Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Viết Thịnh - Hà Nội thanh lịch ơi, em ở đâu!?

Link : http://plo.vn/van-hoa-giai-tri/ha-noi-thanh-lich-oi-em-o-dau-498412.html
1. Sáng đi ăn phở, phở bưng ra đang bốc khói. Bạn tôi hỏi: “Cô ơi, cho cháu ít chanh”. Chủ quán im lặng.
Lại hỏi: “Cô ơi, có chanh không cho cháu một ít”. Chủ quán quay sang ra chiều giận dữ, từ khuôn mặt mỡ màng béo tốt, hai vành môi của bà nâng lên sin sít: “Hỏi một lần nghe rồi, tôi có điếc đâu mà hỏi lắm thế”! Bạn tôi im bặt. Lát sau bà cầm chanh đến, vứt độp trên bàn. Bạn líu ríu đưa tay với lấy mà hình như vẫn còn run. Chúng tôi đến một quán nhậu, vừa mở thực đơn ra thì thấy bốc mùi nước mắm, nhoen nhoét bẩn thỉu. Bạn hỏi nhân viên phục vụ: “Em ơi, sao cái thực đơn bẩn thế?”. Phục vụ lầm lì im lặng. Bạn tôi bực bội, hỏi tiếp: “Em bị thế này lâu chưa?”. Phục vụ hỏi lại rằng bị gì. “Thì bị khó khăn đường ăn nói đấy” - bạn tôi đáp. Rồi bạn kéo tay tôi đi thẳng, vừa đi vừa nói: “Mình đi tìm quán nào có nhân viên biết nói”.

Chuyện dễ gặp ở Hà Nội, một người đàn ông cầm ghế nhựa đuổi theo đánh một khách hàng vì đi vào vỉa hè, vướng đồ của quán ông ấy bày ra. Ảnh: VT
2. Trong một tọa đàm về đô thị, một nhà nghiên cứu về đô thị học thế giới đã khá ngạc nhiên trước cuộc sống trên vỉa hè của Hà Nội. Ông dùng chiếc máy ảnh du lịch của mình, chân bước chậm trên vỉa hè, lách qua những chiếc xô chậu, bàn ghế bày ra, tránh những hàng quán chỉ chực trào ra lòng đường… Và ông chụp, nhiều góc độ trên cái vỉa hè ấy… Rồi ông nói mỉa rằng người dân Hà Nội “biết vận dụng một cách khôn khéo và đồng thuận không gian công cộng thành không gian riêng của mình”. Sự phân chia không gian chiếm dụng khiến mọi người đều tự thỏa hiệp với nhau. Thế nên bạn đừng lạ lẫm khi vô tình chạm chân vào một vài thứ họ bày trên vỉa hè, dù nơi đó bạn được quyền đi lại. Người ta sẽ sấn sổ, đe nạt, mắng nhiếc bạn như đang xâm phạm cái sân của nhà mình. Rồi bạn có thể cũng tự tin đối đáp lại sòng phẳng về quyền đi lại của mình. Tuy nhiên, bạn phải vận dụng lý lẽ này để an toàn: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Bởi tôi đã từng chứng kiến bạn tôi đi ngang hàng phở, tranh cãi kiểu như trên và kết quả là nhận nguyên một muôi nước phở từ tay bà chủ quán vào mặt.
3. Cây xăng trên đường Láng chiều tối đông người, tôi đang kiên nhẫn đợi đến lượt mình thì một em mặt xinh da trắng, quần ngắn đầu trần (sau đây tạm gọi là em thiên thần) cưỡi xe tay ga lao tới chia cắt đội hình rồi ném cho một ánh nhìn như muốn nói: “Ê anh, cho em tranh chỗ tí”. Chẳng cần anh gật đầu, em ủn bánh xe của em lên trước bánh xe tôi. Trước nhan sắc, tôi cực kỳ bản lĩnh. Tuy nhiên, lúc đó bỗng tình thương trỗi lên, tôi mỉm cười nhân nhượng rồi cong mông đẩy xe mình lùi lại cho em chiếm chỗ. Đến lượt mình, em đỏng đảnh đẩy xe lên, thanh niên bơm xăng nhìn em giận dữ, nói: “Đi vòng lại xếp hàng, em có mang bầu, tàn tật hay vấn đề gì không mà đòi ưu tiên?”.
Thanh niên vừa dứt lời, em thiên thần đã ngúng nguẩy đẩy xe ra khỏi đội hình, vừa đẩy vừa nói: “Mẹ mày, không đổ thì thôi, tao có bầu với bố mày chắc”. Lúc đó, em thiên thần trong mắt tôi đã vội vã bay đi, chỉ để lại hình hài của một thiếu nữ vô cùng đanh đá.
Còn lại tôi với thanh niên bán xăng, thanh niên bán xăng lầm rầm nói trong khói xe tay ga: “Hôm nay anh mà không bận làm thì con đó không xong với anh”. Tôi chen ngang: “Không xong thì anh định làm gì?”. Thanh niêan bán xăng mặt vô cùng hiên ngang, đáp: “Thì chẳng cần đến bố anh, riêng anh đủ làm cho nó có bầu. Chú tin không?”.

Ôi, Hà Nội thanh lịch ơi, em đang ở đâu?! 

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

2 bài thuốc nổi tiếng chữa tiểu đường "100% không tái phát"

Link : http://www.songkhoe.net/Bai-thu%2525E1%2525BB%252591c/2-bai-thuoc-noi-tieng-chua-tieu-duong-100-khong-tai-phat.html

Hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực Đông y, lương y Nguyễn Thị Quế (SN 1937, nguyên Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã sáng tạo ra nhiều bài thuốc nổi tiếng, được nhiều người tin tưởng.
Trong số đó, tiểu đường là căn bệnh mà bà quan tâm hơn cả. Sau mấy chục năm nghiên cứu, bà đã cho ra đời hai bài thuốc giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Học 23 năm mới được hành nghề
Mặc dù tuổi đã cao nhưng với uy tín trong 3 nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, đến nay, lương y Quế vẫn nhận được sự tín nhiệm của nhiều người bệnh. Mỗi lần có bệnh nhân gọi đến, bà lại không quản ngại xa xôi tới tận nhà thăm khám và bốc thuốc. Nữ lương y chia sẻ: “Lúc về nghỉ, tôi có giới thiệu cho người bệnh một số lương y trẻ tuổi nhưng mỗi lần đau ốm, họ vẫn gọi điện nhờ tôi đến thăm khám bằng được. Năm nay tôi đã 78 tuổi rồi, may mà vẫn còn sức khỏe và vẫn tự đi xe máy. Bản thân người làm thầy thuốc, tôi không nỡ từ chối bệnh nhân tìm tới mình khi nguy cấp”.
Lương y Quế sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời làm Đông y nổi tiếng khắp vùng Đà Nẵng - Quảng Nam. Nhà có 10 anh em nhưng đến nay chỉ mình bà theo nghiệp cha ông. Chính vì lẽ đó mà từ năm 12 tuổi, bà đã bắt đầu được những người đi trước truyền thụ kinh nghiệm. Vốn tính thông minh và niềm đam mê với nghề bốc thuốc gia truyền nên từ nhỏ, mỗi lần nhìn mọi người làm việc, bà luôn chăm chú theo dõi và tiếp thu rất nhanh. Đặc biệt, mặc dù tên gọi của các vị thuốc trong Đông y không hề đơn giản nhưng mỗi bài thuốc trị bệnh bà chỉ cần đọc qua một lần là có thể nhớ như in.
“Lúc đó, mỗi lần thấy cha chữa bệnh, tôi cảm thấy thích thú lắm. Vì trong nhà nhiều anh em nhưng chỉ có tôi đam mê với nghề gia truyền nên cha tôi dạy dỗ rất tỉ mỉ. Sau này, tôi xin cha đi học thêm các lớp đông y để học hỏi thêm những bậc tiền bối có tiếng quanh vùng thời đó. Tuy học nghề từ năm 12 tuổi nhưng phải đến 35 tuổi tôi mới được những người trong gia đình cho phép thực hành chữa bệnh. Nhất là chú tôi, ông kỹ tính lắm. Ông căn dặn tôi làm nghề thuốc phải hết lòng vì người bệnh, cấm tuyệt đối chạy theo đồng tiền, dọa dẫm bệnh nhân để lấy tiền. Và cho tới tận bây giờ, tôi vẫn luôn thực hiện theo những lời dạy ý nghĩa đó”, lương y Quế cho biết.
Một bí quyết mà lương y Quế rút ra từ quá trình chữa bệnh là “liệu pháp tâm lý”. Bà cho biết, người thầy thuốc ngoài vai trò thăm khám, bốc thuốc còn phải giống như một chuyên gia tâm lý. Bởi những người mắc bệnh luôn có tâm lý là gánh nặng cho gia đình. Suy nghĩ của họ luôn dao động bởi nhiều vấn đề khiến bệnh lại càng trở nên trầm trọng. Những lúc đó, người thầy thuốc cần hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý, quan tâm chia sẻ trước sự đau đớn và lo lắng của họ, đồng thời tìm phương pháp trấn an để họ yên tâm chữa bệnh.
Là phụ nữ, thường xuyên bận rộn với công việc nhà nhưng trong thời gian còn giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, lương y Nguyễn Thị Quế đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Có 15 năm đảm nhận chức vụ thì 12 năm bà liên tục đưa Hội Đông y quận Sơn Trà dẫn đầu về thành tích xây dựng và phát triển ngành Đông y trong địa bàn TP. Đà Nẵng. Với những cống hiến đó, bà đã nhận được nhiều bằng khen của UBND, Hội Đông y TP. Đà Nẵng, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Thành phần của hai bài thuốc hiệu nghiệm
Lương y Quế cho biết, hơn nửa đời hoạt động trong lĩnh vực Đông y, căn bệnh bà quan tâm nhất chính là tiểu đường. “Bởi đây là căn bệnh nan y rất khó chữa trị dứt điểm và ngày càng có xu hướng gia tăng ở nước ta. Hiện nay, số lượng người mắc phải căn bệnh này không hề nhỏ nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu để lâu ngày không có phương pháp điều trị hợp lý, nó sẽ biến chứng theo chiều hướng rất nguy hiểm. Tây y đã có những loại thuốc điều trị đạt hiệu quả cao. Nhưng bệnh nhân điều trị bằng Tây y thường phải uống thuốc thường xuyên, khi dừng uống lượng đường sẽ tăng trở lại. Điều trị bằng Đông y có hạn chế là không cho kết quả tức thì nhưng các vị thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn”.
Lương y Quế kể lại, những ngày đầu mới hành nghề, rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường tìm đến bà nhờ bốc thuốc. Tuy nhiên bài thuốc trị chứng tiêu khát của gia đình bà lúc đó khá sơ sài, chưa được chú trọng bằng các căn bệnh khác. Với trăn trở về một căn bệnh “thời đại”, bà đã chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu và cho ra đời hai bài thuốc trị tiểu đường. Hai bài thuốc này được nữ lương y vận dụng các kiến thức y khoa hiện đại, kinh nghiệm thực tiễn để phát triển từ “vốn” của ông cha để lại. “Người bệnh sau khi dùng hai bài thuốc này nếu có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp có thể an tâm về việc “làm yên” tiểu đường. Bệnh nhân của tôi chưa thấy có trường hợp nào tăng đường trở lại. Đây là bài thuốc được tôi nghiên cứu ra dựa trên những bài thuốc gia truyền trị chứng tiêu khát của gia đình. Tôi dám cam kết rằng hai bài thuốc này đã có hiệu quả với hàng trăm người bệnh”, lương y Quế cho biết.
Nhằm đảm bảo uy tín và hiệu quả chữa bệnh, nữ lương y Đà thành không ngại ngần cung cấp cho phóng viên các vị chính trong hai bài thuốc trị tiểu đường. Bài thứ nhất gồm các dược vị như sau: đảng sâm, thục địa, táo nhân, bạch thược, bạch truật, thục linh, hoài sơn, ngũ vị tử, sơn tra, huỳnh kỳ. Bài thứ hai gồm: nhãn nhục, nhục quế, viễn chí, hạt sen, đương quy, nhục khấu, cam thảo, xuyên khung, trần bì và hai quả táo đỏ. Lương y Quế cho biết: “Tuy có sự khác nhau về thành phần dược vị được sử dụng trong hai bài thuốc này nhưng tác dụng của chúng không hề thay đổi. Sau khi đã có đầy đủ các dược liệu trên, người bệnh trộn lẫn rồi cho vào ấm sắc theo phương pháp: Nước thứ nhất lấy 9 phần, sau đó lấy hết nước vừa sắc được ra, đổ nước mới vào sắc đến khi còn khoảng 7 phần. Khi đã có nước thứ nhất và thứ hai, đem hòa chung lại với nhau, chia làm 2 phần. Uống vào hai buổi sáng và chiều trong ngày, sau bữa ăn 20 phút”.
Lương y Quế cho biết thêm: “Đây là cách sử dụng thông thường vì không phải người bệnh nào cũng giống nhau nên phải có sự linh hoạt trong cách sử dụng. Người nào bệnh nặng hơn, tôi kết hợp cả hai bài thuốc lại với nhau và hướng dẫn liều lượng cũng như số lần uống cho phù hợp. Người bệnh bình thường chỉ cần uống khoảng 10 thang là sẽ thấy kết quả rõ rệt. Những người bị nặng hơn, mắc bệnh lâu ngày hơn thì thời gian công hiệu tất nhiên cũng sẽ dài hơn. Điều đặc biệt là trong quá trình điều trị, hai bài thuốc này không hề cho thấy tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bổ cho lục phủ ngũ tạng, giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe. Việc sử dụng thuốc nếu đảm bảo tính đều đặn, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống của người bệnh cũng góp phần không nhỏ đến hiệu quả của việc chữa trị. Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt kiêng ăn thực phẩm ngọt, hạn chế ăn cơm và thay bằng các loại rau. Có như vậy lượng đường trong người mới giảm dần và tiến tới ổn định được. Sẽ tốt hơn nếu người bệnh duy trì được việc luyện tập thể dục điều độ”.
Hai bài thuốc dành cho các bệnh nhân bị tổn thương thận khác nhau
Đánh giá về hai bài thuốc trị tiểu đường của lương y Nguyễn Thị Quế, lương y Phó Hữu Đức – Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy cho biết: “Nguyên nhân gây đái tháo đường là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt hoặc sang chấn tinh thần tạo thành hoả nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các phủ tạng tâm, vị, thận bị hao tổn. Hỏa nhiệt làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói nhiều người gầy, thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu tiện ra chất đường. Mặt khác hỏa nhiệt làm huyết bị cô đặc sinh ra huyết ứ, sinh phong, gây ra các biến chứng như chân tay đau nhức, rát bỏng, ngứa ngáy, mụn nhọt lở loét... Phương pháp điều trị chứng tiêu khát trong Đông y là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở, thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm là chính kết hợp hoạt huyết hóa ứ. Nhìn chung cả hai bài thuốc của lương y Quế đều có tác dụng bổ thận, hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bài thuốc thứ thứ nhất chỉ nên dùng cho người thận dương hư, còn bài thuốc thứ hai có thể sử dụng cho cả người thận dương hư lẫn thận âm hư. Chính vì vậy, thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân để bốc thuốc cũng như điều chỉnh các vị cho phù hợp”.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Bài phát biểu của đ/c Lê Duẩn năm 1979: VỀ BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).
Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp. Vấn đề không đơn giản chút nào. Nếu không phải là người Việt Nam, thì sẽ không có người nào đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, cả thế giới còn lại đều sợ Mỹ …
Mặc dù Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên chỉ với mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ. Sau khi cuộc chiến kết thúc [ở Triều Tiên] và khi áp lực lên Việt Nam, ông ta (chỗ này hình như nói đến Chu Ân Lai khi đoạn văn sau đó cho thấy vậy) nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục chiến đấu, thì sẽ phải tự lo liệu. Ông ta sẽ không giúp thêm nữa và gây áp lực với chúng ta để ngừng chiến đấu.
Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneva, rõ ràng là Chu Ân Lai đã chia đất nước ta làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc như thế, một lần nữa ông ta gây sức ép lên chúng ta, không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn cấm chúng ta đứng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn]. [Nhưng] họ, [người Trung Quốc,] không thể làm gì để ngăn cản chúng ta.
Khi chúng ta ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Geneva, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm [theo cái nhìn của Trung Quốc]! Ngay lập tức, Việt Nam đã phải làm việc với người Mỹ [liên quan đến vấn đề này]. Mao đã bức hiếp chúng ta bằng cách này và chúng ta đã phải làm điều đó.
Sau đó, khi hai tỉnh này đã được chuyển cho Viêng Chăn, những tên phản động [Lào] ngay lập tức bắt giữ Souphanouvong (Chủ tịch Lào từ năm 1975-1986). Lào có hai tiểu đoàn bị bao vây lúc đó. Hơn nữa, họ vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó, một tiểu đoàn đã có thể thoát khỏi sự [bao vây]. Lúc đó, tôi đưa ra quan điểm của tôi là, Lào phải được phép tiến hành chiến tranh du kích. Tôi mời Trung Quốc đến và thảo luận về vấn đề này với chúng ta. Tôi nói với họ: “Các đồng chí, nếu các đồng chí tiếp tục gây áp lực với Lào bằng cách này, thì lực lượng của họ sẽ hoàn toàn tan rã. Bây giờ họ phải được phép tiến hành chiến tranh du kích“.
Trương Văn Thiên (Zhang Wentian), người trước đó là Tổng Thư ký [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và sử dụng bút danh Lạc Phú, trả lời tôi: “Vâng, các đồng chí, điều các đồng chí nói đúng. Hãy để chúng tôi cho phép tiểu đoàn đó của Lào đảm nhiệm chiến tranh du kích“.
Ngay lập tức, tôi hỏi Trương Văn Thiên: “Các đồng chí, nếu các đồng chí cho phép Lào gánh vác chiến tranh du kích, thì không có gì phải sợ việc phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì làm cho các đồng chí sợ đến nỗi các đồng chí ngăn cản hành động như thế?”
Ông ta [Trương Văn Thiên] đã nói: “Không có gì phải sợ!”
Trương Văn Thiên đã nói thế. Tuy nhiên, Ho Wei, Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam lúc đó, đã ngồi ở đó và nghe điều đã nói. Ngay lập tức, ông ta điện cho Trung Quốc (báo cáo điều Lê Duẩn và Trương Văn Thiên đã nói). Ngay lập tức, Mao trả lời: “Việt Nam không thể phát động chiến tranh du kích ở miền Nam. Việt Nam phải nằm chờ trong một thời gian dài!” Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không?
Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý. Chúng ta đã bí mật tiếp tục phát triển lực lượng. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam, chúng ta đã ban hành lệnh thành lập lực lượng quần chúng để chống lại lệnh đã được lập và nắm quyền [từ chính phủ Diệm]. Chúng ta đã không chú ý [đến Trung Quốc].
Khi cuộc nổi dậy giành chính quyền bắt đầu, chúng tôi đi Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã nói với tôi: “Đồng chí, bây giờ sai lầm của đồng chí đã xảy ra rồi, đồng chí chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống“. Đó là áp lực mà họ đã áp đặt lên chúng ta.
Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ chỉ chiến đấu ở mức một trung đội trở xuống“.
Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội [Trung Quốc] đến giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.
Chúng tôi biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ (sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.
Sau đó, ông ta (Mao Trạch Đông) bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ (thuật ngữ tiếng Việt chỉ miền Nam Việt Nam). Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu.
Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.
- Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.
Đến lúc họ muốn thương lượng với chúng ta, Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các ông không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các ông phải đưa quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ“. Ông ta gây áp lực với chúng tôi cách này, làm cho chúng tôi bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn đơn giản. Rất là mệt mỏi mỗi khi tình huống như thế phát sinh [với Trung Quốc].
Chúng tôi quyết định không thực hiện cách đó (nói đến lời khuyên của Hồ Wei không đàm phán với Hoa Kỳ). Chúng tôi phải ngồi xuống ở Paris. Chúng tôi phải làm cho họ (Mỹ) giảm leo thang để đánh bại họ. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo [với Mỹ]: “Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Nhưng rất nhiều quân lính mà các ông muốn đưa vào Việt Nam, tùy các ông“. Trung Quốc nhất trí điều này và đã gây áp lực với chúng tôi bằng cách đó.
Họ (Trung Quốc) đã trao đổi nhiều với Mỹ và ép buộc chúng ta phục vụ như là một con bài để mặc cả theo cách này. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua trận, ngay lập tức, họ sử dụng Trung Quốc để [tạo điều kiện] rút quân [ở miền Nam Việt Nam]. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận vấn đề này.
- Trước khi Nixon đi Trung Quốc, [mục đích chuyến đi của ông ta là] giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách đó, để phục vụ lợi ích của Mỹ và giảm bớt thất bại của Mỹ, cũng như cùng lúc cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc về phía Mỹ. Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Chu Ân Lai nói với tôi: “Lúc này, Nixon đến gặp tôi chủ yếu là thảo luận về vấn đề Việt Nam, do vậy tôi phải đến gặp đồng chí để thảo luận điều đó với đồng chí“.
Tôi trả lời: “Đồng chí, đồng chí có thể nói bất cứ điều gì đồng chí thích, nhưng tôi không nghe theo đồng chí. Đồng chí là người Trung Quốc, tôi là người Việt. Việt Nam là của tôi (đất nước của tôi), hoàn toàn không phải của các đồng chí. Các đồng chí không có quyền nói [về vấn đề Việt Nam] và các đồng chí không có quyền thảo luận [các vấn đề đó với Mỹ]. Hôm nay, các đồng chí, chính tôi sẽ nói với các đồng chí điều mà thậm chí tôi chưa hề nói với Bộ Chính trị, rằng đồng chí đã nêu ra vấn đề nghiêm trọng và vì thế tôi phải nói:
- Năm 1954, khi chúng tôi giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ, tôi đã ở [tỉnh] Hậu Nghĩa. Bác Hồ đã điện nói với tôi rằng, tôi phải vào miền Nam để tập hợp [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về vấn đề này]. Tôi đi bằng xe tải vào miền Nam. Trên đường đi, đồng bào ra chào đón tôi vì họ nghĩ rằng chúng tôi đã giành chiến thắng. Đau đớn vô cùng! Nhìn đồng bào miền Nam, tôi đã khóc. Vì sau đó, Hoa Kỳ sẽ đến và tàn sát [người dân] một cách khủng khiếp.
Khi vừa tới miền Nam, ngay lập tức, tôi đã điện cho Bác Hồ để xin ở lại [miền Nam] và không trở lại miền Bắc để tôi có thể đánh thêm mười năm nữa hoặc hơn. Đồng chí đã gây khó khăn cho tôi như thế này (muốn nói đến vai trò của Chu Ân Lai trong việc chia cắt Việt Nam tại Geneva năm 1954), đồng chí có biết không“?
Chu Ân Lai nói: “Tôi xin lỗi đồng chí. Tôi đã sai. Điều đó tôi sai” (muốn nói đến sự chia cắt Việt Nam tại Geneva). Sau khi Nixon rời khỏi Trung Quốc, một lần nữa, ông ta (Chu Ân Lai) đến Việt Nam để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lập tức, tôi nói với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí rồi. Chẳng bao lâu nữa, họ (Hoa Kỳ) sẽ tấn công chúng tôi thậm chí còn mạnh hơn“.
Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai (Mỹ và Trung Quốc) đã thương lượng với nhau để đánh tôi mạnh hơn. Ông ta (Chu Ân Lai) đã không bác bỏ quan điểm này là vô căn cứ và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng đạn cho các đồng chí“.
Sau đó ông ta (Chu Ân Lai) nói (về mối lo ngại âm mưu bí mật Trung – Mỹ): “Không có điều đó“. Tuy nhiên, hai bên đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế.
– Nếu Liên Xô và Trung Quốc đã không mâu thuẫn với nhau, thì Hoa Kỳ không thể tấn công chúng ta quyết liệt như họ đã tấn công. Khi hai [cường quốc Trung Quốc và Liên Xô] xung đột, người Mỹ đã không bị [phe đối lập là khối xã hội chủ nghĩa] cản trở. Mặc dù Việt Nam có thể thống nhất và đoàn kết với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, để đạt được điều này rất phức tạp, lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc nhiều thứ. Lúc đó, hàng năm Trung Quốc cung cấp viện trợ 500.000 tấn thực phẩm, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa kể đến viện trợ đô la. Liên Xô cũng đã giúp bằng cách này. Nếu chúng ta không thể làm điều đó (đoàn kết và thống nhất với Trung Quốc và Liên Xô), mọi thứ sẽ rất nguy hiểm.
Mỗi năm tôi đã phải đi Trung Quốc hai lần để nói chuyện với họ (lãnh đạo Trung Quốc) về [các sự kiện] ở miền Nam Việt Nam. Về phía Liên Xô, tôi không phải nói gì cả (về tình hình ở miền Nam Việt Nam). Tôi chỉ nói một cách chung chung. Khi giao thiệp với Trung Quốc, tôi đã phải nói rằng cả hai [nước] đang đánh Mỹ. Tôi đã đi một mình. Tôi phải có mặt về vấn đề này. Tôi đã đến đó và nói chuyện với họ nhiều lần bằng cách này, mục đích chính là để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên (nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam). Chính xác là vào thời điểm đó Trung Quốc gây áp lực với chúng ta để xa lánh Liên Xô, cấm chúng ta không được đi với Liên Xô.
Họ đã làm rất căng. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh đã đến và nói với tôi: “Đồng chí, tôi sẽ giúp đồng chí vài tỷ [có lẽ là nhân dân tệ] mỗi năm. Đồng chí không thể nhận bất cứ thứ gì từ Liên Xô“.
Tôi không đồng ý điều này. Tôi nói: “Không, chúng ta phải đoàn kết và thống nhất với toàn bộ phe [xã hội chủ nghĩa]“.
Năm 1963, khi Khrushchev phạm sai lầm, ngay lập tức [Trung Quốc] ban hành một tuyên bố 25 điểm và mời đảng chúng ta đến cho ý kiến . Anh Trường Chinh và tôi đã đi cùng với một số anh em khác. Trong cuộc thảo luận, họ (Trung Quốc) lắng nghe chúng tôi đến, hình như là điểm thứ 10, nhưng khi đến điểm “không từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa”, họ đã không nghe… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tài liệu của chính tôi, tôi muốn nghe ý kiến của các đồng chí, nhưng tôi không chấp nhận quan điểm này của các đồng chí“.
Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”
Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.
Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?“
Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.
Trong quá khứ (nói đến vấn đề có thể xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc trong thời gian này), chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều, không phải là chúng ta không chuẩn bị. Nếu chúng ta không chuẩn bị, tình hình gần đây sẽ rất nguy hiểm. Không phải là vấn đề đơn giản.
Mười năm trước, tôi đã triệu tập các anh em trong quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ mâu thuẫn với nhau. Đối với Trung Quốc, họ đã bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng này, các đồng chí phải nghiên cứu vấn đề này ngay lập tức. Tôi sợ rằng quân đội không hiểu ý tôi, nên tôi nói với họ rằng, không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ vẫn thấy khó hiểu. Hoàn toàn không dễ. Nhưng tôi không thể nói bằng cách nào khác. Và tôi đã không cho phép những kẻ khác túm lấy tôi.
Khi tôi đến Liên Xô, Liên Xô cũng làm khó tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một cuộc họp gồm 80 đảng [cộng sản] để hỗ trợ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [buổi hợp này] không chỉ đơn giản chỉ nhằm giúp Việt Nam, mà còn có mục đích lên án Trung Quốc. Nên Việt Nam đã không đi.
Liên Xô nói: “Bây giờ các đồng chí bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế [hay] là cái gì? Tại sao các đồng chí làm điều này?” Tôi nói: “Tôi hoàn toàn không bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế. Tôi không bao giờ làm điều này. Tuy nhiên, để là người quốc tế, trước tiên phải đánh bại Mỹ. Và nếu một nước muốn đánh bại Mỹ, thì phải có sự thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đến hội nghị này, thì Trung Quốc sẽ gây nhiều khó khăn lớn với chúng tôi. Các đồng chí, hãy hiểu cho tôi“.
Tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến và tranh luận khác nhau. Chu Ân Lai đồng ý việc hình thành một mặt trận với Liên Xô để chống Mỹ. Một lần, khi tôi đi Liên Xô để dự lễ kỷ niệm quốc gia, tôi có đọc một bức điện Trung Quốc gửi sang Liên Xô, nói rằng: “Bất cứ khi nào có ai đó tấn công Liên Xô, thì Trung Quốc sẽ đứng bên cạnh các bạn“. Đó là vì đã có một hiệp ước hữu nghị giữa Liên Xô và Trung Quốc từ thời trước đó (tháng 2 năm 1950).
Ngồi cạnh Chu Ân Lai, tôi hỏi ông ta: “Trong bức điện gửi đến Liên Xô gần đây, đồng chí đồng ý thành lập một mặt trận với Liên Xô, nhưng tại sao các đồng chí không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi có thể thành lập mặt trận chống Mỹ. Tôi chia sẻ quan điểm đó. Các đồng chí, tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [Việt Nam]“. Bành Chân cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Quan điểm này cực kỳ chính xác!” Nhưng khi vấn đề được thảo luận tại Thượng Hải, Mao nói là không thể và hủy bỏ nó. Các đồng chí thấy nó phức tạp như thế nào.
Mặc dù Chu Ân Lai giữ vững một số quan điểm này, ông ta dù sao cũng đồng ý xây dựng một mặt trận và [ông ta] đã giúp Việt Nam rất nhiều. Cám ơn ông ta rằng tôi có thể hiểu [nhiều về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm. Có lần, ông ta nói với tôi: “Tôi đang làm hết sức mình để tồn tại ở đây, sử dụng Li Chiang tích lũy và hỗ trợ cho các đồng chí“. Thì ra vậy (tức là Chu Ân Lai đã sử dụng Li Chiang, để giúp người Việt Nam). Có nghĩa là, không có Chu Ân Lai, điều này sẽ hoàn toàn không thể xảy ra. Tôi đang mắc nợ ông ta.
Tuy nhiên, không đúng để nói rằng các lãnh đạo khác của Trung Quốc hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Chu Ân Lai. Họ khác nhau nhiều thứ. Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông. Tất cả các chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay ông ta.
Điều tương tự cũng áp dụng đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao, [sự thật của vấn đề là] họ đã tấn công chúng ta. Trong quá khứ, Đặng Tiểu Bình đã làm hai điều mà hiện đang bị đảo lộn. Đó là, khi chúng ta giành chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, nhiều [lãnh đạo] Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên, dù sao Đặng Tiểu Bình cũng chúc mừng chúng ta. Vì lý do này, ngay lập tức ông ta đã bị những người khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.
Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối, tôi dẫn đầu phái đoàn, và tôi đã gặp phái đoàn Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đứng đầu. Khi nói về vấn đề lãnh thổ, gồm cả việc thảo luận về một số hòn đảo, tôi nói: “Hai đất nước chúng ta ở gần nhau, Có một số vùng lãnh thổ của chúng ta vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai bên nên thành lập các cơ quan để xem xét vấn đề này. Các đồng chí, làm ơn đồng ý với tôi [về vấn đề này]”. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) đồng ý, nhưng sau khi làm như vậy, ngay lập tức ông ta bị nhóm lãnh đạo khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.
Nhưng bây giờ ông ta (Đặng Tiểu Bình) điên rồi. Bởi vì ông ta muốn cho mọi người thấy rằng ông ta không phải là người theo chủ nghĩa xét lại, cho nên ông ta đã tấn công Việt Nam mạnh hơn. Ông ta để cho họ tiếp tục tấn công Việt Nam.
Sau khi đánh bại Mỹ, chúng ta giữ lại hơn một triệu quân, các đồng chí lãnh đạo Liên Xô hỏi chúng tôi: “Các đồng chí định đánh với ai mà giữ lại một đội quân thường trực lớn như vậy?” Tôi nói: “Sau này, các đồng chí sẽ hiểu“. Lý do duy nhất chúng ta giữ quân đội thường trực như thế là vì mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nếu không có [một mối đe dọa như thế], thì điều này (quân đội thường trực lớn) sẽ không cần. Gần đây, bị tấn công trên hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rằng] rất nguy hiểm nếu chúng ta đã không được duy trì một đội quân lớn.
(B) (Ý nghĩa của chữ “B” này trong văn bản gốc không rõ ràng) – Sau Đệ nhị Thế chiến, tất cả mọi người tin rằng tên sen đầm quốc tế là đế quốc Mỹ. Họ có thể tiếp quản và bắt nạt cả thế giới. Tất cả các nước, gồm các nước lớn đều sợ Mỹ. Chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ.
Tôi hiểu vấn đề này vì công việc đã dạy tôi. Người đầu tiên sợ [Mỹ] là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, đó là, Việt Nam và Lào, rằng: “Ngay lập tức, các ông phải chuyển giao hai tỉnh của Lào đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu các ông không làm như vậy, thì Mỹ sẽ sử dụng điều đó làm lý do tấn công. Đó là mối nguy lớn”. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã nói: “Chúng ta phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam“. Ông ta (Mao) nói: “Các ông không thể làm điều đó. Miền Nam Việt Nam phải nằm đợi trong một thời gian dài, đợi một đời, 5-10 đời hoặc thậm chí 20 đời kể từ bây giờ. Các ông không thể đánh Mỹ. Đánh Mỹ là nguy hiểm“. Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến mức độ đó…
Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiếp tục chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam Việt Nam sẽ không được giải phóng. Một đất nước chưa được giải phóng sẽ vẫn là một đất nước lệ thuộc. Không ai có được độc lập nếu chỉ có một nửa đất nước được tự do. Không có được độc lập cho đến năm 1975, đất nước chúng ta cuối cùng có được độc lập hoàn toàn. Có độc lập, tự do sẽ đến. Tự do phải là tự do cho cả nước Việt Nam …
Engels đã nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và chính chúng ta cũng đã nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước rất khác về nội dung [chiến tranh nhân dân]. Không đúng là chỉ vì các bạn có hàng triệu người, thì các bạn có thể làm bất cứ điều gì các bạn muốn. Trung Quốc cũng nói đến chiến tranh nhân dân, tuy nhiên, [họ cho rằng] “khi kẻ thù tiến lên, thì chúng ta phải rút lui“. Nói cách khác, phòng thủ là chính, và chiến tranh được chia thành ba giai đoạn, vùng nông thôn được sử dụng để bao vây thành thị, trong khi [các lực lượng chính] chỉ ở lại trong rừng núi… Người Trung Quốc ở thế phòng thủ và rất yếu [trong Đệ nhị Thế chiến]. Ngay cả với 400 triệu người đọ sức với quân đội Nhật Bản có 300.000 – 400.000 quân, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại họ.
Tôi phải lặp lại điều này như thế, vì trước khi Trung Quốc gửi cố vấn cho chúng ta, một số anh em Việt Nam chúng ta không hiểu. Họ nghĩ rằng [Trung Quốc] rất có khả năng. Nhưng họ không có kỹ năng và do đó chúng ta đã không làm theo [những lời khuyên của Trung Quốc].
Năm 1952, tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc vì tôi bị bệnh và cần điều trị. Đây là lần đầu tiên tôi đi nước ngoài. Tôi đặt câu hỏi cho họ (Trung Quốc) và thấy nhiều điều rất lạ. Có những khu vực [đã bị] quân Nhật chiếm đóng, mỗi khu có dân số khoảng 50 triệu người, nhưng không có lấy một chiến binh du kích…
Khi tôi từ Trung Quốc trở về, tôi đã gặp Bác [Hồ]. Bác hỏi tôi:
- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài, phải không?
Vâng, đây là lần đầu tiên tôi đi ra nước ngoài.
- Chú đã thấy gì?
Tôi thấy hai điều: Việt Nam rất dũng cảm và họ (Trung Quốc) không dũng cảm chút nào.
Tôi hiểu điều này kể từ ngày đó. Chúng ta (Việt Nam) hoàn toàn khác với họ. Lòng can đảm vốn có trong con người Việt Nam và do đó chúng ta chưa bao giờ có một chiến lược phòng thủ (ý nói ở thế thủ). Mọi người dân chiến đấu.
Gần đây, họ (Trung Quốc) đã mang hàng trăm ngàn quân vào xâm chiếm nước ta. Hầu hết, chúng ta đã sử dụng lực lượng dân quân và quân đội trong vùng để tấn công họ. Chúng ta không ở thế thủ và do đó họ phải lùi bước. Họ không thể quét sạch dù một trung đội Việt Nam, trong khi chúng ta đã xóa sổ vài trung đoàn và hàng chục tiểu đoàn của họ. Có được như vậy là vì chiến lược tấn công của chúng ta.
Đế quốc Mỹ đã đánh với chúng ta trong một cuộc chiến kéo dài. Họ rất mạnh, nhưng họ đã thua. Nhưng có một yếu tố đặc biệt, đó là những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì điều này,] họ đã tấn công chúng ta mạnh như thế này.
… Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ, và đã chiến đấu rất quyết liệt, nhưng chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một nước rất lớn, khả năng tích lũy hơn 10 triệu quân và đưa tất cả các loại vũ khí được xem là mạnh của họ vào để đánh chúng ta. Vì vậy, chúng ta đã phải chiến đấu trong một thời gian dài để làm cho cho họ giảm leo thang. Chúng ta là những người có thể làm được điều đó, Trung Quốc thì không thể. Khi quân đội Mỹ tấn công Quong Tre (Quảng Trị?), ngay lập tức Bộ Chính trị ra lệnh đưa quân đội vào chiến đấu. Chúng ta không sợ.
Sau đó tôi đi Trung Quốc gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Điều đó (cuộc tấn công vào Quảng Trị) có lẽ là chưa từng có, có một không hai. Chỉ có một [cơ hội] trên đời này, không có cơ hội thứ hai. Không ai dám làm những điều các đồng chí đã làm“.
… Chu Ân Lai là người đứng đầu Bộ Tham mưu. Ông ta dám nói, ông ta thẳng thắn hơn. Ông ta nói với tôi: “Nếu tôi biết trước cái cách mà các đồng chí sử dụng, chúng tôi không cần Vạn lý Trường chinh“.
Vạn lý Trường chinh là gì? Vào đầu cuộc hành quân có 300.000 quân, đến cuối Vạn lý Trường chinh chỉ còn 30.000 quân. 270.000 người đã chết. Thực sự ngu ngốc khi thực hiện cách này. Nói như vậy để các đồng chí biết chúng ta đang đi trước họ như thế nào. Trong tương lai không xa, nếu chúng ta chiến đấu chống lại Trung Quốc, chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng … Tuy nhiên, sự thật là nếu một nước khác [không phải Việt Nam] chiến đấu chống lại Trung Quốc, không rõ họ có giành được chiến thắng như thế này không (như Việt Nam).
… Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.
Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] xung đột với nhau, Mỹ được [Trung Quốc] thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ. Đừng sợ [sự trả đũa của Trung Quốc]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã nói với Mỹ: “Nếu các ông không tấn công tôi, thì tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông có thể đưa nhiều quân vào miền Nam Việt Nam mà các ông muốn. Tùy các ông“.
… Hiện tại, chúng ta có biên giới với một nước rất mạnh, một nước với ý đồ bành trướng mà nếu muốn được thực hiện, phải bắt đầu với một cuộc xâm lược Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải chung vai gánh vác, vai trò lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm lịch sử. Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ của mình, và lần này Việt Nam xác định không cho phép họ bành trướng. Việt Nam giữ độc lập riêng mình và làm như vậy cũng là để bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam kiên quyết không để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng. Trận đánh gần đây [với Trung Quốc] chỉ là vòng một. Hiện họ vẫn còn chuẩn bị nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bất kể họ chuẩn bị đến mức độ nào, Việt Nam cũng sẽ thắng …
Tiến hành chiến tranh không phải là đi bộ thong thả trong rừng. Gửi một triệu quân vào cuộc chiến chống lại một nước ở bên ngoài liên quan đến vô số khó khăn. Gần đây họ đưa 500.000 – 600.000 binh lính để đánh chúng ta, nhưng họ đã không có thiết bị vận tải đầy đủ để cung cấp lương thực cho quân đội của họ. Trung Quốc hiện đang chuẩn bị 3,5 triệu quân, nhưng họ phải để lại một nửa số quân đó ở biên giới [Trung-Xô] để ngăn chặn Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ đưa 1 hoặc 2 triệu quân vào để đánh chúng ta, chúng ta sẽ không sợ bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có 600.000 quân tham gia, và trong tương lai gần, nếu chúng ta phải đánh với 2 triệu quân, sẽ không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.
Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta biết cách đánh. Nếu họ đưa 1 triệu quân, họ sẽ chỉ giành được một chỗ đứng ở miền Bắc. Đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng và Hà Nội và thậm chí xuống dưới sẽ khó khăn hơn nữa.
Các đồng chí, như các đồng chí biết, bọn Hitler tấn công quyết liệt theo cách này, nhưng khi họ (Đức Quốc xã) đến Leningrad, họ không thể vào được. Với thành phố, người dân và các công trình phòng thủ, không thể nào thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả chống lại mỗi người và mọi người. Thậm chí đánh trong hai, ba hoặc bốn năm, họ vẫn không thể vào. Mỗi làng ở đó (ở miền Bắc) thì giống như thế. Đường lối của chúng ta là: mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và họ sẽ không thể nào vào được cả.
Tuy nhiên, không bao giờ đủ khi chỉ đánh kẻ thù ở tiền tuyến. Phải có một đội quân hậu tập trực tiếp mạnh mẽ. Sau trận đánh gần đây kết thúc, chúng tôi đánh giá rằng, trong tương lai không xa, chúng ta phải đưa thêm vài triệu người đến mặt trận phía Bắc. Nhưng kẻ thù đến từ phía bắc, hậu phương trực tiếp cho cả nước phải là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh … Hậu phương trực tiếp bảo vệ thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Chúng ta có thể đánh chúng bằng nhiều cách … Chúng ta có thể sử dụng 2-3 quân đoàn để giánh một cú mạnh vào chúng, sẽ làm cho chúng lảo đảo, trong khi chúng ta tiếp tục giữ đất của chúng ta. Để đạt được mục đích này, mỗi người lính phải là một người lính thực và mỗi đội phải là một đội hình thực sự.
- Bây giờ đã đánh xong một trận rồi, chúng ta không nên chủ quan. Chủ quan và đánh giá thấp kẻ thù là sai lầm, nhưng thiếu tự tin cũng sai. Chúng ta không chủ quan, chúng ta không đánh giá thấp kẻ thù. Nhưng chúng ta cũng tự tin và vững tin vào chiến thắng của chúng ta. Chúng ta cần phải có cả hai điều này.
- Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh [chúng ta] để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh và dọn dẹp một cách dễ dàng. Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam“! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Trong những ngày này, không chỉ có chúng ta và họ (muốn nói Trung Quốc). Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. [Ngay cả] trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.
Cả nhân loại hiện nay như thế. Điều đó là rất khác với thời xưa. Thời đó, người dân chưa nhận thức rõ những điều này. Do đó, câu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một ý tưởng của thời đại hiện nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm độc lập, tự do … Việt Nam là một quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.
- Khi phải chiến đấu chống Mỹ, anh em chúng ta trong Bộ Chính trị đã thảo luận với nhau về vấn đề này, cân nhắc liệu chúng ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã bày tỏ quyết tâm: để chiến đấu chống Mỹ, chúng ta không sợ Mỹ. Tất cả đều đồng tâm. Khi tất cả đã đồng ý đánh Mỹ, không sợ Mỹ, chúng ta cũng không sợ Liên Xô. Tất cả đều đồng ý. Chúng ta cũng không sợ Trung Quốc. Tất cả đều đồng ý. Nếu chúng ta không sợ ba điều này, chúng ta có thể đánh Mỹ. Đó là cách chúng tôi đã thực hiện trong Bộ Chính trị hồi đó.
Mặc dù Bộ Chính trị đã gặp và tổ chức các buổi thảo luận như thế và mọi người đồng lòng, sau này có một người đã nói với một đồng chí điều mà tôi đã nói. Đồng chí đó đặt câu hỏi cho Bộ Chính trị, hỏi lý do gì mà Anh Ba một lần nữa lại nói rằng, nếu chúng ta muốn đánh Mỹ, thì chúng ta không nên sợ Trung Quốc? Tại sao anh ấy phải nói như vậy nữa?
Lúc đó, anh Nguyễn Chí Thanh, người đã bị nghi là có cảm tình với Trung Quốc, đứng lên và nói: “Kính thưa Bộ Chính trị và kính thưa Bác Hồ, lời phát biểu của Anh Ba là đúng. Phải nói như thế (ý nói không cần phải sợ Trung Quốc), vì họ (Trung Quốc) gây rắc rối cho chúng ta nhiều điều. Họ chặn chúng ta ở chỗ này, rồi họ trói tay chúng ta ở chỗ kia. Họ không cho chúng ta đánh…“
Trong khi chúng ta đánh ở miền Nam Việt Nam, Đặng Tiểu Bình quy định rằng tôi chỉ có thể đánh ở mức trung đội trở xuống và không được đánh ở mức cao hơn. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) nói: “Ở miền Nam, do các ông phạm sai lầm về việc đã khởi động đánh trước, các ông chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống, không được đánh ở mức cao hơn“. Họ gây áp lực lên chúng ta như thế.
- Chúng ta không sợ ai cả. Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta có lẽ phải. Chúng ta không sợ ngay cả anh trai của chúng ta. Chúng ta cũng không sợ bạn bè của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không sợ kẻ thù của chúng ta. Chúng ta đã đánh họ rồi. Chúng ta là con người, chúng ta không sợ bất cứ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết chúng ta độc lập.
Chúng ta phải có một quân đội mạnh mẽ, bởi vì đất nước chúng ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt … Không thể khác được. Nếu không, thì sẽ nguy hiểm vô cùng, nhưng đất nước chúng ta nghèo.
- Chúng ta có một quân đội mạnh, điều đó không có cách nào làm nhụt chí chúng ta. Có một số chính sách của Trung Quốc đối với chúng ta: xâm lược và chiếm đóng nước ta, tìm cách làm suy yếu chúng ta về kinh tế và làm cho điều kiện sống của chúng ta khó khăn. Vì những lý do này, để chống lại Trung Quốc, trước hết, chúng ta phải, không những chiến đấu, mà còn làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục đích này, theo tôi, quân đội của chúng ta không nên là một lực lượng lãng phí nguồn lực của nhà nước, mà nên là một lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Khi kẻ thù đến, họ (những người lính) cầm súng ngay lập tức. Khi không có kẻ thù, thì họ sẽ sản xuất đàng hoàng. Họ sẽ là biểu tượng tốt nhất và cao nhất trong sản xuất, sản xuất nhiều hơn bất cứ người nào khác. Dĩ nhiên, đó không phải là một câu chuyện mới …
- Hiện nay, trên vai quân đội của chúng ta đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của chúng ta, trong khi cùng lúc bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản động Trung Quốc không thể thực hiện được nữa, sẽ là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm điều này. Việt Nam có 50 triệu người rồi. Việt Nam có những người bạn Lào và Campuchia và có địa thế vững chắc. Việt Nam có phe [XHCN] và tất cả nhân loại đứng về phía ta. Rõ ràng là chúng ta có thể làm điều này.
… Các đồng chí có biết người nào trong đảng chúng ta, trong nhân dân của chúng ta, nghi chúng ta sẽ thua Trung Quốc? Dĩ nhiên là không có ai cả. Nhưng chúng ta phải duy trì các mối quan hệ bạn bè của chúng ta. Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.
Hôm nay tôi cũng muốn các đồng chí biết rằng trong thế giới này, người đã bảo vệ Trung Quốc là chính tôi! Đó là sự thật. Tại sao vậy? Bởi vì trong hội nghị tháng 6 năm 1960 tại Bucharest, 60 đảng đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng chỉ có mình tôi là người bảo vệ Trung Quốc. Việt Nam chúng ta là thế. Tôi sẽ tiếp tục lặp lại điều này: Tuy họ cư xử tồi tệ, chúng ta biết rằng người của họ là bạn của chúng ta. Về phía chúng ta, chúng ta không cảm thấy xấu hổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu của một số lãnh đạo (Trung Quốc) là một vấn đề khác. Chúng ta coi họ chỉ là một bè lũ. Chúng ta không nói tới đất nước họ. Chúng ta không nói người dân Trung Quốc xấu với chúng ta. Chúng ta nói bè lũ phản động Bắc Kinh. Tôi nói lại điều này một lần nữa một cách nghiêm túc như thế.
Vì vậy, chúng ta hãy kiểm soát tình hình chặt chẽ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và không bao giờ nới lỏng sự cảnh giác. Về mối quan hệ với Trung Quốc cũng vậy. Tôi tin rằng trong 50 năm, hoặc thậm chí trong 100 năm, chủ nghĩa xã hội có thể thành công, và lúc đó chúng ta sẽ không bị vấn đề này nữa. Nhưng sẽ mất một thời gian [dài] như thế. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.
Hiện nay, chắc chắn không ai còn nghi ngờ nữa. Nhưng cách đây năm năm, tôi dám chắc rằng [không có] đồng chí nào nghi ngờ Trung Quốc có thể đánh chúng ta. Nhưng có. Đó là vì các đồng chí [này] không có kiến thức về vấn đề này. Nhưng đó không phải là trường hợp của chúng tôi (Lê Duẩn và ban lãnh đạo). Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã và đang tấn công chúng ta [cách đây] mười năm hoặc hơn. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Alan Phan - Mùa Xuân Ả Rập

Link : http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/mua-xuan-a-rap.html

11 April 2014
Huyền thoại Á Rập có nói về một loài chim không cánh, mỗi chiều tàn, bay la đà trên mặt đất, gọi nhau cất cánh bay cao, nhưng không bao giờ vụt lên được. Tôi không biết có khi nào con người cũng tự cắt đôi cánh của mình vì sợ độ cao? Hay tự dối là mình không có cánh?

Vợ chồng tôi đáp xuống phi trường Nice cũng vào một buổi chiều thứ bẩy sắp tàn. Tôi bực bội khó chịu vì chuyến bay trễ gần 2 tiếng, đồ ăn trên máy bay quá tệ không đụng nổi và cung cách phục vụ của tiếp viên Air France làm tôi ao ước ngồi trên các chuyến bay của Singapore hay Cathay hay Emirates.
Tôi đã đến Monte Carlo nhiều lần; nhưng vợ tôi thì đi lần đầu nên háo hức. Vì là chuyến du lịch tôi hứa cho riêng nàng, nên tôi không nhờ bạn bè nào nơi đây đưa đón hay thù tiếp. Tôi để nàng đặt thuê xe để cùng tự lái đi quanh. Quầy đợi của Avis càng làm tôi bực hơn. Hai hàng dài, di chuyển rất chậm vì hai nhân viên dường như không biết xài máy tính? Hay có lẽ vì hôm đó là cuối tuần? Thêm hơn 1 tiếng sau, tôi mới lái xe ra khỏi bãi đậu. Lúc đó, nếu xe tông vào cột đèn nào chắc tôi vui hơn.
Tóm lại, đó là một khởi đầu tệ hại cho một tuần nghỉ ngơi ở miền Nam nước Pháp. Tuy nhiên, gió biển Địa Trung Hải hiu hiu vào một ngày cuối xuân, trời vẫn còn sáng, trong xanh như mộtpostcard. Tôi lái xe mơ màng về những trận cười đùa ngày nào cùng bạn bè quanh các địa danh của Cannes, Saint Tropez…, về những ổ bánh mì baguettes với đủ loại fromage…, về phong cách sống của một tầng lớp biết đi trước thiên hạ về mọi mặt… Lòng tôi dịu lại. Đến khi xe dừng ở lobby của Hotel Hermitage, sự mê hoặc của Cote D’azur quay trở lại và tôi cũng háo hức như bà vợ về những ngày vui sắp đến.
Ba ngày sau đó, chúng tôi đi loanh quanh như những du khách chính hiệu. Từ các cung điện, bảo tàng của vương quốc Monaco…đến những con đường đá ong gập ghềnh của các ngôi làng nhỏ. Từ món ăn bouillabaisse nổi tiếng cạnh chợ trời của Nice đến những quán cà phê nhỏ bé của các sắc dân Trung Á mọc lên khắp vùng (mỗi ly cà phê là một khám phá mới cho khẩu vị). Một thế giới của dân siêu giàu Âu Châu sống hòa hợp với những người di cư nghèo mới đến. Điều dễ nhận là thái độ sống nhàn hạ, thư giãn của mọi người. Không ai tất bật với mưu sinh như đàn bò ở New York, Hồng Kông.
Sau 3 ngày tôi mới tiết lộ một bí mật nhỏ tôi giữ kín từ đầu chuyến đi cho bà vợ. Tôi muốn tìm mua một ngôi nhà nơi đây để về hưu. Tôi giải thích là sau cơn mổ tim 2 năm trước (2000), tôi thấy mệt mỏi với áp lực của công việc và của hơn 30 năm kéo cầy. Đây cũng là thời điểm tốt để exit, vì dù đang xuống giá, cổ phiếu của công ty vẫn đủ mang về cho hai đứa một cuộc sống khá tiện nghi sau khi rửa tay gác kiếm.
Tôi đã điện thoại cho một người bạn cũ và sáng mai, một nhân viên môi giới địa ốc sẽ ghé khách sạn, đưa hai đứa đi quanh khu vực để chọn mua nhà. Lý do sau cùng tôi chọn nơi đây vì tôi nghĩ quốc tịch Monaco sẽ tiết kiệm cho tôi một khoản tiền lớn về thuế; và thực ra, tôi cũng chán cuộc sống ở Mỹ và Trung Quốc rồi.
Sau bữa ăn sáng, Falak xuất hiện như một làn gió biển mát lạnh giữa trưa hè. Nước da ngâm ngâm đen của người con gái lai (nàng tự giới thiệu: cha Ma rốc, mẹ Pháp), đôi mắt xanh huyền dịu trên khuôn mặt hao gầy kiểu Halle Berry. Tôi không tin vào cú sét ái tình; nhưng Falak rõ ràng là một cú sét có thể làm cả một khu rừng cháy rụi. Vợ tôi không vui ra mặt, dù cố giữ vẻ lịch sự.
Hôm đó, chúng tôi đi coi khoảng 5, 6 căn nhà gì đó. Ai mà nhớ gì ngoài đôi môi hơi dầy, sexy và nụ cười tươi như những cánh hoa xuân đang nở rộ ven đường. Falak cũng đầy quyến rũ với những đối đáp thật thông minh, sâu rộng và hài hước. Tôi chợt vô cớ thấy một gắn bó lạ kỳ với những ngọn đồi lavender tím ngắt và những ly rượu vang đỏ tràn trề như sức sống quanh đây. Vợ tôi thì nhắc khéo…tháng tới sinh nhật thứ 57 của anh rồi… phải tổ chức thế nào nhỉ…?
Tối hôm đó, chúng tôi (tôi thì đúng hơn) mời Falak cùng ăn tối. Nàng có đủ “quan hệ” để đặt bàn ở Alain Ducasse’s vào giờ chót vì đây là tiệm ăn “hot” nhất của Monte Carlo lúc bấy giờ. Cô gái lai Á Rập mặc một bộ đồ thật sang đêm đó. Chiếc áo mầu trắng điểm kim cương (hay một kim loại lấp lánh gì đó) làm rực rỡ thêm làn da ngăm đen của nàng. Một công chúa từ những trang sách về Alibaba.

Chúng tôi biết thêm vài chuyện về thân thế Falak. Cha mẹ nàng vẫn đang sống ở Montpellier, cha dậy đại học, mẹ mở tiệm bánh. Nàng xong đại học ở Toulouse, yêu và lấy một người chồng Ma rốc từ năm 25 tuổi và dọn qua sống với đại gia đình bố mẹ chồng ở một tỉnh nhỏ gần Casablanca. Biết nói 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Ý và Arabic. Không có con. Nhưng hai năm sau, nàng phải trốn về Pháp vì không chịu nổi một người chồng khắc nghiệt kiểu Hồi Giáo, cùng một môi trường khép kín bởi luật lệ và bí ẩn của thâm cung sa mạc.
Sáng hôm sau, vợ tôi không đi coi nhà nữa. Nàng nói các sòng bạc ở Casino de Paris và các tiệm thời trang quanh Monte Carlo hấp dẫn hơn. Tôi và Falak tiếp tục chuyến khảo mua địa ốc. Vừa ra xe, nàng làm tôi ngạc nhiên, “ Thôi, đừng đi coi nhà nữa. Em biết một tiệm ăn tuyệt vời cạnh biển bên kia biên giới (Ý). Chỉ có 2 tiếng lái xe”. Trên chuyến đi, Falak thể hiện một phong cách đáng yêu nhất của phụ nữ: tự tin, trí thức và tươi vui. Chúng tôi cười nói không ngớt với những tranh luận về tôn giáo, chính trị…xen lẫn những chuyện khôi hài, đôi khi “dirty”.
Ngày hôm đó thời tiết thật hoàn hảo. Nhà hàng làm riêng một lều (tent) cạnh biển với đủ loại hải sản tươi sống. Chúng tôi mua tạm một mớ đồ tắm và nô đùa cười giỡn trên sóng nước như những đứa teen đang đi spring break (lễ nghỉ xuân hàng năm của sinh viên).
“Sao em làm về địa ốc?”
“Em học classic art and literature (văn học nghệ thuật cổ điển), ai chịu mướn?”
“Khi lớn lên, em mơ ước những gì?”
“Tràn đầy lý tưởng, em chỉ mong một ngày về giúp quê cha đang lạc hậu. Em yêu chồng cũ cũng vì hai đứa cùng chung chí hướng. Nào ngờ, khi quay về Ma Rốc, anh ấy biến thành một con rối của gia đình và xã hội, vất bỏ hết những dự định cao thượng và cư xử như các ông già thích bám víu vào những quá khứ đã rửa mục”
“Bây giờ thì em mơ ước gì?”
“Một người chồng thật giàu đủ để cung phụng em suốt đời. Em đã 29. Cửa sổ của cơ hội đang dần khép”
“Thay đổi to lớn nhỉ. Từ phục vụ cộng đồng đến chăm sóc cá nhân mình?”
“Thực tại đẩy đưa anh ơi. Khi bị dầy vò dưới đáy xã hội, suy nghĩ duy nhất của em là vươn cao lên đỉnh. Và em đủ thông minh để biết thu ngắn thời gian với một người chồng thành đạt. Em sợ nghèo, sợ lý tưởng lắm rồi”
“Đó là lý do để làm môi giới địa ốc ở Monte Carlo?”
“Dĩ nhiên, đây là nơi tập họp của những người giàu nhất thế giới. Và cách tiếp cận hữu hiệu nhất là một dịch vụ họ cần”
“Tại sao anh?”
“Em biết rất nhiều về khách hàng hơn là họ tưởng. Ngoài các kho dữ liệu công cộng, đôi khi em sử dụng cả dịch vụ của Kroll (công ty thám tử điều tra chuyên về doanh nghiệp – GNA) trước khi đồng ý gặp. Em có thể đoán khá chính xác về tài sản của anh, về chuyện gia đình của anh, về học vấn tính tình; ngay cả những thói quen, xấu và tốt, thường nhật”
“Nhưng anh đã có vợ?”
“Cách đây 6 năm, anh có nộp đơn ly hôn. Mọi chuyện không đẹp như 2 vợ chồng anh đang cố đóng kịch phải không?”
“Nhưng anh đã già. Hơn em gần 30 tuổi. Em mong đợi gì?”
Nàng cười lớn, “Đó là bonus. Anh còn bị bệnh tim nữa. Em có thể thừa hưởng gia tài sớm hơn mọi toan tính”
Những lời đối thoại khá trần tục và trâng tráo. Nhưng cái quyến rũ của Falak là nàng biến mọi chuyện thành nhẹ nhàng, tự nhiên và tươi đẹp. Như dòng nước trong xanh của Địa Trung Hải, như những cánh chim đang lờ lững tìm mồi ngoài khơi, như những chiếc du thuyền nhấp nhô trên sóng tìm điểm đến… Trên hết, khuôn mặt và thân hình đúng chuẩn như người mẫu gợi nhắc một tương lai đầy hứa hẹn như trong một giai thoại nào của chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm.
Tôi chợt thấy sợ. Lần đầu tiên, tên du mục già thấy lạc lối trên đường, dù đã phiêu lưu cùng khắp. Tôi im lặng nuốt từng ngụm bia nhỏ, chậm chạp nhìn mông lung về phía chân trời. Tôi không đính chính gì về tình trạng gia đình. Thực ra, thủ tục pháp lý của việc ly hôn kéo dài vì bà vợ muốn giấu kín với gia đình bạn bè, vì lình xình trong việc chia tài sản, vì chúng tôi vẫn coi nhau như bạn. Nhưng có lẽ tôi sẽ “độc thân” chỉ trong năm nay và tôi có thể đi rất xa với bất cứ ai. Nhưng Falak là một hiện tượng mới về một thế hệ mới mà tôi đã “out of touch”.
“Em đùa anh đấy. Đừng ngây mặt ra vậy, trông xấu lắm. Em thấy anh là một người thú vị để quen biết, để học hỏi. Chưa chắc em đã chịu lấy anh, nếu anh có hỏi. Và dù không đi đến đâu, hai ngày qua là một khoảng thời gian tuyệt hảo trong đời em. Em thấy như vừa tìm được một tri kỷ. Anh nghĩ gì vậy?”
“Em làm anh liên tưởng đến một đêm trăng Ma Rốc (Moroccan moonlight) trong một cuốn phim trắng đen anh xem từ hồi nhỏ. Có Ava Gardner thì phải?”
“Tên em, Falak, có nghĩa là ‘sao sáng’. Anh gần với sự thật rồi”
Sáng hôm sau, vợ tôi nói chơi bạc ở Monte Carlo xui quá, bà nhờ chở xuống Casino Rhul ở Nice. Tôi và Falak lại cùng nhau tung tăng. Lần này, nàng ghé siêu thị mua một mớ đồ ăn nguội, chúng tôi vào vườn sau của một lâu đài vắng chủ ở Chateauneuf-Grasse để dùng picnic. Lại cả trăm mẫu chuyện lăng nhăng, vô nghĩa…nhưng điều quan trọng là tôi bị “hớp hồn” vào thế giới của Falak như Alice in Wonderland. Những nhân vật, những tình huống, những phong cách, những tư duy…tạo nên một bộ phim sống động và gần gụi.
Thời gian qua thật nhanh. Chiều lại tàn, chúng tôi tay trong tay, nằm dài trên thảm cỏ, nhìn lũ chim xua nhau về tổ. Ngất ngây vì rượu vang, hay vì mùi nho chín trong vườn, hay vì những rừng hoa tím, hay vì sức sống của con người bên cạnh; tôi nghĩ là trái đất đã ngừng trôi và chỉ có tôi và Falak trong một hành tinh vừa nẩy mầm.
Cuối cùng tôi lái xe đưa nàng về căn hộ nhỏ của nàng ở Villefranche-sur-Mer. Tôi tần ngần,” Em muốn anh lên phòng uống cà phê?” “Đừng anh ạ. Em không lấy anh đâu. Cuộc hôn nhân nào rồi cũng hủy diệt những chân tình ngây thơ nhất. Em ích kỷ, muốn anh giữ mãi một ký ức, hình ảnh đẹp về em. Thả anh về với vợ con và California đó”….Nàng cười, hôn gió, rồi đóng cửa xe. Đi vài bước, nàng quay lại, mở cửa ngồi xuống ghế,”Nhưng em muốn chia tay với anh bằng một nụ hôn”.
Hai đứa chúng tôi ôm nhau và nụ hôn kéo dài vô tận. Chẳng ai muốn buông. Chúng tôi say sưa cuồng nhiệt. Tôi hổn hển,”Để anh đưa em lên phòng” “Không, anh. Đừng ép em. Đừng làm khổ em thêm” Nàng thở dài. Và như thế, nàng luồn khỏi vòng tay tôi, biến thật nhanh sau cánh cửa chính.
Tôi ngồi im trong xe cả tiếng, lơ đãng nhìn lên một bầu trời đầy sao sáng. Tự hỏi cặp sao nào là đôi mắt của Falak? Khi về phòng, vợ tôi hí hỏm,” đạt mục tiêu chưa?” Nàng vui vì vừa thắng lớn ở Casino Rhul hôm nay. Tôi không trả lời, bước ra balcony, nhìn một Địa Trung Hải đã thành một khối lỏng đen ngòm dưới kia. Sân khấu đã tắt đèn.
Trưa hôm sau, chúng tôi soạn đồ ra phi trường. Khi check out, tôi nhận được một phong bì đựng món quà tặng của Falak, một CD nhạc, bài Casablanca do Bertie Higgins hát. Nàng ghi thêm,” Don’t forget the Moroccan star…Please come back to Casablanca some day…”.
Mười mấy năm sau, nghe lại bài nhạc từ một hộp đêm ở Shanghai, tôi thấy mình vỡ vụn khi người ca sĩ cất giọng, “A kiss is not a kiss without your sigh…”
Alan Phan