Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Nguyên Ngọc: HẠNH PHÚC

 HẠNH PHÚC

Nguyên Ngọc 

    Tôi có một chuyện cay đắng về hạnh phúc, mà lại ở Tây Nguyên, nơi tôi gắn bó hơn nửa cuộc đời và yên trí đã hiểu đến tận cùng. Sự thể là ngày ấy, vậy mà thấm thoắt đã mười bảy năm, chúng tôi làm một bộ phim về Tây Nguyên và anh đạo diễn bỗng nảy ý tưởng độc đáo không sử dụng diễn viên chuyên nghiệp vào các vai chính, chỉ mời đúng người dân tộc tại chỗ. Lặn lội khắp cao nguyên từ cực bắc đến cực nam, cuối cùng chọn được hai cô gái Ba Na thật đẹp, cô em, xin gọi là H’Lan, năm ấy mười bảy, rực rỡ đến chói chang, cô chị, cũng xin gọi là H’Nga, mười chín, đằm thắm, đậm đà. Ngày ấy cao su quốc doanh chưa nhiều và lấn vào sát làng như bây giờ, các gia đình vẫn còn được ít rẫy, hôm chúng tôi đến hai chị em vừa ở rẫy về, đang tắm ngoài giọt nước đầu làng. Ở Tây Nguyên người ta gọi bến nước của làng là “giọt”, kể cũng hơi lạ, dòng nước trong và khỏe gần như bất tận được dẫn từ núi cao về theo một hệ thống những thân tre chẻ đôi nối vào nhau thô sơ mà khéo léo, có khi quanh co đến năm bảy cây số trong rừng, cuối cùng đổ ra thành hàng chục vòi, mát lạnh đến tê người những chiều hè oi nồng chưa tắt hẳn nắng, lại phảng phất mùi vị không thể lẫn của rừng sâu, thoảng thôi nhưng thấm tận da thịt. Nước tuôn ra mạnh hơn cả nước máy thành phố, sao gọi là giọt? Thì ra ở lâu mới biết, bến nước đầu làng, với người Tây Nguyên đi xa, hay người Tây Nguyên nay không còn làng, sẽ mãi mãi nhỏ từng giọt kỷ niệm cả kiếp không nguôi, vào tận đáy tâm hồn. H’Lan, bây giờ đã là một người đàn bà đẫy đà ba con mỗi lần gặp chúng tôi vẫn thường nhắc lại cái buổi chiều ấy, mười bảy năm trước, khi chúng tôi ra tìm em ở giọt, cô gái đang mặc nguyên cả quần áo vậy mà tắm, mơn mởn, tươi mát, khỏe mà mềm, rực rỡ mà dịu dàng. Nghe chúng tôi về “bắt người đi đóng phim”, cô sợ quá vùng té chạy. Đám con trai cũng đang tắm ở giọt, mình trần, chỉ mỗi chiếc khố, phô những múi thịt cuồn cuộn đen bóng đẫm nước, phá lên cười giòn tan…

Ừ vậy mà đã mười bảy năm…

H’Nga và H’Lang đi cùng chúng tôi hơn bốn tháng. Vào vai không đặc biệt xuất sắc, nhưng có những điều rất nhỏ diễn viên chuyên nghiệp học mấy cũng không bằng. Như cách vén váy sà xuống cạnh bếp ở góc nhà sàn, một chút buông thả mà kín đáo, xếp hai chân về một bên, và khẽ nghiêng đầu thổi bùng ngọn lửa vẫn âm ỉ ngày đêm; cách đứng dậy, gọn, khỏe, khoát dây gùi lên vai, bên này rồi bên kia, bước ra hiên, thoăn thoắt xuống cầu thang, gùi nặng thế mà thong dong đến lạ; hay buổi chiều tà ở rẫy về, cất tiếng ót ót gọi heo thả rong, và nhìn đàn heo rối rít ùa về như mẹ âu yếm đón đàn con… Trong nghệ thuật vốn vậy, chính những điều nhỏ tưởng không đáng kể đó tạo nên mùi vị không thể thay thế của tác phẩm…

Cuối cùng rồi phim cũng xong, đoàn giải tán. Tôi có tham gia đôi lần những đoàn làm phim như vậy, tôi biết, ba bốn tháng thôi, mà cảm giác rất dài. Bởi vì suốt những ngày tháng ấy người ta không chỉ đi cùng nhau, làm việc cùng nhau, ăn ở cùng nhau; mà còn cùng nhau, cố tình lôi kéo nhau, người ta còn đắm đuối, cố tình tự đánh chìm mình vào một cuộc sống khác hẳn ngoài đời, quyết liệt hơn, hạnh phúc hơn, đau đớn hơn, biết là giả chứ nhưng lại thật hơn thật vì sự tích tụ và cường độ cực cao của nó…

Rồi phim xong. Đột ngột. Bao giờ cũng đột ngột. Đột ngột màn hạ xuống. Một giấc mơ, một cơn mê dài đột ngột được đánh thức. Những người chuyên nghiệp, dạn dày sân khấu, chừng nào đã quen. Nhưng còn hai cô gái Ba Na của tôi? H’Nga ngơ ngác: Hết rồi sao bác? Em hỏi. Hết rồi thật. Ngày mai các cô sẽ trở về làng. Tôi ở trên này đã lâu, tôi biết cuộc sống đang chờ đợi các cô trở về không giống như trong phim các cô cùng chúng tôi vừa dựng, đúng hơn là vừa “sống”, mê đắm. Mà bây giờ, trở về, điều gì đang chờ các cô?… Hầu như có thể chắc chắn, mươi năm nữa, cũng chẳng cần lâu đến thế đâu, chỉ năm ba năm, nhớ tìm về thăm, tôi sẽ gặp hai người đàn bà trên rẫy, vẫn còn phảng phất nét đẹp xưa, nhưng sẽ khác lắm, cháy nắng, con – đứa thứ mấy? – địu trễ nãi trên lưng, đến chiếc áo bạc màu cũng chẳng cần cài cho hết cúc, mặc cho vú vê chảy dài lòng thòng… Tôi cũng biết điều đó, cái cảnh hầu như sẽ chắc chắn đó, sẽ chẳng là gì cả trong hạnh phúc mà họ vui nhận trong cuộc đời, thanh thản, bình yên… Nhưng có thể giúp họ tìm đến một hạnh phúc khác không, một hạnh phúc mới mà họ có thể và xứng đáng được hưởng… Bây giờ nhớ lại, quả thật tôi rắp tâm thực hiện một kế hoạch, mà tôi tin. Ở thiện chí trong sáng của mình. Tin ở điều thật sự tốt lành sẽ đem lại được cho những người tôi suốt đời yêu quý. Còn hơn thế, biết đâu một con đường hạnh phúc mới mẻ có thể mở ra cho bao người nữa trên này, cũng quá xứng đáng được có như hai cô…

Tôi có một anh bạn là giám đốc một cơ quan cấp tỉnh, cơ quan ấy có một cái nhà khách. Anh sẵn sàng nhận ngay hai chị em vào làm ở đấy, cả chị vợ anh cũng hăng hái đồng tình. Chính chị lo lắng thu xếp cho các cô vừa làm vừa học. Thậm chí chúng tôi còn trù tính các bước tiếp theo cho hai cô sau giai đoạn có thể là tạm thời ở nhà khách này. Không ai nói ra, dường như không dám nói hẳn ra, nhưng quả thật chúng tôi mong muốn đưa các cô “đi xa” hơn nhiều. Một cuộc đổi đời, tại sao không?… Không dám nói, vì nó đẹp quá, cái tương lai mong ước ấy, mà cái đẹp ở đời bao giờ cũng mong manh. Lại nữa… nhưng mong ước của chúng tôi, của tôi, cho hai cô, cho người khác, theo cách nghĩ của tôi, tôi có quyền không? Ta có quyền hình dung một cách hạnh phúc của mình suy ra, cho người khác không? Lo lắng không nhiều, mong ước tốt lành át đi tất cả…

Xong xuôi, tôi trở về Hà Nội, đinh ninh đã làm một việc “đúng lương tâm”, đúng cả tâm huyết lâu dài vẫn ấp ủ với vùng đất và người đã thành ruột thịt. Cũng có lúc lại thoáng vẩn lên đôi chút băn khoăn: chúng tôi đang làm một cuộc thử nghiệm, mà có thể là thử nghiệm với cả cuộc đời hai con người. Thực tế hay phiêu lưu… Hồi hộp chờ…

… Bận công việc đi xa một thời gian, vừa trở về, vội gọi điện ngay cho anh bạn giám đốc. Bên kia đầu dây, giọng anh rõ ràng là buồn, cả giận nữa:

- Chúng nó đi hết rồi!

- Ai? Đi đâu?

- Ai nữa! Hai chị em. H’Lan theo một đoàn ca nhạc dưới vùng biển lên biểu diễn. Con em đi, con chị cũng bỏ về nhà luôn. Nghe nói đã theo một tay buôn gỗ nào đó tận miền Tây Nam Bộ lên. Cũng đi mất rồi.

- Đi đâu?

- Về tuốt trong miền Tây…

Tôi vội bay lên. Không gặp. Hỏi thăm, chỉ có những tin tức mơ hồ. Đi tìm, bặt tăm…

Suốt hai năm.

Rồi họ trở về. H’Nga về trước. Với một cái bụng chửa. Không cần hỏi cũng biết, tay buôn gỗ nọ đã có vợ ở nhà rồi. Cô gái về, sụp xuống lạy cha: Cha giết con đi, con muốn chết. Ông già ngồi suốt ngày ngơ ngác nhìn nắng. Chỉ thầm thì mãi một câu: “Người Kinh dữ quá!…”.

Di dân lớn lên Tây Nguyên. Bây giờ người Kinh rất nhiều. Ông không hiểu, ông sợ.

Một năm sau, H’Lan cũng trở về. Cũng lại mang về cho ông già một đứa cháu không cha.

Tôi đã biết hai cô gái trong suốt bốn tháng các cô đi cùng đoàn phim. Cô chị, H’Nga, đằm thắm, vẻ ngoài trầm tĩnh. Mà đôi mắt rất ướt. Rất đa tình, và rất kín đáo. Đúng hơn, dồn nén. Ở đoàn, thỉnh thoảng cô lại bị lên cơn. Cũng có hôm đột ngột bỏ đi, chúng tôi bổ đi tìm, cuối cùng gặp ở một làng cô có họ hàng xa cách đến hàng trăm cây số. Tôi có biết, có ngờ đâu, tôi làm sao hình dung một cô gái như vậy khi gặp một tay buôn gỗ lậu lang thang trên Tây Nguyên đang bị khai phá tràn lan. H’Nga gặp tay giang hồ ấy chính tại nhà khách của cơ quan anh bạn tôi, dân buôn gỗ lậu bây giờ tất không thể không có quan hệ với những nơi như vậy. Tôi dở quá, tôi chẳng đoán trước được điều gì cả. Tôi có lo thì là lo nhiều hơn cho cô em, H’Lan, rực rỡ quá, mơn mởn quá, lại không trầm tĩnh được bằng chị. Rực rỡ và bồng bột… Hóa ra cả hai chị em, trầm lắng hay cháy bỏng, chẳng ai thoát được hậu quả cuộc toan tính hạnh phúc của chúng tôi, của tôi đầy thiện chí nhất quyết thu xếp cho họ. Cuộc sống dữ dằn đã dứt họ ra khỏi mưu sự đầy tham vọng mà ngây thơ đến tệ hại của chúng tôi. Của tôi. Và đập nát cuộc đời họ.

Đập nát, tôi không nói quá đâu. Gần đây tôi có trở lại. H’Nga đau ốm liên miên, xơ xác. Cậu con trai không có cha nay đã là một chàng thiếu niên khôi ngô. Cháu chỉ học xong cấp một rồi nhất định ở nhà làm rẫy nuôi mẹ. H’Lan thì đã ba đời chồng, bốn mặt con, chẳng đứa nào có cha, cuối cùng lấy một anh chàng Ba Na, gia đình có vẻ yên ổn hơn, nhưng cả hai vợ chồng đều thất nghiệp. Giọt nước đầu làng không còn. Rừng trên đầu nguồn bị phá hết, còn nước đâu mà dẫn về. Từ lâu ở nơi xưa là giọt nước thương yêu, đã mọc lên một cây me, cành lá xum xuê. Tại gốc me ấy bây giờ là một cái “chợ lao động”, thanh niên Ba Na thất nghiệp suốt ngày ngồi ở đấy, hút thuốc vặt, mòn mỏi chờ các ông bà chủ người Kinh đến thuê làm bất cứ công việc gì. Mà họ cũng không còn nhiều sức đâu. Buồn, uống rượu, rượu cần không còn, rượu cần là thứ người ta ủ công phu, gửi cả tâm hồn, cả linh hồn vào đấy, khi người ta sống vui, thoải mái, và hy vọng, tin, tin cuộc đời, tin ngày mai, khi người ta yêu, tin tình yêu… Không còn ruợu cần, uống rượu trắng của người Kinh thôi, thứ rượu hung dữ, đốt cháy tâm can. Rồi rượu trắng cũng không đủ tiền mua, bèn mua cồn pha ra mà uống. Mòn mỏi tới cả giống nòi…

Vậy đó, cuộc thử nghiệm hay ho của tôi. Về hạnh phúc. Hóa ra rất có thể độc ác, phá nát cuộc đời người ta với tình yêu chân thành và mưu tính hạnh phúc đẹp đẽ cho người khác bằng toan tính độc đoán và kiêu căng của mình.

Tôi không chối tội, nhưng có phải chỉ có riêng tôi?

Từng có, còn có bao nhiêu kế hoạch to lớn, hùng hồn về hạnh phúc từng được toan tính, và áp đặt, bằng nhiều cách, trong suốt lịch sử lâu dài của con người…

12- 2012




Dương Quốc Chính: TEAM BUILDING

 TEAM BUILDING

Mình không bao giờ tham gia trò này, cơ bản vì không thích các trò chơi mang tính bầy đàn, có lẽ mình cực đoan, nhưng đó là cá tính. 

Team building là cách mà các công ty hay dùng để kết nối quan hệ giữa các thành viên, thông qua các công ty du lịch hay tổ chức sự kiện. Các công ty này để câu khách nên hay chế ra các trò chơi "độc, lạ" mang tính gợi dục, để thu hút đám đông, chắc sợ bọn như mình không chịu tham gia các trò nhàm chán?

Những trò dạng này đã từng bị chửi rất nhiều, thậm chí nhiều cháu SV tình nguyện, cán bộ đoàn, cũng bị quay clip dạng này đưa lên mạng, với các trò gợi dục, phản cảm.

Khi tham gia team building, nhất là khi tham gia các trò chơi hoặc học kỹ năng với các công ty đào tạo kỹ năng mềm, mỗi cá thể khi hòa vào đám đông sẽ bị mất đi tính cá thể, chấp nhận hi sinh tất cả vì đám đông đồng đội, hoặc bị cuốn theo đám đông đó để cùng khóc, cùng cười. 

Đây là 1 cách điều khiển cảm xúc đám đông rất hiệu quả, cũng là cách để người quản lý quan sát khả năng hòa nhập vào nhóm của mỗi cá thể. Điều này rất hiệu quả với các công ty có sản xuất dây chuyền, mỗi cá thể bản chất chỉ như 1 con ốc trong bộ máy. Nếu họ có thể chấp nhận là 1 con ốc, thì công việc sẽ hiệu quả hơn. Nếu họ tỏ ra cá tính, thì sẽ có thể có nguy cơ làm hỏng hệ thống. Tùy từng công việc và nghề nghiệp mà việc xây dựng đội ngũ và gắn kết thành viên này nó quan trọng cỡ nào.

Với phân tích trên, khi tham gia team, mỗi cá thể có thể bị đánh mất tính cá thể, khi bị cuốn hút quá họ sẵn sàng hi sinh cả tư cách cá nhân vì sự thắng lợi của đội nhóm.

Vụ bạn gái sẵn sàng cởi áo để nhúng nước, lộ hàng, chính là 1 hệ quả đó. Khi cá thể hòa nhập quá sâu vào trò chơi. Sẵn sàng bỏ qua tất cả vì thành quả của nhóm. Nếu là người lãnh đạo doanh nghiêp của bạn kia, bạn phải thấy mừng, vì đó là 1 nhân viên sẵn sàng hi sinh vì thành quả chung. Nhưng với vai trò người chồng, người cha, người mẹ của bạn gái đó, bạn sẽ buồn lòng khi thấy người thân sẵn sàng cởi trần nơi công cộng. Kể cả nơi đó là bãi biển, thì vẫn không hề được đánh giá là đúng chuẩn thuần phong mỹ tục của phụ nữ Việt Nam. 

Nhưng dù gì, thì đây vẫn chỉ là quan điểm xã hội với mỗi góc nhìn, chứ không phạm luật. Mình vốn là người tôn trọng tôn ti trật tự không chấp nhận bình đẳng giới tuyệt đối nên mình không chấp nhận nếu đó là người nhà mình. Dù hòa nhập vào nhóm tới cỡ nào vẫn phải giữ được thuần phong mỹ tục truyền thống. 

Nhiều người cuồng về bình đẳng giới cho rằng nam cởi trần nơi bãi biển thì nữ cũng có quyền. Mình không cho rằng như thế là tốt. Dù bình đẳng cỡ nào thì vẫn cần có điểm dừng vì sự khác biệt về cấu tạo cơ thể và tâm sinh lý. Ví dụ như 1 người đàn ông cởi trần ở ngoài đường nói chung không gợi dục phụ nữ, nhưng 1 người phụ nữ làm điều tương tự sẽ gợi dục cho hầu hết đàn ông trưởng thành. Như vậy có thể gây hậu quả không tốt cho bản thân người đó. 

Với vợ con mình, sẽ không bao giờ có chuyện tương tự bạn gái kia, cho dù mình là người có tư tưởng thoáng hơn đa số đàn ông Việt Nam. Tất cả là từ giáo dục gia đình thôi. 

Nói rộng ra thì những trò chơi kiểu này là mang tính thương mại thôi, chứ các trò tương tự, nhưng không phải là trò chơi, được các lãnh đạo trong bộ máy CS sử dụng rất nhiều. Bởi chế độ toàn trị kiểm soát đám đông thông qua những hoạt động tập thể này rất tốt. Nói chung lãnh tụ muốn tiêu diệt tính cá thể, muốn mỗi người dân phải là những củ khoai tây được nhét vào bao tải.

Cứ xem các buổi họp chi bộ là thấy. Đấu tố chính là 1 biện pháp cơ bản để dùng đám đông trấn áp cá thể. Team building là cách dùng phần thưởng làm mồi nhử để đám đông nuốt chửng cá thể, biến cá thể thành 1 phần tử của đám đông. Lãnh đạo và lãnh tụ phải giỏi kiểm soát đám đông như vậy.

P/S:

Chế độ CS chơi team building kiểu gì?

Họ phát động các đợt thi đua cho mỗi tập thể nhỏ. Như hồi học phổ thông thì tuần nào chào cờ cũng có phát động thi đua giữa các lớp, các khối với nhau. Mỗi cá thể sẽ phải cố gắng để nhóm của mình được thứ hạng cao nhất. 

Còn ở cơ quan, đoàn thể thì cũng có phát động thi đua đủ kiểu, nhà máy thì thi đua sản xuất giữa các phân xưởng, dây chuyền, thi đua yêu nước...Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua. Đó chính là team building đó chứ gì đâu, nhưng nó được đẩy lên ở tầm quốc gia.

Song song với việc thi đua có thưởng thì lãnh đạo còn xử phạt mỗi cá thể nếu nó làm hỏng thành tích của nhóm. Thậm chí dùng nhóm đấu tố cá thể khác biệt hoặc chẳng may không hoàn thành nhiệm vụ. Ở lớp học, nếu phát hiện lỗi ở 1 tổ, cô giáo không phát hiện ra thủ phạm thì sẽ phạt cả tổ và kích động cả tố tố giác thủ phạm. Ở chi bộ, xã hội cũng y chang, an ninh nhân dân cũng 1 phần dựa vào bài này. Cơ quan, dòng họ sẽ cách ly thằng PĐ, bởi nó làm "hỏng" phẩm chất "yêu nước" của cơ quan!

Mình không rõ Tây nó có trò tặng huân huy chương cho tập thể (trừ thể thao đồng đội) như Việt Nam không?

Mình thấy trò đó nó là 1 dạng team building kinh điển. Để nhóm được tặng thưởng thì cá nhân phải cố gắng, nếu không thì sẽ bị các thành viên còn lại đấu tố, cô lập.


Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

Nguyễn Gia Việt: Nhan sắc và thủ đoạn chánh trị là tai họa nhìn từ trường hợp Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi.

 Một bài sử Việt về anh hùng và giai nhân (FB Hùng Ca Sử Việt)

Sau khi giết giặc Minh, Lê Lợi lên làm vua, đó là Lê Thái Tổ. Nguyễn Trãi là đại khai quốc công thần.

Nguyễn Trãi là kết quả của mối tình của anh gia sư nghèo và nữ học trò, ông Nguyễn Phi Khanh là một học trò nghèo học giỏi được nhận vào kèm cặp việc học cho tiểu thơ Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, kèm sao dính bầu. Quan tư đồ thuận lẽ trời, ra giá gia sư thi đậu sẽ chánh thức tác hiệp cho đôi bạn trẻ.

Nhưng số Nguyễn Trãi hiu quạnh khi sáu tuổi mất mẹ, mười tuổi ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê với cha.

Năm 1407, giặc Minh sang xâm lăng, nhà Hồ bị diệt, giặc Minh bắt ông Nguyễn Phi Khanh đem về Tàu cùng với cha con Hồ Quý Ly

Hai anh em Nguyễn Trãi thương cha cứ theo sau tới ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh đuổi con kêu đừng theo cha nữa, ông Phi Khanh dạy con:

“Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì?”

Cái điển tịch "Hận Nam Quan" từ đó trong sử Việt rạng ngời

Vở kịch thơ “Hận Nam Quan” được Hoàng Cầm viết năm 1937, lúc ông 15 tuổi

"Con về đi! Cha yên tâm chịu khổ!

Con về đi! Đúc thép chống giang san

Cha tin chắc đường gươm nơi đất Tổ

Sẽ có ngày sáng chói những vinh quang"

Trước đó từ năm 1924 Á Nam Trần Tuấn Khải viết "Hai chữ nước nhà” nhắc lời ông Nguyễn Phi Khanh dặn Nguyễn Trãi

"Con đương độ đầu xanh tuổi trẻ

Bước cạnh tranh há dễ nhường ai?

Phải nên thương lấy giống nòi

Đừng tham phú quí mà nguôi tấc lòng

Lời cha dặn khắc xương để dạ

Mấy gian lao con chớ sai nguyền

Tuốt gươm thề với vương thiên

Phải đem tâm huyết mà đền cao sâu

Gan tráng sĩ vững sau như trước

Chí nam nhi lấy nước làm nhà

Tấm thân xẻ với san hà

Tượng đồng bia đá họa là cam công"

Nguyễn Trãi nhận ra chỉ có chánh trị mới giúp qua cơn can qua này, ông sau đó phải trốn sự truy bắt của giặc Minh, trốn tận lên tới miền núi thâm sơn cùng cốc Lam Sơn của xứ Thanh mới gặp được Lê Lợi dâng Bình Ngô sách mà hiệp nhau bàn chuyện quốc sự sau này.

Từ người bình thường đã ý thức và trở thành anh hùng dân tộc của chúng ta.

Năm 1428, dẹp giặc Minh xong xuôi, Lê Lợi 43 tuổi lên ngôi Hoàng Đế ở Đông Kinh, mở đầu triều đại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Viêt Nam, nhà Hậu Lê tồn tại hơn 300 năm. Năm 1428 Nguyễn Trãi đã 48 tuổi.

Sau khi đuổi giặc Ngô (Minh) về nước, vua tôi xứ Lam Sơn ca khúc khải hoàn, Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) mới biểu Nguyễn Trãi soạn bộ sách văn xuôi “Lam Sơn Thực Lục” để lại cho đời.

Lê Thái Tổ là ông vua dính chuyện "diệt công thần" do tánh đa nghi, Trần Nguyên Hãn là một trường hợp. Trần Nguyên Hãn từng nhận xét Lê Lợi “có tướng như Việt vương Câu Tiễn ”

Truyền thuyết “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” không biết có thực hay không. Tuy nhiên Lê Lợi cũng nghi ngờ cả Nguyễn Trãi.

Lê Lợi “phong thừa chỉ Nguyễn Trãi tước Quan Phục hầu, cho mang họ vua” (Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sĩ Liên). Công thần khởi nghĩa Lam Sơn có 9 bậc thì tước Quan Phục hầu của công thần Nguyễn Trãi ở bậc...thứ 8.

Lê Thái Tổ (1385–1433) lên ngôi vua có 5 năm thì mất, trong 5 năm đó Nguyễn Trãi là quan không có thực quyền. Hình như có bị bắt giam rồi thả ra. Nguyễn Trãi buồn bực và cũng cố chạy thoát thân, ông xin về quê dưỡng già. Sĩ phu Bắc Hà kể rằng trong một ngày đẹp trời, Nguyễn Trãi đi tập thể dục bên Tây Hồ chợt nhìn thấy một cô gái trẻ đẹp đang bán chiếu, ông đã xướng mấy câu thơ ghẹo Thị Lộ :

"Nàng ở nơi nào,bán chiếu gon?

Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?

Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi?

Đã có chồng chưa, được mấy con?"

Không thể ngờ cô gái này cũng làm thơ họa lại ngay :

"Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon,

Cớ chi ông hỏi hết hay còn?

Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ

Chồng còn chưa có, có chi con!"

Chiếu gon là chiếu lác đó

Thực ra bà con cô bác đặt thơ cho nó vui, chứ Nho gia ngày xưa khuôn phép, làm gì có chuyện Nguyễn Trãi ra đường chọc gái mà hỏi thẳng thừng "chồng con có chưa". Nhưng quả thực có một bà Nguyễn Thị Lộ rất giỏi thơ họa chữ nghĩa là vợ nhỏ của Nguyễn Trãi, xưa trai năm thê bảy thiếp là thường.

Sau khi Lê Lợi chết, con là Lê Nguyên Long làm vua, đó là Lê Thái Tôn. Vua Lê Thái Tôn vốn là người có sức khỏe không tốt nhưng trẻ mà ham sắc, ham dâm, có nhiều vợ. Khi mới 15 tuổi vua Lê Thái Tôn đã có đến 5 người vợ được sắc phong, đó là các bà: Dương Thị Bí, Nguyễn Thị Anh, Ngô Thị Ngọc Dao, Lê Thị Ngọc Dao, Lê Nhật Lệ.

Mẹ của Lê Nguyên Long là bà Phạm Thị Ngọc Trần mà sau này được phong là Cung Từ hoàng thái hậu mất năm 1425 khi Lê Nguyên Long mới 3 tuổi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chưa kết thúc, một cái chết "huyền thoại".

Cái chết huyền thoại của bà Ngọc Trần lại được chánh sử chép lại do căn cứ vào “Lam Sơn thực lục”.

“Tháng 3 năm Ất Tỵ (1425), Bình Định Vương Lê Lợi tiến quân vây thành Nghệ An, giặc Minh ra sức chống giữ, thế lực chưa phân thắng bại.

Quân doanh của Lê Lợi tạm đóng cạnh đền thờ thần Phổ Hộ bên bờ sông Lam thuộc làng Trào Khẩu, huyện Hưng Nguyên.

Đêm hôm đó, Bình Định Vương chiêm bao thấy vị thần báo mộng: “Tướng quân nhường cho tôi một người thiếp, tôi hứa hết sức phù hộ tướng quân đánh thắng giặc Ngô, giữ vững nghiệp đế”...

Hôm sau, Bình Định Vương gọi các bà vợ đến, kể cho nghe giấc mộng đêm qua và hỏi: “Có ai chịu đi làm vợ thủy thần không? Sau này khi ta lấy được nước, sẽ lập con của người đó làm thiên tử”

Các bà không ai nói gì, chỉ có bà Ngọc thưa: “Nếu vì nghiệp lớn của Minh Công thì thiếp tự nguyện xả thân; ngày sau mong Minh Công giữ lời hứa, chớ phụ con thiếp”

Đọc xong hơi ớn lạnh.

Nhưng lên ngôi vua sau khi Lê Lợi qua đời cũng đâu đơn giản, đó là phe phái ủng hộ

Con trai trưởng của Lê Lợi và bà Trịnh Thị Ngọc Lữ tên là Lê Hữu Lang tức Lê Tư Tề. Lê Tư Tề có mặt trong hội thề Lũng Nhai, cùng cha Lê Lợi và các anh hùng Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa.

Lê Tư Tề làm tới chức Tư Đồ. Sau khi lên ngôi Hoàng Đế Lê Lợi phong Hữu Tướng quốc Khai quận công Tư Tề làm Quốc vương.

Cứ nghĩ Lê Tư Tề sẽ nối ngôi của lê Lơi, nhưng không. Đại Việt sử ký toàn thư chép:

“Năm Quý Sửu, Thuận thiên thứ sáu, 1433, mùa thu tháng 8, giáng con trưởng Tư Tề làm Quận vương, lấy con thứ Nguyên Long kế thừa tông thống. Ngày 22 tháng 8, Vua băng ở chính tẩm”.

Phế trưởng lập thứ, đưa Lê Nguyên Long mới 11 tuổi nổi tiếng mê gái lên là phe Lê Sát thành công. Lê Thái Tôn lên ngôi Lê Sát làm phụ chánh đại thần không ai dám cản. Nhưng khi đã 15 tuổi, Lê Thái Tôn đã "ép" Tể tướng, Đại Tư đồ Lê Sát tự tử chết, vợ con và điền sản tịch thu.

Lê Thái Tôn phế nguyên phi Lê Thị Ngọc Dao (con gái của Lê Sát) làm thường dân

Vua Lê Thái Tôn cũng mê bà Nguyễn Thị Lộ. Chuyện một ông vua mà "đem" thiếp của bậc công thần như Nguyễn Trãi vô cung làm " Lễ nghi học sĩ " dạy cung nhân cũng là chuyện xưa nay hiếm.

Khi đó Lê Thái Tôn đã truất ngôi thái tử của Lê Nghi Dân do mẹ ông là Dương phi kiêu căng, không giữ phép tắc để phong cho Bang Cơ con của bà phi Nguyễn Thị Anh lên làm thái tử. Bà Thần phi Nguyễn Thị Anh nổi tiếng tâm cơ dữ dội. Khi biết Tiệp Dư Ngô Thị Ngọc Dao mang thai và đoán có thể là con trai thì bà Thần phi coi mòi sắp "ra tay tràn độc", bà chót chét sao mà vua cho bà Ngọc Dao vô lãnh cung.

Nguyễn Trãi với sự ra mặt của bà Nguyễn Thị Lộ vận động hoàng tộc cho Ngô Thị Ngọc Dao tạm lánh thân ra ở tại chùa Huy Văn. Bà Ngô tiệp dư đúng là sanh con trai, đó là hoàng tử Lê Tư Thành.

Sau đó xảy ra vụ án Lệ Chi viên liên quan Lê Thái Tôn khi ông vua này đột ngột qua đời vào năm 1442 tại nhà đại thần Nguyễn Trãi ở Lệ Chi Viên khi mới 20 tuổi.

Vua đi tuần ngày 4/8/1442 ghé nhà Nguyễn Trãi, ra vườn Lệ Chi bày tiệc ăn nhậu và thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà đột ngột. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua. Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ bị tội giết vua, phải tru di tam tộc.

Nhiều người đoán đại loại sức khỏe vua vốn không tốt, lại có nhiều vợ, lại mê gái. Đêm đó giữa vườn Lệ Chi Lê Thái Tôn và Nguyễn Thị Lộ hoan lạc làm tình và vua chết

Không ai rõ năm sanh bà Lộ, phe cho rằng vua và bà sanh tình cho rằng lúc Thái Tôn mất (1442), bà Lộ chưa đến 30 tuổi.

Phe cho rằng bà Lộ và vua "trong sáng" nói thực ra năm 1442 Lê Thái Tôn 20 tuổi và bà Nguyễn Thị Lộ đã 53 tuổi rồi, bà chỉ nhỏ hơn Nguyễn Trãi có 10 tuổi. Thành ra vụ vua chết có thể chỉ là bị cảm lạnh, trúng gió, bà Lộ bị oan, cái chết của vua bị đẩy lên là một âm mưu.

Vụ án này có dính líu tới bà Thần phi Nguyễn Thị Anh.

Bà Ngô Thị Ngọc Dao bị giam ở lãnh cung nhưng được Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bảo vệ, xin vua tha. Nguyễn Trãi đã đưa bà Ngọc Dao tá túc tại chùa Huy Văn rồi về vùng An Bang là nơi ông làm Ngự sử Đông Bắc đạo. Bà Nguyễn Thị Anh đã trả thù.

Vua Lê Nhân Tôn (Lê Bang Cơ) là vị hoàng đế thứ ba của nhà Hậu Lê lên ngôi năm ...1 tuổi, trị vì 17 năm, từ năm 1442 sau khi vua Lê Thái Tôn qua đời. Vua một tuổi và bà Nguyễn Thị Anh làm Thái hậu buông rèm nhiếp chánh, quyền hành tột bực, hỏi sao Nguyễn Trãi trốn thoát.

Nhưng mà....

Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (28 tháng 10 năm 1459), Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân mua chuộc cấm vệ quân, nữa đêm bắt thang vào tận trong cung cấm giết Nhân Tôn và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh

Trước đó vua Thái Tôn nghe lời Nguyễn Thị Anh đã truất ngôi Thái tử của con trưởng Lê Nghi Dân mà lập con bà Anh là Lê Bang Cơ mới 1 tuổi làm Thái tử.

Nhiều nhà sử học cho rằng bà Nguyễn Thị Anh vô cung mới sáu tháng đã sanh ra Bang Cơ nhưng bị vợ chồng Nguyễn Trãi biết. Nguyễn Thị Anh sau đó giết hai thái giám Đinh Thắng, Đinh Phúc là người ghi chép ngày các phi tần vào hầu vua, ngày sanh của các hoàng tử, công chúa, và giết luôn Tạ Thanh.

Thực ra đây là hai phe chánh trị đấu đá nhau, phe Nguyễn Thị Anh với Lê Bang Cơ đấu cùng phe Lê Tư Thành với Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Trãi lúc đó không có thực quyền, lại ở quê xa nhưng bà Nguyễn Thị Lộ chỉ là "lễ nghi" dạy cung nhân nhưng lại gần vua, có thể "hầu" vua ở Lệ Chi Viên thì rất thân cận, bà Nguyễn Thị Anh sợ vua nghe lời bà Lộ sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của mình.

Tháng 6 năm Canh Thìn 1460 các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Nguyễn Đức Trung tiến hành binh biến giết chết Lê Nghi Dân. Sau đó đi ra ngoài thành rước con trai bà Ngô Thị Ngọc Dao là Lê Tư Thành lên ngôi, đó là Lê Thánh Tôn

Vua Lê Thánh Tôn ra chỉ minh oan cho Nguyễn Trãi, song tránh nhắc xấu bà Nguyễn Thị Anh, vì lẽ đó là cái xấu của hoàng tộc.

Đàn bà ghê thiệt!

Các bà Thái Hậu có con làm vua không hề tầm thường. Trong lịch sử Nguyễn có bà Thái hậu Từ Dũ cũng vậy. Đã giành ngôi cho con trai là vua Tự Đức thành công dù Tự Đức là con thứ, truất con trưởng Hồng Bảo thành công thì bà Từ Dũ không có "hiền". Làm phim mà cho bà Từ Dũ cứ khóc, cứ giơ con mắt thơ ngây là không xong rồi.

Người Nam Kỳ xưa hay hò rằng:

-Nữ ( hò trước)

"Hò ...ơ!

Anh có thương em thì cho em một đồng

Để em mua gan công, mật cóc thuốc chồng theo anh"

-Nam (Nghe hết hồn, nổi xung thiên hò lại)

"Hò ơ!

Nghe hò tao bắt nổi xung

Tao cho một phảng chết chung cho rồi"

Đọc Vũ Tài Lục, ông này phang một câu:

"Dù có xấu như Chung Vô Diệm thì Chung Vô Diệm vẫn làm chánh cung của Vua Tề”. Ăn nhau ở cái tướng là thế đó.

Sách tướng dạy rằng: “Mỹ nhân thường tác kỹ, mỹ trung hữu chí sú” (nghĩa là người đẹp thường đi làm đĩ vì trong vẻ đẹp có cái gì cực xấu)."

Từ xa xưa, con người ta mặc định "mỹ" là đẹp và là cái của người đàn bà, đó là mỹ nữ, mỹ nhân

Thế nào là đẹp?

Người ta sẽ dòm vào mặt mũi và hính dáng trước, rồi coi đẹp là cái hình thức đầu tiên, tóc dài, da trắng, dáng thon gọn, vú nhô, mông thon, mắt hai mí, mũi dọc dừa, môi son chúm chím, giọng nói thanh tao.

Sắc đẹp đàn bà xưa nay hay đi chung với quyền lực, các đấng quân vương thích có người đẹp kế bên.

Nhưng rốt cuộc ông nào mê sắc đều có hậu quả kinh khủng.

Ngô Phù Sai mất nước vì Tây Thi, Đường Minh Hoàng bị đảo chánh chạy trốn chui trốn nhủi vì Dương Ngọc Hoàn. Bà Điêu Thuyền làm cha con Đổng Trác và Lã Bố giết nhau

Tà tà như Từ Hy Thái Hậu cũng góp phần dẹp nhà Thanh.

Nhưng rồi nhan sắc cũng không vững khi ngai vàng lung lay, đấng anh dũng không thể bảo vệ người đàn bà đẹp của mình.

Hạng Võ có Ngu Cơ tuyệt trần rồi cũng phải rơi lệ chia tay, nàng Ngu Cơ tự tử cho chồng bớt gánh nặng khi bị truy sát:

"Hận thay vương chủ thời bất lợi

Phận thiếp hồng nhan ấy chuyện thường"

Và mỹ nhân cũng có ngày tàn tạ, già nua, héo úa

Tuổi xế chiều, làn da chẳng còn căng mịn, tóc sương đã điểm, má hồng cũng phai

Nhan sắc là thứ vô thường

Mỹ nhân trên đời, gặp được là khó, lấy được cũng khó, nhưng hiểu được thì càng khó hơn. Hiểu được cũng khó rồi mà giữ được lại khó hơn nhiều lần nữa

Bởi thế mà nhân gian mới có câu:

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu

(Mỹ nhân từ cổ như danh tướng

Chẳng hứa cho ai thấy bạc đầu)

Ông bà ta dạy "Vợ đẹp là vợ người ta"

Thằng đàn ông có vợ đẹp mà tầm thường thì như đặt tai họa trong nhà, không đủ sức bảo vệ giữ vợ, có ngày lên bàn thờ.

Người đàn bà đẹp là người sanh ra để được cung phụng, quyền quý, hưởng thụ, cái 'xấu' trong người họ khi sung sướng không bộc lộ ra, nhưng khi khổ nó sẽ bộc lộ ra.

Ông bà ta nói đàn bà đẹp dâm là có lý do

Đàn bà đẹp có rất nhiều chồng.

Ong bướm sẽ tìm tới những bông hoa đẹp nhứt mà hút nhụy, dầu không dâm thì hoàn cảnh sẽ làm cho bông hoa đó dâm.

Thành ra đạo lý Á Đông xiển dương chữ "chung thủy" và nhà thờ Công giáo bắt một vợ một chồng trong giáo lý.

Đường Cao Tổ Lý Uyên có ba người con trai là: Thái tử Lý Kiến Thành, Tần Vương Lý Thế Dân và Tề Vương Lý Nguyên Cát

Lý Thế Dân là người có công trong quân đội, là người lấy cái ngôi vua Đường về cho cha, nhưng ác nghiệt thay lại là con giữa.

Nhưng thế lực Lý Thế Dân lớn mạnh dữ dằn, đơn giản vì ông nắm quân đội, ông chiến đấu trực tiếp, ông có đủ văn thần võ tướng võ nghệ cao cường.

Lý Uyên trọng trưởng khinh thứ nên để Lý Kiến Thành làm Thái Tử.

Lý Thế Dân giết cả nhà Lý Kiến Thành cùng ông em Lý Nguyên Cát nhưng chừa một người, đó là Dương Khuê My, vợ của Lý Nguyên Cát, tức em dâu của Lý Thế Dân, ông nạp luôn người chị dâu xinh đẹp họ Dương làm quý phi, bất chấp sự phản đối kịch liệt của triều thần.

Đàn bà đẹp mà.

Nguồn: Nguyễn Gia Việt.


Hình thái hậu Nguyễn Thị Anh.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

FB Matthew NChuong: TIẾNG VIỆT SẼ TRỞ THÀNH MỘT PHIÊN BẢN CỦA HÁN NGỮ, NẾU NHƯ ... 

 TIẾNG VIỆT SẼ TRỞ THÀNH MỘT PHIÊN BẢN CỦA HÁN NGỮ, NẾU NHƯ ... 

* ... nếu Nam âm hoàn toàn biến mất (do lãng quên, do bị "trục xuất" khỏi tiếng Việt), chỉ còn lại những âm Hán-Việt mà thôi. Đây là nỗi thao thức khiến tôi thường xuyên ghi chú để cùng nhau nhớ gìn giữ Nam âm!

* Tiếng nói gìn giữ cách thức suy nghĩ. Tiếng nói độc lập, suy nghĩ độc lập; thành thử có câu "Tiếng Việt còn, nước Việt còn". Mà hệ trọng của tiếng Việt là nằm ở Nam âm. 

*&*

"NAM ÂM" là gì? Thông thường quí bạn nghe nói đến "âm thuần Việt". Kỳ thực, NAM ÂM không chỉ là "âm thuần Việt" mà còn bao gồm hết thảy những âm (tiếng) mà người nước Nam chúng ta vẫn nói, vẫn dùng: mang đặc điểm - xin chú ý - hết thảy các âm này đều nằm BÊN NGOÀI kho từ vựng đọc theo Hán-Việt, KHÔNG "bị nhốt" trong Hán tự. 


Vậy, trong Nam âm gồm cả những âm "tiếp biến" - chẳng hạn, từ tiếng Khmer nhưng được ĐỌC THEO CÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT (biến âm): như "Tho (Mỹ Tho)", "Thơ (Cần Thơ)", "Mau (Cà Mau)... Những âm "Tho", "Thơ", "Mau" ... hoàn toàn nằm bên ngoài hệ thống âm Hán-Việt, quí bạn nhìn vô chữ Hán thì KHÔNG có Hán tự nào phát âm như rứa hết!

*&*

a) Mời quí bạn thủng thẳng đọc mấy ví dụ sau:

年 : Hán-Việt đọc là "niên", Hán-Bắc Kinh đọc /nián/, Hán-Quảng Đông đọc /nìn/.

月: Hán-Việt đọc "nguyệt", Hán-Bắc Kinh đọc /yuè/, Hán-Quảng Đông đọc /yuet/.

日: Hán-Việt đọc "nhật", Hán-Bắc Kinh đọc /rì/, Hán-Quảng Đông đọc /ŋɑ:t /.

花: Hán-Việt đọc "hoa", Hán-Bắc Kinh đọc /hua/, Hán-Quảng Đông đọc /huə/.

果: Hán-Việt đọc "quả", Hán-Bắc Kinh đọc /guǒ/, Hán-Quảng Đông đọc /kwuo/. 

草: Hán-Việt đọc "thảo", Hán-Bắc Kinh đọc /θǎo/, Hán-Quảng Đông đọc /θao/. 

木: Hán-Việt đọc "mộc", Hán-Bắc Kinh đọc /mù/, Hán-Quảng Đông đọc /mɔ:k/. 

b) Ở bên Tàu có nhiều thứ tiếng như tiếng Quảng (Quảng Đông), tiếng Tiều (Triều Châu), tiếng Mân (Phước Kiến), tiếng Bắc Kinh... - đọc khác nhau NHƯNG toàn bộ tiếng nói của từng vùng đều được ghi lại hết thảy bằng Hán tự! 

Những cách phát âm như Hán-Quảng, Hán-Mân, Hán-Tiều... được gọi là những phiên bản của Hán ngữ.

Thấy gì? 

NẾU tiếng Việt chúng ta CHỈ gồm các âm Hán-Việt thôi, nghĩa là chữ Hán đều ghi được hết thảy cách phát âm của chúng ta, tức tiếng (nói) Việt nằm lọt trong Hán tự  => Như vậy, Hán-Việt cũng rơi vào trường hợp của Hán-Quảng, Hán-Bắc Kinh, Hán-Mân...  tức là Hán-Việt trở thành một phiên bản của Hán ngữ không hơn không kém! 

*&*

May thay, tiếng Việt của chúng ta là một trường hợp hết sức ĐỘC ĐÁO. Tiếng Việt còn có cả một kho tàng NAM ÂM nằm ngoài, không bị "nhốt trong rọ" Hán tự! 

Thực tế ngôn ngữ Việt của chúng ta như rứa, là khác hẳn với Hán-Bắc Kinh, Hán-Quảng, Hán-Tiều, Hán-Mân... (tiếng nói của các vùng miền, tộc người bên Tàu này đều chứa trong "rọ" Hán tự). 

Mượn lại mấy ví dụ trên. Một đàng chúng ta đọc: "niên", "nguyệt", "nhật", "hoa", "quả", "thảo", "mộc" (âm Hán-Việt, được ghi bằng Hán tự); nhưng đàng khác chúng ta còn có lối nói: "năm", "tháng", "ngày", "bông", "trái", "cỏ", "cây" - đây là NAM ÂM, chữ Hán tỏ ra vô hiệu vì không tài nào ghi được.

*&*

Vì sao TIẾNG VIỆT chúng ta KHÔNG giống với tộc Hán, cũng KHÔNG giống với các tộc "Bách Việt" ở bên Tàu (Mân Việt ở Phước Kiến, Nam Việt ở Quảng Đông, rồi U Việt, Điền Việt...)? 

Tộc Hán, cũng như rất nhiều tộc "Bách Việt" - xét về mặt ngôn ngữ - đều nằm trong ngữ hệ Hán-Tạng ráo trọi. 

Trong khi đó, ngôn ngữ của người nước Nam chúng ta thuộc về một hệ KHÁC, là ngữ hệ Nam Á! 

Thành thử, dù có xài Hán tự, NAM ÂM vẫn bướng bỉnh nằm bên ngoài Hán tự, không chịu mặc "đồng phục" Hán tự làm chi cho má nó khi! 

*&*

Từ vựng Hán-Việt đã trở thành một phần trong TIẾNG VIỆT, cứ việc dùng, tùy lúc. 

Nhưng, nếu NAM ÂM bị "trục xuất", ruồng rẫy, cứ nằng nặc chỉ dùng âm Hán-Việt thì hậu quả, như diễn giải ở trên, Tiếng Việt sẽ trở thành một phiên bản của Hán ngữ!

Xin hãy chú ý đối với những trường hợp  mà quí bạn nghe lập luận đại loại đó là "phương ngữ vùng miền", là "kỵ húy".v.v... . Nghe chơi thì không sao, cũng thỏa mãn cái óc tò mò. Nhưng nếu cái lập luận đó NHẰM CHUYỂN SANG DÙNG ÂM HÁN-VIỆT mà thôi, vâng, quí bạn hãy cẩn trọng kẻo bị mắc lỡm!

Không ít trường hợp bị gọi là "phương ngữ vùng miền", "kỵ húy" mắc dịch gì đó, kỳ thực, là NAM ÂM của người Việt chúng ta!./.

---------------------------------------------------------------------

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

ĐÀN ÔNG GIÀU & ĐÀN ÔNG NGHÈO, CÁCH NHẬN BIẾT!

 Lấy được một người chồng giàu có, thành đạt có thể là ước muốn chính đáng của một số cô gái. Nhưng khi yêu chả ai lại hỏi kỹ nhau về tiền bạc, của cải và do đó nhiều cô sau khi cưới mới té ngửa là bồ mình kịch lãm thế mà nay chả hề có tiền. Để giúp cho các cô như vậy có cái nhìn được chính xác và công bằng, dưới đây chúng tôi xin thống kê ra một vài đặc điểm giữa đàn ông nghèo và đàn ông nhiều của cải để chị em tham khảo:

1. Đàn ông giàu hay nói tới đi chơi. Đàn ông nghèo hay nói tới công việc.

2. Đàn ông giàu ăn mặc theo sở thích của mình. Đàn ông nghèo ăn mặc theo sở thích của người xung quanh hoặc theo quy định.

3. Đàn ông nghèo dẫn bạn gái vào tiệm sang trọng. Đàn ông giàu dẫn vào tiệm kín đáo.

4. Đàn ông nghèo hay mang tiền trong túi. Đàn ông giàu mang thẻ tín dụng. Đàn ông cực giàu chả mang gì hết.

5. Đàn ông nghèo hay nói về tài sản. Đàn ông giàu hay nói về các dự định.

6. Đàn ông giàu tặng quà theo cảm hứng. Đàn ông nghèo tặng quà theo những ngày quy định trong năm.

7. Đàn ông nghèo nhiều bạn bè. Đàn ông giàu nhiều cấp dưới.

8. Đàn ông giàu thường già. Đàn ông nghèo thường trẻ. Nếu quá trẻ mà giàu thì đấy chỉ là con của đàn ông giàu.

9. Đàn ông nghèo hay kể về những cô gái anh ấy ghét. Đàn ông giàu hay kể về những cô gái anh ấy yêu.

10. Đàn ông giàu bước ra khỏi xe hơi là đi thẳng. Đàn ông nghèo bước ra là nhìn chung quanh.

11. Đàn ông nghèo hay kể về những nơi đã đi qua. Đàn ông giàu hay kể về những người đã gặp.

12. Đàn ông nghèo hay đeo dây chuyền và nhẫn vàng. Đàn ông giàu chả có gì hết.

13. Dẫn bạn gái vào cửa hàng, đàn ông giàu thả đó rồi đi. Đàn ông nghèo luôn luôn muốn đi kèm.

14. Nếu bạn đòi đi thi hoa hậu, đàn ông nghèo sẽ can và nói: “Em không đậu đâu”, còn đàn ông giàu cũng can và nói: “Em đậu để làm gì?”.

15. Đến nhà bạn gái, đàn ông nghèo nhìn đồ đạc trong phòng. Đàn ông giàu nhìn tranh ảnh trên tường.

16. Mới gặp nhau, đàn ông nghèo hỏi: “Em làm nghề gì?”. Đàn ông giàu hỏi: “Em định không làm nghề gì?”.

17. Kể về thời thơ ấu, đàn ông nghèo hay nói: “Ngày xưa anh khổ”. Còn đàn ông giàu hay nói: “Ngày xưa anh chả biết gì”.

18. Khi bị mất cắp, đàn ông nghèo nói: “Của đi thay người”. Còn đàn ông giàu nói: “Thôi cho chúng nó”.

19. Vô khách sạn, đàn ông nghèo quan tâm tới những gì trong phòng. Đàn ông giàu quan tâm những gì ngoài cửa sổ.

20. Gặp bọn cướp, đàn ông giàu đưa tiền, đàn ông nghèo chiến đấu dũng cảm.

21. Đàn ông nghèo giáo dục con cái quan tâm tới học hành. Đàn ông giàu giáo dục con cái quan tâm tới giao tiếp.

22. Đàn ông nghèo uống rượu theo nhãn hiệu. Đàn ông giàu uống rượu theo năm.

23. Đàn ông nghèo khoe bạn giàu. Đàn ông giàu khoe bạn nghèo.

24. Đàn ông nghèo nói: “Xa em là anh chết”. Đàn ông giàu nói: “Xa em anh sẽ sống khác đi”.

25. Dự hội nghị, đàn ông nghèo quan tâm lãnh đạo nói gì. Đàn ông giàu quan tâm ai là lãnh đạo.

26. Đàn ông nghèo mua tặng bố mẹ vợ thuốc bổ. Đàn ông giàu mua tặng vé đi du lịch.

27. Đàn ông nghèo da trắng trẻo. Đàn ông giàu da rám nắng.

28. Đàn ông nghèo đọc xem báo chí viết gì. Đàn ông giàu đọc xem báo chí không viết gì.

29. Đàn ông nghèo hứa: “Yêu em cho đến chết”. Đàn ông giàu hứa: “Yêu em cho đến hết yêu”.

30. Đi bên em, đàn ông nghèo nắm tay. Đàn ông giàu khoác vai./.

@ Nguồn từ Nguyen Son ;-)

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

FB Dương Quốc Chính: NUÔI CON TRIỆU ĐÔ VÀ NGÀN ĐÔ

 NUÔI CON TRIỆU ĐÔ VÀ NGÀN ĐÔ

Mình có vài ý kiến về bài viết của FBker Pham Huong với tiêu đề NUÔI CON TRIỆU ĐÔ (link trong comment). Mọi người nên đọc status đó trước khi đọc status này để hiểu rõ hơn.

Theo mình thì nuôi con theo kiểu nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình và năng lực của đứa con. Hai giải pháp của 2 gia đình là kiểu nước sông và nước giếng, không nên bên này chê bai bên kia. Mỗi bên đều có cái hay, cái chưa hay nhưng vì hoàn cảnh thế nên nó phải như thế.

Đọc bài viết gốc thì mình thấy ý tổng quan của tác giả (tạm gọi là mẹ trung lưu, chứ không nghèo nhé) có ý chê cách giáo dục của mẹ đại gia là phù phiếm, không thực tế, dẫn đến đứa con mình đang thành công hơn đứa con nhà giàu kia.

Đây là trường hợp khá phổ biến ở Việt Nam với 2 cách giáo dục, 1 là cho con học trường công và rèn luyện con học thật giỏi, rồi du học, phải tự lập, học các trường dễ xin việc…Đây gần như là kiểu mẫu chuẩn mực ở xã hội Việt Nam bây giờ. Hai là kiểu của đại gia, cho con học trường quốc tế từ mẫu giáo, rồi cũng du học, chọn ngành khai phóng, trường khai phóng bên Mỹ, nhưng về Việt Nam thì không tìm được việc làm phù hợp (mức lương không phù hợp và không có công việc đúng chuyên ngành).

Chính vì cách của mẹ trung lưu là tương đối chuẩn mực theo suy nghĩ của người Việt bây giờ nên mình cho là sẽ được nhiều người ủng hộ hơn. Đại khái con cái đi học là phải chịu áp lực, chịu gian khổ thì mới vươn lên được. Tư duy này đặc biệt hay gặp ở dân miền Trung, nhất là Thanh Nghệ Tĩnh. Coi con đường học giỏi, đỗ đạt, bằng cấp cao là con đường tiến thân duy nhất đúng. Nó cũng phù hợp với tư duy Nho giáo của đại đa số người Việt thường vị nể người học giỏi và có bằng cấp cao, mà làm quan nữa càng nể.

Chính vì thế nên mình ít bình luận về cách của mẹ trung lưu, vì nó khá phổ thông và theo “chuẩn Việt Nam” rồi. Mình muốn bàn thêm về cách của mẹ đại gia thôi.

Cách dạy con của mẹ đại gia kia khá là chuẩn theo cách đào tạo con cái nhà quý tộc, tinh hoa phương Tây. Nhớ là quý tộc, tinh hoa chứ không chỉ giàu nhé. Nhiều nhà rất giàu ở Việt Nam vẫn chỉ dạy con theo cách trung lưu kia thôi. Tức là chọn cách thực dụng, chọn mấy nghề phổ thông dễ xin việc, dễ kiếm tiền và đào tạo chuyên ngành chứ không phải khai phóng (muốn hiểu GD Khai phóng là gì thì xem thêm status về GD Khai phóng của mình, cũng ở comment đầu tiên). Họ cũng không chú trọng dạy con về văn thể mỹ. Tóm lại vẫn là Giấc mơ con đè nát cuộc đời con. Tức là chưa dám nghĩ lớn và chưa dám đào tạo con cái thành người toàn diện, cũng chỉ là đáp ứng việc kiếm được nhiều tiền, dễ kiếm việc, học không tốn kém lắm…

Quý tộc họ nghĩ khác. Nếu họ đủ giàu thừa ăn 3 đời rồi thì họ không nhất thiết phải chọn ngành học cho con (hoặc định hướng nó) học ngành hot, dễ kiếm việc, kiếm tiền, nhưng hẹp. Nhà quý tộc thích con họ học về Khai phóng, ngành rông hơn, kiểu như Luật, Lịch sử, Khoa học chính trị hay văn chương, quý tộc xịn kiểu Tây Âu còn hay học trường Quân đội (nó không giống trường quân đội ở Việt Nam vì đào tạo rộng hơn về khoa học chính trị, xã hội). Quân đội ở Việt Nam thì tỏ ra kiến thức hẹp, phù hợp với việc làm công cụ áp chế của đảng, dù cũng dễ làm chính trị! Kiến thức rộng sẽ là người tự do, không ai chịu làm công cụ cả.

Mục đích học hành như vậy là vì gia đình quý tộc họ định hướng con cái họ làm chính trị gia hay cỡ TGĐ, chủ tịch tập đoàn gia tộc…Vì các ngành trên nó phù hợp với các công việc đó chứ không phải mấy ngành kiểu Khoa học máy tính, Y khoa, hay khoa học tự nhiên kiểu Toán (do nó là ngành chuyên sâu và hẹp). Chí ít thì con nhà quý tộc cũng phải học Quản trị kinh doanh, do nó có kiến thức rộng về kinh tế. Thế nhưng mẹ trung lưu ngăn chặn con mình học Quản trị kinh doanh và bắt nó học ngành Tài chính với lý do rất là “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” là để giỏi quản lý tiền (của mình)!

Cứ nhìn các chính trị gia chuyên nghiệp ở Âu Mỹ thường học ngành gì ra thì sẽ đoán được con nhà quý tộc/tinh hoa họ muốn con họ học gì. Gia đình quý tộc thì việc GD con cái toàn diện về văn thể mỹ là chuyện đương nhiên, không cần bàn cãi. Nên việc họ đầu tư đàn piano trăm ngàn đô hay mời gia sư đắt đỏ về dạy con mấy môn nhạc họa đó là rất bình thường mà người bình dân thấy rất chi là nhảm nhí. Vì học mấy có đó có ra tiền đâu!? Thường giới bình dân sẽ hay lấy giá trị thực dụng, lấy tiền ra để đo sự thành công của người khác.

Mình không cho rằng mẹ trung lưu làm thế là sai, nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh của gia đình họ. Nhưng cái sai của mẹ đó là lấy góc nhìn trung lưu cừu thỏ để đánh giá tầm nhìn của đại gia hổ báo cáo chồn.

Mình không biết gia đình đại gia kia có thực là thuộc giới tinh hoa của Việt Nam hay không nhưng họ đang GD con kiểu tinh hoa đó. Cái sai của họ là đang bao bọc con hơi nhiều, không để con có những trải nghiệm tự lập. Hoặc họ có làm mà mẹ kia không biết để kể ra.

Còn chuyện con nhà đại gia không xin được việc, không kiếm được chỗ làm phù hợp không phải do năng lực nó kém. Mà là do nó kén chọn. Ví dụ bố mẹ nó cho nó mỗi tháng 3000 đô tiêu vặt, thì đời nào nó chịu đi làm thuê với mức lương 4000 ngàn, lại không đúng nghề nó học là Lịch sử và Khoa học chính trị. Nhà giàu thì thà ở nhà chơi không còn hơn đi làm kiểu đó! Đấy là cái sai của bố mẹ giàu không muốn con tự lực từ những vị trí thấp mà thôi.

Giống mấy bạn gái xinh ngon, giỏi giang chậm lấy chồng đâu phải do bạn ấy vớ vẩn mà là do kén hoặc zai nó sợ không dám tiếp cận!

Cái sai nữa của mẹ đại gia là tầm nhìn hơi bị xa, hơi Tây quá. Nếu xác định cho con học làm quan xã nghĩa thì học Khoa học chính trị và lịch sử bên Mỹ là lộn lề! Lẽ ra phải học ngành đỡ nhạy cảm kiểu kinh tế, xây dựng hay kỹ sư hàng không (kiểu con bác ba X) rồi về nước làm cán bộ đoàn, đảng, đi theo đường công chức rồi học cao cấp chính trị thì mới có chỗ ngồi. Chứ học kiểu kia là học làm PĐ chứ nó đời nào chịu đi làm cán bộ! Chỗ “sai” nhất của mẹ đại gia là ở chỗ này. Vì con đường làm quan ở Việt Nam nó khác hẳn với phương Tây. Muốn làm quan ở Việt Nam thì phải học ngành Công an!

Tóm lại, việc chọn cho con cái học theo kiểu gì là phụ thuộc hoàn cảnh và tầm nhìn của mỗi gia đình, theo năng lực của đứa con nữa. Không thể lấy khuôn nhà này áp vào nhà khác nếu các yếu tố trên là rất khác nhau. Hoàn cảnh bần nông mà con học hành kiểu quý tộc mới là sai. Hay đại gia mà nghĩ hẹp quá, con cái học hành vớ vẩn, ngành vớ vẩn trong nước, thì cũng rất sai.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

FB Trihung Đo: VỀ NIT SƠ ĐẸP TRAI

 VỀ NIT SƠ ĐẸP TRAI.

Tác giả Đỗ Trí Hùng

1 – Những ông thất bại trong đường yêu đương gái gú, đặc biệt những gã bị vợ bỏ, vợ khinh sẽ luôn phải lôi anh này ra làm khiên che mộc đỡ. Đại khái anh có những triết lý bất hủ về phụ nữ, về tình yêu và hôn nhân thế này:

- “Với phụ nữ, khi nói chuyện với họ, bạn phải cầm theo cây roi!”

Ý rằng, với phụ nữ, họ chả có lý lẽ mẹ gì hết, họ vừa ngu vừa láo vừa cùn, muốn nói lý lẽ với họ thì nên dùng roi cho hiệu quả.

- “Tình yêu là cơn điên ngắn hạn!”

Nghĩa là khi anh đã yêu thì anh không thể tỉnh táo được, anh hành động như một thằng điên, anh không còn là anh nữa.

- “Kết hôn là cơn ngu dài hạn”

Kết hôn thì rõ là ngu rồi, mà không phải ngu ngắn hạn, mà ngu dài hạn, vì có ân hận cũng chẳng sửa chữa được…

Tóm lại, vì sao anh này cay nghiệt với phụ nữ, với tình yêu và hôn nhân như vậy?

Vì anh yêu mà không được đáp lại chứ sao nữa, vì anh toàn yêu vợ bạn hoặc con gái bạn, và đếch được họ yêu, mà họ không yêu thì làm sao anh kết hôn?

Nên anh cô độc cả đời.

Và như bài biên hôm nọ, tôi đã nói về khả năng “ hợp lý hóa” của con người, khi ta muốn điều gì đó rất mãnh liệt mà không thể đạt được thì ta phải tỏ ra khinh bỉ hoặc thù địch với nó, hạ thấp giá trị của nó xuống, chứ biết làm nào giờ?

Tương tự như các công dân thiên đường từng mơ mộng sẽ có thiên đường, rồi phát hiện ra thiên đường không thể có, mới tỏ ra thù địch với thiên đường.

Chứ bọn tư bản giãy chết nó quan tâm đếch gì đến thiên đường mà phải tỏ ra thù địch?

2 – Nhưng, Nít sơ – F. Nietzsche – là một trong những triết gia bất hủ nhất của lịch sử tư tưởng nhân loại. Anh xuất hiện như “tiếng sét” của thế kỷ. Anh làm những người yêu anh phát cuồng và những người ghét anh cũng muốn … nổ mẹ tim, kiểu tức quá “muốn đấm ngực mà chết”

Nói về anh thì dài lắm. Hôm nay tôi chỉ bàn một ý nhỏ trong cả một chuỗi tư tưởng trùng điệp của anh, đó là khái niệm “Đạo đức siêu nhân” hay “Đạo đức kẻ mạnh” 

Nhân tiện, nếu đọc về Nít sơ thông qua các nhà nghiên cứu răng cải mả vì nghiện trà bồm và thuốc lào, thì Nit sơ là nhà tư tưởng phản động nhất trong số các nhà tư tưởng phản động phương Tây, vì chính tư tưởng Nít sơ đã đẻ ra quái thai Hitler.v.v…

Họ nói có sai không? Trả lời luôn, không sai không đúng, chỉ ngu thôi!

Quay  lại với đạo đức kẻ mạnh.

Khái niệm này cũng từng được “mõm vuông” giải thích rằng, theo Nit sơ, kẻ mạnh là kẻ có đạo đức, kẻ yếu thì vô đạo đức, kẻ mạnh sẽ áp đặt đạo đức cho kẻ yếu, suy ra, bên thắng cuộc tức bên mạnh hơn sẽ có lẽ phải và có đạo đức của bên thắng cuộc .v.v. và v.v…

Nếu tư tưởng Nit sơ đúng như vậy thì tôi ỉa mẹ vào ông ta, nhưng hỡi ôi, chỉ riêng cuốn “Zarathustra đã nói thế” đã khiến tôi đắm đuối cả chục năm nay, thỉnh thoảng vẫn lôi ra đọc lại, trong khi tôi đã già, lúc này tôi đã hơn Nit sơ 2 tuổi thời điểm ông ấy chết. Thật là xấu hổ vãi!

Kẻ mạnh chính là kẻ có đạo đức, vậy thế nào là kẻ mạnh?

Hãy nhớ mục “về ba biến thể” trong cuốn “Zarathustra đã nói như thế”: Con người ban đầu chính là con lạc đà, nó thồ mọi thứ mà người ta chất lên lưng, đó là nền giáo dục, là những niềm tin của quá khứ, những nền văn hóa xa xưa đã trở thành lạc hậu.v.v… nó phải thồ tất, bởi nó là lạc đà.

“Rồi một ngày lạc đà hóa thành sư tử”

Vâng, sư tử chính là kẻ mạnh đấy. Nó không còn bị ràng buộc bởi những thứ mà nó bị chất lên thời nó còn là lạc đà, nó hất mẹ hết đi, nó gầm lên bằng giọng của chính nó, một sư tử hùng mạnh...

Kẻ mạnh chính là kẻ vượt qua chính bản thân mình, từ bỏ những định kiến, thói quen, niềm tin… đã cũ mèm, đã trở thành gánh nặng tư tưởng, và trở thành người “tự do” và “tự trị”. 

Đạo đức của tôi phải là thứ thoát ra từ chính tôi, chứ không phải vì ai đó đã dạy tôi phải làm như thế.

Tôi làm việc này, vì tôi thấy cần phải làm!

Không phải vì bác lake dạy thế, bác khổng tử dạy thế, bác mác xồm dạy thế, bác trấn thành dạy thế, bác đàm vĩnh hưng dạy thế, bác gì mới đi tù dạy thế…

Kẻ mạnh không bấu víu vào ai cả, nó hành động vì những động cơ bên trong của nó, bởi vậy, chỉ kẻ mạnh mới có đạo đức đích thực.

Còn kẻ yếu vì sao không có đạo đức? Vì nó bấu víu vào đủ thứ, thì làm gì có đạo đức của nó? Nó làm việc này việc kia vì bác ấy bác nọ dậy, tức là đạo đức của bác ấy bác nọ, chứ có phải của nó đâu?

Tương tự như việc ta đi từ thiện, nếu ta là kẻ mạnh, ta làm từ thiện chỉ vì ta muốn làm thế, rằng việc đó đối với ta là việc nên làm và chấm hết.

Còn kẻ yếu làm tự thiện với động cơ “nhân quả báo ứng”, ta làm việc này để ta nhận được “quả lành” về sau, rằng phật trên cao sẽ độ cho ta.

Xét cho cùng, kẻ yếu làm việc thiện cũng giống như đi giao dịch kinh doanh thôi, ta bỏ ra thì ta phải thu về, đạo đức gì chứ.

Nhân tiện, đạo đức của tôi là biết trân trọng những bộ mông đẹp.

Hết