Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Tony Buổi Sáng: DỞ QUÁ THÌ NGHÈO THÔI..!

 Đọc bài của Tony Buổi sáng:

DỞ QUÁ THÌ NGHÈO THÔI..!

1. Tui có một cô bạn làm thu mua cho 1 siêu thị bên Mỹ. Có lần cô đặt món mới là cá ngừ ngâm muối đóng hộp, cô gửi thư cho một công ty thuỷ sản Việt Nam lớn, 2 hôm sau, cô nhận được trả lời “Dear cô X, rất tiếc là chúng tôi chỉ có cá ngừ ngâm dầu. Lê Văn Tèo”. Cô gửi 2-3 công ty nữa, bặt vô âm tín. Khi gọi, sau 5 phút hỏi vang rền trong điện thoại, “Lan mày có đọc thư của cái bà bên Mỹ đòi mua cá ngừ hem”, Lan nói “hỏi con Tuyết đi”, rồi sau đó tiếng của Tuyết “tao có nhận, nhưng công ty mình làm gì có cá ngừ ngâm muối nên tao không có trả lời”. Sau đó tiếp tân nói lại “bên em không có ạ”, rồi cúp máy, rủ cái Lan cái Tuyết ăn xoài chấm muối ớt bàn chuyện showbiz, cười hí hí, khách tới thì vội giấu trái xoài vào hộc tủ.

Cô bạn tui gửi sang một công ty Thái Lan. Chỉ 1h sau, phản hồi “cá ngừ ngâm nước muối chúng tôi chưa SX, nhưng bạn cứ gửi quy cách, chúng tôi sẽ làm mẫu, nếu mẫu đạt, chúng tôi sẽ báo giá. Krob Khun. Kẹo La Thon”. Cô bạn gửi qua một công ty ở Quảng Châu, đúng sau 30 phút, phản hồi "Tôi vừa hỏi phòng kỹ thuật, họ xác nhận làm được. Chúng tôi sẽ thí nghiệm làm 3 công thức do chúng tôi search trên mạng là 1% muối, 2% muối và 10% muối. Quý khách cho biết yêu cầu cụ thể ạ. Xie xie nị đã đọc meo. Lý Bội Bội”, vừa thư vừa tin nhắn tới tắp.

Đâu mấy giờ sau, website công ty Quảng Châu hiện món mới là cá ngừ ngâm nước muối đóng hộp. Họ gửi thư và gọi điện sang Mỹ liên tục để ép mua làm công ty Mỹ ấy sợ quá, phải ký hợp đồng liền. Cứ một hỏi hàng (inquiry) tới tay họ, thì không bao giờ thoát ra được, cái gì chưa có thì họ sẽ làm cho có. Tất cả là nhờ nhân viên thông minh, giỏi giang, lanh lợi. Doanh nghiệp ở Quảng Đông nhiều lắm, thôn bản xa tít cũng đầy ắp doanh nghiệp. Đơn hàng ào ào, nhà máy mở rộng, khu công nghiệp nhiều vô kể, lương bổng nhân sự cũng tăng theo ào ào. Nước họ giàu nhanh do người giỏi nhiều.

2. Ngày nay, năng suất lao động không chỉ là sức khoẻ cơ bắp mà còn là tốc độ của tư duy. Thử thuê một người Singapore, lương mấy ngàn/tháng nhưng yên tâm vì "tiền nào của đó". Khác biệt của người và người là phần mềm trong đầu, tức TƯ DUY và NĂNG LỰC. Tư duy là BIẾT NGHĨ, còn năng lực là DÁM LÀM. Như ví dụ trên, nếu cậu Tèo hay cô Lan cô Tuyết có tư duy và năng lực, thì mọi thứ đã khác. Hoặc nếu được quản lý tốt, biết thông báo cho ông giám đốc về đơn hàng thì có thể ông ấy sẽ chỉ đạo khác. Khổ nỗi ông giám đốc này thuộc thế hệ già nua không rành tiếng Anh, cứ phụ thuộc mấy cử nhân thạc sĩ này, từ sáng đến chiều ôm cái laptop tưởng là làm việc chăm chỉ, hoá ra chỉ chat chit tào lao. Thấy sếp vô thì giả bộ làm việc, còn lại thì dí dỏm hài hước với bạn bè trên phây, trà sữa với nhau cả ngày.

Nhiều nhân viên thử việc kinh doanh, mấy tháng không ra được hàng, xõa tóc đứng khóc sưng mắt. Hỏi thì nói tại công ty có vấn đề. Do công ty không có quy trình. Do ông giám đốc ngu. Do cung ứng chậm. Do mẫu mã xấu. Do chất lượng kém. Do khách không gọi lại. Do nền giáo dục VN. Do khí hậu nhiệt đới. Vâng vâng và vâng vâng. Mở miệng là do, bởi, tại, vì,…trong khi nguyên nhân duy nhất là DO MÌNH thì không hề đề cập.

Có bạn vô làm, cả tuần giao việc, cuối tuần xem báo cáo đã làm được gì, bạn nói “gọi khách không bắt máy, imeo khách không trả lời” nên “không có gì báo cáo đâu ạ”. Khách không bắt máy thì nhắn tin lại. Hoặc meo không trả lời thì gửi lại, re-send miết. Họ vẫn không trả lời thì gọi luôn, Mỹ Pháp Tây Tàu gì cũng gọi tuốt. Hỏi tại sao mày không trả lời, chừng nào trả lời, why why, pour quoi pour quoi, wei shen me, wei shen me? Mình năng nổ vậy Tây Tàu gì không sợ hãi mà ký HĐ với mình?

Cứ ngồi mòn đít trong văn phòng với xoài xanh muối ớt và say đắm cái mạng XH, cái ĐT trong túi quần cứ tít tít tin nhắn của bạn bè thì cuối ngày, hỏi thăm, các bạn lại đồng thanh:

“Hôm nay khách lại hai không

Gọi không bắt máy, meo không trả lời”.

3. Người ta kiếm tiền ầm ầm, mình cứ ngồi đó nói do kinh tế suy thoái với khó khăn. Do mình hết, do mình hết! Não dở quá thì nghèo thôi chứ sao hạn vận mệnh gì. Cả thế giới đã đóng tàu bay vào không gian, khám phá vũ trụ rồi thì vẫn còn có người còn nghĩ mình đang bị mấy cái ngôi sao trong truyền thuyết như Thái Bạch La Hầu Kế Đô chiếu mạng nên nghèo, rồi bày mấy món ăn ra cúng lạy để được tài lộc may mắn.

- Theo Tony Buổi Sáng

(St)

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

Giáo sư Trần Quốc Vượng: Quan điểm lịch sử về Nguyễn Ánh - Gia Long

 Tôi không bao giờ phủ định rằng phong trào Tây Sơn đã có những công tích vĩ đại, ít nhất ở ba mặt sau đây:

- Ở Đàng Trong thì lật đổ các chúa Nguyễn, rồi tiến ra Đàng Ngoài lật đổ các chúa Trịnh cùng với triều Lê.

- Chiến thắng vĩ đại chống quân xâm lược Xiêm mà đỉnh cao là trận Rạch Gầm – Xoài Mút ở Mỹ Tho.

- Đại chiến thắng chống vài chục vạn quân xâm lược Thanh đầu xuân Kỷ Dậu 1789.

Nguyễn Ánh cùng Lê Chiêu Thống càng lem luốc bao nhiêu thì hình ảnh Nguyễn Huệ càng được xem là bộ mặt tỏa rạng và có một vai trò lớn lao bấy nhiêu trong lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18. Nay theo yêu cầu của Ban tổ chức Hội nghị về vua Gia Long (1802-1820), tôi chỉ xin nói tóm tắt đôi điều mà tôi cảm nhận được về Nguyễn Ánh – Gia Long.

Trên đường từ Pháp về Ấn Độ, giám mục Bá Đa Lộc chỉ tuyển được một số sĩ quan, kỹ sư, kẻ phiêu lưu người Pháp và với một số rất ít kinh phí mua được vài cái tàu bọc đồng mà vua Quang Trung coi là những sự hù dọa vớ vẩn để mang về giúp Nguyễn Ánh. Cho nên theo tôi, cố giáo sư Trần Đức Thảo và một số người khác đã viết hơi quá đà, rằng sự viện trợ của Pháp là một trong những nhân tố quan trọng nhất để Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.

Đứng về mặt cá nhân tôi hay là của chúng ta nhỉ, cũng đáng nên khâm phục Nguyễn Ánh, một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Theo PGS Trần Lâm Biền, nền mỹ thuật Việt Nam chỉ có những thi pháp kiến trúc chung từ xứ Lạng đến Gia Định thành là từ Nguyễn Gia Long. Cho nên, cũng không phải quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác – từ phe XHCN đến phe tư bản chủ nghĩa – cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước chứ không phải là ông vua anh hùng Nguyễn Huệ.

Không nói gì đến ông Nguyễn Lữ không đủ nội lực để đối địch với Nguyễn Ánh ở miền nam, chỉ nói đến ông anh Nguyễn Nhạc xuất thân “nậu nguồn” và ông em Nguyễn Huệ thì, do sự chia rẽ ngay trong nội bộ gia đình. Mà theo tôi “ghê tởm” nhất là ông anh cả Nguyễn Nhạc đã vì sự thỏa mãn nhỏ nhen được làm trung ương Hoàng đế ở thành Trà Bàn, rồi vì ghen tị với em sau vụ Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, đã vội vã ra bắc kéo em về, rồi lại hãm hiếp cô em dâu, vợ Nguyễn Huệ, tạo mối thù hận khôn nguôi và chiến tranh giữa hai anh em, khiến dưới triều Tây Sơn có một ông hoàng đế ở Quy Nhơn và một ông hoàng đế ở Phú Xuân. Vậy làm sao có thể nói được là nước ta đã được thống nhất ngay dưới thời Tây Sơn?

Tôi chỉ nói và viết đôi điều lặt vặt mà tôi nhớ lại và cảm nhận được về vị vua khai sáng triều Nguyễn, Gia Long. Do nghiệm sinh cá nhân, tôi rất thích những người bôn ba, từng trải, dù với ý định chủ quan gì hay là do sự dủi dun của Trời Đất. Nguyễn Ánh đã bôn ba từ đất liền đến hải đảo, từ Việt đến Xiêm, đánh Tây Sơn bại rồi thắng to cũng có, mà đánh thắng cả Miến Điện theo yêu cầu, có lúc là quái ác, của vua Xiêm cũng có. 

Nguyễn Ánh bẩm sinh và sinh nghiệm là một vị tướng tài ba thắng không kiêu, bại không nản. Bị Xiêm rồi bị Pháp và sau cả Thanh Mãn Trung Hoa khống chế, gây áp lực song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để thoát ra được sự khống chế đó và cho dù chỉ theo ý kiến cá nhân tôi ông vẫn là người Việt Nam và đứng đầu một chính quyền độc lập Việt Nam cho dù ông chịu nhiều áp lực ngoại bang và cũng có lúc phải sử dụng nhiều cố vấn trong nước và nước ngoài. 

Ông nghe nhiều nhưng ông nghĩ và làm phần nhiều theo ý ông. Từ 1815 hay về cuối đời, dù nể trọng Tả quân Lê Văn Duyệt, ông vẫn quyết định chọn hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng ngày sau) chứ đâu có chọn cháu đích tông, con hoàng tử Cảnh, làm người kế vị ông. Mà Minh Mạng, thì nên trọng nể và học tập ông về việc quản lý hành chánh đất nước và xã hội nhiều hơn nữa, chứ trách cứ ông thì cũng dễ thôi.

Cho dù Nguyễn Ánh tin cậy và nhờ cậy vào giám mục Bá Đa Lộc và tỏ ra khoan hòa với Thiên chúa giáo của phương Tây, cho dù hoàng tử Cảnh đã trở thành giáo dân Thiên chúa giáo, khi ở Gia Định cũng như khi trở thành hoàng đế toàn Việt Nam, ông vẫn tôn Nho, trọng dụng người Việt gốc Hoa, vẫn trọng Phật, Lão và tín ngưỡng dân gian, dù là Việt Nam, là Khơ Me, hay là Chăm, là Thượng… Đội cận vệ của Gia Long, theo sử chép, chủ yếu là người Thượng.

Ở thập kỷ 80, tôi đi điền dã ở xứ Quảng, ở Tây Nguyên, các tộc thiểu số vẫn nhắc đến Gia Long với một niềm kính nể. Có một thứ cây nửa trồng nửa hoang dại mang tên “Hoàng oanh quất” (quýt vàng) quả ăn ngon, người dân tộc vẫn bảo tôi rằng đó là thứ quả cây của vùng sơn cước đã nuôi sống Nguyễn Ánh thời khó khăn, sau này trở thành Quýt Ngự. Ấy là tôi chưa kể “Quế Trà My”… 

Tôi là con cháu nhà Nho nên cũng có biết câu “luận anh hùng, chớ kể hơn thua”. Song nếu tôi là nhà sử học như các quý vị Phan Huy Lê, Nguyễn Phan Quang… khả kính, tôi cũng phải tìm cách giải thích lịch sử chiến thắng của Nguyễn Ánh với Tây Sơn chứ nhỉ?

Như tôi đã nghiệm sinh trên điền dã khắp Bắc Trung và chút chút ở miền Nam, tôi đã thấy cả Nguyễn Nhạc và cả Quang Trung (tất nhiên cả Nguyễn Lữ nữa) đã thất nhân tâm khi các ông ở miền Trung, chỉ để một chùa ở cấp huyện, ở miền Bắc chỉ để một chùa ở cấp tổng. “Đất Vua – chùa làng – phong cảnh Bụt”. Sáng chiều nghe tiếng chuông chùa “chiêu mộ” để tấm lòng thư giãn, để biết thời gian trôi chảy vô thường đã từ lâu in hằn vào tâm thức người Việt. Phá chùa, đập tượng, nung chuông (làm tiền, làm khí giới) là làm phản lại tâm thức Việt Nam. 

Quân Tây Sơn vào nam thì phá Cù Lao Phố (Biên Hòa hiện nay), giết hại thương nhân Hoa kiều, vứt phá hàng ngoại bỏ ra đầy đường, sau ở Sài Gòn thì cũng vậy; ra trung thì tàn phá Hội An (Faifoo), 10 năm sau còn chưa phục hồi lại được; ra bắc thì phá Vị Hoàng, phố Hiến và có đâu chừa lắm cả Thăng Long. Khi nho sĩ Bắc Hà thưa kiện với chúa Tây Sơn về việc tòa Văn Miếu, bia Tiến Sĩ bị phá thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã thành thật phê vào đơn:

Thôi! Thôi! Thôi! Việc đã rồi

Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta

Nay mai dựng lại nước nhà

Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian.

Gia Long dù bắt dời thủ đô cùng cả Quốc Tử Giám - Văn Miếu vào Huế thì ở Văn Miếu Thăng Long, Gia Long vẫn cho xây một tòa Khuê Văn Các, nhỏ thôi mà cực đẹp; và ở thành cũ hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, ông cũng cho xây một tòa Cột Cờ cao đẹp nhất kinh thành ngày ấy và cho đến nay còn tồn tại. Vua Gia Long đã sai lập “đền Cố Lê” ở Hà Nội để thờ vua Lê cũ và sai dỡ nhà Thái miếu ở Thăng Long về Bố Vệ xứ Thanh quê nhà Lê lập đền thờ. “Đền vua Lê” hiện vẫn còn và đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng. 

Thế thì kể ra cũng khó mà chê Gia Long và nghệ thuật kiến trúc Nguyễn. Mà chê bai làm gì nhỉ, khi chúng với thời gian đã trở thành cái đẹp, cái di sản văn hóa dân tộc, dân gian. Huế trở thành một Di sản Văn hóa Nhân loại – theo Quyết định của UNESCO 1993, mà hiện nay ta rất tự hào và đang biến thành Trung tâm Du lịch Văn hóa Việt Nam là nhờ ai?

Kính xin quý vị Sử gia – tạm / gượng gọi là “đồng nghiệp” của tôi bơn bớt việc “chửi bới” nhà Nguyễn, đời Nguyễn bắt đầu từ Gia Long đi cho tôi và dân chúng nhờ… Và thái độ tốt nhất là xếp cả xứ Huế và Việt Nam khi ấy vào Bảo tàng Lịch sử và coi khi đó, không gian đó như một tất yếu tất nhiên của lịch sử Việt Nam!

Tôi những tưởng mình sẽ bị khiển trách và “thăm hỏi" vì đã dám ghé thăm ngôi đình làng mang niên hiệu Gia Long trùng tu mà không trình báo lãnh đạo xã. Nhưng không!, tôi được chiêu đãi một bữa bia đã đời, vì đã được cán bộ xã đứng tựa cột đình nghe lỏm tôi đang giảng giải cho các cán bộ cùng đi về nét đẹp ngôi đình làng này và tỏ ý tiếc vì bị nhà nước bỏ quên. Nghe các nhà lãnh đạo xã quê hương Gia Long nói thêm về tình hình xã, tôi rất mừng vì các đảng viên Gia Miêu, quê hương nhà Nguyễn đã tỏ ra có tư duy đổi mới khi nhận nhìn vai trò lịch sử của vua Gia Long và nhà Nguyễn với thái độ “thể tất nhân tình”, rất đậm đà bản sắc Việt Nam. 

Tuy Trịnh Kiểm đã giết Nguyễn Uông, nhưng chính sử nhà Nguyễn, kể cả Đại Nam nhất thống chí, quyển về Thanh Hóa tỉnh, mục nhân vật vẫn chép về Trịnh Kiểm mà không hề có một lời nói xấu nào về ông tổ họ Trịnh này. Tôi có một số bạn bè họ Trịnh đã, đang làm cán bộ cao cấp của nhà nước Việt Nam. Tôi đưa cho họ xem bản Trịnh gia thế phả do Trịnh Cơ vâng lệnh Gia Long, khai báo lại năm 1802.

Lời mở đầu cuốn gia phả họ Trịnh này viết rằng khi vua Gia Long ra Bắc, ông đã cho gọi tộc trưởng họ Trịnh là Trịnh Cơ ra Thăng Long và phán bảo rằng: 

- Họ nhà ngươi và họ ta là hai họ có thâm thù vì tổ họ ngươi đã giết tổ họ ta!

Trịnh Cơ run rẩy nghĩ rằng mình và họ mình sẽ bị Gia Long “làm cỏ sạch gốc rễ” để trả thù như Tây Sơn. Nhưng mà không, vua Gia Long nói tiếp: 

- Nhưng họ nhà ngươi và họ ta đã từng là thông gia, thân gia. Ta sẽ lấy tình thân gia mà đối đãi với họ ngươi. Song họ ta ở Nam đã quá lâu, ta chẳng biết rõ gì về họ ngươi cả. Vậy ngươi hãy cung khai về gốc gác họ Trịnh trình cho ta biết.

Trịnh Cơ mang gia phả cũ ra tham khảo và cứ theo sự thực viết ra. Đọc xong gia phả họ Trịnh, Gia Long đã phê ban cho họ Trịnh 200 mẫu ruộng công để dựng nên Trịnh điện làm nơi thờ tự các chúa Trịnh 

Khi còn ở Gia Định và mới chỉ có Gia Định trước 1801-1802, Nguyễn Ánh Gia Long đã vận dụng “cơ chế thị trường” và đã biến Sài Gòn miền Nam thành nơi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ra toàn Đông Nam Á để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp phương Tây, cố nhiên hàng nhập khẩu được ưu tiên hàng đầu là vũ khí để chống lại Tây Sơn. Tôi không muốn bình luận về ý đồ chủ quan của Nguyễn Ánh, nhưng Nam Bộ cho đến nay vẫn quen với “cơ chế thị trường” hơn miền Bắc. Có nhiều nguyên nhân lắm, song phải chăng cũng có vai trò của Nguyễn Ánh?

Hà Nội – Sài Gòn Mùa thu tháng Tám, 1996.

Kính nộp - Giáo sư Trần Quốc Vượng

(Đại học Quốc gia Hà Nội).

(Fb: Thầy Lê Văn Thông).

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Nguyễn Gia Việt: ĐÔI ĐIỀU VỀ CHỮ NGHĨA…

 ĐÔI ĐIỀU VỀ CHỮ NGHĨA…

Nhìn “Ga tàu thuỷ Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

Lịch sử, văn hoá Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà cái chữ nghĩa Miền Nam đã bị hiểu sai lệch. Nhìn từ Bến Bạch Đằng.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 TT Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu.

Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xoá tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng.

Và nay xuất hiện "ga tàu thuỷ" tại bến Bạch Đằng.

Trong lịch sử văn hoá Miền Nam chúng ta chữ “tàu” đã có nước rồi thì mắc mớ chi còn “ga tàu thuỷ" khi chữ thuỷ là nước?

Có ai, có người Miền Nam, người Sài Gòn nào nghĩ Bến Bạch Đằng là bến xe bao giờ mà để "tàu thủy"?

Chữ "Bến tàu Bạch Đằng" là đã đủ.

Ông bà ta thường nói "Trên bến dưới thuyền", có nghĩa bến là chổ tàu bè, ghe thuyền đậu đặng chất hàng hóa, bắt cầu leo lên bờ.

Trong lịch sử Sài Gòn là Bến Bạch Đằng không còn tên, xế chút là Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử cũng đã mất tên.

Cái bến của Miền Nam có tội gì mà từ từ bị cho ra rìa? 

Nam Kỳ mình có thói quen cất nhà dựa mé sông, thành ra trước nhà nào cũng có cái bến nhỏ với tấm ván lót de ra sông, buộc sẳn chiếc ghe.

Rồi chợ cũng cất sát sông, dễ hiểu là cho tàu bè chở hàng hóa lên chợ cho dễ, vậy là sau chợ sẽ có cái bến. 

Cái chợ nổi tiếng nhứt Nam Kỳ, giàu có nhứt Lục Tỉnh là chợ Bến Thành, nằm trên cái bến ngay hào thành Sài Gòn xưa.

Có bạn hỏi, chợ Mỹ Tho cũng có bến sau lưng sao không kêu là bến luôn? Xin thưa Mỹ Tho là địa danh có từ xưa nhưng cái bến chợ Mỹ Tho cũng có thể kêu là Bến vì thời Pháp con đường đó tên là Quai Galliéni (Trưng Trắc), Quai là bến rồi.

Ta bắt đầu dạo chơi từ Sài Gòn, đô thành thân yêu của người Lục Tỉnh.

"Sông Bến Nghé tàu phun khói mịt

Chợ Bến Thành súng bắn nổ vang

Cả tiếng kêu các tổng, các làng

Đứng lên đuổi bọn xâm loàn về Tây"

Ngày xưa Nam Kỳ có nhiều cái bến mà ở đó có Cầu Tàu Lục Tỉnh, Bến Bạch Đằng có nhiều cầu tàu.

Tàu trong văn hoá Miền Nam là loại chạy trên mặt nước.

Những thứ chạy trên mặt đất là xe, có xe lửa, xe hơi, ce cam nhông, xe taxi, xe Honda, xe đạp, xe xích lô, xe cút kít, xe ba gác.

Miền Nam có xe đò là xe chạy liên tỉnh, cái chữ đò là dính thói quen sông nước của những chuyến đò ngang và đò dọc.

Ảnh hưởng của sông nước rất rõ ràng, từ sông lên bờ, xe chạy liên tỉnh kêu là bến xe đò lục tỉnh, xa xôi kêu là "đò giang cách trở".

Bến xe thì có bến xe lam, bến xe ngựa, bến xe đò....

"Sài Gòn có bến Chương Dương

Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do

Có Chợ Quán, có Cầu Kho,

Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm"

Cái bay trên trời dân Nam Kỳ kêu là phi cơ. Thiết xa là xe lửa.

Người Miền Bắc lộn xộn không phân biệt được gì hết cứ kêu “tàu” hết, xe lửa kêu tàu hoả, phi cơ kêu tàu bay, tàu thiệt kêu "tàu thuỷ”.

Rồi họ lại áp cái văn hoá “tàu” lùm lum vô Miền Nam sau 1975 để ép Tân Sơn Nhút thành Tân Sơn Nhất , trong đó có “tàu bay”, có “ga tàu bay”.

Rồi cái bến tàu ở Bến Bạch Đằng trong văn hoá Sài Gòn Gia Định giờ ghi là “Ga tàu thuỷ Bạch Đằng” (??). Không cho ai nói được câu nào hết.

Xin hỏi có người dân Sài Gòn nào nghĩ chữ “tàu” phải có thêm chữ “thuỷ” mới trúng hông?

Nói ra không phân biệt, không bài bác, không hiềm khích. Nhưng cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mói là tôn trọng văn hoá vùng miền.

NGUYỄN GIA VIỆT

#8saigon

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

FB Lược Sử Tộc Việt: Tư tưởng của một vị vua triều Nguyễn

Đang tìm tư liệu thì ad vô tình tìm thấy đoạn này do Minh Mạng nói: 

"Vua từng nói chuyện với Nguyễn Hữu Thận về vấn đề bằng đảng ở nước Đại Thanh, nhân nói rằng : “Khi trẫm còn ở Tiềm để, triều thần ít người được yết kiến, duy có Lê Duy Thanh vì phụng mệnh đi xem đất sơn lăng, nên trẫm thường vời đến. Hoặc có kẻ cho là trẫm hậu với hắn thì chắc hắn cũng có tài gì nên mới được trẫm để ý. Khi trẫm mới nối ngôi thì bổ hắn ra làm quan ngoài là muốn thử xem có trị dân được không, chứ không phải là coi rẻ, kẻ không biết lại cho là trẫm dùng người có ý phân biệt kẻ Nam, người Bắc. Nhưng Nam - Bắc vốn là một nhà, ai chẳng là tôi con, trẫm đâu có kỳ thị. Kìa như nhà Đại Thanh dùng người không có phân biệt người Hán, người Mãn, huống Nam hà với Bắc hà, cùng ngôn ngữ, cùng văn tự, không ví như người Hán, người Mãn được”. (Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo Dục, Tập 2)

Không bàn tới công tội của nhà Nguyễn, đoạn này thực sự giá trị vì Minh Mạng nói rằng "Nam - Bắc vốn là một nhà", nói rõ: "Nam hà với Bắc hà, cùng ngôn ngữ, cùng văn tự". 

Đó là tư tưởng của một vị vua triều Nguyễn, triều Nguyễn có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Từ đất Thanh Hóa, các chúa Nguyễn đã xuống Nam hà khai khẩn, xây dựng nên đất Đàng Trong trù phú. Tới đời Minh Mạng, họ Nguyễn đã bén rễ ở đất Nam Hà hàng trăm năm rồi, nên coi triều Nguyễn đại diện cho đất Nam Hà cũng không hẳn là sai. 

Có những người tuyên bố rằng miền Nam khác miền Bắc, là hai quốc gia riêng, rồi đưa ra đủ lý lẽ, nguỵ biện để chứng minh điều đó, đặc biệt là sự chia cắt trong thời kỳ Nam-Bắc triều, nhưng lời của Minh Mạng lại đề cao sự thống nhất, không có sự phân biệt. Chỉ riêng bằng chứng này đã đủ để phản bác lại những luận điệu gây chia rẽ về hai miền Bắc-Nam. 

Minh họa: bản đồ Đại Nam thời Minh Mạng, chưa rõ tác giả.

FB Chuyện Xưa: Cách mà vua Gia Long đối mặt với chốn tam cung lục viện

 Có một câu chuyện thú vị về cách mà vua Gia Long đối mặt với chốn tam cung lục viện, giải quyết những cuộc cãi vã và ganh ghét giữa vô số các cung tần của mình. Trong những lần trao đổi thân tình với một vị quan người Pháp, vua Gia Long thường nói việc trị quốc đối với ông dễ hơn và ít tốn công hơn là việc cai quản chốn cung cấm. Có một hôm trong một lần tiếp kiến riêng sau buổi ngự triều, vua nói: "Khanh nghĩ là ta đã hết việc khi giải quyết xong những gì đang đợi ta đàng kia (ngài chỉ tay về phía cung cấm), trong cung cấm khi ta rời khỏi đây. Ở đây bây giờ, ta cảm thấy thích thú khi trao đổi với những người hiểu biết, họ lắng nghe ta, hiểu ta, và nếu cần, thì nghe lời ta. Đàng kia (trong cung cấm), ta phải đối mặt với lũ đàn bà yêu quái, cãi cọ với nhau, đối xử tệ bạc, xâu xé nhau, rồi tất cả tới đòi ta phân xử công minh. Nếu ta mà xử đúng người đúng tội thì bọn họ không ai thoát tội hết, trong khi ta không biết chắc được ai trong bọn họ thua kém người kia về sự tàn độc".

Sau một hồi im lặng, vua Gia Long nói tiếp: "Này, lát nữa đâu, ta sẽ bị vây quanh bởi một đám yêu nữ sẽ hét vào tai ta đến điếc cả tai (nói đến đây, vua giả giọng và cử chỉ của người phụ nữ đang điên tiết lên): "Muôn tâu bệ hạ, xin bệ hạ xét xử công minh cho, con mụ kia đã chửi thần thiếp..." hoặc là: "người ta đã đối xử tệ với hạ thần, muôn tâu bệ hạ, xin phân minh cho hạ thần", rồi một tá yêu nữ khác lại đến kêu than: "Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ không còn sủng ái thần thiếp, bệ hạ đã chiếu cố kẻ khác, muôn tâu bệ hạ... xin đến lượt thần thiếp".

Vị quan Pháp nghe vua kể đã không nhịn được cười, và gợi ý: "Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ có thể giảm lo âu phiền muộn bằng cách giảm đi số cung tần mỹ nữ..."

Nhà vua liền nói: "Suỵt, nói khẽ thôi, nói khẽ thôi". Vua cho đám hầu cận lui ra rồi nỏi nhỏ: "Này ông, nếu như các quan lại đồng nghiệp của ông mà nghe được những lời ông vừa thốt ra thì ông sẽ là kẻ thù không đội trời chung với bọn họ. Nói nghe nè, gần như tất cả cung phi cung tần đều là con gái của các quan. Chẳng hạn mới đây có một vị đã đề nghị đưa con gái vào cung, ta đã lớn tuổi nhưng không thể từ chối được. Nếu từ chối thì ta sẽ làm ông ta không vui, vì ở xứ này đưa được con gái vào cung là một vinh dự, vừa tăng vị thế cho quan, còn ta thì đảm bảo được về sự trung thành của vị quan đó. Ta phải xử sự sao cho vừa lòng tất cả mọi người, nhất là các bà, vì các bà còn đáng sợ hơn cả phía các ông. Nếu như ta bỏ bê một trong các quý phi, thì ngay lập tức cô ấy sẽ than thở với cha của mình, rồi lão ta sẽ khéo léo đồn thổi cái gì đó để làm ta xấu mặt trước muôn dân".

FB Ăn trưa cùng Tony: Người tài khác người thường ra sao

 Người tài khác người thường ra sao

Ở đâu có người tài, ở đó có sự phát triển. Phạm vi quốc gia thì không nước nào có thể vượt mặt Mỹ, vì đây là nơi người tài tụ hội, từ người Ấn đến người Hoa đến người Âu, Ả Rập,... Phạm vi doanh nghiệp thì ở đâu có người tài, thế cờ sẽ nghiêng dần về phía họ, dù ban đầu quân sĩ tốt xe pháo ngựa là ngang nhau. Thời bao cấp, tỉnh nào cũng có công ty dược và vật tư y tế....nhưng dần chỉ còn lại những tên tuổi nổi bật như dược Phú Yên (nay là Pymerpharco), dược Đồng Tháp (nay là Imexpharm) hay dược Hậu Giang... Tỉnh nào cũng có đài truyền hình, nhưng truyền hình Vĩnh Long, một tỉnh nhỏ ở miền Tây nổi bật hẳn, doanh thu năm rồi của đài này tới 1400 tỷ. Nói vậy để các bạn thấy là, yếu tố năng lực cá nhân chiếm phần lớn trong thành công của 1 tập thể. Năng lực này thể hiện ở việc tổ chức được 1 đội nhóm, quản lý được người khác. Sau đó là đầu óc cởi mở để nhanh nhạy cập nhật cái mới, ví dụ như đài Vĩnh Long khai thác kênh Youtube và kênh này phải trả cho họ tới 100 tỷ trong năm qua. 

"Một ngọn cỏ trong tay cao thủ võ lâm thì cũng biến thành vũ khí". Người tài luôn là thiểu số và cách nhận biết họ như sau:

1. Sống với người tài

Sống với 1 người tài, chúng ta sẽ an toàn, năng lực đầu óc của họ bộc lộ ra trong cả những việc nhỏ. Ví dụ đang ngồi, điện cúp. Người có tài, vì có đầu óc tính toán, sẽ đi xem xét coi có gì không ổn trong hệ thống điện. Thấy một bóng điện bị nổ, cầu dao tự động ngắt, vậy thì bật cầu dao lên, xong. Còn nếu vẫn không tìm được nguyên nhân, họ sẽ sang nhà hàng xóm, thấy nhà hàng xóm có điện, lập tức gọi thợ sửa. Nếu cả khu bị ngắt, yên tâm đợi. Còn khi sống với người không có tài, cúp điện, thụ động chờ. Tới tối thấy hàng xóm điện sáng trưng, mới biết là chỉ có nhà mình bị hỏng, quýnh quáng gọi nhưng vì tối nên chẳng thợ nào đến, đành chịu thêm 1 đêm âm u nữa. 

Người có tài có đặc trưng là sạch, thơm, lãng mạn, tinh tế. Họ luôn quan sát nên chỗ ăn chỗ ở chỗ ngủ của họ rất sạch, rất đẹp. Lúc nghèo thì họ tự tay làm, lúc giàu thì sai khiến gia nhân gia nô, nhưng phải có ÓC QUAN SÁT và ÓC TỔ CHỨC mới biết sai khiến người khác làm cái gì. Ai sáng sớm vừa ngủ dậy đã ngồi quẹt điện thoại thì cái tài của họ chỉ là "tài lanh tài lọt". 

2. Làm việc với người tài

Làm với người tài, rất yên tâm. Họ chỉn chu với các việc đang làm, chủ động báo cáo và đề xuất, CHẲNG CẦN HỎI hay nhắc nhở.  Đầu óc họ rất khoa học và logic. Vào một công ty, nhà máy, nhà hàng, quán cà phê...., cứ xem toilet trước. Toilet bẩn thỉu, hôi thối, rác không dọn, vòi nước hỏng, bóng điện 3 bóng cháy 2 bóng....thì chớ làm ăn cùng. Người quản lý ở đó rất ẩu, hoặc rất non, hoặc rất lười (nói chung là bất tài), làm với họ sẽ có nhiều sự cố. Ngược lại, đến đâu mà thấy chỗ làm xanh tươi mát mẻ, cây cỏ hoa lá tinh tơm, thơm tho sạch sẽ, nhân viên hỏi han tươi cười,....thì biết quản lý ở đó có tài, yên tâm mà làm ăn cùng. 

Cách đây chục năm, có 1 hệ thống cà phê luôn đông nghịt. Kiến trúc đẹp, sạch, thơm. Khi ít khách, mỗi nhân viên 1 cái bình đu lau các cửa kính. Toilet khô ráo, kể cả cái tay cầm chỗ cửa (không có ướt nhẹp do người ta rửa tay xong mở cửa vô ra). Khi người sáng lập rời đi, bàn giao cho 1 nhóm học vị học hàm cao, kiến thức dồi dào nổ trên mạng nghe hay lắm, nhưng quản lý dở òm. Các quán trong chuỗi bắt đầu xấu xí dơ bẩn, nhân viên phục vụ kém nên đóng cửa dần, nay thương hiệu này đã biến mất. Người bất tài thì dù cho làm quản lý hãng Apple đang đầy ắp tiền mặt đi nữa, ba bữa là phá sản. Lý Quang Diệu nói, "mỗi quốc gia lớn hay nhỏ không phải là diện tích lãnh thổ, mà là sở hữu nhiều cá nhân có tài, họ sẽ BIẾN KHÔNG THÀNH CÓ. Trong kinh doanh cũng vậy, DN nào có người tài thì DN đó sẽ từ cá hoá rồng". 

*Những đặc điểm nhận biết người tài và rèn luyện thành người tài, page sẽ đăng lên và phát người tương tác đọc. Ai cần thì còm để thành fan cứng rồi đọc.

Copy Ăn trưa cùng Tony

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

FB Matthew NChuong: CÚNG ĐẤT ĐAI, Ở ĐÂY, LÀ "CÚNG THỔ" (KHÔNG PHẢI "CÚNG ĐỊA")

 TẠ ƠN tiền nhân đi mở đất:

CÚNG ĐẤT ĐAI, Ở ĐÂY, LÀ "CÚNG THỔ" (KHÔNG PHẢI "CÚNG ĐỊA")

* "CÚNG THỔ" là một tập tục thuộc về văn hóa nhân sinh, vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Chú ý: đây KHÔNG phải cúng "Thần Đất", cũng KHÔNG phải cúng "Ông Địa"...

/1/ Trong lối nói thông thường, "Thổ" là đất, mà "Địa" cũng là đất nên dễ hiểu lẫn lộn. Ồ, nếu vậy mắc gì có hai cách gọi khác nhau "Thổ", "Địa" làm chi cho mệt? 

"ĐỊA" ( 地) đối ứng với "Thiên" (天), chẳng hạn tế đàn Nam Giao là tế "Trời Đất", tế "Thiên Địa" (天地) (ta nói "thiên - địa" chớ không nói "thiên - thổ"). 

"THỔ" (土) ? Chẳng hạn, "hữu nhân thử hữu thổ” (有人此有土), "có người thì có đất", rồi "cố thổ" (故土) nghĩa là "quê cũ" (không nói "cố địa"), "thổ" ở đây mang nghĩa quê hương, làng xóm. 

Quí bạn còn gặp, "“thổ ngữ” (土語) là tiếng nói đặc trưng ở một vùng nào đó (gọi "thổ ngữ", không gọi... "địa ngữ"); "thổ sản" (土產) là sản vật riêng có, hoặc nổi bật, thuộc vùng đất nào đó (không gọi... "địa sản").  

"Thổ" để chỉ vùng đất, quê hương - xin chú ý: có yếu tố con người tác động, liên quan / thuộc về con người. Như "thổ ngữ" là tiếng nói của CON NGƯỜI ở vùng đất nào đó, "thổ sản" là sản vật - được tạo tác bởi CON NGƯỜI ở vùng đất nào đó.... 

/2/ Để dễ hình dung hơn, nói ngay về tập tục cúng đất đai theo cổ lệ của phương Nam. Đây là tập tục THỜ CÚNG CỦA CẢ CỘNG ĐỒNG KHAI KHẨN. 

“Việc cúng đất mùng 10 tết hàng năm là phong tục tốt đẹp của đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, lối sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên.

Một mâm cúng đất đai đầy đủ, thường là cắm 5 cây nhang (lúc cúng, dọn 5 cái chén nhưng chỉ có 3 đôi đũa). Là do nguồn gốc lịch sử cộng cư thời khẩn hoang: 

- Nén nhang tưởng nhớ CHỦ THỔ người Việt (cúng Thổ).

- Hai nén nhang dành cho vợ chồng Ngưu người Khmer, do vùng châu thổ Cửu Long - Đồng Nai ngày xưa vốn thuộc Khmer. 

- Hai nén nhang còn lại là Ông Địa và thần Tài của người Minh hương (tức người Tàu, theo phong trào "phản Thanh phục Minh", sau vài thế hệ họ trở thành người Việt). 

(chỉ có 3 đôi đũa, vì vợ chồng ông chủ “Ngưu” người Khmer không dùng đũa) (*) 

2.1) CHỦ THỔ là người có công khai khẩn cho cả một vùng rộng lớn, chẳng hạn Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc hầu) với kinh đào Vĩnh Tế; Nguyễn Hữu Cảnh với công trạng lớn lao ở miền Nam. 

Có người được tôn phong thành "Thần" (神 ), như Nguyễn Hữu Cảnh là "Thượng đẳng thần" (上等 神). 

Chú ý: "Thần" ở đây không phải là "thần linh siêu nhiên", mà thuộc về "nhân thần" (人神) - có nguồn gốc là CON NGƯỜI, do hành trạng đặc biệt nên được tôn vinh thành “Thần”. 

NHƯNG thường gặp hơn cả, CHỦ THỔ là những ông / bà có công khai làng, dựng chợ, đắp đường cho dân ở, làm ăn tại từng vùng cụ thể. Vào mùng 10 tháng Giêng, người dân trong mỗi vùng cúng để tạ ơn Chủ Thổ. 

Vậy nên, CHỦ THỔ không phải là "Thần Đất" có quyền phép siêu nhiên, mà Chủ Thổ cũng là "người trần mắt thịt". 

2.2) "Vợ chồng Ngưu người Khmer"? Chưa rõ sao gọi "vợ chồng Ngưu", nhưng rất có thể đây xuất phát từ tín ngưỡng Neak Ta (អ្នក តា) của người Khmer. 

Neak Ta mang ý niệm hướng về tổ tiên => cúng Neak Ta ("Sene Neak Ta": សែន  អ្នក តា) cấu thành sự đoàn kết trong công đồng srok ("phum sóc" ស្រុក). 

Neak Ta có thể là nữ tính hoặc nam tính, và hầu hết thường hoạt động như một cặp đôi ("Neak Ta in Khmer translates as the ancestor. A neak ta can be either feminine or masculine, and most often they operate as a couple", trích từ Wikipedia tiếng Anh về Neak Ta). 

Có lẽ vì vậy, trong cổ lệ phương Nam cúng đất đai, "cặp đôi" Neak Ta được dành cho hai cây nhang chăng? 

2.3) "Cộng cư trong đời sống tâm linh".

Trong tiến trình khai khẩn định cõi phương Nam, Việt - Khmer - Hoa cùng chung sức. Vai trò tộc Việt ("Chủ Thổ") đã rõ, nhưng không bao giờ quên lãnh thổ gốc từ người Khmer ("cúng Neak Ta"), và công sức của người Minh hương (có mặt tín ngưỡng "thần Tài" 财 神) trong việc thờ cúng của cả cộng đồng đa chủng. 

/3/ Thấy gì? 

Trong tập tục mùng 10 tháng Giêng, CHỦ THỔ đóng vai trò trọng yếu, bên cạnh đó còn có việc cắm nhang cho Ông Địa, thần Tài... 

Vì có mặt "thần Tài" trong mùng 10 tháng Giêng, theo cổ lệ phương Nam, nên có người vội vàng cho rằng mùng 10 cũng có "vía thần Tài" (!). 

Không phải vậy! "Vía thần Tài", theo tín ngưỡng người Minh hương (Tàu), là mùng 5 tết. Còn trong mùng 10, có thắp 1 nén nhang cho "cái shén" (thần tài) - là cách thể hiện sự bao dung tín ngưỡng nơi phương Nam - chớ không phải là "ngày vía"! 

Cũng vậy, thắp hai cây nhang cho Neak Ta trong mùng 10 thì không phải đây là "ngày cúng Neak Ta" (lễ cúng Sene Neak Ta thường vào cuối mùa khô qua đầu mùa mưa). Mà đây là sự chan hòa, tôn trọng tín ngưỡng của tộc người cộng cư với nhau. 

THAY LỜI KẾT 

* Mùng 10 tháng Giêng là CÚNG THỔ, không phải cúng "Thần Đất" (như đã phân tích ở trên).

* Điều quan trọng nhứt, trong CÚNG THỔ (mùng 10) là TẠ ƠN "tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”. 

* Việc cúng kiếng đất đai CHỦ THỔ, so vói việc cúng "vía Thần Tài", khác nhau về bản chất: một đàng để NHỚ ƠN, còn một đàng để cầu lợi. 

CÚNG THỔ mùng 10 không phải là từ... tục cúng "thần Tài" như một số người đã hiểu SAI, giải thích SAI. Ở đây, chẳng qua là sự dung hợp tâm linh cộng đồng (như diễn giải trong bài), trong đó không chỉ có tín ngưỡng của người Minh hương (Tàu) mà còn có cả tín ngưỡng của người Khmer. 

------------------------------------------------

Ghi chú thêm:  Vía Thần Đất (Thổ thần, ông Địa) cũng có, tùy vùng. Nhưng không phải là CÚNG THỔ (mùng 10 tháng Giêng) trong cổ lệ phương Nam, đây hoàn toàn thuộc về tập tục văn hóa nhân sinh, "uống nước nhớ nguồn", "ăn trái nhớ người trồng cây".

(*): từ bài “Mùng 9 vía trời, mùng 10 vía đất” (báo Long An, tác giả Anh Thư) đăng ngày 18/2/2024.

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2024

Hà Nhật Tân: TẠi SAO MÓN ĂN MIỀN NAM LẠI PHONG PHÚ MỘT CÁCH ÁP ĐẢO SO VỚI MIỀN BẮC?

TẠi SAO MÓN ĂN MIỀN NAM LẠI PHONG PHÚ MỘT CÁCH ÁP ĐẢO SO VỚI MIỀN BẮC?

Đêm qua có một bác lớn tuổi nhắn tin cho Phễu tui. Hai bác cháu nhắn qua nhắn lại đến gần sáng. Qua đó Phễu tui thấy cần có một bài nói về vụ "Tại sao món miền Nam phong phú so với miền Bắc". Đây cũng là chủ đề bác lớn tuổi thắc mắc và yêu cầu Phễu tui làm rõ trong cuộc nói chuyện (chat) hồi hôm.

Đầu tiên tui nói ngay rằng, tui sẽ không nói vụ "ngon", "dở". Giống như nói về "đẹp", "xấu", Phễu tui cũng không bao giờ đề cập đến nó trong các cuộc trò chuyện, hay các stt, thậm chí là cmt trên mạng XH.

Vì "ngon"/"dở" mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trải nghiệm của cá nhân. Thật không khôn ngoan khi sa đà vào cái chủ quan; và nó sẽ là một trận cãi nhau không hồi kết.

Tuy vậy, vẫn có thể nhận biết về một nền ẩm thực thông qua phân tích. Và việc nhận định "Ẩm thực miền Nam phong phú hơn miền Bắc" dựa trên các nguyên nhân khách quan sau:

1/ Do giao thoa văn hoá:

Trong khi mở cõi, người Việt di cư tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác. Các luồng văn hoá này có thể là các luồng văn hoá bản địa (Champa, Chân Lạp), có thể là các luồng văn hoá của các tộc người cùng di cư  (Hoa, Việt) hoặc văn hoá do giao thương (Nhật- Hội An, tk17). Liệt kê sơ sơ đã có 4 luồng văn hoá lớn cùng giao thoa ở miền Nam từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ấy là chưa kể các luồng văn hoá nhỏ hơn theo đường buôn bán vào đất Nam Kỳ. 

Trong khi đó, ở phía Bắc, dưới thái độ không cởi mở của nhà Trịnh, việc giao thương với các nước khác đã bị lụi tàn từ thế kỷ 17. 

Ba trăm năm bế môn toả cảng ở miền Bắc, và cũng trong thời gian ấy, miền Nam diễn ra giao thoa văn hoá. Nói một cách khiêm tốn, với sự giao thoa ít nhất 3 nền ẩm thực lớn; không khó để thấy ẩm thực miền Nam giàu có hơn ra sao. Về mặt toán học, chưa tính đến sự tổ hợp (tức luỹ thừa), mới chỉ tính của việc cộng thô thiển, số món ăn miền Nam giàu có hơn ở CẤP SỐ NHÂN so với miền Bắc

2/ Do khí hậu

Không phủ định được rằng, do miền Bắc có 4 mùa, cho nên cây cối sinh trưởng theo đủ 24 tiết khí, và rau cũng có theo mùa; vì thế các loại tinh dầu trong cây, quả... hàm lượng cũng cao hơn, và mùi vị cũng đậm đà hơn, nhất là các loại rau và gia vị. 

Đó là lý do người HN nói riêng và người miền Bắc nói chung thường phàn nàn rằng rau ở miền Nam ăn lạt vị hơn ở miền Bắc. Điều đó là đúng, như đã phân tích bên trên. 

Tuy vậy, chính thời tiết theo mùa làm cho rau và gia vị chỉ trồng được ở 1 thời điểm trong năm. Và điều này gây nên 1 hạn chế. Đó là có thời điểm chỉ có loại này mà không có loại khác trên mâm cơm. Thành ra không bao giờ hội đủ các loại rau và gia vị của 4 mùa. Hay nói cách khác, rau và gia vị khá nghèo so với phương Nam, nơi cây cối xanh tươi suốt năm. Và như thế sẽ bị giới hạn trong việc tổ hợp món: không thể nấu (/chế biến) chung 2 loại rau (/gia vị) khác mùa được. Đấy là phương Bắc, còn phương Nam thì vô tư. Cho nên cùng số lượng rau/ gia vị, thì phương Bắc sẽ không thể nào có những món ở phương Nam. 

Chưa kể, càng đi về phương Nam, tức gần xích đạo hơn, các chủng loài thực vật càng phong phú. Và việc trải dài trên 10 vĩ độ (so với HN), sự thay đổi về khí hậu là rất, rất lớn. Và đương nhiên sự phong phú về thực vật cũng là rất lớn.

Với nguồn nguyên liệu dồi dào hơn; thì món ăn phong phú MỘT CÁCH ÁP ĐẢO cũng là chuyện đương nhiên.

3/ Do đặc tính XH

Khỏi nói cũng thấy một điều, là việc chung sống với nhiều sắc dân đã khiến XH miền Nam cởi mở hơn. Việc cho rằng "người phương Nam khoáng đạt, hào sảng" hơn phương Bắc không biết đúng tới đâu; nhưng sống chung với nhiều sắc dân mà bảo thủ thì chắc chắn sẽ... bị đập cho vỡ mũi. 

Và việc không bảo thủ này là động lực cho việc hoà trộn các loại món ăn của các chủng dân khác nhau, làm thành sự phong phú đến mức thần sầu trong ẩm thực Nam bộ.

...

4/ Do sự giàu có về văn hoá tự thân

Mỗi một dân tộc đều mang trong nó một thứ văn hoá. Đây có thể gọi là "ADN xã hội". Nó giúp phân biệt giữa tộc người này và tộc người kia. Và do khác xa nhau về địa lý, lịch sử (như Việt, Hoa, Chăm, Khmer...), cho nên ADN cũng khác hẳn nhau.

Nếu ở vùng núi phía Bắc có các dân tộc anh em chung sống gần nhau và chia sẻ chung không gian văn hoá (nên "ADN xã hội" gần giống nhau); thì các chủng người ở phương Nam lại có ADN rất khác. Vì thế, giống như "lai xa" ở trong sinh học, XH miền Nam có 1 sức sống cực kỳ mãnh liệt, khi sản sinh ra những hiện tượng văn hoá kỳ lạ. (Có thể thấy điều này từ phong tục thờ thổ địa, từ phong tục cúng cá lóc vào ngày cúng Đất, v.v.)

Và ẩm thực miền Nam được thừa hưởng các loại phong tục hết sức phong phú từ các "nguồn tài nguyên" tín ngưỡng phong phú từ các nền văn hoá khác hẳn nhau. Điều này làm nên cái "có lý" (tức sự tích, điển tích) trong việc ăn uống. Đó cũng chính là cái "ăn như thế nào", "ăn với cái gì", v.v. mà không một nền văn hoá nào có được.

(Cho nên người bên ngoài nó sẽ không bao giờ biết được ăn hột vịt lộn xong tại sao lại phải bóp nát cái vỏ. Tại sao laị dùng muỗng múc cái trứng sau khi lột vỏ và ăn từ từ; chứ không lột "trần truồng nguyên con" và quăng vào bát như dân miền khác hay làm.)

5/ Do biến động xã hội từ 1954-1975

Cái này đã nói ở bài trước. Nay lặp lại vắn tắt: Do sự biến động chính trị mà tầng lớp trí thức di cư vào Nam (hơn 1tr / 13,5 tr dân Bắc bộ lúc đó); cho nên văn hoá bản địa HN đã hầu như biến mất: chúng lan ra các vùng ngoại biên mà hoá thạch tại đó (như SG, Paris...)

Sau năm 1975, việc các thành phần trí thức còn lại từ phía Bắc di cư vào Nam đã hoàn tất việc "hoá rỗng" về văn hoá các vùng như HN và vài tỉnh lân cận do việc áp dụng chính sách hậu chiến một cách hà khắc.

Hai cuộc di cư lớn này cộng với gần nửa thế kỷ chìm trong đói nghèo và chiến tranh (cho đến 1990) đã biến ẩm thực miền Bắc thành 1 vùng trắng hoàn toàn. (Chà, vậy thì lại càng "không có cửa" để so sánh. Hix). 

...

* Nói sơ sơ 5 luận điểm thôi, cũng đủ cho thấy "tại sao món miền Nam phong phú hơn so với miền Bắc". Tất cả đều là yếu tố khách quan, muốn bác cũng không được.

Và cuối cùng, xin nói rõ ở đây, là gần đây, do sự phát triển của hệ thống thông tin và giao thông, nên 2 miền có sự xích lại gần nhau về cách thức ăn uống. 

Tuy nhiên để biết (chưa nói hiểu) một nền ẩm thực Nam bộ thì không thể ếch ngồi đáy giếng mà phán một cách kẻ cả được. Nó ngoài sức, ngay cả một tập đoàn ếch.

20/2/2023, dáo xư Phễu.

Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Lê Việt Khánh: BÀN VỀ THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT

BÀN VỀ THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT

-Lê Việt Khánh-

Thường thì khi tranh luận, nhất là về những đề tài “Cảm tính” như Nghệ thuật, mấy ông phản biện thường có câu “Thằng đấy biết cái đéo gì mà nói”

Cho nên tôi phải bắt đầu từ Mỹ thuật, để khẳng định rằng tôi đang nói cái mình BIẾT, cái tôi được học hành cẩn thận, nghiên cứu cẩn thận, thực hành cẩn thận.

Mỹ thuật – là một ngành nghệ thuật. Chắc chắn.

Để trở thành một họa sỹ, trước đây, điều kiện cần là phải được học hành bài bản, vẽ hình họa chắc chắn, làm chủ được các chất liệu bột màu, sơn dầu, sơn mài, lụa…

Điều kiện đủ là bản năng nghệ thuật, cá tính, đam mê, tạo được phong cách cá nhân không lẫn với ai.

Để trở thành họa sỹ, cầm bút vẽ được cái tranh sạch nước cản, người vẽ cũng phải học nhiều năm. Để tạo được phong cách cá nhân, phải một, hai chục năm, trở thành MÉT (Master)…có khi mất cả cuộc đời.

Thời buổi bây giờ thì giá trị có đảo lộn. Vài ông say say bôi trát quều cào loạn xị lên mặt toan thế là thành trừu tượng, là thành họa sỹ...Bọn này chỉ lừa được quần chúng nhân dân không biết gì. Chứ bọn tôi liếc mắt phát là biết ngay đổ rởm.

Cho nên tôi thích âm nhạc. Cứ cầm mic là thành ca sỹ chỉ là số rất hiếm. Đố thằng nào ngồi trước cái đàn piano đánh linh tinh mà thành nghệ sỹ dương cầm được. Giá trị nó ít lộn xộn như bên mỹ thuật.

Đó là với họa sỹ, ngược lại, với người xem tranh, khán giả của họ thì sao?

Tôi dám chắc là có đến 96,69% người Việt Nam chúng ta gặp vấn đề khi “Xem” một tác phẩm hội họa. Đứng trước một bức tranh vẽ nghuệch ngoạc của Picasso, Vangogh, hay Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm…Người xem không hiểu bức tranh nghuệch ngoạc kia đẹp ở chỗ nào?

Nhiều người bảo, đem về mất công giặt hết màu thì mới làm giẻ lau được :v

Thành thật mà nói, “Xem tranh” đúng là một khó khăn với đại đa số người Việt. Nguyên nhân cũng rất rõ ràng: Vì đa số người Việt không được học cách xem tranh.

Vẽ được một bức tranh – Phải Học. Nhưng để xem được một bức tranh – cũng cần phải học!

Thời sinh viên, tôi lên Hàng Bông làm thợ chép tranh trong xưởng. Một ngày nọ, có hai mẹ con bà tây dắt tay nhau vào, đứa bé tóc vàng xoăn mắt xanh lè chỉ vào cái tranh Hoa Hướng Dương tôi đang chép rồi bi bô: Vangogh mama.

Nói về giáo dục nghệ thuật, thì phải nói là con em nước Việt ta thiệt thòi nhiều. Nhất là thế hệ chúng tôi sinh ra trong thời gian khó.

Nhiều bạn bè cứ hỏi tôi: Anh giải thích hộ em cái tranh này nó nói về cái gì, nó đẹp ở chỗ nào với?

Tôi chỉ biết cười trừ, vì làm sao mà một hai câu tôi giải thích cho hết được, bởi nó là tổng thể của một khối kiến thức khổng lồ về phong cách, trường phái, thời kỳ, bút pháp, kỹ thuật, bố cục, đường nét, mầu sắc, chất cảm, cảm xúc…blab la bla…

Tôi ngày bé, xem tranh Phố của danh họa Bùi Xuân Phái cũng chả thấy đẹp gì cả. Tôi thấy mấy bức vẽ đồng quê có con trâu, cầu tre, đàn chim bay qua mặt trời đỏ đẹp. Tôi cũng thích mấy bức tranh vẽ chùm nho, lọ hoa tả giống thật mới là đẹp nữa.

Trải qua năm tháng học hành, dần dần tôi mới biết về GIÁ TRỊ THẨM MỸ của hội họa, thấy tranh phố Phái đẹp thế nào, tranh cụ Nghiêm, cụ Liên, cụ Sáng…đẹp thế nào. Hiểu thế nào là tạo hình, là mô đéc, cái đẹp của Lập thể như thế nào, cái đẹp của Siêu thực như thế nào, Ấn tượng, Sắc điểm ra sao…

Qua học hành, tôi mới hiểu hội họa nó còn có giá trị SÁNG TẠO. Một bức tranh Lập thể của Picasso sở dĩ nó được đánh giá cao bởi ngoài giá trị thẩm mỹ, tranh của Pi còn đánh dấu sự thay đổi của cả một thời kỳ, thoát khỏi những nguyên tắc cứng nhắc của cổ điển để sáng tạo ra một trường phái mới, một thời kỳ mới. Tranh nó đắt ko phải vì nó đẹp, mà còn vì nó thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy, thay đổi lịch sử.

Đó là những điều không thể nào ngay lập tức giải thích với bạn bè được.

Dùng Hội họa - thứ tôi biết để nói về nghệ thuật nói chung. Tuy nhiên tôi ko dám lạm bàn về âm nhạc, hay điện ảnh, là những thứ tôi ít biết hơn.

Ở Việt Nam, tranh, hay ảnh hầu như bị quy chụp trong một mục đích duy nhất: Trang Trí. Nhiều người gọi một bức tranh là bức ảnh, còn cái ảnh thì lại gọi là cái tranh.

Điều này khá giống với nghe nhạc, xem phim…Tất cả đều chỉ nhằm một mục đích đó là Giải trí.

Chính vì tranh ảnh chỉ để trang trí phòng khách, treo trong bếp, xem phim nghe nhạc chỉ để giải trí. Cầu làm sao thì Cung sẽ như vậy. Đó là lý do nhiều người nói rằng Ồ đi xem phim cuối cùng cũng chỉ là để giải trí thôi mà cần gì nữa đâu.

Thế nên các nhà sản xuất phim sẽ phục vụ cái nhu cầu đó thôi, cần gì nữa đâu!

Nhưng việc quy chụp tất thảy mọi loại hình nghệ thuật vào một mục đích – Giải trí – Là một quan niệm Sai lầm. Nghệ thuật có 5 chức năng: Nhận thức, Thẩm Mỹ, Sáng Tạo, Giáo dục, và cuối cùng mới là giải trí.

Nói thế nào nhỉ? Ví dụ như chỉ cần giải trí, người ta sẽ chọn xem Người Nhện, hay John Wick, hay chuyện nhà bà Nữ…

Nhưng để “Thưởng thức nghệ thuật” thì người ta sẽ chọn xem mấy bộ phim Hack não kiểu Inception, Người đàm phán…

Bởi vì sao? Bởi người xem lúc này có nhu cầu nhận được từ bộ phim: Nhận thức, sáng tạo, thẩm mỹ, giáo dục. Chứ ko chỉ đơn giản là giải trí.

Để giải trí, người ta sẽ chọn nghe nhạc Noo Phước Thịnh, Hiền Hồ, Richard Claydemand, Kenny G…Méo ai ngồi nghe trích đoạn chương số 4 Bản giao hưởng số 41 · Florence Price của Mozart. 

Cái bọn đã ngồi nghe giao hưởng, hoặc JAZZ, hoặc nhã nhạc cung đình, thì không còn là giải trí nữa rồi, mà là thưởng thức. Trừ bọn giả cầy không nói, nhưng bọn biết thưởng thức xịn, thì đều phải học thì mới thưởng thức được.

Có bạn lại hỏi thế các Bác sỹ, kỹ sư mà nghe nhạc thị trường, xem phim hài nhảm thì trình độ cao hay thấp? 

Câu trả lời là Bác sỹ, kỹ sư họ được học hành về Y học, khoa học kỹ thuật nên trình độ về y học, kỹ thuật của họ cao. Nhưng đồng thời, nếu họ không có học tí nào về nghệ thuật, thì trình độ cảm thụ nghệ thuật của họ hoàn toàn có thể thấp. Vậy nên:

Học – tạo nên trình độ

Trình độ nào – thị hiếu đấy.

Đại đa số nhân dân quần chúng rất hay bỉ bôi chửi bới bọn tỏ ra TINH HOA, THƯỢNG ĐẲNG. Cũng đúng thôi, vì bọn tinh hoa giả cầy nhiều quá. Nhưng sự thật là không có thứ nghệ thuật nào cào bằng cho tất cả, nghệ thuật về bản chất là một thứ phân chia đẳng cấp. có cao có thấp, có hàn lâm, có thương mại.

Thấp dành cho số đông

Cao dành cho số ít.

Muốn thưởng thức được nghệ thuật ở level cao thì phải chịu khó học. Không học, hoặc lười không chịu học mà cứ ngoạc mồm chửi bọn được học hành cẩn thận là thượng đẳng là cớ làm sao?

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Người phụ nữ thật sự muốn gì?

 Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố cực khó. Thời hạn trả lời là một năm, nếu không giải được câu đố thì Arthur sẽ phải chết.

Câu đố là: Người phụ nữ thật sự muốn gì?

Câu đố này có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian cũng bó tay, nên với Arthur quả là một thử thách quá lớn, nhưng như vậy vẫn có cơ hội sống hơn là bị giết, Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.

Khi trở về Anh Quốc, Ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các gái mại dâm, các vị Cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Cuối cùng mọi người khuyên vua là nên đến hỏi mụ phù thuỷ già, có lẽ chỉ còn mụ ta mới có thể giải được câu đố hóc búa này.

Những ngày cuối năm cũng đã tới gần, Arthur đành đến hỏi ý kiến mụ phù thuỷ (thuở xưa phù thuỷ bị kỳ thị). Mụ ta đồng ý trả lời nhưng với điều kiện: để mụ cưới Garwain - Hiệp sĩ dũng cảm của Hội Bàn Tròn, người bạn thân nhất của nhà vua.

Arthur thất kinh. Mụ ta vừa xấu vừa bẩn thỉu, Ngài chưa từng thấy ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.

Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hy sinh này của chàng làm sao có thể so được với huyết thống Hoàng Gia, sự tồn tại của Hội Bàn Tròn và Vương Quốc Anh. Chàng Hiệp sĩ chấp nhận cuộc hôn nhân và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.

Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: "Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình".

Ngay lập tức, ai cũng nhận ra mụ ta vừa giải được một chân lý. Quả thật Vua nước láng giềng rất hài lòng và cho Arthur khỏi án tử hình.

Nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng Hiệp sĩ. Tưởng chừng không gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng Hiệp sĩ Garwain vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ dùng bàn tay bẩn thỉu nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Mọi người hết sức kinh hãi.

Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào phòng hoa chúc. Nhưng, trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái đẹp tuyệt trần đang nằm đợi chàng.

Cô từ tốn giải thích, là vì chàng rất tốt với cô dưới hình dạng một mụ phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng, cô sẽ biến thành người vợ xinh đẹp hiền hoà suốt 12 tiếng/ ngày.

Vấn đề là chàng phải lựa chọn vào ban ngày hay là ban đêm. Garwain bắt đầu cân nhắc: "Ban ngày nếu nàng xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng vào ban đêm làm sao mà ta chịu nổi? Ngược lại, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người, khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần".

Garwain cuối cùng đáp rằng: "Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu lúc nào cũng được".

Câu trả lời tất nhiên làm cho phù thuỷ hài lòng và nàng cười nói rằng sẽ hóa thân thành người vợ xinh đẹp suốt đời bên chàng. Đó là phần thưởng cho đàn ông biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.

Cuối đời, Hiệp sĩ Garwain của chúng ta thường dặn dò con cháu: "Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"

PS: bạn muốn biến vợ thành phù thuỷ hay biến phù thuỷ thành vợ?

Thái độ và cách đối xử của bạn với vợ bạn sẽ tạo ra sp như bạn mong muốn! :))))

Yêu thương cho đi chính là yêu thương nhận lại ❤

Haley dịch từ Robinsweb

🌾

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

Hai Trầu: THỬ TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ “BÀN THỜ ÔNG THIÊN” QUA VÀI TRANG SÁCH CŨ

 THỬ TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ “BÀN THỜ ÔNG THIÊN” QUA VÀI TRANG SÁCH CŨ (Tác giả: Hai Trầu).

Nhắc tới miền quê thuộc miền Tây Nam nước Việt, không ai là không biết tục thờ cùng “Bàn Thờ Ông Thiên” nơi trước sân ở mỗi nhà; nhưng danh từ  “Bàn Thờ Ông Thiên “ có từ khi nào thì khó mà xác định một cách chắc chắn.

Lần dở lại các trang sách cũ, như quyển “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” của Hùynh-Tịnh Của (1) không có danh từ này. Rồi đến các tự điển như “Hán Việt Từ Nguyên” hoặc “Tầm Nguyên Từ Điển” của Bửu Kế (2) cũng không thấy nhắc đến danh từ này. Lần mò tìm trong “Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển” của Trịnh Vân Thanh (3) cũng không có vết tích gì về “Bàn Thờ Ông Thiên”. Ngay như quyển “Việt Nam Tân Tự Điển” của Thanh Nghị, do nhà xuất bản Thời Thế (Sài Gòn), 1951, cũng không có ghi lại danh từ này dù việc thiết lập “Bàn Thờ Ông Thiên” đã có từ rất lâu trước đó.

Vì muốn tìm hiểu việc thờ cúng “Bàn Thờ Ông Thiên” rất phổ thông này nơi các làng quê, chúng tôi tìm đọc qua các sách vở có liên quan đến đất Nam Kỳ như “Một Tháng Ở Nam Kỳ” trong quyển Hành Trình Nhật Ký của Phạm Quỳnh (4), “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang & Lịch Sử Đất An Giang” cũng như  “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” của Sơn Nam (5) đều không thấy nhắc đến việc thờ Trời này.

Rồi chúng tôi dò tìm lại “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính, “Làng Xóm Việt Nam” của Toan Ánh (6) đều không thấy vết tích gì về “Bàn Thờ Ông Thiên”.

Đến như cuốn “Thần, Người Và Đất Việt” (bản mới) của Tạ Chí Đại Trường (7) tác giả có khảo sát rất chi ly về các tín ngưỡng trong việc thờ phượng tế tự cùng các tôn giáo vùng đất Nam Kỳ, nhưng cũng không thấy nhắc đến việc cúng kiến nơi “Bàn Thờ Ông Thiên”.

Thành ra, càng tìm kiếm sách vở nhắc đến “Bàn Thờ Ông Thiên”, dù chưa gặp, nhưng tôi vẫn không nản lòng vì qua việc tìm kiếm này, tôi có dịp đọc lại nhiều sách cũ mà lúc bình thường tôi chưa đọc kỹ.

Thế rồi, qua cuốn du ký và biên khảo“Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười” của Nguyễn Hiến Lê, tác giả kể:

“Ngoài Bắc làng nào cũng có chùa, và phụ nữ thường đi lễ Phật đấy, song ít nhà có bàn thờ Phật và số người ăn chay không đáng kể.

Anh Bình mỉm cười:

-Anh quên rằng dân quê Bắc-Việt suốt năm ăn chay sao ? “Tứ thời rau muống, tứ thời tương.”

-Ngay những nhà giàu ở thành-thị cũng ít ăn chay, ít lắm, mà có ăn chay thì chỉ ăn tại chùa, trong những dịp có hội hè, tế lễ thôi. Trong này mười gia đình thì tám chín gia đình có bàn thờ Phật hoặc bàn thờ ông Thiên và nhà nào cũng có người ăn chay.

Đi ghe trong các kinh, rạch, vào lúc sẩm tối, ta thường thấy hai bên bờ, cứ vài chục thước lại hiện lên những đốm đỏ, nhỏ như đom-đóm; đó là hương thắp trước mỗi nhà. Có xóm vang lên tiếng tụng kinh gõ mõ. Có miền tới ngày rằm, mùng một, không sao kiếm được ở chợ các món thịt, cá. Nhà nào cũng ăn chay và có nhiều người ăn chay trường. Cảnh ấy, ở Bắc-Việt tuyệt-nhiên không thấy.”(8)

Ở cuối trang tác giả chú thích về “Bàn thờ ông Thiên”: “Một bàn thờ nhỏ đặt trên một cái trụ ở giữa trời tại giữa sân, trước nhà, để thờ Trời Phật” (9).

Có được những bút lục vừa kể chúng tôi mừng lắm, ít ra có một bậc tiền bối ghi lại việc thờ phượng Trời Phật này bằng giấy trắng mực đen thay vì mình chỉ biết qua truyền miệng với nhau. Thế nhưng, vì muốn tìm học hỏi thêm, nên chúng tôi tìm đọc lại “Văn Minh Miệt Vườn” của Sơn Nam, và bắt gặp nhà văn ghi lại đôi nét về khung cảnh nhà cửa miệt vườn như dưới đây:

“Chúng tôi thử phác họa một ngôi nhà ở Miệt Vườn, chủ nhân là dân điền chủ bậc trung. Nhiều ngôi nhà cất sau này dựng hàng rào sắt, có xây hồ nước lộ thiên, có lầu. Theo ý chúng tôi thì những ngôi nhà tân thời ấy, không tiêu biểu cho lắm, tốt hơn là nên chọn lựa một kiểu nhà hơi xưa, cất vào khoảng năm 1905-1910, lần hồi gia chủ mua sắm thêm bàn ghế bên trong, tu bổ lại.

Địa điểm chọn lựa là vùng Cái Bè, ở bờ sông Tiền, nơi nổi tiếng nhờ vườn cam và cũng là vùng đất xưa. Hy vọng rằng kiểu nhà sau đây- nhà của điền chủ- nói lên được phần nào cách ăn ở của người Miệt Vườn hồi đầu thế kỷ, với nhiều tiểu dị nhưng cũng có nhiều nét đại đồng. Những người phú nông, trung nông cất nhà theo quan niệm ăn ở và thẩm mỹ ấy, nhiều chi tiết được thay đổi tùy theo túi tiền của gia chủ.

Mỗi nhà là một cung điện bình dân, với nhà thủy tọa, với sân rộng, hòn non bộ, cây kiểng. Sau nhà là vườn tược, trước sân và bên hông thì trồng cây để lấy bóng mát. Nhà không quá kín đối với người ngoài.

Nhà mát cất ở mé sông, kiểu nhà thủy tọa, có “băn” bằng cây đóng chung quanh. Đây là nơi lý tưởng để ngắm cảnh khi trăng lên, khi nước lớn. Bên cầu mát là trại lá nhỏ để ghe xuồng đậu, từ chiếc ghe hầu, mui ghe chạm trổ phết vàng sơn son, đến chiếc ghe lườn, xuồng be, xuồng vỏ gòn.

Rời nhà mát, gặp con đường cái, chạy dài theo mé rạch. Qua lộ, đến cổng vào nhà. Cổng ít khi đóng lại, nhiều khi không có cửa. Cổng bằng cây, bằng gạch. Nếu túng thiếu hoặc yêu mến thiên nhiên, cứ trồng cây, uốn cho nhánh giao lại theo hình vòng nguyệt, hai bên là hàng rào bằng cây khô hoặc cây tươi như dâm bụt, cây trà kiểng, cây kim quit.

Từ cổng vào nhà là con đường lót gạch tàu, bên đường viền cỏ dền tây, bông nở ngày, bông vạn thọ hoặc cây đinh lăng.

Bàn thờ ông Thiên dựng giữa sân, gần đường cái. Nhiều khi gia chủ bố trí thêm một cây trụ, trên chót là cái lồng cửa kiếng, ban đêm thấp ngọn đèn dầu lửa cho vui. “(10)

Qua đoạn trích vừa kể bàn về ngôi nhà hồi đời xưa, tức là vào những năm 1905-1910 nơi miệt vườn đã có “Bàn Thờ Ông Thiên” tươm tất rồi với ngôi nhà tiêu biểu vừa kể . Điều đó cho thấy, sự thờ Trời Phật qua Bàn Thờ Ông Thiên có lẽ nó đã có khá lâu trước đó.

Trở lại nhận xét của Nguyễn Hiến Lê về tín ngưởng của dân Nam-Việt  trong cuốn “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, tác giả viết:

“Ở chùa bước ra, tôi nói với anh Bình:

-Theo Chu Duy-Chi, tác giả cuốn :”Trung-Quốc Văn-Nghệ Tư-Trào Sử-Lược”, thì miền nam Trung-Hoa khí hậu mát-mẻ, đất cát phì nhiêu, việc mưu-sinh nhẹ-nhàng, nên dân-gian thường được nhàn-hạ, có thì giờ không-tưởng, suy-nghĩ về lẽ huyền bí của Vũ-trụ, tìm cách thoát tục tu tiên. Óc tưởng-tượng của họ phong phú mà óc thực tế thì kém, văn-chương lãng-mạn phát-đạt hơn văn-chương tả thực. Trang-Tử và Khuất-Nguyên đều là người phương Nam, còn Khổng-Tử là người phương Bắc.

-Thuyết ấy áp dụng vào nước ta cũng có chỗ đúng. Như ở Nam-Việt này, đạo Khổng không phát triển bằng các tôn-giáo Lão, Phật.”(11)

Chính vì ảnh hưởng bởi Lão Giáo và Phật Giáo hơn các tông giáo khác cho nên việc thờ Trời Phật qua Bàn Thờ Ông Thiên của dân Nam-Việt là một lẽ hết sức tự nhiên. Thêm vào đó, theo Nguyễn Văn Huyên, trong Văn Minh Việt Nam, bàn về đạo Lão, tác giả viết:

“Vị thần tối cao của những người theo đạo Lão, điều khiển tất cả các thần khác, là Ngọc Hoàng. Ông ở trung tâm của Trời…” và “Ngọc Hoàng thường được gọi là ông Trời hay Trời. Trong ý thức dân gian, Trời là căn nguyên của các hiện tượng khí quyển và sự che chở cho người trần. Trời là nguyên nhân nội tại của tất cả; Trời chủ trì cái sống, cái chết, hạnh phúc, sự giàu nghèo, v.v… Trời chẳng phải là sức mạnh mù quáng; Trời xem xét, suy nghĩ, phán xét. Về mặt vật chất thì Trời được tiêu biểu bằng vòm trời tạo thành một nửa thế gian, nửa kia là Đất. Toàn thể vũ trụ được gọi là Trời Đất”.(12).

Ngoài ra, bàn thêm về Ngọc Hoàng,  tức Ông Trời, tác giả Nguyễn Văn Huyên ghi tiếp:

“Người Việt nói rằng: “Ngọc Hoàng lúc khai thiên lập địa là một con chim màu đỏ. Lúc trời đất chưa ra khỏi sự hỗn mang, và bóng tối còn bao trùm vạn vật, Ngọc Hoàng đã cai trị vật chất bất động và lộn xộn. Sau này, khi Trời được giải thoát, đứng trên cao, và Đất được giải tỏa, nằm dưới thấp, thì Ngọc Hoàng ngự trị 36 cung điện của các thần trên Trời và 72 thần của các tầng của Đất. Ông là chúa tể của Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì Sao, Gió, Mây, Sét và Mưa. Các thần và ma của núi, sông, rừng, cánh đồng, biển, cũng như các sinh vật đủ loại người, chim trên không, cá dưới biển đều trở thành thần dân của Ngọc Hoàng. Ở thời Bàn Cổ xa xưa, khi con người còn hoang dã ăn thịt sống và uống máu tươi súc vật, thì Ngọc Hoàng cử Phục Hy xuống truyền cho họ những yếu tố của văn minh, cử Thần Nông dạy họ làm ruộng, và Hiên Viên dạy họ dệt vải lanh và dệt lụa. Chính Ngọc Hoàng đã tạo nên các nền trật tự thái bình vinh quang của Nghiêu và Thuấn, và sai Vũ Vương đắp đê ngăn nước trong trận lụt tràn khắp thế gian. Ngọc Hoàng còn phái xuống trần Cao Đào để thiết lập công lý giữa mọi người, Tiết để định ra năm mối quan hệ xã hội lớn, Khổng Tử để viết Ngũ Kinh, và tất cả các bậc hiền giả đã làm rạng rỡ loài người”.(13)

Do vậy, vốn là xứ nông nghiệp, nên khi khấn vái, người ta cầu khấn Ngọc Hoàng, tức Ông Trời, cùng các vị thần linh đệ tử của Ngài trong tất cả các sự kiên liên qua tới cuộc sống như sinh đẻ, bệnh tật, dịch bệnh, hạn hán, lụt lội, mưa nắng, mùa màng  v.v… như qua các thực tế trong việc van vái nơi “Bàn Thờ Ông Thiên” mỗi ngày hoặc qua văn chương truyền khẩu còn lưu lại mãi mãi:

“Lạy Trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cày,

Lấy đầy bát cơm,

Lấy rơm đun bếp…”

Về hình thể Bàn Thờ Ông Thiên”, thì ai ai có qua vùng đất Nam Việt cũng đã thấy và đã biết hình dáng loại bàn thờ này, giống như nhị vị tiền bối Nguyễn Hiến Lê và Sơn Nam lược kể. Thuở còn nghèo, mới khai hoang lập ấp, người ta chặt cây tràm,  hoặc đốn gốc tre gai dài chừng từ 1 thước 60 đến hai thước làm trụ dựng làm bàn thờ ông Thiên. Trên đầu trụ đóng cây thành hình chữ thập nhằm mục đích giữ cho miếng ván dùng làm bệ thờ không bị lật rớt. Sau đó lựa miếng ván vuông vức khoảng chừng  bốn tấc đặt lên chữ thập này. Và vậy là có bàn thờ ông Thiên với cái lon thiếc làm chỗ cấm nhang, chai nước mưa, ba cái ly nhỏ để cúng nước và một chai nhỏ dùng làm bình bông cúng Trời Phật. Bông thường thường là bông trang, bông huệ, bông điệp, bông mồng gà trồng ngay nơi bàn ông Thiên mà mỗi nhà nào cũng có trồng khi bắt đầu dựng trụ thiết lập chỗ thờ cúng này.

Dùng cây tràm, dùng gốc tre lâu ngày trụ bàn thờ ông Thiên bị mưa nắng làm mục, người ta mới nghĩ đến việc dùng cây vông nem hoặc cây gòn làm trụ vì các loại cây này khi cắm xuống đất chúng sẽ đăm rễ ra nhánh nên trụ sẽ sống lưu niên từ năm này qua năm khác không sợ mục; chỉ có điều lâu lâu nên để ý mé bớt các các nhánh vông, nhánh gòn cho gọn để bàn thờ được tươm tất và đẹp mắt.

Dần dần về sau vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 miệt chợ Thủ thuộc Chợ Mới (An Giang) và nhiều nơi khác thuộc Long Xuyên như Cần Sây, Rạch Gòi Lớn, hoặc các vùng thuộc  Châu Đốc, Cần Thơ, Sa Đéc, nói chung các vùng thuộc Tiền Giang và Hậu Giang người ta nghĩ ra cách đúc Bàn Thờ Ông Thiên bằng xi măng cốt sắt và để bán tại chỗ hoặc có ghe chở bán khắp các làng quê trong vùng. Do vậy sau này, ít thấy bàn thờ ông Thiên làm bằng cây vông, cây gòn, gốc tre hay các loại cây gỗ khác và chỉ còn vài nhà vì quá nghèo không mua nổi bàn ông Thiên đúc xi măng thì mới còn dùng các loại cây cối có sẵn trong vườn làm trụ bàn ông Thiên.

Về tên gọi “Bàn Thờ Ông Thiên”, qua sách vở như vừa ghi bên trên, thoạt kỳ thủy ai ai cũng gọi “Bàn Thờ Ông Thiên” nhưng rồi dần dần vì tính giản dị của cư dân nơi vùng sông nước Cửu Long này nên nguyên chữ “Bàn Thờ Ông Thiên” được lược ngắn bớt chữ  “thờ” thành ra “Bàn Ông Thiên . Chẳng hạn vùng An Phú, nhà văn Khiêm Cung Dương Văn Chung cho biết dân nơi ấy gọi “Bàn Ông Thiên”. Ở vùng Châu Phong, theo chị Lộc Tưởng, người chủ trương trang nhà Thất Sơn Châu Đốc cũng cho biết ở đây người ta cũng gọi “Bàn Ông Thiên”.

Nhắc đến vùng Châu Phong của chị Lộc Tưởng, chúng tôi nhớ lại trong sách “Bangsa Champa, Tìm Về Một Cội nguồn Cách Xa”, của tác giả Đỗ Hải Minh, biên khảo về đời sống đồng bào Chăm vùng cù lao Châu Phong có nhận xét về sự khác biệt giữa nhà cửa cư dân Việt và cư dân Chăm trong vùng, với tục thờ cúng “Bàn Ông Thiên” như sau:

“Từ bên này bờ sông nhìn sang bên kia, không xa lắm, chỉ vào khoảng 50 thước là cùng, tiếng trẻ em vui đùa vẫn vọng mồn một sang bên này bờ, nhưng thực tế là hai thế giới khác biệt. Thật vậy, nhà cửa bên kia sông, thường đắp nền cao rồi dựng cột và vách lên, bên trong nhà có bàn thờ tổ tiên, bày biện bàn ghế, giường ngủ có chân cao. Hầu như trước nhà nào cũng có một bàn thờ nhỏ gọn gọi là “Bàn ông Thiên” buổi chiều khói hương nghi ngút. Bên này sông, trái lại, nhà nhà đều có sàn; cột thường bằng cây nguyên bào nhẵn, cao khỏi đầu người, mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang rắn chắc bằng gỗ, và bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải  chiếc chiếu hoặc tấm thảm, để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Nhà cửa phần lớn sát vào nhau, cả làng hầu như không có nhà nào trồng rau quả, vườn tược, nhứt là vườn trầu xanh tươi như bên kia bờ.”(14)

Qua nhận xét vừa trích về “Bàn Ông Thiên”, cho thấy học giả Đỗ Hải Minh dù là người Chăm nhưng ông rất am tường việc tín ngưỡng của cư dân Việt quanh vùng Châu Phong.

Từ “Bàn Thờ Ông Thiên”, rút gọn còn “Bàn Ông Thiên”, nhưng danh từ này còn lược gọn thêm một lần nữa khi nhiều vùng bỏ bớt chữ “Ông” và thành “Bàn Thiên” và vẫn ngầm hiểu danh từ này dùng để gọi “Bàn Thờ Ông Thiên”, hoặc “Bàn Ông Thiên”.

Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ giải nghĩa: “Bàn Thiên (danh từ): Còn gọi là Bàn Trời, tấm ván vuông có chân cao lối 1 m 60 trồng trước sân ngay cửa để thờ Trời hoặc kiến trúc giống cái nhà nhỏ vuông-vức lối 50cm mỗi cạnh”(15)

Ngoài ra, theo Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, cắt nghĩa “Bàn Ông Thiên” là bàn thờ trước sân nhà  để đặt nhang, đồ cúng, làm bằng một tấm vuông nhỏ được đặt trên một trụ cao ngang tầm với người lớn; “Bàn Thiên”: Bàn thờ Trời, Phật ở trước sân nhà ở nông thôn.” Trong phần cắt nghĩa hai danh từ “Bàn Ông Thiên” và “Bàn Thiên”, tác giả có ghi thêm hai thí dụ dẫn chứng:

“Tôi thấy ông chủ nhà vào trong thắp một nắm nhang, cháy đỏ, đem ra trước sân thắp lên bàn Ông Thiên rồi qùi xuống khấn vái, khá to tiếng.”(Sơn Nam) và “Ông Hương Ba đứng trước bàn Thiên vái ba vái, rồi lẩm bẩm điều gì tôi cũng không nghe rõ.” (Phi Vân)(16)

Điều đáng lưu ý là hai bộ từ điển vừa kể của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ cũng như của Huỳnh Công Tín đều không có chữ “Bàn Thông Thiên” như nhiều người nói dân quê miền Tây còn gọi danh từ này để chỉ  “Bàn Thờ Ông Thiên”. Và đây cũng là một điều làm tôi cố ý tìm tòi xem xưa nay có ai gọi “Bàn Thờ Ông Thiên” là “Bàn Thông Thiên” không?

Lần mò tìm đọc lại các sách mà tôi hiện có, may sao chỉ có  tác giả Nguyễn Văn Kiềm & Huỳnh Minh trong quyển “Tân Châu Xưa” khi lược kể về cách thờ phượng của ông đạo Tưởng ở Tân Châu, các tác giả viết:

“Vào lối năm 1928, một cái am tạm làm bằng tre lá được dựng lên tại phần đất ông Nguyễn Chánh Sắt, tọa lạc giữa Long Đức Tự và ấp chiến lược Long An “A” hiện giờ, mà tục thường gọi con đường này là “Đường Chùa”, thuộc xã Long Phú, cách quận lỵ Tân Châu độ một cây số ngàn. Ấy là cái am của Ba Quốc cất để tu tâm dưỡng tánh(…)

Khách tò mò đến am nhận thấy chốn tôn nghiêm của ông sắp đặt thật có ngăn nắp: từ cột cái trở vô, ông lên cái gác thờ “Quan Đế Thánh Quân” tức “Quan Vân Trường” hiển thánh đời Tam Quốc, “Thục, Ngô, Ngụy” bên Tàu, gọi “Bàn Tổ” hay “Bàn Thầy”. Bên tả thờ Thần, bên hữu thờ Thánh. Đối diện bàn thờ Quan Công là cái khánh thờ “Chư Vị Năm Ông”.

Trên gác có xây cái liêu kín để ông tịnh và có đưa ra cái thiên thai để tiếp nhận những người đạo hạnh tập tuyệt thực. Phía trong có dành căn phòng thờ “Sơn thần” để chữa bịnh. tại giữa sân lại dựng lên “Bàn Thông Thiên” theo cổ tục nước ta. Chung quanh chỗ thờ Trời có trồng bông mồng gà và bông vạn thọ, nên lộ lên một phong cảnh thật trang nghiêm.”(17).

Về cách cúng lạy “Bàn Thông Thiên” của ông đaọ Tưởng, tác giả ghi tiếp:

“Mỗi ngày hành lễ ba thời: khuya, ngọ, chiều. Mỗi khi hành lễ cũng có chuông mõ như các nhà chùa. Đây là cách ông lạy: trước hết ông lễ bàn Thầy, bàn Thánh, bàn Thần, bàn Chư Vị Năm Ông, mỗi bàn 12 lạy gồm 48 lạy. Khi xong, ông ra lễ bàn Thông Thiêng bằng lối lạy đủ bốn hướng: “Đông, Tây, Nam, Bắc” cũng 48 lạy phân ra mỗi hướng 12 lạy y như Bàn Thầy.” (18)

Qua ghi nhận này, chúng tôi thấy việc cúng lạy nơi Bàn Thờ Ông Thiên tùy mỗi nơi, mỗi nhà, mỗi người, lấy cái tâm thành kính tưởng Trời Phật làm trọng, không nhất thiết ai ai cũng theo cách lạy 48 lạy như ông Đạo Tưởng. Cúng lạy mỗi ngày ba thời, mỗi thời lạy 48 lạy mà rồi qua sách Tân Châu Xưa với “Pha bạo loạn tế cờ” nghe qua mà ớn thần hồn.

Tóm lại, qua vài trang sách cũ nhìn lại việc gọi tên một cổ tục trong việc thờ Trời Phật nơi “Bàn Thờ Ông Thiên” của cư dân vùng châu thổ Cửu Long cho thấy dân cư các vùng sông nước Nam Việt này rất tin TRỜI PHẬT và không ai bảo ai nhưng mỗi nhà, mỗi người đều thành tâm thờ kính và cầu khấn TRỜI PHẬT tạo thành một nét tín ngưỡng rất đơn giản mà thiêng liêng, rất gần gũi mà cao siêu vòi vọi. Dù với bất cứ danh gọi nào, dù “Bàn Thờ Ông Thiên”, “Bàn Ông Thiên”, “Bàn Thiên” hay “Bàn Thông Thiên” thì mục đích và ý tưởng của cư dân vùng đất Nam Việt này đã tạo cho mình một đời sống tâm linh rất phong phú, thanh cao, an lạc vậy !

Kinh xáng Bốn Tổng ngày 16-03-2012

Phụ chú:

1/ “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” của Hùynh Tịnh Của, Sài Gòn, Imprimerie REY, CURIOL&Cie, 1895.

2/ “Từ Điển Hán Việt Từ Nguyên” của Bửu Kế, nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 1999. "Tầm Nguyên Từ Điển" của Bửu Kế, nhà xuất bản Thanh Niên, 2005

3/ “Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển” của Trịnh Vân Thanh, bản in 1966.

4/ “Hành Trình Nhật Ký” vớ “Một Tháng Ở Nam Kỳ” của Phạm Quỳnh, đăng trong tạp chí Nam Phong, xuất bản năm 1917 tại Hà Nội;  Xuất bản thành sách tại Paris năm 1997. In lần thứ hai tại San Jose, An Tiêm xuất bản, 2002

5/ “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang & Lịch Sử Đất An Giang” của Sơn Nam, nhà xuất bản Trẻ, Việt Nam, năm 2003.

“Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” của Sơn Nam do Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản, không ghi năm.

6/ “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính, nhà xuất bản Miền Nam, không ghi năm.

“Làng Xóm Việt Nam” của Toan Ánh, do Đại Nam (Hoa Kỳ) tái bản, không ghi năm.

7/ “ Thần, Người và Đất Việt” (Bản Mới) do nhà xuất bản Văn Học, California, Hoa Kỳ, năm 2000.

8/“Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, Du Ký và Biên Khảo, của Nguyễn Hiến Lê, loại sách “Học Làm Người”, Sài Gòn, 1954, trang 114.

9/ “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, sđd, trang 114.

10/ “Văn Minh Miệt Vườn” của Sơn Nam, nhà xuất bản Hồng Lĩnh, 1992, trang 111.

11/ “ Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, sđd, trang 113.

12/ “Văn Minh Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên, nguyên văn tiếng Pháp, bản tiếng Việt do nhà xuất bản Hội Nhà Văn & Công ty Văn Hóa Phương Nam ấn hành, năm 2005, trang 336.

13/ “Văn Minh Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên, sđd, trang 347.

14/ “Bangsa Champa, Tìm Về Với Một Cội Nguồn Cách Xa” của Đỗ Hải Minh & Dorohiêm, Seacaef&Viet Foundation xuất bản, California (Hoa Kỳ, năm 2004, trang 26.

15/ “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ, nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, năm 1970, Quyển Thượng, trang 59.

16/ “Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ” của Huỳnh Công Tín, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Việt Nam, năm 2007, trang 116.

17/ “Tân Châu Xưa” của Nguyễn Văn Kiềm & Huỳnh Minh, nhà xuất bản Thanh Niên, Việt Nam, 2003, trang 165.

18/ “ Tân Châu Xưa”, sđd, trang 166. 

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/TimHieuVaiNetVeBanThoOngThien.htm

=========

Vietnam 1962-67. Anton Cistaro Collection. VAS078799.

Tết đâu đó ở Đồng bằng Sông Cửu Long 1967. Photo by Bobbey Nelson.

Tên đúng là bàn Thông Thiên, nhưng thường được gọi tắc là bàn Thiên. THIÊN chứ không phải là THIÊNG.

Bàn thờ ông Thiên (ông Trời) thường thấy ở Gia Định hoặc ngoại ô Saigon, nơi có đất trống để thờ với trái cây ngũ quả. Mấy đứa nhỏ nghịch phá thường lấy cắp đĩa trái cây này.

Đây là cửa Lá Sách, rất chắc chắn, thông gió, phong thủy, ở bên trong nhìn thấy được bên ngoài, mà bên ngoài không biết. Gợi nhớ kỷ niệm, quê nhà năm xưa, cây đèn dầu, bình bông Thọ (Vạn thọ), bàn Thiên. Thật bình yên, ấm áp !

@người theo dõi

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2024

Nguyễn Gia Việt: Biểu tượng Miền Nam...

Biểu tượng Miền Nam là bông mai vàng tượng trưng cho sự thinh thang, ngạo nghễ và sang trọng 

Những ngày còn mùng của Tết này chạy khắp nơi ở Miền Nam bảo đảm lữ khách phương xa sẽ rất thú vị vì nhà nhà, xóm xóm, nơi đâu cũng rực rỡ một màu mai vàng, vạn thọ vàng và cúc vàng.

Bông vạn thọ vàng rực là loại bông bình dân của Miền Nam. Nhiều trang mạng nói vạn thọ là loài bông "âm khí" của người chết là không đúng:

"Dọn đất kỹ càng, anh trồng hàng vạn thọ

Anh cưới vợ vườn về đọ với em"

Cái bông mà người Nam ưa chưng ngày Tết là bông vạn thọ, cúc vàng và bông mai. Nói về bông chưng bàn thờ, thì đầu tiên phải nhắc đến bông vạn thọ.

Đã nói là chưng thì đâu riêng bàn thờ. Người Miền Nam chưng trang trí vạn thọ ngoài hiên, ngoài đường, ngoài cửa, ở khắp mọi nơi có thể.

Bông vạn thọ màu vàng rực rỡ sẽ giúp cho không gian ngày Tết bừng sáng. Loài hoa này còn mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, sự trường thọ và may mắn với mùi thơm hăng hắc dân dã rất gần với người bình dân và quan trọng là chưng được rất lâu.

Trong những ngày tháng Chạp tại các chợ bông Lục Tỉnh, bông vạn thọ là loại bông luôn chiếm đầu về số lượng, nó vừa rẻ vừa chưng lâu, cái bông bự chà bá, sắc vàng ươm bắt mắt.

Chữ vạn thọ là sống lâu muôn tuổi, vạn thọ vô cương.

Mai vàng của Miền Nam là mai xứ nóng, chịu đựng gió và nắng.

Hễ nắng càng vàng, càng nóng, gió càng lớn thì mai càng bung nụ khoe sắc vàng ươm, màu vàng quý phái và sang trọng.

Bông mai bung thẳng ra, không chúm chím như đào, đó là tư thế "uy vũ bất năng khuất" của đại trượng phu.

"Thấy hoa mai nở biết xuân về đây 

Mười hai tháng qua mơ một mùa này 

Bạn bè bôn ba khắp hướng 

Thấy xuân về trên miền quê hương 

Ta được phút tương phùng yêu thương"

Mai vàng kiêu sa, quyền quý thì bông vạn thọ bình dị, chất phát thiệt thà ở trên bàn thờ, ở hàng ba trước nhà.

Tại sao người xưa lại chọn mai vàng làm quốc hoa của Miền Nam?

Co nhiều lý do

Bông mai vàng là khác với bông đào của Miền Bắc, khác về văn hóa và quan điểm sống, cũng là chánh trị của thời Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Bông đào chúm chím màu hường thì quá yểu điệu kiểu quần thoa đàn bà con gái.

Bông sen thì quá tâm linh, hơi hám mùi Phật, với lại sen chưa chắc không hôi bùn, sen mọc nơi ao tù nước đọng muỗi mòng.

Thành ra Mai là xứng đáng nhứt. Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ chọn bông mai là đúng.

Mà mai đã có sẵn, nó đã hiện diện ngoài đời của Miền Nam ở những khu rừng mai vàng rực.

Lịch sử chỉ chọn lựa cái đã có thực ở ngoài đời. Tức là Thiên Mệnh rồi.

Có quốc gia nào như Việt Nam khi hai miền Nam Bắc chưng hoa Tết khác nhau, phong tục Tết cũng khác nhau.

Màu đỏ hường của hoa đào không có trong những tiêu chuẩn của cổ nhân xưa. Trong khi màu vàng của Miền Nam lại là màu Thiên Mệnh.

Nam Kỳ không phải là vùng đất trù phú

Đất Nam Kỳ tốt rất ít, chỉ có dãy đất hẹp ven sông Tiền từ Sa Đéc xuống Vĩnh Long, Cái Mơn, Cái Bè, Cai Lậy, Mỹ Tho là tốt. Còn lại bao nhiêu là phèn mặn, phải xẻ kinh rửa phèn mới làm ruộng được

Nam Kỳ có một mùa khô hạn tàn khốc, khi đó kinh rạch khô queo, ruộng đồng nứt nẻ, nước giếng đỏ quánh màu phèn, nước mặn tràn vô sông lớn, nước uống của người còn thiếu chứ đừng nói ruộng vườn.

Cho nên ông bà mình đã rất cố gắng đánh vật với thiên nhiên mà tạo ra Lục Tỉnh như vầy.

Màu vàng của bông mai là màu đất của Miền Nam, màu chánh thống trong tâm linh.

Chữ  thổ (đất) là chữ linh thiêng trong ngũ hành. Người Nam Kỳ cúng mùng 10 là cúng thổ địa, cúng đất đai chú Thổ là vì vậy.

Ta có “quốc thổ” là cương vực quốc gia, “lãnh thổ” bao gồm đất đai, hải phận, không phận thuộc chủ quyền quốc gia, quê hương, làng xóm cũ là “cố thổ”

“Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút 

Điệu hò ơ theo nước chảy chan hoà 

Năm tháng đã trôi qua 

Ray rứt mãi đời ta 

Nắng mưa miền cố thổ 

Phong sương mấy độ qua đường phố 

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…”

(Sơn Nam)

Đất lúc nào cũng ở trung tâm, gần người nhứt, đất nuôi sống con người, làm nhà trên đất, làm ruộng trên đất, chết trở về lòng đất.

Thành ra trong hình bát quái,ta thấy trên cao là quẻ Càn ☰ Trời thì dưới là Khôn ☷ Đất.

Cờ Việt Nam Cộng Hòa có màu vàng và có quẻ càn. Bông mai là biểu tượng trên vai áo của sĩ quan quân lực VNCH.

Các bạn biết vì sao Hàn Quốc nó cũng chia cắt như Việt Nam, nhưng tới nay Hàn Quốc sống khỏe re còn Việt Nam Cộng Hòa thì không còn tồn tại không?

Vì cờ Hàn Quốc có tới 4 quẻ Càn, Khôn, Khảm, Ly.  Bên trái là Càn-Trời bên dưới phải đối diện là Khôn-Đất.

Vì VNCH lấy duy nhứt quẻ Càn làm cờ, mà Càn là tượng trưng cho hướng Bắc. Trời thiêng liêng nhưng ở quá xa, đất mới ở gần người Phương Nam nhứt.

Màu vàng linh thiêng trong lòng Miền Nam vì là màu của Hoàng Thiên. Nhiều nơi kêu hoàng là huỳnh. Hoàng Thiên là Trời.

Tết Miền Nam của bông mai vàng, của bông vạn thọ vàng cùng bánh tét, thèo lèo cứt chuột, bánh lột da, dưa hấu.

Mai vàng nở bung xòe cánh sừng sững thách thức gió bão, nắng nóng, giá lạnh 

Ngày Tết bung cánh vàng tươi chúc phước một năm may mắn.

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2024

FB Nguyễn Tuấn: Công nương Ngọc Vạn và cuộc mở mang bờ cõi ở miền Nam

Công nương Ngọc Vạn và cuộc mở mang bờ cõi ở miền Nam

Về quê miền Tây, thỉnh thoảng tôi nghe chuyện 'Người Việt chiếm đất của người Khmer'. Nhưng cách nhìn này không đúng với lịch sử.

Lịch sử miền Tây (ngày nay) có lẽ bắt đầu với Công nương Ngọc Vạn. Tên đầy đủ của bà là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, là con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (thế kỉ 17). Không rõ bà sanh năm nào, cũng chẳng rõ bà qua đời năm nào. Công nương Ngọc Vạn đóng vai trò rất lớn trong việc mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng chẳng hiểu sao sử triều Nguyễn không đề cập đến bà.

Công nương thành Hoàng hậu

Thập niên đầu thế kỉ 17, nước Chân Lạp chịu sự thống trị của Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay). Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn thoát khỏi sự chi phối của Xiêm La, nên ông tìm đến sự hỗ trợ của Chúa Nguyễn vì lúc đó thanh thế quân sự và kinh tế của Chúa Nguyễn lên cao ở vùng đất Thuận Quảng.

Vua Chey Chetta II cầu hôn con gái của chúa Nguyễn, và Chúa Nguyễn Phúc Nguyên 'ok' gả Ngọc Vạn (chắc cũng có ý đồ lâu dài nào đó). Hôn lễ được cử hành vào năm Canh Thân (1620).

Lúc đó Chey Chetta II đã có Chánh cung là người Chân Lạp và Nhị cung là người Lào. Thế nhưng bằng cách nào đó, chỉ sau 1-2 năm sau hôn lễ, Công nương Ngọc Vạn trở thành Đệ Nhứt Hoàng Hậu với tước hiệu cao quí là Sodach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattery. Biên niên sử Chân Lạp ghi bà là Hoàng hậu Ang Cuv.

Khi về làm dâu Chân Lạp, công nương Ngọc Vạn xin phép Chey Chetta II cho đem theo một nhóm người Việt làm tuỳ tùng. Những người Việt này sau đó được phép lập công xưởng và nhà buôn gần kinh đô Oudong. Có lẽ đó là nhóm người Việt đầu tiên định cư ở Chân Lạp.

Chân Lạp thỉnh thoảng bị Xiêm La quấy nhiễu, thậm chí tấn công, vì họ thấy Chey Chetta II không thân thiện với triều đình Xiêm La. Trong hai lần tấn công, vua Chey Chetta II cầu viện 'ông già vợ' Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Chúa Nguyễn đồng ý viện trợ binh lính, thuyền bè, và vũ khí để đẩy lùi quân Xiêm.

Có lẽ ông con rể Chey Chetta II muốn cám ơn ông già vợ, nên cho phép người Việt đến lập nghiệp ở những vùng đất thưa dân ở phía đông của Chân Lạp, tức vùng Bà Rịa - Đồng Nai ngày nay (Ngày xưa vùng đất này có tên là Mô Xoài). Ông con rể còn đồng ý cho người Việt được võ trang theo lời khuyên của Hoàng hậu Ngọc Vạn. Có lẽ đây là đợt người Việt thứ hai đến định cư ở Chân Lạp một cách hợp pháp. 

Hoàng hậu Ngọc Vạn còn xin phép chồng Chey Chetta II cho phép người Việt thành lập hai sở thuế ở Prey Nokor (tức Sài Gòn - Chợ Lớn ngày nay) và Kas Krobey (Bến Nghé ngày nay). Vua Chey Chetta II cũng ok với đề nghị này. 

Tất cả những sự kiện trên đều được chép trong chánh sử của Cam Bốt và ghi nhận của các giáo sĩ Âu châu. 

Không có xâm chiếm. 

Hỗn loạn 

Năm 1628, vua Chey Chetta II băng hà, và Hoàng hậu Ngọc Vạn trở thành Thái hậu. Nhưng cũng chính lúc này thì tình hình nội bộ Chân Lạp trở nên rối ren, phức tạp. Có thể tóm lược những sự kiện đã xảy ra như sau: 

* Con trai của Thái hậu Ngọc Vạn là Chau Ponhéa lên ngôi, còn người chú của vua (tức em của Chey Chetta II) là Préah Outney làm Phụ chánh. Nhưng chỉ 2 năm sau thì Chau Ponhéa bị người chú Préah Outney sát hại.

* Người con thứ hai của Chey Chetta II  là Nou Ponhéa lên ngôi. Nhưng 10 năm sau thì Nou Ponhéa đột ngột qua đời. Phụ chánh Préah Outney đưa con mình (tên là Ang Non) lên làm vua.

* Ang Non làm vua chỉ được 2 năm thì bị người con thứ ba của Chey Chetta II là Chau Ponhéa Chant (mẹ người Lào) giết chết. Thật ra, Chau Ponhéa Chant giết luôn người chú Préah Outney.

* Sau khi 'thanh toán' Ang Non và Préah Outney, Chau Ponhéa Chant lên ngôi. Đây là ông vua mà sử Việt chúng ta gọi là Nặc Ông Chân (1642 - 1659). Nặc Ông Chân cưới một cô gái người Mã Lai theo Đạo Hồi làm hoàng hậu, và tình hình càng thêm phức tạp. Thái hậu Ngọc Vạn không hài lòng với cuộc hôn nhân dị giáo đó.

* Năm 1658, hai con của Préah Outney là So và Ang Tan nổi dậy định lật đổ Nặc Ông Chân, nhưng kế hoạch không thành. Sau đó, So và Ang Tan tìm đến nương náu dưới trướng Thái hậu Ngọc Vạn.

* Thái hậu Ngọc Vạn bèn cầu cứu Chúa Nguyễn can thiệp. Chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Phước Yến đem 3000 quân đến Mô Xoài bắt cóc Nặc Ông Chân đem về Quảng Bình. Chúa Nguyễn sau đó ân xá và phong làm "Cao Miên Quốc Vương" và cho quân hộ tống về nước, với điều kiện là "[...] phải giữ đạo phiên thần, thường xuyên triều cống, không được xâm lấn cư dân ngoài biên."

* Năm 1659, Nặc Ông Chân qua đời. Chúa Nguyễn bèn phong Ponhéa So làm vua Chân Lạp. Sau đó, người Việt càng tới vùng Mô Xoài lập nghiệp đông hơn.

* Năm 1672, Ponhéa So bị người con rể là Chey Chetta III sát hại. Em của Ponhéa So là Ang Tan chạy sang cầu cứu Chúa Nguyễn, nhưng việc chưa thành thì bị người của Nặc Ông Chân giết. Ang Chei là con trai của Ponhéa So lên ngôi, người mà sử Việt gọi là Nặc Ông Đài.

* Nặc Ông Đài cầu viện Xiêm La để chống lại Chúa Nguyễn. Tuy nhiên, quân Xiêm La bị Chúa Nguyễn đánh bại. Nặc Ông Đài chạy trốn trong rừng, nhưng ông bị chính người tuỳ tùng giết chết.

* Em của Nặc Ông Đài là Nặc Thu lên ngôi là lấy hiệu là Chey Chetta IV. Chúa Nguyễn đồng ý phong vương cho Nặc Thu.

Vào đầu thế kỉ 18, vua Chân Lạp là Nặc Tha dâng vùng đất Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long ngày nay) để tạ tội với Chúa Nguyễn vì trước đó một nhóm phiến quân quấy phá người Việt. 

Năm 1753, vua Nặc Nguyên lại dâng đất Tân Bôn (Châu Đốc) và Lôi Hạp (Đồng Tháp Mười) cho Chúa Nguyễn để tạ tội vì đã dám âm ưu với Chúa Trịnh để hãm hại Chúa Nguyễn. 

Sau đó, vua Nặc Thuận lại dâng đất Trà Vang (Trà Vinh và Bến Tre ngày nay) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu) để được Chúa Nguyễn phong tước vương. 

Một năm sau khi Nặc Thuận bị con rể ám hại, cháu là Nặc Tôn cầu cứu Chúa Nguyễn giúp, và sau khi xong việc, Nặc Tôn dâng các vùng đất Tầm Phong Long (tức tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp, Sa Đéc, Hà Tiên) để tạ ơn. 

Do đó, đến thế kỉ 19 thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc về Việt Nam. Như qua diễn biến được mô tả trên đây, người Việt không xâm chiếm đất của người Khmer. 

Quay lại Thái hậu Ngọc Vạn: sau gần nửa thế kỉ hỗn loạn trong triều đình Chân Lạp, bà lui về Bà Rịa hay Đồng Nai [ngày nay] sống những ngày cuối đời. Tương truyền rằng bà có lập một chùa Gia Lào và ẩn tu ở đó cho đến ngày qua đời. Như đề cập trên, không rõ bà qua đời năm nào. Nhưng những sự kiện trên cho thấy sự mở mang bờ cõi về miền Tây ngày nay có công rất lớn của công nương Ngọc Vạn.

——

Nhiều sách và tài liệu sử có đề cập đến Công nương Ngọc Vạn. Tiêu biểu là những tài liệu sau: 

1.  Li Tana: Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế và xã hội Việt Nam thế kỉ 17-18. Đây là một luận án tiến sĩ ở Úc. Rất đáng đọc.

2.  George Maspero: History of Cambodia. Sách này của sử gia người Pháp viết về lịch sử Cam Bốt. Rất chi tiết và khoa học. 

3.  Linh mục Christophoro Borri trong một bài tường thuật về xứ Đàng Trong cũng có đề cập đến Ngọc Vạn.