Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Nam Đan - Ưu tư diễn nghĩa

Tháng 4 25, 2014
Nam Đan
Giờ là những ngày cuối của tháng Tư. Năm nào cũng vậy, càng đến gần ngày 30 tháng Tư tôi lại có cảm giác bất thường, ngột ngạt, bực bội. Mà không phải chỉ riêng mình có cảm giác đó. Nhìn quanh, tôi thấy bạn bè, người thân cũng vậy, và cả đời sống quanh tôi cũng vậy.
Mở ti-vi lên là thấy xe tăng, bom đạn, cờ hoa. Báo chí cũng vậy, có vơi đi phần nào, nhưng cũng vậy. Hò hét, hoan hô. Đứng trên vũng máu hát ca, nhảy múa lăng xăng mãi nếu không thấy trơ trẽn, thì cũng phải mệt và nhàm!
Năm nay là năm thứ 39 kể từ ngày 30/04/1975, cái biến cố làm thay đổi vận mệnh của từng số phận và của cả dân tộc. Tôi nghĩ, cái ngày bất thường trong ký ức ấy sẽ chẳng bao giờ trở nên bình thường. Ở bên này vĩ tuyến 17 cũng như bên kia. Với người Việt ở trong nước cũng như người Việt ở hải ngoại.
Tôi vừa đọc bài “Ưu tư ngày 30-4” của tác giả Nguyễn Minh Hòa, ở blog Quê Choa. Theo như nội dung của bài viết, thì tác giả là một sĩ quan trong quân đội Bắc Việt có mặt trong đoàn quân tấn công và chiếm giữ Sài Gòn vào thời điểm 30/04/1975. Với nhiều người, thì đây là những suy nghĩ chân thực, cấp tiến trong lúc này.  Tôi thấy có những chi tiết rất thú vị trong bài khi ông nói về “chiến lợi phẩm”, xin trích lại nguyên văn như sau:
“Lễ kỷ niệm ngày chiến thắng năm nào cũng diễn ra trong không khí tưng bừng, cờ hoa rợp trời, mọi người hân hoan, nhưng nhìn kỹ lại hình như không có mấy ai trong số những người lính giải phóng thành phố ngày ấy có mặt trên lễ đài, hay trong khối quần chúng tay vẫy cờ hoa. Những người lính còn sót lại qua những mùa chiến dịch ấy, sau chiến tranh đã lặng lẽ trở về với đời thường, với cày cuốc, với bò gà, với kìm búa. Nhiều người đã mất, nhiều người sống với những thương tích, bị bệnh tật giày vò đau đớn, có một sự thực là đa phần họ sống rất cơ cực. Thỉnh thoảng về quê hương gặp lại những người đồng đội xưa mà muốn rơi nước mắt. Trở về quê sau những ngày hừng hực chiến thắng ấy, hầu hết trong số họ gắn đời với mảnh ruộng, chẳng bao giờ có dịp nào trở lại thăm thành phố này nữa, mà có muốn thì cũng chả đào đâu ra tiền, bởi tiền ăn còn còn chả có, nói chi đến một chuyến đi xa. Sau 1975, chả hiểu sao, bề trên vội vàng cho hàng triệu quân nhân về quê càng nhanh càng tốt. Họ về nhà với những con búp bê mắt nhắm mắt mở bằng nhựa tái chế đen thui, người khá hơn thì có thêm cái khung xe đạp đểu làm bằng tôn mỏng. Họ để lại sau lưng những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông, những thứ có được do máu của chính họ đổ ra, và rồi thế vào đó là những người tiếp quản, những người “xây dựng, phát triển” từ hậu phương, các hạt giống đỏ từ các nước xã hội chủ nghĩa tràn về tiếp nhận, sử dụng. Họ chẳng màng, ngày ấy các sĩ quan dạy lính tráng rằng ai lấy chiến lợi phẩm trước sau cũng bị chết, hay nói đúng hơn có màng cũng không đến lượt, những chủ nhân mới tiếp quản cơ ngơi đồ sộ ấy cũng chẳng cần biết ai mang lại cho họ những thứ đó, bởi đơn giản là họ hiểu đó là tiêu chuẩn, chế độ được hưởng, vậy thôi. Rất, rất nhiều người trong số chủ nhân mới ấy, trước đó chỉ là những tay làng nhàng, vớ vẩn, thậm chí cực hèn nhát, bỏ ngũ, cơ hội, bị kỷ luật nay tự nhiên có ghế, được biếu không một đống của cải, vào thời sốt đất có nhiều anh bán được cả nghìn cây vàng, xem ra làm cách mạng cũng có số. Khi còn sống, danh tướng, Thượng tướng Trần Văn Trà có một câu nói nổi tiếng mà có quá nhiều vị không thích đó là “nói cho cùng thì tất cả những chiến công hiển hách đều thuộc về những người lính bình thường nhất”, nhưng có một vế sau không ai nói đến là “nhưng lợi ích và chiến lợi phẩm mà cuộc chiến đó mang lại thì không thuộc về những người bình thường nhất”.
Đọc đến đây tôi khựng lại, lưu ý ở chỗ “Họ để lại sau lưng những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông, những thứ có được do máu của chính họ đổ ra.”
À, thì ra lý do để đổ máu là thế! Là “những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông,” của Miền Nam.
Và theo suy nghĩ của ông Hòa thì “những thứ có được” đó không phải là tài sản, là mồ hôi nước mắt của người Miền Nam, kẻ thua cuộc trong cuộc chiến, mà là từ “máu” của đồng đội ông, những thành viên của đội quân Miền Bắc, kẻ thắng cuộc.
Đọc xong đoạn này, tôi không khỏi có ý nghĩ rằng cái “ưu tư ngày 30-04” này là ưu tư của một kẻ cướp không được đồng bọn chia chác đồng đều, bị chơi cha, chơi gác, sau mẻ cướp.
Lâu nay, tôi thấy những “ưu tư”, “phản tỉnh” nhuốm màu cay đắng kiểu này xuất hiện rất nhiều, ngày càng nhiều. Chúng được nhiều người từng là chiến binh của lực lượng quân đội miền Bắc, và nhất là những người trong Mặt trận Giải phóng Miền Nam, đã tham dự vào cuộc chiến, bộc bạch trong lúc họ nói thật lòng. Chính những ý nghĩ trung thực (mà ngô nghê) này đã xóa sạch ý nghĩa “cuộc chiến tranh thần thánh; chống Mỹ cứu nước; giải phóng, bảo vệ đất nước” mà phía cộng sản miền Bắc tuyên truyền với họ.
Sự thật ở đâu?
Chính đây là những sự thật nhỏ, góp lại thành sự thật lớn: cuộc chiến tàn bạo, phi nghĩa, xuất phát từ một bên; để lại hậu quả là một vết thương chẳng thể nào lành, và vắt kiệt sinh lực của dân tộc!
***
Còn tôi, tôi thấy ngày tàn của cuộc chiến đó như thế nào ư? Tôi thấy nó qua tấm ảnh này:

Ngày 23/04/1975, đúng 39 năm trước, một người cha gánh đứa con nhỏ và một mớ đồ ít ỏi, từ Trảng Bom, chạy về hướng Sài Gòn. Tôi tự hỏi cậu bé trên lưng cha, hiện nay đã là một người trung niên trên 40 tuổi, còn sống hay không? Giờ này cậu như thế nào? Trong hôm đó mẹ cậu ở đâu?
Và, quý ông Hòa kia ơi, ngoài những thứ chiến lợi phẩm: những nhà cao cửa rộng, biệt thự xe hơi, vàng bạc hột xoàn, đất đai mênh mông mông như ông vừa kể, thì Miền Nam còn có thứ tài sản trên đầu đòn gánh của người cha trong tấm hình này mà các ông đã bỏ quên.
Nó là: số phận của những con người!
Sài Gòn, 23/04/2014

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

(Ngô Nguyệt Hữu) - Xôn xao thư một người cha gửi Bộ trưởng Bộ Y tế

Link : http://saoonline.vn/suc-khoe/xon-xao-thu-mot-nguoi-cha-gui-bo-truong-bo-y-te-43192.html

(Saoonline.vn) - Dịch sởi bùng phát, một người cha gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Y tế với những  chia sẻ thẳng thắn được cư dân mạng quan tâm.

Dịch sởi đang bùng phát khiến người dân vô cùng hoang mang. Tuy nhiên, trước cái chết của hàng trăm đứa trẻ, bộ Y tế vẫn chưa có một phát ngôn nào đứng ra nhận trách nhiệm hay làm 'dịu' đi nỗi đau mất mát của người dân. 
Một bức thư của người cha gửi Bộ trưởng Bộ Y tế đã được cộng đồng mạng lan truyền rộng rãi trong ngày cuối tuần vừa qua.
Saoonline xin được trích dẫn bức thư:

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

'Kính gửi Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y Tế.
Thưa Bà,

Có lẽ, Bà cũng như tôi và rất nhiều bậc làm cha mẹ ở đất nước này. Chúng ta đều mong muốn con cái của mình được thụ hưởng một đời sống tinh thần và vật chất đầy đủ, sung túc.

Tôi tin rằng, khi con cái chúng ta không may gặp vấn để về sức khỏe, tai nạn... thì đó là lúc chúng ta đau đớn nhất. Đau đớn là bởi không thể nào biến ước mong "Giá mà chúng ta chịu đựng được thay cho con" thành hiện thực được.

Thưa Bà,

Con số 108 bệnh nhi tử vong do sởi và các biến chứng liên quan đến sởi (Thật ra, đây cũng chỉ là một cách chơi chữ với nhân dân mà thôi. Kiểu như, anh bị nhiễm HIV nhưng anh tử vong là vì suy kiệt sức khỏe). Với Bà, có lẽ chỉ là một con số vô nghĩa để Bà và thuộc cấp cân đo đong đếm xem có cần tuyên bố hiện tại đang xuất hiện dịch sởi tại Việt Nam hay không(?!).

Nhưng Bà biết không, con số 108 bệnh nhi tử vong (mà chỉ lấy số bệnh nhi tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương và Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) ấy không đơn thuần là những con số như Bà đang nghĩ.

Đó chính là nỗi đau, niềm hy vọng bị tước đoạt, sự tang thương, tận cùng thống khổ... của hàng trăm gia đình, của hàng ngàn cá nhân. Những cá nhân có cùng chung huyết thống, dân tộc, tín ngưỡng... của Bà.

Thưa Bà,

Đêm nay, có thể Bà sẽ không vui vì những thông tin mà truyền thông đã đưa, sau khi nỗ lực giấu kín của Bà và thuộc cấp không thành công. Nỗi không vui này sẽ qua mau thôi, bởi thực tế đã cho thấy, rất ít Bộ trưởng nào buồn hay dằn vặt mãi mãi.

Và rồi, Bà sẽ lại cảm thấy hạnh phúc với con cái của Bà, với gia đình của Bà.

Khi ấy, Bà không hình dung được cảnh đang có những người đàn ông khóc con, những người mẹ căng tức bầu sữa với gương mặt đầy nước mắt, với giọng gọi con hời hời trong nhiều gia đình trót không may có con tử vong do sởi.

Những đứa trẻ vô tội ấy, những gia đình đáng thương ấy... Chắc chắn, họ không trách Bà đâu. Bởi, họ cũng như tôi, họ bé mọn và họ nghiễm nhiên chấp sự sự đau đớn bằng quan điểm "Ông trời thật bất công". Oan cho ông trời vô cùng trong trường hợp này, thưa Bà?.

Tôi không hy vọng Bà sẽ đối xử với nhân dân theo lời dạy của Lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại, "Cán bộ là đầy tớ của nhân dân".

Tôi chỉ hy vọng Bà có thể đối xử với nhân dân theo nghĩa, "Con người với con người". Như e rằng, điều này là quá khó. Nói điều này là vì tôi chưa được nghe bất cứ lời chia buồn nào của Bà với những gia đình ấy. Điều quá đơn giản trong khả năng của Bà.

Dịch sởi bùng phát trở thành nỗi lo của các phụ huynh

Tôi vẫn biết, một xã hội phát triển là một xã hội tạo ra sự đồng thuận.

Đáng tiếc, tôi không thể có chung sự đồng thuận cùng Bà.

Đơn giản, tôi là một con người.

Và tôi đớn đau khi thấy đồng loại tôi đang chịu đựng nỗi vô cảm từ một cá nhân.

Tôi Kính chúc Bà cùng gia đình luôn khỏe mạnh, an vui và nhiều may mắn.

Mặc dù, tôi vẫn luôn tin rằng, "Gieo nhân nào, gặt quả ấy", thưa Bà Bộ Trưởng

Ngô Nguyệt Hữu''.

NGƯỜI MỸ ĐÃ DẠY TRUYỆN LỌ LEM NHƯ THẾ NÀO?

Link : https://www.facebook.com/pham.lienVT
Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác.
Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy
(Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).
Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì...vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ!
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ!
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ!
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.
(st)

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Soha.vn - Lá thư "gây bão mạng" của nữ nhà báo đang ở tâm dịch sởi

Link : http://www.webtretho.com/forum/f26/la-thu-gay-bao-mang-cua-nu-nha-bao-dang-o-tam-dich-soi-1882060/

(Soha.vn) - Bài viết của người mẹ - một phóng viên tác nghiệp trong "tâm dịch sởi" khiến người đọc vô cùng xúc động

Sau những ngày có mặt trong bệnh viện ghi nhận tình hình dịch sởi, một nữ phóng viên đồng thời cũng là một người mẹ đã trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc, trải qua những niềm vui nhỏ bé, những nỗi lo và cả những mất mát của gia đình các bệnh nhân sởi trong bệnh viện. Chị đã ghi lại sự việc và cả những dòng cảm xúc của chính mình trong lá thư gửi đứa con trai nhỏ.

Bài viết với tự đề "Lá thư gửi cho con từ tâm dịch sởi" trên facebook cá nhân của chị hiện đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội khiến người đọc xúc động. Dưới đây chúng tôi xin trích đăng lại bài viết này:

"Ngày hôm nay, sau 2 tuần mệt mỏi túc trực ở trong viện, chạy lên Bộ Y tế, phỏng vấn người nhà bệnh nhân… về dịch sởi. Mẹ mới có thời gian ngồi viết những dòng này gửi đến con.

Có một vài đồng nghiệp nói với mẹ hãy ghi lại những thời khắc này, để sau này con lớn lên, có đọc lại, con cũng biết rằng, đã có thời gian, ở giữa thời đại của thế kỷ 21 này, con người hoang mang, lạc lối, sợ hãi, cô đơn, hoảng loạn và chỉ biết cầu trời hoặc họ hy vọng vào một điều gì đó không có thật ở trên đời. Họ 
tin vào phép màu.

Phải!

Mẹ cũng nghĩ rằng, ước gì có một phép màu ở đây có thể xóa tan đi những nỗi khổ đau, những vết thương, những đau khổ và những giọt nước mắt cứ thi nhau chảy trên má của mỗi gia đình bệnh nhân.

Chưa bao giờ mẹ được chứng kiến, hàng trăm người nhà bệnh nhân ôm nhau khóc lóc và hoảng loạn khi bác sỹ lần lượt đọc tên những em bé… bị bệnh viện trả về. Họ ước rằng, họ cầu trời rằng, tên con cái của họ, cháu của họ không nằm trong danh sách dài dằng dặc mang màu sắc nhuốm đen, tang tóc đó đang bao trùm lên sự sợ hãi của chính họ.

2 tuần, là 14 ngày… hơn! Có lẽ mẹ trực trong bệnh viện này hơn con số đó. Nhưng con số đó chẳng thấm tháp gì so với những ông bố, bà mẹ có con nằm trong phòng cấp cứu, trong khoa lây, khoa truyền nhiễm mấy tháng trời.
Hơn ai hết, chờ đợi là một điều gì đó khó thở đến vô cùng, huống gì cái họ chờ đợi gần như là không lối thoát.


(Ảnh facebook Hoàng Hải Yến)
Mẹ biết, họ không biết bám víu vào đâu, giữa trung tâm dịch sởi đang hoành hành, các bác sỹ, y tá, y sĩ dường như làm việc gấp 3-4 lần nhưng vẫn không giảm tải được số lượng người tử vong, nhập viện vì sởi, lây nhiễm chéo.

Mẹ cảm nhận như cái bệnh viện Nhi nơi mẹ đang đứng đây, nơi mà hàng ngày có những em bé luôn luôn vui vẻ và yêu thương, chỉ bị những căn bệnh nhẹ nhàng đã trở thành nơi gần với cánh cửa tử hơn bao giờ hết.

Con trai của mẹ à?!

Con có nghe thấy không?

Tiếng khóc, tiếng gào thét, tiếng nói thều thào của những người nhà bệnh nhân gần như đã kiệt sức cứ vang lên mãi.

Con trai của mẹ à?!

Cón có biết không? Chân tay mẹ bất lực, người mẹ như nhũn ra khi có 3 người phụ nữ, cũng như mẹ, cũng có những người con thiên thần như con. Nhưng giờ đây, có lẽ sẽ chẳng còn những nụ cười hạnh phúc nữa. 3 người phụ nữ bám lấy mẹ, gào lên khóc “Chị hãy làm gì đi, chị nói gì đi, chị nói lên Bộ, lên Trung ương, lên thủ tướng đi... con chúng tôi chết rồi. Tại sao??? Tại sao nó lại chết???”

Những câu hỏi đó, bản thân mẹ làm sao trả lời được, khi mẹ đích thân đi gặp bác sỹ, chính các bác sỹ còn cảm thấy tuyệt vọng: “Bệnh nhân chuyển biến nhanh quá, vi rút đã ăn vào phổi. Chúng tôi rất tiếc, các cháu chỉ còn thở được vài tiếng đồng hồ nữa thôi.”

(Ảnh facebook Hoàng Hải Yến)
Con trai của mẹ à?!

Có có hay, ở giữa thế kỷ 21, ở giữa nơi đô thị phồn hoa, mọi thứ đều tiên tiến, mọi thứ đều trở nên hào hoa, bóng loáng và là những nơi đẹp đẽ nhất mà con người mơ ước và hướng tới, lại là nơi trung tâm của ổ dịch. Một con đường đến mà ít có tỷ lệ đường về.

Nó đau đớn, tang thương – Nhưng có thật.

Con trai của mẹ à?!

Con nhìn kìa, ông bố kia dường như đã phát điên. Đàn ông luôn mạnh mẽ, đàn ông luôn là cứng cỏi nhất trong những tình huống dường như trở nên xấu nhất. Nhưng có lẽ, anh ấy cũng đã không chịu đựng được khi các bác sỹ hô lên: Cấp cứu..! Thôi... thở được rồi...

5 phút sau lại: Cấp cứu... Nhanh, nhanh.... Từ từ... cuống phổi vẫn thở được rồi.... Rồi lại... Cấp cứu gấp...! 
Nhanh nhanh.

Ông bố như phát điên, con có biết ông bố đó đã gào lên: Trời ơi... Giết tôi đi... Con tôi ơi.. con ơi..!

Người mẹ đâu??? Nước mắt mẹ chảy dài, trái tim mẹ dường như bị ai bóp nghẹt. Mẹ tự hỏi mình: Mẹ em bé đâu? Trong lúc này, có lẽ em bé cần nhất là người mẹ.

Khi mẹ hỏi những người xung quanh, họ bảo: Mẹ cháu bé túc trực 20 ngày ở đây, hôm qua nghe bệnh viện nói có khả năng con họ không qua khỏi. Nó đã về nhà, bảo trực sẵn ở nhà, được tin là “đi theo” con luôn... 2 đứa rồi.
Sao có thể thế được? Làm sao có thể suy nghĩ ấu trĩ như thế?

Nhưng con trai à?! Con biết không?

Nếu đặt vào hoàn cảnh của mẹ, có lẽ mẹ cũng chẳng thiết sống trên đời nếu như hai người con của mẹ đã lần lượt “ra đi” như người phụ nữ kia. Mẹ có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không? Hay mẹ lại về nhà để rồi nhìn vào mắt con, mẹ biết được rằng, con là tất cả của mẹ.

Hôm nay, sau những ngày căng thẳng, viết bài về dịch sởi ngay tại trung tâm “bão sởi”.

Mẹ căng thẳng vô cùng, mẹ sợ hãi vô cùng.

Con số tiết lộ tỷ lệ tử vong của các em bé quá cao làm mẹ lúng túng.

Quyết định gọi điện về tòa soạn xin ý kiến chỉ đạo để đăng con số thực đó lên, mẹ đã đấu tranh rất nhiều. Sự động viên của anh Thư ký tòa soạn khiến mẹ mạnh dạn lên rất nhiều. Con số hơn 100 bệnh nhân tử vong vì sởi và những bệnh biến chứng sởi đã được tung ra.

Chẳng mấy chốc, bài báo đó thu hút hàng ngàn người vào đọc, có những đồng nghiệp biết mẹ đã gọi điện, nhắn tin, người thì hỏi, người thì bảo mẹ “liều”, người thì bảo mẹ “chuẩn bị tinh thần”... Mẹ biết, mẹ không phải không coi trọng công việc, mà mẹ tin những việc mẹ nó ra thế này, nó chính thức công bố cho mọi người biết: Sởi không còn là căn bệnh thông thường nữa.

Ngay tối hôm đó, các đài truyền hình, các báo đã đưa tin đồng loạt con số chính xác là 118 bệnh Nhi tử vong. Con số đó, mẹ biết, vẫn chưa dừng lại. Nhưng bù lại, mẹ đã thấy sự vào cuộc quyết liệt của những đồng nghiệp ở các báo khác bên mình.

Sau đó là hàng loạt các bài mẹ viết về những nỗi đau, về tình hình dịch bệnh, về sự thiếu minh bạch trong thông tin gửi tới người dân. Có người nói rằng mẹ cảm tính, có người nói rằng mẹ đã không hiểu và chủ quan, coi thường nghề nghiệp. Nhưng với 2 năm sống cùng người bệnh suy thận và mới ghép thận của bác con, mẹ tin mẹ đủ kinh nghiệm để giảm tối đa nhất sự lây lan vi khuẩn từ bên ngoài vào trong các phòng bệnh nhi ở khoa truyền nhiễm.

Mẹ biết, ở trong bài viết, mẹ đã đưa cảm tính của mình vào hơi nhiều. Nhưng không cảm tính thế nào được khi hàng ngày mẹ chứng kiến, hàng giờ mẹ chứng kiến những nỗi đau cứ chất chứa lên nỗi đau. Đến khi có những người phải thốt lên với mẹ: Có những ngày, tôi chứng kiến, các em bé tử vong nhiều quá, cứ 2 ngày có tới 36 bệnh Nhi rời viện.

Họ rời viện, họ biết về đâu? Phải, về nhà. Về nhà để nằm chờ những hơi thở cuối cùng lịm đi trong sức khỏe yếu ớt và những đau thương của bố mẹ các em bé không biết gửi nơi đâu.

Những lời kêu gọi gửi thêm máy thở, gửi thêm máy tiêm, hãy cứu lấy các cháu bé vô tội vài tháng tuổi đang đối diện với nguy cơ cứ hàng ngày hiện lên, truyền đi. Những thông điệp đó đã kéo gần tất cả con người lại với nhau. Hơn ai hết, mẹ hiểu lúc này đã đến lúc chúng ta sống vì cộng đồng.

Những món tiền nhỏ liên tục được gửi tới gia đình các em, góp 1 tay vào nền kinh tế vực lên sự sống đang mỏi mòn.

Những hộp sữa, những chiếc chăn, chiếu, hoa quả, nước uống được lần lượt chuyển tới tay người nhà bệnh nhân mong họ kiên cường.

Những giọt nước mắt cảm thông, những lời nói cảm ơn, những ánh mắt kiên quyết cứ mỗi ngày.. mỗi ngày được nhân lên.

Con trai của mẹ à?!

Con nhìn đi..!

Kìa, các em bé kia đã rời bệnh viện với hy vọng sống còn vẫn còn vương trên nét mặt

Những lời động viên, khoanh vùng dịch bệnh đã được mọi người chung tay giúp đỡ

Những lời sẻ chia, tư vấn về dịch bệnh sởi đã được gửi đến từng nhà, từng nhà... Giúp mọi người có kiến thức hơn trong việc phòng chống cho con em mình.

Con trai của mẹ à?!

Mẹ nhớ con...

Khi gửi con cho bố, đi vào vùng ổ dịch, con biết không? Mẹ cũng sợ lắm. Mẹ sợ con lây cái dịch sởi đáng nguyền rủa này. Mẹ sợ ánh mắt của con không còn hướng vào mẹ nữa. Mẹ sợ lắm chứ.

Nhưng con vẫn ở đây, vẫn nắm lấy bàn tay mẹ

Bố con vẫn ở đây, vẫn động viên mẹ từng ngày, vẫn chăm sóc con từng giờ.

Ông bà vẫn gọi điện cho mẹ, dặn dò: Con cẩn thận nhé!

Mẹ biết, mẹ cần làm một điều gì đó để giảm tải thấp nhất những con số khủng khiếp kia. Những hành động nhỏ, sẽ tạo nên ý nghĩa lớn, sẽ giúp từng gia đình có niêm tin và đi lên.

Những em bé, còn rất bé...

Em Yến Nhi, em Trấn Thành, em Bảo Ngọc, em Hồ Phi, em Hà Hiền, em Minh Phương.... Tất cả các em bé đó nhờ những lòng hảo tâm đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất là: Phòng cấp cứu.

Cuộc chiến còn dài, nhưng mẹ tin tất cả rồi sẽ qua đi

Mẹ đã nhận được tin vui từ rất nhiều người mẹ khác. Người cảm ơn, người khóc, người vui mừng, người vẫn còn sự lo lắng... Nhưng nhìn lại mẹ biết, những hành động của mẹ, của những bạn bè, của những người ủng hộ và tin tưởng mẹ đã có kết quả tốt.

Nắng đã lên rồi, con trai ạ

Mẹ lại tiếp tục lên đường

Hôm nay, là ngày thứ 17 mẹ vào viện, đi từng căn phòng để hỏi thăm các em, để động viên các mẹ, để ghi lại những hình ảnh yêu thương này.

Con trai của mẹ à?!

Nghe tiếng thở đều đều của con bên tai, dù ở gần con, nhưng không được ôm ấp, mẹ thấy nhớ con vô cùng. Đẩy con đi xa mẹ hơn làm mẹ đau lắm, nhưng sẽ đau hơn nếu như những người mẹ khác không còn cơ hội ôm con của họ như mẹ đã ôm con và chắc chắn sẽ được ôm con (sớm thôi).

Vì vậy, hãy để mẹ đi, để con biết rằng: Đất nước mình, con người của dân tộc mình gắn kết lắm. Đừng vì những khó khăn mà vội tuyệt vọng, nghe chưa con?

Những số tiền nhỏ vẫn tiếp tục được gửi đến các em nhỏ hơn con rất nhiều. Con biết không, dù con số nhỏ, rất nhỏ nhưng có người đã ôm lấy mẹ mà khóc, mẹ tin, họ đã cùng cực lắm rồi. Còn bao nhiêu cảnh đời nữa, họ vẫn còn đang chờ đợi, vẫn chờ những số tiền dù nhỏ nhoi nhưng cũng giúp được họ vượt qua chặng đường khó khăn này.

Con đừng buồn khi mẹ cứ đi mãi
Con đừng khóc khi mẹ về tránh xa con
Con đừng hờn dỗi khi mẹ không bế con nữa
Con đừng nói rằng mẹ không yêu con
Sẽ làm đau lắm, đau lắm.
Con biết không?
Tương lai của các mẹ là ở các con
Hãy yêu thương hơn những gì mà con nhận được. Con nhớ chứ? Con yêu của mẹ
Mẹ yêu con nhiều
Ku Tũn của mẹ à...!"

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Svetlana Alexievich - Cờ đỏ lại bay, hay sự hồi sinh của Liên Xô


Svetlana Alexievich
Phạm Thị Hoài dịch

Tôi đã mất nhiều bạn bè người Nga. Tôi không thể chịu nổi sự phấn khích trong mắt họ khi nhắc tới vụ “gia nhập” hay “sáp nhập”, hay bọn Ukraine “sắp đói nhăn răng, rồi sẽ tự ngửa tay xin hợp nhất với Nga cho mà xem”. Ở Moskva, người ta đắc chí thuê thợ Ukraine làm những công việc hạ đẳng nhất. Một phong trào yêu nước rầm rộ bùng phát.
Không nhà hàng nào còn sâm-panh Krym nữa, tất cả đã dốc cạn để ăn mừng chiến thắng. Chỗ nào cũng thấy nói rằng không gánh vác sứ mệnh đặc tuyển do Chúa, không bá đạo thì chúng ta không còn là dân tộc Nga. Trai tráng chen nhau đến các ủy ban tuyển quân xin tự nguyện nhập ngũ, để cho “bè lũ Bandera”[1] phen này biết tay.
Tôi ngạc nhiên vì Gorbachev. Đến ông ấy cũng bị cuốn vào làn sóng dân tộc chủ nghĩa và phát biểu rằng lẽ ra phải đưa Krym về cố hương từ lâu. Rằng công lí của lịch sử vậy là đã được khôi phục. Cơn cuồng loạn bài phương Tây nổi lên khắp nơi, nên cả ông ấy cũng thôi không nói về con đường châu Âu, về hợp tác với châu Âu, về những giá trị phổ quát.
Ai không hân hoan, đích thị là một kẻ thù của nhân dân. Là thuộc về đội quân thứ năm, là đứng trong hàng ngũ hắc ám phục vụ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vốn từ vựng thời Stalin đã hoàn toàn sống lại: bọn Nga gian, bọn phản bội, bọn nối giáo cho bè lũ phát xít. Khác duy nhất ở một điểm: bây giờ những kẻ Stalinist theo chính giáo. Trong một buổi liên hoan cơ quan ở Kaluga, một nhân viên ngân hàng đã giết một đồng nghiệp. Chỉ vì cãi nhau về Ukraine.
Bị ghét nhất bây giờ là những người cổ xúy cho tự do. Những năm đáng nguyền rủa của thập niên chín mươi là lỗi tại họ, sự tiêu vong của đế chế Nga là lỗi tại họ. Bây giờ nhân dân đòi tịch thu nhà cửa của họ, tống họ vào tù, đem họ ra xử tử. Cái nhân dân của một dân tộc được Chúa Trời đặc tuyển! Truyền hình trình ra những kẻ thù của nhân dân. Chẳng hạn ca sĩ nhạc rock nổi tiếng Andrey Makarevich, phải đè cổ ông này ra mà tước hết các giải thưởng và cả Huân chương Vì Tổ quốc. Nhà sử học Andrey Zubov thì phải bị đuổi khỏi Viện Quan hệ Quốc tế (quyết định đó may thay đã bị hủy). Những người đó đã bôi xấu đất nước. Ai không theo ta, đích thị là chống ta.
Đã bắt đầu có những lời kêu gọi ngừng mua vũ khí từ Hoa Kỳ. Để đáp lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây, một hình nộm Obama bị đem ra đốt ở thành phố Ufa. Tôi đã trò chuyện với hàng chục người. Không ai lo ngại các biện pháp đó, không ai sợ “Bức màn sắt”. Người ta nhắc nhở nhau rằng thời Xô-viết mình cũng từng sống cô lập với thế giới rồi mà. Có sao đâu? Bù vào đó, bây giờ cuộc sống có một ý nghĩa: giúp những người anh em Ukraine, cái đó quan trọng hơn là khúc xúc xích trong tủ lạnh.
Cảm giác như đất nước này đang sống trong thời chiến rất rõ. Tất cả đều háo hức có thêm chiến thắng. “Bao giờ thì đến lượt Alaska?” Bật ti vi lên mà thấy ghê người. Trên truyền hình, người ta dọa biến nước Mỹ thành một nhúm tro nguyên tử và tính toán khả năng chiếm đóng toàn bộ châu Âu.
Phần còn lại của nước Nga, những người có lí trí bình thường, thì nín thinh. Chỉ cần ho he một tiếng là có thể bị tố giác, thậm chí bị tống giam. Một người quen kể cho tôi nghe chuyện con gái mình vừa đến một trường đại học nhận việc. Cô ấy dạy môn toán. Đầu tiên người ta muốn biết quan điểm của cô về vấn đề Krym. Cô nói: “Tôi không ủng hộ chính sách Krym của Nga. Nga đã hiếu chiến và vi phạm luật quốc tế.” “À, tức là cô muốn Mỹ cũng kích động một cuộc cách mạng mầu ở nước ta chứ gì!”
Rồi không lâu nữa, người ta sẽ vặn hỏi, vì sao ai đó không chọn Sochi mà lại đi nghỉ ở Ai Cập hay Thổ Nhĩ Kỳ? Sao không chọn nhạc Nga mà lại nghe nhạc ngoại quốc? Không, không phải Krym, cái chúng tôi được nhận lại là Liên bang Xô-viết.
Ngôn ngữ bạo lực thấm đẫm toàn bộ cuộc sống. Mỗi sáng bật computer lên và tin tức hôm nào cũng thế: người Nga đang đến, người Nga đã vùng lên. Nơi nào cũng thế, khi bạo lực lại trở thành lí tưởng thì sẽ có một kẻ như Karadžić dễ dàng thuyết phục người ta rằng súng máy có thể làm việc thiện.

Cờ đỏ lại bay, con người đỏ lại xuất hiện. Tất cả đều sống hơn hớn. Putin đã nỗ lực mười lăm năm cho công cuộc ấy. Ngày lại ngày, truyền hình thổi cho những ý tưởng Xô-viết sống lại. Thế mà chúng tôi đã tưởng những thứ ấy chết hẳn rồi.
Nước Nga tỏ rõ là không có khả năng tiếp nhận những giá trị phương Tây và Thiên chúa giáo phương Tây. Nhà thờ rao giảng rằng: “Chúng áp đặt cho ta một mô hình phát triển xa lạ, khiến ta đánh mất tâm linh mình.” Tôi hỏi một linh mục, bản chất tâm linh của người Nga chúng ta là gì. Ông ta đáp: “Tập trung tất cả bọn đồng tính về một chỗ rồi đem ra bắn tuốt!” Ngoài ra, phải tập hợp mọi người Nga vào một thiết chế nhà nước quân chủ. Bây giờ chúng ta đã mạnh trở lại và đủ sức bảo vệ người của chúng ta ở Baltic hay ở Tajikistan.
Nước Nga đi về đâu? Thay vì cải cách, chúng ta chọn chiến tranh. Nỗi khát thu hồi lãnh thổ xưa có thể khiến hàng triệu con người mất trí. Mà đó là những con người biết nghĩ, mới hôm qua còn mơ ước một nước Nga mang tinh thần châu Âu. Hôm nay họ đã đồng thanh tuyên bố: “Vì Krym, chúng ta tha thứ cho Putin tất cả!”. Sách báo của nhà thờ chính giáo gọi Putin là Thánh, hoàn toàn nghiêm túc. Té ra ở kiếp trước ông ta chính là Vương công Vladimir, người đã làm phép rửa tội cho nước Nga. Có tin đồn rằng dầu một dược rỏ ra từ thánh tượng Putin ở một số nhà thờ. Một vị thánh! Người ban phát phép màu! Sống khắc khổ như một nhà tu. Không vợ, bởi ông ta đã kết hôn với nước Nga.
Nhà thờ, đó không chỉ là kinh, nến và thánh tượng. Nhà thờ ở Nga là một trong những lực lượng hậu bị của tổng tư lệnh quân đội.
Truyền thông bị thanh lọc theo luật của thời chiến. Mọi nguồn thông tin độc lập, cho phép một cái nhìn khác, bị triệt tiêu. Mỗi phát ngôn chân thực đều bị đánh đồng với một lời kêu gọi lật đổ chế độ. Những trang mạng không vừa ý bị chặn. Mới đây, tổng biên tập của Lenta, cổng thông tin lớn nhất, bị mất chức. Bốn mươi thành viên khác trong ban biên tập cũng từ chức để phản đối. Chỗ trống ở các cơ quan truyền thông bị thanh lọc được Putin lấp đầy bằng những người lãnh đạo trung thành với Điện Kreml và bằng nền báo chí của riêng ông ta, do ông ta dựng nên.
Trên mạng đầy những sáng kiến để tồn tại. Ở đó, kinh nghiệm thời Xô-viết cũng tỏ ra đắc dụng. Tôi cũng phòng trước và ghi lại sẵn vài công thức Xô-viết: làm thân với những bà già hay ngồi trước cửa nhà, hay với tài xế taxi, họ là mạng lưới thông tin hữu hiệu. In truyền đơn (mọi người đều đi mua máy quét và máy in), tham gia một câu lạc bộ – chẳng hạn một hội thể thao hay cờ vua – để mở rộng diện giao lưu. Facebook và Twitter cũng còn chưa bị chặn. Và tin nhắn đi động cũng là một cách truyền thông tin tốt.
__________
Svetlana Alexievich (1948), nhà văn Bạch Nga, hiện sống tại Minsk, nổi tiếng từ tác phẩm Chiến tranh không mang bộ mặt đàn bà (1983). Tác phẩm gần đây nhất:Thời Second-hand (2013). Tháng 10 năm ngoái, bà được trao Giải Hòa bình của Hiệp hội Sách Đức.
Nguồn: FAZ 15-4-2014



[1] Stepan Bandera (1909-1959): Nhà chính trị dân tộc chủ nghĩa Ukraine, bị mật vụ Xô-viết (KGB) ám sát tại Đức. Đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda hiện nay tại Ukraine lấy Bandara làm điểm 

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

PLO - Bài thuốc đơn giản chữa bệnh suy thận

Link : http://baophapluat.vn/song-khoe/bai-thuoc-don-gian-chua-benh-suy-than-175181.html

(PLO) -  Xuất thân từ gia đình nhiều đời theo nghề thuốc, cộng với niềm đam mê khám phá những cây thuốc dân gian, bác sĩ - lương y Đào Hồ Phong Giao (50 tuổi, ngụ đường Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã nghiên cứu thành công nhiều bài thuốc dễ kiếm, hiệu nghiệm. Theo ông, bệnh suy thận cấp hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng bài thuốc tự chế rất đơn giản, rẻ tiền.
Cây cỏ mực và đỗ đen trị bệnh suy thận cấp
Thành phần chính của bài thuốc là cây cỏ mực - cỏ nhọ nồi (có tên đông y là hạ liên thảo) và hạt đỗ đen. Hai loại thảo dược này rất tốt trong việc chữa trị chứng suy thận cấp, tức bệnh suy thận ở cấp độ mới mắc phải. 
Triệu chứng bệnh suy thận thường gặp như sau: Tiểu đêm, ngủ hay gặp ác mộng, tóc bạc sớm kèm biểu hiện đau lưng mỏi gối. Nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị.
Ông Giao hướng dẫn: Hái cỏ mực đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng trên lửa than. Hằng ngày dùng khoảng 30g cây cỏ mực nấu chung với 40g đỗ đen rang cháy vừa. Đun hỗn hợp cỏ mực và đỗ đen sôi rồi chắt lấy nước uống như uống nước bình thường. Mỗi thang thuốc có thể nấu nhiều lần. 
Bài thuốc từ cỏ mực và đỗ đen phù hợp với mọi cơ địa, không hề lo lắng xảy ra tác dụng phụ. Uống chừng vài thang thuốc, người bệnh sẽ thấy triệu chứng tiểu đêm thưa dần rồi giảm hẳn; đồng thời ăn ngon, ngủ ngon hơn. 
Bài thuốc không chỉ bổ thận mà còn giúp hệ thống cơ xương phát triển tốt. “Tây y bồi bổ xương khớp bằng cách cung cấp canxi trực tiếp. Còn Đông y bổ xương cũng thông qua việc tạo canxi nhưng thông qua bồi bổ thận”, lương y Giao giải thích. 
 Cây cỏ mực (có nơi còn gọi là cỏ nhọ nồi)
Tuỳ thể trạng từng người, bệnh tình thuyên giảm nhanh hoặc chậm khác nhau. Tuy nhiên đặc tính chung của thuốc  nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Cũng liên quan đến chứng suy thận, ông Giao khuyên mọi người nên chú trọng bảo vệ cơ quan này bởi thận giữ vai trò cốt yếu giúp cơ thể khoẻ mạnh: “Thận hoạt động tốt, chất độc trong cơ thể sẽ được đào thải hết ra ngoài, ắt bệnh tật tiêu tan”.
Phương pháp cai nghiện bằng châm cứu và thuốc đông y
Ngoài bài thuốc chứa suy thận cấp. ông Giao cũng cho biết có thể áp dụng liệu pháp châm cứu kết hợp thuốc đông y vẫn giúp con nghiện cắt cơn nghiện hiệu quả, đồng thời giảm chi phí đáng kể. 
Phương pháp châm cứu có tác dụng kích thích vào hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình tạo hoóc môn của cơ thể, tạo sự cân bằng giúp con nghiện cắt cơn. Tất nhiên mỗi người nghiện ma tuý, nội tạng tổn thương ở mức độ khác nhau nên phương pháp kích thích bằng kim châm cứu cũng khác nhau. Mỗi lần châm cứu sẽ tác động trực tiếp vào nhóm huyệt trên dưới 10 huyệt đạo. Thời gian châm cứu chỉ kéo dài chừng nửa tiếng đồng hồ. 
Khi áp dụng liệu pháp này, thầy thuốc cần nắm rõ chu kì lên cơn nghiện của con nghiện. Căn cứ vào đó, phải tiến hành châm cứu trước thời điểm phát cơn một tiếng đồng hồ nhằm giúp cơ thể sản sinh hoóc môn ức chế kịp thời. “Thông thường, mỗi liệu trình châm cứu kéo dài từ 15 - 25 ngày. 
Nếu con nghiện lên cơn 2 – 3 lần/ngày thì cũng phải châm cứu cắt cơn tương đương chừng đó lần. Bên cạnh tác dụng kích thích quá trình tạo hoóc môn kháng thể, châm cứu còn giúp ổn định hệ thần kinh người nghiện”, ông Giao trình bày.
Song song với quá trình châm cứu, người nghiện ma tuý nên sử dung bài thuốc “Thập toàn đại bổ” nhằm bổ dưỡng ngũ tạng tổn thương, lấy lại sức đề kháng. 
Bài thuốc gồm thành phần như sau, liều lượng mỗi vị dao động từ 6 đến 20g: Đản sâm (có tác dụng bổ khí, sơn thù; nói cách khác là bổ thận âm), bạch truật (bổ tỳ, tăng đề kháng, kích thích ăn uống), hoài sơn (bổ tỳ, khí), thục địa (bổ thận dương), sài hồ (bổ thận âm, thanh nhiệt), cam thảo (giải độc, làm trung hoà các dược liệu), bạch chỉ (kháng viêm, có tác dụng trị đau vùng thượng đình), táo nhân; và viên chỉ (có tác dụng an thần, bổ tâm can). 
Đem bài thuốc trên sắc lấy nước uống, thời gian uống là trước bữa ăn chừng 30 phút. Theo ông Giao, nếu kết hợp song song liệu pháp châm cứu và uống thuốc sẽ rút ngắn thời gian cai nghiện hơn. Nguyên lý chung của hai phương pháp đều nhằm mục đích tạo sự cân bằng cơ thể, ổn định thần trí. Từ đó người nghiện “quên” đi cơn “đói” ma tuý.
Tương tự bài thuốc nam trị chứng suy thận cấp, cai nghiện bằng y học cổ truyền giúp con nghiện rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, sử dụng thuốc đông y hoàn toàn không lo lắng xuất hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nhất là người nghiện ma tuý sử dụng nhiều thuốc tây y dễ gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Vị lương y cung cấp thêm, tất cả mọi người, nhất là người lớn tuổi đều có thể áp dụng bài “Thập toàn đại bổ” để tăng cường sức khoẻ. 
Ông Giao được đánh giá là vị thầy thuốc giỏi về chuyên môn, từng công tác nhiều năm tại Viện Y dược học TP.HCM. Mười hai tuổi cậu bé đã học nghề đông y, sau đó tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP.HCM. Suốt thời gian công tác tại viện y dược học, ông Giao nhiều lần được những bệnh viện nước ngoài trực tiếp mời sang giảng dạy, thực nghiệm chữa bệnh đông y. 
Ông từng đem phương pháp châm cứu, thuốc y học cổ truyền sang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kì. Bệnh nhân những nước này rất chuộng liệu pháp trị bệnh không cần dùng thuốc như kĩ thuật châm cứu, bấm huyệt của người Việt. 
Mang trong mình hai trường phái y học, ông Giao quan niệm muốn trị bệnh hiệu quả cần biết cách kết hợp hài hoà giữa Đông và Tây y. Nói cách khác tức kết hợp hài hoà hai yếu tố cổ (tức đông y) và kim (y học hiện đại): “Mỗi ngành đều có cái hay của nó. Nếu biết kết hợp sẽ tăng cao tính hiệu quả trong việc chữa trị bệnh tật”, ông Giao trải lòng.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Roland Oliphant - Bí ẩn tâm hồn Nga (Bài 3) – Tập hoài nghi


Bài 1 : Dmitry Babich - Bí ẩn tâm hồn Nga
Bài 2 : Elena Rubinova - Sự tiến hóa của Con người Xô-viết

Khái niệm “Tâm hồn Nga” không nói lên điều gì.
Một cuộc khảo sát toàn diện di sản văn chương vĩ đại của nước Nga không đưa ra được một lời giải thích rõ ràng cái gọi là tâm hồn bí ẩn của Nga là gì và nó khác với tâm hồn của các dân tộc khác như thế nào.

Có nhiều lí do để nghi ngờ những ai sử dụng cụm từ “tâm hồn Nga”, và đấy không chỉ là vì nó thường xuyên bị những kẻ bán bưu ảnh, sách du lịch và những chuyến du hành trọn gói xuôi sông Volga đem ra quảng cáo. Thuật ngữ nào cũng có thể bị sử dụng không đúng chỗ, bị lạm dụng, trở thành câu nói cửa miệng, cho đến khi đánh mất ý nghĩa ban đầu. Và mời người ta tìm hiểu tâm hồn Nga trong khách sạn sang trọng 250 USD một đêm với bữa ăn sáng, hay quan sát nó qua những bộ ảnh đen trắng ra vẻ nghệ thuật chụp nhà thờ mái vòm củ hành, Đại lộ Nevsky hoặc nhà gỗ của nông dân không bóp méo hay làm giảm những lời khẳng định về tâm hồn Nga. Nó chỉ làm người ta mệt mỏi khi nghe nói về nó mà thôi.
Nhưng khảo sát một cách kĩ lưỡng ta sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng đây là một thuật ngữ rỗng tuếch ngay từ đầu. Có thể nó đã được những con người tuyệt vời nhất (mà đấy là những ai! Những người tuyên truyền cho huyền thoại này là những cây đa cây đề của Thời đại Vàng son của nền văn chương Nga, như Alexander Pushkin, Leo Tolstoy và Fyodor Dostoevsky) đưa vào sử dụng với những ý định tốt đẹp nhất, nhưng sự thật là thuật ngữ “tâm hồn Nga” luôn luôn là chìa khóa để tìm hiểu một cái gì đó mà những người sáng tạo ra nó không hiểu và cũng không có. Quan điểm lãng mạn của tác giả của nó về thế giới đã dẫn đến việc sử dụng một cách quá lãng mạn thuật ngữ này, dùng nó như một cái la bàn để tìm hiểu nước Nga ngày hôm nay, trong quá khứ hay trong thế kỷ tới, là việc làm vô ích vậy. Không có gì ngạc nhiên là nó luôn đi kèm với tính từ “bí ẩn” – không ai biết có ý nghĩa gì.
Những khi người ngoại quốc cảm thấy chán nản với thuật ngữ này, anh ta có thể muốn vứt hết mọi thứ, coi đó chỉ là trò bịa đặt của văn chương thế kỉ XIX. Tương tự như những trò bịa đặt của các nhà văn Nga khác – ví dụ như Biên bản của những Người Thông thái Do Thái(Protocols of the Elders of Zion) – thuật ngữ này đã làm méo mó quan niệm của thế giới về cả một dân tộc. Nhưng, khác với “Biên bản”, huyền thoại về tâm hồn Nga không có gì ác ý. Trên thực tế, đấy dường như là phản ứng trước sự khủng hoảng bản sắc dân tộc quá sâu sắc, cuộc khủng hoảng đã thấm đẫm trong tác phẩm của các nhà văn, nghệ sĩ và tư tưởng gia thời đó. Vì lí do đó mà khi khảo sát cái ý tưởng rõ ràng giả tạo này ta sẽ thấy rằng động cơ của nó, ít nhất trong một số ý nghĩa, là cao quý.

Mênh mông bát ngát
Vấn đề cốt yếu nhất của “tâm hồn Nga” – hay thực ra với bất kì một thứ gì được mệnh danh là đặc tính dân tộc – là gần như không thể nói có thể áp dụng nó cho người nào. Nước Nga rộng bao la, cả về địa lý, xã hội và dân tộc. Bên cạnh người Nga (dù họ có là ai), đây còn là quê hương của người Belarus và Ukraine, của người Finno-Ugric Mari, người Mordvin, người Chuvash và người Tatar – từng làm chủ vùng đất này trong nhiều thế kỷ – cũng như người Do Thái, người Digan, người Đức vùng Volga và rất nhiều sắc dân và ngôn ngữ ở vùng Bắc Kavkaz. Và đấy mới chỉ là phía Tây dãy Ural.
Vâng, tất cả họ đều là công dân Nga, và chúng ta đang nói về “tâm hồn Nga” (Russkaya dusha) – một tâm hồn được cho là có mục đích đoàn kết tất cả các sắc dân Nga. Nhưng xin hãy tách người Nga ra khỏi đám này. Và trong số những danh nhân văn hóa thế kỷ XIX mà cuộc chiến đấu của họ với vấn đề bản sắc dân tộc Nga đã dẫn tới khái niệm về tâm hồn bí ẩn của người Nga thì một phần tư máu trong huyết quản của Pushkin thuộc về châu Phi, một nửa Dostoevsky thuộc về Ba Lan, và tổ tiên của Mikhail Lermontov được coi là người Scotland. Nikolai Gogol là người Ukraine và họa sĩ nổi tiếng Isaac Levitan là người Lithuania gốc Do Thái. Nhưng điều đó không ngăn được họ phát biểu nhân danh “tính Nga chính cống”.
Alexander Pushkin có thể không phải là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tâm hồn Nga”, nhưng ông là cha đẻ của văn chương Nga, ông là một thiên tài không thể sai và quan trọng nhất, ông đã không làm độc giả rối trí với tính từ đáng nguyền rủa: “bí ẩn”. Tatyana Larina, nhân vật nữ chính trong tác phẩm Onegin, là một trong những nhân vật văn học Nga đầu tiên có “tâm hồn Nga” và là một trong những hình mẫu rõ ràng nhất về những phẩm chất của tâm hồn đó. Tatyana (“một tâm hồn cực kì Nga, mà chính mình không biết như thế nào và tại sao”), có thể ít nói tiếng Nga, nhưng đủ hồn nhiên để trải lòng với người đàn ông mà cô yêu, bất chấp những quy ước của xã hội thượng lưu, và đủ trung thành để từ chối bỏ chồng, ngay cả khi tình yêu đích thực của mình đòi hỏi như thế.
Tâm hồn Nga ở đây cởi mở đến hồn nhiên, cực kì trung thành và không chấp nhận giả dối. Nó vượt qua sự giả tạo bằng cách để Tatyana phụ thuộc đơn ngữ vào tiếng Pháp, và thất bại trước giả dối qua những quy ước hôn nhân mà cô vi phạm. Tâm hồn cô cũng “rộng mở” (tính từ chỉ đứng thứ hai sau “bí ẩn”, thường gắn với tâm hồn Nga), một tính từ thường được cố đưa ra để phần nào đề cao không gian mênh mông của nước Nga, nhưng trong thực tế nó liên quan đến một kiểu hào phóng vô độ, khiến người Nga vung tay “chơi đẹp”, nhất là khi họ uống rượu. Nhưng việc sẵn sàng trả tiền cho tất cả mọi người, niềm vui khi mời cả làng ăn cỗ lại trái ngược hẳn với sự thiếu cần cù trong lao động và quá kém cỏi trong việc đánh giá giá trị vật chất. “Chúng ta là những người lười biếng và không ham học hỏi”, Pushkin viết như thế trong lúc chán nản.
Có lẽ đó là lý do vì sao người Nga thích nghĩ rằng toàn bộ bọn đầu sỏ chính trị đều là Do Thái, trong khi người Nga thì trung thành và cởi mở, không chấp nhận lừa dối, vị tha và rộng lượng, nhưng đồng thời lại lười biếng và không quan tâm đến thế giới xung quanh. Đấy chính là cốt lõi, huyền thoại về tâm hồn Nga “bí ẩn” và “rộng mở” được thêu dệt xung quanh cái trục này. Các chủ đề khác cũng lớn dần cùng với thời gian. Năm 1880 trong bài phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Pushkin ở Moscow, Dostoevsky nâng ly chúc một loại khổ dâm: Tatyana không chịu ngã vào vòng tay Onegin “như một người phụ nữ Nga”, vì “một tâm hồn Nga đích thực quyết định như sau: buông tôi ra, buông ra, hãy để tôi là người bất hạnh.” Còn nhà văn Liên Xô Vasily Grossman (gốc Do Thái) gọi hiện tượng tương tự là “tinh thần nô lệ”, và nhà triết học thế kỷ XIX, Nikolai Berdyaev phàn nàn rằng nó là “sự thụ động của đàn bà.” “Nga là đất nước đầy những mâu thuẫn, đầy những xung đột”, Berdyaev viết năm 1915.

Và tiếng lành đồn xa
Có những định nghĩa khác, nhưng hầu hết đều là vật trang trí trên cái lõi này và không định nghĩa nào được sử dụng nhiều. Nước Nga có khá nhiều người khéo léo, biết né tránh, tư lợi và đầy tham vọng (xin dẫn ra đây: tờ The Moscow Times ngày 18 tháng 6 đăng bài “Tầng lớp người Nga ham việc đang gia tăng”), cũng như những người mạnh mẽ, nam tính và áp đảo. Tất cả những người mang hộ chiếu Nga, nói tiếng Nga – họ không chỉ là các công dân Nga (Rossiysky) mà còn là người Nga (Russky) nữa. Có nghĩa, hoặc là không có linh hồn nào như thế, hoặc nó không là riêng của người Nga, hoặc không phải tất cả người Nga đều có tâm hồn như thế.
Như vậy, câu hỏi quan trọng không phải là liệu có tồn tại cái cốt lõi của tính cách Nga này hay không – thực ra là không – mà là vì sao những lí thuyết hão huyền đó lại được người ta, trong đó có những bộ óc vĩ đại, tuyên truyền một cách nhiệt tình như thế và trong thời gian dài như thế.
Có một cách giải thích phù hợp. Tatyana và Yevgeny Onegin là Adam và Eve – ông tổ, bà tổ của những nhân vật văn học, phát triển rầm rộ cả một thế kỷ trong khi các nghệ sĩ và các nhà tư tưởng Nga nỗ lực xác định tính cách Nga thường trái ngược với hầu hết mọi thứ khác của họ. Vì vậy mà có sự ám ảnh với cái xa lạ – tâm hồn Nga cởi mở của cô Tatyana tuy mơ ngủ nhưng vẫn sống động mặc dù được giáo dục theo lối Pháp, nó vượt qua và thất bại nơi những qui ước xã hội giả tạo, nhập khẩu từ nước ngoài – và cuộc tìm kiếm vô vọng một liên đới gắn kết tất cả các thành tố của một quốc gia bị chia rẽ đến cùng cực. Vì vậy mà trong Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy, Natasha Rostova, một phụ nữ thượng lưu ở St Petersburg và một trong những hậu duệ văn học của Tatyana, nhận thấy trong mình một số kiến ​​thức bẩm sinh “thấm đẫm không khí Nga” để biết nhảy theo một điệu nhạc của nông dân “Nga” mà cô chưa nghe bao giờ.
Để hiểu được việc này có bao nhiêu phần hoàn toàn mang tính văn chương và các văn nhân thời đó hiểu nó như thế nào, cần phải đọc bài diễn văn nổi tiếng của Dostoevsky năm 1880, tức là bài diễn văn đã biến tác phẩm này thành “thiên tài.” Pushkin, ông nói với đám đông, đã xuất hiện “đúng vào lúc chúng ta bắt đầu tự ý thức về chính mình”, ông lập tức thể hiện được “một tư tưởng sâu sắc và hoàn toàn Nga” và đã chỉ ra số phận mang tính cứu chuộc của nước Nga và nhân dân Nga”, một dân tộc mà “trong tâm hồn mình có tình huynh đệ đối với tất cả những người anh em của chúng ta, và đằng sau nó, có thể là, tiếng nói quyết định trong việc tạo dựng sự hài hòa vĩ đại cho tất cả mọi người, tạo dựng sự hiệp thông mang tình huynh đệ của tất cả các dân tộc phù hợp với luật pháp của Kinh Phúc âm của Chúa Kitô của chúng ta.” Tự nó, lời tuyên bố ấy là một nỗ lực nhằm tìm cho ra mối liên kết thần bí giữa những người thân Slav và những người thân phương Tây, theo cách mà Tolstoy đã cố gắng đặt sợi dây liên lạc giữa những nhà quí tộc như Natasha với những người nông dân.
Tất cả đều rất đẹp, rất lãng mạn và thậm chí là tạo cho người ta cảm hứng nữa. Cuộc tìm kiếm nước Nga kéo dài cả thế kỷ – trong đó tiểu thuyết đóng vai trò của chính đề, của tuyên ngôn và phòng thí nghiệm tư tưởng – đã tạo được một số cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất từng được viết ra, và người ta có quyền tự hào. Nhưng tất cả những điều mà người ta tìm kiếm đều là giả tạo. Thí dụ như Konstantin Levin – ngài địa chủ đầy đức hạnh trong tác phẩm Anna Karenina, mà có lẽ Tolstoy đã lồng vào nhân vật này phần lớn tính cách của chính mình – đã nhận thấy rằng hầu như không thể vượt qua hố sâu ngăn cách giữa tầng lớp quý tộc và nông dân. Dù có nghiên cứu, bắt chước bao lâu và thần tượng người nông dân đến mức nào, ông vẫn là người ngoài cuộc. Và nông dân là khoảng 80% dân số. Có lẽ nông dân là người bảo vệ những cách sống tinh khiết hơn và thánh thiện hơn của nước Nga, nhưng cả Tolstoy lẫn những người bạn văn vĩ đại của ông đều không tiếp cận hoặc không hiểu được.
Như vậy là, các dự án nhằm tìm cho ra hạt nhân của tâm hồn gắn bó nhân dân Nga thành một khối đã bị thất bại ngay từ đầu, và cái lí thuyết mà những con người khổng lồ của nền văn học Nga dựa vào là đáng ngờ. Nhưng có một lý do nữa khiến người ngoại quốc tò mò thích thú với những câu chuyện về “tâm hồn Nga”. Vấn đề là chẳng có người Nga nào tin vào nó. Trong một cuộc khảo sát không hẳn theo tiêu chí khoa học do website Russia Profile thực hiện, một luật sư nổi tiếng người Moscow nói ngay rằng “không làm gì có một tâm hồn như vậy”, và sau đó ông này đã thảo luận rất tỉ mỉ về sự cởi mở, lòng trung thành, sự lười biếng và thiếu óc tò mò. Khi được hỏi liệu như vậy có nghĩa là Pushkin sai, ông nói, “Pushkin không thể sai được. Ông ấy là một thiên tài!”
Một nhà quản lý cấp cao của một ngân hàng ở Moskva, người đã nghiền ngẫm câu hỏi này trong một thời gian, tuyên bố rằng tâm hồn Nga chỉ là cách mà thế kỷ XIX giải thích những sự khác biệt giữa Nga và phương Tây lúc đó, và đúc kết lại thì chỉ là một bảng liệt kê những điều trái ngược nhau mà thôi. Nhưng, ông đồng ý rằng sự “rộng mở” của “tâm hồn Nga” thể hiện rất rõ khi họ nhậu nhẹt – và tâm hồn đó – kèm theo một lượng rượu khổng lồ – là thành phần vô cùng quí giá trong việc xây dựng đội ngũ (team building) của công ty. Một kế toán viên cho rằng, tâm hồn Nga là lòng yêu nước và tinh thần cộng đồng, và đã gần như đã mất hết – “mười năm nữa là nó vĩnh viễn biến mất”. Một nghệ sĩ piano tuyên bố bà chỉ sử dụng cụm từ này theo lối mỉa mai, và rất ít khi theo nghĩa tích cực. “Tâm hồn Nga ư? Tâm hồn Nga là khi bạn tôi đưa tiền cho chồng đi mua thực phẩm và phải ba ngày sau hắn mới về, nồng nặc mùi rượu, máu me bê bết và trên người chẳng còn mảnh vải che thân nào. Đó là tâm hồn Nga”, bà nói. Một người lái taxi thân thiện cho biết “tâm hồn Nga không chứa chấp hận thù”; ngưng một chút, ông nói thêm: “Nhưng con trai tôi bị thằng em họ ám sát. Tôi mà tìm được nó thì… Thằng đó không đáng sống.”
Vậy bây giờ ta có thể nói, thành tố thiết yếu của tâm hồn Nga là gì: người Nga là những người đầy mâu thuẫn và không thể lường trước. Nhưng khái quát hóa như thế thì có khác gì sử dụng tính từ “bí ẩn” khi nói về tâm hồn Nga.
________
Roland Oliphant sinh ra và lớn lên ở East Sussex, Anh. Năm 2002 tới Hungary, khởi sự một mối quan hệ lâu dài với Đông Âu. Năm 2006 nhận bằng M.A. in Philosophy tại đại học University of Edinburgh và sang Moskva dạy tiếng Anh và biên tập cho hãng RIA Novosti. Trở thành thành viên của Russia Profile tháng 8 năm 2008.
Nguồn:  “An Exercise in Disbelief“, Russia Profie 07/8/2010

Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Nguyên Trường & pro&contra