Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Nguyễn Tuấn: Trạng Quỳnh và loại dân khí thấp kém

 Trạng Quỳnh và loại dân khí thấp kém

Trạng Quỳnh và hành vi Trạng Quỳnh từng là niềm tự hào của nhiều người Việt (kể cả tôi), nhưng nghĩ lại thì thấy xấu hổ thì đúng hơn. Đó là một loại dân khí thấp kém. 

Hồi còn nhỏ, tôi rất mê những câu chuyện về Trạng Quỳnh. Thời đó (thập niên 1960s) tôi cứ tưởng Trạng Quỳnh là người thật, nhưng mãi đến sau này mới biết đó chỉ là một nhân vật hư cấu. Tuy nhiên, nhân vật đó đã hun đúc tinh thần tự hào dân tộc cho không biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Bọn con nít chúng tôi đọc những câu chuyện về đối đáp giữa Trạng Quỳnh và các sứ Tàu mà thấy trong lòng dâng lên niềm tự hào về tánh thông minh và nhanh nhạy của dân tộc Việt. 

Chẳng hạn như chuyện sứ Tàu bị Trạng Quỳnh gõ quạt vào đầu, và vì tức quá nên viên sứ Tàu đuổi Trạng Quỳnh và phải qua cái cầu vồng mà viên sứ Tàu không muốn bước qua. Hay như chuyện viên sứ Tàu địch một phát và lếu láo nói 'Sấm động nước Nam', nhưng bị Trạng Quỳnh vạch quần đái xuống nước và đáp trả 'Mưa qua bể Bắc'. Nhưng câu chuyện đại loại như thế làm cho bọn con nít rất khoái, và nó đi vào tâm trí hay máu mình hồi nào không hay với suy nghĩ rằng người Việt rất thông minh. 

Sau này (sau 1975) tôi cũng nghe đến những câu chuyện về cách ứng phó thông minh của mấy người trong nhóm lãnh đạo. Chẳng hạn như có chuyện kể rằng ông Lê Đức Thọ khi tiếp kiến Henry Kissinger, thì ông Kissinger nói đùa rằng ông ấy cao hơn ông Thọ. Ông Thọ bèn chỉnh sửa lại rằng 'Không, ông chỉ dài hơn'. Và, các cán bộ tỏ ra rất thích thú với cách trả lời đó, vì họ xem đó là một đối đáp hay. Không rõ câu chuyện có thật (vì không thấy Kissinger viết trong hồi kí) hay chỉ là phịa ra để tự cho rằng người Việt thông minh. Nếu thật, tôi không rõ Kissinger (một người gốc Do Thái có bằng tiến sĩ và rất thông minh) nghĩ gì, có thể ông ấy chỉ phì cười trong bụng vì cách ăn thua đủ kiểu trẻ con của Trạng Quỳnh.

Những hành vi của Trạng Quỳnh trong tiếng Anh gọi là 'cunning' hay 'dodgy'. Cunning có nghĩa là láu cá, ranh vặt. Còn dodgy thường được dùng để chỉ hành vi lẩn tránh, khéo thoái thác, tinh ranh. Những hành vi cunning và dodgy được xếp vào nhóm có tên là 'street smart', tức là sáng dạ đường phố. Đó là những người nhanh trí về ứng phó trong môi trường hạn chế về tri thức. Họ không có học bài bản nên chỉ biết dùng cái nhanh trí để đánh lạc hướng vấn đề. 

Người cunning có những mẹo của họ, mà nếu là người tinh ý sẽ dễ nhận ra. Họ thường nghi ngờ động cơ của đối phương. Họ giả vờ đòi thêm thông tin để kéo dài câu chuyện. Người ta có thể chỉ nói đùa, nhưng kẻ cunning thì lại nghĩ rằng đó là cách hạ nhục họ. Nói cách khác, họ cảm thấy bất an (insecure). 

Người cunning cũng hay thích chú ý đến chi tiết nhỏ nhặt và xoáy vào đó để hạ thấp đối phương. Trong khi người ta đang nói về một chủ đề lớn, kẻ cunning không có gì để nói nên tập trung vào một lỗi nhỏ (như một chữ hay con số sai, hay lỗi chánh tả) và hả hê kết luận đối phương là dốt, không đáng bàn chuyện lớn. Cả luận án người ta mà có người chỉ biết bắt lỗi ... chánh tả! Đây chính là thủ thuật của những người như Trạng Quỳnh. 

Xây dựng trên cái mô-típ Trạng Quỳnh, các chương trình hài và 'gameshow' ở Việt Nam xuất hiện nhan nhản những câu đố, những câu trả lời chỉ có thể nói là ... vô duyên. Những câu đố như con gì, vật gì, chuyện gì, rồi phăng ra những câu chữ mang tính gán ghép làm cho nó dài thêm, nhưng nếu xem xét kĩ thì đó chỉ là những trò vừa trẻ con vừa ... tào lao. Ấy vậy mà chúng xuất hiện trên các chương trình truyền hình quốc gia! 

Lại có giai thoại về một viên chức ngoại giao Việt Nam (miền Bắc) bắt tay một ông bộ trưởng Mĩ, rồi ngay sau đó rút khăn mouchoir ra lau tay, hàm ý nói tay của tay bộ trưởng kia là dơ dấy. Cán bộ kể chuyện mà cười hả hê, nhưng tôi nghĩ đó là hành vi bất lịch sự và kém giáo dục.  

Nói chung, những kẻ cunning cố ý làm chệch hướng vấn đề để gây lợi cho mình. Ví dụ như người ta nói 'cao', mình chuyển sang 'dài', chỉ để giấu diếm sự cái tâm yếu đuối của mình. Những kẻ cunning có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì họ không thể thành công được. 

Hôm trước, một em nghiên cứu sinh trong lab nói về mất xương và lối sống, nhưng một anh giáo sư Tây xoáy vào hỏi chuyện … cơ chế! Quái. 🙂 Tôi để cho em ấy trả lời mà không can thiệp, và em ấy đã làm rất tốt. 

Có thể người Việt chúng ta không tồi, nếu không muốn nói là khá về cái mà Tây gọi là 'Cognitive Ability'. Nhưng cái khả năng tri thức đó hình như chỉ dùng giải quyết các vấn đề nhỏ nhặt, chớ không phải vấn để vĩ mô. Người ta đang bàn A, mình xoáy vào a, chỉ làm mất thì giờ nhau. 

Thật ra, những câu chuyện kiểu Trạng Quỳnh rất ư là ... trẻ con. Hơn thua nhau chỉ một hành động láu cá / cunning hay một chữ nào đó thì làm sao có thể nói rằng chúng ta tài giỏi hơn họ. Đó là loại dân khí thấp kém. 

Và, nếu chúng ta chỉ làm theo kiểu Trạng Quỳnh thì suốt đời chúng ta sẽ không bao giờ trưởng thành và không thể nào hoà nhập vào môi trường văn minh phương Tây.

-Nguyễn Tuấn-

Copy từ FB Phan Đình Khải

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Lý Xuân Hải: KHẢ NĂNG CHI TRẢ

 Khả năng chi trả <Lý Xuân Hải>

(Bài hay nên đọc, đặc biệt ở đoạn cuối) 

Một thị trấn nhỏ nọ ở một quốc gia nọ có một khách sạn, một cửa hàng thịt, một gia đình nông dân, một tiệm cầm đồ, một tiệm sửa chữa máy nông nghiệp, một hiệu tạp hoá và cả một cô gái cung cấp dịch vụ vui vẻ. 

Đột nhiên cả thị trấn rơi vào khủng hoảng thanh toán nên hoạt động kinh doanh cũng như cuộc sống bị trì trệ nghiêm trọng. Lý do bởi:

Ông chủ khách sạn mua trả chậm thịt bò về làm bít tết cho khách là cô gái cung cấp dịch vụ vui vẻ và bạn trai của cô ta... nhưng do cô gái chưa trả tiền phòng nên chưa thanh toán nợ nần và ông hàng thịt không cho khách sạn mua thịt nợ nữa.

Người chủ hàng thịt cũng tạm đóng cửa hàng vì không có tiền trả cho bác nông dân nuôi bò nên cửa hàng hết thịt để bày bán.

Bác nông dân cũng đang rầu vì đàn bò chết đến nơi nhưng không có tiền để trả khoản vay tại một cửa hàng cầm đồ, bị xếp loại tín dụng kém nên không vay mượn ai được để mua thức ăn cho bò và thuê người sửa chữa máy cắt cỏ.

Tiệm cầm đồ vì vậy không có tiền trả cho khoản tiền gửi của anh thợ máy đã đến hạn. Hơn nữa vì vừa có nợ xấu vừa mất khả năng chi trả nên tiệm cầm đồ không vay ngân hàng trên thành phố được, không ai dám gửi tiền, các khoản vay trước đó bị đòi ráo riết nên cũng hết khả năng cho ai vay. Tiệm cầm đồ có nguy cơ phá sản và mất giấy phép kinh doanh cầm đồ.

Chú thợ máy thì đang trốn và chịu đói vì đã mua nợ thức ăn của hiệu tạp hoá chưa trả tiền nên chủ hiệu tạp hoá suốt ngày đòi nợ không bán thức ăn cho anh ta nữa.

Chủ hiệu tạp hoá cũng đóng cửa lánh mặt vì bữa trước đi cùng 1 cô gái cung cấp dịch vụ vui vẻ vào khách sạn... nhưng chưa có tiền đưa cho cô ta trả dịch vụ phòng.

Một ngày nọ một vị khách du lịch giàu có đi ngang thị trấn. Anh ta có ý định nghỉ lại.

Anh ta muốn xem xét các phòng khách sạn và để lại tiền đặt cọc 100$.

Chủ khách sạn, không ngần ngại một phút, cầm tiền chạy ngay đến gặp chủ cửa hàng thịt để trả nợ.

Người bán thịt, với 100$ trong tay, chạy đến bác nông dân và trả món nợ mua thịt bò.

Bác nông dân mang 100$ trả cho tiệm cầm đồ.

Tiệm cầm đồ mang 100$ trả anh thợ máy.

Anh thợ máy đến cửa hàng tạp hoá và trả nợ 100$ cho các sản phẩm anh đã mua trước đây.

Chủ cửa hàng tạp hoá chạy ngay đến trả 100$ cho cô gái cung cấp dịch vụ vui vẻ, vì khủng hoảng, đã vui vẻ với anh ta trong tình trạng nợ nần. 

Cô gái cung cấp dịch vụ vui vẻ ngay lập tức chạy đến gặp chủ khách sạn và trả cho anh ta khoản nợ tiền phòng là 100$ mà cô ta đã thuê cho khách hàng của mình.

Đúng lúc đó, vị khách du lịch quay trở lại quầy lễ tân khách sạn và nói rằng anh ta không tìm thấy một căn phòng phù hợp, nhận lại tiền đặt cọc và rời khỏi thị trấn.

Không ai có được bất cứ điều gì - nhưng toàn bộ thị trấn hiện đang phát đạt, khả năng chi trả ai cũng tốt, ai cũng sẵn sàng cho đối tác nợ trở lại, tiệm cầm đồ lại huy động vốn từ thành phố về cho vay, cửa hàng cửa hiệu lại mở, khách sạn lại lên đèn, mọi người ai cũng vui vẻ và lạc quan về tương lai.

Chỉ cần một chút tiền mồi và vòng quay của tiền lại quay tít. Nền kinh tế thị trấn lại sống trở lại. 

Các bài học:

1. Nợ doanh nghiệp cũng cần được kiểm soát. Quy mô của nợ doanh nghiệp không hề nhỏ và có thể tác động trực tiếp lên dòng quay vốn và thanh khoản của nền kinh tế. Có những lúc nợ doanh nghiệp, nợ vay ngoài ngân hàng gấp nhiều lần dư nợ ngân hàng mà không ai kiểm soát.

2. Khái niệm nợ xấu - nợ tốt, khả năng chi trả của ngân hàng rất tương đối trong nhiều trường hợp. Rất nhiều trường hợp ngân hàng là nạn nhân, không phải tội đồ tạo ta việc mất thanh khoản nền kinh tế. 

3. Thanh khoản thị trường hay khả năng chi trả là yếu tố sống còn của nền kinh tế. Sự bế tắc dòng vốn sẽ làm kinh tế trì trệ. Trong bối cảnh ấy chính sách tiền tệ và các dòng vốn ngắn hạn, xử lý mua bán nợ... về bản chất là dùng một dòng tiền nhỏ, ngắn hạn để giải quyết các vấn đề lớn, dài hạn. Trong ví dụ trên vị khách du lịch giàu có đóng vai người cho vay cuối cùng thực hiện công việc ấy.

P/s: 

- cất tiền trong nhà không làm bạn giàu lên

- chi tiêu nhiều không làm bạn nghèo đi

- tiêu dùng đúng mục đích và có kiểm soát làm cuộc sống bạn dễ chịu hơn.

- và đi du lịch, ngắm nhìn cuộc sống, trải nghiệm dịch vụ chắc chắn làm bạn thấy cuộc đời thú vị hơn lên.

Hình minh hoạ, cô gái vui vẻ của thị trấn đang chờ tiền về để thanh toán nợ tiền phòng, khộ quá khộ😀😀🤪

Phơi tình cho nắng khô mau🥹☺️🤪

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

Tony buổi sáng: RAU RĂM Ở LẠI... (Phương pháp tạo sóng Bất Động Sản)

 RAU RĂM Ở LẠI....

(Cách tạo sóng Bất Động Sản)

Mình đi công tác, thấy ăn nói cũng có chút kiến thức nên bà con hay hỏi thăm. Gần đây câu mà bà con hay hỏi nhất là việc thương lái nước ngoài sang thu mua mấy cái “trời ơi đất hỡi” như râu mèo, đuôi chuột, xoài non, đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu….Họ mua để làm gì? 

Mình nợ 1 câu trả lời.

Rồi cũng có thời gian tìm hiểu. Ra cửa khẩu Tân Thanh, Móng Cái, Thanh Thủy, Hà Khẩu….tất cả mọi người đều nói chưa từng thấy xuất những loại hàng như thế qua bên kia. Vậy họ mua làm gì? Mua mà không xuất. Bèn khăn gói qua tận bên Tàu để tìm hiểu thực hư. Mới hay là thương lái Trung Quốc không chỉ làm chuyện này ở nước mình, mà họ cũng đi xuống tận các tỉnh xa xôi như Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, An Huy…để thu mua các loại “nông sản” như thế. Họ là thương nhân đến từ các thành phố như Nam Ninh, Quảng Châu…..và đều có cuộc sống cực kỳ giàu có. Mình qua bển, với khả năng tiếng Tàu hết sức lỉu li, và tửu lượng cũng khá, bèn khai thác thông tin. Gặp 2 thương nhân ở Quảng Tây tên A Cầu và A Bình, chỉ vài chai Mao Đài và vài bài thơ Lý Bạch khiến mấy thương gia này hồn xiêu phách lạc. Và trước gương mặt thanh tú ấy, mọi bí mật đều phải lòi ra. 

Họ thường gồm 2-3 thương nhân trở lên. Họ có thể làm với bất cứ nông sản gì (sau này họ áp dụng với đất đai, cổ phiếu), họ buôn qua bán lại để tạo nên những cơn sốt. Nông sản họ mua phải lạ, người ta không biết giá thực tế là bao nhiêu để có thể so sánh. Đợt này sang Bình Phước, lá điều non là mặt hàng họ quyết định thu mua vì là hàng độc, không có tiền lệ mua bán, dễ tạo nên sự tò mò một cách huyền thoại. Đến thị trấn An Lộc và việc đầu tiên là tìm thương lái địa phương. A Cầu ghé chị Bảy, nói chị Bảy ơi tui muốn mua lá điều non. Hạt điều thô ví dụ giá chỉ có 500 ngàn đồng 1 tấn, A Cầu mua lá non giá ngang bằng luôn. Đưa tiền trước, nói chị hái cho tui vài tấn, phơi khô nha. Chị Bảy nửa tin nửa ngờ, nhưng thấy tiền thật, lại trả trước, nên kêu người ra hái lá đem phơi, giao cho khách. Chứ chờ cây điều ra trái, tiền phân tiền thuốc mấy tháng sau thì cũng chỉ có giá này thui, bán vậy sướng hơn.

Trong lúc đó thì A Bình sang gặp anh Tám, một thương lái ở xã khác. Cũng y chang vậy, anh Tám cũng hái 4 tấn lá điều non giao cho A Bình và lấy 2 triệu. Bên kia A Cầu quyết định tăng giá mua lá điều lên 1 triệu 1 tấn. Chị Bảy phấn khởi, cùng chồng cả đêm leo lên cây, hái khí thế, dù kiến vàng chui vô háng cắn tê cắn tái nhưng cũng ráng chịu đựng. Anh chồng bị kiến đốt khu nhạy cảm, đòi leo xuống thì bị chị Bảy chửi, nói đồ làm biếng, cơ hội kiếm tiền đổi đời là đây. Vì A Cầu nói phải giao vào ngày mai, phải xuất đi gấp. Chị Bảy cả đêm đu trên cây hái trối chết tới sáng mai cũng chỉ có 2 tấn, nên chỉ được có 2 triệu, A Cầu nói chị phơi khô giùm, cầm tiền trước nè chị, mấy bữa sau mới qua lấy đem đi. Dân chúng đồn ầm ầm. Chắc là thuốc tiên. Bên đó xứ lạnh trồng không được. Phong trào hái lá điều diễn ra nô nức.

Rồi vắng bóng. Đâu tuần sau A Bình lại xuất hiện, nói giờ hút hàng quá anh Tám ơi. A Bình nói giá bây giờ là 5 triệu 1 tấn. Đưa tiền trước và ép giao ngay. Anh Tám đang lo giao không đủ, thì bỗng dưng có ai đó tiếp thị nói có người bán sẵn giá chỉ có 4 triệu một tấn thôi, mua hem. Anh Tám thấy mua cứ 1 tấn lời 1 triệu, ngu gì không mua. Bèn thu gom. Gom được bao nhiêu A Bình cũng lấy hết. Cầm cục tiền trong tay, anh Tám ngỡ trong mơ. Ai ngờ hàng có sẵn kia là của A Cầu, dân địa phương hái và phơi sao kịp, nên qua kho của A Cầu mua lại. Chen chúc xếp hàng.

Bán xong hết kho, A Cầu phone cho chị Bảy giá bây giờ là 10 triệu 1 tấn rồi, gom nhanh lên người đẹp. Số lượng không giới hạn. Chị Bảy cười tít mắt qua điện thoại, lật đật gom khí thế, dân chúng hái phơi không kịp nên phải mua lại “trôi nổi” trên thị trường giá 8 triệu 1 tấn, cứ một tấn mang qua là lời 2 triệu mà. Tất nhiên hàng giá 8 triệu kia từ nguồn của A Bình. Nhưng A Cầu cũng đến, trả tiền đàng hoàng, rồi chở hàng đi. Chị Bảy tiếp tục thu gom để dành đó, đón đầu thời cơ. 

Đỉnh điểm là A Bình quyết định tăng lên 20 triệu 1 tấn, gom đi mai qua lấy. Nghe điện thoại xong, anh Tám muốn xỉu, ra sau nhà cây gì cũng vặt trụi lá, không kể cây điều cây tiêu gì sất. Nói tụi bay cứ thấy cây nào có lá là hái, trà trộn vô, tụi nó biết lá gì trong đó, bọn nó ngu bỏ mẹ. Huy động cả xã. Nhưng vẫn không đủ theo đơn hàng của A Bình, lại thu gom trên thị trường với giá 15 triệu 1 tấn. Ai mang sang giá 15 triệu đồng 1 tấn anh Tám mua hết. Anh Tám mua xong, gọi điện cho A Bình tới lấy thì A Bình nói để mai đi, đang lấy container lên đóng hàng. Sáng mai gọi lại thì “số máy quý khách vừa gọi không liên lạc được“. Anh Tám chạy tất tả đến nhà nghỉ gần đó thì mới hay ông khách đã trả phòng. Phóng như bay đi tìm thì chỉ thấy chị Bảy, chị Hai, anh Tư, anh Ba, chị Sáu….cũng hớt hơ hớt hải phóng xe trên đường ở chiều ngược lại. Dáo dác vòng lên vòng xuống, cũng bấy nhiêu người trong hiệp hội các thương lái huyện ta. Con đường đất đỏ mịt mù bụi. Những cái mũ bảo hiểm lấm lem. Những cái nón lá phấp phới. Những gương mặt đen nhẻm và những giọt nước mắt nóng hổi. Những kho lá điều chất cao như núi vì ai cũng tranh thủ ôm hàng. Những vườn điều xơ xác, vắng lặng, mênh mông.

Hóa ra, họ thu mua các nông sản tào lao ấy chỉ là 1 cách để làm giá. A Cầu sau khi bán hết cho dân địa phương, sẽ vội vàng thông báo cho A Bình và cả 2 cao chạy xa bay. Chiêu thức mua bán lòng vòng đẩy giá lên, người ôm cuối cùng các các tiểu thương tội nghiệp. Họ chết vì lòng tham khi thấy dễ ăn, chẳng cần đầu tư công sức gì nhiều, và ai cũng nghĩ sẽ rời sớm, khi chưa tới đỉnh. Nhưng không mấy ai rời. Quan hệ mua bán trong kinh tế là thoả thuận dân sự, tự mỗi người phải chịu trách nhiệm chứ trách được ai bây giờ. Những thủ thuật này đã xuất hiện cả mấy ngàn năm nay, Tây cũng có, như vụ hoa tulip ở Hà Lan hay đá thiên thạch ở Mỹ. Có người cũng biết, nhưng nghĩ "mình sẽ sang tay nhanh chóng chứ không sa lầy". Thực tế thì đã vô rồi, tham vì lợi, mấy ai buông được. 

Tại 1 khách sạn hoa lệ của Tp Bằng Tường, A Cầu và A Bình vui vẻ đãi tiệc. Phi vụ thành công. Gái đẹp bận xườn xám vây quanh, hỏi “shâng y chai due nản hạo ma”. A Cầu nói “hỉnh hạo”, xong ngửa cổ uống cạn ly, tạm quên những ngày nắng gió muỗi mòng ở xứ nhiệt đới xa xôi kia. Cả hai ngồi bàn việc nghỉ ngơi một thời gian trước khi vào các vùng nông thôn các tỉnh xa xôi như Cam Túc, Thanh Hải,... để buôn đất, với cách làm tương tự. Kiếm cục tiền lớn lớn thì lên Thâm Quyến hợp tác đẩy giá cổ phiếu kiếm lời. "Nông thôn hay thành phố, học ít hay học nhiều không quan trọng. Cứ ở đâu còn lòng tham và thích an nhàn thì ở đó, mình còn kiếm ra tiền" - A Cầu kết luận.

Tony buổi sáng

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023

TẠI SAO CÁC NƯỚC Ả RẬP ỦNG HỘ MỒM NHƯNG KHÔNG CHỨA CHẤP DÂN PALESTINE?

TẠI SAO CÁC NƯỚC Ả RẬP ỦNG HỘ MỒM NHƯNG KHÔNG CHỨA CHẤP DÂN PALESTINE?

TẠI SAO JORDAN LẠI LÀ ĐÔNG MINH LÂU NĂM CỦA MỸ VÀ KHÁ THÂN ISRAEL?

CÓ THỰC SỰ ISRAEL BỊ TOÀN BỘ THẾ GIỚI Ả RẬP CÔ LẬP?

TẤT CẢ ĐỀU DO TRUYỀN THỐNG LỪA THẦY, PHẢN BẠN MÀ RA.

sự kiện ”Tháng 9 đen” – một cuộc chiến ngắn nhưng ác liệt diễn ra trong lãnh thổ Jordan vào tháng 9 năm 1970, khi mà dân quân Palestine, có sự hỗ trợ của Syria đã nổi dậy tấn công quân đội và dân thường Jordan.

Biết về sự kiện này, sẽ giải thích được các vấn đề sau đó, như nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến ở Lebanon, sự hình thành tổ chức khủng bố ở Munich, tại sao Jordan tại trở thành ốc đảo hòa bình giữa Trung Đông…và ở đây muốn nhấn mạnh đến một lý do khiến nhà nước Israel trên thực tế không hẳn bị “bao vây” như chúng ta thường nghĩ.

1/ Bối cảnh khu vực và Jordan năm 1970 và vấn đề người Palestine ở Jordan.

Trước đó 3 năm, vào năm 1967, đã xảy ra một cuộc chiến nổi tiếng: chiến tranh 6 ngày. Cuộc chiến này trở nên nổi tiếng một phần bởi thành tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chiến tranh: cả một liên minh Arab bị quốc gia Israel nhỏ bé đánh thảm bại chỉ trong chưa đầy 1 tuần.

Cùng với những thiệt hại thê thảm của Ai Cập, Syria,…Jordan cũng chịu hậu quả to lớn. Toàn bộ bờ Tây sông Jordan bị mất vào tay Israel, nhưng đặc biệt là khu Đông Jerusalem linh thiêng cũng bị mất vào tay người Do Thái.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó. Các lãnh thổ mà Jordan bị mất đó, có số lượng đáng kể người Palestine. Về điều này, cần lùi lại xa hơn nữa về năm 1951. Thời điểm đó, sau một cuộc chiến khác giữa Israel và khối Arab vào năm 1948, quân đội Jordan đã chinh phục được khu bờ Tây, vốn là lãnh thổ có nhiều người Palestine sinh sống. Nhưng không phải người Palestine nào cũng phản đối Jordan. Nhiều nhân vật quan trọng của Palestine, đã ủng hộ sáp nhập vào Jordan, ít nhất là nó sẽ giúp bảo vệ họ tốt hơn khỏi Israel. Vì vậy đến năm 1951, sau một thỏa thuận được quốc tế công nhận, Jordan sáp nhập khu Bờ Tây.

Để làm người Palestine đồng thuận với sự sáp nhập này, chính quyền Jordan đã cho họ quyền bình đẳng. Người Palestine nghiễm nhiên có một nửa số ghế quốc hội Jordan dù dân số chỉ chiếm 1/5. Toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị đều được bình đẳng với người Jordan khác. Đặc biệt khu Bờ Tây giáp với Israel, dù không chính thức nhưng trên thực tế có quy chế không khác gì một khu tự trị của Palestine. Tại đây, nhiều tổ chức vũ trang của Palestine đã hình thành mà không chịu sự kiểm soát của chính phủ Jordan. Họ áp đặt luật lệ riêng, quân đội, cảnh sát riêng, giống như một nhà nước bên trong lãnh thổ Jordan.

Nhưng sau khi Bờ Tây bị Israel chiếm lấy vào năm 1967, lãnh thổ của người Palestine coi như không còn. Số phận của người Palestine tại khu Bờ Tây là mối quan tâm hàng đầu của các nước Arab. Tại đây, sau một hội nghị ở Cairo, Ai Cập, các nước Arab đã ra yêu cầu Jordan, Ai Cập và Syria cho người Palestine được di cư vào lãnh thổ của mình, bất chấp việc này chưa được các nước đồng thuận. Sau đó, hơn 400.000 người Palestine đã di cư đến Ai Cập, Jordan và Syria, trong đó ở Jordan đông nhất với 245.000 người Palestine di cư vào lãnh thổ Jordan.

Vấn đề bắt đầu phát sinh. Do yêu cầu của các nước Arab là mang tính cưỡng ép, nhiều người Jordan bất mãn với sự có mặt của người Palestine. Hơn nữa, người Palestine đã di cư đến những lãnh thổ vốn là của người Jordan, không liên quan gì đến người Palestine trước kia. Cho đến đầu năm 1967, cả 2 thành phố lớn nhất của Jordan là thủ đô Amman và thành phố Irbid đều tràn ngập người Palestine tị nạn. Nhưng những người ”tị nạn” này đã lập cả căn cứ du kích bên ngoài thành phố. Việc người Palestine chiếm quá nửa dân số thủ đô khiến nhiều người nói vui rằng Jordan đã ”vong quốc” vào tay Palestine.

2/ Xung đột với Israel và sự chia rẽ Jordan-Palestine

Trận chiến Karameh

Dù bị đẩy lùi sang lãnh thổ Jordan, nhưng các du kích Palestine vẫn không ngừng các cuộc tấn công vào lãnh thổ Israel. Đứng đầu các vụ tấn công là tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của Yasser Arafat.

Trong các căn cứ của du kích Palestine trong lãnh thổ Jordan, trại Karameh là căn cứ lớn nhất. Ngày 18/3/1968 một chiếc xe chở học sinh Israel bị trúng mìn của du kích làm nhiều người chết. Sau đó, có tin tình báo rằng thủ lĩnh Arafat đang ở trại Karameh, nên quân Phòng vệ Israel (IDF) quyết định tấn công trại Karameh trả thù, đồng thời bắt Arafat. Ngày 21/3/1969, một lực lượng lớn quân đội cùng thiết giáp Israel tấn công qua trại Karameh.

Nhưng vấn đề ở chỗ, trại Karameh lại nằm trong lãnh thổ thuần túy của Jordan, bị du kích Palestine ”chiếm dụng” làm căn cứ du kích. Vì vậy nên khi Israel tấn công, mặc dù là nhằm vào du kích Palestine, quân đội Jordan vẫn phải huy động để chống lại Israel. Do phải chiến đấu với một lúc hai đối thủ, quân Israel đã chịu thất bại trong trận này. Đây là một đòn giáng mạnh vào Israel, không phải vì tổn thất hay không bắt được Arafat, mà là đã hủy hoại danh tiếng ”bất khả chiến bại” của IDF lúc đó.

Với người Arab, trận Karameh là chiến thắng đầu tiên của họ trước Israel, khiến khắp nơi người ta nức lòng. Lãnh đạo Ai Cập Nasser thậm chí tuyên bố ”thời khắc cuối cùng của Israel đã điểm”. Nhưng ở giữa lòng chiến thắng, mâu thuẫn lại nảy sinh.

Chiến thắng ở Karameh lại dẫn theo một loạt các yêu sách của người Palestine, bị Jordan coi là vô lý, nhưng lại bị liên đoàn Arab bắt thực hiện. Theo đó du kích Palestine yêu cầu Jordan phải cho họ đi sâu hơn vào nội địa. Sau đó, họ yêu cầu Jordan cho hơn 50.000 tình nguyện viên Palestine từ Syria, Lebanon được đi vào Jordan để đến các căn cứ du kích. Tiếp tục, họ lại bắt Jordan cho Syria, Iraq mở căn cứ huấn luyện du kích Palestine ngay trong lãnh thổ Jordan. Ở trong các trại này, năm 1970 Trung Quốc đã điều máy bay chở xe tăng sang Jordan tặng cho quân Palestine. Kèm theo đó là hàng trăm nghìn quyển ”Mao chủ tịch lục ngữ” được mang đến tay du kích PLO. Các nước Arab sau trận Karameh cũng quyên góp được 1 triệu USD ủng hộ cho du kích Palestine, nhưng người Jordan không được một xu nào.

Jordan lẽ ra không thể nào chấp nhận yêu sách trên. Nhưng vì các nước Arab ép họ buộc phải thực hiện, nên dù đồng ý nhưng sự bất mãn của người Jordan đã lên đến đỉnh điểm. Giờ đây họ không khác gì chủ nhân bị đá khỏi ngồi nhà của chính mình, ngồi xem kẻ khác đùa giỡn trong đó. Vì vậy từ năm 1970, vua Hussein của Jordan bắt đầu tính chuyện ”cứng” với Palestine và các nước Arab khác.

*Thỏa thuận 7 điểm

Tháng 11 năm 1968, vua Hussein của Jordan ra lệnh thiết lập lại trật tự ở các trại Palestine, bắt đầu bằng việc tấn công các nhóm tội phạm vũ trang người Palestine. Nhiều nhóm vũ trang bị bất ngờ trước sự cứng rắn của vua Hussein, đã xin hạ vũ khí. Các nhóm này bị vua bắt ký vào một ”Thỏa thuận 7 điểm” gồm các điều khoản giới hạn hoạt động của quân Palestine ở Jordan.

Duy chỉ có PLO của Arafat là không chịu ký. Do nhóm này lớn mạnh nhất, lại được Syria, Ai Cập, Trung Quốc chống lưng, nên cho rằng Jordan sẽ không dám làm gì họ. Quả nhiên, dù PLO bác bỏ thỏa thuận 7 điểm, nhưng Jordan vẫn chịu áp lực và bao vây bởi khối Arab, không cho họ đụng vào du kích Palestine. Vua Hussein biết được thế yếu của mình nên đã tìm thêm đồng minh mới: Hoa Kỳ.

Tháng 3 năm 1969 vua Hussein sang Mỹ gặp tổng thống Nixon. Tại đây tổng thống Mỹ bày tỏ ủng hộ nhà vua trong bối cảnh ông bị khối Arab ”quay lưng”. Chính điều này khiến nhà vua tự tin rằng ông sẽ được người Mỹ chống lưng để thực hiện các hành động của mình.

*Sự ngang ngược của quân Palestine và sự bùng nổ chiến tranh

Sự nghiêng về Mỹ của vua Hussein lại làm cho PLO của Arafat càng thêm cực đoan. Bắt đầu từ năm 1970 Arafat càng lộ rõ ý đồ chống đối Jordan của mình. Không chỉ vậy còn lộ thêm sự thiên tả của tổ chức. Arafat tuyên bố ”Con đường san bằng Tel Aviv phải đi qua Amman (thủ đô của Jordan)”, sau đó tuyên bố ”Biến Amman thành Hà Nội của thế giới Arab”.

Quân Palestine báng bổ các đền thờ Hồi giáo ở vùng chiếm đóng bằng cách treo ảnh Marx, Lenin và các biểu tượng cộng sản lên đó. Người ta miêu tả sự xấc xược của quân PLO:

“Họ lái xe ồn ào quanh Amman trong những chiếc xe jeep với vũ khí nạp đầy đạn, giống như một đội quân chiếm đóng; họ tống tiền các khoản đóng góp tài chính từ các cá nhân, đôi khi là người nước ngoài, tại nhà của họ và ở những nơi công cộng; họ bất chấp các quy định giao thông thường lệ, không đăng ký và cấp giấy phép cho phương tiện của mình và từ chối dừng tại các trạm kiểm soát của quân đội; họ khoe khoang về vai trò định mệnh của họ chống lại Israel và coi thường giá trị của quân đội. Sự hiện diện của họ ở Amman, cách xa chiến trường, dường như là một thách thức đối với chế độ nhà vua”.

 Cuối cùng, lên đến đỉnh điểm là sự việc thủ tướng Jordan, Zaid Rifai tố cáo quân Palestine chặt đầu 1 lính Jordan rồi đá bóng với đầu của anh ta.

*Sự ủng hộ của Ai Cập, sắc lệnh 10 điểm và cuộc đối đầu đầu tiên.

Vua Hussein đứng trước lựa chọn khó khăn. Ông biết rằng nếu tấn công quân Palestine lúc này, gần như chắc chắn chuốc lấy việc bị Arab Saudi, Syria, Libya, Iraq,…phản đối, và không gì đảm bảo rằng các nước trên không dám đưa quân vào bảo vệ PLO. Nhưng nếu để quân PLO hoành hành, sớm muộn nhà vua biết ông cũng sẽ bị Arafat đưa lên đoạn đầu đài. Thế nên tháng 2 năm 1970, vua Hussein sang Ai Cập gặp tổng thống Nasser xin tư vấn. Đây chính là bước ngoặt.

Ít ai ngờ là Ai Cập lại ủng hộ vua Hussein cứng rắn hơn với PLO. Quân đội Ai Cập lúc đó là mạnh nhất khối Arab, lớn hơn tất cả quân Arab Saudi, Syria và Libya cộng lại. Sự ủng hộ của Ai Cập đảm bảo chắc chắn cho vua Hussein rằng ông không phải lo ngại Syria nữa. Vậy nên khi vừa trở về, vua Hussein ra tiếp sắc lệnh 10 điểm với quân PLO, bao gồm việc cấm mang vũ khí. Không ngoài dự đoán, Arab Saudi, Libya và Kuwait công khai phản đối Jordan và gửi tiền đến cho PLO. Nhưng với sự ủng hộ của Mỹ và Ai Cập, vua Hussein mạnh mẽ chặn tất cả số tiền này.

Để thể hiện thêm nữa sự ủng hộ cho Jordan, Mỹ ép Israel rút quân khỏi biên giới Jordan tháng 6 năm 1970. Nhưng cũng trong tháng 6 này, máu đã đổ.

Ngày 7 tháng 6 năm 1970, một đoàn xe thiết giáp của Jordan bị phục kích giết toàn bộ. Ngày hôm sau Tổng cục Tình báo Jordan bị đánh bom. Vua Hussein đến thăm tổng cục tình báo, trên đường đi xe của vua bị phục kích giết chết tài xế.

Ai cũng biết quân PLO của Arafat làm điều này. Họ đưa cả hỏa tiễn Ka-chiu-sa của Liên Xô vào Amman. Quân đội Jordan quá yếu vào lúc đó so với quân PLO được trang bị hiện đại không kém gì quân đội Ai Cập. Các bộ trưởng của Hussein vội vã khuyên ông nên ngừng bắn để tránh cho Amman khỏi một cuộc tắm máu. Cuối cùng sau khi 300 người đã chết, một lệnh ngừng bắn được thực thi giữa vua Hussein và Arafat, với thế yếu thuộc về nhà vua.

Cuộc tấn công tháng 6 làm chấn động thế giới Arab. Nasser của Ai Cập phải tức tốc gọi điện cho Gaddafi của Libya để sắp xếp ngay lập tức một cuộc hòa giải giữa Jordan và PLO. Dù tốn hết công sức của Nasser và Gaddafi, cuộc hòa giải bó tay trước sự kiêu ngạo của Arafat. Lúc này thế giới người ta đã nghĩ đến khả năng chính quyền quân chủ của Jordan sẽ sụp đổ. Henry Kissinger , cố vấn an ninh của Tổng thống Nixon, đã đưa ra đánh giá sau đây về các sự kiện ở Jordan:

”Thẩm quyền và uy tín của chế độ quân chủ sẽ tiếp tục suy giảm. Uy tín quốc tế của Jordan sẽ bị tổn hại hơn nữa … Tự do hành động lớn hơn của PLO chắc chắn sẽ dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng hơn về lệnh ngừng bắn ở Thung lũng Jordan … Vua Hussein sẽ đối mặt với một tương lai chính trị không chắc chắn”.

Ngày 15 tháng 8 năm 1970, Arafat tuyên bố rõ ràng: ”Amman sẽ là Hà Nội của cuộc cách mạng Arab!!!”.

3/ Tháng 9 đen – sự bội phản.

*Vụ không tặc Dawson.

Nói về những gì diễn ra năm 1970 ở Jordan, có thể người ta không biết về những cuộc chiến đẫm máu trên đường phố Amman, nhưng chắc chắn thế giới đều biết về một sự kiện: vụ không tặc Dawson.

Ngày 6/9/1970, các tay súng Mặt trận giải phóng nhân dân Palestine (PFLP) khống chế 4 máy bay khi đang di chuyển đến New York và London. Họ ép phi cơ hạ cánh tại cánh đồng Dawson, một sa mạc gần Zarka, Jordan.

Toàn bộ 310 hành khách được trả tự do nhưng họ giữ lại những người Do Thái và thành viên phi hành đoàn gồm 56 người. PFLP dọa giết con tin và cho nổ tung các máy bay nhằm đổi lấy sự tự do của Patrick Arguello và Leila Khaled đang bị giam ở Thụy Sĩ vì tội cướp máy bay. Patrick Arguello là người Cộng sản Nicaragua sang đánh thuê cho PLO, còn Leila Khaled là nữ không tặc đầu tiên trên thế giới.

Sau một loạt nỗ lực đàm phán và trả tiền chuộc, các con tin được thả ra, nhưng máy bay bị cho nổ tung trước mặt phóng viên quốc tế. Đến nay, vụ không tặc Dawson vẫn là một trong những vụ cướp may bay táo tợn nhất thế giới. Còn vua Hussein gọi đây là ”cọng rơm cuối cùng trên lưng lừa” (một câu ngạn ngữ Arab – gần giống như ”giọt nước tràn ly”).

*Jordan quyết định nổ súng.

Ngày 15 tháng 9, vua Hussein triệu tập một cuộc họp với các cố vấn. Tại đây, những người ôn hòa nhất của Hussein cũng đã hết kiên nhẫn với PLO. Họ đều khuyên vua hãy tấn công quân của Arafat. Họ tính toán rằng sẽ cần 3 ngày để chiếm lại các thành phố bị PLO bủa vây.

Ngày 17 tháng 9, quân đội Jordan chính thức nổ súng – mở đầu cho sự kiện tháng 9 đen.

 Ban đầu quân Jordan vẫn khá yếu, do họ không được nước ngoài hỗ trợ như PLO. Đến ngày 20, 3 ngày sau sự kiện các nước Arab yêu cầu ngừng bắn. Nhưng vua Hussein biết rõ ông không còn đường lùi, tuyên bố ”không bán rẻ đất nước thêm nữa”.

*Quân Syria can thiệp, Mỹ-Israel ra tay cứu Jordan

Lo ngại số phận của PLO, Syria đã đi tiên phong gửi quân vào Jordan hỗ trợ Arafat. Ngày 18/9/1970, một đoàn quân hơn 300 xe tăng Trung Quốc của Syria tiến về thành phố Irbid của Jordan, nơi PLO tuyên bố ”giải phóng”. Lực lượng này thuộc Sư đoàn 5 bộ binh quân đội Arab Syria.

17.000 quân thuộc Sư đoàn thiết giáp số 3 quân đội Iraq đến biên giới Jordan, khiến lữ đoàn 99 quân đội Jordan phải ở lại để đề phòng người Iraq. Nhưng cuối cùng không có cuộc đối đầu Jordan-Iraq nào diễn ra.

Đêm 19 rạng sáng 20 tháng 9 năm 1970, vua Hussein đích thân gọi điện cho ngoại trưởng Mỹ Kissinger, nói rằng ”tình hình xấu đi nghiêm trọng sau sự xâm lược của Syria”.

Kissinger hiểu ý Hussein. Ngay trong ngày hôm đó Hạm đội 6 Hải quân Hoa Kỳ ồ ạt tiến về phía Đông Đại Trung Hải áp sát bờ biển Syria. Đến chiều cùng ngày, máy bay của Israel quần thảo quanh thủ đô Damascus trong sự bất lực của phòng không Syria. Đó là lời cảnh báo đanh thép: Syria đừng manh động!!.

Bị bối rối bởi sự có mặt của Hoa Kỳ sát bờ biển, quân đội Syria hoàn toàn chịu trận trong cuộc không kích của Jordan chiều muộn ngày 22 tháng 9. Tại đây sau khi 70 lính chết trận, sư đoàn 5 của Syria đã vội vã rút lui về biên giới.

Bị bỏ rơi, quân PLO chịu trận. Hơn 2000 tay súng bị quân đội Jordan tiêu diệt, hàng nghìn tay súng khác bị bắt. Arafat không còn cách nào khác phải ngừng bắn chịu đàm phán, điều mà ông đã bác bỏ một cách kiêu ngạo trước kia.

*Cuộc hòa giải ở Ai Cập và cái chết của Tổng thống Nasser.

Các nước Arab họp tại Cairo, Ai Cập ngày 26/9/1970, bàn về vấn đề Jordan. Tại đây, Arafat đọc một diễn văn lên án quân Jordan tàn sát người Palestine. Tuy nhiên, những gì ông nhận lại, là sự cười khẩy của các lãnh đạo trước kia từng ủng hộ mình. Lẽ ra Arafat nên đồng ý ký thỏa thuận hòa bình từ trước kia.

Ngày 27 tháng 9 năm 1970, thỏa thuận ngừng bắn hòa bình giữa Jordan và Palestine được ký kết do Tổng thống Ai Cập Nasser làm trung gian. Nhưng ngày hôm sau, tổng thống Ai Cập bất ngờ qua đời vì đau tim, kết thúc cuộc đời của người anh hùng hiện đại của đất nước Ai Cập.

4/ Kết quả sau Tháng 9 đen

*Thương vong

Arafat tố cáo Jordan đã giết 25.000 người Palestine, nhưng con số thực tế khoảng 3.000 người. Jordan có 537 lính chết. Syria có 600 người thương vong.

*Ảnh hưởng-Jordan:

sau tháng 9 đen Jordan tiến hành chiến dịch thanh lọc trong chính quyền. Toàn bộ các nhân vật thân Palestine bị loại bỏ, thay bằng những người cứng rắn hơn. Mặt khác, điều này khiến Mỹ và phương Tây ấn tượng với nhà vua, nên gửi cho Jordan 40 triệu USD viện trợ.

Các vụ trả thù của Du kích Palestine

+ Ngày 28/11/1971, một nhóm du kích PLO ám sát thủ tướng Jordan Wasfi Tal tại Cairo, Ai Cập.

+ Năm 1972, một nhóm du kích lấy tên ”Tháng 9 đen” đã gây ra vụ thảm sát tại Olympic Munich, Tây Đức, giết 11 người Israel và 1 cảnh sát Đức.

+Năm 1982, tổng thống Ai Cập kế nhiệm Nasser là Al-Sadad bị những kẻ khủng bố ám sát. Kẻ chủ mưu xác định là Khālid al-Islāmbūlī, một kẻ cực đoan Hồi giáo. Nhưng có thuyết âm mưu cho tên này nhận lệnh hoặc từ Gaddafi của Libya, hoặc từ Arafat của Palestine để trả thù cho sự ủng hộ của Ai Cập với Jordan.

– Ảnh hưởng lên Lebanon:

Sau tháng 9 đen, PLO bị Jordan trục xuất. Khối Arab quyết định cho PLO đến Lebanon lập căn cứ. Tuy nhiên lại ”ngựa quen đường cũ”, PLO tiếp tục làm loạn Lebanon dẫn đến nội chiến ở nước này năm 1975. Sau nhiều năm nội chiến, với sự can thiệp từ vô số nước, Lebanon bị Syria chiếm đóng, còn PLO lại bị trục xuất đến Tunisia. Nhưng bắt đầu từ đây, các lãnh đạo của PLO đã tuyên bố từ bỏ con đường đấu tranh bạo động, theo đuổi con đường ôn hòa. Từ đó, PLO mới bắt đầu có lại sự ủng hộ của các nước Arab và thế giới.

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi : Tại sao Israel không hẳn là bị bao vây?

Câu trả lời là dù trên mặt địa lý, Israel vây quanh bởi các nước Arab. Nhưng về địa chính trị, hai nước có biên giới dài nhất với họ là Jordan và Ai Cập lại không phải là hai nước thù địch họ, thậm chí còn công nhận họ. Ngoài ra, một gã khổng lồ khác trong khu vực cũng công nhận Israel là Thổ Nhĩ Kì. Vậy nên khi nhìn vào bản đồ ngoại giao Israel, có thể thấy xuất hiện một ”vùng đệm” gồm Ai Cập, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ cho Israel khỏi vòng vây các nước thù địch bên ngoài. Những mối quan hệ trên đảm bảo cho Israel một vị thế không quá hiểm nghèo. Nếu biên giới của Israel thay vì Ai Cập là Libya, thay vì Jordan là Arab Saudi, mọi chuyện có thể đã rất khác.

Nguồn: nghiên cứu lịch sử.

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2023

FB Peter Pho: LẠC CỰC SINH BI

 LẠC CỰC SINH BI

“Lạc cực sinh bi” 樂極生悲câu này từ đời xưa truyền lại, ý nói vui vẻ sung sướng đến cực điểm thì sẽ sinh ra bi thảm. Nói một cách nôm na là hết vui lại buồn.

Nhiều hộp đêm, KTV đang đàn ca vui vầy, rượu ngon, gái đẹp, bỗng bốc cháy hỏa hoạn không đường chạy thoát. Năm ngoái trong đêm Halloween tại Hàn quốc mọi người vui chơi hả hê mất cảnh giác bỗng xẩy ra vụ chen chúc đạp dẫm lên nhau gây ra hơn trăm mạng tử vong. Mới đây thôi, vụ vui chơi âm nhạc tại Israel đang tưng bừng nhộn nhịp, có ai ngờ đâu tử thần đã đến trên đầu. Còn rất nhiều ví dụ như vậy, đang vui lại đứt dây đàn. Khiến chúng ta không thể ngờ đến. Có nhiều ca sĩ, diễn viên, cầu thủ nổi tiếng, sự nghiệp đang như diều gặp gió, tiền nhiều như nước, cuộc sống đế vương, nhưng bỗng phá sản, bỗng lăn đùng ra chết. Tại sao? Bởi họ sướng quá, sướng cực độ, nên lạc cực sinh bi. Họ không hiểu nguyên lý này nên cứ thả phanh hưởng thụ, không tĩnh lại để răn đe mình, không sám hối với sự sung sướng của mình, nên bị vậy. 

Các bạn thấy lạ, sung sướng cũng có tội? Có, trong khi trên trần gian còn biết bao kẻ cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Còn anh, ở nhà như lâu đài, người hầu kẻ hạ, Sơn hào Hải vị, đêm đêm tiệc tùng, mở một chai rượu vài trăm đến vài tỉ, uống chai rượu bằng kẻ khác nai lưng làm cả đời. Bất công không? Đã bất công tức có sự phán xét, các vị có quyền phán xét ở ngay trên đầu chúng ta “Trên đầu ba thước có Thần Linh”. Các thần linh bay qua nhà một cụ già nghèo khổ, thấy bà cụ đang luộc vài củ khoai ăn cho no bụng, bay sang lâu đài, thấy các vị tai to mặt lớn, bụng phệ chềnh ềnh, đang nhấm nháp ăn to nói lớn, trên bàn thức ăn ê chề. 

Khi thánh thi Đỗ Phủ nhận thấy cảnh tượng bọn nhà giàu quan lại sống cuộc sống thừa thãi, vung phí, hủ bại so sánh với cuộc sống cơ cực của người dân, ông đã thất vọng thốt lên:

朱门酒肉臭

路有冻死骨

Chu môn tửu nhục xú

Lộ hữu đống tử cốt 

Dịch nghĩa:

Nơi nhà giàu sang phú quý, rượu thịt dư thừa đến nỗi bốc mùi xú uế, trong khi đó xương cốt của người nghèo chết vì đói rét chất đầy bên đường.

Nguồn gốc của câu Lạc cực sinh bi từ đâu mà có?

Trong thời Chiến Quốc, vua nước Tề thường uống rượu vui chơi suốt đêm và lờ là việc triều đình. Nước Sở nhân cơ hội đem quân tấn công nước Tề. Tề Uy Vương cử Thuần Vu Khôn đến nước Triệu để mời quân tiếp viện, sau đó cuộc vây hãm nước Tề được giải tỏa. Trong bữa tiệc mừng công, Tề Uy Vương đã hỏi Thuần Vu Khôn rằng tiên sinh có thể uống bao nhiêu rượu thì say. Khôn đáp: “Uống một đấu rượu sẽ say, uống một thạch rượu cũng sẽ say.” (10 lít là 1 đấu, 10 đấu là 1 thạch). Tề Uy vương không hiểu ý tứ, lại hỏi: “Đại nhân, uống một đấu rượu đã say, làm sao uống được một thạch rượu?”.

Thuần Vu Khôn muốn nhân cơ hội này để thuyết phục vua Tề không nên uống rượu thâu đêm, nên khéo léo nói: "Sự thật là thế này: nếu vua thưởng rượu cho hạ thần, khi uống rượu, vua ngồi trước mặt, đằng sau lưng là các quan lớn triều đình, nên hạ thần sợ hãi, uống một đấu cũng say. Nếu ban đêm, bệ hạ lưu hạ thần ở lại, vui vẻ thoải mái uống, thì lúc này, hạ thần có thể uống một thạch mà không say, bởi nếu say sẽ không giữ được lễ tiết vua tôi. Vì vậy, người xưa nói rằng khi rượu say đến tột cùng, lễ nghĩa sẽ không khống chế được, và khi con người vui sướng đến tột độ thì chuyện buồn sẽ xảy ra”. Tề Uy Vương nghe xong lời nói của Thuần Vu Khôn biết rằng khuyên mình, nên từ đó thôi không uống rượu thâu đêm nữa.

Lão PP và ca nương Thúy Hoàn vất vả đầu tư làm ăn từ Hồng Kông đến đại lục Trung Hoa hơn chục năm được ông giời thương cũng kiếm được chút ít. Vài năm trước, có một ông bạn, xây xong một lâu đài nguy nga tráng lệ nhưng bị ngân hàng đòi nợ muốn để lại cho vợ chồng lão với giá rất rẻ. Nhưng lão và nàng Tấm đều đồng thanh từ chối. Lâu đài chỉ đáng cho vua chúa hoặc vương hầu quý tộc ở. Mệnh không phải vương tước không nên ở, mệnh không vững, dễ bị các thần thánh khiển trách đâm ra rách việc. Hơn nữa, tính lão thích đơn giản, bình dị, sống không phô trương, không thể sống trong căn lâu đài trăm tỉ được. Nhiều khi lót ổ rơm lão cũng có thể làm một gậy, à quên, cũng ngủ một giấc được. Có một đệ rất quý lão, muốn mời đi nhậu và hứa sẽ khui một chai rượu nho vài trăm triệu. Nhưng lão từ chối ngay, uống thế đoản mệnh, không dám đâu!

Câu chuyện thành ngữ về “Lạc cực sinh bi” khiến chúng ta hiểu được một chân lý, tức là đừng quá cường điệu hay cực đoan trong bất cứ việc gì mình làm và phải sử dụng tư duy đúng đắn để hành sự. Khi vui sướng đừng đi đến cực điểm, trừ lúc mần chuyện ấy thì phải lên đỉnh…kkk

Lão PP mỗi tháng hành xác một lần bằng cách cạo gió. Cả một tấm lưng hằn đỏ như bị quất, bị tra tấn ác liệt. Nhiều tôn giáo đều có những tập tục hành xác, quất roi lên người, đi trên lửa, xuyên sắt nhọn lên da thịt…đấy chính là hứng lấy đau khổ để khỏi bị trừng trị. Tất nhiên làm từ thiện cũng là một phép hóa giải.

Người đời sau lại thêm một nội dung sau “Lạc cực sinh bi”, tiếp theo là “Phẫu cực thái lai” hoặc “Bĩ cực thái lai”tức khi nghịch cảnh đạt đến cực điểm, vận mệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tốt đẹp. Có nghĩa là khi xui xẻo chấm dứt thì vận may sẽ đến. Hy vọng là vậy, nhưng phải kiên trì nhẫn nại, đừng nản đừng chùn bước trước khó khăn và tâm niệm rằng “Bĩ cực thái lai”

Mong rằng các nông hộ hãy nắm được nguyên tắc này, tự mình cho rằng “Tri túc thường lạc”, sống vừa đủ vui, đủ sướng, không quá độ, và không ganh tị với những hộ giàu có. Bạn nào đang gặp khó khăn, hãy tâm niệm “Bĩ cực thái lai” dứt khoát may mắn sẽ đến với bạn.

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2023

Tú Hoa: MỐI TÌNH MANELI

MỐI TÌNH MANELI

Tác giả: Tú Hoa

(Copy từ Facebook Đào Hiếu)

*

LTS: Ngày 1/11/1963, nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của tổng thống J.Kennedy đã bật đèn xanh cho các tướng lãnh VNCH làm cuốc đảo chánh. Ngày 2/11/1963, hai anh em tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu bị ám sát trên xe tăng.

Để ghi nhớ ngày lịch sử này, chúng tôi xin đăng lại bài viết của nhà báo Tú Hoa để chúng ta hiểu rõ hơn về Tổng thống Diệm, và tại sao người Mỹ lại giết hai anh em ông Diệm.

*

I. “Mối tình Maneli” nghĩa là gì?

Cuộc thương thảo bí mật của em trai cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Nhu với Cộng Sản Hà Nội nhằm thúc đẩy hai miền Nam - Bắc của Việt Nam né tránh một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung Quốc được giới tình báo Hoa Kỳ tặng cho một cái tên là “Mối tình Maneli”  (“Maneli affair”) 

Trong cuộc thuơng thảo này, Việt Nam Cộng Hòa đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng Sản Hà Nội nếu Cộng Sản Hà Nội đồng ý tuyên bố đứng trung lập, không gia nhập khối Xã Hội Chủ Nghĩa và cùng với Việt Nam Cộng Hòa tham gia liên minh “Các Nước Không Liên Kết” của Ấn Độ. Việt Nam Cộng Hòa cam kết thuơng mại trao đổi với Cộng Sản Bắc Việt và sẽ cố gắng giúp Hà Nội thoát khỏi tình trạng đói kém do đang bị cô lập với thế giới bên ngoài và phải sống bằng viện trợ chu cấp mọi thứ bởi Bắc Kinh để đến nỗi buộc lòng phải đi theo đường lối Đấu Tố của Mao Trạch Đông.

Cộng Sản Hà Nội lưỡng lự trước nước cờ táo bạo này của ông Ngô Đình Nhu vì biết rõ những cam kết mà Việt Nam Cộng Hòa đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế của miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp nghị Geneve 1954.

Khi tình báo Hoa Kỳ liên tục gởi tín hiệu cho Washington biết về “mối tình Maneli” động trời này của hai anh em ông Diệm, Tổng Thống Kennedy vô cùng tức giận vì ông cho rằng, đây là một sự “phản bội tàn nhẫn.” Tòa Bạch Ốc từ đó quyết tâm loại bỏ hai anh em ông Diệm ra khỏi quyền lực bằng mọi giá.

Thế nhưng mười năm sau, nước Mỹ lại áp dụng y chang kế sách của ông Nhu, Henry Kissinger thất hứa với chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, đi đêm với Chu Ân Lai làm cho Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa và thất thủ hoàn toàn sau đó; dẫn đến cả triệu thuờng dân Campuchia bị Pol pot sát hại, trên hai triệu người Việt bị tan nhà nát cửa và tù tội để có được một hòa bình. Đây mới đúng là một sự “phản bội tàn nhẫn” như Tổng Thống Kennedy đã từng thốt lên trước đó.

II. Tại sao lại gọi là “mối tình Maneli”? 

Maneli là họ của ông Mieczysław Maneli, một người Ba Lan được cho là sanh vào ngày 22 tháng Giêng năm 1922 tại Miechów và mất vào vào ngày 9 tháng Tư năm 1994 tại New York, Hoa Kỳ. Ông là đại diện cho Ba Lan trong Hội Đồng Giám Sát Hiệp Nghị Geneve 1954 về Việt Nam, có tên tiếng Anh là “the International Commission for Supervision and Control in Vietnam,” gọi tắt là ICC hay ICSC. Hội đồng này gồm ba quốc gia, một thuộc thế giới tự do là Canada, một thuộc khối Cộng Sản là Ba Lan và một thuộc khối Không Liên Kết là Ấn Độ.

Chính phủ Cộng Sản tại Ba Lan hoàn toàn không có chủ định can thiệp sâu rộng vào nội tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ nhưng vì Hà Nội cần Ba Lan làm cầu nối ngoại giao độc lập khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc để tìm hiểu thêm ý định chiến lược của hai anh em ông Diệm. Cho nên, Maneli chỉ ráng đóng vai trong của một sứ giả, truyền đạt những thông điệp cần thiết từ Hà Nội, từ Moscow đến với hai anh em ông Diệm-Nhu và ngược lại. Tuy nhiên, vòng xoáy chính trị giữa Moscow - Hà Nội - Sài Gòn - Ấn Độ – Hoa Kỳ khiến ông Maneli ngày càng bị lôi cuốn sâu vào nội tình Việt Nam.

Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các chuyến đi ngoại giao của Maneli tới Hà Nội Sài Gòn để  hiểu rõ thêm ý đồ chiến lược của hai anh em Diệm Nhu. Từ đó, cái tên “mối tình Maneli” (“Maneli Affair”) được hình thành.

Kết cục của “mối tình Maneli” là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Nhu điều bị giết sau vụ đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963. Người bật đèn xanh cho cuộc đảo chánh dẫn đến cái chết của Tổng Thống Diệm là Tổng Thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, sau đó cũng bị ám sát bí hiểm không đối chứng trong cùng một tháng cùng năm. Tổng Bí Thư Đảng Liên Xô, Khrushchev, người ủng hộ lập trường Việt Nam trung lập của ông Diệm cũng bị truất phế bởi phe đầu đá Brezhnev ngay vào năm 1964.

Riêng Mieczysław Maneli, ông xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào thập niên 1980 và sống tại xứ sở này cho tới ngày ông mất.

III. Nội tình của  “Mối tình Maneli”

Không cách gì có thể trình bày hết được chi tiết và cũng không thể nào tóm gọn các chi tiết bên trong của “mối tình Maneli” chỉ qua một bài viết ngắn ngủi vì mỗi chi tiết điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến lịch sử bị đát của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia coi trọng tình tự dân tộc lên trên mọi chủ nghĩa, mọi tôn giáo, dẫn đưa đến tính mạng của gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, kể cả tính mạng của Tổng Thống Kennedy, cũng như liên quan đến kế hoạch “phế mã tranh tiên” của Hoa Kỳ làm toàn bộ khối Cộng Sản bị sa lầy trong chiến thắng quân sự mà rồi bị kiệt quệ và chia rẽ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn tại Âu châu.

Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất tạo sửng sốt cho mọi nhân vật có liên quan và khiến không ai có thể ngờ tới được nếu biết rõ tình tiết của “mối tình Maneli” là đích thân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cam kết sẽ trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức nếu Cộng Sản Bắc Việt chịu bãi binh và cùng đồng ý nắm tay với ông tham gia khối các nước Không Liên Kết do Ấn Độ chủ xướng.

Thái độ dứt khoát né tránh chiến tranh ý thức hệ tạo bởi hai siêu cường Liên Xô - Hoa Kỳ có Trung Quốc tham dự của Tổng thống Diệm làm sửng sốt không những Hà Nội mà ngay đến cả Moscow cũng bàng hoàng.

Moscow toan tính rằng việc trung lập hóa Việt Nam sẽ rất hay vì cùng một lúc xóa bỏ ảnh huởng vô cùng sâu rộng của Cộng Sản Trung Quốc lên Hà Nội và hất Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn mà không cần súng đạn. Việt Nam từ đó sẽ theo liên minh Ấn Độ vốn có đường lối ngoại giao cởi mở đối với Liên Xô. Từ đó, Liên Xô có thể gián tiếp ảnh huởng lên Việt Nam thông qua Ấn Độ; dù sao, Ấn Đô vẫn đáng tin cậy hơn là Cộng Sản Trung Quốc, theo cách nhìn của Khrushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, Hà Nội không đủ can đảm để qua mặt Bắc Kinh như ông Diệm cương quyết qua mặt Hoa Kỳ.

IV. Hệ lụy của “mối tình Maneli”:

Sau khi “mối tình Maneli” tan vỡ, dân tộc Việt Nam đã phải đổ máu cho chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản.

Thông qua “mối tình Maneli”, các sử gia sẽ thấy ngay được tấm lòng yêu nước của hai anh em ông Diêm. Đối với hai ông, “quốc gia là trên hết!” Hai ông đã cố ráng tìm đủ mọi cách để cho đất nước có hòa bình dân chủ và độc lập, bất chấp hy sinh tính mạng. Việt Nam sau này sẽ lại quay về với con đường Việt Nam Cộng Hòa mà hai ông đã khởi xướng, và nhìn lại hình ảnh của hai ông như là điểm tựa của một niềm tin, đó là tình thần quốc gia Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chết!

© TÚ HOA

© Đàn Chim Việt 18/6/2015

———————————————–

PHỤ CHÚ:

Xin trình bày 3 điện tín bí mật của Maneli gởi về cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Ba Lan (Spasowski)  như là một bằng chứng trong muôn ngàn bằng chứng hiện có về sự liên hệ của ông Ngô Đình Nhu trong “mối tình Maneli” khi qua mặt Hoa Kỳ thuơng thuyết với khối Cộng Sản cho hòa bình tại Việt Nam.

Sau đây là nội dung 3 bức điện tín đã được dịch sang tiếng Anh:

I./ SECRET TELEGRAM FROM MANELI (SAIGON) TO SPASOWSKI (WARSAW), 30 AUGUST 1963

Ciphergram No. 11266

From…Saigon……dispatched on 8.30.63 at 12:00 hours……..received on 9.1.63 at 9:20 hours Came in to the Decoding Department…9.1.63 at 16:40

During the reception at the Ministry of Foreign Affairs, the Italian and French ambassadors arranged my meeting with Mr. Nhu. He welcomed me with ostentatious kindness. He said that Poland, after France, was the second most respected and well - known country [in Vietnam] and he invited me for a talk.

Tovmassian recommends that I go.

No. 393

Deciphered on 9.2.63 at 18:15 hours Deciphered by Szopa, checked by Bakunowicz

[Source: AMSZ, Warsaw, 6/77, w-102, t-625, obtained and translated by Margaret Gnoinska.]

*

II./ SECRET TELEGRAM FROM MANELI (SAIGON) TO SPASOWSKI (WARSAW), 31 MAY 1963

Ciphergram No. 7353

From…Saigon……dispatched on 5.31 at 10:00 hours……..received 6.1 at 9:58 hours…… Came in to the Decoding Department…6.1. at 14:30 

I am reporting further results of the consultations in Hanoi.

The conversation with the Premier [Pham Van Dong] was planned for one hour. On his initiative, it lasted two hours. The issue of the development of the Diem - US spat was discussed in detail. He presented his own, not abridged, assessment. Once again, he expressed his will to comply with the Geneva Accords. As far as the South is concerned, the formula of wide neutral coalition government still applies. As to the question of who is to make up the right and the center, he replied: This will crystallize itself, the presence of certain people from the Diem regime is not out of the question. The people of the right will only be a fiction for the countries abroad, without a significant influence on governing. It is true that the Laotian example did not work out – this does not matter. The change in government in the South will happen after military defeats. Only then will the

Americans and Diem be forced to participate in an international conference. In exchange for the neutrality of the South, the North will comply with the Geneva Accords.

The Minister of Foreign Affairs asked to relay to those interested in the South that they wanted to begin cultural [exchanges] and trade (rice, coal) before political settlements [were reached]. Both strongly asked that the probes be expanded, which is mentioned in the previous no. 255.

The Premier was saying almost the same thing during my previous visit, as if nothing changed on their end. He emphasized the work of the Poles for Vietnam. He used the word “socialist camp,” talking about the role of the USSR; he did not mention China even once. Ambassador Tovmassian was very pleased with these statements of the Premier.

The formula along the line of 1954 is more strongly evident in all the reports. The Chinese Ambassador was talking about the new Dien Bien Phu, and the Minister of Foreign Affairs about the defeat in Algeria. Ambassador Tovmassian found out, unofficially, that they were planning to organize a 500 thousand men army in the South by 1965. The costs of maintenance were paid by the Chinese, and the rest came from local sources. The high degree of participation of the Chinese is a surprise to Cde. Tovmassian.

The special intelligence gathered for us regarding the battles in the South confirms our assessment relayed in a report: the balance of forces. They admitted defeat, but they still maintain that they control 75 percent of the territory and 50 percent of the population, even though certain changes have occurred as to the spheres of influence.

No. 262

Deciphered on 6.1. at 9:00 hours

Deciphered by Jochimek, signed by Fiutowski

/-/ Maneli

[Source: AMSZ, Warsaw, 6/77, w-102, t-625, obtained and translated by Margaret Gnoinska.]

*

III./ SECRET TELEGRAM FROM MANELI (HANOI) TO SPASOWSKI-MORSKI (WARSAW), 11 MARCH 1963

Ciphergram No. 3175

From…Hanoi…..dispatched on 03.11. at 12:00 hours……..received on 03.12. at 12:21hours… Came in to the Decoding Department…03.12.63. at 14:30 page56, image 3160, page56 image3320.

Conducted lengthy conversations with Prime Minister [Pham Van Dong] and [Soviet Ambassador] Tovmassian.

Synthetic139 conclusions are as follows:

1) The Prime Minister underscored several times that their policy regarding general Vietnam matters entirely corresponds with [those] of Moscow and Warsaw, that they want consistent execution of the Geneva Accords, that this is actually the neutralization of which [Indian Prime Minister Jawaharlal] Nehru and [US Ambassador to India John Kenneth] Galbraith were speaking.

They considered and continue to consider the Geneva Accords as beneficial, [and] they do not want any foreign [military] bases or military alliances anywhere in Vietnam.

We assess this statement, together with Mikołaj [the Soviet embassy] as a real consent to something along the lines of neutralization also of the North under the condition that some other terminology be used.

2) The aim of struggles in the North, the Prime Minister said, is to aspire to establish a government based on a wide democratic range like the Laotian type.

The intensification of the struggles should lead to an international conference. I reminded [him] of the statement of Goburdhun that the Americans could withdraw only under the circumstances of saving face. He replied that he appreciated this necessity and that the Poles would surely find some intelligent formula [to solve this problem].

3) I am to present the following matters during the sessions of the commission [ICC]:

a) introduction of weapons based on weekly reports of permanent groups

b) chemical warfare

c) provocations [conducted by] the South in the demilitarized zone.

4) In case of counter-accusations about the sabotage, I am to express consent for the creation of a mobile group which would conduct a full investigation with the participation of communication officers from both sides. Goburdhun told me that proving the sabotage by legal [court] channels is impossible.

5) Tovmassian informed me that the Chinese pressured [the DRV] to cause incidents in the demilitarized zone, but Secretary Le Duan decisively opposed this while stating that they wanted to show the world their good will. I add that based on the information and opinions of our officers one can recognize that there were attempts to cause incidents in the [demilitarized] zone by the North. They also acted ambiguously in Haiphong. I will relay details of these matters, as well as further results of consultations, later.

/-/ MANELI

No. 94

Deciphered on 03.12. 18:30 hours

Deciphered by Miaśkiewicz, checked by Bakunowicz

[Source: AMSZ, Warsaw, 6/77, 1963: w-96, t-1368, obtained and translated by Margaret Gnoinska.]

CHÚ THÍCH ẢNH

-Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Maneli