Link : https://trithucvn.net/van-hoa/nhan-duoc-loi-tien-tri-nguyen-trai-khong-thoat-tru-di-tam-toc.html
Trần
Hưng
Vụ án Lệ Chi Viên được
xem là vụ án oan kinh hoàng nhất trong sử Việt, khiến cho vua Lê Thái Tông chết
đột ngột ở tuổi 20, thậm chí người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng bị mang án
tru di tam tộc vô cùng thảm khốc.
Đằng sau vụ án đó
không chỉ là những uẩn khúc, mà còn là những câu chuyện huyền bí về sự tinh
thông số mệnh của người xưa.
Bậc thầy phong thủy thấy trước đại
nạn của Nguyễn Trãi
Trước đây
ông cố của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Loan có nhờ thầy địa lý tìm được miếng đất
tốt ở làng Nhị Khê (nay thuộc Thường Tín, Hà Đông) rồi lấy hài cốt của cha mình
táng vào đấy. Theo sách “Lai thị phong thủy chí” thì huyệt ở Nhị Khê có long
mạch đi rất xa, nhiều ngăn giữ chân khí, lại có nhiều gò đống như là kiếm, ấn,
mũ, bút, nên là huyệt rất quý.
Khi
quân Minh chiếm đóng Giao Chỉ, rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Vua Minh muốn
trấn yểm các vùng đất phong thủy tốt ở Giao Chỉ để tận diệt nguyên khí nhằm dễ
bề cai trị. Vậy nên vua Minh giao cho Hoàng Phúc, vốn là một nhà phong thủy có
tài mang theo hai cuốn sách của Cao Biền với các bản vẽ chi tiết nhằm trấn yểm
các vùng đất tốt.
Cao Biền vốn là một
nhà phong thủy đại tài của Trung Quốc, từng trấn yểm nhiều nơi ở nước ta,
truyền thuyết về cuộc đấu trí của ông ta với các thiền sư Việt cũng được ghi
lại trong cuốn “Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” (Xem bài: Chuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao
Biền). Vậy nên, Hoàng Phúc dựa vào sách của Cao Biền thì như hổ thêm
cánh.
Đến vùng Nhị Khê, là
nơi ông cố Nguyễn Trãi cải táng cha, Hoàng Phúc có quan sát và nói rằng:
Nhị Khê mạch đoản,
Họa thảm tru di.
Họa thảm tru di.
Nghĩa là:
Đất Nhị Khê mạch ngắn,
Sẽ dẫn tới họa tru di thảm khốc.
Sẽ dẫn tới họa tru di thảm khốc.
Sau này quân Minh thua
trận, Hoàng Phúc bị bắt làm tù binh, quân Lam Sơn đã thu lại hai quyển sách này
của Cao Biền.
Hoàng Phúc bị giải về dinh trại Bồ Đề ở viên
môn của Nguyễn Trãi. Là người nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đối đãi với các hàng binh
rất tốt, trong đó có cả Hoàng Phúc. Cảm mến tấm lòng của ông, một lần Hoàng
Phúc bộc bạch với Nguyễn Trãi rằng: “Nay tôi mắc nạn, được giam dưới cửa ông cũng là may. Song chắc
không bao lâu đâu”.
Hoàng Phúc giải thích
rằng: “Vì tổ mộ tôi có xá văn tỉnh là gò đống ở phương Bính thì tôi mắc tội
vạ tất không lâu! Chừng 100 ngày sẽ khỏi.”
Nhưng Hoàng Phúc nói
thêm: “Còn tổ mộ của ông, tôi đã biết con cháu sẽ bị nạn tru diệt vậy ông
không nên xem thường, hãy tính việc cải táng đi”.
Hoàng Phúc biết ơn Nguyễn
Trãi không hại mình, qua tiếp xúc cũng biết Nguyễn Trãi là bậc hiền lương, có
tài đức, vì vậy mà nói thật cho ông biết, hy vọng có thể giúp ông vượt qua đại
nạn sắp tới. Tuy nhiên Nguyễn Trãi nghe nói thì chỉ cười cho vui mà không đoái
hoài.
Và mọi việc quả nhiên đúng
như Hoàng Phúc dự đoán. Nguyễn Trãi kiên trì viết thư, năm lần một thân một
mình vào thành Đông Quan khuyên quân Minh đầu hàng, rồi dùng đại nghĩa tha chết
cho cả 10 vạn quân Minh về nước, trong đó có Hoàng Phúc.
Còn số phận của Nguyễn Trãi cũng không vượt khỏi
lời tiên tri của Hoàng Phúc. 15 năm sau, vào năm 1442, Nguyễn Trãi bị vu oan
trong án giết vua ở Lệ Chi Viên, khiến ông bị tru di tam tộc.
Lời dặn dò của ông ngoại Trần
Nguyên Đán tinh thông mệnh lý
Dù Nguyễn Trãi là dòng dõi họ Nguyễn, nhưng người
ảnh hưởng đến ông nhất lại chính là ông ngoại Trần Nguyên Đán. Là quan Tư đồ cuối
triều đại nhà Trần, lại tinh thông tử vi tướng số, nên Trần Nguyên Đán biết trước
việc Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần.
Khi Thượng Hoàng Nghệ Tôn gả công chúa cho Hồ
Quý Ly, thì Trần Nguyên Đán hết sức khuyên can, ông còn làm bài thơ “Thập cầm”
(Mười giống chim) cảnh tỉnh Thượng Hoàng hãy cảnh giác với “con quạ già hiểm độc”
(chỉ Hồ Quý Ly). Trong bài thơ có câu:
Nhân ngôn ký gửi dữ lão nha
Bất thức lão nha liên ái phầu
Bất thức lão nha liên ái phầu
Tạm dịch
là:
Gửi con cho lão quạ già
Biết là lão quạ thương là mấy thương
Biết là lão quạ thương là mấy thương
Cảnh tỉnh Thượng Hoàng không được, Trần Nguyên
Đán biết vận mệnh nhà Trần đã hết, nên quyết định về Côn Sơn (Hải Dương) dạy học.
Trước khi đi, ông cực chẳng đã, đành kết thân với Hồ Quý Ly nhằm bảo vệ gia tộc
của mình khỏi bị tận diệt khi Hồ Quý Ly cướp ngôi. Cho đến tận ngày nay, nhiều
người chê trách Trần Nguyên Đán về việc này, nhiều người gia tộc họ Trần xem
hành động này của ông là phản bội là nhà Trần. Dẫu sao đó cũng là cái khó của
người tinh thông mệnh lý…
Trần Nguyên Đán từ quan về
quê dạy học, trong số các học trò của ông có Nguyễn Phi Khanh, sau này lấy con
gái của ông và sinh ra Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã được ông ngoại dạy dỗ.
Trong cuốn sách “Đông A di sự” có ghi chép rõ rằng Trần Nguyên Đán xem lá số tử
vi thì biết Nguyễn Trãi sau này sẽ là anh hùng dân tộc, nhân cách còn được lưu
danh muôn thuở, nhưng ông cũng không khỏi lo lắng khi biết rằng sẽ bị di họa chết
cả ba họ. Vì thế Trần Nguyên Đán dặn kỹ Nguyễn Trãi rằng “chiếm thành thì lui
binh”, Nguyễn Trãi cũng ghi nhớ lời dặn dò của ông ngoại.
Khi cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn nổ ra, Nguyễn Trãi đã dâng lên cuốn sách “Bình Ngô” với chiến lược
rõ ràng, quân Lam Sơn dựa vào đó mà đi hết chiến thắng này đến chiến thắng
khác, giành lại được giang sơn xã tắc.
Khoảng cuối năm 1437, đầu
năm 1438, sau gần 10 năm làm quan, nhớ lời dạy của ông ngoại “chiếm thành thì
lui binh”, Nguyễn Trãi liền từ quan về Côn Sơn ở ẩn, vui thú điền viên với cảnh
sông núi.
Thế nhưng số mệnh khó
tránh, Lê Thái Tông vẫn rất muốn trọng dụng Nguyễn Trãi và năm 1439 mời bằng
được Nguyễn Trãi ra làm quan. Việc Nguyễn Trãi chấp nhận tấm lòng của vua vô
hình chung đã đi ngược lại với lời dặn dò của ông ngoại.
Nguyễn Trãi vốn là
người thẳng thắn, làm gì cũng chỉ lo cho dân, vì thế những kẻ nịnh thần trong
triều rất ghét ông. Ông bị liên lụy vào cuộc tranh giành quyền lực trong triều
đình, ông và vợ lẽ là bà Nguyễn Thị Lộ bị vu oan trong thảm án Lệ Chi
Viên, bị tru di tam tộc.
Là bậc hiền nhân đại
nghĩa, Nguyễn Trãi được trời xanh ban cho hai cơ hội cải mệnh: một là lời dặn
dò của Hoàng Phúc ngay khi triều đình còn chưa thành lập; hai là lời dặn dò của
Trần Nguyên Đán khi cáo quan về Côn Sơn. Nhưng cuối cùng ý trời khó dò, số mệnh
khó đổi…
Trần Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét