Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

Nhà văn Mikhail Shishkin: “ĐẾ QUỐC NGA SẼ TAN RÃ, và THỜI KỲ HẬU PUTIN SẼ ĐẦY BẠO LỰC”

 NGƯỜI NGA NÓI VỀ NƯỚC NGA : 

“ĐẾ QUỐC NGA SẼ TAN RÃ, và THỜI KỲ HẬU PUTIN SẼ ĐẦY BẠO LỰC” 

( Tại sao Nga nhiều lần lỡ hẹn với nền dân chủ? ) 

Văn sĩ Mikhail Shishkin, 62 tuổi, sống tại Thuỵ Sĩ, được nhiều người coi là một nhà văn Nga lớn đương đại, vừa có bài trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp. 

Lạc quan cho Ukraina, tin tưởng Ukraina chiến thắng, nhưng ông rất bi quan về tương lai dân chủ của đất nước mình. Trong bài phỏng vấn mang tựa đề "ĐẾ QUỐC NGA SẼ TAN RÃ, và THỜI KỲ HẬU PUTIN SẼ ĐẦY BẠO LỰC”, ông vạch ra các nguồn cội của tương lai đen tối này. 

Có thể tóm gọn trong 5 thông điệp sau : 

1/ Tinh thần dối trá phổ biến từ thượng đỉnh quyền lực đến toàn xã hội 

2/ Chế độ Kim tự tháp từ thời Mông Cổ và Cuộc “nội chiến” giữa ‘‘Hai nước Nga” kéo dài hơn hai thế kỷ nay 

3/ ĐA SỐ NGƯỜI NGA KHÔNG Ý THỨC VỀ TỘI ÁC mà họ ĐỒNG LOÃ …. 

4/ ĐA SỐ NGƯỜI NGA CÓ HỌC, TỬ TẾ PHẢI LƯU VONG

5/ Sự tiếp tay tội lỗi của nhiều nền dân chủ phương Tây đối với chế độ Putin. 

Cuộc phỏng vấn Mikhail Shishkin được thực hiện nhân dịp ra mắt cuốn tiểu luận mới của ông tại Pháp (dịch từ nguyên bản tiếng Đức) : “Chiến tranh hay Hoà bình. Suy ngẫm về thế giới Nga”. Mikhail Shishkin từng đoạt nhiều giải thưởng văn học danh giá nhất của Nga (Giải Booker Nga, Giải Bolchaïa Kniga). 

SAU ĐÂY LÀ PHẦN CHUYỂN DỊCH BÀI PHỎNG VẤN 

PHẦN 1: DỐI TRÁ PHỔ BIẾN - KIM TỰ THÁP thời MÔNG CỔ và cuộc “NỘI CHIẾN giữa HAI NƯỚC NGA”

@@@@@

1 / DỐI TRÁ PHỔ BIẾN TOÀN XÃ HỘI 

L'Express: Để hiểu nước Nga, trước tiên theo ông phải nhận ra sự dối trá đã phổ biến như thế nào trong lịch sử và xã hội Nga. “ 'Sự thật Nga' là một lời nói dối vô tận”, ông đã viết. Có thật vậy không ? 

Mikhail Shishkin: Trong lịch sử Nga, nói dối là cách duy nhất để tồn tại. Khi tôi còn trẻ, dưới chế độ cộng sản, dối trá có mặt khắp nơi. Nhà nước đánh lừa người dân, và người dân cũng đánh lừa nhà nước. Những kẻ nắm quyền lực sợ hãi chính người dân của mình, điều đó đã khiến họ nói dối. Dân chúng cũng tham gia vào sự dối trá này, bởi vì chính họ sợ hãi giới nắm quyền. Các áp phích tuyên bố với người dân rằng Liên Xô là "bức tường thành của hòa bình" và trong thời gian này, xe tăng Liên Xô đã can thiệp khắp nơi trên thế giới. Đó là lý do tại sao nhà văn Solzhenitsyn, khi muốn tiêu diệt chế độ, đã công bố lời kêu gọi nổi tiếng "không sống giả dối". 

Hiện nay, không chỉ Putin, những người xung quanh ông, mà cả những công dân bình thường, vẫn tiếp tục vòng luẩn quẩn dối trá này. Ở phương Tây, mọi người không hiểu làm thế nào mà một nhà lãnh đạo có thể nói dối công dân của mình một cách vô liêm sỉ như vậy, chẳng hạn như đảm bảo vào năm 2014 rằng không có binh lính Nga nào ở bán đảo Crimée. Nhưng, với người Nga, điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Theo quan điểm của họ, đánh lừa kẻ thù không phải là một cái tội, mà là một đức tính quân tử chân chính. Và khi, ở đất nước của mình, Putin nói dối, mọi người đều biết rằng ông ta nói dối, và bản thân ông ta biết rằng mọi người đều biết điều đó, nhưng các cử tri của ông ta chấp nhận những điều bịa đặt của ông ta. 

Trong một thế giới dân chủ, lời nói là quan trọng. Ở châu Âu, cuộc Cải cách Tin lành đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản: những gì được nói ra phải được thực hiện nghiêm túc và được coi là ràng buộc. Đó là niềm tin đặt vào lời nói. Nếu một chính trị gia ở phương Tây nói dối trắng trợn, anh ta sẽ bị thua trong cuộc bầu cử lần sau. Ở đất nước các bạn, bị kết tội nói dối có thể khiến bạn mất cả sự nghiệp. Chúng ta có thể tưởng tượng điều gì xảy ra khi tổng thống Mỹ hay thủ tướng Đức đưa quân đội để tiến hành một cuộc can thiệp vũ trang, trước khi phủ nhận sự hiện diện của binh lính của họ? Cử tri của họ sẽ không tha thứ cho họ. Nhưng ở Nga, một nhà lãnh đạo phải nói dối. 

*****

2/ CHẾ ĐỘ KIM TỰ THÁP từ thời MÔNG CỔ và cuộc NỘI CHIẾN giữa HAI NƯỚC NGA 

L’Exprese: Theo ông, về cơ bản đã không có gì thay đổi về mặt tổ chức chính trị kể từ khi các lãnh thổ của Nga nằm dưới sự thống trị của “Kim Trướng Hãn Quốc Mông Cổ” vào thế kỷ 13... 

Mikhail Shishkin : Hãy nhìn vào hệ thống chính trị của nước Nga đương đại. Nó giống hệt như một ngàn năm trước, vận thành theo kiểu Kim tự tháp! Dưới thời Đế chế Mông Cổ, các Đại Hãn (tức các thủ lĩnh Mông Cổ, như Thành Cát Tư Hãn) coi các quốc gia và dân tộc bị nô dịch là tài sản của mình. Luật cơ bản là luật của kẻ mạnh nhất, luật của bạo lực và quyền lực. Sau đó, có các Sa hoàng cai trị một xứ sở gồm những người nông nô không có quyền. Còn ở nước Nga ngày nay, vẫn không thể có tài sản tư nhân được bảo đảm, một quan niệm cơ bản trong các xã hội phương Tây. Bạn chỉ có thể có quyền sở hữu thứ gì đó, nếu bạn trung thành với quyền lực. Chúng ta đã thấy điều gì xảy ra với những nhà tài phiệt như Mikhail Khodorkovsky: một ngày bạn có mọi thứ, nhưng ngày hôm sau bạn có thể ở trong tù. Không có hệ thống pháp luật mạnh mẽ hoặc tư pháp độc lập. Mọi thứ đều thuộc về kẻ mạnh nhất. Chỉ có lòng trung thành cá nhân đối với nhóm các ‘‘bạn bè’’ của Putin, và với chính Putin. Trong hệ thống này, chiến lược sinh tồn tốt nhất là giữ im lặng. Nhà văn Pushkin đã trình bày nó một cách xuất sắc trong câu cuối cùng trong vở bi kịch của mình, Boris Godunov: ‘‘Toàn thể nhân dân giữ im lặng.’’ 

Than ôi, tất cả các nỗ lực để phá hủy hệ thống vận hành kiểu Kim tự tháp này đã thất bại. Bạn biết là chúng tôi đã có một cuộc nội chiến ở Nga đã diễn ra hơn hai thế kỷ. Vào thế kỷ 18, những người từ phương Tây đã đến Nga, vì Peter Đại đế đã lập nên vương quốc của mình. Ông làm điều này không phải để đất nước của mình thích nghi với văn hóa phương Tây và ‘‘Âu hóa’’ nó, mà vì ông muốn hiện đại hóa quân đội của mình để chuẩn bị các cuộc chiến tranh chống lại phương Tây và tận dụng các công nghệ quân sự hiện đại nhất của phương Tây. Vì dân tộc của những người nông nô không có khả năng đổi mới, Peter Đại đế đã kêu gọi công nhân nhập cư. Và những người đàn ông này đã mang theo những ý tưởng cho đến lúc đó chưa được biết đến ở Nga: tự do, cộng hòa, nghị viện, nhân quyền, phẩm giá cá nhân… Một bộ phận người Nga đi theo những ý tưởng này, bắt đầu mơ về một trật tự xã hội dân chủ. Nỗ lực cách mạng đầu tiên là cuộc nổi dậy, được gọi là cuộc Khởi nghĩa tháng Chạp năm 1825. 

Kể từ đó, có hai dân tộc chia sẻ cùng một lãnh thổ ở Nga. Họ đều là người Nga và nói cùng một ngôn ngữ, nhưng về mặt tinh thần thì hoàn toàn trái ngược nhau. Thiểu số là ‘‘người Nga gốc Âu’’, mà tôi là một thành phần, thấm đẫm văn hóa châu Âu, những ý tưởng về tự do và niềm tin rằng Nga phải thuộc về nền văn minh nhân loại nói chung. Đối với thiểu số này, tất cả lịch sử nước Nga chỉ là một vũng máu mà đất nước phải được giải thoát khỏi đó, để hướng tới một trật tự xã hội tự do của châu Âu. Nhưng bên kia, đa số vẫn giữ một quan niệm truyền thống về thế giới không thay đổi trong nhiều thế kỷ. Đó là chúng ta là một ốc đảo thiêng liêng, bao quanh là một đại dương toàn là kẻ thù, và chỉ có Sa hoàng cư trú trong Điện Kremlin mới có khả năng cứu chúng ta, giữ gìn trật tự ở Nga bằng bàn tay sắt. Đã hai lần, trong cuộc nội chiến này, chúng ta đã tin tưởng vào thắng lợi của các tư tưởng dân chủ. Vào tháng 2/1917, khi cách mạng tuyên bố đưa nước Nga trở thành nước dân chủ nhất thế giới, xóa bỏ mọi đặc quyền giai cấp, trao quyền bầu cử cho phụ nữ, bảo đảm quyền tự do tư tưởng và tôn giáo. Và sau đó, vào những năm 1990, sau sự sụp đổ của đế chế Xô Viết. Nhưng rút cục chúng tôi đã thua! 

*****

Vì sao ? 

Bởi vì, đối với hầu hết người Nga, những năm 1990 đó chẳng là gì cả ngoài sự hỗn loạn và vô chính phủ. Chế độ độc tài đã có thể được khôi phục vì yêu cầu trật tự từ phía người dân. Và, đối với nhiều người Nga, trật tự này chỉ có thể được thực hiện thông qua một chế độ độc tài. Năm 1991, sau cuộc đảo chính thất bại chống lại Gorbachev, tôi vẫn tràn đầy hy vọng. Tôi tin rằng, cuối cùng, chúng ta sẽ trở thành một nước cộng hòa tự do và dân chủ. Nhưng chúng tôi đã không có bất cứ một tiến trình phi Stalin hóa nào, không có ‘‘phiên tòa Nuremberg’’ nào xét xử các quan chức của Đảng Cộng Sản. Bạn có thể tưởng tượng rằng vào năm 1945, để phụ vụ cho mục tiêu phi quốc xã hoá nước Đức, người ta đã đưa các cựu lãnh đạo của đảng Quốc xã hoặc Gestapo lên nắm quyền hay không? Dĩ nhiên là không. Tuy nhiên, đây là điều đã xảy ra ở đối với nước Nga trong những năm 1990. Để xây dựng một xã hội dân chủ, người ta đã đưa các cựu quan chức Đảng Cộng sản, quan chức chế độ Xô Viết và người của cơ quan an ninh KGB lên nắm quyền. Điều này chỉ có thể dẫn đến thất bại. 

Khi đó Boris Yeltsin hiểu rằng người Nga đang đòi quyền lực mạnh mẽ để lập lại trật tự. Ông muốn trở thành một Sa hoàng mới. Nhưng cách duy nhất để hợp pháp hóa bản thân với tư cách là Sa hoàng không phải thông qua một cuộc bầu cử, mà thông qua các chiến thắng quân sự. Stalin có thể giết hàng triệu người Nga vì ông ta đã lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong Thế chiến thứ hai. Gorbachev nổi tiếng ở phương Tây, nhưng bị coi thường ở quê nhà, bị coi là một nhà lãnh đạo yếu kém, là người đã thua trong cuộc chiến ở Afghanistan và Chiến tranh Lạnh chống lại phương Tây. Do đó, Yeltsin muốn thể hiện uy quyền của mình bằng cuộc chiến đầu tiên ở Chechnya vào năm 1994. Bộ trưởng Quốc Phòng của ông ta, Pavel Grachev, thậm chí đã hứa với ông sẽ hạ gục Grozny trong vòng chưa đầy hai giờ. Nhưng đó là một đòn giáng cho Nga. Kết quả là Yeltsin trở nên rất không được ưa chuộng. 

Sa hoàng tiếp theo chỉ có thể hợp pháp hóa quyền lực của mình bằng một chiến thắng. Putin cần một cuộc chiến ngay khi đến Điện Kremlin. Năm 1999, một làn sóng khủng bố nhằm vào một số chung cư chỉ là cái cớ cho sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai, đây là một cuộc diệt chủng thực sự. Một năm trước đó, không ai biết Putin cả. Nhưng sau đó, ông ta đã được xem như vị cứu tinh của nước Nga. Sau đó, vào năm 2014, ông đã tổ chức sáp nhập bán đảo Crimée trước sự hài lòng của người dân. Và, vào năm 2022, các tướng lĩnh của ông ta đã hứa với ông ta sẽ hạ gục Kiev trong ba ngày. Nhưng chúng tôi biết điều gì đã xảy ra... Trong mắt người Nga và đặc biệt là những người dân tộc chủ nghĩa, Putin ngày càng bị coi là kẻ thua cuộc.

—>

Xin mời quý bạn coi phần tiếp 

PHẦN 2 : HAI MẢNG KHUYẾT LỚN của xã hội NGA : Ý thức về tội lỗi (về các hành động tội ác của chính quyền) và năng lực xây dựng dân chủ

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3390221947961036&id=100009197912801

PHẦN 3 - PHẦN CHÓT : Tâm lý “Trung Cổ” của dân Nga và hậu thuẫn "phương Tây" cho chế độ Putin 

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3390227924627105&id=100009197912801

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Nguyễn Quốc Tấn Trung: ẢO ẢNH THỊNH VƯỢNG TẠI VIỆT NAM?

 300 ngàn một trái sầu riêng đến "90 triệu người Mỹ chật vật": 

ẢO ẢNH THỊNH VƯỢNG TẠI VIỆT NAM?

[TLDR: 

So chiếu với các lý thuyết nghiên cứu xã hội trên thế giới, người viết gọi thứ mà truyền thông Việt Nam lẫn các nhóm thống trị không gian mạng xã hội Việt Nam đang làm là quá trình “phổ quát hóa giai cấp trung lưu” (the universalisation of the middle-class).

Có một thực tế là thành phần cốt cán lãnh đạo của những tòa báo, giới làm truyền thông, quảng cáo, dân vận, người “nổi tiếng” trên mạng xã hội - những người nắm đằng chuôi của quá trình tái hiện hiện thực xã hội - thường là những nhóm thị dân, giới con nhà khá giả “một căn ở, một căn cho thuê”, thậm chí có quyền thế tài chính, có vị trí xã hội, có gốc gác chính trị. 

Cùng các sản phẩm tiếp thị có xu hướng biến mọi thứ trở thành “thứ thiết yếu”, “thứ trung lưu” của các mô-tuýp quảng cáo, không có gì bất ngờ khi đời sống thực tế của người lao động lại càng trở nên vô danh, vô diện, như cách mà Mantsios mô tả (“The poor are faceless”).] 

***

Chỉ vài hôm trước khi chấp bút viết bài quan điểm này, mình nghe vài tranh cãi từ một page truyền thông nổi tiếng tại Việt Nam có tên “Insight mất lòng”, đại để cho rằng đời sống Việt Nam giá cả hợp lý, dễ sống, dễ kiếm tiền, dễ tiêu tiền… “Ngoại quốc” thì chi phí đắt đỏ, khó làm ăn, khó tồn tại (bài post này có vẻ đã bị dỡ bỏ). 

Mấy hôm sau, mạng xã hội Việt Nam lại nổi cơn tam bành với câu chuyện hai vợ chồng tranh cãi vì trái sầu riêng 300.000 đồng. 

Với giống cây ăn trái tối đa chỉ có hai mùa, việc dùng 300.000 đồng chi tiêu cho một sở thích cá nhân mỗi mùa sầu riêng như thế thì có lẽ không khó cho một quốc gia được cho là dễ sống, dễ kiếm tiền. Anh chồng trong câu chuyện bị chửi bới vì bủn xỉn, keo kiệt và gia trưởng, theo Trung âu cũng là chuyện hợp lý. 

Vấn đề là ngay sau đó, một Facebook blogger có tiếng lại chia sẻ câu chuyện lãnh đạo Bộ Quốc phòng tâm tư về tiền ăn ở cho quân nhân chuyên nghiệp: 

“Tăng thêm mỗi ngày 10 nghìn tiền ăn, tháng hết 300 nghìn là anh em mất một cái đám cưới rồi”.

Bài viết cũng chèn thêm vài bình luận: 

“Quân nhân chuyên nghiệp lương tháng 8-9 triệu, đóng tiền ăn mỗi tháng gần 2 triệu, số còn lại phải lo trăm thứ bà rằn. Tháng nào mà nhiều hiếu hỉ, lắm đám lắm phong bì thì biết giật gấu vá vai vào đâu?” 

Đến đây thì mình rối bời và ngập ngụa trong các diễn ngôn đối nghịch khi kết nối các câu chuyện đơn lẻ lại với nhau: Cuối cùng sống ở Việt Nam có rẻ, có dễ, có đáng sống hay không? 

***

[Trích dẫn]

[...] theo ghi nhận của Cimigo, nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất, từ 1.288 Mỹ kim trở lên mỗi tháng (tức khoảng 30 triệu đồng mỗi gia đình), chỉ đại diện cho 6% các hộ gia đình tại Việt Nam. 

Trong khi đó, thành phần cốt cán lãnh đạo của những tòa báo, giới làm truyền thông, quảng cáo, dân vận - những người nắm đằng chuôi của quá trình tái hiện hiện thực xã hội - thường là những nhóm thị dân, giới con nhà khá giả “một căn ở, một căn cho thuê”, thậm chí có quyền thế tài chính, có vị trí xã hội, có gốc gác chính trị. Họ thường thuộc nhóm chóp bu của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam, tức nhóm 6% mà chúng ta vừa nhắc đến ở trên. 

Vấn đề ở chỗ, họ thường tự định vị rằng mình chỉ thuộc nhóm “thị dân”, “trung lưu”, và “sống được”.

Từ đó, họ phản chiếu đời sống của mình vào không gian chung của quốc dân, biến nó thành tiêu chuẩn “cơ bản”, “trung bình”, “ai cũng có được”. 

Nguy hiểm hơn, nhóm này không nhận ra những đặc quyền, đặc lợi mà vị thế giai cấp của họ đang trao cho họ. 

KHI NGƯỜI GIÀU LÀM CHÍNH SÁCH

Những suy nghĩ này dẫn người viết trở về một tranh cãi trong lúc trà dư tửu hậu với một người anh là chuyên gia trong lĩnh vực chính sách, pháp luật. 

Bày tỏ quan điểm ủng hộ việc sử dụng xe bus, anh cho rằng để thúc đẩy chính sách này thành công cần phải có sự răn đe, thúc ép từ nhà nước, phải có động thái cấm xe máy. Anh cũng đưa ra nhận định người Việt Nam lười, ham thuận tiện trước mắt nên không muốn dùng xe bus. 

Anh cũng dẫn chứng thêm về sự “tiện lợi” mà xe bus dành cho anh - một người làm công ăn lương hay thị dân trung lưu. Mỗi ngày, anh chỉ cần đón xe bus từ lúc 7 giờ sáng là đã có thể đến nơi làm một cách an toàn và nhẹ nhàng, rồi đón xe bus lúc 5 giờ rưỡi chiều để về nhà tận hưởng không gian bên gia đình một cách thoải mái. 

Thứ anh quên nhắc, là anh có một công việc ổn định, lương tốt, danh tiếng lớn với giờ giấc bảo đảm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, một thứ đặc quyền trong nền kinh tế “xe máy” của nhiều người Việt Nam.

Thứ anh quên nhắc là gia đình anh có một căn hộ hạng sang ở một khu vực đầy đủ tiện nghi, cách trạm xe bus vài trăm mét đi bộ. 

Thứ anh quên nhắc là gia đình anh có người giữ trẻ, có giúp việc săn sóc người lớn tuổi ở gia đình khi anh vắng nhà. 

Thứ anh quên nhắc là anh chưa bao giờ phải nghĩ đến việc kiếm thêm với công việc thứ hai, thứ ba, hay chạy đôn chạy đáo nhiều nơi để có thêm tiền chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp của gia đình. 

Thứ anh quên nhắc là đến cuối tuần hay những ngày lễ, gia đình anh thường lên xe ô tô du lịch mà nắng không tới vai, mưa không ướt đầu, v.v.

Cả đời anh không cần chiếc xe hai bánh rẻ tiền thì nói thế là phải. 

Nhưng anh cũng quên rằng, đối với các gia đình nhập cư, sinh viên tỉnh lẻ, người có thu nhập thấp, người lao động - những người chiếm đại đa số dân cư Việt Nam - không có bất kỳ đặc quyền nào kể trên cả. 

Xe bus và mạng lưới xe bus nghèo nàn, chất lượng giờ giấc kém trở thành một con quái vật quan liêu với những trò bày vẽ “tiểu tư sản” về môi trường, cảnh quan đô thị. 

Họ không ghét xe bus vì ý thức hệ/ tư tưởng chính trị, mà họ ghét nó vì kiểu tư duy áp đặt “cấm xe máy” và “xe bus phải là tương lai” không hề tính đến hiện thực đời sống của họ, có nguy cơ khiến cho chén cơm của họ vơi đi từng ngày. 

Ấy thế mà, với tất cả những đặc quyền mình có, anh vẫn tự nhận mình là trung lưu.

*** 

Tham khảo toàn văn: http://bitly.ws/F855



Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Sưu tầm: 50 PHÉP TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

 50 PHÉP TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.

23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).

25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.

33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Lưu lại về học rồi dạy con cháu dần

-Sưu tầm-

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

Nguyễn Hồng Điệp: TẠI SAO NGƯỜI NGA THƯỜNG BỊ GHÉT BỎ

 TẠI SAO NGƯỜI NGA THƯỜNG BỊ GHÉT BỎ                                                                                                         Nguyễn Hồng Điệp 

Tôi định viết bài này từ rất lâu, nhưng cân nhắc rất nhiều vì không muốn đổ dầu vào lửa khi có nhiều người đang ủng hộ nước Nga, trong đó có cả bạn bè và những người tôi có quan hệ tốt. Trước khi đọc bài này, các bạn hãy giữ một nguyên tắc là coi đây là một ý kiến nêu quan điểm của một người đã có 14 năm học tập, sinh sống và làm việc ở nước Nga. Đọc chỉ để tham khảo, không cần tranh luận đúng sai. Nếu có những ý kiến phản biện khác có lý lẽ và bằng chứng thuyết phục, hãy nêu lên. Còn nếu chỉ là quan điểm riêng khác nhau, hãy giữ lại cho mình và nếu thích, có thể viết bài trên tường cá nhân mình.

     Nước Nga hay nói đúng hơn là CCCP (Liên bang Xô viết) là một đất nước rộng lớn và hùng vĩ. Đặc biệt hơn Liên bang trải dài ra 2 lục địa lớn. Ngay cả nước Nga cũng có vị trí địa lý rất khác biệt, có nhiều vùng hoang vu. Có một đặc điểm cũng cần chú ý là Nga là dân tộc gốc Slav, nhưng thuộc nhánh Đông Slav. Tôn giáo chủ đạo là Chính thống giáo Đông phương. Vì ở rìa châu Âu, nhưng lại rất rộng lớn và đông dân cư, cho nên nước Nga luôn được coi là cường quốc. Với những sự ảnh hưởng của chính trị khi hơn 70 năm nằm trong hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin, cộng với vị trí địa lý và sự hùng tráng của lịch sử, người Nga luôn có một niềm tự hào dân tộc rất đặc biệt. Trong sâu thẳm họ tự coi là thượng đẳng, luôn xuất hiện ý muốn cai trị. Họ đã từng đứng đầu một hệ thống các nước XHCN với sự áp đặt không chỉ về tư tưởng, mà còn can thiệp rất sâu vào nội bộ các nước đó. Đó là khía cạnh của bản thân người Nga. Còn thực sự họ như thế nào lại là một câu chuyện khác.

Tôi sang Nga năm 1983 theo diện du học sinh căn cứ vào Hiệp định tương trợ kinh tế của khối SEV. Với mục tiêu của SEV là giúp đỡ các nước trong khối về văn hóa, giáo dục và kinh tế. Bản chất là sự trao đổi, chứ đừng nhầm lẫn là nước Nga "cho" hay tài trợ chúng tôi. Việt nam đã phải bỏ xương máu để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, đổi lại có những khoản viện trợ nhất định để giúp cho việc này. Những gì tôi đã chứng kiến ở nước Nga từ tấm bé, thời thanh xuân ? Tôi đã không dưới một lần khóc vì cảm động trước sự yêu thương, bảo bọc của nhiều người Nga đối với chúng tôi. Nhưng sau này khi khôn lớn hơn, tôi luôn đặt ra câu hỏi "đó là tình yêu thương gì nhỉ". Họ yêu thương chúng tôi có thực lòng không nhỉ ? Câu trả lời là : Có, rất thực lòng. Nhưng tình thương đó có khoảng cách, có sự phân biệt trong tiềm thức. Bạn thấy một con chó hoang hay con mèo đi lạc, vì tình yêu động vật nên bạn đón về nhà, nuôi nấng chăm sóc tận tình. Nhưng con vật đó vẫn chỉ là vật nuôi làm cảnh, không bao giờ bạn nghĩ coi nó ngang bằng với bạn. 

Quay trở lại câu chuyện tình yêu thương của người Nga đối với chúng tôi, sự cảm kích và nhớ ơn chắc chắn sẽ không bao giờ quên trong tâm khảm lưu học sinh VN. Nhưng có bao giờ chúng ta đặt ra câu hỏi : Tại sao trong các cơ quan công quyền, trong các vị trí lãnh đạo của Nga không bao giờ có người da đen, da vàng, không bao giờ có người VN hay TQ. Dù cộng đồng người Việt ở Nga rất đông, dù trình độ và sự xuất sắc của người Việt vẫn có những nhân tố riêng. Nhưng đa số người Việt ở Nga làm gì ? Họ buôn bán nhỏ lẻ, cấp thấp, họ mở một vài công ty, nhưng cũng không thể vươn lên hàng ngũ tinh hoa, họ sống chui lủi bất hợp pháp, tồn tại được nhờ sự tham nhũng của cảnh sát. Trong khi ở chế độ xấu xa của phương Tây thì vẫn có nhiều người gốc Việt được thành đạt về mặt danh dự, hình ảnh. Như vậy tình thương của họ là thực lòng, nhưng chả khác gì yêu chú cún, chú mèo bé bỏng cả. Sự đối xử trân trọng và công bằng không có ở dân tộc này.

Không chỉ tỏ ra "làm cha" đối với những nước nhỏ bé như VN, ngay cả với đám Châu Âu hay đám đế quốc Mỹ, người Nga cũng có lòng mong muốn bước lên đầu họ. Do hoàn cảnh và chính sách phát triển cướp bóc, tham nhũng sâu rộng trong chế độ ít dân chủ, làm cho đa số người Nga còn nghèo nàn và lạc hậu về cả tư duy, về cả sự tiệm cận với những nền văn minh tiên tiến nhân loại. Dù vậy thâm tâm họ vẫn nghĩ họ xứng đáng được đứng ở vị trí cao hơn. Hãy tưởng tượng một gia đình giàu có, vì lý do không theo kịp thời đại nên bị nghèo đi, nhưng "bố nghèo không hèn nhé", vẫn rất khinh bỉ đám mũi lõ mắt xanh kia. Có cơ hội là trừng trị bọn đó ngay. Tư tưởng bá quyền, làm chủ thế giới luôn tồn tại trong dân tộc Nga.

Putin dù hiện thân của một Nhà độc tài, nhưng lại hội tụ đầy đủ tính cách Nga nhất. Nhiều khi tôi nghĩ, không có Putin vẫn sẽ có kẻ khác gây ra những cuộc chiếm xâm lăng nước khác kiểu thời trung cổ như chiến tranh Nga-Ukraine hiện nay. Nước Nga sẽ không chấp nhận bị coi thường, không chấp nhận đứng ở vị trí phía sau, thiếu tiếng nói và không áp đặt được vào thế giới quanh họ. Đây là điều đặc biệt của dân tộc này, nhưng dù sao cũng không phải là vấn đề gì quá lớn. Nó chỉ trở thành bi kịch cho nhân loại khi cộng hưởng được với tham vọng của một lãnh đạo nước Nga nào đó, ở đây là Putin.

Một số người trong đó có bản thân tôi, khá ngạc nhiên khi thấy sự đồng thuận đến bất ngờ trong việc cô lập kinh tế, văn hóa và thể thao đối với nước Nga. "Bọn tư bản thối tha, bọn phương Tây đáng ghét" cùng xúm vào đánh hội đồng một người, đâu có gì là quân tử nhỉ. Nhưng khi cả đến nhiều nước ở Châu Á hay có tiếng trung lập như Thụy Sỹ cũng phá bỏ các nguyên tắc trăm năm nay để tấn công nước Nga, thì chúng ta cũng nên đặt ra câu hỏi "Tại sao nhiều nước, nhiều người ghét nước Nga vậy". 

Không có lửa làm sao có khói, chẳng lẽ tất cả là đều bị bọn đế quốc Mỹ giật dây, sai khiến, tất cả là đều bị truyền thông xỏ mũi, tẩy não hay sao. Thế giới đa cực và nhiều chiều, cho nên một vấn đề cũng không thể khẳng định như đinh đóng cột được. Có thể có những nguyên do từ chính trị, nhưng chắc rằng nhiều người Ba lan, Séc, Hung hay Albani đã từng chứng kiến những giai đoạn đất nước của họ nằm dưới sự điều khiển của Nga, họ hiểu đó là như thế nào, họ không muốn nước Nga trở thành "Đại Nga", lại quay trở lại thời đó nữa. Sự ghét bỏ Nga là sự thật. Còn nguyên nhân ghét là từ đâu thì mỗi người trong chúng ta nên tự suy ngẫm.

Tôi là người có tình yêu vô bờ bến với phong cảnh, văn học và lịch sử nước Nga. Đã có những giai đoạn gần 2 năm tôi sống hoàn toàn cùng người Nga, nói tiếng Nga (không dùng tiếng Việt trong suốt 2 năm). Cho nên nói rằng có hiểu nước Nga hay không, có kinh nghiệm gì hay không, chắc là cũng không ít. Nhưng đừng nhầm lẫn hay đánh tráo khái niệm. Tình yêu đối với nước Nga còn nguyên đó, nhưng bên cạnh đó vẫn có những điều làm tôi ghét người Nga. Bạn là ai trên thế giới này, bạn có đóng góp gì cho xã hội loài người, hãy làm điều đúng để đừng bị cả thế giới ghét bỏ.  

Nguyễn Hồng Điệp

   23/03/2022

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

FB Mai Quoc Viet:

 Nợ các bạn stt chim Việt nhân xứ Việt định xây dựng khu du lịch khỏa thân.

Tôi đã đọc kỹ kế hoạch này, khu du lịch khỏa thân ở Việt Nam không giống những khu khu du lịch khỏa thân khác trên thế giới, ví dụ như ở Đức những thập niên 80 là khách buộc phải khỏa thân, còn ở mình tùy khách, chỉ buộc những người phục vụ kể từ bà quyét dọn đến ông giám đốc đều phải khỏa thân nên bắt buộc phải qua các cuộc sát hạch, nghĩa là mọi thứ phải đẹp đặc biệt chim & bướm.

Tôi chỉ có ký ức về chim còn bướm thì chỉ lờ mờ nhớ, nên đã xin phép các bạn ở stt này chỉ bụng lụa về chim theo đúng tên khóa học là c.ạc.

Mong các bạn khi viết bình luận cho stt này chỉ nên bàn về c.ạc chẳng nên vì hứng quá lại bàn sang bướm tên khoa học là l.on.

Xin được rào đón trước, stt này không là một stt khiêu dâm, hơn thế là một stt về tình yêu giống nòi của riêng tôi.

Nhớ nhé.

Xin phép được bắt đầu.

Năm 1978 tôi về học tiếp một năm tiếng Nga ở khoa dự bị trường đại học tổng hợp Taskent.

Khoa dự tiếng Nga nên chỉ dành cho sinh viên ngoại quốc, thời này không có sinh viên Trung Quốc vì quan hệ với Liên Xô bỗng dưng xấu, không có sinh viên khối Đông Âu vì họ không cần học tiếng vào học thẳng luôn, chỉ còn mỗi sinh viên châu Phi và sinh viên Trung Đông, Việt Nam mình khá đông có khoảng 60 người trong đó có hơn 40 nam lèo tèo dăm ông bộ đội ra quân còn lại là học sinh vừa mới tốt nghiệp phổ thông đang ở độ tuổi bẻ gãy sừng bò.

Giai đoạn này đói khổ nên thanh niên Việt Nam phần lớn nhỏ bé nhẹ cân, nam cao 1.6 m cân nặng 45 kg là đạt chuẩn quốc gia.

Ông bà mình nói "xấu dây tốt củ" là bàn về sự cá biệt còn phổ biến đúng theo qui luật là "xấu dây xấu củ".

Tôi cao như tây gầy như ta, cao 1.7 m, gầy tong teo, chân như tay & tay như chân, luôn mặc hai quần để có tí mông kể cả mùa hè rực rỡ, luôn phải cố tình đi lom khom cho có vẻ giống người.

Tôi được xếp đủ chuẩn hội viên hội khuyết tật Việt Nam.

Lạ, chỉ sang Liên Xô vài tuần ăn uống phủ phê đủ món tôi lại phổng phao lên bất ngờ, vẫn cao như tây nhưng không còn gầy như ta.

Nói chung là ngon hao hao giống tây Trung Á.

Rất ổn mọi thứ.

Thứ mà tôi đang bàn cũng rất bảnh tỏng.

Tôi tự biết vì tôi có cơ hội so sánh.

Khu dự bị là một tòa nhà bốn tầng, hai tầng trên là ký túc xá, hai tầng dưới là khu vực lớp học, tầng ngầm là khu hậu cần trong đó có nhà tắm chung.

Nhà tắm chung cho nữ thì tôi không biết vuông tròn ra sao.

Nhà tắm chung cho nam rộng như sân đá bóng phủi ở nhà mình không che chắn gì, rộng mênh mông với những vòi nước nóng lạnh từ trên trời, có nơi treo móc quần áo, tụt các loại quần ra treo lên móc là trần truồng tồng ngồng đi ra các vòi nước.

Lần đầu tiên tôi thấy c.ạc tây đen, khủng khiếp tôi phát hoảng chạy ngược trở ra.

Nói chung là khủng, chẳng tả kỹ nhé, dài to và đen, có thằng dài loằng ngoằng biết ngượng ở truồng kẹp c.ạc vào giữa hai chân nhảy vào vòi nước cứ như con chuột túi.

Tụi Trung Đông cũng chẳng kém cạnh gì, nhưng không khủng bố như tây đen có vẻ vừa chuẩn đẹp.

Anh em Việt cộng thì te tua.

Đã thế lại đầu mùa thu, mưa lạnh, mặc mỗi quần thể thao đi hết bốn tầng lầu xuống tầng hầm vào đến nhà tắm tuột quần ra xem như biến mất như trò làm ảo thuật.

Tôi đã cố tình quan sát nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy gì, cứ như trẻ con cả, đã thế lông lá lại lưa thưa lún phún trông rất đểu, có vài bố khá hơn tẹo nhưng c.ạc cũng chỉ hao hao giống con chuột nhắt.

Trông thảm thương vô cùng.

Tụi tây đen cứ trố mắt ra nhìn rồi bụm miệng cười kiểu như ý nói, như thế mà gọi là c.ạc à?

Tôi láu cá ngay từ buổi tắm đầu tiên.

Xuống đến nơi, chưa tuột quần vội, tôi ngồi yên trên ghế gỗ bạch dương nhắm mắt tưởng tưởng đến những em tây xinh đẹp đi đầy đường, đến lúc nào đạt đến mức ngon lành tôi mới tuột quần đi vào vòi tắm, thậm chí giả vờ quên xà bông để lượn đi lượn lại mấy vòng.

Tụi tây đen nhìn tôi giơ ngón tay cái lên trời.

Tụi Trung Đông nhìn tôi giơ hai ngón tay chữ V biểu tượng của chiến thắng lên trời.

Mấy chú Việt cộng nhìn tôi chậc chậc lưỡi ngưỡng mộ.

Anh đơn vị trưởng vốn là môt lính biệt động Sài Gòn nhỏ thó nhìn tôi sửng sốt, của mày sao to thế.

Nhớ mãi.

Một lần anh đơn vị trưởng tập hợp lại hết các chú Việt cộng.

Anh nói như ra lệnh, từ nay học dốt chẳng sao, đánh nhau chẳng sao, quan hệ bất chính với người nước ngoài chẳng sao, tư tưởng diễn biến chẳng sao, nhưng ai trong số các đồng chí không cẩn thận vô tình đi tắm với tụi tây đen để tạo điều kiện cho tụi nó dèm pha cười cợt giống nòi của tổ tiên con lạc cháu hồng là sẽ bị kỷ luật.

Anh dừng lại thớ dốc nói như ra lệnh, cấm các đồng chí tắm chung với tụi tây đen, khi đi tắm phải né tụi tây đen  ra, đến nơi chưa tuột quần vội phải thay nhau quan sát phát hiện  thấy tây đen tắm thì về...

Anh ôn tồn nhìn tôi rồi như ra lệnh, cậu Việt từ nay nhận nhiệm vụ mới, miễn phải sinh hoạt đoàn, ngày nào cũng phải đi tắm như một nhiệm vụ để gỡ gạc lại hình ảnh đất nước đã vì không cẩn trọng mà mất, cứ lao vào tắm cùng tụi tây đen càng nhiều càng tốt.

Toii định thốt lên, thưa anh một tuần em tưởng tượng một lần thì chẳng sao, còn ngày nào em cũng phải tưởng tượng thì ông tổ em là Mai An Tiêm sống lại em cũng thân ái chào quyết thua, nhiện vụ gì kỳ, chẳng thà anh giao em làm bó đuốc lao vào kho xăng như cụ Lê Văn Tám em còn cố được.

Thông điệp gửi đến cho khu du lịch khỏa thân  Việt Nam sắp hình thành, tuyển nhân viên nam tiêu chuẩn đầu tiên là phải biết tưởng tượng.


Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

Ngô Nhật Đăng: Tiểu luận cuối tuần - TÌNH BẠN

 Tiểu luận cuối tuần:

TÌNH BẠN

 Trong cuốn “Căn cước” (nhà xb Nhã Nam 2020) - Milan Kundera để nhân vật chính phát biểu : “Nếu phải chọn giữa sự thật và người bạn, tôi luôn chọn người bạn”.

Kundera nhà văn Tiệp Khắc nổi tiếng với tác phẩm "Nesnesitelná lehkost bytí" đã được dịch ra tiếng Việt với tiêu đề thật là đắt : “Đời nhẹ khôn kham”. Ông có một cuộc đời chìm nổi vì chính kiến của mình. Năm 1948 Kundera là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản Tiệp Khắc, đến năm 1950 bị khai trừ vì “chống đảng”, năm 1956 được kết nạp lại và đến năm 1970 thì bị khai trừ vĩnh viễn sau sự kiện “Mùa xuân Praha” khi xe tăng Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc.

Kundera đã bị shock khi người bạn thân thiết từ hồi trung học đã im lặng trong một buổi “đấu tố” vắng mặt ông - người bạn tự nhận là mình đã “rất dũng cảm” khi không thốt ra một lời bênh vực bạn mình, và cũng tự nhận: “Không quy hàng trước trạng thái loạn thần kinh chung của xã hội và cảm thấy lương tâm mình hoàn toàn trong sạch”- bằng cách nào? Bằng cách im lặng.

Vậy tình bạn là gì ? Tại sao người ta lại cần phải có bạn ? Và tại sao tình bạn lại chỉ phát triển trong giới đàn ông ? Một kiểu lãng mạn không dành cho phụ nữ. Nhiều phụ nữ đã đến và rời bỏ tôi vì lý do "coi bạn còn hơn cả vợ" - mọi lý lẽ để giải thích đều vô ích nhưng tôi không thể bỏ bạn cũng bởi bạn không cho phép tôi bỏ vợ, nên kết quả sẽ là bị vợ bỏ.

Trong “Đời nhẹ khôn kham”, Kundera viết : “Sự hoà giải với Hitler phát lộ điểm sai lầm về đạo đức vô cùng sâu xa của thế giới dựa trên căn bản không có sự trở về. Bởi trong thế giới này, chuyện gì cũng được tha thứ trước, nên, một cách đầy vô tâm, người ta sẵn sàng cho phép chúng xảy ra (một lần nữa)”.

Do vậy, tình bạn là một thứ vô cùng cần thiết để nhớ về quá khứ của mình, vì nó được vĩnh viễn mang theo tâm khảm, nó bảo toàn sự toàn vẹn của cái Tôi. Để cái Tôi không bị teo tóp, khô héo cần phải chăm sóc cho những hồi niệm về tình bạn - vì người bạn là những chứng nhân của quá khứ - những tấm gương và ký ức của ta, bạn như những tấm gương để chúng ta có thể soi vào. Tình bạn mạnh hơn hệ tư tưởng, hơn tôn giáo thậm chí còn hơn cả dân tộc (bởi vẫn tồn tại những tình bạn xuyên biên giới bền vững).

Lưu Bình - Dương Lễ, một tình bạn kiểu gì vậy ? Hay Sancho Panza, một người bạn đích thực của Don Quixote dù với địa vị là kẻ hầu với ông chủ và luôn luôn cãi nhau. Rồi tình bạn của những chàng Ngự lâm quân trong “Ba chàng ngự lâm pháo thủ” của Dumas ? Ở hai phe đối địch nhưng không hề ảnh hưởng đến tình bạn của họ. Họ đặt tình bạn cao hơn mệnh lệnh, cao hơn đức vua và hoàng hậu, cao hơn lẽ phải (của mỗi bên) và thậm chí cao hơn sự thật.

Rút vũ khí đánh lại bọn cướp bảo vệ bạn, cõng bạn bị thương ra khỏi bãi mìn phải chăng là những thử thách của tình bạn ?

 Nhưng khi nhà bạn bị giải tỏa vì một dự án hình thành bởi sự cấu kết của những con buôn vô đạo với các quan chức bất lương hoặc bạn bị đuổi việc thì bạn mong chờ gì ở sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp ?

 Hoặc khi lên tiếng chỉ trích chế độ, bạn bị cơ quan an ninh “mời làm việc” thậm chí có thể bị bắt tù - bạn mong gì ở những người bạn ?

Có lẽ tình bạn được sinh ra từ khi loài người xuất hiện, người đàn ông cần bạn bè, một liên minh chống lại sự thù địch bởi nếu không có bạn anh ta sẽ phải một mình đối diện với thú dữ hoặc kẻ thù. Kẻ thù khi đó là một thực thể hữu hình và cụ thể. Giờ đây nó trở nên vô hình, vô danh, nó là các đạo luật, các thể chế chính trị “vô nhân xưng” như Havel đã gọi. Vậy nên, giúp đỡ bạn cũng lại là cái gì đó cũng vô danh, vô hình - một tổ chức cứu trợ của xã hội dân sự, một công ty luật với những luật sư, cộng đồng mạng xã hội - tất cả đều vô danh, vô hình đối với cái Tôi của bạn.

Xã hội hiện đại đã đặt khái niệm “tình bạn” trên cơ sở “có đi có lại”. Có hợp lý không khi đòi hỏi bạn mình liều mạng lên tiếng bảo vệ mình giữa đám đông độc ác để anh ấy lại phải chuốc lấy mọi hệ lụy như mình phải chịu ? Nhất là người đó lại là bạn của bạn.

 Tóm lại, đưa ra một yêu cầu có thể khiến bạn mình bị phiền toái thì anh chính là người không tôn trọng tình bạn. Tình bạn đã mất đi nội dung xưa, nó đã biến thành một “khế ước” quy định 2 bên phải tôn trọng lẫn nhau.

Khi người ta trút mọi tội lỗi lên đầu anh, khi anh bị vứt vào chuồng sư tử, anh mong đợi gì từ những người quen biết ? Một số hùa vào để cắn xé anh thêm, một số khác có thái độ kín đáo không nghe, không thấy - thận trọng và tế nhị - Số này, theo quan điểm hiện đại chính là bạn anh.

Một lần, tôi nhận được giấy mời của cơ quan an ninh. Xét theo mức độ thì đây là lần căng thẳng hơn rất nhiều so với vô số lần trước đó, thậm chí có khả năng sẽ bị bắt. Có mấy người bạn tới chơi. Tất nhiên, tôi giấu chuyện ngày mai sẽ phải đi “làm việc” bởi không muốn bạn phải lo lắng, khó xử - Bạn mà, không thể mang phiền toái đến cho họ. Chúng tôi nhậu, trò chuyện đến tận khuya. Tôi vui lắm, thầm nghĩ nếu bị bắt thì đây sẽ là một kỷ niệm thú vị. Sáng hôm sau tôi dặn vợ : “Đừng nói gì, nếu ngày mai mà anh chưa về thì hãy nói. Nếu anh bị bắt thì em cứ yên tâm, sẽ có những người bạn của anh tìm em”.

Hơn 9h tối tôi mới được về - chẳng có gì thay đổi cho cái án đang treo lơ lửng trên đầu - Bà xã nói : “Em không giấu, anh đi là em nói luôn, bạn anh cũng lập tức ra về liền”. Nàng có vẻ bất mãn, tôi an ủi : “Em đừng nặng nề, mình đâu có quyền yêu cầu họ phải làm gì hơn thế, dù sao cũng là bạn bè, đồng quan điểm với nhau trong rất nhiều vấn đề”. Nàng cho tôi coi tin nhắn, thì ra người bạn nhắn vợ tôi nên bỏ trốn kẻo bị bắt lây. Tôi thực sự vui mừng khi có thể ngay lập tức tuyệt giao mối quan hệ này, giải phóng khỏi cái khế ước chết tiệt về tình bạn thời hiện đại. 

Bởi vậy, chúng ta cần phải xây dựng tình bạn theo những quan niệm của ông bà, cha mẹ ta xưa, thứ tình bạn cao nhất so với mọi giá trị khác. Và tôi cũng vui mừng vì bản thân vẫn có những người bạn theo đúng nghĩa bạn. Suy cho cùng đạo đức chính là sự quay trở về, nói cách khác khi không có tình bạn thì khả năng quay về với ký ức cũng sẽ bị thiến hoạn, nó là căn nguyên sinh ra bệnh ung thư suy đồi đạo đức xã hội.



Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Cha Đưa Con Trai Vào Sòng Bạc Và Bài Học Kinh Doanh Để Đời

 Bài hay !!!

Kinh doanh hay đầu tư gì các bạn cũng nên đọc qua một lần 

                   <<< ••• >>>

Cha Đưa Con Trai Vào Sòng Bạc Và Bài Học Kinh Doanh Để Đời

Cha đưa con trai vào sòng bạc và bài học kinh doanh trong chuyện đầu tư là câu chuyện 

– “Khi nào con đủ 23 tuổi, ta sẽ giao lại cả cơ nghiệp này cho con”, vua tàu biển Harry của nước Mỹ tuyên bố với cậu con trai “Harry nhỏ” của mình như vậy. 

  Nhưng chẳng ai ngờ, đến ngày sinh nhật lần thứ 23 của con trai, ông lại đưa cậu vào sòng bạc…

Một trải nghiệm đáng nhớ

Trong ánh mắt thảng thốt, ngạc nhiên của Harry, ông dúi vào tay cậu 2000 đô la. 

  Liền sau đó, ông dạy cho Harry tất cả các mánh khóe trên bàn bài, dạy một cách thản nhiên và lạnh lùng đến kỳ lạ. 

   Sau cùng, ông nói với cậu một câu thế này: 

  “Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, con cũng không được để thua hết sạch tiền”.

   Harry gật đầu vâng dạ nhưng cha của anh vẫn không yên tâm. Ông nói:

 “Hãy hứa với ta là con phải giữ được 500 đô la sau khi bước chân ra khỏi đây”. 

  Harry tự tin vỗ vào ngực mình, hứa hẹn chắc nịch:

   “Con sẽ làm được, cha không phải dặn dò nhiều!”.

Tuy nhiên khi bước vào sòng bạc, ngồi vào bàn chơi, cậu chàng Harry mau chóng bị thôi miên bởi ma lực của những viên xúc xắc, những lá bài. Cậu điên cuồng đặt cửa như con thiêu thân, quên sạch lời cha dặn và lời hứa của mình lúc trước. Chẳng bao lâu sau, Harry thua sạch không còn một đồng.

Cậu chán nản, lê từng bước nặng nhọc ra khỏi sòng bài. Cậu đã tưởng rằng hai ván cuối, nước bài đã đẹp hơn, có thể gỡ lại số vốn ban đầu. Nào ngờ, kết quả còn tồi tệ hơn làm vậy!

Cha của Harry trông thấy con trai của mình mặt mày ủ dột, vẫn điềm tĩnh nói: 

“Con phải quay trở lại đó một lần nữa”. 

  Rồi ông đột nhiên hạ giọng: 

   “Nhưng lần này ta sẽ không thể cho con thêm một đồng nào nữa. 

   Con sẽ phải tự kiếm lấy những đồng tiền bằng chính mồ hôi nước mắt của mình”.

Khó khăn lắm, Harry mới tìm được một công việc làm thêm. Trong suốt một tháng làm lụng vất vả sau đó, Harry kiếm được 700 đô la. Vậy là cậu lại bước chân vào sòng bạc một lần nữa. 

  Lần này Harry tự đặt ra cho mình một quy tắc: 

   Chỉ được chơi đến hết nửa số tiền trong túi, sau đó bằng mọi giá phải rời khỏi bàn.

Thế nhưng, một lần nữa, Harry lại thất bại. Khi đã thua mất nửa số tiền, bàn chân cậu như bị đóng đinh xuống sàn nhà, không thể nhúc nhích. Và cậu đã không thể giữ vững quy tắc ban đầu của chính mình. Ván cuối cùng, cậu đặt cược toàn bộ số tiền còn lại. Hy vọng lóe len rồi lại vụt tắt. Harry tiếp tục trắng tay.

Cha của Harry lúc ấy ngồi bên cạnh, nhìn cậu mà không nói gì. Ra khỏi sòng bạc, Harry tội nghiệp nhướng  ánh mắt buồn tuyệt vọng nhìn cha mình và nói: 

   “Con không bao giờ muốn quay lại sòng bài nữa. Với tính cách của con, chắc chắn con sẽ lại thua cho đến đồng xu cuối cùng. Ngay từ đầu, con đã là một kẻ thất bại rồi!”.

Nhưng chẳng ngờ, cha của cậu nhất quyết không chịu, bắt Harry phải vào sòng bài một lần nữa. 

  Ánh mắt ông đầy cương nghị, nhìn thẳng vào mắt con trai mình, nói: 

  “Sòng bạc là nơi khốc liệt và tàn nhẫn nhất thế giới. Cuộc sống này cũng giống như một sòng bạc lớn vậy. Làm sao mà con có thể bỏ cuộc được đây?”.

Để có tiền, Harry lại phải cật lực kiếm việc làm thêm. Nửa năm sau, lần thứ ba Harry bước vào sòng bạc. 

Lần này vận đen vẫn đeo bám cậu không dứt, lại là một thất bại nữa. Nhưng khác với hai lần trước, Harry đã bình tĩnh hơn rất rất nhiều. 

  Khi thua một nửa số tiền, cậu nhất quyết bước ra khỏi sòng bạc. Dù thua một nửa tiền nhưng trong lòng Harry dâng lên cảm giác của một người chiến thắng. 

  Lần này, anh đã tự đánh bại được chính mình.

Cha của Harry nhìn thấy niềm vui trong ánh mắt của con trai mình. Ông nói với cậu:

 “Con nghĩ rằng vào sòng bài là để thắng bạc sao? Không! Con phải học cách chiến thắng bản thân mình trước. Khi có thể kiểm soát chính mình, con mới là kẻ chiến thắng thực sự”.

Khi đang giành chiến thắng, bạn có thể giữ vững nguyên tắc?

Từ đó về sau, mỗi lần vào sòng bạc, Harry đã tự tạo cho mình được một nguyên tắc: 

  Khi mất 10% số tiền trong người, cậu nhất định sẽ rút khỏi bàn. 

  Dần dần, Harry dường như đã thích nghi thực sự với cuộc chơi và bắt đầu có chiến thắng đầu tiên. Không chỉ giữ chắc được số tiền mang theo người, cậu còn thắng được mấy trăm đô la nữa.

Lần ấy, cha cậu đứng bên và cảnh báo Harry rằng đây là lúc nên rời khỏi bàn. Nhưng chiến thắng đầu tiên quả thực quá ngọt ngào, làm sao Harry có thể bỏ cuộc dễ dàng như vậy chứ? Thêm vài ván nữa, Harry lại thắng được số tiền lớn hơn. Tiền trong tay cậu sắp tăng gấp đôi. Đó thực sự là chuyện chưa từng có. Harry càng trở nên phấn khích và bỏ ngoài tai mọi lời khuyên can từ cha mình. Nhưng chẳng ngờ, ở những ván sau, tình thế bắt đầu xấu dần đi. Các đối thủ bắt đầu tăng tiền cược của mình lên gấp nhiều lần. Harry trắng tay chỉ sau vài ván.

  Bấy giờ Harry như người mất hồn, vừa sốc vừa bàng hoàng, khắp người đổ mồ hôi lạnh. Lẽ ra cậu đã có thể là kẻ thắng cuộc nếu khôn ngoan làm theo lời khuyên của cha mình. Nhưng bây giờ thì cơ hội chiến thắng đã mãi mãi vuột mất, còn cậu một lần nữa trở thành kẻ thất bại. Thật cay đắng làm sao!

Một năm sau, Harry mới lại tới sòng bạc lần nữa. Harry ngây thơ của ngày xưa giờ đã đầy mình kinh nghiệm, dạn dày sương gió. 

Dù thắng hay thua, chỉ cần vượt quá 10% số tiền trong túi là cậu sẽ lập tức đứng dậy, rời khỏi sòng bạc. Ngay cả khi đang thắng giòn giã với những nước bài vô cùng sáng sủa, cậu cũng không để cảm xúc lấn át lý trí.

Cha của Harry thầm vui mừng. Bởi ông biết, trên thế giới này, những người có thể dừng lại trong khi đang ở đỉnh cao chiến thắng mới chính là những kẻ chiến thắng thực sự. 

Một hôm, ông gọi Harry lên và nói: 

“Ta sẽ giao toàn bộ cơ nghiệp tỷ đô này cho con!”. 

Harry vô cùng ngạc nhiên, lắp bắp: “Nhưng… nhưng con còn chưa có chút hiểu biết nào về kinh doanh cả!”. 

  Cha của cậu thư thái trả lời: “Kinh doanh không phải chuyện quá to tát. Có biết bao thương nhân trên thế giới đã thất bại không phải vì họ không hiểu chuyện làm ăn mà chính là bởi họ không thể kiểm soát được cảm xúc và ham muốn của mình”.

************************

  Vượt qua chính mình bao giờ cũng là cuộc chiến khốc liệt nhất, căng thẳng nhất mà cũng vinh quang nhất. Người ta sống trên đời, lòng đầy ham muốn, chuyện gì cũng có thể làm để thỏa mãn ích lợi cá nhân. 

   Cho nên nói dục vọng không giới hạn chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của đời người cũng chẳng sai. 

   Dục vọng vừa phải, những phấn đấu cá nhân chính đáng, đương nhiên là liều thuốc kích thích hữu hiệu cho sự thăng tiến của bản thân. Nhưng dục vọng điên cuồng, những truy cầu mê muội lại là thuốc độc hại người.

   Đã có biết bao người dành cả cuộc đời theo đuổi công danh, bạc tiền để rồi cuối cùng chết vì cái danh, cái lợi? 

    Nó cũng từa tựa như những người ngậm ngải tìm trầm, lang thang khắp núi thẳm hang hoang tìm cây gỗ quý, cuối cùng phải chịu chết rục nơi nước độc rừng thiêng. Cái bả lợi danh bao đời nay vẫn ngấm ngầm chuốc say, chuốc mê mệt cho những kẻ không thể khống chế bản thân mình.

   Người thành công không phải là người ham muốn nhiều nhất. Người thành công là người biết tiết chế cảm xúc tốt nhất. 

Họ biết khi nào tiến, lúc nào lui, biết khi nào ngẩng cao đầu, lúc nào phải hơi cúi thấp. 

  Họ cũng biết cơ hội đến vào lúc nào và bao giờ phải vượt qua nghịch cảnh khó khăn. 

    Nói chung, họ tự làm chủ được bản thân mình.

Còn bạn thì sao, bạn có nghĩ mình đã tự làm chủ được bản thân rồi chứ ???

           <<< Nguồn: Sưu tầm >>>

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2023

Dương Quốc Chính: CANH BẠC TẤT TAY CỦA TRUNG CỘNG

 CANH BẠC TẤT TAY CỦA TRUNG CỘNG

<Dương Quốc Chính>

Trận ĐBP chấn động địa cầu lâu nay người Việt, thậm chí cả Tây, vẫn nghĩ là sự thần thánh của đạo quân chân đất VM. Nhưng thực ra đó là 1 canh bạc lớn của Trung cộng, họ phải dồn nguồn lực vào đó, hỗ trợ bằng được ông em (về tuổi tác còn là ông anh) VNDCCH để đánh thắng Pháp. 

Bởi vì, Trung cộng từ khi hình thành 4 năm trước vẫn mang tiếng là thổ phỉ đi lên, dạng khởi nghĩa nông dân cướp chính quyền của giới tinh hoa Quốc dân đảng. Chính danh chả có, không phải đánh đổ thực dân, phong kiến gì cả. Nên chẳng có vai trò trong mắt quốc tế. 

Để khuếch trương thanh thế, tỏ ra 1 nước lớn, sau cả trăm năm bị coi là Đông Á bệnh phu, bị Tây, Nhật ức hiếp, Trung cộng bắt buộc phải "xuất khẩu cách mạng" sang Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Đem làn sóng đỏ lan ra các nước lân bang, cũng chính là vùng đệm (thuộc quốc) cũ của TQ. Bề ngoài thì coi là tình hữu nghị vô sản cùng xây dựng thế giới đại đồng, nhưng bản chất là Trung cộng muốn vợt lại thuộc địa cũ.

Lưu ý là nước Triều Tiên trước khi bị Nhật chiếm, thì là thuộc quốc của Thanh triều. Còn nước Đại Nam, thì cũng tương tự, nhà Thanh còn đánh trận tưng bừng với quân Pháp ở Bắc Kỳ, theo lời cầu viện bí mật của Tự Đức. Kết cục là thua trận, nên bị mất thuộc quốc. Chiếc ấn Việt Nam quốc vương do Thanh triều ban cho vua Nguyễn đã bị nung chảy dưới triều Đồng Khánh, để chứng tỏ sự thoát Hán bởi người Pháp.

Như vậy, việc xuất khẩu CM, hỗ trợ chế độ CS ở Triều Tiên và Việt Nam cũng chính là việc đi tìm lại quá khứ hào hùng của đế chế Đại Thanh với cái danh xây dựng thế giới đại đồng mà thôi. Nếu liên hệ với hiện tại, thì cũng giống như việc nước Nga của Putin tấn công Ukraine để đòi thuộc quốc phải quay lại vòng tay của Sa hoàng Putin đại đế. 

Hay việc Việt Nam đánh đuổi Khmer đỏ rồi đóng quân lại Campuchia cũng chính là lặp lại quá khứ huy hoàng thời chúa Nguyễn và đỉnh cao là thời Minh Mạng, bảo kê Chân Lạp, tranh giành ảnh hưởng với Xiêm. Tất cả đều nằm trong tham vọng VÙNG ĐỆM ĐỊA CHÍNH TRỊ chứ chả ai cho không ai cái gì cả, không có tình hữu nghị vô sản gì đâu.

Việc đánh thắng canh bạc ĐBP và thắng lợi ở Bắc TT sẽ tạo cho Trung cộng 1 chỗ đứng ở bàn đàm phán. Hội nghị Geneva đã đưa các đồng chí thổ phỉ, nông dân vào ngồi chung bàn đàm phán với các cường quốc từng họp hội nghị Yalta và Potsdam phân chia lại thế giới sau thế chiến như Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô (tứ cường). Với vị thế của "nhà đầu tư" cho đạo quân chiến thắng là VM, tự nhiên Trung cộng có 1 vị thế của kẻ đánh cờ phân chia vùng ảnh hưởng trong khu vực. Việc họp bàn về Triều Tiên bị đi vào ngõ cụt nên hội nghị Geneva chỉ còn bàn tới việc phân chia Đông Dương.

Chính Chu Ân Lai mới là kẻ đánh cờ trong hội nghị đầu tiên khiến Trung cộng rũ bùn đứng dậy sáng lòa 1 góc trời. Trước đây Trung Hoa Dân quốc không thể có cái vị thế đàm phán ngang cơ thế được với các cường quốc. Trung cộng lúc đó chỉ là đàn em của LX mà thôi. 

Kể từ món nợ ĐBP, rồi sau đó là việc hỗ trợ đánh Mỹ, VNDCCH càng lún sâu vào vòng xoáy  nợ nần với Trung cộng không thể thoát ra. Lối thoát duy nhất chỉ là dựa vào LX được hơn 10 năm nhưng tạo nên 1 hệ lụy đau thương khi LX sụp đổ.

Như vậy, trận ĐBP chấn động địa cầu cũng chính là thời điểm mấu chốt mà VM ký vào giấy vay nợ Trung cộng. Người ta đầu tư tiền bạc, trí lực, xương máu nhiều như vậy thì đâu dễ mà để mình tuột khỏi tay. 

SGK lịch sử không bao giờ dạy bạn về bối cảnh địa chính trị như vậy đâu, chỉ dạy các bạn về lòng tự hào khi đánh thắng đế quốc to thôi. Nhưng làm thế nào để biến đạo quân chân đất chỉ biết bắn súng kíp thành 1 đạo quân biết bắn pháo, biết phối hợp binh chủng với chiến tranh hiện đại thì họ không dạy.

Trung cộng đầu tư cho thuộc quốc không khác gì đại ca giang hồ cho đàn em vay tiền, sao mà dễ bùng nợ, dù không hề có giấy vay nợ. Đại ca không bao giờ muốn đệ tử trở nên mạnh mẽ, để nó tranh ngôi đầu đàn sao?

FB Người Kể Chuyện: Những miếng ngọc bội

 Những miếng ngọc bội.

Định kể cho bà con nghe vài mẩu chuyện nhỏ từ đêm qua mà chuyến bay dài và mệt quá không thể viết nổi nữa, mong mọi người thông cảm.

Sáng sớm nghe anh em thông báo ngoài Bắc nhiều nơi đã râm mát lại sau hai ba ngày đổ lửa, vậy là mừng rồi.

Nay xin kể lại cho bà con nghe một mẩu chuyện cũ, từ những ngày tôi còn trong rừng rú lan man tới tận những năm 2000, câu chuyện xoay quanh những miếng ngọc bội cũ, mà tôi vô tình có được và cũng vô tình nhìn thấy nó.

Ngày đó chúng tôi ở Pailin, một hôm phía bạn bắt đâu được mấy người dân buôn, trong đó họ tình nghi có hai người là quân báo của pot trà trộn vào, một trong hai người này là đàn bà, chị ta trông chừng hơn 40 tuổi, người thấp đậm, da đen tóc ngắn đặc trưng những người đàn bà thời khmer đỏ, tuy cố tỏ ra vô tội nhưng nhìn qua nhiều biểu hiện là anh em biết bà này không phải “dạng vừa” đâu.

Khi kiểm tra tư trang của chị này, tôi nhớ láng máng có một số tiền khá lớn vào lúc bấy giờ, có thể nói nó hơn một gia tài của người dân chung khi đó ở cái đất nước mới giải phóng khỏi sự huỷ diệt của chính những kẻ cầm đầu cái chính phủ tàn ác Khmer Đỏ.

Khoảng chừng gần 20 ngàn đô la Mỹ, vài chục ngàn riel và cả vàng lá nữa, có tới 2-30 miếng vàng được quấn cẩn thận ở hai bắp chân chị này, chị ta luôn miệng leo lẻo khai là dân buôn thôi.

Lần đó thứ tôi chú ý trong cái túi đeo bên người của chị ta là một cái túi rút dây như túi con nít ngày xưa hay đựng mấy viên bi, trong đó có mấy miếng ngọc màu xanh rất nhạt, nó được mài rất cầu kỳ và không giống bất cứ thứ đồ trang sức nào.

Những miếng ngọc phỉ đó có hai miếng dẹt cỡ chừng gần bằng ba ngón tay, hai miếng thì mài hình trụ to bằng ngón tay..hỏi chị ta là cái gì thì chị ta ấp úng nói không biết, chỉ biết là của lính pốt lấy của dân giờ chị ta có nhiệm vụ đem bán để mua lương thực thôi…

Sau đó chừng hai năm, khi tôi ở Xiem Riep, gần đường 12, cạnh cái phum gì đó tôi không còn nhớ tên, chỉ nhớ ngoài phum có cái hồ nước hình chữ L rất to, gần hồ có ngôi chùa bỏ hoang nóc bị đạn bắn tè le, tượng thì bị lũ pốt đập vỡ quăng lung tung.

Có con đường cũ toàn đá lổm nhổm chạy qua đó, ngay đầu đường vào là những dãy nhà sàn chỉ cao tới tầm ngang bụng, dân bán đồ lung tung, từ mắm muối tới rượu thốt nốt cùng thuốc lá và bia Thái lan tới vải vóc đủ thứ..

Buổi trưa và chiều tà chúng tôi hay mò ra đó mua thuốc lá, thỉnh thoảng có tiền thì mua lon bia cọp trắng, cọp vàng của thái nhấm nháp, uống xong giữ cái lon lại ngắm nghía rồi làm hộp đựng lặt vặt.

Lúc đó hay nghe một bà cụ già bán thuốc rê kể chuyện về một ngôi miếu thờ cũ thấp nhỏ, kế một ngôi nhà xây bị bắn nát bươm chỉ còn trơ lại vài bức tường. Bà cụ xưa ở đó bị lùa vào công xã hơn năm trời nhưng may mắn là lũ pốt bị đánh bỏ của chạy lấy người nên bà thoát chết lại lần hồi quay về nơi ở cũ, con cháu và chồng bà đã chết và lưu lạc hết, bà sống với một cô cháu bị câm gầy nhỏ cỡ chừng mười mấy tuổi.

Bà cụ cùng hai cô nữa đứng tuổi họ từng là dân ở đó từ nhỏ, nghe họ kể nhiều chuyện từ ngôi nhà bị bắn sập đó và ngôi miếu thờ nhỏ. Đó là ngôi miếu thờ xây kiểu người Trung Quốc, ngay ngã ba đường cũ, con đường này giữa hai dãy nhà xây mặt đường nhưng gần như đã đổ nát hết vì đạn bom, dân trở về dựng nhà sàn theo con đường mới vào cái phum theo lối men bờ hồ, con đường cũ và những dãy nhà đổ nát hoang tàn cỏ trúc mọc lút đầu người, nghe các cô và bà cụ kể về ngôi miếu thờ, tôi đã tò mò chui vào xem, bên trong nó có một bát nhang bằng đá xanh khá to đổ nghiêng, mái sau ngôi miếu đã sập xuống, ngôi miếu chỉ rộng chừng vài ba mét vuông, đồ thờ đều đã vỡ hoặc bị đập quăng xung quanh, thứ làm tôi chú ý trong đó là một miếng đá gì đó trông nó màu xanh nhạt, tôi chú ý vì nó rất giống với những miếng ngọc mà của nữ quân báo ponpot giữ trong người mà tôi từng biết, tôi không nhặt mà chỉ cầm lên xem xét rồi để lại đó…

Tới bao nhiêu năm sau tôi mới được biết đó là những miếng ngọc thật, và nó ẩn chứa những bí mật khủng khiếp đằng sau mà một người bạn Trung Quốc kể lại cho nghe vào những năm 2 ngàn..

Khi đó chúng tôi chỉ hay ra hóng bà cụ kể chuyện ma quỷ và bùa ngải thôi. Không riêng bà cụ và các cô kia kể mà cả mấy sĩ quan bác Hiêng cũng nói nhiều tới chuyện “ma tà” ở con đường có cái miếu và những ngôi nhà đổ nát đó, xương xẩu ở cái mảnh đất đó hậu chiến thì đầy ở khắp nơi, chúng tôi quá quen rồi, có khi cất cái lán ở bao nhiêu ngày rồi tới lúc nó nghiêng vì mưa phải đào lại lỗ chôn cái cột thì mới biết đang ở trên cả bãi xương người, xuống khe suối bắt cá cua moi dưới bùn là chạm vào xương hay hàng búi tóc, cái giếng nước ăn bao lâu, tới lúc nó vào mùa khô cạn xuống đào thêm cũng lại khuân lên cả mớ xương người đen xì..chả ai còn nhớ cảm giác sợ nó thế nào nữa, nhưng vẫn thích và tò mò về chuyện “ma” họ kể lại.

Bà cụ và mấy cô thì thấy và biết từ lâu rồi, nhưng mấy anh lính mới ở đó cũng từng gặp…

Một lần anh L từ Sisophon về sớm, tới ngã ba chỉ tầm 4-5 giờ sáng, trong ánh sáng mờ mờ của bình minh anh L thấy một cô gái vác một cái bình nước bằng đất nung trên vai, bận một cái xà rông màu vàng nhạt rất đẹp, và trên đầu quấn một cái khăn màu đỏ rực lạ lùng, cô gái đi từ dưới bờ hồ nước lên ngang trước mặt anh L và một người nữa đang chở nhau trên chiếc xe honda Dam, hai anh cùng bảo nhau cô nào mà đẹp thế, anh kia thì không biết vì từ xa tới, còn anh L thì vội vã dừng xe băn khoăn nghĩ không biết cô gái đó là ai, vì anh chưa gặp, dân quanh đây không có ai trông như vậy cả, lại còn đi lên phía con đường bỏ hoang phía trên sau lưng nhà dân nữa, đứng nhìn một hồi cho tới khi cô gái đi khuất, chỉ còn cái khăn đỏ trên đầu cô gái như một bông hoa mộc miên khổng lồ cứ thấp thoáng thấp thoáng sau những bụi cỏ trúc rất cao.

Lúc đó thì anh L chưa nghĩ gì nhiều, chỉ khi cô gái đi qua thì có một thứ mùi kỳ lạ hăng hắc, hôi hôi, thum thủm bay trong gió thì anh mới nổi hết gai ốc trên người, còn anh kia thì bị đau đầu chóng mặt tới tận đầu giờ chiều mới khoẻ lại.

Chúng tôi nghe anh kể lại thì chỉ biết lè lưỡi nhìn nhau, vì cả bà cụ và vài anh lính bạn cùng kể lại giống như vậy, anh L thì không cùng chúng tôi lê la ra dân nghe chuyện, anh cũng không biết cái giai thoại cô gái đội khăn màu đỏ đó mà nói các anh bịa ra để trêu chúng tôi làm gì.

Theo lời bà cụ kể thì ngày xưa nơi đó là nhà của những người Hoa buôn bán làm ăn, nơi đó từng là một con phố giàu có buôn bán tấp nập, có nhiều người Hoa sinh sống từ rất lâu rồi, cái miếu cũng xây từ rất lâu rồi từ bé bà cụ đã thấy nó, còn có một cây sảng cổ thụ nhưng thấp ở cạnh miếu, nhưng có lẽ đạn pháo khiến nó tan nát và đã chết rồi, chỉ còn ngôi miếu. 

Ngày trước thì mỗi khi đầu tháng mùng hai âm, hoặc 16 âm thì người Hoa buôn bán nơi đó hay tới ngôi miếu này cúng bái, người ta đồn rằng đó là ngôi miếu thờ thần giữ của, đó là ba cô gái còn trẻ bị chôn sống theo tục yểm giữ kho của của người Hoa ngày xưa, thực hư thì tôi không biết mà chỉ nghe bà cụ kể lại thôi, lúc trước thì chẳng nghe ai nói thấy “ma tà” gì ở đó, chỉ từ khi chinh chiến xảy ra, đổ nát rồi chết chóc thì mới xảy ra chuyện lạ đó, nhiều người đã nhìn thấy một hoặc hai cô gái, có khi thấy cả ba cô, lúc thì họ bơi lặn dưới cái hồ nước, lúc thì họ đi ngang qua đường giữa buổi chiều tà, không có mưa nhưng người cô nào cũng ướt sũng nước, các cô đi thân hình uốn lượn như những con rắn và đặc biệt là mặc những chiếc xà rông rất đẹp, màu thì có thể khác nhau nhưng có một thứ giống nhau là ba cô đều trùm ba chiếc khăn đỏ sậm như màu máu ở trên đầu. Những chiếc khăn đó không phải khăn karma của người khmer mà nó giống khăn che mặt của người Hoa cổ ngày xưa..

Tôi thì chưa được nhìn thấy tận mắt hình ảnh đó, chỉ là nghe kể thôi, theo lời bà cụ nói thì đó là hồn ma những cô gái bị chôn sống làm thần giữ của của người Hoa ngày xưa, có lẽ bom đạn làm vỡ phong ấn và họ đã thoát ra ngoài…

….

Vào tầm đầu năm 2000, khi ở Hồ Nam, một anh bạn tôi là người Miêu, có rủ tôi vào Nan Lĩnh để xem tận mắt lễ minh hôn của người Miêu tại những vùng xâu vùng xa của quê hương anh, nhưng do điều kiện lúc đó tôi không thể đi được vì đường tới đó rất xa và phải đi bằng nhiều phương tiện trong đó có cả cưỡi ngựa nữa mới tới được nơi đó.

Nghe kể về tục minh hôn nhiều, nhưng khi biết mà không thể tới xem tận mắt quả là tiếc nhưng biết làm sao được…

Đó là tục cưới vợ hay chồng cho người đã chết, hoặc còn sống.

Xin dài dòng thêm một chút về cái tục lệ quái đản này của người TQ xưa (thậm chí nay vẫn còn ở một số nơi hẻo lánh)

Tục minh hôn này có từ lâu rồi, tôi cũng chẳng biết nó có từ khi nào, chả buồn tìm hiểu làm gì vì nó ghê rợn quá.

Chỉ biết rằng ngày trước những gia đình giàu có ở TQ khi mà chẳng may con cái họ chết sớm khi chưa có vợ con thì họ sẽ tìm một gia đình khác cũng có con cái chết trẻ để cưới cho con trai họ, đám cưới diễn ra như thật chỉ khác là tổ chức vào ban đêm và cô dâu chú rể là những hình nhân chứ không phải người thật.

Còn gia đình nào có con gái mất trẻ thì nếu họ không tìm được người nam cũng chết trẻ để cưới làm chồng thì họ có thể cưới chồng là người đang sống cho con họ, họ quan niệm là con gái là con người ta nếu chết sớm thì chẳng ai thờ cúng sẽ khổ nên phải cưới chồng và gia đình chồng sẽ lo việc thờ cúng, nên những nhà giàu mới có tiền mua chồng sống cho con bằng những khoản tiền khá lớn, còn con trai mất sớm không cưới vợ cho thì có thể người con đó sẽ lôi theo người nhà làm bạn cho vui…

Thậm chí có nhiều vụ án đào mồ trộm mả chỉ vì họ tìm thấy người chết hợp tuổi với con họ nhưng gia đình kia không muốn thế là họ lén đào trộm mộ lấy hài cốt đem về làm lễ cưới cho con như kiểu bắt vợ của người Mông ta.

Còn có những gia đình có con muộn vợ muộn chồng họ cũng làm đám cưới âm cho con cái, họ cho rằng bị mắc duyên âm nên không thể lấy vợ hay chồng, mà khi chết mà không có vợ hay chồng thì sẽ là ma dữ, không tốt..vv.

Tuy không xem được tận mắt cái đám cưới ma đó, nhưng bù lại, tôi được biết thêm khá nhiều chuyện tưởng như vô tình..

Anh bạn không phải là nhà khảo cổ nhưng anh sưu tầm và hiểu biết về cổ vật khá nhiều.

Vô tình tôi thấy những miếng ngọc trong bộ sưu tập của anh, khi hỏi anh thì mới vỡ lẽ ra nhiều.

Đó là những miếng ngọc Hoà Điền, bạch ngọc là loại ngọc quý nhất trong các loại ngọc nổi tiếng ở TQ, và ngày trước người ta không dùng bạch ngọc làm đồ trang sức mà họ chỉ làm đồ thờ cúng, thứ ngọc đó trở nên tâm linh hơn khi ngoài việc làm đồ thờ cúng họ còn mài giũa nó thành thứ để chèn “cửu khiếu”.

Những người giàu có hay vua chúa xưa khi chết thường ướp xác hai chôn cất rất cầu kỳ, ngoài những loại thuốc dấu để dùng ướp xác, thì những cái xác đó còn được chèn vào “cửu khiếu” đối với đàn bà, và “thất khướu” đối với đàn ông, đó những lỗ trên cơ thể như hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng và hậu môn, cơ quan sinh dục..vv.

Khi người ta chôn giấu của cải, người ta thường bắt những thiếu nữ còn trinh chỉ từ 13 đến 15 hoặc nhiều lắm thì 17 tuổi, họ cho những người này ăn chay tịnh và tắm rửa ngâm mình trong những thứ dầu thơm, sau đó gây mê họ, đổ sâm vào đầy miệng rồi gắn xi lại và đậy ngọc lên “cửu khiếu” rồi chôn sống những người này, cùng những “thuật chú” do những thầy tế làm lễ, biến họ thành những hồn ma giữ của cho người khác..Những người bị chôn sống đó có thật và chẳng biết họ có giữ được của cải cho những người giàu không nhưng cái tục lệ đó thật tàn bạo và ghê rợn.

..

Tôi chưa nhìn thấy những bộ xương kiểu đó, nhưng đã được nhìn thấy những miếng bạch ngọc oan nghiệt đó.

Anh bạn không phải người duy tâm, giống như tôi..nhưng cũng phải thừa nhận có “điều gì đó” kỳ lạ quanh những miếng ngọc này, đó là mùi nó toát ra..

Thỉnh thoảng những miếng ngọc toát ra thứ mùi rất thơm, nhưng có lúc rất khó ngửi và kinh tởm, và có nhiều chuyện lạ xảy ra ở cái phòng anh để những thứ đồ cổ đã sưu tầm được…

Như một lần vô tình anh để cây đao của đao phủ xưa gần những miếng ngọc đó, chẳng có sự tác động gì, nhưng ngày hôm sau những mảnh ngọc tự động bị rạn nứt, những vết nứt chân chim rất đều nhau như mạng nhện nhưng mảnh ngọc không bị tách rời mà vẫn liền lạc.

Những tấm gỗ quan tài quý dù đã rửa sạch vệ sinh sạch bằng đủ thứ hoá chất nhưng cứ khi nào nhìn thấy tấm ván đó chuyển màu nâu xỉn xỉn hình cái xác từng nằm trên tấm ván đó là y rằng ngày hôm sau trời đổ mưa, dù có đang giữa kỳ nắng hạn không phải mùa mưa…

Lan man chút xíu những chuyện tầm phào ngày nghỉ chút cho vui thôi, tôi lại phải đi công việc rồi, xin hẹn lần sau.

Bận quá mong bà con thông cảm.

Chúc mọi người ngày nghỉ vui vẻ ạ🍻🍻🍻🍻.



Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

RFA: Bí mật lịch sử tháng 4 năm 1975: Trung cộng định tung lính Dù nhảy xuống Biên Hòa chặn Bắc Việt?

 *Có thể bạn chưa biết:

Bí mật lịch sử tháng 4 năm 1975: Trung cộng định tung lính Dù nhảy xuống Biên Hòa chặn Bắc Việt?

RFA - 30.4.2023

Việc Trung Quốc tìm cách can thiệp chính trị vào Miền Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam là điều không mới, nhưng một kế hoạch can thiệp ở cấp độ “quân sự”, với việc tung vào hai sư đoàn Nhảy Dù để đánh chặn Quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, lại là điều ít người biết đến.

•Bí mật lịch sử này lần đầu được Tiến sĩ sử học George Jay Veith tiết lộ trong phần “Tay chơi cuối cùng: Trung Quốc” (“The final actor: China,”) thuộc chương 24, “Ta sẽ tuốt gươm” (“I will draw out my sword”,) trong sách “Tuốt kiếm viễn chinh” (Drawn Swords in a Distant Land) xuất bản năm 2021. Cuốn sách “Tuốt kiếm viễn chinh” được TS. Jay Veith phát triển từ luận án tiến sĩ sử học ông bảo vệ tại Monash University, Australia. Nhân dịp 30/4, RFA phỏng vấn TS. Jay Veith về bí mật lịch sử này.

*RFA: Trong sách “Tuốt kiếm viễn chinh” (Drawn Swords in a Distant Land), ông đã trình bày những tư liệu lịch sử chưa từng được ai công bố trước đây, thu thập được từ cuộc phỏng vấn với nhân chứng Nguyễn Xuân Phong. Xin ông cho biết tại sao lời kể của nhân chứng này lại quan trọng? Tại sao trước đây, ông Phong chưa từng công bố điều này?

-George Jay Veith: Nhiều nhân chứng và nhà nghiên cứu đã nói về những can thiệp chính trị của của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Miền Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối của cuộc chiến. Nhưng trong các cuộc phỏng vấn của tôi với ông Nguyễn Xuân Phong, bao gồm phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua email, ông ấy đã cung cấp cho tôi một kế hoạch can thiệp ở cấp độ quân sự của Trung Quốc vào Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối của cuộc chiến.

Có lẽ đây là lần đầu tiên điều này được tiết lộ bởi một nhân chứng lịch sử có thẩm quyền. Ông Nguyễn Xuân Phong là một nhân chứng lịch sử. Ông ấy là Quốc vụ khanh, Phó phái đoàn hòa đàm VNCH tại Paris từ 1968 đến 1975. Ông ấy xác nhận với tôi việc Trung Quốc liên lạc với ông để xây dựng một kế hoạch can thiệp trực tiếp bằng quân sự để ngăn cản Việt Nam thống nhất.

Ban đầu, ông Phong miễn cưỡng kể cho tôi các câu chuyện lịch sử mà mình là nhân chứng. Nhưng sau khi tôi tiếp tục gửi cho ông những tài liệu vừa được giải mật trong khoảng thời gian đó, cuối cùng ông ấy đã đồng ý kể cho tôi câu chuyện.

Sau 1975, ông ấy bị đi tù. Những người Cộng sản Việt Nam không phải là không biết gì về kế hoạch can thiệp của Trung Quốc. Họ tra vấn ông ấy về quan hệ giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Trung Quốc. Nhưng ông không trả lời, và sau này cũng không nói gì về điều đó, vì muốn bảo vệ những nguồn tin và nhân chứng liên quan. Ông ấy không bị tra tấn, nhưng họ từng đánh ông trọng thương một lần vì ông chỉ nói ngắn gọn là không biết gì về điều đó.

* RFA. Ông Nguyễn Xuân Phong kể cho ông nghe về những sự kiện và hoạt động nào vào cuối cuộc chiến? Những hoạt động nào trong số này có liên quan đến sự can thiệp của Trung Quốc vào Miền Nam Việt Nam?

-George Jay Veith: Ông Nguyễn Xuân Phong cho biết vào những ngày cuối của cuộc chiến, cả phía Bắc Việt và Trung Quốc đã liên lạc với ông.

Phía Bắc Việt bắn tin cho ông, cho đại diện của Pháp (tướng Paul Vanuxem,) và một số nhân vật khác, rằng nếu ông Dương Văn Minh không được đưa lên nắm quyền trước ngày 26/4/1975, họ sẽ san bằng Sài Gòn bằng hai mươi ngàn viên đạn pháo.

Còn phía Trung Quốc cũng cho người đến gặp ông để đưa ra một kế hoạch can thiệp quân sự nhằm ngăn chặn Bắc Việt chiếm Miền Nam Việt Nam. Mục đích của Trung Quốc là ngăn chặn một Việt Nam thống nhất.

Kế hoạch của Trung Quốc, theo lời kể của ông Phong, là trước hết xây dựng một liên minh giữa chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN). Sau khi có liên minh này, Tổng thống Dương Văn Minh sẽ đưa ra lời thỉnh cầu quốc tế giúp đỡ. Nhân cơ hội đó, Pháp sẽ hồi đáp bằng cách đưa vào Miền Nam Việt Nam một “lực lượng quốc tế” với danh nghĩa bảo vệ chính phủ mới, nhưng trong cái gọi là “lực lượng quốc tế” này sẽ có “hai Sư đoàn lính Dù của Trung Cộng.” Hai sư đoàn Dù này sẽ được thả xuống Biên Hòa.

Sau khi nhận tin từ phía Bắc Việt, ông Phong đã trở về Sài Gòn gặp Tổng thống Trần Văn Hương, người kế nhiệm sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21/4/1975, để cố gắng ngăn chặn một cuộc chiến có khả năng diễn ra ngay tại Sài Gòn.

Sau đó, ông Phong gặp ông Trần Văn Đôn (lúc đó là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng,) ông Trần Ngọc Liễng (đại diện của ông Dương Văn Minh, và là một tình báo của phía Bắc Việt, sau 1975 là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), và một đại diện của CMLTCHMNVN để bàn về giải pháp xây dựng một chính phủ liên hiệp giữa Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTCHMNVN.

Ông Phong cho biết trong cuộc gặp này, ông đã nói rằng Pháp và một số nước khác sẽ hỗ trợ chính phủ mới. Nhưng ông không nói ra thông điệp mà Trung Quốc muốn ông chuyển đến Sài Gòn.

Về kế hoạch của Bắc Kinh, ông Phong giải thích trong lần tôi phỏng vấn ông năm 2006 và 2008 rằng Bắc Kinh cho ông biết họ cần bốn ngày để điều quân và đưa quân đến căn cứ không quân. Theo ông, tính toán của Bắc Kinh là họ không muốn trực tiếp ra mặt, không muốn tạo ra hình ảnh mình là bên ngang nhiên mang quân vào Miền Nam Việt Nam. Trung Quốc muốn tạo ra một vở kịch trong đó người Pháp mới là diễn viên chính can dự vào đó. Pháp sẽ kêu gọi một quốc gia tham gia “lực lượng quốc tế” do mình đứng đầu để “giúp đỡ” chính phủ liên hiệp giữa VNCH và CMLTCHMNVN còn Trung Quốc sẽ tham gia vào. Trung Quốc nói rằng họ cần đưa quân vào để ngăn chặn đà tiến công của quân đội Bắc Việt nhưng cũng không thể đóng quân lại Miền Nam quá lâu, vì họ không muốn bị buộc tội là có âm mưu chiếm đóng.

Ông Nguyễn Xuân Phong cho tôi biết là Trung Quốc, mà cụ thể là phái viên của Chu Ân Lai, lần đầu tiếp xúc với ông vào tháng 12 năm 1970.

Theo tôi, kế hoạch can thiệp quân sự của Trung Quốc mà ông Nguyễn Xuân Phong tiết lộ trước khi qua đời năm 2017 là một trong những bí ẩn. Bí ẩn này sẽ được làm sáng tỏ hơn nữa nếu các nhà nghiên cứu tiếp cận được những tư liệu lịch sử chính thức mà các chính phủ liên quan công bố.

* RFA: Làm thế nào để kiểm tra tính chính xác của những câu chuyện ông Nguyễn Xuân Phong kể lại?

-George Jay Veith: Hiện tôi chưa có nhiều tư liệu chính thức của các bên để xác minh thêm những gì ông Phong nói với tôi. Nhưng có nhiều người đã kể những câu chuyện liên quan về việc Trung Quốc cố gắng thuyết phục Tướng Dương Văn Minh trong những ngày cuối cùng là hãy yêu cầu sự giúp đỡ của Trung Quốc để cứu Miền Nam Việt Nam. Tôi tin rằng điều đó đã xảy ra. Tuy nhiên, ý định thực sự của Trung Quốc là gì vẫn còn là một bí ẩn. Có vẻ như Hà Nội cũng đã tin rằng Trung Quốc có một kế hoạch như vậy. Họ đã tra khảo ông Phong về điều đó.

*RFA: Trong sách “Tuốt kiếm viễn chinh”, ông có nói Trung Quốc còn tiếp xúc với cả ông Nguyễn Cao Kỳ và tìm cách tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Thiệu nữa?

-George Jay Veith:  Không rõ chính xác thời điểm Trung Quốc tiếp cận ông Nguyễn Cao Kỳ vì ông ấy không nói cụ thể lắm. Đại khái vào tháng 9 năm 1975, ông Nguyễn Cao Kỳ trả lời phỏng vấn William Buckley trên tờ Firing Line, kể rằng Trung Quốc đã cử đặc vụ đến tận nhà ông tại Sài Gòn vào khoảng cuối năm 1972. Họ đề nghị ông ấy đảo chính ông Thiệu rồi  “tuyên bố Miền Nam Việt Nam trung lập, không thân Mỹ cũng không thân Nga.”

Theo ông Kỳ kể lại, Trung Quốc “không muốn bị hở sườn phía nam, vì bị Bắc Việt, một vệ tinh của Nga trấn giữ.” Rồi đến tháng 12 năm 1975, ông Kỳ cũng kể lại lần nữa chuyện này trong một bài phát biểu ở Mỹ, được tường thuật trên tờ Baltimore Sun, ngày 6 tháng 12 năm 1975. Nhưng tôi không hiểu tại sao ông Kỳ không nhắc đến vụ này trong sách của ông.

Ngoài tìm cách tiếp xúc với ông Kỳ, Trung Cộng còn tìm cách tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, họ trao trả tù binh VNCH qua ngả Hong Kong và gửi thông điệp qua Tổng Lãnh sự VNCH ở Hong Kong tới Tổng thống Thiệu, yêu cầu thu xếp một cuộc hội đàm bí mật. Năm 2007, tôi phỏng vấn ông Jim Eckes, một bạn thân của ông Nguyễn Xuân Phong và là giám đốc một hãng hàng không ở Sài Gòn lúc đó. Gia đình ông Jim sống ở Hong Kong và ông ấy đi lại giữa Hong Kong và Sài Gòn thường xuyên. Do đó, Tổng Lãnh sự VNCH ở Hong Kong nhờ Jim chuyển thông điệp của Trung Quốc về cho ông Thiệu. Ông Jim Eckes kể tôi nghe là ông lại chuyển thông điệp cho Graham Martin, Đại sứ Hoa Kỳ ở VNCH, và thông điệp “nằm chết” tại đó.

* RFA: Tại sao Trung Quốc hỗ trợ Bắc Việt trong suốt cuộc chiến nhưng không muốn Bắc Việt chiến thắng? Các nhà nghiên cứu trước đây đã nói gì về điều này?

-George Jay Veith: Trung Quốc muốn Việt Nam bị chia nhỏ ra. Họ muốn Bắc Việt không quá mạnh, vì lúc đó họ nhìn thấy Việt Nam và Liên Xô có thể sẽ ký một hiệp ước liên minh.

Kosal Path, Phó Giáo sư sử học tại Trường Đại học Brooklyn (Brooklyn College), nhận định rằng “giới nghiên cứu chia sẻ một nhận định chung là các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 1973 đã càng ngày càng lo ngại việc Hà Nội nghiêng về phía Moscow.” 

Lo lắng này của Trung Quốc hình thành trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc Trung Quốc và Liên Xô trong khối Cộng sản trở nên khốc liệt từ thập niên 1960s. Hai cường quốc Cộng sản này đã giao tranh dọc biên giới vào tháng 3 năm 1969. Đến tháng 5 năm đó, Ấn Độ và Bắc Triều Tiên đã đồng ý tham gia liên minh với Liên Xô chống Bắc Kinh. Trung Quốc lo ngại họ sẽ nguy hiểm về an ninh nếu có thêm Bắc Việt Nam ở phía nam của họ tham gia liên minh này. Do đó, việc Bắc Việt Nam lấy thêm được Nam Việt Nam sẽ đi ngược lại lợi ích của họ. 

Nhà báo Nayan Chanda trong cuốn sách "Người anh em thù địch" (Brother Enemy: The War After the War,) xuất bản năm 1986 cũng viết rằng Bắc Kinh đã “thực thi một cách nhất quán chính sách duy trì tình trạng chia cắt của Đông Dương bằng mọi giá. Họ cũng ngăn chặn các cường quốc khác hiện diện. Để làm điều này, họ thực thi thủ thuật “ngoại giao thầm lặng”, cố gắng gây ảnh hưởng kinh tế, và tất nhiên, không loại trừ sức mạnh quân sự.” 

Khi tiếp xúc với Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Alexander Haig để tiền trạm cho chuyến thăm tới Trung Quốc của Tổng thống Nixon tháng 2 năm 1972, Chu Ân Lai đã làm cho Haig sửng sốt khi khẳng định rằng: “Các ông đừng thua ở Việt Nam”, và rằng Trung Quốc “xem việc Hoa Kỳ thất bại và rút quân khỏi Đông Nam Á là nguy hiểm đối với Trung Quốc.”

*RFA: xin cảm ơn Tiến sĩ George Jay Veith đã dành cho độc giả của chúng tôi cuộc phỏng vấn này.