Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

FB Quỳ Thạch : BIẾT GÌ ? VÀ BIẾT RỒI THÌ PHẢI LÀM THAO ?


Facebooker Quỳ Thạch
Có 2 điều phải biết : 
- Một là, gần thế kỷ nay, ông Kễnh bên hàng xóm dùng 2 thằng em, một thằng ở phía Bắc, một thằng ở phía Nam làm bia đỡ đạn, làm lá chắn, đẩy chúng vào những cuộc giao tranh, chém giết để bảo vệ sự bình yên cho nhà ông Kễnh. Đồng thời ông Kễnh cũng dùng hai thằng em đó như những con bài để ông mặc cả với các ông Kễnh khác giữa chốn chợ giời với mục đích mưu cầu quyền lợi ích kỷ cho chính cái nhà ông Kễnh.
Chính sách đó của nhà ông Kễnh hàng xóm là chính sách vĩnh cửu, lâu dài. Kễnh To, Kễnh Bé, Kễnh Con, Kễnh cháu, Kễnh Chắt, Kễnh Chít... cứ thế mà kế thừa, cứ thế mà kiên trì thực hiện. 
Tuy vậy, cái mưu đồ truyền kiếp này của nhà ông Kễnh hình như hìện tại thì đã lộ thiên ra rồi, hình như mọi người trên thế gian này, từ quan chí dân, ai ai cũng biết!
Nhưng biết rồi thì phải làm thao ?
- Điều thứ 2 thì hiện tại có người biết rồi, nhưng vẫn có người chưa biết.
Đó chính là cái bài học Tống Giang. Bài học chiêu hồi, bài học quy thuận triều đình nhà ông Kễnh.
Tống Giang nghĩ rằng, tuân thủ chiêu hồi, quy thuận triều đình thì bản thân mình vẫn sẽ được làm quan to mà tài năng của các anh em trong hội anh hùng Lương Sơn Bạc cũng sẽ được thiên triều sử dụng ! Ôi ! Thật là lầm to !
Khi Tống Giang biết ra sự thật thì tất cả bạn bè, đồng chí, thủ lĩnh, quân sư... thì tất tần tật đã bị đẩy vào nơi hòn tên mũi đạn và bị tiêu diệt hết, tuyệt chủng luôn, cái gọi là anh hùng Lương Sơn từng kiêu hãnh cát cứ một góc trời...
Ai chưa biết, ai còn mơ ước hão huyền. muốn xây dựng sự nghiệp của mình dưới nách ông Kễnh thì hãy đọc Thủy Hử đí, đọc cái chương Chiêu Hồi ấy, đọc cái "mộng vàng" của Tống Giang thêm một vài lần nữa mà ngẫm nghĩ cho vỡ lẽ ra cái sự khắc nghiệt đương nhiên của quy luật Chiêu Hồi trong mưu đồ của nhà ông Kễnh.
Hãy đọc và hãy nghĩ đi cho cái đầu mình được tiếp xúc với cái sự biết.
Nhưng biết rồi thì phải làm thao ?
Phải làm thao ? Ai giải được bài toán hóc búa này để giúp 2 chú em - một chú ở phía Bắc, một chú ở phía Nam - hiện đang là định mệnh láng giềng của nhà ông Kễnh đây?
Biết cũng khó, nhưng không khó đến mức không thể biết !
Biết rồi thì phải làm thao ? Phải làm thao ? Đó mới thực sự là điều nan giải!
Đường sắt trên cao, đường bộ xuyên Việt, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, luật đặc khu... tất tất cũng chỉ là biểu hiện râu ria trong nội dung vĩ đại của bài toán nan giải này mà thôi!

Paul Nguyễn Hoàng Đức: KHÔNG TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI TA CHỈ LÀ PHƯỜNG GIÁ ÁO , TÚI CƠM


.... “Đi về nhiều làng quê Việt Nam hôm nay, thấy nhà xây rất to, toa lét tiêu chuẩn chẳng kém gì khách sạn … nhưng không thấy bóng cô vợ nào. Hỏi ra thì anh chồng bảo “nhà em đi xuất khẩu lao động, có thế mới gửi tiền về cho em xây nhà to vật vã thế này”. Kết quả hầu hết là gì? Những cô vợ xuất ngoại đi làm thuê hay còn gọi là ô-sin, tranh thủ còn làm thêm công nhân tình dục để kiếm nhiều hơn, và cũng là nhân tiện còn “ôn tập” nhu cầu sinh lý, chứ đi vài năm máy mốc ra à?!😜
Còn anh chồng ở nhà cũng phải có nhu cầu đầu ra cho “cậu nhỏ” cũng lại phải lên thị trấn hay thành phố tìm vào nơi mắt xanh mỏ đỏ… Gia đình như vậy coi như được cái xác nhà, còn lại tổ ấm bị nát bươm ngay từ bên trong. Vợ chồng đi xa về gặp nhau, đâu còn ân ái, mà chỉ còn thói quen giới tính?! Gia đình đó gọi là gì? Chắc hẳn nó phải là gia đình của dạng nô tài thôi. Vì chỉ có nô tài mới hiến dâng cả tổ ấm để phục vụ việc kiếm tiền.
So với các gia đình nghèo mạt rệp ở châu Phi thì thế nào? Ở đó đàn ông của họ cũng phải đi qua nước khác làm thuê. Nhưng vợ ở nhà bám trụ nuôi con. Gia đình của họ như thế cũng không phải rơi vào tình trạng “vong thân toàn thể” để kiếm miếng ăn.
Nhưng đàn ông Việt có đi qua nước ngoài kiếm ăn được không? Sức vóc lẻo khẻo, đi đâu cũng đầy thói xấu cờ bạc rượu chè bè cánh lười biếng, nên nhiều nước như Hàn Quốc trả về, giờ họ chỉ thích thuê đàn bà Việt rửa bát quét nhà và có cái “vốn tự có” để giải quyết đầu ra cho máy gieo hạt khi ứ kho…😭
Dân Việt đi làm thuê ở khắp nơi, đặc biêt nhiều nhất trong khu vực châu Á này, rõ ràng chúng ta không thể tảng lờ đi: phẩm chất của người Việt đại trà ở mức Nô tài?!
Tại sao căn tính nô tài của người Việt nặng?
Trả lời: Vì chúng ta không có tầm nhìn xa của lý tưởng.
Nhân đọc câu chuyện của thủ tướng Ba Lan và tổng thống Mỹ, tôi sẽ ôn lại chút xíu để chúng ta đi vào vấn đề lý tưởng. Nhạc sĩ Ignace Paderewski được hai cậu sinh viên đỗ đại học mà chưa có tiền nộp học phí mời sẽ biểu diễn một chương trình nhạc với 2000 đô. Buổi biểu diễn kết thúc, mà chỉ thu được 1600 đô. Hai cậu sinh viên, trong đó một có tên là Herbert Hoover đành viết giấy nợ 400 đô cho nhạc sĩ. Nhạc sĩ cầm tờ giấy nợ, xé đôi, và đưa lại số tiền cho hai sinh viên, rằng “hai bạn hãy cầm số tiền này mà đi học!” Rồi Paderewski trở thành thủ tướng Ba Lan, khi 1,5 triệu người dân của ông có nguy cơ chết đói, ông chạy đôn đáo khắp nơi để vay tiền mà không được. Số phận run rủi thế nào ông tìm đến được cơ quan cứu trợ Hoa kỳ do cậu sinh viên ngày xưa Herbert Hoover là chủ tịch. Hoover đã cho nhạc sĩ vay tiền kèm theo lời nói “Ngài không phải cám ơn tôi, mà chính tôi mới là người phải cám ơn ngài, vì chính tôi là người xưa kia đã nhận được từ ngài 1600 đô để theo học”. Sau đó Herbert Hoover trở thành tổng thống 31 của nước Mỹ.
Câu chuyện nói với chúng ta điều gì? Rõ ràng họ là những người biết “chơi đẹp” biết nhìn xa, cấy một hạt men nhỏ bé vào chân trời lý tưởng, để rồi 1600 đô đã trở thành hàng vạn tấn lương thực cứu đói nước Ba Lan, và với cử chỉ vạn tấn lương thực đó, ngài Hoover đã trở thành tổng thống Mỹ.
Trở lại câu chuyện Lý tưởng. Với nhiều người Việt, họ cứ nghĩ rằng lý tưởng là xa xôi, kỳ thực lý tưởng là tất yếu cho con người:
– Một cái cây vươn lên bầu trời mới sống được, mặc dù vòm cây đó chẳng bao giờ chạm nóc bầu trời, nhưng chính nhìn bầu trời mà nó vươn lên – đó là lý tưởng!
– Một cửa sổ nhìn ra đại dương, đặc biệt ở khách sạn bị tính tiền thêm cho view – đó là tiền trả cho tầm nhìn lý tưởng!
– Một tay đàn chơi ở quán bar cứ vẩn vơ nghĩ đến những nhạc công thượng thừa, dù nhạc của nhạc công đó không kiếm được tiền – nhưng đó là cứu cánh cho lý tưởng!
– Nước Pháp, rồi nhiều nước khác, hàng năm bỏ tiền dựng một vở kịch “siêu” chẳng ai xem, nhưng đó là thử nghiệm cho lý tưởng!
– Những buổi trình diễn thời trang có những mốt quái dị chẳng ai mua hay mặc, nhưng đó là quan niệm thỏa sức cho lý tưởng!
– Những phi công có thể bay vạn dặm trong vài giờ vì mắt họ có tầm nhìn đến chân trời – đó là lý tưởng!
Không có cái nhìn lý tưởng người ta sẽ không thể trở thành ông chủ hay người tốt! Cái tốt tối thiểu chỉ là không phạm luật hình. Nhưng cái tốt tối đa thì vô tận. Một người khát, chúng ta gặp, chúng ta mời nước, đó là tốt tối thiểu. Nhưng anh ta đói, chúng ta cho ăn, rồi chúng ta cho mặc, cho học hành, cho cư trú, rồi còn chữa bệnh hay quyền bầu cử tự do… những cái tốt tối đa đó là vô tận. Không có sự thánh thiện lý tưởng không xuất hiện nhà dạo đức lớn!
Thi hào Goethe nói: “Một người chỉ nghĩ đến tiền sẽ không thể làm cho lý tưởng của mình đơm hoa kết trái!”
Học sinh của chúng ta đi học, tối lại tìm việc làm thêm để kiếm tiền, đó là cách học nửa vời, chẳng ra học, chẳng ra làm. Việc học rất cần chuyên tâm, chuyên tâm ngay cả mặc cảm “cái chưa làm được” để vươn cao và xa. Tên lửa chỉ có thể phóng lên trời cao khi nó ách tắc tích trong buồng đốt đủ áp suất!
Các triết gia Hy Lạp cho rằng: khi lao động mệt nhọc quá sẽ khó nảy sinh cao thượng để viết văn thơ️! Vì thế mà cái nghèo của người có học và viết văn nhiều khi rất cần thiết cho khát vọng cũng như mặc cảm cần cố gắng!
Người Việt hiện đại còn có câu rất kém “tốt là dại”. Đó là những câu so đo của giá áo túi cơm.
Triết gia Kant nói một câu rất chí tử về nguyên lý: “Cái gì vụ lợi thì không bao giờ đẹp. Chỉ có cái bất vụ lợi mới đẹp!”👍
Một cái cổ áo, một diềm đăng ten, một mái chùa cong, một bức tranh phù điêu, một bức tượng tạc trên vách đá, một nóc mái nhà thờ cao vót… nó đẹp vì chẳng thể nào vụ lợi, không gian trên đầu có ai cần để treo mình lên đâu, nhưng nó đẹp vì nó thừa ra.
Người Việt ta chủ yếu sống xó máy lọ mọ vụ lợi, nên làm cái gì cũng bé, và mang nặng căn nô tài chỉ loanh quanh buôn đất cát và vốn tự có?!
😭”
Paul Đức 16/6/2018

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Minh Trí : 50 năm trước, Israel đã đánh bại quân đội Ai Cập nhờ sự may mắn khó tin



Ngày 6/12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái Israel, đánh dấu một chuyển biến quan trọng và nhiều tranh cãi trong vấn đề hòa bình ở Trung Đông. Jerusalem, thánh địa linh thiêng của ba trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới – Do Thái, Cơ Đốc và Hồi giáo – chưa bao giờ ngừng được hướng về để ước vọng, cầu nguyện, ngưỡng mộ và cảm thương cho số phận của của những con người, dân tộc và đất nước đã gắn chặt với nó.

Cuộc chiến chóng vánh

Cách đây 50 năm, vào tháng 5 năm 1967, chỉ 20 năm sau khi Nhà nước Do Thái Israel được thành lập, Ai Cập bất ngờ trục xuất quân đội gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, huy động lực lượng quân đội khổng lồ tới biên giới Israel, phong tỏa eo biển Tiran (cửa ngõ hàng hải chiến lược của Israel), đồng thời kêu gọi tất cả các nước Ả Rập trong khu vực cùng nhau tiêu diệt nhà nước Do Thái non trẻ.
Israel đứng trước tình huống tứ bề thọ địch và thua kém mọi mặt về quân sự trong khi Liên Hiệp Quốc và đồng minh Mỹ đã nhắm mắt làm ngơ. Một cuộc thảm sát Holocaust mới dường như sắp diễn ra. Tuy nhiên, Israel đã sống sót và phồn thịnh tới ngày nay, để kể lại câu chuyện mà họ tin là phép lạ đã giúp họ chiến thắng trong cuộc chiến lịch sử 50 năm trước.
Vào ngày 4/6/1967, nhà nước Israel non trẻ nhìn thấy mình đang đứng trên bờ vực hủy diệt. Trong khi người dân Israel vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau về cuộc thảm sát Holocaust trong Thế chiến II, thì tất cả các quốc gia Ả Rập xung quanh đã thề sẽ khiến Địa Trung Hải nhuộm đỏ máu của người Do Thái.
Tướng nghỉ hưu Eitan Ben – Eliyahu, thuộc lực lượng phòng vệ Israel nhớ lại: “Chúng tôi đã nghĩ rằng người Israel sẽ bị vứt hết xuống biển.” Buổi sáng ngày 5/6/1967, ông Ben Elyahu là một trong những phi công đầu tiên tiến đánh Ai Cập, trận chiến đầu tiên mở màn chiến thắng vẻ vang và đầy bất ngờ của quân Do Thái.
“Đây là chuyện sống chết. Đây là chuyện Israel có bị hủy diệt hay không.”
“Người dân hoảng sợ. Người ta nói về việc Israel sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức, về cuộc chiến mà sẽ có số người chết khổng lồ, ít nhất là 10.000 người,” ông Elyahu nói.
Những giáo sĩ Do Thái dự đoán số người chết nhiều đến mức họ dự định sử dụng tất cả công viên tại Jerusalem làm nghĩa trang công cộng. Ngay trước khi cuộc chiến bắt đầu, câu đùa cửa miệng của người Israel với nhau là: “Người chết cuối cùng phải tắt điện!”
Nhưng câu đùa này cũng không phản ánh được sự kinh hoàng trước viễn cảnh chết chóc của người dân quốc gia mới thành lập được 2 thập kỷ này. Israel thua kém cả về hỏa lực lẫn quân lực ở cả 3 mặt trận: Ai Cập ở miền Nam, Jordan ở phía Đông và Syria ở phía Bắc. Liên Xô đã đổ số lượng vũ khí trị giá 2 tỷ USD vào các nước Ả Rập. Kẻ thù của Israel mang tới chiến trường số binh lính gấp đôi, số xe tăng nhiều gấp ba và gấp 4 lần số máy bay mà Israel sở hữu.

Những chuyện hy hữu

Nhưng ngay trước thời khắc cuộc chiến bắt đầu, Ai Cập – kẻ thù mạnh nhất của Israel bất ngờ xảy ra một loạt sai sót và tai nạn kỹ thuật.
Nhà báo chiến trường Eud Yaai nhớ lại: “Có vấn đề liên lạc giữa Tổng thống Ai Cập Nasser và các tướng lĩnh hàng đầu quân đội của ông ta, và tất cả mọi việc đều không hoạt động theo như kế hoạch. Khi chiến tranh xảy ra, bạn có thể nhìn và nghe thấy, chúng tôi đã nghe thấy họ. Bạn có thể nghe và nhìn thấy Bộ Chỉ huy tối cao của Ai Cập không kiểm soát được tình hình.
Bộ Chỉ huy Ai Cập cũng đã bỏ ngoài tai cảnh báo của các nhân viên tình báo cấp trung rằng không lực Israel sắp tấn công phủ đầu. Đêm trước ngày phát động chiến tranh, Tư lệnh quân Ai Cập Abbot Emir đã tụ họp tướng lĩnh dưới trướng của mình để tiệc tùng tại một căn cứ không quân cách xa chiến trường. Sáng hôm sau, cuộc tấn công chớp nhoáng của không lực Israel đã khiến Abbot Emir hối hận cả đời với quyết định của mình.
Chúng tôi khiến họ hoàn toàn bất ngờ. Sau đó một số lính Ai Cập muốn chạy vào máy bay để phản kháng, nhưng không làm gì được”, cựu phi công của Israel Elyahu nói.
Một lỗi chiến thuật ngớ ngẩn khác của Ai Cập mà không ai giải thích được là vào 2 tuần trước cuộc chiến, Ai Cập đã thay thế gần như hoàn toàn chỉ huy quân sự tại Sinai bởi những người không quen thuộc địa hình. Sáng ngày 5/6/1967, radar của Jordan phát hiện ra máy bay của Israel cất cánh. Jordan đã gửi cảnh báo đỏ cho Cairo, nhưng người lính trực đã dùng sai mã ngày nên không thể giải mã được thông tin sống còn đó. Lời cảnh báo không bao giờ được đọc. Trước một đội quân đang sửng sốt, không lực Israel đã “làm cỏ” hết lực lượng không quân Ai Cập dưới mặt đất, đánh dấu chiến thắng đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với cả cuộc chiến.

Phép màu?

Một số người Israel trong đó có tác giả Sara Rigler, người đã viết về Cuộc chiến Sáu ngày tin rằng một loạt các sai lầm và sự kiện không may của Ai Cập là do có bàn tay của một đấng tối cao:
“Bạn có thể nói rằng, ồ thật là sự trùng hợp may mắn, nơi bạn có thể thấy bàn tay của Chúa. Chúng tôi thấy rằng Chúa đã an bài tất cả những chuyện đó để xảy ra theo đúng cách nó đã xảy ra, bởi Ngài muốn cuộc tấn công của Israel thành công. Chúa muốn chúng tôi chiến thắng, muốn chúng tôi lấy lại thánh địa của mình.
Đối với nhiều người, sự nhiễu loạn trong quân đội Ai Cập ngay trước cuộc chiến khiến họ nghĩ tới sự tương đồng trong câu chuyện trong Kinh Thánh về chàng Gideon phá rối đội quân kẻ thù của vương quốc Israel cổ đại.
Thay vì bị tiêu diệt, Israel đã giành được một trong những chiến thắng vang dội nhất lịch sử chiến tranh thế giới. Rất nhiều người Do Thái chính thống và Cơ đốc giáo tin rằng quốc gia Do Thái đã chứng kiến một phép lạ.
Joel Rosenberg, nhà phân tích Trung Đông nhận xét:
Kể cả những người Tin Lành cũng tin rằng Cuộc chiến Sáu ngày là bằng chứng của sự can thiệp của Chúa đối với những người Do Thái. Điều kỳ diệu là bạn được chứng kiến thời khắc đó, khi mà tất cả các lãnh đạo Ả Rập, lãnh đạo Hồi giáo đều nói rằng ‘chúng ta sẽ ném bọn Do Thái xuống biển’, và thấy rằng một cuộc thảm sát Holocaust khác sắp diễn ra. Thế mà 6 ngày sau, Israel tự vệ thành công, tiêu diệt kẻ thù, chiếm được diện tích đất gấp 3 lần trước đây, tái kiểm soát Jerusalem lần đầu tiên trong 100 năm. Và đến ngày thứ 7 họ nghỉ ngơi. Nó nghe thật giống Kinh Thánh đối với những người Tin Lành khắp thế giới và họ cũng hân hoan vui mừng cho người Do Thái.
Tác giả Rigler nói: “Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, tất cả mọi người, kể cả tín hữu lẫn người thế tục đều nhận thấy điều này đến từ Chúa bởi vì nó thật là không hợp lý. Tất cả mọi người đều dự đoán một thất bại thê thảm. Đây là một phép lạ, thậm chí cả với Mose Dayan, tư lệnh quân đội Israel, đồng thời là một người rất thế tục.
Sau khi Jerusaslem được giải phóng, ông Dayan đã tới Bức tường Phía Tây và theo truyền thống, đặt một mẩu giấy ghi thông điệp gửi Chúa vào các khe của bức tường. Tờ giấy này ngay sau đó đã được các phóng viên chiến trường tiết lộ, đó là câu số 23, thuộc chương 118 trong Thánh Vịnh:
“Đây là việc làm của Chúa. Nó thật diệu kỳ trong mắt chúng tôi.”

Minh Trí

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Phó Tổng thống Mỹ: Bầu cử 2020 là lựa chọn giữa ‘Tự do và CNXH’



Phát biểu tại Đại hội Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hôm 1/3, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ là lựa chọn giữa “tự do và chủ nghĩa xã hội.”
Trước đông đảo các chính trị gia bảo thủ tập hợp tại Maryland, Phó Tổng thống Mike Pence đã nói rằng ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc đua tổng thống Mỹ năm 2020, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (bang Vermont) là một nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa. Ông Pence nói thêm rằng nhiều ứng cử viên khác của đảng Dân chủ cũng ủng hộ các chính sách xã hội chủ nghĩa như Thỏa thuận Mới Xanh (Green New Deal) và Chăm sóc y tế Toàn dân (Medicare For All).
Ông Pence chỉ ra rằng những chính sách xã hội chủ nghĩa tương tự đã thất bại tại mọi nơi mà nó được thử nghiệm và làm nghèo khổ hàng triệu người. Vậy nhưng, các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, trong đó có Thượng nghị sĩ Kamala Harris và Thượng nghị sĩ Corey Booker đang thúc đẩy các chính sách tương tự với “những chiến dịch truyền thông xã hội nổi bật.”
Phó Tổng thống Mỹ nói: “Dưới vỏ bọc của Chăm sóc y tế Toàn dân và Thỏa thuận Mới Xanh, đảng Dân chủ đang bám cứng vào những lý thuyết kinh tế yếu kém đã làm nghèo đói nhiều quốc gia và bóp nghẹt tự do của hàng triệu người trong thế kỷ qua. Hệ thống đó là chủ nghĩa xã hội.”
“Chăm sóc y tế Toàn dân thực sự có nghĩa là không ai được chăm sóc sức khỏe chất lượng. Thứ duy nhất xanh trong cái gọi là Thỏa thuận Mới Xanh là nó sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền của người nộp thuế nếu họ biến nó thành luật,” ông Pence nói thêm.
Phó Tổng thống Pence đã chỉ ra Venezuela là ví dụ về sự thất bại của chủ nghĩa xã hội. Quốc gia giàu dầu mỏ một thời đã bị tê liệt bởi các chính sách xã hội chủ nghĩa do kẻ độc tài bất hợp pháp Nicolas Maduro thực hiện. Ông Pence nói rằng hiện nay 9 trong 10 người dân Venezuela sống dưới mức nghèo khổ và hơn 3 triệu người đã trốn chạy khỏi đất nước này.
Ông Pence cho rằng cuộc đấu tranh tại Venezuela là giữa “chủ nghĩa xã hội và tự do.”
“Sự thật là Venezuela cần thứ nước Mỹ có. Venezuela cần tự do,” ông Pence nói. “Tự do sẽ cho phép người dân sống cuộc sống của họ theo cách họ thấy phù hợp – không phải do kiểm soát của chính phủ. Tự do tạo ra hàng hóa nhiều hơn và tốt hơn bất cứ nơi nào và thời gian nào khác trong… lịch sử thế giới.”
“Tự do thịnh vượng hơn, hữu ích hơn và nhân văn hơn bất kỳ mô hình xã hội hay kinh tế nào từng được áp dụng. Bởi vì nó là triết lý duy nhất tôn trọng phẩm giá và giá trị của mọi sinh mệnh và coi mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em được tạo ra theo hình hài của Chúa. Đó là tự do.” Phó Tổng thống Mỹ nói.
Trước hàng nghìn người tập hợp tại CPAC 2019 và hàng triệu người dân trên thế giới theo dõi qua truyền hình, ông Pence nhấn mạnh lựa chọn giữa chủ nghĩa xã hội và tự do sẽ là điều mấu chốt trong 20 tháng tới hướng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Ông Pence đã dành khoảng nửa đầu bài phát biểu của mình để nói về những thành công trong chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Donald Trump. Nghị trình giảm thuế và cắt giảm quy định của ông Trump đều là những chính sách trái ngược với chủ nghĩa xã hội và nghị trình này đã giúp nền kinh tế Mỹ bùng nổ. Trong khi đó, lập trường ‘Nước Mỹ trên hết’ kiên định của ông Trump trên vũ đài chính trị thế giới – phản công lại sự bám cứng vào toàn cầu hóa của những nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa – đã làm hồi sinh ngành công nghiệp Mỹ, tăng thêm khoảng 480.000 việc làm sản xuất cho lao động Mỹ.
Tuy nhiên, ông Pence cũng lưu ý rằng tiến bộ được tạo ra dưới thời ông Trump có thể bị đảo ngược nếu một người xã hội chủ nghĩa vươn lên được vị trí quyền lực.
Ông Pence đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ để đảng Dân chủ đưa nước Mỹ rẽ sang cánh tả và đánh mất tất cả những thành quả mà chúng ta đã vất vả chiến đấu để đạt được? Nếu chúng ta đưa ra một lựa chọn giữa tự do và chủ nghĩa xã hội, người dân Mỹ mọi lúc đều sẽ lựa chọn tự do.”
Những phát biểu của ông Pence là đồng điệu với chủ đề phát triển trong cả ngày thứ nhất và thứ hai tại CPAC năm nay. Các diễn giả chủ chốt đều vạch trần và lên án mạnh mẽ sự chuyển hướng của đảng Dân chủ tới chủ nghĩa xã hội. Mặc dù chỉ một số ít nhà lập pháp công khai nhận mình là người xã hội chủ nghĩa, nhưng có khoảng 40% Dân biểu Dân chủ tại Hạ viện là thành viên của Nhóm Cấp tiến Quốc hội do ông Sanders thành lập. Nhóm này hầu hết ủng hộ Thỏa thuận Mới Xanh và Chăm sóc y tế Toàn dân.
Theo một ước tính, riêng Thỏa thuận Mới Xanh sẽ tiêu tốn khoảng 93 nghìn tỷ USD trong thời gian 10 năm. Con số này là vượt qua tất cả chi tiêu của chính phủ ước tính trong cùng khoảng thời gian, với khoảng 33 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, chính sách này sẽ cho phép chính phủ liên bang kiểm soát rộng lớn vào khu vực tư nhân với những mục tiêu cực đoan như thay thế tất cả các xe ô-tô động cơ đốt trong bằng động cơ điện và xây lại hoặc thay thế mọi tòa nhà tại Mỹ. Những người bảo thủ xem sự bành trướng này là sự chuyển đổi tới chính phủ cưỡng bức, kiểm soát và xa rời tự do.
Ông Pence nói: “Điều mang lại cho chúng ta nền kinh tế thịnh vượng nhất trong lịch sử thế giới là tự do, không phải chủ nghĩa xã hội. Chính là tự do, không phải chủ nghĩa xã hội đã kết thúc chủ nghĩa nô lệ, chiến thắng hai cuộc thế chiến, và tạo vị thế ngày nay là ngọn hải đăng cho hy vọng của toàn thế giới.”
“Chính là tự do, không phải chủ nghĩa xã hội đã đưa chúng ta vượt qua những định kiến trong quá khứ để tạo ra một liên minh hoàn hảo hơn và mở rộng phước lành của tự do tới mọi người Mỹ không kể sắc tộc, tín ngưỡng hay màu da. Và chính là tự do, không phải chủ nghĩa xã hội đã đem đến cho chúng ta cuộc sống chất lượng cao nhất, môi trường sạch sẽ nhất thế giới, và cải thiện sức khỏe và phúc lợi của hàng triệu người khắp thế giới. Đó là tự do,” Phó Tổng thống Pence khẳng định.
Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Trần Hưng : Hai lần nhận được tiên tri, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi bị tru di tam tộc


Trần Hưng
Vụ án Lệ Chi Viên được xem là vụ án oan kinh hoàng nhất trong sử Việt, khiến cho vua Lê Thái Tông chết đột ngột ở tuổi 20, thậm chí người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng bị mang án tru di tam tộc vô cùng thảm khốc.
Đằng sau vụ án đó không chỉ là những uẩn khúc, mà còn là những câu chuyện huyền bí về sự tinh thông số mệnh của người xưa.

Bậc thầy phong thủy thấy trước đại nạn của Nguyễn Trãi

Trước đây ông cố của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Loan có nhờ thầy địa lý tìm được miếng đất tốt ở làng Nhị Khê (nay thuộc Thường Tín, Hà Đông) rồi lấy hài cốt của cha mình táng vào đấy. Theo sách “Lai thị phong thủy chí” thì huyệt ở Nhị Khê có long mạch đi rất xa, nhiều ngăn giữ chân khí, lại có nhiều gò đống như là kiếm, ấn, mũ, bút, nên là huyệt rất quý.
Khi quân Minh chiếm đóng Giao Chỉ, rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Vua Minh muốn trấn yểm các vùng đất phong thủy tốt ở Giao Chỉ để tận diệt nguyên khí nhằm dễ bề cai trị. Vậy nên vua Minh giao cho Hoàng Phúc, vốn là một nhà phong thủy có tài mang theo hai cuốn sách của Cao Biền với các bản vẽ chi tiết nhằm trấn yểm các vùng đất tốt.
Cao Biền vốn là một nhà phong thủy đại tài của Trung Quốc, từng trấn yểm nhiều nơi ở nước ta, truyền thuyết về cuộc đấu trí của ông ta với các thiền sư Việt cũng được ghi lại trong cuốn “Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” (Xem bài: Chuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền). Vậy nên, Hoàng Phúc dựa vào sách của Cao Biền thì như hổ thêm cánh.
Đến vùng Nhị Khê, là nơi ông cố Nguyễn Trãi cải táng cha, Hoàng Phúc có quan sát và nói rằng:
Nhị Khê mạch đoản,
Họa thảm tru di.
Nghĩa là:
Đất Nhị Khê mạch ngắn,
Sẽ dẫn tới họa tru di thảm khốc.
Sau này quân Minh thua trận, Hoàng Phúc bị bắt làm tù binh, quân Lam Sơn đã thu lại hai quyển sách này của Cao Biền.
Hoàng Phúc bị giải về dinh trại Bồ Đề ở viên môn của Nguyễn Trãi. Là người nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đối đãi với các hàng binh rất tốt, trong đó có cả Hoàng Phúc. Cảm mến tấm lòng của ông, một lần Hoàng Phúc bộc bạch với Nguyễn Trãi rằng: “Nay tôi mắc nạn, được giam dưới cửa ông cũng là may. Song chắc không bao lâu đâu”.
Hoàng Phúc giải thích rằng: “Vì tổ mộ tôi có xá văn tỉnh là gò đống ở phương Bính thì tôi mắc tội vạ tất không lâu! Chừng 100 ngày sẽ khỏi.”
Nhưng Hoàng Phúc nói thêm: “Còn tổ mộ của ông, tôi đã biết con cháu sẽ bị nạn tru diệt vậy ông không nên xem thường, hãy tính việc cải táng đi”.
Hoàng Phúc biết ơn Nguyễn Trãi không hại mình, qua tiếp xúc cũng biết Nguyễn Trãi là bậc hiền lương, có tài đức, vì vậy mà nói thật cho ông biết, hy vọng có thể giúp ông vượt qua đại nạn sắp tới. Tuy nhiên Nguyễn Trãi nghe nói thì chỉ cười cho vui mà không đoái hoài.
Và mọi việc quả nhiên đúng như Hoàng Phúc dự đoán. Nguyễn Trãi kiên trì viết thư, năm lần một thân một mình vào thành Đông Quan khuyên quân Minh đầu hàng, rồi dùng đại nghĩa tha chết cho cả 10 vạn quân Minh về nước, trong đó có Hoàng Phúc.
Còn số phận của Nguyễn Trãi cũng không vượt khỏi lời tiên tri của Hoàng Phúc. 15 năm sau, vào năm 1442, Nguyễn Trãi bị vu oan trong án giết vua ở Lệ Chi Viên, khiến ông bị tru di tam tộc.
Lời dặn dò của ông ngoại Trần Nguyên Đán tinh thông mệnh lý
Dù Nguyễn Trãi là dòng dõi họ Nguyễn, nhưng người ảnh hưởng đến ông nhất lại chính là ông ngoại Trần Nguyên Đán. Là quan Tư đồ cuối triều đại nhà Trần, lại tinh thông tử vi tướng số, nên Trần Nguyên Đán biết trước việc Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần.
Khi Thượng Hoàng Nghệ Tôn gả công chúa cho Hồ Quý Ly, thì Trần Nguyên Đán hết sức khuyên can, ông còn làm bài thơ “Thập cầm” (Mười giống chim) cảnh tỉnh Thượng Hoàng hãy cảnh giác với “con quạ già hiểm độc” (chỉ Hồ Quý Ly). Trong bài thơ có câu:
Nhân ngôn ký gửi dữ lão nha
Bất thức lão nha liên ái phầu
Tạm dịch là:
Gửi con cho lão quạ già
Biết là lão quạ thương là mấy thương
Cảnh tỉnh Thượng Hoàng không được, Trần Nguyên Đán biết vận mệnh nhà Trần đã hết, nên quyết định về Côn Sơn (Hải Dương) dạy học. Trước khi đi, ông cực chẳng đã, đành kết thân với Hồ Quý Ly nhằm bảo vệ gia tộc của mình khỏi bị tận diệt khi Hồ Quý Ly cướp ngôi. Cho đến tận ngày nay, nhiều người chê trách Trần Nguyên Đán về việc này, nhiều người gia tộc họ Trần xem hành động này của ông là phản bội là nhà Trần. Dẫu sao đó cũng là cái khó của người tinh thông mệnh lý…
Trần Nguyên Đán từ quan về quê dạy học, trong số các học trò của ông có Nguyễn Phi Khanh, sau này lấy con gái của ông và sinh ra Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã được ông ngoại dạy dỗ. Trong cuốn sách “Đông A di sự” có ghi chép rõ rằng Trần Nguyên Đán xem lá số tử vi thì biết Nguyễn Trãi sau này sẽ là anh hùng dân tộc, nhân cách còn được lưu danh muôn thuở, nhưng ông cũng không khỏi lo lắng khi biết rằng sẽ bị di họa chết cả ba họ. Vì thế Trần Nguyên Đán dặn kỹ Nguyễn Trãi rằng “chiếm thành thì lui binh”, Nguyễn Trãi cũng ghi nhớ lời dặn dò của ông ngoại.
Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra, Nguyễn Trãi đã dâng lên cuốn sách “Bình Ngô” với chiến lược rõ ràng, quân Lam Sơn dựa vào đó mà đi hết chiến thắng này đến chiến thắng khác, giành lại được giang sơn xã tắc.
Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, sau gần 10 năm làm quan, nhớ lời dạy của ông ngoại “chiếm thành thì lui binh”, Nguyễn Trãi liền từ quan về Côn Sơn ở ẩn, vui thú điền viên với cảnh sông núi.
Thế nhưng số mệnh khó tránh, Lê Thái Tông vẫn rất muốn trọng dụng Nguyễn Trãi và năm 1439 mời bằng được Nguyễn Trãi ra làm quan. Việc Nguyễn Trãi chấp nhận tấm lòng của vua vô hình chung đã đi ngược lại với lời dặn dò của ông ngoại.
Nguyễn Trãi vốn là người thẳng thắn, làm gì cũng chỉ lo cho dân, vì thế những kẻ nịnh thần trong triều rất ghét ông. Ông bị liên lụy vào cuộc tranh giành quyền lực trong triều đình, ông và vợ lẽ là bà Nguyễn Thị Lộ bị vu oan trong thảm án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.
Là bậc hiền nhân đại nghĩa, Nguyễn Trãi được trời xanh ban cho hai cơ hội cải mệnh: một là lời dặn dò của Hoàng Phúc ngay khi triều đình còn chưa thành lập; hai là lời dặn dò của Trần Nguyên Đán khi cáo quan về Côn Sơn. Nhưng cuối cùng ý trời khó dò, số mệnh khó đổi…
Trần Hưng