Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Facebook Alik Kokh: BÀI TOÁN LUỘC CON ẾCH PUTIN 

 BÀI TOÁN LUỘC CON ẾCH PUTIN .

Một bài viết có vẻ khá "thấu đáo" về thuyết ủ mưu.

Nguồn Facebook Alik Kokh. -Facebooker là doanh nhân người Nga có hơn 150k người theo dõi. 

Tựa do người dịch FB Phan Phuong Dat đặt.

"Luộc chầm chậm con ếch Putin, hay là tại sao phương Tây không mạnh tay hơn nữa ?

Vậy là đã qua ngày thứ 35 của cuộc chiến.

Hôm nay tôi có cuộc trò chuyện với hai người Ukraine khá nổi tiếng. Cả hai đều đang ở Ukraine và rất nỗ lực để mang chiến thắng đến nhanh hơn. Tôi rất tôn trọng họ, và hỗ trợ nhiều nhất có thể.

Cuộc trò chuyện thật khó khăn và đôi khi cao giọng. Bản chất của cuộc trò chuyện này là họ hỏi tôi tại sao phương Tây không giúp Ukraine về vũ khí, và tôi đã đưa cho họ những tuyên bố của các quan chức và thậm chí nguyên thủ quốc gia, từ đó thấy rằng phương Tây đã gửi rất nhiều vũ khí cho Ukraine.

Vì quan điểm của chúng tôi về bản chất của vấn đề hoàn toàn ngược nhau, tôi đưa ra giả thuyết rằng, có thể sau những lời đe dọa công khai từ Moscow. Phương Tây và Ukraine đã đồng ý giữ bí mật tối đa chuyện giao hàng này, và do đó, đã hình thành nên một khoảng trống thông tin.

Hơn nữa, có lẽ đã có một chiến dịch cung cấp thông tin sai lệch, nhằm mục đích đánh lừa Moscow về khối lượng giao hàng thực sự, và cuộc tranh luận của chúng tôi là hệ quả của chiến dịch này.

Nhưng những người đối thoại của tôi không đồng ý với điều này, và hỏi tôi một câu đơn giản: nếu điều này là sự thật và vũ khí phương Tây thực sự đến Ukraine, thì tại sao chúng tôi không thấy chúng trong quân đội? Các hệ thống phòng không được hứa hẹn ở đâu? Pháo ở đâu? Tại sao chúng tôi không được cung cấp ngay những thứ tầm thường như xe tải và xe jeep?

Tôi biết rằng, ít nhất là ở Đức, cả báo chí và phe đối lập đều tra khảo chính phủ với những câu hỏi giống nhau: tại sao không giao vũ khí cho Ukraine như đã hứa? Tại sao nói một đằng làm một nẻo?

Tôi không biết, có thể cởi mở để thảo luận về chủ đề này đến mức nào. Viết rằng họ viện trợ rất nhiều vũ khí sẽ rất tệ: Putin sẽ phát điên hoàn toàn và bắt đầu ít nhất là ném bom rải thảm, còn tối đa thì sẽ sử dụng vũ khí hóa học hoặc thậm chí hạt nhân chống lại Ukraine.

Nếu viết rằng họ viện trợ ít vũ khí, cũng tệ. Và không chỉ bởi nó sẽ truyền cảm hứng cho Putin, mà còn bởi vì nó có thể khiến người Ukraine mất tinh thần: chúng ta đã bị bỏ rơi, bị phản bội, bị bỏ lại một mình với con quái vật này ...

Toàn bộ cuộc thảo luận khiến tôi suy nghĩ về điều này. Hôm qua tôi đã viết về sự lựa chọn khủng khiếp mà cá nhân Zelensky phải đối mặt. Hôm nay tôi muốn viết về sự lựa chọn khó khăn mà toàn bộ phương Tây, tất nhiên bao gồm cả Ukraine, phải đối mặt.

Thứ nhất. Phương Tây đã không bỏ rơi Ukraine, đó là điều chắc chắn. Các biện pháp trừng phạt mà họ áp đặt lên Nga không chỉ ảnh hưởng đến Nga mà còn cho chính phương Tây. Nhưng phương Tây chấp nhận sẽ tốn hàng tỷ đô la này, khi nhận ra sự nguy hiểm của chế độ Putin.

Thứ hai. Ở phương Tây, họ biết rằng (theo cách diễn đạt chuẩn k0 cần chỉnh của chính Putin) họ đang đối phó với một "con chuột bị dồn vào chân tường" và hiểu rằng con chuột này cũng không hoàn toàn khỏe mạnh về tâm trí. Do đó, bất kỳ đợt viện trợ vũ khí hạng nặng nào cũng có thể gây ra phản ứng không hoàn toàn phù hợp ở chuột, và nó sẽ một lần nữa nhảy ra khỏi vòng.

Và người Ukraine sẽ là nạn nhân đầu tiên của cú nhảy này. Họ sẽ là những người mà Putin sẽ bắt đầu ném bom bằng máy bay ném bom chiến lược, đầu độc bằng vũ khí hóa học và biến thành “tro hạt nhân”.

Do đó, những chính trị gia Ukraine yêu cầu vũ khí hạng nặng từ phương Tây nên hiểu rằng làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) được sử dụng chống lại Ukraine.

Khi đó, phương Tây tất nhiên sẽ không thể thờ ơ, và sẽ buộc phải đáp trả. Những gì diễn ra sau đó không khó đoán. Tôi hy vọng đây không phải là kết quả mà Ukraine mong muốn.

Rõ ràng một kịch bản như vậy là không chắc chắn, nhưng thực tế là khả năng phát triển các sự kiện thành như vậy là cao. Và để nó xảy ra theo cách hên xui là đỉnh cao của sự bất cẩn.

Thứ ba. Giả sử phương Tây bắt đầu giao hàng loạt vũ khí hạng nặng hiện đại và hiệu quả nhất cho Ukraine. Và điều này dẫn đến chiến thắng chóng vánh cho Ukraine. Và, ngay cả khi sắp bị đánh bại, Putin cũng không sử dụng bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào kể trên.

Chính xác thì một chiến thắng như vậy là gì? Có nghĩa là kẻ thù bị đuổi khỏi lãnh thổ đất nước và quân đội Ukraine tiến vào Donetsk, Luhansk và Sevastopol.

Nhưng, bằng cách bị đánh bại nhanh chóng chỉ một phần quân đội của mình, Putin sẽ không chỉ giữ lại được mọi thứ khác (bao gồm bộ ba hạt nhân, lực lượng quân sự vũ trụ và một hạm đội khổng lồ), mà quan trọng nhất, ông ta sẽ giữ được quyền lực của mình. Nền kinh tế của ông ta sẽ không bị rút kiệt máu, và với sự nhồi sọ người Nga hiện nay, ông ta sẽ nhận được một dân tộc khao khát trả thù.

Phương Tây chẳng sợ gì. Nhưng liệu Ukraine có muốn có một người hàng xóm như vậy sau chiến thắng của họ? Chả lẽ nó muốn bị đe dọa vĩnh viễn bởi một cuộc xâm lược mới? Không. Nó muốn có quan hệ bình thường (quan hệ láng giềng thân thiện thì không còn nữa) với Nga. Một nước Nga cần thay đổi hoàn toàn thái độ của mình đối với phương Tây nói chung và đối với Ukraine nói riêng.

Nhưng nếu Putin vẫn nắm quyền thì điều này là không thể. Vì vậy, một chiến thắng như vậy sẽ không mang lại sự an toàn lâu dài.

Và ở đây, chúng ta quay trở lại với những gì tôi đã viết ở phần đầu: lựa chọn khó khăn cho phương Tây, tức là cho tất cả chúng ta.

Phương Tây không có khả năng tước vũ khí hạt nhân của Putin ngay lập tức. Và điều này có nghĩa là trong cuộc chiến này, cần phải cân bằng sao cho cả việc cung cấp vũ khí và diễn biến của chiến dịch quân sự không kích động ông ta đến một hành động tuyệt vọng.

Một cuộc chiến tranh chầm chậm, trong đó mỗi khoảnh khắc dường như mách bảo Putin rằng ông ta vẫn có cơ hội chiến thắng, có lẽ là quyết định đúng đắn duy nhất trong hoàn cảnh như vậy.

Hơn nữa, nếu cuộc chiến này đi kèm với các lệnh trừng phạt nặng nề mà phương Tây áp đặt lên Nga, thì có thể cho rằng trong trung hạn điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nước Nga thời Putin. Và sau đó sẽ có hy vọng rằng nước Nga sẽ được xây dựng trên những tàn tích của trước đây ít nhất sẽ tương xứng và dễ đoán hơn, và dân chủ nhất, không có tham vọng và nỗi sợ hãi đế quốc.

Chuyện này đã xảy ra một lần: cuộc chiến tranh kinh tế (lạnh) chống lại Liên Xô, cùng với cuộc chiến kéo dài (nóng) ở Afghanistan, đã dẫn đến sự sụp đổ của một con quái vật dường như cực mạnh. Và khi đó, tất cả mọi người đều chờ đợi sự hỗ trợ lớn từ phương Tây cho quân thánh chiến, nhưng câu chuyện đã chỉ giới hạn ở những vũ khí nhỏ và những chiếc "Stingers" kia ...

Tôi hiểu rằng người Ukraine đóng vai trò khó khăn nhất trong kịch bản này. Nhưng, nhìn lại tình hình một cách tỉnh táo, tôi cũng hiểu rằng những hy sinh mà họ có thể phải gánh chịu nếu một kịch bản cấp tập hơn được thực hiện có thể còn cao hơn gấp nhiều lần.

Con ếch Putin phải được luộc từ từ để bản thân không nhận thấy mình bị nấu như thế nào. Tôi hiểu rằng, đối với người Ukraine, điều này nghe có vẻ quá thực dụng và có lẽ thậm chí là vô sỉ. Nhưng rất có thể không có giải pháp nào khác.

Tất cả các kịch bản khác đều được xây dựng trên những giả thuyết phù phiếm, dựa trên những suy tính là ông ta "không dám", "đái ra quần”, "rằng ông ta hoàn toàn bị điên chắc?" Vân vân. Tất cả những năm gần đây đã chứng minh rõ ràng rằng ông ta không đái ra quần, dám làm và điên rồ. Bạn muốn kiểm tra thêm lần nữa? Tôi phản đối. Tôi nhớ những lời khôn ngoan của người bạn Boris Nemtsov, người đã nói với tôi rằng anh ấy "luôn đánh giá thấp mức độ đoạn tuyệt của Putin."

Do đó, tôi cho rằng số lượng vũ khí được chuyển giao cho Ukraine ngày nay là những phần mà phương Tây đánh giá là tương đối an toàn và không dẫn đến một kịch bản thảm khốc.

Có lẽ phương Tây đang thận trọng và liều lượng có thể được tăng lên. Chúng có thể nên lớn hơn. Nhưng theo tôi, muốn gia tăng triệt để những đợt viện trợ này, đặc biệt là vũ khí hạng nặng, là rất nguy hiểm, trước hết là đối với chính Ukraine.

Dù sao đi nữa, chúng ta cũng đang thảo luận một kịch bản, tuy không quá hoành tráng nhưng tương đối chắc chắn, của chiến thắng. Và chiến thắng sẽ là điều tất yếu. Bởi vì chính nghĩa là của chúng ta. Kẻ thù sẽ bị đánh bại. Chiến thắng sẽ là của chúng ta.

Vinh quang cho Ukraine!

(nguồn: Facebook Alik Kokh. Tựa do người dịch FB Phan Phuong Dat đặt)


Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Mạc Việt Hồng: VÌ SAO BẠN ỦNG HỘ PUTIN?

 *Thêm một kiến giải về hiện tượng "cuồng Putin". Nhà báo MVH hiện định cư & làm báo "Đàn chim Việt" tại Ba Lan:

VÌ SAO BẠN ỦNG HỘ PUTIN?

Bởi AdminTD - 27/03/2022

Mạc Việt Hồng

•Các bạn bảo vệ đảng cộng sản VN, mình hiểu các bạn. Cha mẹ các bạn có thể là đảng viên đảng CS, bản thân các bạn ăn cây nào rào cây ấy. Nhưng các bạn ủng hộ Putin mình hoàn toàn không hiểu các bạn. Nếu lúc đầu cuộc chiến, do thiếu thông tin, các bạn chọn nhầm bên, OK, thông cảm được. Giờ này, trắng đen đã khá rõ ràng, báo chí VN cũng đưa tin hai chiều, chứ không đưa tin một chiều như lúc đầu nữa. Vậy mà các bạn vẫn còn ủng hộ Putin thì vì lẽ gì?

– Nếu nói Nga đã từng ủng hộ VN đánh Mỹ thì Ukraine cũng vậy, vì khi đó họ ở cùng trong Liên Bang Xô Viết và Liên Xô ủng hộ Việt Nam.

– Trong mối quan hệ gần đây, Ukraine đã công khai ủng hộ lập trường của Việt Nam, trong lúc Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở biển Đông.

– Nếu đứng trên góc độ kinh tế thì Việt Nam hưởng lợi trong quan hệ thương mại và đầu tư với Mỹ và EU. Việt Nam xuất siêu vào Mỹ mỗi năm cỡ gần trăm tỉ đôla, với EU cũng thế. Còn quan hệ ngoại thương với Nga cả vốn lẫn lãi là 5,5 tỉ đôla/năm 2021. Xét về lợi ích kinh tế (thứ quyền lực vĩnh cứu trong bang giao quốc tế) các bạn phải ủng hộ quyết định của Mỹ và EU mới đúng chứ.(*)

– “Nhưng chúng tôi học ở Nga”. Mình từng nghe câu trả lời như vậy. Trong vài chục năm quan hệ với LX/Nga, mỗi năm nhà nước VN gửi sang đó vài trăm học sinh. Nếu tính 200 sinh viên/năm trong 60 năm thì con số là 12 ngàn. Nếu tính chung cả nghiên cứu sinh, cứ cho là 400 đi, thì trong 60 năm là 24 ngàn! Nếu mỗi người sang đó học 5 năm, thì trong một năm học có 2.000 sinh viên và nghiên cứu sinh theo học tại LX/Nga. Nên nhớ, tiêu chuẩn chọn du học sinh trước kia rất khắt khe, nên không nhiều đâu, số liệu tôi đưa tương đối sát (Ba Lan mỗi năm chỉ có 20 du học sinh thôi).

Còn hiện tại, theo báo Thanh Niên, du học sinh tại Mỹ, chỉ 'TÍNH RIÊNG’ năm 2021 đã là 21.000 (Việt Nam đứng thứ 6 về số lượng du học sinh tại Mỹ), trong đó có nhiều người có học bổng toàn phần hay một phần. Vậy “một nhúm” học ở Nga ăn thua gì so với số lượng sang học ở Anh – Mỹ và các nước phương Tây hiện nay. Vậy nếu tính ơn huệ trên góc độ “được ăn học” phải ơn Mỹ hay phương Tây gấp rất nhiều lần Nga chứ? Người Nga không dậy các bạn làm toán à.

– Bênh Nga vì Ukraine có phát xít: Tôi đã tiếp xúc với cả trăm người Việt chạy từ Ukraine sang. Có những người ở bển 30 năm rồi, họ có ba căn nhà, có vài cửa hàng, xe hơi xịn, đang có cuộc sống hạnh phúc và họ nói không có phát xít nào cả. Phát xít là phân biệt chủng tộc, nên nếu có phát xít thì “mọi vàng” là đối tượng bị lên thớt đầu tiên, nhất là đó lại là nhóm người buôn bán và thường có nhiều tiền mặt. Theo thống kê của nhà nước Ba Lan, từ Ukraine chạy sang lánh nạn có công dân của 100 quốc gia khác nhau. Điều đó cho thấy, sự văn minh của Ukraine khi đã trở thành một quốc gia đa sắc tộc.

-Một phép thử nữa mà bạn có thể làm, bạn hãy vào Google tra từ khoá “Bọn đầu trọc hành hung người Việt ở Nga” và cụm từ tương tự “Bọn đầu trọc hành hung người Việt ở Ukraine” bạn sẽ thu được kết quả đầy bất ngờ. Đó là nạn phát xít ở Nga mới kinh khủng, người Việt (và người nước ngoài nói chung) bị hành hung, bị giết khá nhiều, trong khi tra cứu ở Ukraine không thấy có gì.

Như vậy ai mới là phát xít, ai mới dung dưỡng tụi phát xít?

– Góc độ “đồng bệnh tương lân”: Ukraine và Viêt Nam cùng một hoàn cảnh, cùng là nước nhỏ ở cạnh nước lớn có tham vọng bành trướng, mở rộng lãnh thổ. Vậy tại sao các bạn lại không ủng hộ người cùng cảnh ngộ với mình?

– Góc độ lương tâm: Một nước đem quân xâm lược nước khác, gây bao tổn thất cho dân lành, trong đó có nhiều trẻ em; phá tan bao nhà cửa, trường học, bệnh viện. Vậy các bạn bênh bên xâm lược, lương tâm các bạn có hay không, để ở đâu?

– Vì Ukraine muốn nhập NATO gây nguy hiểm cho Nga? Thứ nhất cần phải biết rằng, Nga đã 4 lần muốn gia nhập NATO nhưng bị từ chối. Nên việc Nga viện cớ này đánh Ukraine nghe không… trong sáng chút nào. Thứ hai, nếu đó là nguy hiểm thật thì thiếu gì cách để nói chuyện với nhau, thoả thuận với nhau mà phải đánh tan nát một đất nước ra như vậy?

Status này mong được trao đổi ôn hoà với "phe Putin". Mời các bạn vào đây gõ bàn phím.

---------------

(*) Xem bài "Đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam: Họ là ai?




Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

Peter Pho: Đánh đấm thế nào với đội quân MA?

 Kết cục có hậu nhất đối với kẻ độc tài, xâm lược là hủy diệt chúng bằng tất cả những gì có được ở trên đời. 

Đọc bài viết phân tích cục diện chiến tranh Nga - U với sự can thiệp công nghệ Mỹ của cụ Peter Pho và tin của Châu Thành Phan mà mát ruột, mát lòng.

*Đánh đấm thế nào với đội quân MA?

AI - Trí tuệ nhân tạo trong tương lai sẽ thay thế gang thép và thuốc súng và là điều kiện quan trọng để giành chiến thắng. Muốn chiến thắng trong trận chiến tương lai, cần phải chiếm được ưu thế so với kẻ địch trong hệ thống tổng thể được hình thành bởi nhiều công nghệ chủ chốt như mạng, truyền thông, điện tử, bán dẫn và phương tiện truyền thông.

Trong một bài báo được đăng ngày 5 tháng 3 với tiêu đề "Trận chiến ảo diệu - Putin chiến đấu với ai", nói về nhiều sự kiện ảo diệu trong cuộc chiến Nga-Ukraine, vượt quá tầm hiểu biết của người dân thường về chiến tranh. Khả năng quân sự của Ukraine đến đâu và Nga đang chiến đấu với ai? Một tháng đã trôi qua, và những sự cố kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra.

Quân đội Nga đã gặp phải những điều khó tưởng tượng, há miệng mắc quai nào trên chiến trường mặt đất? Khả năng của quân đội Ukraine đến đâu và Nga đang chiến đấu với ai?

Đúng vậy, một tháng đã trôi qua, và những sự việc kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng qua một số tiết lộ của phương tiện truyền thông, sự thật dường như đang dần lộ diện.

Đêm 6/3, tàu tuần tra Vasily Bykov của Hạm đội Biển Đen Nga bị lực lượng Ukraine bắn chìm.

Nghi vấn? Ukraine không còn hải quân, và chính một cuộc phóng tên lửa đa điểm đã đánh chìm tàu ​​tuần tra. Làm thế nào một vũ khí bắn trực tiếp không có điều khiển như vậy lại có thể đánh chìm một con tàu hải quân xa bờ với độ chính xác như vậy trong bóng tối? Đây không phải là tàu tuần tra thông thường mà là tàu tuần tra có tải trọng 1.800 tấn được đưa vào hoạt động năm 2018. Ukraine có khả năng làm được không?

Một số phương tiện truyền thông cho biết khi tầu Vasily Bykov bị đánh chìm, hai máy bay không người lái nghi là Raven đang bay lượn trên bầu trời. AeroVironment RQ-11 Raven do một công ty khoa học môi trường ở Thung lũng Silicon, Mỹ chế tạo, chỉ nặng 1,9 kg, có thể ném trực tiếp lên không trung bằng tay. Sau khi đạt độ cao định trước, nó có thể bay lượn theo quán tính trên không trong khoảng 1,5 giờ nên rất khó phát hiện. Sau đó loại máy bay này được Cty Lockheed Martin mua lại, hãng đã giảm kích thước nhỏ hơn và lắp đặt một thiết bị nhìn ban đêm dùng cho quân sự. Đây là một loại vũ khí cũ đã được phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong hơn một thập kỷ. Người ta nói rằng thiếu tướng Vitaly Gerasimov, tham mưu trưởng Tập đoàn quân 41 của Nga, đã bị giết chết, có thể là do thông tin định vị bởi Raven cung cấp.

Nếu tin đồn là sự thật, thì vấn đề là: chiếc máy bay không người lái này không nằm trong danh sách vũ khí mà Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine. Ai đã đưa Raven đến Ukraine?

Tiếp tục đặt câu hỏi:

Vào ngày 11 tháng 3, Thiếu tướng Andrey Borisovich Kolesnikov, chỉ huy của Tập đoàn quân 29 thuộc Quân khu phía Đông của Nga, đã thiệt mạng khi đang thực hiện nhiệm vụ. Cần chú ý, đây là thiếu tướng Nga thứ ba thiệt mạng tại Ukraine đến lúc ấy. Ông ta bị giết khi ra tiền tuyến giám sát trận đánh theo lệnh của Putin mở cuộc tổng tấn công nhằm vào Kyiv. Lại là một cuộc định điểm (xác định vị trí) thanh trừ? Không chỉ ông ta, mà còn nhiều tướng tá khác lần lượt bị giết.

Ngày 11/3, theo phát hiện từ vệ tinh của Mỹ, đoàn xe bọc thép, xe tăng nối đuôi dài 64 km ở phía bắc Kiev bắt đầu tiến 4,5 km về phía Kyiv sau 11 ngày đình trệ. Tuy nhiên, ở nhiều thời điểm, đoàn xe đã bị tấn công bởi những kẻ không quen biết nhưng với lối tấn công rất quen thuộc là đánh vào hai đầu của một đoàn xe, sau đó phần giữa không di chuyển được. Một cuộc hành quân như vậy là rất cấm kỵ và cực kỳ ngu dốt, không hiểu sao quân Nga lại không thể hiểu được điều này. Cho nên: Tại sao đoàn xe không nhúc nhích trong nhiều ngày? Tại sao chỉ tiến 4,5 km? Tại sao không thể tấn công Kyiv một cách ào ạt? 

Có điều gì ẩn khuất mà khiến quân Nga nói không ra lời? 

Một bên là những cơn sóng gang thép của Nga và bên kia là những binh đoàn ma của Ukraine, đó rõ ràng là một cuộc chiến không tương xứng. Và khi chúng ta đi sâu tìm hiểu thêm về thông tin từ nhiều phía, bí ẩn đang dần được hé lộ.

Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ:

Hãy quay trở lại 12 năm trước, vào năm 2010, quân đội Hoa Kỳ đã bổ sung thêm một đơn vị tác chiến mới: Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ. Chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động quân sự mạng và bảo vệ các hệ thống máy tính quân sự, nó thuộc về Bộ Chỉ huy Nhất Thể Hoá Tác Chiến của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được thành lập bởi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates và chính thức ra mắt vào ngày 21 tháng 5 năm 2010. Trung tướng Keith Alexander, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, là chỉ huy đầu tiên. Có trụ sở chính tại Căn cứ Quân đội Fort Meade, Maryland, Hoa Kỳ .

Một điều thú vị khác về nó:

Logo của bộ tư lệnh không gian mạng Hoa Kỳ (United States Cyber Command) có bộ mật khẩu “ 9ec4c12949a4f31474f299058ce2b22a” Tạp chí công nghệ “Wired” của Mỹ từng tổ chức cuộc thi bẻ khóa mật khẩu, các thí sinh đã bẻ khóa mật khẩu trong khoảng 3 giờ. Người phát ngôn của Cyber ​​Command sau đó đã xác nhận giải mã, đó là nội dung nhiệm vụ của bộ tư lệnh bằng mã hóa MD5:

"USCYBERCOM lập kế hoạch, điều phối, tích hợp, đồng bộ hóa và tiến hành các hoạt động: lãnh đạo các hoạt động và bảo vệ mạng thông tin DoD; chuẩn bị và dưới sự chỉ đạo, thực hiện các hoạt động quân sự toàn diện trên không gian mạng để đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh trong không gian mạng. Tự do hoạt động và ngăn chặn cùng một hành động của kẻ thù. "

Chắc vào thời điểm đó, không ai có thể nghĩ rằng cuộc chiến trong tương lai sẽ có một hướng đi mới tại điểm nút này.

Một người và một bản báo cáo:

Eric Emerson Schmidt. Năm 2001, ông giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Google. Năm 2013, kêu gọi Trung Quốc mở cửa Internet, nếu không Google sẽ không quay trở lại Trung Quốc. Cùng năm, ông xuất bản cuốn sách mới "Kỷ nguyên kỹ thuật số mới", trong đó coi Trung Quốc là một siêu cường nguy hiểm và đang rình rập cơ hội. Vào năm 2015, Google được tổ chức lại để thành lập Alphabet, với Schmidt là chủ tịch điều hành và hết nhiệm kỳ vào năm 2019.

Sau khi rời Google, Schmidt là người đứng đầu nhóm tư vấn Mỹ "China Strategy Group" ( Tổ chiến lược Trung Quốc). Hai năm sau, một báo cáo bom tấn gây chấn động thế giới đã được gửi đến bàn làm việc của Biden

“Cạnh tranh bất đối xứng: Các chiến lược cho cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc"

Báo cáo nhắc nhở chính phủ Hoa Kỳ rằng họ phải thừa nhận Trung Quốc đã bắt kịp Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Cái gọi là cạnh tranh bất đối xứng có nghĩa là không cần phải chuẩn bị kỹ thuật ăn miếng trả miếng mà phải hình thành lợi thế hệ thống toàn diện trong các công nghệ chủ chốt thông qua nhiều cách khác nhau để đáp ứng những thách thức của Trung Quốc. Schmidt cho rằng Hoa Kỳ phải duy trì lợi thế đi trước hai thế hệ so với Trung Quốc về công nghệ phần cứng.

Điểm mấu chốt là báo cáo này đưa ra một loạt các khuyến nghị về chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm:

Thiết lập các cơ chế cho phép nhà nước và các công ty tư nhân chia sẻ những tình báo về khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, hợp pháp và bình đẳng.

Xác định làm sao để các khả năng dự đoán của các công ty tư nhân có thể được sử dụng cho vấn đề bảo mật.

Thành lập "đội dự bị tình báo". Duy trì một nhóm các chuyên gia công nghệ đã được thẩm xét kỹ lưỡng, những người có thể liên hệ khi cần thiết để tham vấn về kiến ​​thức chuyên môn của họ. Thành viên của “đội dự bị” này có thể đến từ các công ty tư nhân, trường đại học hoặc các nhóm liên quan khác.

Bạn có hiểu rằng chính sách cốt lõi trong đề xuất của Schmidt là tích hợp khả năng khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân Hoa Kỳ vào chiến lược tình báo quân sự của chính phủ Hoa Kỳ.

Hai tháng sau, vào tháng 3 năm 2021, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã xây dựng các biện pháp chi tiết mới trên cơ sở này. Một nhóm các công ty tư nhân bắt đầu tham gia rộng rãi vào các hội đồng an ninh quốc gia và các dịch vụ tình báo ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Có rất nhiều cái tên quen thuộc trong đội do Schmidt dẫn dắt này: Bao gồm Google, Microsoft, Apple, Starlink, Facebook, Lockheed Martin (đừng quên máy bay không người lái Raven đã đề cập ở trên của công ty này),Thor…

Nhóm doanh nghiệp tư nhân này ban đầu được thành lập để nhằm đối phó Trung Quốc và bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng, Nga ngố lại giẫm phải thòng lọng, đúng lúc này, chiến trường Nga - Ukraine bùng nổ và trở thành bãi thử nghiệm các mô hình chiến tranh thế hệ mới của Mỹ.

Microsoft: Ai là hacker giỏi nhất trên bề mặt:

Mọi người trên trái đất đều biết lực lượng hack mạnh nhất hiện nay không ai khác chính là đội quân mạng của Nga, dù là bầu cử Nhật Bản hay bầu cử Mỹ đều có thể lờ mờ nhìn thấy bóng dáng họ. Tuy nhiên: Vào nửa cuối năm 2021, chiến tranh sắp xảy ra khi Nga tăng cường quân đội ở biên giới Ukraine. Lúc này, một nhóm kỹ sư của Microsoft đã bí mật lẻn vào Ukraine. Họ phát hiện ra rằng, ngay từ vài năm trước, Nga đã cấy ghép các phần mềm gián điệp Trojan đang ngủ vào các nút chính của hệ thống mạng của chính phủ Ukraine, bao gồm điện lực, thông tin liên lạc, chỉ huy quân sự và các trang web khác. Nhóm chuyên gia đã dọn sạch tất cả các phần mềm độc hại Trojan và xây dựng một hệ thống tường lửa tương đương với cấp độ hoạt động của quân đội Hoa Kỳ cho chính phủ Ukraine.

Ba giờ trước khi bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2, đội quân mạng Nga bắt đầu gửi một lập trình đánh thức phần mềm độc hại Trojan tới Ukraine. Trong vòng hai giờ, trụ sở chính của Microsoft tại Seattle đã gửi một bản vá hệ thống và chặn lệnh đánh thức phần mềm độc hại Trojan từ phía Nga.

Phát súng khai chiến đầu tiên của Nga đã chết lặng.

Lúc này, Putin không hề hay biết, đã tiến hành các cuộc không kích và tấn công mặt đất như kế hoạch ban đầu. Trong suốt cuộc chiến cho đến ngày nay, các hệ thống mạng của Ukraine vẫn hoạt động bình thường. Còn của Nga thì bị ngăn chặn và sửa đổi lệnh một cách đau khổ.

Google: Bài tập Tác Chiến Nhận thức:

Tác chiến nhận thức là gì? Thật ra mà nói, Lão PP cũng không giải thích được rõ ràng, có lẽ là thông qua việc ngăn chặn và sàng lọc thông tin, đưa ra thông tin sai lệnh để kẻ địch nhận thức sai lầm về tình hình.

Vào ngày đầu tiên của giai đoạn tấn công của Nga, Google mở chế độ tác chiến. Nghĩa là khởi động dẫn đường chỉ lối cho riêng quân đội Ukraina, nhưng điện thoại di động của Nga thì không có cách nào để tìm đường, không thể kiểm tra được điều kiện giao thông trên đường, trong khi điện thoại di động của Ukraine lại sử dụng bình thường. Sau đó, điện thoại di động của Nga bị cắt tín hiệu mạng, khiến cho lính Nga phải đi cướp sim điện thoại của người Ukraine ở khắp mọi nơi.

Vụ việc này đã tạo nên cảnh tượng lạ trong lịch sử chiến tranh hiện đại, sau đó, Ukraine đã phải cảnh báo công dân nước này rằng nên cất điện thoại di động trong trường hợp chạm trán với quân đội Nga.

Tại sao lại gọi là tác chiến nhận thức? Bởi vì việc ngăn chặn sự tiết lộ thông tin gây khó khăn cho kẻ địch. Ngay cả khi thông tin của kẻ địch cũng không thể phân biệt được đúng sai.

Có "Dự án Thần Thuẫn - SHIELD" của Google. (Thuẫn là lá chắn)

Ban đầu, kế hoạch là để bảo vệ các trang web, bảo vệ các trang web nhân quyền ở các quốc gia khác nhau khỏi bị tin tặc tấn công. Nhưng trước chiến tranh, Google đã tập trung bao gồm các trang web của các tổ chức tin tức Ukraine, các tổ chức dân sự nằm dưới sự bảo vệ của dự án SHIELD, cho đến nay, không có trang web nào trong số các trang web được bảo vệ bởi dự án SHIELD bị tê liệt.

Dự án SHIELD có sức mạnh như thế nào?

Hãy nói theo cách này, các trang web dân sự thông thường về cơ bản bị mắc kẹt khi chúng nhận được hơn 20 cuộc tấn công mỗi giây. Tuy nhiên, các trang web được SHIELD bảo vệ có thể chịu được 450.000 cuộc tấn công mỗi giây từ 170.000 địa chỉ IP. Kinh chưa?

Bạn có ấn tượng rằng trong cuộc chiến này, hình ảnh và video của những người dân thường ở Ukraine gửi về rất nhiều, nhưng rất ít hình ảnh từ lính Nga.

Người ta nói rằng cả thế giới bây giờ không thể xem video hay thông tin của Nga. Điều này thực ra không có gì đáng ngạc nhiên, đó là kết quả của việc ngăn chặn thông tin.

Facebook: định vị thanh lọc

Đây không phải la trò đùa. Chính phủ Ukraine có thông báo khuyến cáo người dân nước này chụp ảnh bằng điện thoại di động nếu họ nhìn thấy lực lượng vũ trang Nga, sau đó đăng ảnh lên Facebook.

Nó có nghĩa là gì? Mỗi thông tin được tải lên đều có vị trí địa chỉ tương đối chính xác và mỗi bức ảnh có thể cho thấy vị trí hoạt động hiện tại của quân đội Nga. Sau khi so sánh nhiều bức ảnh của cùng một vị trí thông qua một hệ thống AI phức tạp, có thể biết được trạng thái quân sự của Nga ở điểm ấy.

Lão đang nghĩ, liệu một số tướng lĩnh và chỉ huy của Nga bị giết liệu có liên quan đến những bức hình được chụp và tải lên bởi những người dân thường, sau khi danh tính của họ được hệ thống xác nhận, và hoạt động truy quét mục tiêu, định vị tiêu diệt được tiến hành. 

Starlink: bỏ qua thiết bị truyền thống:

Mọi người đều biết điều này, và hiện nay hệ thống mạng của Ukraine phụ thuộc phần lớn vào hệ thống Starlink của Elon Musk.

Câu hỏi đặt ra là, chỉ với một Bộ trưởng IT 35 tuổi Fedorov, làm sao Ukraine có thể huy động một người như Musk? Và nhanh một cách kỳ lạ:

10 giờ sau khi Ukraine kêu gọi, dịch vụ StarChain đã được sử dụng. Và Musk cũng đã cẩn thận phủ một lớp sơn phi kim loại lên trạm thu phát sóng để tránh bị radar Nga phát hiện. Đặc biệt, một hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời di động cũng được cung cấp, để một người lính có thể đeo trên lưng mình di chuyển khắp nơi.

Rõ ràng là những thứ này đã được chuẩn bị từ trước. Việc cầu cứu của Ukraine chỉ là một thủ thuật để bịt mắt mọi người.

Theo thử nghiệm tại chỗ, tốc độ mạng của Starlink đã đạt một nửa tốc độ của 5G, vượt quá tốc độ mạng hiện có ở Ukraine. Nói cách khác, nó đã giết chết thiết bị thông tin truyền thống trong vài giây.

Cuộc chiến vệ tinh của các doanh nghiệp tư nhân

Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận với hơn một chục công ty vệ tinh dân sự của Hoa Kỳ, yêu cầu họ tham gia vào việc công bố các bức ảnh vệ tinh về Ukraine.

Điều này có vẻ đơn giản, nhưng tác dụng rất mạnh mẽ. Quân đội Hoa Kỳ không tham gia vào cuộc chiến, nhưng hơn một chục công ty vệ tinh đang theo dõi mọi động thái của quân đội Nga mỗi phút và công bố với thế giới kịp thời và cập nhật thông qua mạng xã hội. Trong khi đó, các vệ tinh của chính Nga đã bị cắt đứt bởi các tin tặc dân sự.

Xin hỏi: Cuộc chiến này còn đánh đấm thế nào được? 

Đội quân 200.000 người của Nga đã hoàn toàn trở thành một đội quân “trong suốt” nhìn rõ mồn một, dù ở bất cứ đâu, kể cả những người lính đứng đái ven đường hay ăn trộm gà của dân cũng bị tung lên mạng theo thời gian thực, dù họ có trốn trong rừng cũng bị moi ra. 

Và quân Nga thì không hề biết gì về tình trạng của quân đội Ukraine.

Thiết đội xe tăng dài 64 km lần đầu tiên được phát hiện và tung ra bởi các công ty vệ tinh tư nhân ở Hoa Kỳ. Và khi nó đã di chuyển 4,5 km theo hướng Kyiv cũng được phát hiện bởi vệ tinh. Bị lộ diện rõ như vậy như cá nằm trên thớt, làm mồi ngon lành cho máy bay tiềm kích không người lái. 

Nói đến đây, chúng ta không thể không đặt nhiều câu hỏi. Theo lẽ thường, cho dù việc triển khai của quân đội Nga có hợp lý và tỉ mỉ đến đâu, thì  luôn bị phơi bầy, lộ diện và bao vây bởi một đội quân vô hình. Ngược lại, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, chúng ta thực sự không hề thấy bất kỳ quân đội Ukraine nào rơi vào vòng vây của Nga.

Quân đội Ukraine như bóng ma dưới nước, đến và đi không dấu vết, khiến quân đội Nga nhìn không thấy, với không tới. Vậy thì đánh đấm thế nào? Ngoài ném bom bắn phá điên cuồng vào dân thường. Liệu hồn ma này có phải là lực lượng ngầm của quân đội Hoa Kỳ hoặc liên minh doanh nghiệp tư nhân của Hoa Kỳ, lão muốn mọi người tự đoán. 

Nga đánh với một Ukraine bé nhỏ đã khướt như vậy. Thử nghĩ, nếu chơi trực diện với Mỹ thì chịu sao nổi? 

Còn một chuyện kinh thiên động địa mà lão PP đoán mò thông qua sự tự tin của tỉ phú Elon Musk. Bởi lão thấy Elon Musk coi Putin như con gián, coi vũ khí hạt nhân của Nga như Shit (cứt) có lẽ Musk đã nghiên cứu đánh chặn được hoặc thay đổi khẩu lệnh lập trình để các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga quay về một điểm chỉ định khác. Ví dụ Putin nhấn nút định hủy diệt Ukraine thì tên lửa đi nửa chừng lại quay về đúng chỗ Putin đang ngồi. Trong chốc lát, Putin và điện Kremli tan thành khói bụi. Khi chưa biết chắc bắn có đến mục tiêu hay không thì đừng dại ấn nút giết mình. Elon Musk đã cười thản nhiên và nói :”pà con cứ yên tâm ngủ ngon, sợ CCCC vũ khí hạt nhân của thằng Pú Lồn”. Phải như thế nào Musk mới tự tin và thách thức Putin chứ! Phải không pà con?

(Peter Pho)


* * Quân Ukraina đã phát hiện và bất ngờ tập kích trung tâm chỉ huy tạm thời của Quân đoàn 49 Quân đội Nga và giết chết trung tướng Yakov Rezantsev. Đây là viên tướng yêu thích của Putin, đồng thời cũng là chỉ huy trưởng chiến dịch Mariupol, người đã ra lệnh tàn phá toàn bộ thành phố, bắn phá tất cả những gì có thể, khiến hàng ngàn dân thường đã chết.

https://twitter.com/MrKovalenko/status/1507193029064593409?t=dY5PaSUbdAQTEJXId0WNaw&s=19

(Phan Châu Thành).

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG

 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG

Người thanh niên nài nỉ mãi nên ông Tường đành dừng lại hỏi:

- Thế anh muốn hỏi tôi điều gì?

Người thanh niên đáp:

- Thưa bác, cháu tên Cảnh, phải phụ trách tổ chức một diễn đàn dài một năm, vừa online vừa offline, với đề tài Bí quyết để thành công cho đoàn thanh niên cả nước cùng tham gia thảo luận. Bác chính là một tấm gương thành công hoàn hảo mà cháu thấy khi nghiên cứu tài liệu về bác. Cháu xin bác cho cháu một buổi làm việc để cháu được học và phổ biến cho thanh niên cả nước cùng noi theo ạ.

Ông Tường suy nghĩ chút rồi nói:

- Thế tôi hẹn anh Cảnh 2 giờ chiều mai đến văn phòng tôi nhé.

Chiều hôm sau Cảnh và 4 bạn khác đã có mặt sớm tại văn phòng của ông Tường, đem theo các thiết bị thu hình thu âm nhỏ gọn đủ thứ.

Cảnh nêu câu hỏi đầu tiên:

- Ngày xưa bác học rất giỏi, phải không ạ?

Ông Tường đáp:

- Tôi học dở nhất lớp.

Ngạc nhiên chưa.

- Bác tốt nghiệp đại học nào?

- Tôi thi rớt đại học, nên học nghề cơ khí.

- Thế thì gia đình của bác vốn giàu có nhiều đời để tài sản lớn lại cho bác?

- Nhà tôi nghèo nhất vùng đó, nhiều lúc đói quá phải xin gạo hàng xóm.

- Thế thì vợ bác rất giàu nên hỗ trợ vốn liếng khởi nghiệp cho bác?

- Vợ tôi mồ côi từ bé.

- Hay là bác nhặt được tờ vé số trúng độc đắc?

- Tôi không đủ may mắn như thế.

- Thế bác học bí quyết thành công từ ai mà từ một công nhân cơ khí bây giờ trở thành ông chủ tập đoàn hùng mạnh có gần 10 nghìn công nhân?

- Tôi nghèo xơ xác, quần áo vá víu, làm gì có đại gia nào cho tôi gặp phỏng vấn hỏi bí quyết thành công của họ. Tôi chỉ hỏi "bí quyết thất bại" của mấy ông vô gia cư mà thôi.

Mọi người trong phòng ngỡ ngàng vì câu trả lời kỳ lạ này.

- Xin bác nói rõ thêm chỗ này cho tụi cháu hiểu ạ.

- Ban đầu tôi cũng giống như các cậu, nuôi chí lớn, muốn học hỏi kinh nghiệm bí quyết thành công của những người nổi tiếng, nhưng chẳng ai chịu tiếp tôi cả. Tôi chợt suy nghĩ, nếu không học được bí quyết thành công, thì tại sao ta không tìm học các lý do gây nên sự thất bại. Người thất bại nhiều hơn người thành công, và dễ tiếp cận hơn.

Thế là những ngày rảnh, tôi lang thang đi tìm những người vô gia cư nghèo khó, mang ít bánh nước mời họ ăn và hỏi về cuộc đời của họ, tại sao họ thất bại. Tôi học được rất nhiều các bài học xương máu của họ.

Có người thất bại vì tâm lý kiêu ngạo, cứ muốn chứng tỏ mình hơn người khác.

Có người thất bại vì ích kỷ, chỉ vơ vét tìm lợi cho mình, cuối cùng bị mọi người quay lưng, mất sự hợp tác nên phá sản.

Có người thất bại vì ít tập trung lo làm việc, vừa chớm thành công đã lo thụ hưởng ăn chơi, nên vốn liếng cạn dần.

Có người thất bại vì chủ quan tin người thái quá nên bị lừa gạt cướp mất tài sản mà không còn bằng chứng để kiện tụng.

Có người thất bại vì đầu tư vào lĩnh vực mà mình không có chuyên môn sâu, nên bị sai lầm về kỹ thuật, tạo ra sản phẩm lỗi, bị thị trường từ chối.

Có người thất bại vì chỉ sử dụng người bà con chứ không chịu tuyển dụng người có năng lực. Doanh nghiệp bị bòn rút rồi phá sản.

Có người thất bại vì chỉ lo sản xuất những thứ mình thích chứ không hiểu xã hội cần gì. Kết quả là sản phẩm không tiêu thụ được.

Có người thất bại vì gặp tai nạn xui rủi liên tiếp. Cái này hình như có vẻ tâm linh khó giải thích.

Nhiều nguyên nhân thất bại lắm, tôi ghi chép lại gần 10 cuốn tập dày, phân tích tỉ mỉ. Sau đó tôi cẩn thận khởi nghiệp bằng cách làm các điều phúc thiện trước, vì nhiều đại gia thất bại cùng tin rằng do họ ít chịu làm điều phúc thiện nên mọi chuyện rối tung, tâm trí mờ mịt tìm không ra lối thoát. Tôi đắp sửa đường bị hư, dành dụm tiền gửi cứu trợ đồng bào lũ lụt, đi nhặt rác đường phố, dạy miễn phí kỹ năng cơ khí cho các bạn trẻ muốn học nghề...

Cho đến một hôm có một bạn học nghề rủ tôi mở xưởng cơ khí với sự tài trợ của cha mẹ bạn ấy. Tôi nghĩ vận may đã đến một cách tự nhiên rồi. Rồi trong suốt thời gian khởi nghiệp, tôi cẩn thận tránh các sai lầm của những người đã thất bại, cố gắng giữ mình đạo đức, cẩn trọng, luôn học hỏi cái hay của người khác, luôn yêu thương đùm bọc nhân viên của mình, giúp ai được gì thì ráng giúp, không bao giờ tự mãn....

Tự nhiên mọi việc tốt đẹp cứ tìm đến dần. Tôi nhắc lại, những việc tốt đẹp cứ tìm đến tôi chứ không phải tôi giỏi để tạo ra các điều tốt đẹp...

Mọi người cắm cúi ghi chép các ý của ông Tường.

Tránh được thất bại tức là thành công. Muốn tránh thất bại thì hãy khiêm tốn tìm học các "tấm gương thất bại". Tính ra tỉ lệ người bị thất bại mới là lớn, còn người thành công huy hoàng chẳng được bao nhiêu. Học người thành công dễ làm ta háo hức và hiếu thắng. Còn học người thất bại khiến ta cẩn thận khiêm cung.

(Nguồn: Nền tảng đạo đức)

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

FB Xuân Trường Ngô: Yêu đơn phương


 Nhiều người Việt Nam, có lẽ vì tình cảm sâu nặng với Liên Xô hay sự ngưỡng mộ với cá nhân Putin mà ra sức bênh vực Nga trong cuộc chiến xâm lược Ucraina. Họ tìm đủ mọi lý lẽ để biện hộ cho tính chính đáng của việc giết chóc mà người họ yêu đang tiến hành, y như một cô gái trẻ ra sức bảo vệ một tên sát nhân không yêu cô. Nào là 'anh ấy bị tổn thương'‚ 'anh ấy sợ bị đe dọa', mặc dù‚ anh ấy 'to như con tịnh, bắp căng ngực vâm, xăm trổ đầy mình', rồi là 'thằng Mỹ thằng Nato cũng xấu đấy', 'thằng U thì ngu', 'sao có thể coi anh ấy là người xấu khi cầm dao đi chém một thằng ngu, chỉ vì nó không thích chơi với ảnh'??

(Quay lại chuyện nghiêm túc)

Bởi‚ khi yêu con tim để trên đầu, củ ấu cũng tròn mà bồ hòn thì ngọt lịm, người ta tin những gì người ta muốn, thấy điều gì người ta muốn thấy, diễn giải mọi sự theo cái lăng kính yêu ghét của người ta, thì mọi minh chứng hay lý lẽ đi ngược lại niềm tin và tình yêu ấy đều vô tác dụng. 

Nên tạm không nói chuyện tình cảm đúng sai xa xôi, mà nói chuyện nhà của cô, đưa con tim trở lại ngực, giữ cái đầu lạnh cho lý trí.

Có lẽ chính các cô cũng phải đồng ý rằng, chỉ có những người ngây thơ nhất mới tin rằng Trung Quốc sẽ trỗi dậy trong hòa bình, hợp tác hữu hảo với các nước xung quanh, sống hòa thuận mãi mãi. Khồng, sớm hay muộn thì Trung Quốc cũng tiến hành một cuộc chiến nhằm ‚thu phục‘ Đài Loan và các nước Đông Nam Á, mở toang cửa ra Thái Bình Dương, chính thức đối trọng với Mỹ. Thậm chí, như cái cách không mấy ai ngờ tới khi Nga phát động xâm lược Ucraina, Trung Quốc đã có thể động binh ngay lúc này- nếu như – Nga nhanh chóng khuất phục Ucraina, tấn công tiếp Ba Lan và kéo NATO sa lầy vào cuộc đại chiến ở châu Âu, bỏ ngỏ châu Á.

Việc người Ucraina can trường giữ nước, quả cảm hy sinh cầm chân, tiêu hao đội quân xâm lược hùng hậu của Nga có ý nghĩa rất lớn đối với độc lập chủ quyền của Việt Nam, bất kể Việt Nam chọn con đường nào.

Nếu Việt Nam duy trì chính sách ngoại giao như hiện tại, không tham gia vào liên minh nào, không ngả theo ai chống ai, tự lực tự cường, thì Trung Quốc - nhìn gương Nga đang sa lầy ở Ucraina - sẽ cân đi nhắc lại ý định xâm lược Việt Nam. Bởi Việt Nam rồi cũng sẽ khó khuất phục như U, tinh thần dân tộc tự chủ sẽ bù đắp cho sự thua kém về vũ khí trang bị. Chí ít, sự cầm cự của Ucraina cũng cho chúng ta thêm ít thời gian chuẩn bị.

Nếu Việt Nam, trước những diễn biến vừa xảy ra, quyết định chọn theo một liên minh quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ, đó có thể là liên minh với các nước ASEAN hay với Nhật Úc vv, thì Trung Quốc có thể nhân cái cớ đó, hoặc một cái cớ vớ vẩn nào khác, dạy cho Việt Nam một bài học. Có thể như vậy, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhìn gương Nga sa lầy ở Ucraina để cân nhắc. NATO vẫn hỗ trợ Ucraina dù nước này mới chỉ có ý định xin gia nhập, vì an ninh của chính NATO. Tương tự, Trung Quốc cũng phải tính đến sự hỗ trợ của các nước khác đối với Việt Nam.

Như vậy, sự hy sinh của người Ucraina cho chúng ta thêm một quyền lựa chọn, bất kể ta có dùng quyền đó hay không. 

Là người Việt Nam, nếu chỉ nghĩ đến lợi ích quốc gia, thì không có lý gì lại ủng hộ Nga xâm lược. Nga càng sa lầy, thất bại càng nhanh thì an ninh của Việt Nam càng được đảm bảo. Vị trí địa chính trị của Việt Nam nhiều khả năng không cho chúng ta đứng ngoài trong một cuộc đại chiến khởi xướng bởi Trung Quốc. Thật may rằng, vẫn phải nhắc lại ơn của người Ucraina, sự dũng cảm của họ đã khiến khả năng cuộc chiến ấy xảy ra giảm đi rất nhiều so với một tháng trước. 

Ấy là lý trí. Về tình cảm cá nhân, không giống các cô, tôi yêu các chàng trai cô gái Ucraina quả cảm, thương các em nhỏ cụ già Ucraina sống chết dưới đạn bom, và ghét thằng già Putin mặt phị botox tham quyền cố vị hung bạo độc đoán. Vậy thôi, miễn tranh luận.

Viva Ukraina

23/3/2022

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

FB Trung Minh Pham: "cái giá của hoà bình là không hề rẻ"

 Người ta vẫn nói "cái giá của hoà bình là không hề rẻ", hay "phải trả giá đắt cho hoà bình".

Đám dân chủ thì ưa câu "đấu tranh vì hoà bình", còn tổng thống Ukraina nói "chúng tôi chiến đấu cho hoà bình".

Đám người lớn thì luôn kể cho con trẻ câu chuyện cổ tích "ngày xửa ngày xưa ở ngôi làng đẹp đẽ thanh bình nọ xuất hiện một con quỉ hung ác đến phá phách. Dân làng đã phải giao kèo với nó mỗi năm cống nạp một cô gái đẹp hát hay chọc gôn giỏi thức khuya tài để đổi lấy hoà bình từ con quỉ"; "thế rồi vẫn không yên, nó bắt hết các cô gái đoạt các giải trên truyền hình rồi vẫn đòi thêm nữa. Các gameshow ra hàng liên tục vẫn không đủ nhu cầu cho con quỉ".

Và kết cục của mọi câu chuyện mà bọn người lớn kêt cho lũ con nít là "cuối cùng một tráng sĩ xuất hiện vào hang giết con quỉ, cứu ra lũ lượt các cô ca sĩ trẻ kia" (cho dù các cô ấy giãy dụa đòi sống tiếp với con quỉ giàu có và quyền lực kia là đoạn mấy ông bố bà mẹ không kể nốt).

__________

Thực tế lũ bố mẹ cũng hành xử giống như phần đầu câu chuyện họ kể cho con mình. Là luôn thoả hiệp với lũ quỉ tham lam gian ác, cống nộp cho chúng những gì quí giá của mình làm hài lòng chúng, chỉ để cầu xin được sống hoà bình. 

Còn phần sau của câu chuyện, trong cuộc sống họ lờ đi không nhìn thấy/không muốn nhìn thấy cái tương lai ấy, là con quỉ không bao giờ vừa lòng với những gì nó có, những gì người ta cống nạp cho chúng. Họ hi vọng nó chưa xảy đến với mình, và hi vọng có tráng sĩ đéo nào đấy ở hành tinh xa xôi nào đấy đến giết hộ con quỉ. 

Vài kẻ đần độn thì cho rằng tráng sĩ ấy đã xuất hiện rồi, dưới tên ông Mười Bê đầu bạc trắng chân đi run rẩy hai tay bíu vào hai tráng sĩ khác.

Họ chả hề nghĩ rằng, theo lối tư duy kinh doanh_lợi nhuận của họ bây giờ, thì tráng sĩ kia điên mà giết con quỉ không công à. Chàng sẽ thoả thuận một khoản tiền công kếch xù, kèm theo toàn bộ báu vật, xế hộp, nhà cửa của con quỉ, sở hữu cả các mĩ nhân trong hang quỉ nữa.

Túm lại, tráng sĩ sẽ thay thế ác quỉ thành một ác tráng sĩ mới.

__________

Liên Âu EU vừa trẻ trung, vừa già nua là như vậy. Đời nó đã gặp hai lần ác quỉ là Hitler và bây giờ là Putin. Nhưng vẫn hi vọng, thoả hiệp, và dung dưỡng, chung sống với ác quỉ, nghĩ rằng sự văng ming của mình sẽ thuần hoá ác quỉ này, hoặc chí ít, mình vẫn đang cung ứng, nuôi đủ cho chúng hài lòng mà không quấy nhiễu thêm. Rồi lúc chúng có trở mặt xé bỏ giao kèo, thì nó cũng không ăn mình trước mà ăn thằng bên cạnh, còn chán vạn thằng để nó ăn trước khi ăn đến mình... 

Bla bla, cái "đấu tranh cho hoà bình" của đám dân chủ thổ tả là như vậy. Luôn là "sự trỗi dậy trong hoà bình" của những tên đế quốc phát xít Chinazi, Rusiazi. "Hãy cho chúng một cơ hội"."Công bằng, bình đẳng, bác ái tức là ai cũng có cơ hội để sống, kể cả ác quỉ".

Cái lí thuyết đạo đức nghe mùi mẫn bùi tai ấy, cứ yên tâm là còn dân chủ thổ tả là còn. Mà dân chủ thổ tả lại luôn đi kèm với loài người, số đông luôn, chiếm ưu thế tuyệt đối luôn. Vì vừa được hoà bình, vừa được đạo đức, vừa được hèn nhát, ai chả thích.

Thế nên ác quỉ Hitler, Stalin, Putin, Tập Cận Bình..., Luôn tồn tại song hành với dân chủ và với loài người, không bao giờ hết.

Chỉ đến lúc chúng dồn Âu châu xuống biển Dunkirk, suýt giết chết đuối toàn bộ quân đội của Âu châu như hồi tháng 6/1940, thì mới không rõ các nhà quí tộc đức hạnh dân chủ đấu tranh vì hoà bình ấy đang ở đâu rồi? Số lớn trong họ đã di tản và yên vị ở Tân Thế giới Mĩ và Canada, những khúc ruột xa ngàn dặm yêu quí của Âu châu lục địa già từ trước rồi.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Hồ Quỳnh Châu: VÌ SAO CHIẾC ÁO CẦN CÓ 5 CÚC ?

 VÌ SAO CHIẾC ÁO CẦN CÓ 5 CÚC ?



Ngày ấy, tôi là một thợ may nghèo, không có tay nghề nên chỉ dám mở một cửa hiệu nhỏ chủ yếu nhận đồ sửa chữa quần áo là chính. Một lần, được một Anh bạn thân tặng một quyển sách tự học cắt may.

Giọng Anh vui vẻ:

- Thấy Em khéo tay nên Anh tặng Em quyển này biết đâu lại giúp được gì cho nghề nghiệp.

Từ đó , tôi bắt đầu học cắt may một cách say sưa.

Khi bước đầu có chút kiến thức về nghề rồi được nhiều người động viên, tôi liều mở một cửa hiệu khá to ngay trên mặt phố. Cửa hiệu của tôi khá đông khách. Ngoài ra còn có cả hơn chục người tới xin học việc.

Chưa thật sự có nhiều Kiến thức và tay nghề cũng chưa cao nên mỗi khi định dạy Học sinh cắt cái gì thì tối hôm trước, tôi ôn luyện cái đó, nghĩa là theo kiểu “cơm chấm cơm” như người ta thường nói. Vậy mà Học sinh không hề phát hiện mà còn khen:

-  Chị giảng dễ hiểu như Giáo viên vậy.

Ngày ấy tôi thường rất tự hào.

Nhưng có một lần…

Một bác khách hàng đến may chiếc áo bà ba. Áo bà ba rất khó cắt mà tôi lại chưa cắt bao giờ nên lưỡng lự muốn từ chối. Nhưng cuối cùng tôi liều nhận lời vì không muốn mọi người biết là mình còn yếu kém sẽ bị giảm uy tín.

Hôm cắt chiếc áo bà ba, tôi đã thức trắng một đêm mò mẫm từng chút một, cuối cùng thì nó cũng thành. Rồi khi may cũng vậy, tôi cẩn thận từng đường kim mũi chỉ, tự tay là phẳng phiu rồi treo lên chiếc móc, ngắm nghía gật gù ra chiều thích thú.

Bác khách hàng rất thấp, chỉ đến vai tôi nên chiếc áo ngắn cũn cỡn. Khi đơm cúc thấy chia khoảng cách làm năm như thông thường thì quá dầy.Vì vậy nên tôi quyết định chia làm bốn cho cân xứng với chiếc áo. Làm xong việc ấy, tôi cảm thấy rất lí thú vì nghĩ mình đã có một cách tân tuyệt vời, chắc hẳn sẽ được Khách hàng ưng ý.

Đúng hẹn, Bác khách hàng đến lấy và mặc thử. Bác soi gương, ngắm trước ngắm sau rất lâu. Tôi thì thót tim, chỉ sợ Bác ấy chê xấu và bắt đền. May quá, Bác cởi ra và bảo tôi cho vào túi. Tôi vui sướng như mở cờ trong bụng.

Đang gấp chiếc áo tự nhiên Bác ấy cầm tay tôi và bảo:

- Ơ ! Sao Em đơm cho Chị có bốn cái cúc thế này?

Tôi giải thích:

- Vì cái áo ngắn quá nên đơm năm cúc nhìn rất xấu. Em đã thử đặt rồi nhưng nhìn rất vô lý!

Đây là sự cải tiến của Em đấy, Chị biết không.

Bác hơi cau mày:

- Nhưng từ xưa đến giờ không ai làm như thế! Áo thì phải có năm cúc chứ Em!

Tôi hơi phật ý:

- Em đã nói rồi. Đây là một cải tiến của Em. Chị mặc trông đẹp mà.

- Nhưng áo thì phải có năm chiếc cúc mới đúng. Cải tiến gì thì cũng phải tôn trọng Truyền thống , Em ạ !

Câu đi câu lại nhưng có lẽ Bác ấy cũng không phải là người quá khó tính nên đã nhận chiếc áo với vẻ mặt không vui. Còn tôi thì thầm nghĩ, Bác ta thật vô lý, đã làm đẹp cho mà lại không biết điều.

Tuy trả được chiếc áo nhưng suốt cả ngày hôm đó tôi làm việc trong Tâm trạng không thoải mái, bứt rứt khó chịu và thắc mắc rất nhiều về cái áo, tại sao nhất định cứ phải là năm cúc mà không phải là bốn hay sáu…

Hôm sau, tôi về nhà lục tung hòm quần áo của Mẹ lên và đếm gần chục chiếc áo cả cũ lẫn mới và thấy cái nào cũng 5 chiếc cúc cả. Nghĩ lại câu nói hôm qua của Bác khách hàng “cải tiến nhưng cũng phải tôn trọng truyền thống em ạ” tôi bỗng cảm thấy hình như mình đã có điều gì không phải.

Từ sau ngày ấy mỗi khi ra đường tôi thường nhìn chằm chằm và những người Già mặc áo bà ba để đếm từng chiếc cúc như người lẩn thẩn. Và đúng là chiếc áo bà ba nào cũng có đủ năm chiếc cúc.

- Lạ thế !

Nhiều năm trôi qua, tôi bỏ nghề may chuyển sang nghề bán hoa tươi, quên dần Bác khách hàng năm xưa. Câu chuyện cũ cũng tưởng như trôi vào quá khứ.

Một buổi chiều tôi đang cắt những tờ báo cũ để gói hoa cho Khách thì bất chợt nhìn vào góc tờ báo có dòng chữ: “BÍ MẬT NĂM CHIẾC CÚC ÁO”.

Như người chết đuối vớ được cọc, tôi cầm tờ báo đọc lấy đọc để.

Câu chuyện kể rằng:

* Ngày xưa học trò toàn mặc áo bà ba, trên chiếc áo quy định năm chiếc cúc là tượng trưng cho năm đức tính của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Mỗi lần Thầy giáo gọi học trò lên bảng đầu cúi thấp khoanh tay trước ngực, khi trả lời không được, Thầy giáo thường bắt trò vân vê 5 chiếc cúc áo và bắt nói về ý nghĩa của từng chiếc cúc một.

Chiếc cúc áo trên cùng là chữ NHÂN , Người thiếu chữ NHÂN sẽ trở thành Kẻ độc ác.

Chiếc thứ 2 là chữ NGHĨA , Người thiếu chữ NGHĨA sẽ trở thành Kẻ bội bạc.

Cứ như vậy cho đến chiếc cuối cùng.

Chao ôi ! Tôi vừa sung sướng vì đã giải được những thắc mắc của mình mấy chục năm nhưng lại xấu hổ về sự thiếu hiểu biết của mình. Giá như ngày ấy tôi hiểu được ý nghĩ của từng chiếc cúc áo thì đâu dám cả gan “cải tiến” cái áo bà ba thành bốn cái cúc như vậy.

Hóa ra, sự cách tân của tôi chỉ là một việc làm liều lĩnh và điên rồ.

Sáng nay trời chớm Đông se lạnh, tôi mở tủ để lấy quần áo, tự nhiên tôi lại chọn cho mình cái áo có đủ 5 chiếc cúc để mặc và chợt nghĩ đến Bác khách hàng thấp bé ngày nào.

Bây giờ không biết Bác đang sống ở nơi đâu. Nếu đọc được những dòng này, xin Bác hãy quay lại gặp tôi ở cửa hàng hoa Minh Châu thuộc tổ 1, phường Hoa Chè, thành phố Sông Phượng.

Gặp lại Bác, dù không còn làm nghề may nữa nhưng tôi nhất định sẽ tưởng nhớ lại nghề cũ để may đền Bác một chiếc áo bà ba thật đẹp, có đủ năm chiếc cúc.

HỒ QUỲNH CHÂU

Posted by: lpk 116

LB (st) 

Theo Fb Hải Minh,  Trang Hà Nội Trí Thức

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

CHUẨN BỊ CHO THẤT TRẬN

*Phân tích & nhận định:

QUÂN NGA ĐÃ BÊN BỜ BẠI TRẬN 

•Dưới đây là ý kiến của nhà khoa học chính trị hàng đầu Francis Fukuyama (Đại học Stanford), tác giả nổi tiếng của "Sự cáo chung của Lịch sử và con người cuối cùng" và nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách này mãi đến giờ vẫn bị cấm xuất bản tại VIệt Nam, trong khi một số tác phẩm quan trọng của ông gần đây đã được đồng nghiệp của tôi là Nguyễn Khắc Giang dịch và xuất bản.

-Tôi có quen biết Francis Fukuyama trong một chương trình ngắn ngày tại Stanford vài năm về trước. Đọc bài báo này, tôi mới biết ông đang đi dạy ở vùng Ban-căng, nơi rất gần khói lửa chiến tranh của Ukraine. Chương trình mà ông đang giảng dạy thì tôi không lạ gì, vì bản thân tôi và ông đã từng trao đổi làm sao đưa nó về dạy ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Sáng nay (giờ ở Mỹ), tôi đọc được bài của ông qua trang Viet-Studies. Bài viết ngắn, vội vàng (chỉ gồm 12 gạch đầu dòng), khiến tôi hiểu tâm trạng xúc động của ông lúc này. Như thể thấy ông đang nói chuyện với chúng tôi như mọi khi. Vì thế, tôi ngồi xuống và dịch luôn, gửi lại cho trang Viet-Studies bản tiếng Việt để chia sẻ cùng mọi người. Tôi xin dẫn lại nguyên văn dưới đây.

CHUẨN BỊ CHO THẤT TRẬN

Francis Fukuyama, 10/03/2022

-Tôi đang viết những dòng này từ thủ đô Skopje của Bắc Macedonia, nơi đã từ một tuần nay tôi dạy khóa học Lãnh đạo cho Phát triển (Leadership Academy for Development) của chúng tôi. Theo dõi cuộc chiến tranh Ukraine từ đây không có gì khác về mặt đầy đủ thông tin, ngoại trừ nơi đây ở ngay sát vùng chiến sự xét về múi giờ, và một thực tế là ở vùng Ban-căng có nhiều người ủng hộ Putin hơn so với các vùng khác ở Châu Âu. Đa số họ là người Séc-bi, vẫn thường theo dõi các chương trình của Sputnik.

•Dưới đây tôi xin mạo muội đưa ra mấy lời tiên đoán thế này:

1. Nga đang đối diện với một thất bại hoàn toàn ở Ukraine. Kế hoạch của Nga yếu kém, dựa trên giả định sai lầm rằng người Ukraine chào đón Nga và rằng quân đội nước này sẽ sụp đổ chóng vánh khi đại quân Nga kéo tới. Lính Nga rõ ràng đã chỉ mang theo quân phục để diễu binh chiến thắng tại Kyiv chứ không phải đạn dược và quân nhu.

Vào lúc này Putin đã gần như tung hết toàn bộ lực lượng quân sự vào chiến dịch này – nghĩa là không còn lực lượng dự trữ lớn nào mà hắn có thể bổ sung thêm cho chiến trường. Binh lính Nga bị dồn tắc bên ngoài các thành phố của Ukraine, đối diện với những khó khăn to lớn về hậu cần và hứng chịu đòn phản công liên tục từ phía Ukraine.

2. Sự sụp đổ vị thế trên chiến trường của quân Nga có thể ập đến bất ngờ và thảm khốc, chứ không phải diễn ra từ từ qua môt cuộc chiến tiêu hao sinh lực. Quân sĩ trên mặt trận sẽ tới lúc vừa không được tiếp tế lại không thể rút lui, cùng tinh thần chiến đấu suy sụp. Điều này ít nhất đã đúng ở phía Bắc; cho dù quân Nga đạt được kết quả tốt hơn ở phía Nam, nhưng vị thế ở đó cũng không thể duy trì được nếu phía Bắc tan vỡ.

3. Không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến trước khi điều này xảy ra. Không còn một thỏa hiệp khả dĩ nào cho cả phía Nga và Ukraine khi hai bên đã phải hứng chịu những thiệt hại như tới lúc này.

4. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một lần nữa được chứng thực là vô dụng. Thứ hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng, đã giúp xác định ai là kẻ xấu và kẻ quanh co trên thế giới này.

5. Quyết định của Chính quyền Biden về việc không thiết lập vùng cấm bay hoặc chuyển máy bay tiêm kích Mig của Ba Lan cho Ukraine là đúng đắn; họ đã giữ được cái đầu lạnh trong một thời điểm đầy xúc cảm. Sẽ tốt hơn nhiều nếu để chính người Ukraine đánh bại quân xâm lược Nga, không cho phép Moscow đổ lỗi là do NATO đã tham chiến, cũng như tránh mọi khả năng leo thang có thể. Thực tế thì đội tiêm kích Mig của Ba Lan không đóng góp được gì thêm nhiều cho năng lực của Ukraine. Cung cấp liên tục tên lửa xách tay Javelin, Stinges, TB2, thuốc men, nhu yếu phẩm và thông tin tình báo có ý nghĩa hơn nhiều. Tôi giả định là quân đội Ukraine đã nhận sự hỗ trợ và điều hướng từ thông tin tình báo của NATO hoạt động từ bên ngoài Ukraine.

6. Tất nhiên, chi phí mà Ukraine đang phải trả là vô cùng to lớn. Nhưng những thiệt hại lớn nhất đến từ pháo kích và tên lửa của Nga, những thứ này máy bay Mig hay vùng cấm bay không giúp được là bao. Cách duy nhất để ngưng sự tàn phá là đánh bại quân Nga trên thực địa.

7. Putin sẽ không thể sống sót nếu chiến dịch của hắn thất bại. Hắn nhận được sự ủng hộ là vì người ta nghĩ hắn là một kẻ mạnh mẽ tài ba. Vậy còn gì để bày ra nữa đây khi hắn bộc lộ sự yếu kém và tuột khỏi tay sức mạnh đe nẹt người khác?

8. Cuộc xâm lăng đã giáng một đòn chí tử vào những kẻ dân túy trên khắp thế giới, những kẻ mà trước cuộc chiến này đều nhất loạt bày tỏ sự ủng hộ đồng cảm (sympathy) với Putin. Những phần tử này bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán. Chính trị về cuộc chiến đã phơi bày thiên hướng độc đoán không úp mở của họ.

9. Đến thời điểm này cuộc chiến là bài học tốt cho Trung Quốc. Giống như Nga, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân đội có vẻ như là công nghệ cao trong thập kỷ qua, nhưng lại không hề có kinh nghiệm thực tế chiến trường. Khả năng tác chiến đáng thương hại của không quân Nga có vẻ sẽ lặp lại với Không quân của PLA, lực lượng vốn không có chút kinh nghiệm vận hành những chiến dịch không chiến phức tạp. Chúng ta hy vọng là lãnh đạo Trung Quốc sẽ không tự lừa dối bản thân về năng lực của mình như lãnh đạo Nga đã làm, trong việc theo đuổi tham vọng xâm lược  Đài Loan.

10. Hy vọng là Đài Loan cũng tự tỉnh ngộ để nỗ lực chuẩn bị chiến đấu như nhân dân Ukraine đã và đang làm, và tái lập chế độ quân dịch bắt buộc. Hãy không để là kẻ thất bại non kém.

11. Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành món hàng được mua nhiều nhất (bestsellers).

12. Sự thất bại của Nga sẽ giúp khôi phục một làn sóng tự do mới (“new birth of freedom”) và giúp chúng ta thoát khỏi khúc nhạc trầm bi ai về trạng thái suy tàn của nền dân chủ toàn cầu. Tinh thần của năm 1989 sẽ sống dậy, nhờ những nam nữ can trường xứ Ukraine.

NGUYỄN ĐỨC THÀNH lược dịch 13.03.2022

Nguồn: Preparing for Defeat

(Thụy My RFI - 16.3.2022)
--------------
*Lời bàn: Mặc dù nhận định của tác giả cách nay gần 1 tuần, nhưng với những diễn biến đã sảy ra tại chiến trường trong những ngày vừa qua càng củng cố cho nhận định trên đây là khá sát thực tế...

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Cần làm gì để sống sót khi nước Mỹ bị tấn công nguyên tử?

Cần làm gì để sống sót khi nước Mỹ bị tấn công nguyên tử?

March 7, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Khoảng thời gian vài phút đến vài tiếng sau một vụ tấn công nguyên tử là thời khắc rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại thân thể nếu sống sót qua sự bùng nổ đầu tiên.

Nếu biết cách đối phó trong những giờ đầu tiên sau vụ nổ, chẳng hạn che mắt hoặc trú ẩn trong nhà, con người có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc bị thương nghiêm trọng, theo Business Insider.

Bối cảnh đe doạ tấn công nguyên tử của Nga

Tổng Thống Nga Vladimir Putin đặt lực lượng nguyên tử ở tình trạng báo động cao hôm Chủ Nhật, 6 Tháng Ba, khiến các chuyên gia quốc phòng lo lắng về thảm kịch bom nguyên tử. Dù một số người cho rằng tấn công nguyên tử rất khó xảy ra, nhưng thế giới vẫn cần chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ này.

Hiện tại kho vũ khí nguyên tử của Nga có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên hành tinh. Nếu một vũ khí nguyên tử duy nhất bắn tới Mỹ, người dân có chưa đến 30 phút để tìm chỗ trú. Còn nếu Nga phóng vũ khí nguyên tử từ vùng biển quốc tế bên ngoài New York và các thành phố ở miền Đông khác, thì thời gian đi trốn chỉ còn từ 10 đến 15 phút.

Nếu kịch bản xấu nhất này diễn ra, người dân cần biết cách bảo vệ bản thân, nhất là trong những giờ đầu tiên. Theo Trung Tâm An Ninh Y Tế Johns Hopkins, khả năng phơi nhiễm phóng xạ giảm 55% sau một giờ và giảm 80% sau 24 giờ.

Sau đây là những bước cụ thể để tự bảo vệ nếu xảy ra tấn công bom nguyên tử.

☘️ 30 phút đầu tiên: Quay đi nhìn hướng khác và che mặt

Nước Mỹ chưa có hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân đầy đủ cho toàn quốc gia, các chuyên gia khuyên rằng lời cảnh báo từ đài truyền thanh và truyền hình là hiệu quả nhất, trước những e ngại về tin giả trên truyền thông mạng.

Người không có TV hoặc radio có thể nghe còi báo động, nhưng âm thanh này đôi khi gây xáo trộn khiến dân chúng không kịp biết chuyện gì xảy ra.

Khi một quả bom nguyên tử phát nổ, nó phóng ra luồng ánh sáng và quả cầu lửa màu cam khổng lồ.

Tốt nhất là nên nhìn đi chỗ khác.

Một quả bom một megaton (lớn hơn 80 lần so với quả bom nguyên tử “Little Boy” thả xuống Hiroshima, Nhật Bản) có thể làm mù tạm thời những người ở cách xa đến 13 dặm vào những ngày trời quang đãng và tới 53 dặm vào ban đêm.

Ngoài ra theo Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (CDC), mọi người nên nằm úp mặt xuống đất, hai tay đặt bên dưới bụng để bảo vệ cơ thể khỏi những mảnh vụn bay tứ tung và sức nóng kinh khủng có thể gây cháy da.

Nếu có khăn quàng cổ hoặc khăn tay thì nên dùng để che mũi và miệng. Bên cạnh đó phải luôn mở miệng để màng nhĩ không bị rách dưới áp lực vụ nổ.

☘️45 phút đầu tiên: Tìm chỗ trốn trong nhà tránh xa cửa sổ

Mọi người sẽ có khoảng 15 phút trước khi bụi phóng xạ nguyên tử chạm tới mặt đất. Tiếp xúc với bụi phóng xạ có thể gây ngộ độc bức xạ, khiến huỷ hoại các tế bào của cơ thể và gây tử vong.

Do đó tốt nhất là mọi người nên tìm chỗ trú ẩn theo hướng ngược gió, đi càng xa càng tốt trong vòng 10 đến 15 phút và ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trước khi đám mây bức xạ sà xuống.

Nơi trú ẩn tốt nhất là những tòa nhà như trường học, văn phòng có ít hoặc không có cửa sổ và có tầng hầm. Nếu xung quanh không có tòa nhà kiên cố thì cũng nên chọn một ngôi nhà để trú ẩn thay vì ở bên ngoài.

Nếu ẩn nấp trong một tòa nhà nhiều tầng, hãy ở những nơi trung tâm, tránh xa những tầng trên cùng và dưới cùng. Nếu tòa nhà có cửa sổ, hãy đứng ở trung tâm phòng. Sóng xung kích có thể làm vỡ cửa sổ cách vụ nổ xa đến 10 dặm, vì vậy nên tránh cửa sổ để không bị các mảnh kiếng làm bị thương.

☘️ 24 giờ đầu tiên: Tắm sạch dưới vòi hoa sen và ở trong nhà cho đến khi có thông báo mới

Những giờ đầu tiên sau vụ nổ là thời gian để giảm phơi nhiễm bức xạ. Các bác sĩ có những phương pháp để điều trị tổn thương do bức xạ. Tuy nhiên trong trường hợp bom nguyên tử nổ, thì số người cần điều trị rất lớn. Do đó mọi người nên học cách tự bảo vệ trước.

Những người bên ngoài vụ nổ nên tắm càng sớm càng tốt dưới vòi hoa sen, tắm bằng nước ấm và bôi xà bông nhẹ nhàng. Chà xát quá mạnh có thể gây tổn thương da. Ngoài ra nên che phủ các vết cắt hoặc trầy xước khi tắm. Bên cạnh đó nên nhớ xì mũi, lau tai và mí mắt vì các mảnh vụn có thể mắc kẹt ở những nơi này. Bọc quần áo trong túi nhựa, dùng khăn giấy hoặc vải lau cơ thể và lau mặt.

Cần lưu ý không sử dụng dầu xả, kem dưỡng ẩm cơ thể, kem mặt sau khi tiếp xúc với vụ nổ nguyên tử, vì những sản phẩm này có thể liên kết với những hạt phóng xạ và giữ chúng bên trong tóc hoặc da.

Theo CDC, mọi người có thể dùng thực phẩm từ bao túi, chai hoặc lon được đậy kín, ăn đồ ăn từ tủ đựng hoặc tủ lạnh, miễn sao lau sạch đồ đựng, dụng cụ nấu nướng. Còn những thứ không được che đậy như trái cây hoặc rau ngoài vườn thì không nên đụng vào.

Mọi người nên ở tại nhà cho đến khi nguy cơ ô nhiễm phóng xạ giảm bớt, ít nhất là 24 giờ sau vụ nổ, trừ trường hợp được yêu cầu ra ngoài. 

(MPL-Sưu tầm từ báo Người Việt )


Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

KHỞI ĐẦU CHO KẾT THÚC CỦA PUTIN?

 KHỞI ĐẦU CHO KẾT THÚC CỦA PUTIN?

Tác giả: ANDREA KENDALL-TAYLOR & ERICA FRANTZ

“Các chế độ độc tài thường có vẻ ổn định - cho đến khi chúng không còn như thế nữa”.

Cuộc tấn công của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine có thể xem như một thời khắc làm sáng tỏ nhiều điều. Kể từ khi Putin lên nắm quyền vào năm 2000, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã cố gắng hợp tác, hòa hợp, hoặc đàm phán với ông ta. Nhưng bằng cách dấn thân vào một cuộc chiến chống lại một quốc gia mà ông cho là không có quyền tồn tại, Putin đã buộc cộng đồng quốc tế phải nhìn nhận ông đúng bản chất: một nhà lãnh đạo hiếu chiến với khả năng hủy diệt đáng kể. Kết quả là đã có hàng loạt các biện pháp mới được thiết kế nhằm kiềm chế ông - từ các lệnh trừng phạt nhắm vào các thể chế tài chính Nga, đến việc cấm máy bay Nga bay qua không phận EU, đồng thời tăng cường vận chuyển vũ khí tới Ukraine. Ngay cả Đức, đất nước lâu nay vẫn chỉ miễn cưỡng đối đầu với Putin, cũng đã đồng ý loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống liên lạc tài chính SWIFT, đảo ngược lệnh cấm cung cấp vũ khí cho các khu vực xung đột - vốn đã tồn tại từ lâu, và gia tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra thay đổi to lớn trong nhận thức quốc tế về Putin và những gì cần phải làm để đối đầu với ông ta.

Một sự thay đổi to lớn như vậy cũng có thể đang diễn ra bên trong nước Nga. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Putin đã duy trì được mức độ ủng hộ của công chúng tương đối cao, phần lớn nhờ vào khả năng khôi phục tăng trưởng và ổn định kinh tế sau khủng hoảng hồi thập niên 1990. Dù phần lớn người dân Nga ít có ảo tưởng về nhà lãnh đạo của họ, và cũng thừa nhận tồn tại nạn tham nhũng có lợi cho Tổng thống và giới tinh hoa quanh ông, nhưng họ vẫn chẳng tài nào hiểu được tại sao Putin lại phát động một cuộc chiến tranh thông thường lớn chống lại nước láng giềng Ukraine. Suốt hàng tháng trời, nhiều nhà phân tích, nhà bình luận và người dân Nga đều tin rằng Putin sẽ không tham gia vào một hành động gây hấn như vậy. Tin tức về chiến tranh và hậu quả kinh tế sau đó đã khiến người Nga có cái nhìn khác về cả Putin và nước Nga. Nước Nga hôm nay không giống như nước Nga tuần trước.

Quan điểm phổ biến hiện tại cho rằng Putin sẽ vẫn sống sót trước bất kỳ phản ứng dữ dội nào trong nước. Điều đó nhiều khả năng đúng. Trong các chế độ chuyên chế cá nhân - nơi quyền lực tập trung trong tay một cá nhân, thay vì được chia sẻ bởi một đảng, chính quyền quân sự, hoặc hoàng gia - nhà lãnh đạo hiếm khi bị đuổi khỏi chức vụ bởi vì lý do chiến tranh, ngay cả khi họ gặp thất bại. Đó là bởi những thành viên khác của giới tinh hoa không đủ mạnh để buộc nhà độc tài phải chịu trách nhiệm giải trình, và bởi người dân trong nước ít có cơ hội trừng phạt các nhà lãnh đạo vì hành động của họ. Nhưng điều đáng nói về những chế độ đàn áp như nước Nga của Putin là chúng thường có vẻ ổn định, cho đến khi chúng không còn như thế nữa. Putin đã chấp nhận rủi ro lớn khi tấn công Ukraine, và có một khả năng - một khả năng đang lớn dần - rằng đây có thể là khởi đầu cho kết thúc của ông.

* PHÁO ĐÀI NGA

Có nhiều lý do chính đáng để tin rằng Putin có thể chịu được làn sóng phản đối cuộc chiến của mình. Năm ngoái, ông ta đã dùng đủ mọi cách để trấn áp xã hội dân sự, phe đối lập chính trị, báo giới, và môi trường thông tin của Nga. Việc chế độ trắng trợn đầu độc lãnh tụ đối lập Alexei Navalny, và ra lệnh đóng cửa Memorial, tổ chức nhân quyền dân sự quan trọng nhất của đất nước thời hậu Xô-viết đã cho thấy quyết tâm của Putin trong việc sử dụng đàn áp để duy trì quyền kiểm soát. Dân chúng Nga đã hiểu rõ thông điệp. Theo cuộc thăm dò năm 2021 của Trung tâm Levada, 52% người Nga lo sợ đàn áp hàng loạt, và 58% sợ rằng họ sẽ bị chính quyền tùy tiện bắt giữ hoặc gây hại - đây là các chỉ số cao nhất kể từ năm 1994. Gia tăng đàn áp kiểu này thường khá phổ biến vào cuối nhiệm kỳ của các nhà chuyên chế lâu năm. Càng nắm quyền lâu, những nhà độc tài này càng mất liên lạc với xã hội của mình, và càng có ít thứ họ có thể mang lại cho người dân. Kết quả là, họ sẽ tìm đến những cách thức khác để duy trì sự thống trị của mình.

Song song với việc đàn áp, Putin còn biết thao túng môi trường thông tin của Nga, định hình cách người Nga hiểu về các sự kiện ở Ukraine. Các nhân viên an ninh của Nga hiện đang gây áp lực lên những cá nhân đăng thông điệp phản chiến trên mạng xã hội, đồng thời cho kiểm duyệt các dữ kiện và chi tiết về cuộc chiến. Nhà chức trách cũng tiến hành đóng cửa Echo Moskvy, một đài phát thanh độc lập phát sóng ở Nga từ năm 1990. Dù các thế hệ trẻ may mắn nhận được nhiều thông tin hơn từ các kênh truyền thông không do nhà nước kiểm soát, chế độ vẫn đang chiếm ưu thế trong không gian thông tin. Trước khi Nga xâm lược Ukraine, các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Nga ủng hộ việc công nhận các khu vực ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine là các quốc gia độc lập, cũng như đổ lỗi cho Ukraine và NATO đã gây ra xung đột.

Cùng nhau, đàn áp và kiểm soát thông tin có thể giúp ngăn chặn các cuộc biểu tình phản chiến bùng phát ở Nga. Cho đến nay, chế độ đã bắt giữ hơn 5.000 người vì tích cực biểu tình chống lại cuộc xâm lược của Nga, một động thái có thể ngăn cản những người khác tham gia biểu tình. Và dù vẫn có những người Nga khác sẵn sàng mạo hiểm bị bắt giữ nếu họ nghĩ rằng làn sóng biểu tình sẽ ngày càng lớn mạnh, nhưng việc kiểm duyệt sẽ khiến những người biểu tình tiềm năng khó mà biết được có bao nhiêu công dân đang phản đối cuộc chiến. Rất có thể, chế độ Putin sẽ tăng cường đàn áp hơn nữa để đối phó với một công chúng Nga ngày càng gay gắt hơn. Các chế độ theo chủ nghĩa cá nhân nhiều khả năng sẽ sử dụng đàn áp để đáp trả các cuộc biểu tình hơn là các chế độ chuyên quyền khác, và họ đặc biệt sẽ làm như vậy khi tham gia vào các cuộc xung đột bành trướng lãnh thổ (chính là điều Putin đang làm với Ukraine). Hơn nữa, nhiều người Nga chán nản với Putin sẽ chọn rời khỏi Nga, như một số người đã làm, theo đó giảm áp lực lên chế độ.

Putin cũng đã làm mọi điều để chống lại một mối đe dọa khác: sự đào tẩu của giới tinh hoa. Trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia được dàn dựng kỹ lưỡng, Tổng thống Nga đã buộc từng thành viên trong nhóm của mình công khai cam kết ủng hộ quyết định công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk, hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine. Điều này làm giảm khả năng đào tẩu của các thành viên hội đồng, cũng như giảm khả năng xuất hiện quan điểm rằng Putin đang đưa nước Nga đi sai hướng. Tương tự như vậy, Putin đã triệu tập các doanh nhân quyền lực nhất của đất nước, một ngày sau khi chiến dịch chống lại Ukraine bắt đầu, để thảo luận về những cú sốc kinh tế sẽ xảy ra sau đó. Mục tiêu của Putin rất rõ ràng - nhắc nhở giới doanh nhân rằng số phận của họ gắn liền với việc ông ta tiếp tục nắm quyền.

* CÙNG SỤP ĐỔ

Tuy nhiên, cũng có những lý do chính đáng để tin rằng tình thế sẽ thay đổi. Bất chấp sự đàn áp, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra tại hơn 58 thành phố trên khắp nước Nga. Các cuộc biểu tình này đáng chú ý không chỉ vì sự dũng cảm mà chúng phản ánh, mà còn về tiềm năng mà chúng nắm giữ - biểu tình ở các chế độ đàn áp mạnh mẽ có nhiều khả năng thành công hơn biểu tình trong môi trường ít đàn áp. Đó là bởi vì khi người ta chấp nhận xuống đường bất chấp cái giá phải trả là rất lớn, hành động ấy sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến các công dân khác, rằng sự bất đồng quan điểm của họ được chia sẻ. Qua đó, các cuộc biểu tình phản chiến giai đoạn đầu này có khả năng kích động các nhóm chống đối. Việc người Nga coi cuộc chiến của Putin là phi nghĩa và xấu xa khiến nó đặc biệt có thể gây ra phản ứng dữ dội trên diện rộng. Chính những khoảnh khắc bất công dồn nén nhất sẽ có khả năng huy động lực lượng mạnh nhất - giống như câu chuyện người bán trái cây Tunisia, Mohamed Bouazizi, tự thiêu sau khi các quan chức địa phương nhục mạ và tịch thu hàng hóa của anh, từ đó khơi mào cho phong trào Mùa xuân Ả Rập năm 2011.

Chiến tranh lần này còn có sự can dự của những đối thủ nổi tiếng và có ảnh hưởng trong nước - và họ không đơn thuần chỉ là những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Một số người nổi tiếng của Nga đã ký những lá thư phản đối chiến tranh. Ngôi sao quần vợt người Nga Andrei Rublev đã viết “xin đừng gây chiến” trên một máy quay TV. Trưởng phái đoàn Nga tại một hội nghị khí hậu lớn của Liên Hiệp Quốc đã công khai xin lỗi về cuộc xâm lược Ukraine của đất nước ông, và con gái của thư ký báo chí của Putin được cho là đã đăng câu “đừng gây chiến” trên tài khoản Instagram của mình. (Cô đã xóa nó vài giờ sau đó). Thậm chí có những dấu hiệu cho thấy các nhà tài phiệt thân tín của Putin cũng đang dần khó chịu. Cựu trùm năng lượng Anatoly Chubais đăng một bức ảnh của Boris Nemtsov, một nhà lãnh đạo đối lập Nga bị sát hại trước Điện Kremlin, trên trang Facebook của mình. Tỷ phú Nga Oleg Deripaska thì lên tiếng kêu gọi hòa bình và đàm phán.

Ngay cả khi hành động của Putin không ngay lập tức đẩy ông ta khỏi chiếc ghế quyền lực, cuộc chiến ở Ukraine vẫn sẽ tạo ra những thương tổn lâu dài. Các biện pháp trừng phạt kinh tế đang làm giảm giá đồng rúp, và thiệt hại kinh tế dự kiến sẽ ngày càng gia tăng. Theo thời gian, điều này có thể làm suy yếu sức mạnh trong nước của Putin. Các nhà độc tài theo chủ nghĩa cá nhân thường chọn cắt giảm chi tiêu chính phủ khi đối mặt với các lệnh trừng phạt, khiến cuộc sống dân thường trở nên khó khăn hơn, và làm tăng khả năng xảy ra bất ổn. Các biện pháp trừng phạt cũng có xu hướng đạt hiệu quả khi nhắm vào các chế độ độc tài cá nhân, hơn là vào các loại chế độ chuyên quyền khác, bởi vì các nhà độc tài cá nhân là những người phụ thuộc nhiều nhất vào sự bảo trợ để giữ vững quyền lực. Cho đến nay, giới tinh hoa Nga chưa bao giờ phải lựa chọn giữa cuộc sống mà họ mong muốn và Putin. Nhưng bình luận của Chubais và Deripaska gợi ý rằng điều đó có thể thay đổi, một khi các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt nếu chúng được kết hợp với các nỗ lực tăng cường chống tham nhũng từ Mỹ và châu Âu. Nếu họ bị bao vây đủ chặt, giới tinh hoa Nga có thể đi đến quyết định rằng Putin không còn có thể đảm bảo lợi ích trong tương lai của họ, và cố gắng thay thế ông bằng một nhà lãnh đạo sẽ đồng ý rút khỏi Ukraine, và khiến phương Tây trả lại tài sản cho họ.

Sau cùng, cuộc xung đột ở Ukraine rất có thể tiến triển thành một cuộc nổi dậy kéo dài lê thê, giết chết sự kiên nhẫn của công chúng Nga. Nghiên cứu cho thấy rằng, so với các nhà độc tài khác, các nhà độc tài cá nhân sẵn sàng chấp nhận các tranh chấp quân sự với thương vong cao hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là công dân của họ cũng chấp nhận như vậy. Ví dụ, ở Libya, cựu lãnh đạo Muammar al-Qaddafi đã quyết định đàn áp mạnh tay để duy trì quyền kiểm soát đất nước khi chi phí cho các cuộc chiến của ông ta tăng lên. Nhưng cuối cùng, vào lúc phải đối mặt với điều kiện kinh tế tồi tệ, chính những công dân bình thường đã lật đổ chính phủ của ông ta một cách đầy bạo lực. Ở Liên Xô, một cuộc xâm lược kéo dài và tốn kém vào Afghanistan đã làm suy giảm niềm tin vào chế độ Đảng Cộng sản. Không phải là không thể tưởng tượng được rằng bàn tay kìm kẹp của Putin đối với nước Nga sẽ yếu dần, nếu Ukraine trở thành một vũng lầy.

* RỜI XA THỰC TẾ

Dự đoán sự sụp đổ của một nhà lãnh đạo độc tài thực ra chỉ là một việc vô ích. Các nhà chuyên chế yếu kém, bù đầu vì chiến tranh có thể ngoi ngóp lâu hơn nhiều so với dự kiến của các nhà phân tích. Cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe vẫn sống sót sau siêu lạm phát và thất bại trong bầu cử, tại vị cho đến tận hai năm trước khi qua đời. Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro vẫn đang đương nhiệm, dù nền kinh tế Venezuela đã hoàn toàn sụp đổ. Ngược lại, những nhà lãnh đạo có vẻ mạnh mẽ có thể bất ngờ bị lật đổ, như đã xảy ra với cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali trong cùng năm 2011.

Nhưng các nhà phân tích đều biết rằng những nhà lãnh đạo độc tài cá nhân như Putin có nhiều khả năng mắc sai lầm trong chính sách đối ngoại hơn những nhà chuyên chế khác. Vây quanh họ là những thuộc hạ chỉ biết nói “có”, những người chỉ nói với họ những gì họ muốn nghe, và giấu đi những tin tức xấu, khiến những nhà độc tài này khó đưa ra quyết định sáng suốt. Liệu cuộc chiến mà Putin lựa chọn có trở thành sai lầm khiến ông đánh mất quyền lực hay không là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nhưng nước Nga đang phải trải qua sự bất mãn ngày càng tăng từ công chúng, sự rạn nứt trong giới tinh hoa, và sự trừng phạt quốc tế trên diện rộng. Hồi kết của Putin có thể không đến ngay ngày mai hoặc ngày kia, nhưng khả năng nắm giữ quyền lực của ông ta chắc chắn đã suy giảm hơn so với trước khi ông ta xâm lược Ukraine.

-----

(*) Andrea Kendall-Taylor là Nghiên cứu viên Cấp cao và Giám đốc Chương trình An ninh Xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ. Từ năm 2015 đến 2018, bà là Phó Giám đốc Tình báo Quốc gia về Nga và Á – Âu tại Hội đồng Tình báo Quốc gia.

(**) Erica Frantz là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Bang Michigan.

------

* Nguồn tiếng Anh: Andrea Kendall-Taylor & Erica Frantz, The Beginning of the End for Putin?, Foreign Affairs, 02/03/2022. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

* Nguồn tiếng Việt: https://nghiencuuquocte.org/2022/03/07/khoi-dau-cho-ket-thuc-cua-putin/


Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Lương Vĩnh Kim: BA VẤN ĐỀ CỦA PUTIN VỚI NƯỚC NGA

BA VẤN ĐỀ CỦA PUTIN VỚI NƯỚC NGA

1. Thiếu ngọn cờ ý thức hệ toàn cầu:

Putin là sự lựa chọn của nước Nga trong bối cảnh Nga mất vị thế anh cả đỏ trong đại gia đình Xô Viết. Sự thất bại của Liên Xô cũng chính là sự thất bại của Nga trong quan hệ toàn cầu. Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa là ngọn cờ tập hợp mang tính toàn cầu bị xé nát và vùi dập, chủ nghĩa dân tộc Nga trỗi dậy tập hợp quanh Putin để đưa nước Nga trở lại vị thế cường quốc như Liên Xô trước đây. Nhưng vấn đề là, lợi ích giai cấp công nhân quốc tế không còn là sợi dây liên kết, chủ nghĩa dân tộc là ngọn cờ duy nhất để Putin tập hợp lực lượng ở nước Nga, thì chủ nghĩa dân tộc cũng là ngọn cờ tập hợp lực lượng ở các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có ân oán giang hồ với Nga. Nước Nga mất ngọn cờ ý thức hệ toàn cầu, Putin chỉ còn nắm đấm của kẻ toàn trị dựa vào chủ nghĩa dân tộc Nga. Vì thế, nước Nga bị chủ nghĩa dân tộc ở các nước Ba Lan, Ukraine, Gruzia, và các nước vùng các nước Baltic chống đối. Anh vì dân tộc Nga, tôi vì dân tộc tôi. Nước Nga không có ngọn cờ để mở rộng lãnh thổ hoặc gây ảnh hưởng như thời Lenin và Stalin. Không có ngọn cờ để tập hợp lực lượng toàn cầu, Putin phải dùng thuần sức mạnh quân sự, dựng lên các chính phủ thân Nga là mâu thuẫn với chính ngọn cờ dân tộc mà Putin đã và đang giương lên ở nước Nga. Ngọn cờ dân tộc Nga không thể đối đầu với ngọn cờ dân chủ, nhân quyền do Mỹ và EU giương cao để tập hợp lực lượng.

2. Thế yếu của nước Nga:

Nga có dân số 150 triệu người và GDP khoảng 4 ngàn tỉ đô la Mỹ. Về cả dân số và sản xuất, Nga bị Hoa Kỳ và liên minh châu Âu lấn át. Hoa Kỳ có 325 triệu dân với GDP là 19 ngàn tỉ đô la và liên minh châu Âu có 500 triệu dân với GDP là 21 ngàn tỉ đô la. Cộng lại, Hoa Kỳ và EU có số dân gấp 5 lần và số đô la gấp mười lần Nga. 

Về công nghệ thì Nga đang tụt hậu so với Mỹ và EU. Liên Xô, mà nay Nga đang kế thừa, đạt đỉnh vào giữa thế kỷ 20, khi công nghiệp nặng là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu và hệ thống tập trung hóa của Xô Viết vượt trội trong sản xuất hàng loạt máy cày, xe tải, xe tăng và tên lửa xuyên lục địa. Ngày nay, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học quan trọng hơn công nghiệp nặng nhưng nước Nga chưa vượt trội trên hai lĩnh vực này. Nền kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Điều này có thể đủ để làm giàu cho một vài nhà tài phiệt và giữ cho Putin ở vị thế quyền lực, nhưng không đủ để chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang số hay công nghệ sinh học. Nước Nga của Putin đang chống đỡ với Hoa Kỳ và EU trên nền tảng của công nghiệp nặng thời Xô Viết của thế kỷ 20. 

3. Lạc hậu về tư duy chiến tranh:

Bây giờ đang là năm thứ 22 của thế kỷ 21, bạo lực đang giảm dần, các cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ gần như tiệt chủng, nhưng Putin lại phát động cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ của Ukraine. Cách làm của Putin là rất lạc hậu, đi ngược lại với các qui luật kinh tế của chiến tranh. Trong quá khứ, các tài sản kinh tế chủ yếu mang tính vật chất, nên làm giàu bằng cách đi chinh phục là điều dễ hiểu. Nếu anh đánh bại kẻ thù trên chiến trường, anh có thể lấy lại vốn bằng cách cướp bóc các thành phố của kẻ thất bại, bán dân của chúng trong các chợ nô lệ, chiếm các ruộng lúa và các mỏ vàng quý giá. Napoleon cũng giàu có nhờ chiến lợi phẩm và mở rộng đế chế nhờ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Nhưng ngày nay, kiếm tiền theo kiểu đó thì quá bèo bọt, không thấm vào đâu so với chi phí cho cuộc chiến tranh. Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức, với tài sản kinh tế chủ yếu là kiến thức kỹ thuật và tổ chức hơn là các cánh đồng lúa mì, các mỏ vàng hay giếng dầu. Các tập đoàn như Apple, Facebook và Google có giá trị hàng ngàn tỉ đô la, vượt xa tài sản của một số quốc gia nhưng không thể chiếm gia tài của họ bằng vũ trang. Anh không thể chinh phục kiến thức bằng chiến tranh và Thung lũng Silicon cũng không có mỏ nào để cho kẻ chinh phục chiếm đoạt. Giả sử Putin có được sự yên ổn sau khi chiếm Ukraine thì đây cũng là thương vụ thất bát. Các khu nghỉ dưỡng ở Crimea, các nhà máy từ thời Liên Xô ở Donetsk và Luhansk đã xuống cấp, và các thành phố đổ nát ở Ukraine, khó có thể cân được với cái giá của chiến phí và sự trừng phạt quốc tế. Putin đã tiến hành chiến tranh theo tư duy của các thế kỷ trước, rất lạc hậu.

Thoạt nhìn, tưởng nước Nga đang mạnh với những nước đi có vẻ bạo liệt, nhưng phân tích kỹ thì thấy Nga đang nỗ lực chống đỡ trên thế yếu, trước sự mở rộng của NATO về phía Đông Âu. Nước Nga là sản phẩm của sự thất bại từ Liên Xô tan rã. Nước Nga không mạnh như Liên Xô để có thể chi tiền làm chiến tranh ủy nhiệm. Vì không mạnh, không có tiền nên nước Nga phải trực tiếp dùng vũ lực với những quốc gia nhỏ, yếu hơn mình nhiều lần. Nước Nga đang thất bại hoàn toàn về mặt chính trị và kinh tế. Về quân sự, nếu có thắng Ukraine lần này, thì cũng không thể cứu vãn sự suy yếu của nước Nga./.


Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

FB Người Kể Chuyện: CHUYỆN CŨ

 CHUYỆN CŨ.

Hôm nay rảnh, xin hầu các bạn một câu chuyện, mà tôi là người trong cuộc, tôi nhìn tận mắt sự việc, tôi ko dám đưa ra bất cứ kết luận nào, hay khẳng định điều gì cho những gì mắt tôi nhìn thấy..nếu bạn nào biết về những điều tôi kể hay biết gì đó xin hãy giải thích cho tôi...

Tôi xin nói lại là chuyện kể cho các bạn nghe cho vui ạ.

Năm 1995 tôi ở Kamrieng, Campuchia, nơi đó là khu vực biên giới, giáp với tỉnh Sakaeo của Thái lan..rừng đại ngàn mênh mông, mù mịt, đèo cao, vực sâu, sương khói y như đại ngàn Trường sơn của Việt Nam..Nơi đó nhiều dân tộc thiểu số Campuchia, và Thái Lan ở đan xen, và có cả đồng bào Châu Ro Việt Nam nữa..

Một lần, cũng vào thứ bảy như hôm nay, tôi được rủ đi ăn đám cưới, ở một nơi cách chỗ tôi ở khá xa, đi về hướng Poipet, theo đường 57...đường xấu, đèo dốc nhiều, đi từ 10 giờ sáng tới gần 5 giờ chiều mới tới nơi, dù chỉ chừng 120km nhưng đường quá xấu, gần tới nơi lại gặp mưa rất trơn tưởng ko đi được nữa, phải quay về...5 anh em đi ba xe honda Dam, đó là loại xe honda thuộc loại rất tốt lúc bấy giờ. 

Tới nơi tầm 5 giờ nhưng trời mưa, nên tối nhanh, nhìn rừng âm u mịt mù không biết sương hay khói cháy rừng, trông ảm đạm hoang vu vô cùng. 

Nơi đó chỉ là một sóc nhỏ, như một bản nhỏ vùng cao VN, đứng ở điểm cao nhìn bằng ống nhòm thì chỉ chừng ba chục nóc nhà ở rải rác, sườn và thung lũng núi...Bỏ xe honda lại bụi cây bên đường chặt cành cây đậy lại kiểu “nguỵ trang” chúng tôi phải leo theo đường mòn lên, đất đỏ giống như đất bazan dính rất khó chịu, mang giày boot cao cổ của lính, đất dính nặng như cực hình...

Tới một khe nước nhỏ cách nơi đến chừng vài trăm mét nghe tiếng nhạc đám cưới đặc trưng của người Cam, chúng tôi dừng lại rửa mặt mũi, gột đất dính ở quần áo và giày cho sạch..tôi vừa rửa vừa quan sát xung quanh vì khi bước xuống dòng suối tôi có cảm giác lạ lạ.. như ai đó đang ngắm bắn mình..xong xuôi, cả mấy anh em lên bãi đá đứng châm thuốc hút, tôi chợt giật nảy mình khi thấy một người, ban đầu tôi tưởng anh em nào, vì nhìn xa thoáng qua tựa như họ cũng mang đồ rằn ri lính như bọn tôi..xong nhìn kỹ lại không phải. 

Tôi hất khẽ ra hiệu cho anh em, tất cả cùng quay lại nhìn thấy..không hiểu sao khi đó tôi bỗng dưng lội theo con suối cạn tiến thẳng tới chỗ người đó, cách chừng 5 mét tôi dừng lại chắp tay cúi đầu chào...

Một gương mặt ấn tượng tới tận bây giờ vẫn khó quên và ám ảnh..gần như ko có lông mày, tóc bạc lưa thưa trơ cả da đầu..ánh mắt lạnh lẽo vô cảm, đầu nghiêng nghiêng, dáng ngồi kỳ dị...

Giữa nơi đó, thời điểm đó nếu ko phải gần đám và có mấy anh em đứng gần, nói thật, tôi sẽ bung chạy ngay...bởi người ngồi kia thật khó đoán tuổi, và đàn ông hay đàn bà nếu chỉ nhìn gương mặt, với bàn tay xương xẩu gác lên đầu gối đung đưa...

Đó là một bà già, tôi nghĩ chừng hơn 7 chục tuổi, cặp mắt lạnh lẽo nhìn tôi chằm chằm..chợt bà nhệch miệng cười.. khe..khe..khe..khe..

Toàn thân tôi nổi gai ốc, tôi giật lùi và quay đầu chạy trở lại, mấy thằng hỏi Ai vậy anh? Tôi chỉ nói; Bà già chăn dê..Rồi giục cả lũ vào đám đi..

Tôi ko phải người mềm bóng vía, tôi ko sợ bóng đêm, tôi từng trong đêm nằm sát khu nhà mồ người Thượng, nghe rõ tiếng ọc ọc của xác chết đang phân huỷ xì hơi, trong nhà mồ, ...Nửa đêm tôi từng chui vào khu nhà ngày xưa polpot làm trại tập trung, cùng hai thằng em nữa đặt máy ghi âm tiếng hét của hồn ma...còn nhăn nhở trêu đùa nhau..Ko thấy sợ hãi bằng khi tôi đối mặt với con người ngồi ở tảng đá giữa suối buổi chiều hôm đó...

Không hiểu sao, tôi mượng tượng đó là một Neak Ta hay Arak (một hình tượng như thần linh của người Khơmer, giống như Thánh hay Thần của người Việt)...nhưng ko phải một Neak Ta chánh trực, mà là Neak Ta tà...tôi nghe người Cam kể cũng nhiều về Neak Ta tà...đó thường là một người đàn bà với gương mặt vô cảm, và cặp mắt hung ác, giống với những gì tôi nhìn thấy.

Khi lên con dốc cao trên dòng suối, tôi kín đáo liếc nhìn lại con người đó lần nữa, cái bóng vẫn ngồi đó và mặt vẫn hướng theo mấy anh em tôi, vẫn tư thế ngồi kỳ lạ...

Tôi có cảm giác sợ hãi mơ hồ một thứ gì đó khó tả, và bị ám ảnh bởi những gì đã nhìn thấy. 

Nhưng đó chưa phải là đỉnh điểm nỗi sợ hãi...

Sau khi uống rượu, xem trai gái nhảy múa, hát hò...tôi mệt quá, tập trung anh em lại thống nhất tìm chỗ ngủ tập trung, lát ai muốn chơi gì chơi, xong quay lại chỗ đó ngủ, có như nào phải báo cho nhau yên tâm...rồi lấy túi ngủ rừng của lính ra nhờ họ chỉ chỗ ngủ, đó là căn nhà hàng xóm cách đó chừng 2 chục bước chân, chúng tôi nằm sàn phơi phía ngoài trái nhà, cạnh đống quả thuốc phiện thơm phức...tôi với thằng em ngủ, còn ba kia thức, hai thằng đi mò gái, một thằng uống rượu tiếp. 

Trời đêm lạnh, sương nặng như mưa...đang ngủ chợt có ai lay dậy, chui đầu ra nhòm, lúc đó đúng 4 giờ kém 15 phút sáng, thằng em nãy đi mò gái quê Quảng Ngãi, lắp bắp gọi tôi, nó giật thật mạnh mấy thằng kia gọi dậy...Yêu tinh anh ơi!! Đ mé dậy dậy mấy ông ơi...Mặt nó tái nhợt miệng lắp bắp nói ko ra câu, tay chỉ...tôi và nó với thằng em nữa, ba thằng tụt vội xuống sàn mang giày thật lẹ...rồi theo nó, vượt qua một hàng rào thấp, sang căn nhà cạnh chừng hơn chục bước chân, chỗ người ta làm khu nấu nướng...thằng em lật đật đi trước vừa cúi lom khom vừa chỉ, nó soi đèn sát xuống đất để nhìn đường và không để quá nhiều ánh sáng...

Phía sau một đống gỗ xẻ to và những cây cột xếp sau nhà kia, tối om...tôi rút đèn pin bật sáng soi cho rõ. 

Cảnh tượng thật sự làm tôi giật mình, có năm người đàn bà, một đứa trẻ nhỏ, con gái, đang cúi xuống chiếc cối giã gạo bằng gỗ, trên đó có cái mẻng, giống như cái mâm của mình... họ đang liếm thứ gì như là máu, ba anh em cùng soi đèn, hai người rất nhanh chạy vút còn hai người và đứa bé gái dừng im, gần như họ ko cử động...bất chợt một người ngửa cổ lên một cách rất lạ, cái đầu như quá ngửa ra sau so với bình thường, và ngoái phắt ra phía chúng tôi..người kia cũng ngửa cổ ra như vậy, người còn lại tay rất dài ôm lấy đứa bé gái...

Xin thề với các bạn, đây là một trong những tình huống khiến tôi sợ...chân tay díu cả lại, tôi tính nói hai thằng em là dựa vào nhau rút về chỗ ngủ nhanh...mà ko thể cất lên lời. 

Tôi ko biết họ là ai, họ đang làm gì, đó là tục lệ, hay là nghi lễ gì...thứ nước màu đỏ đó có phải là máu ko??? Thật sự tôi bị bất ngờ và hoảng trước những gì tôi nhìn thấy đêm đó. 

Chúng tôi lập cập chạy quay lại chỗ ngủ, thằng em người Kim sơn, Ninh bình còn ko thể nói được tới tận lúc trời sáng..Tất cả chúng tôi thu đồ ngủ cùng nhau chạy sang căn nhà chính nơi có đông người hơn, ngồi tới sáng ko thể ngủ lại, ko thể nói câu gì với nhau...

Hôm sau chúng tôi xin phép về sớm...

Cả đám chung một cảm giác luôn lo sợ, dáo dác nhìn xung quanh liên tục, và trên đường đi, có điều rất lạ là đó là rừng già đại ngàn vắng vẻ, nhưng thỉnh thoảng có một thứ mùi tất cả đều ngửu thấy, nó giống như mùi của những con vịt toát ra..khó tả.

Tôi bị ám ảnh về câu chuyện này, trước đó tôi ko sợ rừng đêm, sau đêm đó, mỗi khi phải ở rừng đêm một mình là lại lạnh người, rùng mình liên tục.

Tôi ko biết tôi đã thấy gì, chuyện đó là thế nào, gần như 5 anh em tôi đều ko muốn nhắc tới chuyện đêm đó...

Tôi rất muốn ai biết, hoặc đã từng gặp, từng trải qua giải thích hộ điều này.

Đây chỉ là câu chuyện kể cho các bạn nghe cho vui, hay hay dở, mong các bạn thông cảm nhé