Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Người Tàu với âm mưu Hán hóa phương Nam (Bài 2)

Link :

Họ Lữ với âm mưu triệt hạ Tây sơn Tam Kiệt.

Nói thêm về dòng họ Lữ từ khi Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa thì Lữ Lão Gia tự là Lã Văn đã xây mộng quyền thế, lợi danh và đặt hết niềm tin vào hai nàng tiểu thơ mà ông đã cấy vào cơ đồ nhà Hán sau này từ buổi sơ khai trong hội hè đình đám ở Bái huyện. Nhất là đại tiểu thơ Lã Trĩ ông đã gả cho Lưu Bang vì dưới tầm mắt có chút tướng thuật ông nhìn thấy ở Lưu Bang có chân mạng Đế Vương và có tin đồn rằng trong những cơn say bí tỉ của Lưu Đình trưởng người ta thường thấy một con rồng xuất hiện từ thân thể của ông.

Tuy trong suốt cuộc Hán-Sở tranh hùng thì họ Lữ cũng trải qua niều gian khó và có lúc đã bị Hạng Vũ bắt làm con tin ở Tây Sở trong 2 năm cận kề với tử sinh. Nhưng với hồng phúc của hai họ Lữ-Lưu mọi gian nguy đều qua khỏi và cơ đồ nghiệp cả cũng dựng nên.

Trong suốt cuộc can qua nhà họ Lữ cũng đóng góp nhiều công trạng như hai anh trai là Lữ Trạch, Lữ Thích cũng sát cánh cùng Lưu Bang trong cuộc chiến chinh và anh cả Lữ Trạch đã tử trận. Sau này các con là Lữ Đài, Lữ Sản đều được phong tước hầu.

Sau khi Hán Cao tổ băng hà năm 195 TCN Thái Tử Lưu Doanh nối ngôi lấy hiệu là Huệ Đế nhưng vì tuổi còn nhỏ nên quyền hành phán quyết mọi việc ở triều chính đều trong tay Lữ Hậu và hàng ngày bà buông rèm nhiếp chính. Trong lịch sử TQ có ba người đàn bà buông rèm nhiếp chính đó là : Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên và Từ Hi Thái Hâu. Nhưng trong ba người đàn bà này thì có hai người là Lữ Hậu và Võ Tắc Thiên ngoài chuyên quyền khuynh loát triều trung ra là còn cấy nhiều người trong dòng họ nhà mình vào chiếm lãnh các chức vụ quan trọng, công hầu khanh tướng mãn triều. Đặc biệt Võ Hậu còn chiếm ngôi Hoàng Đế nhà Đường của họ Lý và đổi quốc hiệu là Võ Chu trong 15 năm từ 690-705, sau này Lý long Cơ-Đường Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng mới khôi phục hẵn nhà Đường cho họ Lý vào năm 712.

Nói riêng về dòng họ Lữ sau khi khuynh loát chuyên quyền dưới triều nhà Hán kéo dài qua nhiều đời tuy rằng qua mỗi triều đại nó có khác nhau nhưng nói chung với nhiều âm mưu nham hiểm có sẵn từ Lữ Hậu nó ăn sâu vào dòng máu Hán đến hết thời phong kiến. Ban đầu nó còn trong nội vi giang sơn TQ rồi dần dà nối vòi ra các lân quốc với mộng bá quyền bành trướng xâm lăng dưới nhiều hình thức.

Trong hành trình xây mộng Hán hóa Phương Nam của bọn Bắc Phương qua nhiều triều đại như ngàn năm Bắc thuộc thì lịch sử VN ta còn ghi rõ. Bằng nhiều hình thức từ xua quân đánh chiếm, cướp bóc rồi xây dựng làng mạc, đến xâm lăng bằng văn hóa, thâm nhập sâu vào đời sống văn hóa của dân Nam hòng biến mọi sắc thái sinh hoạt trong đời sống dân Nam mang màu sắc Hán cho đến việc khai thác về phong thủy, địa lý mà lĩnh vực này thì đối với người Tàu là bậc thầy với ý thức rằng tìm kiếm săn lùng các vùng sơn thủy đắc địa, tìm ra long mạch để đem hài cốt của tiền nhân họ mai táng vào những nơi đó với ý niệm rằng gieo mầm Đế Vương cho con cháu về sau để cai trị phương Nam bên ngoài giang sơn TQ.

Bỏ qua một thời gian dài trong lịch sử cho đến nhà Thanh bên Tàu khi tộc Hán đã bị tộc Mãn cai trị nhưng trong máu bành trướng, xâm lăng của Hán tộc vẫn không hề thay đổi.

Nói về âm mưu của dòng họ Lữ Hán tộc từ trong nước (TQ) muốn soán ngôi đoạt vị cho đến gieo mầm Đế Vương một cách lâu, xa ra các lân bang thì nó kéo dài qua hàng ngàn năm. Nơi đây tôi chỉ xin nói về đời nhà Thanh khi trung nguyên rơi vào tay người Mãn thì dân Hán trôi dạt nhiều nơi dưới nhiều hình thức trước hết là các hội như Thiên Địa hội hay còn gọi là Hồng Hoa Hội, Hồng Môn hay Tam điểm Hội cũng là một, cùng các thế lực khác trong phong trào phản Thanh Phục Minh bị nhà Thanh đánh bại và dạt đi tứ xứ. Ngoài ra còn có các cộng đồng người Hán khác trong đó có buôn bán thương mại, khai khẩn đất hoang cùng một số hành nghề Y, Nho, Lý, Bốc…và các nghề khác dạt vào nước Nam ta. Tôi xin nói về một số thầy địa lý một trong 4 nghề tôi vừa nêu trên trong đó có một chi phái dòng họ Lữ mà người đứng đầu chi họ là Lữ ngọc Thành cùng một số thuộc phái với đủ các nghề Y, Nho, Lý và Bốc. Với tầm nhìn của các thầy địa lý họ Lữ thì đất Phương Nam điệp trùng núi non hiểm trở, sông nước lượn lờ uốn quanh có đoạn thì hùng tráng khúc lại hiền hòa nó tạo nên một vùng núi sông đắt địa ắt có nhiều Long mạch Đế Vương do đó họ Lữ ra sức chú tâm. Đặc biệt là trong nghề Lý này nó cần phải có nhiều thời gian điều nghiên sông núi nên đa phần họ chọn phương Nam là quê hương thứ hai và ăn sâu mọc rễ sinh con đẻ cái ở nơi này. Hàng ngày ôm tráp đi khắp vùng đồi núi mong tìm được chân long huyệt đạo mà gây dựng cơ đồ cho con cháu mai sau.

Trong nửa cuối TK 18 nước Đại Việt vô cùng rối ren, và phân liệt nhiều bề, bức tranh chính trị với gam màu u ám đã đến hồi không tối hơn được nữa sau hơn 200 năm chia cắt đàng trong đàng ngoài lấy sông Gianh làm giới tuyến. Ở đàng ngoài Nhà Lê Trung Hưng hầu như làm vì ở Thăng Long còn mọi quyền bính đều trong tay Chúa Trịnh. Ở đàng trong thì Chùa Nguyễn với danh nghĩa phù Lê nhưng nội tình cũng không lấy gì sáng tỏ, chưa nói là rối ren lủng củng.

Nhận thấy với tình hình này thì đất nước sẽ đi vào ngõ cụt. Ba anh em nhà Tây Sơn với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau nhiều năm học hành võ văn thao luyện dưới trướng thầy Trương văn Hiến còn gọi là Trương Công ở An Thái-An Nhơn đã đến lúc đạt thành và dấy binh khởi nghĩa chống nhà Nguyễn ở đàng trong vào năm 1771. Sau hơn 10 chinh chiến năm 1783 Tây Sơn Tam Kiệt đã tiêu diệt được nhà Nguyễn đàng trong, Nguyễn Ánh phải chạy qua Xiêm La lánh nạn và Nguyễn Nhạc lên ngôi vua lấy hiệu là Thái Đức và đóng đô ở Quy Nhơn.

Năm 1786 Thái Đức Hoàng Đế cử em là Nguyễn Huệ kéo binh ra đánh chiếm lại thành Phú Xuân trước của Chúa Nguyễn đã bị quân chúa Trịnh đánh chiếm năm 1775 và sau đó Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc Hà diệt luôn Chúa Trịnh với danh nghĩa “diệt Trịnh phò Lê” và sau đó giao lại cho vua Lê cai quản, tạo hòa khí và kéo binh về Nam.

Nói về các thầy địa của chi phái họ Lữ do Lữ Ngọc Thành cầm đầu lang bạt ôm trắp rong ruổi đó đây khắp các vùng núi non hiểm trở của trời Nam mong tìm được một vùng đắc địa ẩn tàng long mạch. Sau khi thấy Tây sơn Tam Kiệt đã diệt được cả đàng trong lẫn đàng ngoài và đêm đêm Thành Lữ trăn trở ra ngắm trời sao thấy vượng khí xông lên từ vùng Tây Sơn thượng, hạ và có đêm lại thấy sao sa xuống vùng này trong những đêm 30 dày đặc bóng đêm. Lòng thầm khấp khởi như vận trời đã đến.

Nói về nhà họ Lữ ngọc Thành. Sau khi ôm mộng tước Vương từ bên Tề Bên sở trôi dạt về phương Nam và cắm dùi ở đất Võ Tây Sơn. Nơi đây Lữ Thành đã bén duyên cùng y thị cũng con nhà chức sắc ở vùng Tây Sơn hạ và sinh ra được 3 con, hai trai một gái. Hai con trai thì tư chất bình thường không có gì đáng nói. Duy có cô con gái rượu tên Lữ Ngọc Minh tư chất thông tuệ với vầng tráng rộng của bầu trời đất võ, đôi mắt lúng liếng có cái liếc nhìn như hai vệt sao sa trong những đêm 30 mà Lữ Ngọc Thành thấy được, đôi môi như hai bờ tả hữu sông Côn mùa lũ sẵn sàng vỡ tung khi suối nguồn tuôn chảy… có lẽ do khí thiêng của núi nghiên, núi bút và cả dòng sông Côn uốn lượn hòa quyện với linh khí của vùng Đế địa đã tạo nên khi Lữ ngọc Thành ra ngắm trăng sao mà hun đúc. Tuy nhiên với những nét tạo hóa vẽ nên như thế nếu những áng mây trời không che khuất vầng nhật nguyệt thì Lữ Ngọc tiểu thơ kia cũng là viên ngọc quý của trời. Tuy nhiên núp dưới chòm mây xám che khuất âm dương lại là bóng một con hồ ly thoát ra từ “Liêu trai chí dị” cộng thêm những khí thiêng của gió núi mây ngàn nên con “Hồ Ly Lữ Ngọc” vô cùng lợi hại, nó phát huy từ những ưu điểm trên lồng trong yêu khí nên nó chứa đựng sự quỷ quyệt, tráo trở, biến ảo khôn lường…biết lựa thời lựa thế, dương đông kích tây trong những cơn nguy biến. Cũng nên nói thêm là linh khí từ núi nghiên, núi bút kết tụ lại nên trong con yêu Lữ Ngọc ấy có ẩn tàng nét văn chương thơ phú…

Thấy được những ưu điểm và cái tài ma mãnh của con gái mình, trong những đêm trăn trở tìm mưu, lập kế…chợt trong một đêm nọ Lữ Thành bỗng nhớ lại trang sử nhà bên cố Quốc thời nhà Chu, triều Chu U Vương mê nàng Bao tự mà đổ cả giang sang khi Bao tự chỉ là một cô bé “Lọ Lem” miền sơn cước được các quan lại tuyển về nhập cung, hay ít ra cũng như một Nguyễn Thị Lộ (阮氏路) thời nhà Hậu Lê, thứ thiếp của Nguyễn Trãi với tài văn chương thi phú đã được vua Lê Thái Tông dời vào cung trao chức “Lễ nghi học sĩ” dạy dỗ cho các cung tần mỹ nữ. Tuy nhiên mục đích của Lữ Ngọc Thành không như Bao Tự hay Thị Lộ mà Lữ ngọc Thành cố công tìm cách để đưa con gái rượu mang cốt hồ ly chứa đựng cả tính chất của Bao Tự và Thị Lộ nhập cung nhà anh em Tây Sơn Tam Kiệt với ý đồ gián điệp như Tây Thi mà Việt Vương Câu Tiễn cài sang Ngô Quốc với mưu đồ hạ gục Ngô Vương Phù Sai để rửa cựu thù, nhưng ở đây Lữ Ngọc Minh lại thi hành theo ý đồ của phụ thân là moi tìm cho được những bí mật về mả mồ, tên tuổi, ngày sanh tháng đẻ của ba anh em nhà Tây Sơn hòng tráo đổi phần số mà cãi mệnh trời. Mưu gian của cha con nhà Lữ Ngọc được bày ra và thực hiện như thế nào sẽ rõ trong bài 3 với tiêu đề “Nhập Cung Tây Sơn Tam Kiệt).

Ngày 13.2.2015

David Thiên Ngọc

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Người Tàu với âm mưu Hán hóa phương Nam (Bài 1)

Sưu tầm trên mạng, không rõ tác giả

Lữ gia - Họ ngoại Hán triều

Nước Tàu là một trong những nước có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều nước trên thế giới, nhất là Châu Á bao la. Tuy nhiên không thể lấy bề dày lịch sử của một nước để làm thước đo mọi giá trị trong quá trình lập quốc và hoàn thiện xã hôi. Mặc dù với lịch sử hàng ngàn năm trên chiều dài của dòng chảy nó có thể sản sinh, phát lộ ra những khối “Ngọc Minh Châu” nhưng quan trọng là cái “tầm và trí dũng” của dân tộc xứ sở đó có phát huy và nâng khối “Ngọc Minh...” ấy lên tầm cao mới và ngời sáng dưới ánh dương hay không.

Thật thế! Những phương tiện trong xã hội loài người hiện nay có tầm giá trị cao trong đời sống lẫn văn hóa và phát triển hoàn mỹ dần để có một nền văn minh ngày nay như chữ viết, nghề in từ ngàn xưa người Tàu đã khởi phát và khắc trên “Mu rùa” gọi là “Gáp cốt văn” rồi dần dà in trên tre, gỗ là tiền thân của bản kẽm sau này, đồng thời chữ viết cũng theo dòng thời gian mà hoàn thiện. Phát minh ra giấy và nghề in để in ấn mặc dù lúc đó mục đích chưa phải là sách vở. Để đo thời gian thì chiếc “đồng hồ cát” cũng nguyên thủy từ Tàu, chế tạo ra quân xa sử dụng trong chiến tranh thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 TCN - 220TCN) đến khi Tần Vương Doanh Chính tiêu diệt nhà Tề gồm thâu lục quốc, thống nhất TQ và lên ngôi Đế lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng Đế. Sau này là con đường tơ lụa… nổi tiếng vang bóng một thời rồi cũng tàn phai theo dọc đường gió bụi. Mộ Tần Thủy Hoàng, mộ Tào Tháo cũng đầy bí ẩn cùng với kỹ thuật cao và mang màu sắc huyền bí. Rồi Ai-Cập với loạt Kim Tự Tháp huyền cơ có những điều ngày nay chưa thể lý giải nhưng cũng không nói lên được điều gì. Tuy nhiên ta nhìn chung những phát minh và những nét son rực rỡ đó chỉ lóe lên ban đầu mà những nơi đó không phát triển nâng tầm cao ngược lại những việc sau này thuộc về các nước Âu-Mỹ, có nước với tuổi đời non trẻ như Hoa Kỳ nhưng đã làm nên nhiều điều kỳ diệu có ích cho xã hội loài người.

Sở dĩ tôi nêu lên những việc trên để nhìn vào cái khởi điểm ban đầu của dân tộc Tàu và đất nước TQ, đáng lý ra người Tàu phải thăng hoa nhờ có vốn liếng ban đầu đó nhưng tại sao nhân dân TQ hiện nay vẫn đói nghèo lạc hậu rất nhiều nơi nhất là miền núi và nông thôn. Chỉ hình thức giàu sang xa hoa ở các thành phố với tầng lớp quan quyền tham ô, bóc lột chứ nhân dân lao động cho dù là thành thị vẫn chạy ăn từng bữa và nhiều khi phải nuốt nước mắt và hận vào trong trước sự bóc lột dã man và vô cảm của tập đoàn CSTQ. Đó là chưa kể những trận chết đói hàng chục triệu người dưới thời Mao, đến nỗi nhiều gia đình phải âm thầm giết con để lấy thịt ăn mà kéo dài cuộc sống. Một việc mà loài dã thú cũng không hề có. Sở dĩ có hậu quả như vậy là đa số giới cầm quyền của chế độ phong kiến trước kia và sau này là tập đoàn CSTQ tất cả đều thiếu chữ “Nhân”.

Cái hiểm và thâm

Dân gian ta có câu “Thâm như Tàu” là quả thật không sai. Ngược dòng lịch sử TQ kể từ thời nhà Tiền Hán. Lưu Bang chỉ là một tên đình trưởng quanh năm tụ họp đám hội tề bất lương rượu chè, cờ bạc. Trong làng có Lữ lão gia sinh 2 người con gái xinh đẹp và Lữ ông có thêm hiểu biết chút ít về hình tướng nên nhìn thấy Lưu Bang có tướng mạng Đế vương nên đem con gái lớn là Lữ cô nương gả cho mong sau này hưởng phước lớn. Trong một cuộc rượu sau đó Lữ ông lại thấy Phàn Khoái có tướng cốt phi phàm chắc sau này cũng có nhiều công trạng và hiển hách nên đem cô em là Lữ tiểu thơ gả cho Phàn khoái. Việc sau này qua cuộc Hán-Sở tranh hùng là Lưu Bang lấy được giang san, dấy cơ đồ và lên ngôi Hoàng Đế lập nhà Hán, hiệu là Hán cao tổ và tất nhiên Lữ đại nương ở ngôi cao với danh Lữ Hậu.

Cơ đồ nhà Hán thành công chẳng phải từ tài ba gì của đám hội tề cờ bạc rượu chè, tham ăn tục uống cũng giống như tập đoàn cộng sản VN lẫn TQ ngày nay mà nhờ sự giúp sức của các trụ cột tài ba lẫy lừng như Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín... mà nên. Với tâm ác, trí lùn và lòng nghi kỵ với bản chất “cộng khổ bất cộng lạc” nên khi giang san về một mối thì Lưu Bang lại đem lòng đố kỵ các đại công thần vì sợ cái tài của họ mà bất an cho ngôi cả (như Hồ tập Chương đã hành xử trong TK XX). Do đó giả tảng đi vi hành và giao cho Lữ Hậu ở lại triều lập mưu ám hại Hàn Tín (vì Hàn Tín không nghe lời khuyên của Khoái Triệt ở lại làm Tề Vương mà về phục mệnh Triều đình) một cách dã man, vô nhân và vô đạo. Còn Trương Lương thì tài trí hơn người, thấy được hậu họa nên ngao du sơn thủy... mà thoát cảnh lụy thân. Nói riêng về Lữ Hậu là người đàn bà độc ác vô cùng. Sau khi ở ngôi cao đem lòng ghen tức mà bắt thứ phi của Lưu Bang và hai đứa con chặt tay chân và cho vào chuồng lợn làm thú bỏ đói cho đến chết, khiến cho thái tử sau này nối ngôi là Huệ Đế cũng lạnh người và bất mãn trước sự tàn độc vô cùng của mẫu hậu.

Dòng họ Lữ khuynh loát triều Hán cho đến loạn Vương Mãn... và sau đó tản ra khắp nơi gây nhiều nghiệp chướng. Sau này có một chi phái họ Lữ dạt về phương nam với vốn liếng phong thủy, địa lý kiếm tìm long mạch, trấn yếm với âm mưu triệt hạ mầm đế vương của đất An Nam và gieo vương nghiệp cho tộc Hán nhằm cai trị, nô lệ hóa đất phương Nam mà trước mắt là dòng họ Lữ đầy hiểm độc, gian tà, dâm dật từ dòng máu Lữ ông đất Bái, Lữ Hậu chốn triều trung.

Còn tiếp... (Bài 2-Họ Lữ âm mưu triệt hạ Tây Sơn Tam Kiệt)

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Vấn nạn lớn nhất của Obama trong việc thúc đẩy TPP

Link : http://www.huffingtonpost.com/2015/02/05/obama-worker-rights_n_6615974.html

ZachCarter & Dana Liebelson/Hufftington Post
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Trong nỗ lực giành ủng hộ cho một hiệp ước thương mại mới đang gây tranh cãi ở châu Á, tổng thống Barack Obama đã đưa ra một lý do chính khiến thỏa thuận này là rất quan trọng: để kiềm chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

"Ngay lúc này, Trung Quốc muốn làm nên luật chơi cho khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới" trong Thôngđiệp Liên bang của mình vào tháng trước ông Obama đã nói, "Điều đó sẽ công nhân và các doanh nghiệp của chúng ta vào thế bất lợi. Tại sao chúng ta để cho điều đó xảy ra? Chúng ta nên làm ra luật lệ. Chúng ta nên tạo ra một sân chơi bình đẳng."

Chủ đề ấy tạo nên tiếng vang trong giới công nhân Mỹ, những người đã nhìn thấy các nhà máy phải đóng cửa và tiền lương trì trệ ở quốc nội trong những năm qua kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trở thành một cường quốc về sản xuất. Nhưng uy tín quả giao bóng của Obama xoay quanh những nỗ lực ngoại giao khó khăn và dường như không có gì hứa hẹn: việc cải cách cơ cấu kinh tế và chính trị của một số quốc gia nhỏ hơn ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam.

Trong số 11 quốc gia đàm phán với Mỹ về Thỏa ước Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, không một nước nào có quan hệ gần gũi với Trung Quốc là Việt Nam. Giống như Trung Quốc, nước không tham gia vào cuộc đàm phán, Việt Nam có một chính phủ cộng sản độc đảng và một hồ sơ dày cộm các vi phạm về nhân quyền. Việt Nam cũng có một số tiêu chuẩn lao động yếu kém nhất thế giới.

Hậu quả là, Việt Nam đã trở thành một điểm đến ngày càng phổ biến cho các doanh nghiệp có bản doanh tại Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc thường xuyên ký hợp đồng với các nhà máy ở Việt Nam, khiến đa phần lại phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc. Hàng dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam phải nhập khẩu khoảng một nửa số sợi và vải từ láng giềng phía bắc.

Điều đó có nghĩa là các tiêu chuẩn lao động cao hơn ở Việt Nam sẽ tạo ra chi phí cao hơn cho giới trung gian Trung Quốc. Vànếu thỏa ước TPP ép buộc Việt Nam và các quốc gia châu Á khác phải cải thiện các quyền của giới lao động thì điều ấy có thể gây áp lực chính trị cho các cải cách của chính phủ Trung Quốc.

Mặt khác, một thỏa thuận yếu thế cho phía Việt Nam sẽ không kiềm chế được sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, ngoài ra lại còn tăng sức mạnh hơn cho nước lớn này.

Chính quyền Obama nhận thức được kích thước của các thách thức.

"Ở Việt Nam chẳng hề có quyền lao động", Bộ trưởng Lao động Mỹ Thomas Perez nói với tờ HuffPost. "Nếu trở ngại là Việt Nam phải trở thành nước Mỹ trong năm năm tới, tôi nghĩ điều đó sẽ không xảy ra. Nếu trở ngại là đi từ chỗ không có quyền lao động đến một loại tương tự như các phương án bảo vệ lao động của Mỹ và châu Âu thì tôi nghĩ rằng đó chỉ là một kỳ vọng không thực tế."

Căn cứ vào những chia sẻ chung về lịch sử gần đây giữa hai nước, việc tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam về những vi phạm nhân quyền là một hành động tế nhị của các nhà đàm phán Mỹ. Và trong suốt các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam đã chiến đấu chống lại các yêu cầu về một quyền lao động mạnh hơn.

Lê Đăng Doanh, một cố vấn kinh tế cao cấp của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ do Mỹ tài trợ hồi mùa thu năm ngoái rằng các yêu cầu của TPP là "cực kỳ khó khăn."

Để thỏa ước TPP có thể thực hiện được bất kỳ sự khác biệt nào trên mặt trận lao động, nó sẽ phải trân trọng các quyền hình thành và tổ chức công đoàn của người lao động. Việt Nam chỉ có một liên minh chính thức được hoạt động, mà các nhà phê bình nhìn thấy là thường liên minh chặt chẽ với giới chủ hơn là người lao động.

"Việt Nam đã cho thấy không có dấu hiệu nhượng bộ về điều này," đề cập đến việc hợp pháp hóa các công đoàn ôngDoanh nói với Đài tiếng Nói Hoa Kỳ: " Liên quan đến vấn đề này Việt Nam không bao giờ muốn có thay đổi."

Chính quyền Obama không muốn công bố công khai các ngôn từ quy định của TPP và thỏa thuận này vẫn đang được đàm phán. Nhưng dù cho các điều kiện mạnh mẽ có lợi cho giới lao động có thể được hình thành rõ ràng trong thỏa thuận, việc thực thi chúng cũng sẽ là một trở ngại lớn.

Nước Mỹ đã có một thành tích nghèo nàn về việc thực thi quyền con người và các điều kiện lao động theo các hợp đồng thương mại. Một báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO-Government Accountability Office) năm 2009 cho thấy việc thực thi các điều khoản lao động Mỹ là "có mục đích và rất hạn chế" với các "giámsát tối thiểu." Một báo cáo của GAO từ tháng 11 năm 2014 cho thấy tình hình đã không được cải thiện nhiều. Trong khi Bộ Lao động đã mang lại được một số ít các trường hợp về quyền của người lao động theo các thỏa thuận thương mại trước đây, nhưng đã mất nhiều năm để điều tra và vẫn chưa được giải quyết.

"Một trong những lời chỉ trích mà chúng ta đã nghe, đặc biệt là từ những người bạn của chúng ta trong Đảng Dân chủ và tôi đồng ý với họ, là chúng ta cần phải hành động nhanh hơn," Pereznói với tờ HuffPost.

"Tôi nghĩ đó là lời chỉ trích rất công bằng, vì rõ ràng là không phải mất đến sáu năm. Không nghi ngờ gì là những khiếu nại này rất phức tạp nhưng trì hoãn công lý thông thường chính là hoàn toàn phủ nhận nó"

Về cơ bản, lời kêu gọi mới nhất củaObama cho một thỏa thuận có tiêu chuẩn cao là sự lặp lại một hiệp ước phòng thủ lâu đời của Mỹ với các quốc gia bất hảo. Năm 2009, dân biểu Paul Ryan (CH-Wis.),Nay là Chủ tịch Uỷ ban Chính sách và Tài chính Hạ viện, bảo vệ một thỏa thuận thương mại tự do với chính phủ Bahrain sách nhiễu quyền con người, nhấn mạnh rằng thỏa thuận này sẽ "đòi hỏi những điều như tính thượng tôn pháp luật và cưỡng chế thi hành các hợp đồng, quyền phụ nữ phải được cải thiện theo hướng công khai, minh bạch và dân chủ."

Hai năm sau lời bình luận của Ryan,chính phủ Bahrain tiến hành cuộc đàn áp tàn bạo những người biểu tình trong vụ Mùaxuân Ả Rập, với các báo cáo cho thấy chế độ này đã bắn giết, truy tố các thành viên công đoàn, tra tấn các bác sĩ và bỏ tù một nhà lãnh đạo phe đối lập vì "kích động" các cuộc biểu tình trên Twitter.

Thực tế là, thỏa thuận vối Bahrain đã ngăn chặn loại đàn áp này. Nhưng sau khi nhận được khiếu nại vi phạm thương mại chính thức từ AFL-CIO, chính quyền Obama đã mất hơn hai năm mới khởi sự cuộc đàm phán chính thức với chính phủ của Bahrain. Gần bốn năm sau cuộc đàn áp ban đầu, các trường hợp ấy vẫn còn nguyên chưa được giải quyết trong khi Bahrain tiếp tục truy tố các nhà hoạt động nhân quyền. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết, năm ngoái chính phủ Bahrain đã có "tiến bộ đáng kể về vấn đề sa thải các nhà lãnh đạo công đoàn trong tình trạng bất ổn dân sự."

Các vấn đề thực thi chắc chắn sẽ phát sinh với TPP.

"Chúng ta đang đối phó với các nước thử thách trong TPP," Thượng nghị sĩ Ben Cardin (DC-Md.) cho biết trong một buổi điều trần vào tháng Giêng. "Brunei, nơi có quan ngại về tính hợp pháp của cộng đồng ĐTLA –đồng tình Luyến Ái về nhân quyền. Các kỷ lục về lao động ở Brunei, Malaysia và Việt Nam là rất nghi ngờ. Và việc chống tham nhũng, họ có thể ra luật nhưng không có các cơ chế - công tố viên độc lập và các tòa án - để mang lại cho chúng ta niềm tin rằng họ sẽ thực thi được các đạo luật ".

Perez cho biết chính quyền Obama đang cứng rắn hơn trong các cuộc đàm phán lần này so với các hiệp định thương mại trước đây. Thỏa thuận cuối cùng, theo Perez, sẽ phủ nhận những lợi ích kinh tế của các nước trong hiệp ước thương mại cho đến khi vấn đề lao động và môi trường được giải quyết. Đó sẽ là một sự thay đổi đáng kể so với các thoả thuận khác trong quá khứ.

"Tôi rất hoan nghênh nếu bạn muốn so sánh thành tích của chính quyền Obama với chính quyền Bush trong việc thi hành,” Perez nói. "Họ (Bush) đã chẳng làm được điều gì."

Nhưng nhiều nhà hoạt động nhân quyền vẫn còn hoài nghi, trong đó có John Sifton, giám đốc bộ phận châu Á của Human Rights Watch. "Bản thân đất nước sẽ tự mở ra cho quyền tự do phát biểu. Bản thân họ sẽ cho phép có quyền tự do lập hội, đoàn thể, tổ chức công đoàn, thật thế sao ? Chuyện này hết sức lớn. Không chỉ ngạc nhiên mà gần như một cuộc cách mạng" Sifton cho biết.

Cưỡng chế các vi phạm thương mại ở nước ngoài đã được cải thiện kể từ khi Obama nhậm chức. Tuy nhiên, như các báo cáo của GAO cho biết, việc cưỡng chế đã tập trung vào các tranh chấp mà một nhà sản xuất của Mỹ nộp đơn khiếu nại. Một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Mỹ sẽ có độngcơ khuyến khích để nhắm mắt làm ngơ với những lạm dụng lao động ở Việt Nam và các quốc gia TPP khác.

Háo hức với hàng may mặc giá rẻ hơn ở nước ngoài, nhiều nhà bán lẻ của Mỹ đã ủng hộ việc cấp cho Việt Nam các lợi ích thương mại mở rộng. Mặc dù những vấn đề tồn đọng của ngành công nghiệp dệt may Mỹ từng dấy lên lo ngại, rằng khu vực đó đã bị tiêu hao và chịu ảnh hưởng hạn chế trong chính trị hành pháp. Còn đối với Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may là nguồn xuất khẩu có ý nghĩa kinh tế nhất của họ đối với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc,theo một báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội năm 2014 cho biết.

Elizabeth Cline, tác giả cuốn"Overdressed": Chi phí quá cao của hàng thời trang giá rẻ là âm thanhcảnh báo cho bất cứ hy vọng nào về tác động của thỏa thuận thương mại. "Để có thể nhìn thấy việc thực hiện thực tế của các tiêu chuẩn lao động, các hình phạt đối với việc vi phạm pháp luật mới có thể không chỉ bỏ mặc trong tay các nhà sảnxuất và nhà máy trong các quốc gia châu Á, nhưng chủ yếu là phải ở nơi các nhà bán lẻ và công ty Tây Phương nhập khẩu các mặt hàng này, cô nói.

Từ một quan điểm nhân quyền, các ngành công nghiệp may mặc tại Việt Nam là đặc biệt đáng lo ngại. Theo một báo cáo của Bộ Lao động năm 2014, lĩnh vực này dựa vào cả hai nguồn lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, trong khi bản báo cáo năm 2014 của Bộ Ngoại giao ghi nhận đã có buôn bán lao động trong ngành dệt may.

"Một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của lao động nô lệ và cưỡng bức trong các hãng xưởng vận hành trong nhà ở các gia đình nơi khu đô thị, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc không chính thức gần Thành phố Hồ Chí Minh và trong các nhà máy tư nhân làm gạch ở nông thôn," theo báo cáo của Bộ Ngoại giao. "Các chiến thuật thường gặp nhất là cho nam giới thu hút phụ nữ trẻ và thiếu nữ vào mối quan hệ hẹn hò trực tuyến. Sau khi đạt được sự tin tưởng của các nạn nhân, họ thuyết phục di chuyển đến một vị trí mới,nơi sau đó nạn nhân bị buộc phải lao động hay buôn bán tình dục"

Theo ghi chú từ bản báo cáo, "không hề có trường hợp nào của một nạn nhân buôn người lao động Việt đạt được những bồithường tại các tòa án".

Tuong Vu, một chuyên gia về Việt Nam tạiĐại học khoa Khoa học chính trị của tiểu bang Oregon, nói về  chính phủ Việt Nam, "Họ ban hành luật lệ và các quy định nghe có vẻ rất tốt đẹp, nhưng sau đó chẳng hề thi hành."

Obama tranh luận rằng đưa Việt Nam vào thỏa thuận TPP ít nhất sẽ là tốt hơn so với hiện trạng.

"Tôi không biết sẽ tốt đẹp ra sao cho giới lao động để chúng ta phải làm hỏng mất thỏa thuận này khi yêu cầu Việt Nam cải thiện luật pháp về tổ chức và an toàn lao động của họ," tổng thống nóitrong tháng trước Hội nghị Kinh Doanh Bàn tròn (Business Roundtable), một nhóm vận động đại diện cho các CEO của công ty. "Ý tôi là, chúng ta không nên trừng phạt họ bằng việc loại họ ra khỏi bằng cách nào đó. Hãy đưa họ vào".

Dĩ nhiên, nếu chỉ đạt một cải thiện nhỏ thì rất khác xa với lời kêu gọi làm thay đổi quyền lực kinh tế năng động giữa Mỹ và Trung Quốc của Obama.

Trong khi việc Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 8 phần trăm nợ quốc gia của Mỹ thường được lưu ý để làm nổi bật ảnh hưởngngày càng lớn của đất nước này, sức mạnh thực sự của Trung Quốc là các chuỗi cung ứng. Nhiều mặt hàng thiết yếu được bán tại Mỹ hiện hoặc làm tại Trung Quốc hay phụ thuộc vào các công ty gia công của Trung Quốc, vốn cũng sẽ phải dùng đến sản phẩm của họ từ các nước khác - như Việt Nam.

"Thực tế là, điều này sẽ không đạt được các mục tiêu chiến lược mà chính quyền nói là rất quan trọng," BarryLynn, giám đốc Markets, Enterprise and Resiliency Initiative tại New America Foundation cho biết.

"Càng ngày, chính các công ty Trung Quốc sẽ định đoạt nơi chốn mà mọi việc sẽ phải đi đến. Và cái ý tưởng cứ mày mò xung quanh những con số này sẽ tạo được tác động lớn là ngây thơ."