
còn của đất nước. Bất cứ ở đâu, khi đem áp dụng kiến thức, sự nhẫn nại và cố
gắng, họ cũng đều đạt đến nhận thức khách quan, đến nguyên nhân thật sự của tất
cả các tiến trình và hiện tượng. Thật đáng tiếc là trong sự nghiệp cải cách,
giới trí thức chân chính của chúng ta đã gần như bị giới trí thức nửa mùa say
máu đỏ đen và xấc láo đẩy ra ngoài. Rất muốn tin rằng giới trí thức chân chính
một lần nữa sẽ quay trở về với vai trò lịch sử của mình./.
Nguồn: Tư tưởng tự do thế kỷ
XXI, số 10, năm 2002, trang 27.
Đã đăng trong tập tiểu luận Về
trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
© Phạm Nguyên Trường (Bản tiếng
Việt)
_______________
Chú thích:
Chú thích:
[1] Kliuchevski V. O.
(1841-1911), nhà sử học nổi tiếng người Nga.
[2] Solovjov S. M (1820-1879),
nhà sử học người Nga, Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Moskva từ năm 1871
đến năm 1877