Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

THẬP ĐẲNG LUẬN

     Trong Tử vi Đẩu số Toàn thư của Hi Di Trần Đoàn tiên sinh (đời nhà Tống Trung hoa) có phân ra 10 loại người - Thập Đẳng Luận (luận mười loại người) gồm có:

     1-Phúc thọ

     2-Thông minh

     3-Uy dũng

     4-Văn quan

     5-Vũ chức

     6-Hình danh

     7-Phú quý

     8-Bần tiện

     9-Tật yểu

     10-Tăng đạo.

 

     Tại sao Phúc Thọ lại đứng đầu và Tăng Đạo lại đứng chót?

      

     PHÚC là một từ không chỉ hình dáng và sắc thái nào cụ thể, nó tổng hợp kết quả của một quá trình tu tập có thể thông qua nhiều đời bằng phương pháp hành thiện, tu dưỡng thiên tư kết hợp với đạo đức và giáo huấn cả trong gia đình, nhà trường và xã hội bởi những khuôn mực từ suy nghĩ, hành động, hành xử trong phạm trù nhân sinh quan và triết lý sống.

     Một gia đình có ông bà cha mẹ gương mẫu, vợ chồng hoà thuận, anh em đắc lực, con cháu thảo hiền, gia tư phong túc, điền địa đủ đầy, lân gia hiếu hảo - đó là gia đình có Phúc.

      Phúc có thể khắc chế hoạ nên mới có câu "hoạ khứ phúc lai" và từ đó người ta mới thường được hưởng Thọ (sống lâu).

       Người ta có thể mua được nhiều thứ bằng tiền nhưng không thể dùng tiền mà mua được Phúc. Chính vì thế có không ít người sống trong thừa thãi vật chất mà vẫn cô đơn bởi thân nhân ly tán, thiếu sự lân giao, vẫn sống trong buồn khổ vì anh em xung đột, chồng vợ bất hoà, cháu con hư hỏng, người đời xa lánh và xã hội miệt khinh.

      "Đạo tại thánh truyền, tu tại kỷ

     Phúc do nhân tích, mệnh do thiên"

     (Đạo tại thánh truyền, tu được hay không tại ở mình / phúc do người tích, mệnh do trời định).

      Phúc bền là do nhiều đời cùng tu tích, đời trước tạo phúc đời sau phá thì chẳng mấy mà tan. Sở dĩ các gia tộc, các triều đại vua chúa hưng rồi vong cũng chỉ do phúc đức tiền tu hậu tán.

     Chốn quan trường xưa nay vốn là nơi tập trung mọi điều hiểm ác bởi nơi đó chỉ là quyền và lợi. Cha truyền con nối chính là mục tiêu hướng tới của các bậc quan gia nhằm bền ngôi trên vai thiên hạ mà thâu tóm bổng lộc cho vọng tưởng giầu sang. Họ luôn bằng mọi giá để bế con mình đặt vào những chiếc ghế công quyền bất chấp chúng có xứng đáng hay không khi ngồi vào những chiếc ghế đó. Họ tuởng rằng con nối nghiệp cha là duy trì bền lâu nguồn bổng lộc mà không đủ khả năng để hiểu chính đó là một tai hoạ khôn lường khi những kẻ dốt nát ngồi ngất ngưởng trên cao vị ắt sẽ gây hoạ cho xã tắc và cũng là gây hoạ cho mình, cho người thân sau khi ăn mòn phúc đức của tổ tiên tông phái.

     Hoạ hay phúc đều do con người chiêu tập. Phúc bởi thiện lương tu tích và hoạ do tham lam vô độ tạo thành. 

     TĂNG ĐẠO

     Tại sao Tăng Đạo lại ở hàng chót của Thập đẳng luận?

     Dù không ai cố tình đánh giá thấp các bậc tăng đạo nhưng theo Hi Di Trần Đoàn tiên sinh thì phàm là con người trước tiên phải có gia đình, tôn tộc sau đó là xã hội. Xa lánh cõi đời tức trước tiên là từ bỏ tông phái, không thiết lập gia đình tức hữu diệt vô sinh và không tròn bổn phận hiếu đạo. "Bách hạnh hiếu vi tiên" (Trăm đức hạnh chữ hiếu làm đầu). Khi không sinh con cháu để nối dõi tông đường tức không tròn chữ hiếu, không gia đình thì lấy không thể gọi là Phúc đức được ?

     Tuy ngoài đời thì tăng đạo đang được người đời dành cho rất nhiều sự kính trọng, đó cũng là nhẽ thường bởi họ đại diện cho chủ thuyết Đại xả, Đại bi của Phật đạo (nếu là chân tu) và được các bậc thường nhân kính trọng cũng là đương nhiên nhưng xét về mặt cuộc sống thì họ đã thoát ly hẳn khỏi lẽ cương thường.

      Sự sắp xếp trong Thập đẳng luận của Trần Đoàn tiên sinh hoàn toàn không có ý coi thường Tăng đạo mà chỉ là một quan điểm để đánh giá tầm quan trọng và giá trị lớn lao của Phúc Thọ trong lẽ sống con người và đó cũng là một triết lý sống !

NÔNG PHU

Hoàng Lan: BÀ GIÀ TAO LÀ MỘT PHỤ HUYNH TUYỆT VỜI

1. Từ lúc tao mới đẻ ra bà già đã luôn tiêm nhiễm vào đầu tao là: “lớn lên mày không cần làm quá tốt việc nhà, đẻ ra 1 thằng suốt ngày lui cui rửa chén thì tao đẻ ra quả trứng ăn còn ngon hơn. Mày cút ra đường và tạo ra giá trị thặng dư đi. Sau này tao chết thì mày xin tiền ai?”

2. Tao thuận tay trái, lúc nhỏ tao viết tay trái, bị bà giáo lớp 1 đánh suốt 2 tuần, tay chân sưng húp, bà già tao đợt đó đi làm xa về nhìn tay tao bầm tím, dắt tao lên trường, tìm bà hiệu trưởng: “Ê, con tao viết tay trái thì động vào gia phả nhà chúng mày hả mà chúng mày đánh nó bầm tay, nó hư nó quậy mày đánh chết mẹ nó cũng được nhưng vì viết tay trái mà mày đánh nó là mày chết mẹ mày với tao.” Bà hiệu trưởng phải sang nhà tao xin lỗi nhưng mẹ tao vẫn quyết định chuyển trường cho tao.

3. Hồi bé tao lười đi ra đường chơi, thế là bà già nhìn mấy đứa nhà trọ kế bên cứ suốt ngày kéo nhau đi chơi net, bà già cũng bắt tao ra net. Lần đầu tao đi chơi net là do bà già đầu độc. Lớn một chút thì tao nghiện game, bà chỉ nói nhẹ nhàng, “nếu xác định làm game thủ thì cứ tập trung chơi, nhưng mà tao cho mày 1 năm, chơi game không tới nơi tới chốn thì tao cho đi nghĩa vụ”. Rốt cuộc tao chọn học và bỏ game vì tao chợt nhận ra, game thủ ở Việt Nam bạc lắm.

4. Có lần tao đi ăn sinh nhật với đám bạn về bị xe tông nằm viện, bà già nhất định không vào thăm tao, lúc về tao giận lắm mới hỏi: “Tại sao mẹ không vào thăm con?”, bà già chỉ nói: “Tao đang chống mắt lên coi mấy thằng mà mày coi là "bạn tốt” chúng nó có vào thăm mày không? Tao nói thật, cho dù xe có cán mày chết thì cũng đéo có một cành cúc nào của tụi nó cho mày đâu. Nhìn vào đám ôn dịch mày đang giao du là tao biết sớm muộn gì mày cũng có kết cục đó. Tao chỉ đang chờ nó diễn ra để mày sáng cái mắt mày ra.

5. Có lần giận đòi bỏ nhà ra đi, bà già nói thẳng: “Tao không dạy được mày, thì mày cút đi đi cho xã hội ngoài kia nó dạy. Tao đánh đòn mày tao lại xót, còn xã hội mà nó dạy được mày bằng cách đánh mày thì cùng lắm tao chấp nhận mất con”.

6. Mày phiền quá, thi trường nào chẳng được. Đại học không phải là con đường duy nhất để ra đời kiếm tiền. Tao cũng học Đại Học & biết khối đứa ra trường xong vẫn thất nghiệp. Tao cho mày tự lập từ nhỏ rồi thì quăng mày cây cuốc mày cũng tự kiếm tiền được, ăn thua là do bản lĩnh của mày thôi. Nhưng nói không phải để mày thi trượt đại học, bởi vì giữa cầm cây viết và cầm cây cuốc, cây nào nhẹ hơn?

7. “Mấy năm nay tao thấy rộ lên vụ đa cấp, hôm nào mày vô thử mấy công ty đa cấp coi nói cái gì mà ai cũng nghe theo rồi mày về trình bày lại cho tao” thế là tao theo lũ bạn đi nghe đa cấp. Ôi!!! Nghe xong mê mẩn giấc mơ làm giàu triệu đô về kể bà già, nghe xong bà cười sặc sụa: “chưa đủ thuyết phục, đi học thêm đi, học cách tụi nó quảng cáo sản phẩm, công dụng và lợi nhuận kĩ vào rồi về kể lại. Thế là lại đi vào Amway nghe về mô hình siêu thị các kiểu. Rồi lại về kể bà già nghe. Bà lại ngồi cười sặc sụa: ”mày nói mà chừng nào tao cảm thấy là mày thuyết phục được tao thì nói. Mẹ!!! Ăn nói còn thua mấy anh đa cấp thì sau này ra đời ăn cám nhé con trai. Thế là tao cứ chui vô mấy cty đa cấp ngồi nghe họ giảng, chém gió các kiểu, tao cũng học được cách PR sản phẩm, cách nói chuyện trước đám đông, học được cả nghệ thuật thuyết phục… và khi nằm vùng trong đa cấp đủ lâu tao cũng nhận ra được mặt trái của đa cấp. Tao rút ra kinh nghiệm: “đa cấp không xấu, thậm chí nó còn là nơi đào tạo ra những vô địch về chém gió, PR và marketing, chỉ là khi về VN thì nó bị biến tướng, thành ra dẫn tới họ hàng anh em lừa đảo lẫn nhau, cùng nhau vỡ nợ.”

8. Mày học trường nào cũng vậy, tao sẽ chỉ lo học phí cho mày 2 năm đầu, còn lại tự bơi. Cút đi ra đường mà làm thêm tự đóng học phí nhé con zai. Con trai 18 tuổi mà không tự lo được cho bản thân mày thì đòi lo cho ai? Thế là tao phải đi bưng phở 3 năm ;))

9. Sinh đứa con ra mà lúc nào cũng bao bọc, cuộn nó lại thì chỉ có thể là phong kiến Việt Nam, một chế độ tự giết chết con mình. Không tin mày để ý, những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử phong kiến toàn là bứt gia phong ra để tìm lối đi riêng. Ví dụ như: Bà Trưng cãi lời cha học võ để đánh giặc. Dạy con mà suốt ngày cứ muốn bó nó trong 4 bức tường thì chúc mừng, bạn đã đào tạo ra thêm 1 thằng vô dụng nữa cho xã hội. Phải cho nó ra ngoài, phải cho nó va chạm để nó biết cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng chấm bi.

Tác giả: Hoàng Lan

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Nguyễn Gia Việt : Cái thói "Bố đời" của người Bắc

Trên FB thấy một người xưng quê Cà Mau mà mở miệng cứ “Lịt mẹ mày", rồi "Con ch.ó", “Bố mày bảo", “Bố mày cho" nghe phát mệt.

Rồi "Mày nên bỏ thói quen vào facebook bố mày đi. Mày biết bố mày là ai không?"

Thích xưng danh... Ta coi hát bội, thấy các nhân vật ra sân khấu sẽ tự xưng danh “Như ta đây" để khán giả biết, nhưng đó là sân khấu, ngoài đời ít ai "tự xưng" kiểu vậy lắm vì rất kỳ khôi.

Cái thói "Bố mày ban cho", “Ông mày nói cấm cãi" là cái thói xấc xược, kênh kiệu của văn hóa Miền Bắc mà thiện hạ kêu là chủ nghĩa bố đời: thích ban phát những thứ không thuộc về mình, phải hơn thiên hạ dù bằng lời nói dù bản chất, trí thức, của nả không hơn ai.

Người Miền Bắc sống sau lũy tre làng bé nhỏ nhưng có tư tưởng rất "ngông nghinh" kiểu là anh cả, trưởng tộc có quyền sanh sát, chỉ tay năm ngón, ban ơn, phân loại kẻ khác.

Nho sinh, có học như Cao Bá Quát - khi mà tánh khiêm cần phải thể hiện mà còn ngông kiểu "Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, mình tôi chiếm hai bồ, anh tôi và bạn tôi, Nguyễn Văn Siêu, chiếm một bồ, còn bồ thứ tư chia - cho mọi kẻ khác” thì đủ biết sĩ phu Bắc Hà họ sống ảo cỡ nào!

Có giai thoại nói Cao Bá Quát là người kiêu căng, ngạo mạn, khi nghe những bài thơ của Mạc Vân Thi Xã (Tùng Vân Thi Xã) do Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và Tuy Lý Vương Miên Trinh sáng lập ở Huế, ông bịt mũi lại và ngâm "Ngán thay cái mũi vô duyên, Câu thơ Thi Xã, con thuyền Nghệ An".

Xưa dân Nghệ An hay chở mắm và nước mắm vô Huế đi bán, trong các loại mắm thì mắm Nghệ An có mùi thúi kinh khủng nhứt. Đọc giai thoại thấy kinh khủng chưa.

Nhưng thực ra Cao Bá Quát có thể bị "nhét" giai thoại, tức là bị gán, chưa có sự thực chứng minh. Tuy nhiên, giai thoại ngông nghênh này của sĩ phu Bắc Hà chứ của ai, tạo ra và cho chúng ta thấy rõ cái "bố đời" trong xã hội đó.

Nam Kỳ không có gia phả, không lũy tre làng, không lý trưởng, không trưởng tộc, không phân loại ngụ cư nên đôi lúc đối nghịch với cái thói mà người ta kêu là "rởm đời" đó.

Một số bạn Bắc ở thế dưới, cần van xin thì cứ run run nép sát xuống đất: "Dạ, vâng, em xin, em nghe...” nhưng khi trên cao thiên hạ thì rung đùi "Bố mày bảo cho chúng mày biết nhá!”

Nó có nguồn hết...

Văn hiến Việt bắt đầu từ vùng Bắc Kỳ ngày nay, xứ này thích kêu người “cha” sanh ra mình là bố, bố là tiếng phổ thông, cha là tiếng trung gian khi ám chỉ bố.

Người Bắc thích xài “Bố”.

Bố tương đương chữ phụ () của tiếng Hán. Bằng chứng rõ ràng nhứt là danh xưng “Bố Cái Đại Vương”của Phùng Hưng.

Bố Cái Đại Vương được giải nghĩa là ‘Cha mẹ’ (là) đại vương.

Nhiều người Bắc nói trong chữ Nôm, Bố là cha, Cái là mẹ; ai có ân đức lớn thì dân coi như cha mẹ. Người Bắc kêu “bố” cũng là “bô”. Ta có từ “bô lão” đồng nghĩa với “phụ lão”.

Người Bắc Kỳ hầu như không kêu “cha", họ chỉ kêu bố, dù cha cũng là một danh xưng tồn tại trong xã hội Bắc Kỳ từ xưa.

Bắc Kỳ mà chửi nó kiểu Nam Kỳ là "Tổ cha mày” thì không ép phê bằng "Đ.ịt bố mày”. Chửi “Đ.ịt bố mày” nó mới tức điên.

Tại vì từ đ.ịt là ám chỉ hành động giao cấu trong làm tình, nhưng cái nghĩa nó còn là đánh rắm, xì hơi, thành ra "đ.ịt bố" nó có cái nghĩa là xéo xắt, đê tiện, dơ dáy, hạ nhục, và mất dạy ở trong đó.

Nam Kỳ chửi "ĐM mày" mà người nghe không tức, nhưng Bắc Kỳ chửi "Đ.ịt bố mày" là người bị chửi nếu là Bắc sẽ tức điên tiết lên liền.

Người Bắc còn chế ra những câu chửi như lấy d.ao ngoáy vào lòng người ta, xát muối ớt vô, đại loại là "Tiên sư bố nhà mày", “Tao lịt cả lò chúng mày"...

Bắc Kỳ là một xứ có “Văn hóa chửi mắng”, chửi là đặc sản, chửi có lớp lang, có vần, có vè, lên bổng, lúc xuống trầm, chửi sáng chửi trưa, rủa chiều xả tối, chửi ba ngày ba đêm, chửi cả tháng...

Nhớ hồi năm 2018 một nhà dân chủ ở HN đăng đàn chửi sao mà "Tế cái mả bố..."

Có tiếng, nổi tiếng mà mở miệng đòi đụng vô cái “mả bố” thiên hạ thì e rằng nó không có đặng, quá xá lưu manh!

Đó là thói quen đào mồ cuốc mả người ta, thói rất lưu manh.

Mày động mả cha người khác thì người ta để yên mả cha mày à?

Mất con gà mà chửi có điệu luôn.

Xứ Bắc có tiếng là đất học, đất “lý thuyết suông Nho học”, lúc nào cũng chứng tỏ hàn lâm, có vô số cử nhơn, tấn sĩ trong các ngôi làng. Văn chương linh láng nên chửi cũng rặc vần điệu, lên xuống, nhấn nhá thả hơi.

Bắc Kỳ nổi tiếng “thâm”, cái chữ thâm cũng đủ hiểu mức độ. Chửi vần điệu nhưng ngoáy vào người ta như dùng con d.ao mà đ.âm ng.oáy sâu vô, xong còn cho thêm miếng mắm tôm, miếng muối cho vết thương nó rát âm ỉ trong thời gian dài.

Chửi làm sao người ta phải “đau”, đau mà ngủ không yên, ngủ không ngon giấc, phải đau đầu khi nhớ về câu chửi, tức âm ỉ tới bể phổi, đứt gân máu mà chết.

Xứ Bắc Kỳ là xứ “tổ” chửi, chửi trở thành văn hóa đặc trưng của Bắc Kỳ, tới cụ tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến còn làm thơ chửi mà:

“Xem hoa, ta chỉ xem bằng mũi

Đếch thấy hơi hương một tiếng khà“

Nguyễn Du cũng không thua chị kém em, cũng chửi:

“Phụt ngọn đèn trước mặt, đếch sự đời! Chẳng phải đứa tiểu tâm

Đùng tiếng lói sau nhà, đù mẹ kiếp!

Bỗng có thằng đại phá...”

(Văn tế Trường Lưu nhị nữ)

Mất có con gà thôi mà Bắc Kỳ cho vô “huyền thoại” chửi.

Đây nè:

"...Mả bố đứa nào bắt gà của bà! Mày bắt gà bà, mày băm, mày bổ, mày rỉa, mày rói, mày gói, mày dâng cho thằng trắng râu đầu bạc, nó sắp sửa ngồi bát bình hương nhà mày nó xơi nhá...

Ché.m cha đứa nào bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay bà gọi nó, nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đ.ào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại, lục đại nhà mày lên.

Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái xám. Hôm qua tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất. Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe.

Ấy... ấy...

Bố cái thằng chết đ.âm, cha cái thằng chết x.ỉa. Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà, này bà bảo cho chúng mày biết: Con gà nó ở nhà bà, nó bị bắt trộm về nhà mày thì nó thành con cú, con cáo, con "thành đanh mỏ đỏ", nó m.ổ mắt x.é xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy.

Ấy... ấy...

Mày ăn thịt con gà nhà bà thì mày ăn một miếng, ch.ết một đứa, ăn hai miếng ch.ết hai đứa, ăn ba miếng c.hết ba đứa và ăn cả con gà đó sẽ chết cả ổ nhà mày.

Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn mang trả ngay con gà đó cho tao, kẻo không tao đ.ào mồ, qu.ật mả cao tầng tổ khảo, cao tằng tố tỉ, thúc, bá, huynh, đệ, cô, dì, tỉ muội nhà mày đấy!

Cha tiên nhân ông nội, ông ngọai, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhé. Mày gian tham đã ăn trộm, ăn cắp con gà nhà tao. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước, đầu ra sau, đẻ sót nhau. Chết mau chết sớm, chết trẻ đẻ ngang nhé... nhé!

Ch.a tiên nhân tam tứ đại đồng đường nhà mày, đồ quạ tha ma bắt, đồ ăn gian nói dối, dám đổi trắng thay đen, dám vu oan giá họa cho nhà bà. Bà truyền bảo ba hồn chí vía cho nhà mày biết: Quân điêu ngoa đi ngang về tắt, quen thói giăng hoa chim chuột, không ch.ết treo chết ch.ém thì cũng ch.ết sông chết ngòi, ch.ết đường chết xá, mưa sa gió dập đời mày. Ba vạn chín nghìn âm binh quen đựng điều đặt chuyện, cũng không cứu nổi cái tội mỏng môi hay hớt của m..à..y... m...à..y... đấy nhá! nhá!

Con gà của tao nuôi bằng gạo, bằng thóc, vậy thằng cha nhà mày đã bắt con gà của tao. Nó là con gà, con qué, nó về nhà mày là con cú, con cáo, nó m.ổ gan l.òi ruột đứa nào ăn miếng thịt gà nhà tao. Nó là thành đanh đỏ mỏ r.út ruột r.út gan nhà mày ra. Mày không thả gà nhà tao ra, tao đóng ghế 9 tháng 10 ngày, buổi sáng tao chửi, buổi chiều tao tế, buổi trưa tao hú, buổi tối tao nguyền. Tao rủa cho cây vàng lá, cho quả chột thui, cho thần trùng đến rút từng khúc ruột cha, ông, vợ, con nhà mày ra.

Tao hú ba hồn bẩy vía thằng đàn ông, ba hồn chín vía con đàn bà bắt con gà nhà tao. Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Tao gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cờ đỏ đứng sau nhà, ông cờ vàng dựa bên hữu, ông cờ trắng nghiêng bên tả, yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ng.ược, sinh cháu ra thì ngang vì dám cả gan ăn con gà mái nhà tao.

Cha đẻ mẹ thằng đàn ông, con đàn bà nào quen thói bán không mua chịu, quên vay đầy giả vơi, đẻ con có mồm mà nói điêu, có mắt mà nói mò như mày...

Cha đẻ nhà chúng mày nhá.

Hôm nay tao chửi một, ngày mai tao chửi hai, tao chửi cho chúng mày hóa điên hóa cuồng, tao rủa suốt tháng liên miên không ngừng, năm này qua năm nọ. Bây giờ tao mệt quá rồi, tao vào lo cơm nước, muốn sống thì phải thả gà tao ra, lạy tao hai lạy, tao tha cho mày. Nếu không, ngày mai tao tế sống chúng mày cho mà biết, chúng mày hãy vén màng tai, gài mái tóc, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi: Bớ con nào bắt gà nhà tao thì đẻ con không có l.ỗ đít.

Bớ...

Có là... là... hùm, là hổ thì cũng chui từ cái lỗ kín của đàn bà mà ra. Từ ông ba mươi đến con thối thây, thối xác cũng chẳng thóat được cái lỗ rò ấy. Đời con đời cháu nhà mày cũng ở cái giống ấy mà chui ra. Này, bà báo đời cho mày biết nhá, con đĩ gầy, đ.ĩ rạc, con đ.ĩ chửa hoang.

Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Con gà nó ở nhà tao nó là con gà, nó sang nhà mày nó là thần đanh đỏ mỏ.

Cha năm đời mười đứa nào bắt gà của bà thì thò mặt ra nghe bà chửi thêm nhé! Mày bắt gà, mày vặt lông, mày luộc, mày nấu, mày nướng. Cho vợ, cho chồng, cho con, cho cái, khi khi khú khí với nhau nhá! Mày có khôn hồn thì trả ngay cho bà, nếu không ngày rằm, ngày một bà trồng cây chuối ngược…” (Hết trích dẫn)

Nay chửi bà này, mai chửi ông kia, trên FB chỉ toàn chửi:

“Hôm nay bà chửi một bài

Ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền

Bà chửi cho mày hóa điên

Bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng”

Làng kịch Tp HCM đón cái tiểu phẩm "Bà mất gà chửi" là do Hồng Vân diễn đầu tiên, bà này BK gốc. Sau đó lan ra, gần nhứt là "Pe.de chửi" trong "Ghe bẹo", nhìn rất kỳ cục, chửi có vần, có bài mà áp trong xã hội Nam Kỳ là không trúng rồi.

Dân SG mất tiền ngồi coi... chửi.

Nam Kỳ “Tổ bà mày”, “Bà nội cha mày” mà người bị chửi cười khì khì; Bắc Kỳ chửi “Tiên sư bố mày” thì tức điên.

Những người có lòng với sử học xứ Việt rất bực mình khi chứng kiến cảnh “hạ nhục” màu cờ đối thủ của một số người Bắc.

Sau 1975, Bắc Việt vào Nam Kỳ, dẹp VNCH lên đỉnh cao, và họ bắt đầu chiến dịch lăng nhục VNCH, CS kêu quân dân VNCH là “Ngụy quân”, “Ngụy quyền”, kêu lá cờ của VNCH là “Cờ ba que”.

Ba que là một thành ngữ của người Bắc Kỳ , nguyên câu là “Ba que xỏ lá”, nghĩa là quân lừa lọc, bịp bợm, đểu cán, lưu manh.

“Ba que xỏ lá” tương ứng với câu “Quân đá cá lăn dưa” của người Nam Kỳ.

Hãy đọc bài đồng dao của Bắc Kỳ sau:

“Hít le ba que xỏ lá

Ăn cắp cá của nhân dân

Ăn cắp quần của bộ đội

Lội xuống ao

Không có tao, mày chết đuối”

Đã có lời giải thích cho thành ngữ “Ba que xỏ lá” rồi.

Trong bài “Phú tổ tôm” của ông Trần Văn Nghĩa thời vua Minh Mạng liệt kê những trò lừa gạt xưa ở Bắc Kỳ có câu:

“Lạt nước ốc trò chơi vô vĩ, tam cúc, đố mười, bấy linh, bầy kiệu, thấy đâu có vẻ thanh tao. Ngang càng cua lới ở bất bình, xa quay, chẳng lẻ, dồi mỏ, ba que hết thảy những tuồng thô suất”.

Như vây “Ba que xỏ là” là một trò chơi dạng hội chơ lô tô như ngày nay, người chơi phải thọt hay phóng đủ 3 cái que vô một cái lá thì trúng, nhưng chủ trò thường sẽ có chiêu gian lận, thành ra người chơi ít có thắng.

Người Nam kêu “cái cây” dù nhỏ hay lớn, còn Bắc Kỳ kêu những cái cây nhỏ, ốm là cái que.

Năm 1906, Nguyễn Khuyến bị đục thủy tinh thể mắt nhìn không rõ, năm đó ông làm giám khảo cuộc thi vịnh Kiều.

Chu Mạnh Trinh thắng giải, nhưng trong bài “Vịnh Sở Khanh“ của Chu Mạnh Trinh có câu: “Làng Nho người cũng coi ra vẻ, Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay”. Đọc thấy chướng, Nguyễn Khuyến phê mấy chữ thẳng vô: “Rằng hay thì thật là hay, Nho đối với xỏ, lão này không ưa.”

Chu Mạnh Trinh để bụng, Tết đó gởi tặng Nguyễn Khuyến một chậu bông trà - thứ hoa có sắc nhưng không có hương ngầm đá xéo Nguyễn Khuyến mắt mờ không thấy cái đẹp.

Nguyễn Khuyến tạ lại người cho hoa trà bằng bài thơ ''Sơn trà'' trong đó có hai câu thứ 5 và 6, câu:

''Tầm thường tế vũ kinh xuyên diệp

Tiêu sắc thần phong oán lạc dà''

(Mưa nhỏ những kinh phường xỏ lá

Gió to luống sợ lúc rơi dà)

Phạm Duy Tốn trong bài luận “Con người Sở Khanh” đăng ở Nam Phong năm 1919 có câu:' “Trời đất ôi! Ngờ đâu con người thế, mà xỏ lá ba que!...“

“Cờ ba que” mà Bắc Kỳ CS chửi vốn là cờ VNCH, cờ vàng, dân gian Nam Kỳ kêu là cờ ba sọc.

Quốc gia Việt Nam đã chọn lá cờ nền vàng có ba vạch đỏ quẻ Càn trong Kinh Dịch làm quốc kỳ, kéo dài hết thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà.

Họ chửi "cờ ba que", coi nó thâm cỡ nào.

Coi thi bolero sợ nhứt là cái giọng chảy thiu nhớt nhợt cùng với cách xài từ dao búa lè lưỡi và giả nai, cưa sừng làm nghé của bà Trác Thúy Miêu.

Bà này rất giỏi "đảo chữ" và "tráo chữ", tức là xào những câu Sài Gòn xưa, thêm vô những câu tối nghĩa, uốn éo nó ra ngôn ngữ của bà, rồi tóc tai, quần áo, ẹo ẹo vài cái, nhưng ai cũng thấy sự xéo xắt trịch thượng trong những câu nói đó.

Trác Thúy Miêu cố giả cách Sài Gòn xưa nhưng chính ngôn ngữ thọc chọt, móc xỉa và "bố đời" từ miệng thốt ra đã không che giấu được cái Bắc cố hữu trong con người của cô này.

Chúng ta nhớ cái phim “Ngôi Nhà Hạnh Phúc "của Hàn Quốc do Bi (Rain) đóng vai chánh Lee Young Jae.

Cái vai của Bi (Rain) nó nữa con nít nữa người lớn, hờn lẫy, giận rồi vui, ăn rồi ngủ; túm lợi nó đáng yêu biết chừng nào.

Ai dè qua phiên bản VN thì Vương Hoàng của Lương Mạnh Hải nó không có đáng yêu, nó không hồn nhiên kiểu con nít như Bi (Rain), cái vai của Lương Mạnh Hải thành nhỏ nhen, ti tiện, nhìn rất phản cảm.

Anh Lương Mạnh Hải là một người Bắc, anh có cái liếc, cái lườm kiểu Bắc, thành ra không thể tròn vai như Bi (Rain).

Bộ phim phiên bản Việt thất bại hoàn toàn.

Viết bài này ra không phải phân biệt vùng miền, đả kích ai hết, nói là nói thẳng. Không phải người Bắc nào cũng có thói "Bố đời", nhưng tỷ lệ cũng không phải là ít nên nó thành hiện tượng đó thôi.

Lịch sử và văn hóa nó đã là như vậy rồi.

Theo Nguyễn Gia Việt

NƯỚC MẮT TRƯỚC CƠN MƯA

 •Tác giả: Larry Engelmann

-Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

Dương Quang Sơn:

-Đêm nào tôi cũng khóc cho Việt Nam. Tôi nhớ và tôi khóc. Trong bóng đêm đen, trí nhớ biến thành nước mắt. Những giọt nước mắt cho bố, cho mẹ, cho các anh chị em tôi, cho tất cả những người đã buộc phải bỏ đất nước ra đi, cho cả những người không ra đi được. Tôi không muốn ký ức của tôi mất đi như nước mắt trong mưa. Nên tôi xin kể cho ông nghe câu chuyện của tôi để ông kể lại cho những người khác, nhờ thế có thể có nhiều người sẽ biết đến những gì xảy ra ở Việt Nam.

Nhờ thế ký ức của tôi không uổng phí. Nhờ thế ký ức của tôi sẽ là những giọt nước mắt trước cơn mưa. Vậy xin hãy lắng nghe. Những gì tôi kể rất quan trọng. Những gì tôi nhớ. Những gì xảy ra cho tôi. Những gì tôi nói đây chính là những giọt nước mắt trước cơn mưa lũ.

Bố tôi tên Trần Phong. Ông theo Phật giáo, sinh trưởng ở Hải Phòng, Bắc Việt. Ông đã đi kháng chiến chống Pháp, nhưng khi Cộng sản chiếm miền Bắc năm 1954, ông di cư vào Nam, định cư ở Sài Gòn. Bố tôi ghét Cộng sản. Bố tôi yêu Tự Do. Chỉ vì muốn một đời sống Tự Do mà năm 1954 ông đã phải trở thành người di cư.

Ông rất buồn vì đất nước chia đôi, nhưng ông lại muốn tránh xa Cộng sản. Mẹ tôi cũng sinh trưởng ở miền Bắc. Cũng di cư vào Nam với bố tôi năm 1954. Bà ngoại tôi, các anh chị em của mẹ tôi đều ở lại ngoài Bắc cả.

Cuộc sống chúng tôi tại Sài Gòn rất tốt đẹp. Bố tôi kiếm được khá tiền nhờ nghề sửa tàu biển. Trong gia đình, tôi là đứa con bé nhất, nên bố tôi gọi là thằng “Út”, tiếng Việt nghiã là “đứa con nhỏ nhất”. Tôi có một người anh, hai người chị. Cô tôi cũng ở chung với gia đình tôi trong một căn nhà rộng rãi tại Quận Nhứt, Sài Gòn. Tôi học Trung học Công lập, anh tôi đã học Đại học. Mùa xuân năm 1975, tôi vừa được mười sáu tuổi. Lúc này bọn học trò đều chộn rộn về chuyện Cộng sản xâm chiếm. Có đứa bàn tán cả chuyện bỏ nước ra đi. Nhiều hôm trên đường tan trường về, tôi thấy người ta đứng xếp hàng dài để xin giấy tờ hoặc đổi tiền để ra khỏi nước.

Có một buổi anh tôi ở Đại học về, bố tôi bảo hai anh em tôi rằng bố tôi muốn đưa hai đứa ra khỏi nước một thời gian. “Chúng mày hãy còn bé”. Bố tôi nói “Chúng mày còn có tương lai. Khi nào yên ổn, các con lại về”. Bố tôi nghĩ chúng tôi nên sang Mỹ học, khi trở về, tương laì chúng tôi sẽ khá hơn. Nhưng bấy giờ ra khỏi Việt Nam là việc thực khó, nên suốt một thời gian, hai anh em tôi chẳng ai tin là sẽ đi được.

Tôi có một thằng bạn thân tên là Quang. Chị nó tên Hương làm thư ký Tòa Đại sứ Mỹ. Thằng Quang bảo tôi là chị nó có thể đưa chúng tôi đi được. Người Mỹ đã hứa cho chị nó cùng thân nhân ra khỏi Việt Nam. Nếu chúng tôi muốn đi, chị nó chỉ cần thêm tên vào danh sách là xong.

Chúng tôi nói thế thì tốt quá. Chị ấy bèn đến nói với thượng cấp cũng là người Việt – rằng chị có hai chú nhỏ muốn rời Việt Nam nhưng không có họ hàng gì. Chị muốn đánh thêm hai tên này lên danh sách, chẳng biết có được hay không? Cấp trên của chị bảo rằng được. Thế là sau khi đã cho tên chúng tôi vào đanh sách, chị ấy bảo chúng tôi phải sẵn sàng, đêm ngày gì cũng vậy, có thể đi bất cứ lúc nào. Chị cũng bảo chị sẽ cho biết địa điểm và lịch trình chuyến đi.

Thế là mười giờ sáng ngày 28 tháng Tư, chị Hương đến nhà nói với tôi: “Sơn ạ, em sửa soạn ngay. Một tiếng đồng hồ nữa phải đi.” Chị cho chúng tôi biết phải đến chỗ nào. Xe buýt sẽ đưa chúng tôi ra phi trường. Chúng tôi chỉ được phép mang theo mỗi người một túi áo quần. Chúng tôi chẳng có thời giờ từ biệt ai cả. Tôi chỉ còn kịp bảo: “Bố ạ, con thương bố lắm. Con phải đi ngay bây giờ”. Sáng hôm ấy bố mẹ tôi đều khóc. Bố mẹ tôi căn dặn anh tôi: “Con phải săn sóc thằng ‘Út’ cho cẩn thận”.

Bố tôi lái xe chở chúng tôi đến địa điểm đón xe buýt. Chúng tôi chẳng có giấy tờ gì đặc biệt, cũng không rõ họ sẽ hỏi han gì. Đến một cao ốc lớn, chung quanh có hàng rào, gõ cửa, một người đàn ông mở cho chúng tôi vào. Ông này có một danh sách. Tên chúng tôi có trong danh sách rồi. Khi qua khỏi bờ rào, chúng tôi ngạc nhiên, bên trong là một cái sân rất rộng đã đầy người đợi. Những người ấy từ khắp nơi, nhiều người rải rác tận các tỉnh ngoài Trung, khoảng ngàn người có mặt. Tôi hỏi thăm vài người xem họ ở đâu đến. Người thì bảo Đà Nẵng. Người thì bảo Nha Trang. Chúng tôi không gặp người quen nào cả, hình như chẳng ai ở Sài Gòn ngoại trừ hai anh em chúng tôi.

Lúc ấy lòng tôi sướng vui rộn rã. Tôi hãy còn nhỏ, tôi không phải sống dưới chế độ Cộng sản, tôi sẽ được đi học ở Mỹ, khi nào hết Cộng sản thì tôi trở về Sài gòn.

Chúng tôi đợi trong sân không lâu thì họ gọi tên. Hai anh em tôi đi ra cổng. Ngoài ấy có tài xế xe buýt đang đứng kiểm người trong danh sách. Lên xe buýt, chúng tôi không tin nổi. Chúng tôi là những người đầu tiên ở trong sân được gọi đi. Hai anh em mỗi người một cái túi, chẳng tiền bạc gì. Bố tôi đã dặn khi đến thì gọi điện thoại, bố tôi sẽ gửi tiền sang vì chúng tôi dự định sẽ đến California ở với một người quen.

Người ta chở chúng tôi ra phi trường. Phi trường đông nghịt người, trời nóng hừng hực. Chúng tôi ra khỏi xe, đứng một bên chờ trong khung cảnh ồn ào ấy: Máy phóng thanh oang oang gọi tên người, hàng quà, hàng nước, người bán hàng rong rao inh ỏi. Bọn đổi tiền lăng xăng gạ gẫm. Nhiều người đứng khóc. Người ta choáng váng chẳng rõ mọi việc ra sao, rồi đây sẽ đến nơi nào.

Chúng tôi cũng chẳng rõ mọi việc ra sao, nhưng đột nhiên máy phóng thanh kêu tên. Ngạc nhiên, tôi hỏi vài người ở đấy xem họ đã đợi bao lâu. Có người bảo: “Cả tuần lễ rồi”. Có người thì hai, ba ngày. Tôi đang nghĩ có lẽ chẳng bao giờ tới lượt anh em chúng tôi, thì chợt họ gọi tên, đưa chúng tôi ra Trạm khởi hành.

Họ khám người, khám hành lý.

Họ bảo anh em chúng tôi đứng sắp hàng. Một lúc sau, họ dẫn chúng tôi ra máy bay. Bên ngoài máy bay có hai quân cảnh Việt Nam đứng gác để ngăn ngừa những người đào ngũ chạy ra khỏi nước. Họ nhìn mọi người một cách cẩn mật, nhưng không hỏi gì chúng tôi. Anh em chúng tôi bước vào máy bay.

Tôi tưởng là một cái máy bay đàng hoàng, nào ngờ chỉ là một chiếc C-130. Chúng tôi vào theo lối đàng đuôi, bên trong không có ghế. Chúng tôi phải ngồi chen chúc trên sàn như cá hộp. Lúc ấy cửa sổ còn mở, chợt bên ngoài vang lên một tiếng nổ lớn, tôi hoảng hốt nghĩ: “Trời ơi, cái gì thế”. Một tiếng nổ thật lớn ngay đằng sau máy bay.

Chiếc máy bay chuyển dịch. Chạy, trong lúc cửa còn mở. Tôi nhìn qua cửa thấy người ta chạy khắp bốn phía, nã đạn lên trời. Họ đều có vẻ hoảng hốt. Những người bên cạnh tôi trong máy bay rú lên kêu khóc. Vài người bắt đầu cầu nguyện lớn tiếng. Tôi nắm lấy anh tôi mà bảo: “Cầu cho máy bay này đừng rớt”.

Người ta vẫn không có thì giờ đóng cửa. Chiếc máy bay chạy trên phi đạo nhưng cửa vẫn còn mở. Khi máy bay cất cánh, chúng tôi có thể nhìn rõ qua phiá sau, dưới đất người ta chạy toán loạn với hàng trăm tiếng nổ. Trong lửa đạn, cả phi trường đắm chìm trong cơn điên loạn.

Theo sau chúng tôi một chiếc C-130 nữa tiến tới. Chỉ vài giây sau khi chúng tôi cất cánh, nó bốc lên theo. Tôi nghĩ đây là hai chiếc máy bay cuối cùng cất cánh từ Tân Sơn Nhất. Chúng tôi may mắn quá.

Lúc chúng tôi rời Sài Gòn, một người lính Mỹ đứng trấn ở cửa sau máy bay ôm súng bắn xuống đất. Máy bay cất cánh lên rồi, anh ta vẫn cứ bắn. Bên trong máy bay, nhiều người khóc om sòm. Lúc nhìn người lính Mỹ đang bắn, tôi tự hỏi chẳng biết anh ta bắn gì. Tôi nghĩ anh ta đang cố chứng tỏ sức mạnh của người Mỹ một lần cuối cùng. Tôi nghĩ anh ta muốn bảo mọi người, với khẩu súng, là: “Đừng bắn vào phi cơ chúng tôi! Đừng lộn xộn với cái phi cơ này! Bọn này là Mỹ đây. Trên phi cơ có súng – tránh ra. Để chúng tôi yên!” Nhưng tôi chỉ đoán thế. Tôi không nghĩ anh ta biết được chuyện gì đang xảy ra. Tất cả chúng tôi lúc ấy đều thực sự rối ren.

Dẫu sao, đó là hình ảnh cuối cùng tôi thấy ở quê nhà. Trong lúc máy bay cất cánh tôi đã thấy hình ảnh Việt Nam với một người lính đang cầm súng bắn vào đất nước ấy. Chúng tôi hạ cánh ở Phi Luật Tân, tại Phi trường Clark. Người ta đưa chúng tôi đến một nhà kho rất lớn, người Mỹ đã sắp đặt mọi thứ chu đáo làm chúng tôi ngạc nhiên. Họ đưa chúng tôi vào một khu chuyển tiếp khá rộng rãi, có cả máy truyền hình, giường nệm đầy đủ. Ngày hôm sau, người ta bảo Cộng sản đã chiếm Sài Gòn. Chúng tôi đều bàng hoàng. Chúng tôi lo lắng chẳng rõ gia đình ra sao. Bố mẹ thế nào. Cuộc đời chúng tôi khi đến đất nước Hoa Kỳ sẽ đi đến đâu. Bao nhiêu câu hỏi nảy ra trong tâm trí anh em tôi.

Chúng tôi xem tin trên truyền hình, nhìn cảnh Bộ đội Cộng sản tiến vào Sài Gòn. Nhiều người khóc khi thấy cảnh đó. Anh em tôi cũng khóc. Gia đình chúng tôi vẫn còn ở Việt Nam. Anh em tôi nhìn nhau tự hỏi: “Rồi ngày mai, cuộc đời chúng tôi sẽ ra sao?”

(Còn nữa)

Nguồn: Blog Phan Ba