Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

FB Trihung Đo: VỀ NIT SƠ ĐẸP TRAI

 VỀ NIT SƠ ĐẸP TRAI.

Tác giả Đỗ Trí Hùng

1 – Những ông thất bại trong đường yêu đương gái gú, đặc biệt những gã bị vợ bỏ, vợ khinh sẽ luôn phải lôi anh này ra làm khiên che mộc đỡ. Đại khái anh có những triết lý bất hủ về phụ nữ, về tình yêu và hôn nhân thế này:

- “Với phụ nữ, khi nói chuyện với họ, bạn phải cầm theo cây roi!”

Ý rằng, với phụ nữ, họ chả có lý lẽ mẹ gì hết, họ vừa ngu vừa láo vừa cùn, muốn nói lý lẽ với họ thì nên dùng roi cho hiệu quả.

- “Tình yêu là cơn điên ngắn hạn!”

Nghĩa là khi anh đã yêu thì anh không thể tỉnh táo được, anh hành động như một thằng điên, anh không còn là anh nữa.

- “Kết hôn là cơn ngu dài hạn”

Kết hôn thì rõ là ngu rồi, mà không phải ngu ngắn hạn, mà ngu dài hạn, vì có ân hận cũng chẳng sửa chữa được…

Tóm lại, vì sao anh này cay nghiệt với phụ nữ, với tình yêu và hôn nhân như vậy?

Vì anh yêu mà không được đáp lại chứ sao nữa, vì anh toàn yêu vợ bạn hoặc con gái bạn, và đếch được họ yêu, mà họ không yêu thì làm sao anh kết hôn?

Nên anh cô độc cả đời.

Và như bài biên hôm nọ, tôi đã nói về khả năng “ hợp lý hóa” của con người, khi ta muốn điều gì đó rất mãnh liệt mà không thể đạt được thì ta phải tỏ ra khinh bỉ hoặc thù địch với nó, hạ thấp giá trị của nó xuống, chứ biết làm nào giờ?

Tương tự như các công dân thiên đường từng mơ mộng sẽ có thiên đường, rồi phát hiện ra thiên đường không thể có, mới tỏ ra thù địch với thiên đường.

Chứ bọn tư bản giãy chết nó quan tâm đếch gì đến thiên đường mà phải tỏ ra thù địch?

2 – Nhưng, Nít sơ – F. Nietzsche – là một trong những triết gia bất hủ nhất của lịch sử tư tưởng nhân loại. Anh xuất hiện như “tiếng sét” của thế kỷ. Anh làm những người yêu anh phát cuồng và những người ghét anh cũng muốn … nổ mẹ tim, kiểu tức quá “muốn đấm ngực mà chết”

Nói về anh thì dài lắm. Hôm nay tôi chỉ bàn một ý nhỏ trong cả một chuỗi tư tưởng trùng điệp của anh, đó là khái niệm “Đạo đức siêu nhân” hay “Đạo đức kẻ mạnh” 

Nhân tiện, nếu đọc về Nít sơ thông qua các nhà nghiên cứu răng cải mả vì nghiện trà bồm và thuốc lào, thì Nit sơ là nhà tư tưởng phản động nhất trong số các nhà tư tưởng phản động phương Tây, vì chính tư tưởng Nít sơ đã đẻ ra quái thai Hitler.v.v…

Họ nói có sai không? Trả lời luôn, không sai không đúng, chỉ ngu thôi!

Quay  lại với đạo đức kẻ mạnh.

Khái niệm này cũng từng được “mõm vuông” giải thích rằng, theo Nit sơ, kẻ mạnh là kẻ có đạo đức, kẻ yếu thì vô đạo đức, kẻ mạnh sẽ áp đặt đạo đức cho kẻ yếu, suy ra, bên thắng cuộc tức bên mạnh hơn sẽ có lẽ phải và có đạo đức của bên thắng cuộc .v.v. và v.v…

Nếu tư tưởng Nit sơ đúng như vậy thì tôi ỉa mẹ vào ông ta, nhưng hỡi ôi, chỉ riêng cuốn “Zarathustra đã nói thế” đã khiến tôi đắm đuối cả chục năm nay, thỉnh thoảng vẫn lôi ra đọc lại, trong khi tôi đã già, lúc này tôi đã hơn Nit sơ 2 tuổi thời điểm ông ấy chết. Thật là xấu hổ vãi!

Kẻ mạnh chính là kẻ có đạo đức, vậy thế nào là kẻ mạnh?

Hãy nhớ mục “về ba biến thể” trong cuốn “Zarathustra đã nói như thế”: Con người ban đầu chính là con lạc đà, nó thồ mọi thứ mà người ta chất lên lưng, đó là nền giáo dục, là những niềm tin của quá khứ, những nền văn hóa xa xưa đã trở thành lạc hậu.v.v… nó phải thồ tất, bởi nó là lạc đà.

“Rồi một ngày lạc đà hóa thành sư tử”

Vâng, sư tử chính là kẻ mạnh đấy. Nó không còn bị ràng buộc bởi những thứ mà nó bị chất lên thời nó còn là lạc đà, nó hất mẹ hết đi, nó gầm lên bằng giọng của chính nó, một sư tử hùng mạnh...

Kẻ mạnh chính là kẻ vượt qua chính bản thân mình, từ bỏ những định kiến, thói quen, niềm tin… đã cũ mèm, đã trở thành gánh nặng tư tưởng, và trở thành người “tự do” và “tự trị”. 

Đạo đức của tôi phải là thứ thoát ra từ chính tôi, chứ không phải vì ai đó đã dạy tôi phải làm như thế.

Tôi làm việc này, vì tôi thấy cần phải làm!

Không phải vì bác lake dạy thế, bác khổng tử dạy thế, bác mác xồm dạy thế, bác trấn thành dạy thế, bác đàm vĩnh hưng dạy thế, bác gì mới đi tù dạy thế…

Kẻ mạnh không bấu víu vào ai cả, nó hành động vì những động cơ bên trong của nó, bởi vậy, chỉ kẻ mạnh mới có đạo đức đích thực.

Còn kẻ yếu vì sao không có đạo đức? Vì nó bấu víu vào đủ thứ, thì làm gì có đạo đức của nó? Nó làm việc này việc kia vì bác ấy bác nọ dậy, tức là đạo đức của bác ấy bác nọ, chứ có phải của nó đâu?

Tương tự như việc ta đi từ thiện, nếu ta là kẻ mạnh, ta làm từ thiện chỉ vì ta muốn làm thế, rằng việc đó đối với ta là việc nên làm và chấm hết.

Còn kẻ yếu làm tự thiện với động cơ “nhân quả báo ứng”, ta làm việc này để ta nhận được “quả lành” về sau, rằng phật trên cao sẽ độ cho ta.

Xét cho cùng, kẻ yếu làm việc thiện cũng giống như đi giao dịch kinh doanh thôi, ta bỏ ra thì ta phải thu về, đạo đức gì chứ.

Nhân tiện, đạo đức của tôi là biết trân trọng những bộ mông đẹp.

Hết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét