Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

DÀNH CHO AI ỦNG HỘ NẠO PHÁ THAI

  Vào đầu tháng Sáu vừa qua, một linh mục ở Ý phát hiện ra đã có ai đó vẽ lên tường nhà thờ của ngài những khẩu hiệu xúc phạm Đức Mẹ và ủng hộ phá thai. 

Khẩu hiệu viết: “Tự do nạo phá thai (dành cho cả bà Maria nữa)”. Có thể khẩu hiệu ám chỉ đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, người mang thai Chúa Giêsu bởi quyền năng Thiên Chúa. Để đáp lại, linh mục Andrea đã viết một bức thư ngỏ cho người phá hoại ấy trên Facebook, và bức thư đã được lan truyền rộng rãi. 

Bức thư viết 

Thân gửi người vẽ tường vô danh,

 Tôi lấy làm tiếc khi bạn không lấy ví dụ từ chính mẹ bạn. Bà ấy đã can đảm khi thụ thai, cưu mạng bạn trong lòng và sinh ra bạn. Bà ấy có thể đã phá thai chính là bạn. Nhưng không. Bà ấy nuôi nấng bạn, mớm cho bạn ăn, tắm rửa và mặc quần áo đẹp cho bạn. Và giờ đây bạn được sống và tự do. Nhưng bạn lại dùng sự tự do ấy, để nói với chúng tôi là, tốt hơn là những con người như bạn không nên hiện diện trên thế giới này. 

Đáng tiếc, nhưng tôi không đồng tình [với ý kiến đó]. Và tôi thực sự ngưỡng mộ mẹ bạn bởi sự can đảm của bà ấy. Và giống như mọi bà mẹ khác, bà ấy vẫn tự hào về bạn, dù cho bạn có làm điều gì xấu đi chăng nữa, bởi bà ấy biết rằng bên trong bạn vẫn còn có những điều tốt. 

Nạo phá thai khiến mọi thứ trở nên vô nghĩa. Khi cái chết chiến thắng sự sống. Phá thai là để cho sự sợ hãi kiểm soát được trái tim, vốn là thứ vẫn muốn chiến đấu và muốn sinh tồn, chứ không phải để chết. Phá thai là việc chọn ai được quyền sống, và ai thì không được sống, như thể đó là một quyền. Hệ tư tưởng ấy đã cướp đi mọi hy vọng.

 Chắc chắn bạn không phải là người can đảm. Vì bạn không để lại danh tính. 

Và trong khi chúng tôi vẫn ở đây, thì tôi cũng muốn nói với bạn rằng khu phố của chúng tôi đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn rồi, và chúng tôi không cần thêm người phá hoại các bức tường và hủy đi chút ít vẻ đẹp còn sót lại.

 Bạn muốn chứng tỏ mình dũng cảm ư? Vậy thì hãy cải thiện thế giới thay vì phá hủy nó. Hãy trao bao tình yêu thay vì thù hận. Hãy giúp những ai đau khổ trải qua nỗi đau đớn của họ. Và hãy trao ban sự sống thay vì cướp đi sự sống! Đó mới thực sự là dũng cảm! 

May mắn là trong khu phố của chúng tôi, nơi mà bạn phá hoại, đầy dẫy những con người dũng cảm! Ai cũng có thể yêu bạn, những người thậm chí không biết bạn đã viết gì!

 Ký tên Linh mục Andrea 

Theo Church Pop

 Nguồn: FB Soeur Hồng Quế

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

NHẬN THỨC!

  Năm 2006, Tony đi Hà Lan học về nông nghiệp. Từ thứ 2 đến thứ 6, Tony ở trong ký túc xá, cuối tuần Tony xin ra ở homestay với gia đình ông Rob và bà Iris, khoảng trên 70 tuổi, cựu giáo sư ĐH. Khi về hưu, ông bà mua nhà ở một ngôi làng cách Amsterdam 2h lái xe chứ không ở thủ đô nữa.

 Thôn quê Hà Lan đẹp như tranh, có những mương nước, thảm cỏ xanh tươi, những cây thông cây tùng vươn cao, phía dưới bao giờ cũng có hoa. Người dân ở đây, cứ rảnh rỗi tí xíu là ra cắt xét bớt cỏ, nhặt lá rụng gom lại. Cứ sáng thứ 7 là Tony đi về ở nhà ông bà, đạp xe đi mua bí ngô, bắp cải, táo… của nông dân đem bán phía trước nhà, rồi về nấu nướng dọn dẹp nhà cửa, phụ ông làm rượu phụ bà làm sữa chua... 

 Có lần, Tony thấy trong vườn nhiều chim quá, nên định bụng sẽ làm ông bà bất ngờ. Từ 10h sáng đến 4h chiều sáng thứ 7 hôm đó, Tony tìm mọi ngóc ngách, cửa hàng, lên mạng search, hỏi thăm…khắp Amsterdam nhưng “bird cage” (cái lồng chim) là một từ không ai hiểu, gần tối mới bắt xe bus về nhà ông bà. Bà Iris hỏi sáng giờ mày đi đâu mà trông mệt mỏi vậy, Tony mới kể lại sự tình. 

 Nghe xong, ông Rob nhìn Tony như 1 thực thể lạ ngoài hành tinh, còn bà Iris xua tay khí thế. Mày và tao, không ai muốn ở tù, không ai muốn bị giam cầm cả, đúng không. Con chim sinh ra có đôi cánh, nó phải tự do bay lượn. Mày bắt nó nhốt vô có 1 khoảng không gian bé tẹo, có cho nó ăn nó uống cao lương mỹ vị gì, cái lồng có đẹp cách mấy cũng có ý nghĩa gì với nó. Tony cãi, nói đó là thú vui của người phong lưu châu Á, bậc vua chúa ngày xưa còn bắt cả hổ cả voi trên rừng về nuôi trong vườn thượng uyển, bắt gái đẹp về nhốt đầy trong cung, cái gì mình cũng SỞ HỮU hết, thích lắm. Các cụ hưu trí hay tổ chức “thi chim”, mỗi ông 1 cái lồng mang ra, ngày ngày uống trà ngắm nghía, nghe tiếng nó hót.

 Ông Rob nói sao quan điểm gì ích kỷ vậy, giam hãm 1 vật thể khác để lấy làm vui sao. Tao ở đây cũng thích nghe chim hót, nên 2 vợ chồng tao đi siêu thị, việc đầu tiên là ghé quầy mua hạt kê. Cứ mỗi buổi sáng, dù trời lạnh thế nào, ông bà cũng dậy sớm, quấn khăn đi ra trước nhà, trên mấy cái cây có mấy túi vải. Ông bà sẽ đổ hạt kê vào đó. Cầm ly cà phê ngồi trong nhà nhìn ra, thấy chim nó ăn vui mắt lắm, rồi tiếng líu lo gọi nhau.

 Khi mặt trời lên, chúng sẽ bay đi, sống cuộc đời tự do chao liệng. Rồi sáng hôm sau, chúng sẽ về. Trẻ em ở phương Tây từ bé đã nhìn thấy cách sống như vậy từ ông bà cha mẹ, nên rất yêu thiên nhiên, chim muông, cây cỏ…và hình thành lòng bác ái và văn minh. Người ham sở hữu sẽ dẫn đến lòng tham. Lòng tham thì tỷ lệ nghịch với sự tử tế. 

 Nhân cách = 1/lòng tham. 

 Ai tham lam thì dù giỏi giang cỡ nào cũng sẽ đánh mất trí khôn vì chạy theo sở hữu hết đất rồi lại nhà, thêm mãi không bao giờ biết đủ. Tham lam tỷ lệ thuận với sự sợ mất. Càng tham càng sợ mất nên càng cố giữ. Càng cố giữ thì càng lo lắng nhiều.

 Lòng tham = sợ mất = cố giữ = lo lắng. 

 Người văn minh họ mua 1 cái nhà nhỏ đủ để ở, tiền nếu có thì đầu tư để có thành tựu gì đó GIÚP NGƯỜI. Người có tài thì mở nhà máy xí nghiệp cho người ta cơ hội việc làm, không có tài thì đóng góp vô quỹ từ thiện. 

 Sở hữu nhà đất xe cộ, kể cả vợ chồng con cái, khi vượt quá số lượng 1, khiến con người mãi mãi khổ đau (theo công thức toán học trên, ví dụ 2 vợ là bắt đầu rắc rối, 2 con trở lên là phải chia sẻ yêu thương và tài sản để lại khiến chúng nó sẽ mâu thuẫn nhau trong việc giành thừa kế, nhất là khi đã lập gia đình riêng. Hoàng tử công chúa ngày xưa chết chủ yếu là do anh em giết, chứ không phải giặc, những ông vua càng đông vợ và đông con càng rắc rối nhức đầu, ngoài đời chúng ta cũng vậy, ông nào ham nhiều vợ nhiều bồ nhiều con thì càng khổ tâm. Có thể một số bạn chưa hiểu đoạn này vì....khá lạ và khó). 

 Tony nghe xong, nhận thức được vấn đề liền (người thông minh là thấy 1 cái gì đó hợp lý, lập tức nhận thức thay đổi thậm chí 180 độ so với quan điểm ngày hôm qua), tự thấy thẹn thùng xấu hổ. Nghĩ đến những cái bể nuôi cá nhỏ ở nhà, những lồng chim của các cụ tổ hưu và cả những cung phi mỹ nữ heo hắt một đời trong lầu son gác tía của các hoàng đế Á châu mà bất giác buông tiếng thở dài. 

 Ông Rob nói thôi đừng buồn. Tao đọc sách nhiều nên tao biết. Ngày xưa phương Đông có 3 văn hóa lớn là Ba Tư, Trung Hoa và Ấn Độ. Nước nào gần địa lý với các nước đó đều bị ảnh hưởng. Nước mày nằm cạnh Trung Hoa thì ảnh hưởng văn hóa của họ, có gì lạ đâu. Có điều, lịch của người Trung Hoa cổ là lịch mặt trăng, tức âm lịch, tính theo chu kỳ mặt trăng quay quanh quả đất, để làm nông nghiệp quy mô nhỏ. Vì mặt trăng có sức hút tạo thủy triều, tạo con nước lớn ròng cày bừa đổ ải.

 Tụi tao phương Tây theo dương lịch, tức chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời. Tụi tao tính chính xác hơn, 4 năm thì sai 1 ngày, nên phải bù vô vào ngày 29/2. Còn tụi mày, tính theo mặt trăng, thì sai số lớn, bù vô cả tháng, gọi là tháng nhuận. Ánh sáng mặt trời thì rõ còn mặt trăng thì yếu ớt, nhìn mọi thứ ảo ảo mờ mờ. 

 Nhận ra vấn đề này, hơn 150 năm trước, người Nhật quyết định từ bỏ lối nghĩ Á Châu với thuyết Thoát Á Luận (lý luận thoát Á) nên họ mới có mọi thứ của ngày hôm nay, mới là dân tộc da vàng duy nhất trong khối G7. NHIỀU TRÍ THỨC CAO CẤP CỦA NHẬT SỐNG TỐI GIẢN (minimalism), CHUNG CƯ NHỎ THẬT NHỎ, NHÀ 2 NGƯỜI THÌ 2 CÁI BÁT, 2 ĐÔI ĐŨA, 2 CÁI GỐI, VÀI BA BỘ ĐỒ...DÙ HỌ CÓ TRIỆU ĐÔ LA, NHƯNG ĐỀU DI CHÚC LÀ CHẾT SẼ CHUYỂN VÔ QUỸ TỪ THIỆN. Người Nhật ít tham nhũng (tham lam), chỉ có ham làm bởi vì muốn khẳng định giá trị bản thân chứ không phải vì ham tiền. 

Ngay cả ở Trung Quốc bây giờ, nhiều trí thức cũng đã thoát văn hóa cũ, người tiến bộ ở đó vẫn theo văn minh phương Tây, nơi mà hạnh phúc mỗi cá nhân được ưu tiên hàng đầu, nghĩ về người trước khi nghĩ về mình, không còn ham sở hữu vật chất tầm thường nữa (hạnh phúc mỗi cá nhân không phải chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, 2 khái niệm này khác). Và cộng sinh, win-win, để cùng nhau hạnh phúc. Giàu, phải nghĩ lớn để làm giàu, nhưng để tạo ra công ăn việc làm cho người ta và thành tựu để đời, chứ không phải cho hưởng thụ cá nhân và gia đình mình. Tony ơi, sau này mày về nước, mày cố gắng đừng lấy của thiên nhiên, có sinh con thì 1-2 đứa là đủ, đừng phá rừng đừng đào hầm mỏ, đừng ngăn sông làm thủy điện, đừng bắt chim trời về nhốt trong lồng, đừng làm giàu bằng cách mua qua bán lại đất đai nhà cửa, nó cũng giống như đánh bài thôi, tiền từ người này qua người khác chứ không tạo giá trị thật sự cho xã hội. Mày hãy làm giàu bằng sản xuất ra cái gì đi, làm giàu bằng đầu óc, bằng trí tuệ, bằng nghĩ ra những cái mới mẻ sáng tạo, có thành tựu… Chưa có quốc gia kinh tế phát triển nào, xã hội phồn vinh nào dựa trên nền tảng là bất động sản và tài nguyên thiên nhiên cả. Với mỗi cá nhân, phải sống thật văn minh, phải dốc hết trái tim với người khác, với thiên nhiên, với cuộc đời. Tony ngồi nghe mà thấm từng chữ. Thời gian du học, có lẽ trải nghiệm homestay (ở nhà người bản địa) là cái mình học nhiều nhất, chứ không phải kiến thức. Vì kiến thức thì ở Việt Nam cũng học được, nhưng trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm văn minh phương Tây…thì phải tiếp xúc, sống chung với họ mới có. Điều đó giải thích vì sao nhiều bạn du học về nhưng không khá hơn mấy, vì cách học của các bạn sai, cứ tưởng ra nước ngoài chăm chăm học chữ như kiểu cũ ở mình, và thế là có cái bằng giỏi. Nhưng không làm việc tốt được, nhận thức không thay đổi mấy, không thể trở thành người trí thức. Trí, là phải thức (Người trí thức không phải là người học nhiều hay bằng cấp cao, mà là người có nhận thức và hiểu biết sâu sắc về xã hội, tâm thế luôn học hỏi và thay đổi, sẵn sàng buông bỏ những nhận thức cũ kỹ lạc hậu, áp dụng những quan điểm mới vào cuộc sống của mình. Đó là định nghĩa về 1 trí thức).

(Lượm lặt trên mạng) Chép lại từ FB anh Trần Thái Hưng

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Song Hà : CHỒNG NGƯỜI TA

  Dạo nọ có em single mom đêm hôm khuya khoắt hay nhắn tin cho anh, một hôm thủ thỉ hỏi: "Nếu sau này em lấy anh, anh có chiều em không?" Anh nói có. Em ấy lại hỏi tiếp "Thế anh có nhớ đến ngày sinh, có tặng em hoa hồng không?". Anh nói tất nhiên rồi. Nàng lại hỏi tiếp: "Anh có xoa bụng cho em dễ ngủ không? Có đưa hết tiền lương cho vợ không, hay lại ki bo, kẹt xỉn đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành như thằng chồng cũ của em?". Anh nói yên tâm đi, anh sẽ xoa bụng, sẽ đưa hết tiền lương, sẽ chiều chuộng và đưa em đi hết cuộc đời này. Em ấy gọi lại, reo ầm lên trong điện thoại: "Đúng là ông trời có mắt, em đã chờ nửa cuộc đời này để may mắn gặp được người chồng tuyệt vời như anh! Anh ơi, em đang khóc!" Lúc đấy thật ra anh đang ngà ngà say sau độ nhậu với anh em trong đội bóng. Nhưng các em biết không, em ấy tin sái cổ rằng trên đời vẫn còn những thằng đàn ông hoàn hảo như chui ra từ tiểu thuyết ngôn tình ba xu. Sáng mai dậy bảo xin lỗi đêm qua anh say quá, anh nói phét đấy. Em ấy nghe xong khóc hưn hứt, nói "Anh nừa em à?" (em ấy nói ngọng chữ lờ). Anh nói, anh không nừa, nhưng trên đời này làm mẹ gì có một thằng vừa kiếm tiền giỏi, vừa siêng việc nhà lại vừa lãng mạn và chăm sóc vợ đến tận răng như thế. Nếu có, nó cũng không chọn gái đã một lần đò dở dở, dang dang. Em tỉnh lại hộ anh cái.

 Lại có một em kể, chồng làm ăn trong Nam. Dạo gần đây có người bắt được quả tang chồng em ấy cặp bồ với một em cùng công ty. Em ấy hỏi theo anh em có nên bay vào xé xác đôi gian phu, dâm phụ ấy rồi chia tay không, chứ nói thật với anh, bỏ thằng này xong em dư sức hốt ngay được một thằng giai tơ. Anh bảo thôi em ạ! Làm mà kêu nó về, hoặc thu xếp vào trỏng coi răng. Nếu không tha thứ được nữa thì bỏ cụ nó đi rồi ở vậy nuôi con, chứ chồng thì về cơ bản thằng nào cũng như nhau. Thằng nào chưa hư là nó chưa có điều kiện để hư. Thằng nào chưa ngoại tình, chưa bồ bịch nghĩa là nó chưa kiếm được con bồ đủ ngon, hoặc ngắm được rồi nhưng con đấy nó đéo thích nó. Cái chính là người vợ phải như cái dây thừng, biết lúc nào buộc chặt, lúc nào thả ra vì nhiều khi chồng cũng như con chó, mình sểnh ra có đứa nó dắt đi ngay. Khi đó nói cho sướng mồm thế thôi, không biết em ấy có bỏ được câu nào vào tai không. Quãng vài tháng sau, một hôm vào phây em nó đã thấy up ảnh chìa mỏ hôn nhau với chồng, kèm mấy dòng rất tình cảm "Mãi mãi thế này chồng iu của vợ hâm nhé. Mãi iu chồng, chụt chụt". Anh ngó qua con tút ấy mà lạnh hết cả sống lưng. Còn nhớ đận trước bao nhiêu mỹ từ tốt đẹp như: "thằng hãm tài", "loại mất dạy", "đồ giẻ rách"...được em ấy xổ ra không thương tiếc, làm anh vừa đọc vừa mường tượng ra một con quỷ chứ không phải chồng của đứa con gái (trong mắt anh vốn rất thùy mị).

Một em gái khá xinh, thi thoảng tâm sự đêm khuya với anh, nói anh ạ, tình hình là trước sau gì em cũng bỏ lão này thôi. Em mà bỏ lão ấy, anh có chờ em không? Anh hỏi chờ bao lâu. Em ấy nói khoảng 10 năm, chờ cho con nó lớn đã. Anh lại hỏi sao bỏ. Em nó nói à sống với "nó" (em ấy gọi chồng bằng nó) ngột ngạt lắm, sáng nào cũng đặt 80 ngàn trên bàn cho em đi chợ; nhà hết gạo em nhắc gãy cả lưỡi mới lóc cóc vác bì đi đong. Đã thế đêm ngủ gáy như bò rống, ăn uống thì như thuồng luồng, em hết chịu nổi rồi. Hehe.

 Nghe em ấy kể về chồng mà phì cười, mới bảo em ạ, anh thì cũng rứa thôi. Em nhìn từ xa thấy anh lung linh thế thôi, nhưng anh cũng đầy thói xấu, thậm chí có thể xấu hơn chồng em. Anh cũng ngày ba bữa cơm, ăn xong hay lấy tay thò vào mồm móc thức ăn thừa rồi ý tứ bôi gậm bàn. Ngày trung bình anh cũng đánh khoảng 69 quả trung tiện hoặc hơn (tùy hôm ấy ăn món gì, dưa cải muối hay hạt mít rang). Cũng nhai nhồm nhoàm như thằng chết đói. Ra đường ngó trước ngó sau không thấy ai cũng khạc nhổ tùm lum, thậm chí nửa đêm say rượu đi về qua ngõ, hứng lên vạch quần vừa đái vừa vẽ rồng vẽ rắn như một họa sỹ theo trường phái lập thể. Anh cũng giản dị và tầm thường như rất nhiều thằng đàn ông khác, chỉ là em đứng quá xa và thấy anh qua lăng kính văn học lãng mạn. Nên anh khuyên em nên tiếp tục chịu đựng. Trong hôn nhân, khi mà sự chịu đựng lên một tầm cao mới ta gọi nó bằng mỹ từ rất kêu, đó là "đức hy sinh" em ạ! Còn nếu không tiếp tục hy sinh, em có thể ra đi và đừng lặp lại sai lầm thêm một lần nữa bằng cách lấy một thằng bản sao của thằng trước, thậm chí tệ hơn rất nhiều lần. Các em ạ! Chồng người ta bao giờ cũng đẹp hơn chồng mình, cho đến khi chúng ta sống chung với nó vài năm. Các em sẽ thấy hóa ra chúng đều là những đứa trẻ to đầu, mãi không lớn nổi mà thôi. Idol, ủ pa, thần tượng... chỉ có trong phim ảnh, chứ đời thực nó trần trụi lắm các em ơi! Nguồn: Song Hà

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Michael Anh Vũ : Lược dịch và tóm tắt nội dung đơn kiện của Tiểu bang Texas liên quan đến tranh chấp bầu cử Mỹ.

 09.12.2020 Từ FB Michael Anh Vũ : Lược dịch và tóm tắt nội dung đơn kiện của Tiểu bang Texas liên quan đến tranh chấp bầu cử Mỹ.

▶ Phiên bản đỡ mỏi mắt: [https://www.facebook.com/groups/Cahuvi/permalink/382241892861681/]

“Đất nước chúng ta đứng trước ngã ba đường quan trọng. Hoặc là Hiến pháp phải được tuân thủ (ngay cả khi một số quan chức coi điều đó là bất tiện hoặc lỗi thời) hoặc là nó chỉ đơn giản là một mảnh giấy da trưng bày tại Viện Lưu trữ Quốc gia. Chúng tôi thỉnh cầu Pháp viện chọn điều đầu tiên.” Texas đề xuất Tối cao Pháp viện ngừng cho phép sử dụng kết quả bầu cử bất hợp pháp và trao lại quyền lựa chọn cử tri đoàn cho cơ quan lập pháp các bang bị đơn. -------------------------------------- Nguyên đơn: Tiểu bang Texas Bị đơn: Khối thịnh vượng chung Pennsylvania, Tiểu bang Georgia, Tiểu bang Michigan, Tiểu bang Wisconsin. Người soạn thảo: Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton và văn phòng bộ trưởng tư pháp Texas. ▶ Chiếu theo: - 28 U.S. Code § 1251 (a): Tòa án tối cao có quyền tài phán độc quyền và duy nhất (original and exclusive) đối với tất cả các tranh chấp giữa hai hoặc nhiều tiểu bang. - Quy tắc 17 của Tòa án tối cao được sử dụng trong trường hợp này khi xảy ra tranh chấp giữa các bang. *Vì thế đơn khiếu nại sẽ được nộp thẳng lên Tối cao Pháp viện chứ không qua một Tòa án cấp dưới.* ▶ Cơ sở khiếu nại: - Các sửa đổi có chủ đích của các tổ chức không có quyền lập pháp lên điều luật bầu cử hợp lệ đã ban hành của các bang, vi phạm sự toàn vẹn của quyền được ban cho nhánh lập pháp các bang về điều khoản cử tri và lựa chọn cử tri đoàn. Sự khác biệt trong cách đối xử với cử tri giữa các bang, tạo ra thuận lợi hợp pháp hay bất hợp pháp trong những khu vực được quản lý bởi chính quyền địa phương đảng Dân Chủ và ở những nơi có tỷ lệ cử tri Dân chủ đông đảo hơn. - Sự xuất hiện những bất thường trong bầu cử tại các Tiểu bang bị kiện đi đôi với sự nới lỏng mang tính vi hiến đối với các biện pháp bảo vệ tính toàn vẹn của phiếu bầu. ▶ Bang Texas cho rằng: Tất cả những sai sót này trong đó có cả những vi phạm về luật bầu cử Tiểu bang đã phạm đến tiêu chuẩn bầu cử của Liên Bang như Điều khoản Bảo vệ bình đẳng và quy trình đúng luật. Thế nên, cần đưa vụ việc ra phán xét dưới Luật Liên Bang như vụ tranh chấp Bush và Gore năm 2000. Tiểu bang Texas trân trọng đệ trình rằng những bất thường trong bầu cử năm nay đã vượt quá những gì đã xảy ra năm 2000 về mức độ trong những khác biệt đối với luật bầu cử tiểu bang và liên bang. Hơn nữa, những sai sót này khi tích lũy lại đã đủ làm cho nước Mỹ không thể biết chính xác ai là người chiến thắng trong kỳ bầu cử 2020 và đe dọa làm lu mờ tất cả các cuộc bầu cử trong tương lai. Texas cáo buộc rằng bằng cách sử dụng dịch COVID làm lý do, các quan chức chính phủ ở 4 bang bị kiện đã tước quyền của cơ quan lập pháp và sửa đổi quy định bầu cử một cách vi hiến. Cuối cùng, họ gởi đi hàng triệu phiếu bầu qua thư mà không có tài liệu kiểu soát (chain of custody), đồng thời làm suy yếu đi biện pháp mạnh nhất để bảo vệ tính toàn vẹn của phiếu bầu là xác nhận chữ ký và nhân chứng giám sát kiểm phiếu. Vì thế, Pháp viện Tối cao nên lùi hạn bầu chọn của Cử tri đoàn qua sau ngày 14/12. -------------------------------------- 16 điểm trong đơn kiện của Texas (1) Bang nguyên đơn phản đối sự điều hành của Bang bị đơn đối với cuộc bầu cử năm 2020 theo Điều Khoản bầu cử, Điều II, Mục 1, Khoản 2 và Tu chính án thứ mười bốn của Hiến pháp Hoa Kỳ. (2) Đơn khiếu nại này đưa ra một câu hỏi về luật: Liệu có hay không việc các bang bị đơn đã vi phạm Điều khoản bầu cử hoặc Tu chính án thứ mười bốn bằng cách thực hiện hoặc cho phép các hành động không phải từ nhánh lập pháp (non legislative), nhằm thay đổi luật bầu cử mà đến lượt nó sẽ chi phối việc bầu chọn Tổng thống? (3) Những thay đổi vi hiến đã mở ra cơ hội cho các cuộc bầu cử bất thường dưới nhiều hình thức. Bang nguyên đơn cáo buộc rằng từng các bang bị đơn đã vi phạm rõ ràng các quy tắc của hiến pháp về việc lựa chọn cử tri đoàn. Làm như vậy, những hạt giống của sự ngờ vực sâu sắc đã được gieo trên khắp đất nước. Sự chú ý của Tòa án Tối cao là rất cần thiết để khôi phục lòng tin của công chúng trong cuộc bầu cử này. (4) Như Thẩm phán Tối cao Gorsuch đã quan sát được gần đây trong vụ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác bỏ quy định hạn chế người đi lễ Nhà thờ của Thị trưởng New York: “Chính phủ không được bỏ qua Hiến pháp trong thời điểm khủng hoảng… nhưng gần đây với dịch Covid, một số bang có vẻ đã lờ đi những nguyên tắc được định hình từ lâu”. (5) Mỗi bang trong số 4 bang bị đơn hành động theo một khuôn mẫu giống nhau. Những quan chức tiểu bang, qua các vụ “kiện tụng thân thiện” hay sắc lệnh hành pháp, tạo ra luật mới cho quy định bầu cử 2020 mà không tuân theo định nghĩa cho một phiếu bầu hợp pháp. (6) Những bang bị đơn cũng không tách riêng phiếu bầu để cho phép phân tích chính xác phiếu bầu nào hợp luật phiếu bầu nào không. Điều này đặc biệt đúng với phiếu bầu qua thư trong những bang này. Bằng cách từ bỏ, hạ thấp và không tuân theo các yêu cầu luật định trong việc xác định chữ ký và an ninh phiếu bầu, toàn bộ các phiếu qua thư bị nghi ngờ là vi hiến và sẽ không thể dùng một cách hợp lệ để quyết định phiếu cử tri đoàn. (7) Tình trạng vô pháp tràn lan phát sinh từ hành động vi hiến của các tiểu bang bị đơn được mô tả trong nhiều vụ kiện đang chờ xử lý bao gồm: Hàng chục nhân chứng hữu thệ tố cáo các phiếu bầu không được tuân theo quy trình kiểm tra chữ ký, , các video những người kiểm phiếu reo hò khi quan sát viên bị mời ra khỏi phòng, quan sát viên bị chặn khỏi phòng kiểm phiếu mặc dù đã có trát tòa án, các thùng phiếu được lôi dưới ngăn bàn ra kiểm trong lúc không có người quan sát, USB chứa dữ liệu phiếu bầu bị bỏ mặc không ai chú ý ở Milwaukee,vv… (8) Ngay cả Tối cao Pháp viện cũng không nằm ngoài sự coi thường luật pháp. Bang Pennsylvania sửa đổi quy định bầu cử bất chấp đã hứa với Pháp viện về việc sẽ tách riêng những phiếu bầu qua thư. (9) Phân tích của chuyên gia bằng phương pháp thống kê được chấp nhận rộng rãi đặt ra vấn đề nghiêm trọng cho tính trung thực của cuộc bầu cử. (10) và (11) Theo Tiến sĩ Charles Cicchetti, xác suất để Cựu Phó Tổng thống Biden giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở 4 bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin một cách độc lập rơi vào 1 trên 1 triệu tỷ hay 1/1,000,000,000,000,000. Xác suất để Joe Biden thắng cùng lúc cả 4 bang phải là lũy thừa 4 của tỷ lệ này. Xác suất này được tính dựa vào số phiếu dẫn trước của Tổng thống Trump vào lúc 3 giờ sáng ngày 4/11. (12) Một cách đơn giản, có lý do đáng kể để nghi ngờ kết quả bầu cử ở các bang bị đơn. (13) Bằng cách cố ý từ bỏ hoặc sửa đổi luật hiện hành của tiểu bang theo cách hoàn toàn vi phạm pháp luật và không được thông qua cơ quan lập pháp mỗi tiểu bang, các bang bị đơn không chỉ vi phạm Điều khoản bầu cử mà còn vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. (14) (Các) Bang nguyên đơn và cử tri của mình được quyền tham gia vào một cuộc bầu cử Tổng thống trong đó các phiếu bầu từ mỗi tiểu bang chỉ được tính nếu như nó được gởi đi và kiểm đếm đúng luật. Những cử tri đã bầu một cách hợp pháp không thể có phiếu bầu của mình bị làm cho vô hiệu bởi những tiểu bang tổ chức bầu cử theo một cách không thể phân biệt giữa phiếu bầu hợp lệ và phiếu bầu không hợp lệ. (15) Con số phiếu bầu vắng mặt và phiếu qua thư bị xử lý vi hiến đã vượt hơn rất nhiều khoảng cách phiếu phân định người thắng thua trong hai ứng viên Tổng thống. (16) Ngoài biện pháp khẩn cấp tạm thời cho kỳ bầu cử này, bang nguyên đơn tìm kiếm biện pháp cho tất cho tất cả những cuộc bầu cử Tổng thống về sau. Vấn đề hôm nay rõ ràng là có khả năng lặp lại nhưng vẫn chưa được xem xét. Tính toàn vẹn của nền dân chủ pháp quyền của chúng ta đòi hỏi các bang phải tiến hành bầu cử tổng thống phù hợp với pháp luật và đảm bảo hợp hiến. -------------------------------------- ▶ Thỉnh cầu của Texas. (Các) Tiểu bang nguyên đơn trân trọng yêu cầu Toà đưa ra những biện pháp sau: A/ Tuyên bố rằng các tiểu bang bị đơn Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin đã vi phạm Điều khoản Cử Tri và Tu chính án số 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ khi điều hành cuộc bầu cử tổng thống 2020. B/ Tuyên bố rằng bất kỳ phiếu đại cử tri đoàn nào của các đại cử tri bầu tổng thống, được bổ nhiệm ở các tiểu bang bị đơn PA, GA, MI và WI, đều vi phạm Điều khoản Cử tri và Tu chính án số 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ và do đó không thể được tính. C/ Cấm các tiểu bang bị đơn (PA, GA, MI, WI) sử dụng kết quả bầu cử tổng thống 2020 để chỉ định các đại cử tri tham gia đại cử tri đoàn. D/ Cấm các tiểu bang bị đơn (PA, GA, MI, WI) sử dụng kết quả bầu cử tổng thống 2020 để chỉ định các đại cử tri tham gia đại cử tri đoàn cũng như cho phép các tiểu bang bị đơn, theo thẩm quyền sửa chữa sai lầm của Toà, tiến hành một cuộc bầu cử đặc biệt để bổ nhiệm các đại cử tri. E/ Nếu bất kỳ tiểu bang bị đơn nào (trong số các tiểu bang PA, GA, MI, WI) đã hoàn thành việc bổ nhiệm các đại cử tri tham gia đại cử tri đoàn dựa trên kết quả bầu cử 2020, yêu cầu Toà ra chỉ thị Lập Pháp viện ở những tiểu bang đó, theo Chương số 2 của Quyển số 3 của Bộ Pháp điển Luật Liên bang và theo Điều II, Chương 1, Khoản 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, chỉ định các đại cử tri mới theo cách thức không vi phạm Điều khoản Cử tri và Tu chính án số 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ hoặc không chỉ định bất kỳ đại cử tri nào tham gia đại cử tri đoàn. F/ Không cho phép các tiểu bang bị đơn xác nhận các cử tri đoàn bầu chọn tổng thống hoặc cấm họ hội họp với những mục đích liên quan tới đại cử tri đoàn theo Chương 5 và Chương 7 của Quyển số 3 của Bộ Pháp điển Luật Liên bang, hoặc luật áp dụng trong khi chờ mệnh lệnh tiếp theo của Toà. G/ (Các tiểu bang bị đơn) chi trả án phí cho tiểu bang nguyên đơn. H/ Ban hành biện pháp giảm nhẹ khác khi Toà thấy rằng việc đó là chính đáng và thích hợp. Anh Vũ - Mĩnh Nguyên ./. ______- Bài này được lược dịch và chọn ra điểm chính trong tinh thần tôn trọng tính chính xác nhưng vẫn tương đối dễ đọc cho anh chị em. Nếu có sai sót chữ nghĩa mong được góp ý và bỏ qua. Link đơn kiện bản gốc bằng Tiếng Anh [https://www.texasattorneygeneral.gov/sites/default/files/images/admin/2020/Press/SCOTUSFiling.pdf] * Đơn kiện của Dân biểu Cộng hòa Mike Kelly và Cựu quân nhân Sean Parnell có khả năng được gộp chung (combine) với đơn kiện của Texas vì kiện cùng một vấn đề (Chính quyền tiểu bang tổ chức bầu cử vi hiến – trong đơn kiện của Kelly và Sean chỉ có bị đơn là Pennsylvania) * Trong đơn kiện của Kelly và Sean tại Tòa Tối cao Tiểu Bang Pennsylvania, Tòa này không dám phán quyết là việc bầu cử tiểu bang này diễn ra hợp hiến mà chỉ nêu lý do đơn kiện nộp quá trễ. * Những bang được đưa tin tham gia kiện chung với Texas không cần thiết phải đưa đơn kiện riêng, Tổng chưởng lý bang chỉ cần viết văn bản để bày tỏ sự ủng hộ hoặc như trường hợp của Tổng chưởng lý Missouri Eric Schmitt khi ông phát biểu sẽ giúp đội Texas. Trump không đơn độc và những người ủng hộ ông cũng vậy. KEEP FIGHTING!

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Nhìn nhận ra sao về thái độ của ông Trump và vị thế Đáng Cộng hòa qua cuộc bầu cử? - P3 (tiếp theo và hết) 

 [Nhìn nhận ra sao về thái độ của ông Trump và vị thế Đáng Cộng hòa qua cuộc bầu cử?] - P3 (tiếp theo và hết) Câu chuyện coffee sáng của 2 Ba, con TS X lại được tiếp tục. Daughter: Nào giờ thì bắt đầu. Con xin nhắc lại 2 "quy định" mà Ba con Mình đã thống nhất trước khi tranh luận nhé: Một là không nhận xét cảm tính; hai là chỉ sử dụng các quy định, tiến trình được ghi trong luật và các con số thống kê tương đối tin cậy. TS X: Con việc gì phải nhắc lại, Ba đã lẩm cẩm đến mức quên đâu. Hôm nay Ba sẽ làm cho con cứng họng, vì con không có cách gì giải đáp một cách thuyết phục những điều Ba và "các bạn" bên truyền thông NYT, CNN, Washington Post, the Guardian... của Ba đã "kết luận" từ rất lâu rồi. Daughter (cười nhếch mép): Con không muốn, nhưng cũng phải tuýt còi Ba cái đã. Chưa bắt đầu trao đổi mà Ba đã kết luận đầy định kiến và chắc như đinh đóng cột là con sẽ bị "cứng họng" thì thử hỏi tranh luận còn có ích gì? TS X (ngớ người): Sorry. Sorry. "Ở lâu" trong "Nhóm các bạn", vốn quen suy nghĩ một chiều và nói chuyện với nhau kiểu này nên Ba chỉ phản xạ theo thói quen chứ không có ý gì khác. Daughter (hơi cau mày): Kìa, Ba uống coffee rồi hai Ba con bắt đầu nhé! Con nghĩ 5 vấn đề con trao đổi sắp tới sẽ giúp trả lời hầu hết các "lăn tăn" của Ba. TS X: Ba có một trăm câu hỏi cho Cô cơ. Rồi, nói đi. Daughter: Vấn đề thứ nhất là Trump có "thất bại" trong bầu cử ngày 3/11 vừa qua hay không. TS X: Đúng. Đây là câu hỏi then chốt nhất. Daughter: Câu trả lời của con là vừa có và vừa không! Nếu nhìn ở khía cạnh ông Trump không thể thắng ngay sau khi cuộc bầu cử ngày mùng 3/11 kết thúc là "thất bại" thì có lẽ đó là "thất bại" lớn nhất, "thất bại" nặng nề nhất của TT Trump. Nhưng nhìn từ một góc độ khác. Trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, có đến 99% các hãng truyền thông lớn của Mỹ và phương Tây mà hầu hết là "Fan ruột" của Ba như CNN, ABC, New York Times, MSNBC, ABC... qua các "thăm dò dư luận" của mình đều cho thấy Trump bị Biden dẫn điểm khá xa, từ 5-13% trên phạm vi toàn quốc và tại hầu hết các bang chiến địa. Khả năng "chiến thắng" của ông Biden được đánh giá từ 82-95%, cao hơn của Bà Clinton trong bầu cử trước là 80-87%. TS X (hơi tảng lờ): Thì Ba đâu có phủ nhận điều đó. Daughter: Nhưng kết quả ra sao thì Ba biết chứ? Thực tế, phiếu phổ thông của ông Biden chỉ hơn ông Trump có 1,7%, tức còn kém cả số phiếu của bà Clinton năm 2016 là hơn ông Trump là 2,1%. Và đến hôm nay, 1 tuần sau khi cuộc bầu cử kết thúc, "chiến thắng" của ông Biden tuy lớn về số lượng phiếu Đại cử tri với khoảng trên dưới 300 trên tổng số cần thiết là 270, nhưng lại bấp bênh ở hàng loạt bang chiến đia mà phe ông Trump đang kiện cáo tùm lum. Chỉ cần một nơi "bị sụp" thì có thể kéo theo những hệ quả khôn lường. Con không kết luận là ông Biden sẽ không về đích chung cuộc. Nhưng chỉ nội việc ông Trump kéo dài được "trận chiến" của mình, chưa bị "lấm lưng trắng bụng" đến bây giờ đã là một kỳ tích. TS X: Lập luận này thì ba cũng chưa thấy thực sự thuyết phục. À, mà các số liệu này cô lấy ở đâu đấy? Daughter: Có hết ở trên mạng Ba ơi. Ba chịu khó Google giúp con nhé. Con nói là có chuẩn bị đủ dữ liệu. Còn Ba muốn kiểm chứng lại thì chỉ việc phone cho bạn thư ký của Ba làm giúp là OK! TS X (tự tin): OK, OK. Cô đừng khinh thường lão già này. Tôi còn đủ minh mẫn để tự tra và tìm số liệu trên Google được hết. Daughter: Bây giờ con chuyển qua vấn đề thứ hai, đó là Trump hiện giờ rất "cô độc", bị mọi người "ghét" và "xa lánh" hay không. TS X (mặt rạng rỡ, như mở cờ trong bụng): Cô đã gãi đúng chỗ ngứa của tôi rồi! Daughter: Nếu nhìn vào các lời nói được "trích dẫn" trên truyền thông thì những chuyện xấu xa và tệ hại đối với Trump nhiều không kể xiết. Thậm chí bà Đệ nhất phu nhân Melania có lần còn thốt lên, đại để: Tôi ở với ông ấy 15 năm, giờ nghe qua truyền thống mới biết ông ấy "xấu xa" đến vậy! TS X: Thì nhiều bà vợ sống và ngủ ngay bên cạnh, nhưng có biết ông chồng của mình làm gì đâu. Có ông một ngày đẹp trời dẫn cả đàn con và vài bà lạ hoắc nhập chung làm một để sống "có chị, có em" cho vui nữa kia!!!??? Daughter: Kinh quá. Con không muốn mất thời gian vào các chuyện bình luận "ba lăng nhăng" đó. Là Tổng thống, được ai yêu ai ghét thì phải thể hiện qua con số cử tri bầu cho mình! Đây Ba xem đi: Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008, ông Obama trở thành Tổng thống được "mến mộ" nhất, khi đạt số phiếu phổ thông cao nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ tới thời điểm đó với 69,5 triệu phiếu bầu. Trong cuộc bầu cử ngày 3/11 năm nay ông Trump phá kỷ lục của ông Obama, trở thành một Tổng thống đang tại vị "được lòng dân" nhất khi đạt số phiếu cao kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ với 71 triệu phiếu bầu của cử tri. Đây số liệu con vừa lấy trên mạng, Ba đọc đi! TS X (mồ hôi bắt đầu ra lấm tấm): Nhưng, nhưng... Daughter: Nói đi thì cũng phải nói lại cho công bằng. Cũng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 vừa qua, ông Biden giành được 74,5 triệu phiếu bầu, cũng đạt kỷ lục là một ƯCV TT đạt được số phiếu phổ thông cao nhất trong lịch sử gần 250 năm của Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng cái số liệu này mới "vui". Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, ông Obama trúng cử nhiệm kỳ II khi đạt được 62,5 triệu phiếu bầu của cử tri, tức mất khoảng 11% số phiếu sơ vơi nhiệm kỳ đầu. Còn ông Trump thì sao? Khi tranh cử nhiệm kỳ II vào 3/11 năm nay, thì số phiếu phổ thông bầu cho ông ta tăng lên từ 63 triệu phiếu của nhiệm kỳ I cách đây 4 năm (2016) lên 71 triệu tức tăng 13%. TS X (lẩm nhẩm và nói lí nhí cho một mình mình nghe): Có lẽ nào... Daughter (bật như liên thanh): Nếu như con số biết nói, mà con cũng nói thẳng tưng luôn, thì điều này có nghĩa: Ông Obama càng ở lâu trên cương vị TT thì càng mất uy tín, và càng mất lòng dân. Còn ông Trump càng nắm quyền thì càng được nhiều người thích và yêu quý hơn! TS X (mặt bắt đầu đỏ gay như có triệu chứng huyết áp lên, bắt đầu có triệu chứng mất kiểm soát, hét to và đập bàn suýt văng cả răng giả ra ngoài): Không, không! Không thể nào có chuyện đó được. Con nói gì thì nói nhưng không bao giờ được hạ bệ "thần tượng" Obama yêu quý của Ba. Trump là một tay kỳ thị và phân biệt chủng tộc số 1 nước Mỹ. (15 phút sau, sau khi được con gái đưa vào Toilet thay bỉm và uống liều thuốc hạ huyết áp thứ hai thì câu chuyện lại bắt đầu) Daughter (nhẹ nhàng, ân cần): Con vừa đo lại huyết áp, thấy ba ổn lắm rồi và giờ mình có thể tiếp tục được. Giờ đi vào vấn đề thứ ba là vấn đề mà ba vừa nhắc đến đó là câu chuyện phân biệt chủng tộc. TS X (mặt bừng lên hy vọng vì đây là chủ đề mình chắc chắn sẽ thắng): OK. Nói tiếp Ba nghe coi! Daughter: Để nói Trump là "kẻ" phân biệt chủng tộc và kỳ thị người da màu, người thiểu số... thì con cũng lại dựa vào con số thống kê nốt. TS X (lẩm nhẩm, nói cho mình nghe): Có lẽ nó đúng. Thế mà mình không biết. Trước đi dạy học với tranh luận, toàn cãi nhau suông, chả dựa vào số liệu mẹ gì. Kết quả là tranh luận bất tận, chả đi đến đâu. Daughter: Ba cần phải hết sức bình tĩnh khi cậu chuyện đi vào hồi gay cấn: - Về phiếu bầu của người Mỹ gốc Phi cho các ƯCV Tổng thống của Đảng CH trong các cuộc bầu cử Tổng thống gần đây như sau: McCain: 4% (năm 2008); Romney: 6% (năm 2012); Trump: 8% (năm 2016); Trump: 12% (năm 2020). Trong đó riêng tỷ lệ nam thanh niên gốc Phi bầu cho Trump vừa rồi là 20%, cao nhất trong 60 năm qua. Và việc này xảy ra sau khi "Anh nghiện" George Floyd bị cảnh sát kẹp cổ chết và được nhiều người thuộc phe DC coi là "người hùng" của nước Mỹ. - Về phiếu bầu của người người Mỹ gốc Latinh cho các ƯCV Cộng hòa: McCain: 31% (năm 2008); Romney: 22% (năm 2012); Trump: 27% (năm 2016) và Trump: 32% (năm 2020). Trong 60 năm qua, kể từ khi Nixon và Kennedy tranh cử Tổng thống, Trump là ƯCV TT Đảng CH người đạt được được tỷ lệ người không phải da trắng bầu cao nhất. Số liệu đây, Ba xem đi, xem đi TS X: Oh. Cái này giờ Ba mới biết. Truyền thông chả ai nói cho Ba điều này. Daughter (tiếp tục rành rọt, mỗi lời nói như một vêt dao đâm vào vết thương lòng của TS X): Với con, các số liệu này nó nói lên 2 điều: - Trump là một trong các ƯCV Tổng thống CH được lòng và được người Mỹ gốc Phi và gốc Latinh "yêu mến" nhất trong lịch sử cận đại. Chỉ riêng đối với người Mỹ gốc Phi, Trump được họ "yêu mến", ủng hộ cao cấp 3 lần so với McCain nếu xét về số liệu thống kê. Nếu đúng là ông ta kỳ thị thì phiếu của nhóm này phải bầu ít hơn cho Trump chứ? - Trong 4 năm cầm quyền từ 2016-2020, Trump đã cải thiện và làm tốt hơn quan hệ với các sắc tộc so với các Tổng thống Cộng hòa khác. Nhờ đó, tỷ lệ ủng hộ của người da đen và da màu đối với Trump sau 4 năm mới tăng được như vậy. TS X: Nhưng tỷ lệ ủng hộ của người thiểu số đối với Trump là người ít học. Daughter (nghiêm sắc mặt): Con không bao giờ chấp nhận Ba nói câu xúc phạm với người khác như vậy. Rất nhiều bạn bè con là những người con tạm gọi là "bằng cấp học vấn không cao" nhưng "học vấn xã hội", "học vấn ứng xử"... thì nhiều người nhận là "giới tinh hoa" còn phải "xách dép" cho họ! TS X (dịu giọng): Ba đã thấy cái sai của mình rồi. Daughter: Con chưa kết thúc vấn đề này ở đây. Theo truyền thống, đảng DC với xu hướng tự do được những người ủng hộ nữ quyền, người chuyển giới, đồng tính... ủng hộ rất cao. TS X: Thì cái đó rõ như ban ngày còn gì. Daughter: Ba biết không, số người chuyển giới LGBT năm nay bầu cho Trump cao gấp đôi so với cuộc bầu cử năm 2016. Còn về nữ, tính đến thời điểm này số nữ Hạ nghị sĩ Đảng CH trúng cử trong năm nay sẽ vượt con số kỷ lục 25 nghị sĩ đạt được vào năm 2006. Ba nghĩ coi, các cử tri gốc Phi, gốc La-tinh, những người ủng hộ nữ quyền, người chuyển giới là những người "ngọng" khi ủng hộ Trump chắc? TS X (hơi run rảy, lắp bắp): Thế những thông tin trên báo... Daughter: Con lại phải nhắc ba luật chơi một lần nữa. Ba hãy chú ý đến các con số và chỉ có các con số thống kê mà thôi. TS X: Ờ, nhớ rồi. Daughter: Giờ chuyển sang vấn đề thứ tư là Trump làm hại cho các nghị sĩ Đảng cộng hòa ở Quốc hội liên bang hay không? Nếu nhìn vào con số thống kê, thì lại không phải là như vậy. Ở Thượng viện, CH theo ước tính để mất hai ghế Thượng nghị sĩ, nhưng vẫn còn giữ được đa số mỏng manh, từ 53/100 xuống còn 51/100. Tuy nhiên, ở đội ngũ dân biểu, Đảng Cộng Hòa dự kiến tăng thêm từ 5 đến 10 ghế tại Hạ viện, và qua đó thu hẹp đáng kể đa số của phe dân chủ tại Hạ viện. TS X (có dấu hiệu mừng thầm): Thì ông ta chả làm mất phiếu bầu cho các Nghị sĩ ở Thượng viện đấy là gì? Daughter: Ba yên một chút. Ở đây con có 2 nhận xét: - Tại Thượng viện: Số ghế Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa mất đi cũng có thể hiểu được. Ba biết không, năm nay có tổng cộng 35 ghế Thượng nghị sĩ phải bầu lại đợt này. Số ghế các Thượng nghị sĩ Cộng hòa phải "bảo vệ" là 23, cao gần gấp đôi số ghế mà Đảng DC phải bảo vệ là 12. Anh phải bảo vệ nhiều ghế hơn thì tính tổn thương của anh cũng cao hơn, dễ mất mát hơn đối thủ là đương nhiên! - Còn tại Hạ viện: Các Hạ nghị sĩ là những người "gần dân", mà số phiếu của CH tăng lên thêm từ 5-10 ghế thì điều đó chứng tỏ các thông điệp của CH đến người dân tốt hơn là của DC. TS X: Vô lý, vô lý quá! Thế thì Trump là "thắng" chứ không phải thua à? Daughter (cười sảng khoái): Cái này là do ba nói đấy nhé. Nhưng nếu Ba biết được nguyên nhân Đảng CH bảo toàn và mở rộng được lực lượng thì ba mới ngạc nhiên hơn. Sở dĩ họ làm được như vậy là do các nghị sĩ Đảng CH khi ra tranh cử/tái cử đều gắn với khẩu hiệu tranh cử và hành động của Trump. Vì thế mà Đảng CH trước khi tranh cử còn bị công kích là đảng của Donald Trump! Nói một cách khác là thông điệp của Trump được nhiều cử tri và người dân đón nhận. Như vậy, nhìn tổng thể Trump không "phá nát" Đảng CH, như truyền thông đưa tin mà còn giúp CH thống nhất hàng ngũ, củng cố vị thế của mình. TS X (ưu tư): Con nói vậy làm Ba bây giờ như người ngồi không có điểm tựa, đứng cũng cảm thấy chông chênh. Daughter: Giờ là vấn đề thứ năm và là vấn đề cuối cùng. Ba biết đấy, trong chính trị Mỹ có câu: "Politics is Local". Tức muốn hiểu cốt lõi chính trị Mỹ, từ chính sách đối nội, đối ngoại, đường lối kinh tế, nhập cư, môi trường... thì phải hiểu chính trị địa phương, tức chính trị cơ sở, hay như mình vẫn gọi "lấy dân làm gốc" đó Ba. TS X: Cái này là abc trong chính trị Mỹ, ai mà chả biết! Daughter: Nếu như các con số con nêu trên chưa thuyết phục Ba thì chúng ta lại xem tiếp một con số khác, đó là Quốc hội tiểu bang. Con vẫn phải nói lại cho Ba rành. Trong hệ thống chính trị Mỹ, cách thức tổ chức Quốc hội ở cấp tiểu bang cũng tương tự như ở cấp Liên bang, tức cũng có cả hai viện là Thượng viện và Hạ viện. Đây là cơ quan lập pháp ở cơ sở và họ có quyền lực rất lớn, ra những điều luật riêng, phù hợp với điều kiện của địa phương, khác nhưng không đi ngược với luật của liên bang. TS X: Ý con định nói gì ở đây? Daughter: Ở cấp độ lập pháp tiểu bang, năm nay CH cũng thắng "giòn giã". Ba biết đấy, ở Mỹ chỉ có duy nhất tiếu bang Nebraska là nơi không phân chia Hạ viện và Thượng viện và quốc hội chỉ có một viện duy nhất (Unicamy). Cả nước Mỹ có 50 bang nên như vậy họ có tổng cộng có 99 cơ quan lập pháp cấp bang gồm Hạ viện và Thượng viện. Đúng quá rồi chứ còn gì Ba: 49 bang nhân 2 hai viện, rồi cộng thêm 1 của Nebraska chả là 99 thì là gì? Trong cuộc bầu cử năm 2010, cách đây 10 năm, lần đầu tiên kể từ năm 1928, Đảng CH giành được con số kỷ lục là kiểm soát 54/99 cơ quan lập pháp bang. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, Đảng CH tăng sự kiểm soát của mình lên 57/99. Còn năm nay, họ mở rộng sự kiểm soát từ 57 lên 59/99 các cơ quan lập pháp bang - mức cao nhất trong lịch sử Đảng Cộng hòa. Nói một cách khác, CH đang kiểm soát quyền lực và ảnh hưởng khá tốt từ cấp bang đến liên bang. TS X: Kinh khủng quá nhỉ Daughter: Giờ thì Ba đã hiểu. Với vị thế và nền tảng chính trị ủng hộ vững chắc như vậy nên Trump "chả sợ bố con nhà nào". Con xin lỗi Ba cho phép con sử dụng từ dân dã như vậy, nhưng chẳng có ý gì là phạm thượng Ba đâu. Vì thế khi Đảng DC, rồi báo chí ồn ào về chuyện nhậm chức của "Tổng thống" Biden, thì ông Trump dường như chả bận tâm, vẫn vác gậy, ra sân golf "cuốc đất" là vì vậy. Rồi hôm qua 9/11, ông Trump vẫn bổ nhiệm quyền BT Quốc phòng mới. Tất cả dường như chả có chuyện gì hệ trọng xảy ra và vẫn đang hướng đến nhiệm kỳ II. Rồi vài hôm nữa Ba xem, ông Trump có thể lại đi khắp nước Mỹ vận động y chang như trước bầu cử, theo kiểu "kêu oan". Con không nói chắc là ông ấy sẽ giữ được quyền lực. Nhưng "hạ bệ" được Trump cũng không phải là điều đơn giản và phải trải qua đủ trình tự luật pháp. Giờ đã có ông bà nào có máu mặt trong Đảng CH dám công khai "phản thùng" Trump đâu? TS X (người bần thần, rũ rượi): Thế là CH năm nay "thắng to" nhờ công Trump, dù Trump có nắm được Nhà Trắng hay không à? Daughter: Ha ha. Đấy lại là Ba nói, chứ không phải con nói nha! TS X: Thế thì, con là người ủng hộ Cộng hòa và là fan ruột của Trump à? Daughter (ánh mắt cương nghị và kiên quyết): Không, Ba. Dứt khoát không. Con chỉ là người nghiên cứu khoa học thuần túy, phát hiện ra những thứ logic và phi logic. Ba còn nhớ, những năm 1990 con là người ủng hộ Clinton nhiệt thành, các chính sách của ông ta và đả phá phe CH "tơi bời khói lửa" đó sao. TS X: Ba nhớ chứ sao không nhớ? Sao giờ con lại "lật kèo" chuyển sang CH? Daughter: Con có theo ai đâu mà lật kèo hay không lật kèo. Con nhắc lại, con là nhà khoa học, con chỉ đi theo lý lẽ mà thôi. Con đường đi đến chân lý khách quan là con đường dài. Con đã lựa chọn và con chấp nhận hy sinh. Ba hãy tưởng tượng, nếu con là fan của Đảng CH thì sau này họ có vấn đề, bế tắc đường lối chẳng hạn thì con cũng cứ nhắm mắt ủng hộ họ à. Đừng hòng. Việc gì mình phải đánh đổi như vậy. Sau này nếu có ai viết sai về Đảng DC, chửi bới "liên thiên", vô căn cứ về "Tổng thống" Biden thì chính con sẽ là người đầu tiên vạch ra sai trái của họ. TS X: Ba đang buồn. Rất buồn lúc này khi nghe con phân tích về Đảng CH, đối thủ Đáng DC "của Ba", Ba không còn hứng khởi, thích thú reo hò kiểu trẻ con như lúc đầu. Chắc Ba phải cần một khoảng thời gian nhất định để cân bằng lại. Nhưng Ba thật tự hào và hãnh diện về con gái của Ba. Daughter: Con cảm ơn Ba. TS X: À mà nhắn tin cho Mẹ, nói là Ba đang đợi Mẹ về. Ba cũng "Hạ cánh nơi Mom" (Crash landing on Mom) đó nha. Lát Ba cũng phải tìm chỗ nào có hồ nước để selfie, chứ mấy cái gần nhà mình dơ quá. Hôm nọ, một tay vừa bịt mũi, một tay vừa chụp ảnh, lóng ngóng thế nào suýt rơi cái iPhone 15 xuống cống! Daughter: Con lại chả quan tâm đến chuyện đó mấy. Con biết có những lúc quan điểm khác nhau, nhưng không vì thế mà Ba, Mẹ thôi hết lòng vì nhau, vì gia đình. Chỉ giận dỗi chút rồi lại bình thường thôi mà. Cái con quan tâm là cái khác cơ. TS X: Cô cứ dẫn dắt lòng vòng, làm tôi khó hiểu. Daughter: Ý con muốn nói thay lời kết câu chuyện hôm nay ở đây là con quý các bạn trên FB của Ba, và cả những followers nữa! Họ thực sự là những người quan tâm đến câu chuyện Ba con mình đang bàn. Họ cũng là những người đàng hoàng, tử tế. Họ đi qua "tường" nhà mình, dù không hẳn đồng ý với những gì Ba con mình bàn luận, nhưng gần như ai cũng để lại "dấu tích" đã tương tác. Chắc sẽ có lúc con hỏi Ba chỉ giúp cho con làm sao tìm chọn được những người bạn, những followers tuyệt vời như vậy!

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Ý kiến đa chiều, dạy dỗ 2 kẻ ngạo mạn & láo xược: PHẢN BIỆN HUY ĐỨC & PHAN AN

 * ý kiến đa chiều, dạy dỗ 2 kẻ ngạo mạn & láo xược: PHẢN BIỆN HUY ĐỨC & PHAN AN •Hôm nay mình đọc được bài viết trên trang của anh Huy Đức, có share lại bài của một tác giả tên là Phan An, được anh HĐ giới thiệu trang trọng là nhà văn và là một chuyên gia IT đang làm việc ở Đức. -Tôi cũng là một kỹ sư IT có 20 năm làm việc ở Canada vậy có thể phản biện được không? Mà cái chức danh này có gì danh giá mà anh HĐ phải khoe nhỉ. Anh HĐ bảo các bạn ủng hộ Trump nên đọc, dù là cay đắng. Ừ thì đọc. Tôi là một người ủng hộ Trump công khai mà. *** Nhưng đọc một đoạn thôi thì đã bật ngửa. Đây không phải là bài viết bình thường, mà là lời thóa mạ cay nghiệt nhất dành cho ông Trump mà tôi từng biết. Tác giả ban đầu cũng cho là mình đi đây đó nhiều, tức là khoe well travelling í mà, cũng như quen biết rộng trên thế giới, gồm cả những người bạn là công dân Mỹ. Rào trước đón sau như vậy để cuối cùng tác giả kết luận là tất cả những người ông quen biết đều khinh bỉ Trump vì ông đáng khinh bỉ, và là trò hề của nước Mỹ và thế giới. Cũng không có gì lạ, ông ghét Trump thì sẽ chơi với người như vậy thôi. Điều đó không có nghĩa là ai cũng ghét Trump như nhóm của ông nghĩ. Những đoạn văn dài lê thê kế tiếp càng kinh khủng hơn, tất cả chỉ là những lời chửi rủa thậm tệ nhất mà ngôn từ tiếng Việt có thể. Ông cho Trump là vô văn hóa, vô giáo dục, u mê, trì độn, huênh hoang khoác lác...Nói chung ông chửi nhiều đến độ gom tất cả những người chửi Trump trước đây cũng không bằng. 🙂 Chửi Trump thì OK thôi. Tổng thống Mỹ ai chửi mà không được chứ. Đó là quyền ủng hộ hay chống đối của một cá nhân. Chưa ai bị tù vì chửi Trump cả. Nhưng chưa dừng ở đây. Nhà văn lớn này bắt đầu trút cơn giận dữ sang cả những người ủng hộ ông Trump. Ông viết: "Không một ai trong xã hội loài người tiến bộ, ở bất kỳ đâu trên thế giới, nếu còn chút lương tri và nhân phẩm, lại có thể cuồng Trump." Ái chà, đao to búa lớn quá đại văn hào ơi. Theo ông, những người giỏi trên thế giới, (mà thực sự là trong cái thế giới hạn hẹp của ông), đều khinh bỉ và ghê tởm Trump. Ghê nhỉ. Còn những người Mỹ (chỉ người Mỹ trong con mắt của ông) thì vừa căm phẫn và xấu hổ, đau đớn vì đã bầu ông Trump. Đọc đến đây thì mình thấy ông bắt đầu gom chung người Mỹ vào vào một cái rọ mà ông muốn: Tất cả phải là ghét và căm phẫn Trump. Còn những người Mỹ ủng hộ ông Trump không hề tồn tại, hehe. Nhưng chưa hết. Đoạn kế tiếp mới là đáng nói. Ông cho rằng người Việt Nam ủng hộ Trump vì ông chống Tàu là ngu xuẩn, khôi hài, mang đậm tinh thần nhược tiểu thảm hại. Bởi vì Trump không hề chống Trung Quốc, hay chống cộng. Do đó Việt Nam muốn thoát Trung thì phải tự lực cánh sinh chứ không nên "ngồi nghếch mồm" trông đợi Mỹ. Câu này nghe quen quen. Cho mình hỏi xíu nha. Tự lực cánh sinh chống tàu như thế nào vậy tác giả? Chắc là mua cờ và tặng ảnh bác cho mấy ngư dân lao ra biển cả quơ quơ là bọn tàu cộng sẽ bỏ chạy phải không? Hay là thay vì chửi Trump, xin ông hiến kế cho đất nước mình thoát tàu mà không cần đến sự giúp đỡ, liên kết với thế giới? Lúc đó tôi xin tình nguyện chùi nhà cho ông một năm. Còn nếu làm không được thì làm ơn bớt cái loa lại giùm. Theo ông, lý do thứ hai người Việt thích Trump là vì tính cách ngang tàng, bản lĩnh. Rõ ràng những người Việt này là ngu ngốc, chẳng khác nào đi ca ngợi một thằng lưu manh phá làng phá xóm, hay ca ngợi tên bắt gà trộm chó là khí phách ngang tàng. Phần đỉnh điểm, ông cho những người ủng hộ Trump là loại "nhìn mặt thối đần nát". Riêng người Việt ủng hộ Trump là loại "ếch ngồi đáy giếng", kể cả những người Việt ở Mỹ, vì họ chỉ quanh quẩn trong cộng động hải ngoại nhỏ bé, nói tiếng Anh dở. Lập luận của những người pro-Trump này "nghe rất rổn rẻng song lại nồng nặc mùi giếng, thể hiện một cái nhìn phiến diện, hạn hẹp và 1 đầu óc già cỗi, bảo thủ, nếu không phải là rất kém thông minh". Ái chà, nhà văn lớn này dường như đang viết trong cơn phê phetanyl để cố gắng điều trị chứng loạn trí vì Trump (TDS) thì phải. *** •Đây là phần phản biện của tôi dành cho hai anh: -Thật ra cái tút của nhà văn này không khác gì một trường đoạn văn tế sống ông Trump. Nó lập lại tất cả những gì chúng ta từng đọc trên báo truyền thông cánh tả của Mỹ trong 4 năm qua. Không có gì mới. Điều này giúp tôi khẳng định thêm một sự thật: truyền thông cánh tả Mỹ không khác gì ban tuyên giáo Việt Nam bao nhiêu. Họ khá thành công trong việc nhồi nhét lòng thù hận vào một số người mà "nhà văn" này là một ví dụ. Trong một xã hội có dân chủ, tự do, việc các anh thù ghét một tổng thống nào đó là điều hết sức bình thường. Nhưng nên nhớ ủng hộ tổng thống cũng là một cái quyền tương đương. Các anh nhân danh cái gì mà đòi chửi rủa miệt thị quyền ủng hộ của người khác? Chả lẽ tôi phải giảng cho các anh nghe rằng đa nguyên là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Vì đa nguyên nên mới có đa đảng, và dân chủ là thiết chế dựa trên nền tảng này. Ở xã hội Mỹ có hai khuynh hướng chính là Cộng Hòa và Dân Chủ, và họ thay phiên nhau cầm quyền thông qua bầu cử. Riêng các anh thì phe các anh thắng các anh mới chịu. Không thắng thì không chấp nhận, rồi quay ra rủa xả người phía bên kia?. Các anh cho những người ủng hộ Trump là thối đần, nhưng cần biết trong số những người thối đần đó là 95% đảng Cộng Hòa ủng hộ ông, gồm 53 thượng nghị sĩ và gần 200 dân biểu Mỹ. Trong giới học thuật cả Mỹ và Việt cũng không thiếu người ủng hộ ông. Trong số thối đần này có những vị mà bản thân hai anh có xin đi theo xách dép cũng chưa chắc đã được. Mấy anh bớt ảo tưởng đi. Cũng trong số thối đần ấy là khoảng 1/2 dân Mỹ, trong đó có hơn 1 triệu người Việt. Riêng trong nước, theo một thăm dò của các tờ báo, có đến 80% là ủng hộ ông Trump, tức vài chục triệu người. Tất cả đều thối đần, chỉ các anh là thông minh thôi nhỉ. Các anh chửi ông Trump là độc tài. Nhưng bản thân các anh lại hành xử kỳ quặc. Ai khác mình đều là ngu ngốc. Các anh luôn miệng nói về dân chủ, nhưng dân chủ của các anh là loại dân chủ một chiều, giả hiệu. Bốn năm trước ông Trump được dân Mỹ bầu lên bằng lá phiếu thì các anh không công nhận. Nhưng nếu năm nay Biden thắng cử thì các anh sẽ bảo rằng người Mỹ đã dùng lá phiếu để lật đổ ông Trump. Cách gì mấy anh cũng nói được, nói xuôi là các anh, nói ngược lại cũng các anh. Làm ơn đừng áp dụng tiêu chuẩn kép có được không? Từ ngày ông Trump thắng cử, các anh ngồi rủa xả bằng những ngôn từ tồi tệ nhất trong từ điển. Cũng được đi. Nhưng mấy anh lấy cái quyền gì mà miệt thị những người khác chính kiến với mình, trong đó có tôi? Tôi là người ủng hộ Trump đây. Đơn giản vì tôi có cái nhìn khác với hai anh. Tôi biết ông Trump có nhiều tật xấu, nhưng đồng thời ông làm được nhiều việc tốt. Riêng với Biden, tôi thấy ông già nua, mờ nhạt. Ông ta lại luôn bênh vực người con trai hoang đàng mà bọn china đã khống chế bằng rất nhiều clip thác loạn. Chúng tôi không nhất thiết phải có cái nhìn giống các anh. Chúng ta luôn luôn khác nhau vì đó là bản chất của đa nguyên. Nhưng điều đó hết sức tự nhiên. Chỉ có các anh bỗng dưng xem đó là bất thường, rồi chửi bới tấn công chúng tôi. Cứ xem như tôi là thối đần đi. Nhưng thối đần mà còn biết tôn trọng cái quyền thù ghét của các anh, thì tại sao "thông minh" như các anh lại không biết tôn trọng quyền yêu ghét cá nhân của chúng tôi? Các anh chửi ông Trump là theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Vậy mà trong cái nhóm da vàng mũi tẹt thôi mà các anh cũng đòi khôn hơn thiên hạ rồi. Các anh khôn ngoan thì đáng mừng, nhưng đừng cố giành hết cái khôn của người khác. Còn sự ngu ngốc thì bao la, xin các anh cứ tự nhiên mà tận dụng. Còn nữa, mấy anh ghét và rủa xả ông Trump thì được nha. Có một số người ghét Obama và cũng dùng từ ngữ nặng nề như tên mọi đen, hay kẻ nhu nhược, nói láo thì bảo đảm các anh sẽ giãy nẩy lên mà bảo rằng điều đó là kỳ thị, là ghê tởm, vô đạo đức. Dường như các anh luôn bảo vệ độc quyền chửi của mình thì phải. *** Nói túm cái quần đùi rách lại, dân chủ vẫn chỉ là cái con c** (I am sorry), ngày nào các anh miệng thì hô hào dân chủ, tự do, nhưng liên tục miệt thị, rủa xả những người khác cái nhìn với mình. Nhân danh là nhà văn, trí thức, mà văn ngôn và thái độ rất cực đoan và thiếu lương thiện. Ông Phan An, cứ tưởng khoe là sống và làm việc ở trời Tây mấy chục năm thì cái mùi của xứ sở văn minh lịch sự nó phải thấm ít nhiều vào máu chứ, ai ngờ cái đầu và cách hành xử vẫn đậm lối suy nghĩ bần cố nông thời cải cách ruộng đất. Ai khác mình là chửi còn hơn bà cô mất gà. Thế mới biết lấy con khỉ ra khỏi rừng thì dễ, nhưng lấy chất rừng ra khỏi con khỉ khó vô cùng. Còn Huy Đức là nhà báo có tiếng ở Việt Nam. Anh chuyên viết những bài phản biện xã hội theo hướng dân chủ cho Việt Nam. Vậy mà anh cũng không hề biết chấp nhận người khác chính kiến. Bốn năm trước, ông Trump thắng cử minh bạch, hợp hiến nhưng anh vẫn không chấp nhận. Dân chủ với anh là gì khi kết quả bầu cử là vô giá trị khi nó không đúng ý mình? Dân chủ là gì khi anh hùa theo tác giả để miệt thị những người khác suy nghĩ với mình? Anh chửi rủa ông Trump cũng được đi. Tôi hoàn toàn tôn trọng. Như tôi nói, yêu hay ghét ông Trump là một cái quyền cá nhân bất khả xâm phạm. Tôi biết anh chửi Trump vì những tính xấu mà anh nghĩ về ông Trump như là độc tài, nói láo, độc ác, kỳ thị... So sánh thì khá khập khiễng, nhưng tôi thấy ông Trump vẫn tốt hơn lãnh đạo Việt Nam một ngàn lần. Ông Trump đâu có giết nông dân như lãnh đạo V.N trong vụ Đồng Tâm. Nhưng tuyệt nhiên không hề thấy anh hé răng nói một lời. Như vậy cái tính cách yêu ghét của anh cũng phải nhìn mặt phải không anh Huy Đức. Các anh chửi bới miệt thị chúng tôi thì được. Khi chúng tôi đáp trả thì các anh lại bảo là tại ông Trump mà người Việt gây chia rẽ. Nguồn gốc của những chia rẽ không đáng có chính là những bài viết một chiều, sặc mùi tấn công cá nhân như thế này, xin đừng đổ thừa cho ai cả. Đá bóng là mấy anh, thổi còi cũng mấy anh. Cuối cùng, tôi, một người ủng hộ Trump thà chấp nhận bị xem là thối đần, chứ không bao giờ muốn đánh đổi cái "thông minh" bệnh hoạn của mấy anh. Tôi đã đọc xong, và thú thật không hề thấy cay đắng như anh nói, mà chỉ thấy thương xót mấy anh đã để thù hận tràn lấp tâm hồn, làm lấn át cả lý trí.Tội nghiệp các anh. Thân ái •PS: các bạn có còm thì xin dùng từ ngữ lịch sự, nhẹ nhàng. Mình không muốn bắt chước mấy anh nhà văn "thông minh" phía trên đâu nha. Đối với mình, chửi bới, miệt thị người khác chính là biểu hiện của sự bất lực trong nhận xét hay tranh luận một vấn đề. Xin thông cảm. LARRYDE KING 07.11.2020 (RFI Blog)

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Al Gore chúc mừng George W. Bush trở thành tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

 Chào buổi tối, Chỉ vài phút trước, tôi đã nói chuyện với George W. Bush và chúc mừng ông ấy trở thành Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, và tôi đã hứa với ông ấy rằng lần này tôi sẽ không gọi trở lại ông ấy. Tôi đề nghị gặp ông ấy càng sớm càng tốt để chúng tôi có thể bắt đầu hàn gắn những chia rẽ trong chiến dịch và cuộc tranh chấp mà chúng tôi vừa vượt qua. Gần một thế kỷ rưỡi trước, Thượng nghị sĩ Stephen Douglas đã nói với Abraham Lincoln, người vừa đánh bại ông để tranh cử tổng thống, "Cảm giác đảng phái phải nhượng bộ cho lòng yêu nước. Tôi ở bên ông, thưa Tổng thống, và Chúa phù hộ cho ông." Cũng với tinh thần đó, tôi nói với Tổng thống đắc cử Bush rằng những gì còn lại của chủ nghĩa đảng phái bây giờ phải được gạt sang một bên, và cầu Chúa phù hộ cho quyền quản lý đất nước này của ông. Tôi và ông ấy đều không lường trước được con đường dài và khó khăn này. Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn điều đó xảy ra. Tuy nhiên, nó đã đến, và bây giờ nó đã kết thúc, được giải quyết, vì nó phải được giải quyết, thông qua các thể chế được tôn vinh của nền dân chủ của chúng ta. Trên thư viện của một trong những trường luật lớn của chúng ta có khắc khẩu hiệu, "Không phải dưới con người nhưng dưới Chúa và luật pháp." Đó là nguyên tắc cai trị của nền tự do Hoa Kỳ, nguồn gốc của các quyền tự do dân chủ của chúng ta. Tôi đã cố gắng dùng nó như kim chỉ nam của mình trong suốt cuộc tranh chấp này vì nó đã hướng dẫn sự cân nhắc của nước Mỹ tất cả các vấn đề phức tạp trong năm tuần qua. Bây giờ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã lên tiếng. Hãy để tôi nói rõ rằng, trong khi tôi rất không đồng ý với quyết định của tòa án, tôi chấp nhận nó. Tôi chấp nhận kết quả chung cuộc này và nó sẽ được phê chuẩn vào thứ Hai tới tại Hội nghị Cử tri đoàn. Và tối nay, vì lợi ích của sự đoàn kết của nhân dân và sức mạnh của nền dân chủ của chúng ta, tôi xin nhượng bộ. Tôi cũng xin nhận trách nhiệm của mình, mà tôi sẽ giải tán vô điều kiện, để tôn vinh vị tổng thống mới được bầu và làm mọi thứ có thể để giúp ông ấy tập hợp người Mỹ lại với nhau để thực hiện viễn kiến vĩ đại mà Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta xác định và Hiến pháp của chúng ta khẳng định và bảo vệ. Hãy để tôi nói rằng tôi biết ơn biết bao với tất cả những người đã ủng hộ tôi và ủng hộ sự nghiệp mà chúng tôi đã tranh đấu. Tipper và tôi cảm thấy biết ơn sâu sắc Joe và Hadassah Lieberman, những người đã mang lại niềm đam mê và mục đích cao đẹp cho quan hệ đối tác của chúng tôi và mở ra những cánh cửa mới, không chỉ cho chiến dịch của chúng tôi mà cho đất nước của chúng ta. Đây là một cuộc bầu cử bất thường. Nhưng theo một trong những con đường không lường trước của Đức Chúa Trời, sự bế tắc đổ vỡ vừa qua có thể hướng tất cả chúng ta đến một điểm chung mới, vì sự khép lại của nó có thể giúp nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là một dân tộc có một lịch sử chung và một số phận chung. Thật vậy, lịch sử đó cho chúng ta nhiều ví dụ về các cuộc tranh chấp cũng được tranh cãi sôi nổi như vậy, đấu tranh quyết liệt như vậy, với những thách thức riêng của nó đối với ý chí của quần chúng. Các tranh chấp khác đã kéo dài trong nhiều tuần trước khi đi đến giải quyết. Và mỗi lần, cả kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại đều chấp nhận kết quả một cách hòa bình và trên tinh thần hòa giải. Vì vậy, hãy để điều đó đến với chúng ta. Tôi biết rằng nhiều người ủng hộ tôi đang thất vọng. Tôi cũng vậy. Nhưng sự thất vọng của chúng ta phải được khắc phục bằng tình yêu dành cho đất nước của chúng ta. Và tôi nói với các thành viên của chúng ta trong cộng đồng thế giới, đừng ai coi cuộc tranh chấp này là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của Mỹ. Sức mạnh của nền dân chủ Mỹ được thể hiện rõ ràng nhất qua những khó khăn mà nó có thể vượt qua. Một số đã bày tỏ lo ngại rằng tính chất bất thường của cuộc bầu cử này có thể cản trở tổng thống tiếp theo trong việc điều hành nhiệm vụ của mình. Tôi không tin rằng nó cần phải như vậy. Tổng thống vừa đắc cử Bush kế thừa một quốc gia mà các công dân sẽ sẵn sàng hỗ trợ ông thực hiện các trách nhiệm lớn lao của mình. Cá nhân tôi sẽ sẵn sàng tuân theo ông ấy, và tôi kêu gọi tất cả người Mỹ - tôi đặc biệt kêu gọi tất cả những ai đã sát cánh cùng chúng tôi hãy đoàn kết lại sau vị tổng thống tiếp theo của chúng ta. Đây là nước Mỹ. Cũng giống như chúng ta chiến đấu hết mình khi giá cược rất cao, chúng ta đóng lại đối kháng và đến với nhau khi cuộc thi kết thúc. Và mặc dù sẽ có thời gian để tranh luận về sự khác biệt lâu dài của chúng ta, bây giờ là lúc để nhận ra rằng điều gì hợp nhất chúng ta lớn hơn điều chia rẽ chúng ta. Mặc dù chúng ta vẫn giữ và không từ bỏ niềm tin đối nghịch của mình, nhưng có một nhiệm vụ cao hơn là trách nhiệm của chúng ta đối với chính đảng. Đây là nước Mỹ và chúng ta đặt đất nước trên đảng phái. Chúng ta sẽ sát cánh cùng nhau sau tổng thống kế đến của chúng ta. Về những gì tôi sẽ làm tiếp theo, tôi vẫn chưa biết câu trả lời cho điều đó. Giống như nhiều người trong số các bạn, tôi mong muốn được trải qua kỳ nghỉ lễ với gia đình và những người bạn cũ. Tôi biết tôi sẽ dành thời gian ở Tennessee và chỉnh sửa một vài giềng mối, theo nghĩa đen và nghĩa bóng (nguyên văn: mend the fences). Một số người đã hỏi liệu tôi có hối tiếc gì không và tôi có một điều hối tiếc: rằng tôi đã không có cơ hội ở lại và chiến đấu cho người dân Mỹ trong bốn năm tới, đặc biệt là đối với những người có gánh nặng cần được dỡ bỏ và các rào cản cần được tháo gỡ, đặc biệt là đối với những người cảm thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe. Tôi đã nghe bạn và tôi sẽ không quên. Tôi đã nhìn thấy nước Mỹ trong chiến dịch này và tôi thích những gì tôi thấy. Nó đáng giá để chiến đấu cho và đó là cuộc chiến mà tôi sẽ không bao giờ dừng lại. Đối với trận chiến kết thúc đêm nay, tôi tin như cha tôi đã từng nói, rằng dù khó khăn đến đâu, thất bại cũng có thể đóng vai trò quan trọng như chiến thắng để hun đúc tâm hồn và tỏa sáng. Vì vậy, đối với tôi chiến dịch này kết thúc như nó bắt đầu: với tình yêu của Tipper và gia đình của chúng tôi; với đức tin nơi Đức Chúa Trời và đất nước tôi đã rất tự hào được phục vụ, từ Việt Nam đến chức phó tổng thống; và với lòng biết ơn đối với các nhân viên và tình nguyện viên chiến dịch thực sự không mệt mỏi của chúng tôi, bao gồm tất cả những người đã làm việc rất chăm chỉ ở Florida trong 36 ngày qua. Giờ đây, cuộc đấu tranh chính trị đã kết thúc và chúng ta lại quay sang cuộc đấu tranh không hồi kết vì lợi ích chung của tất cả người Mỹ và của những người trên khắp thế giới, những người trông đợi chúng ta để lãnh đạo cho sự nghiệp tự do. Theo lời của bài thánh ca vĩ đại của chúng ta, "Nước Mỹ, nước Mỹ": "Hãy tôn vinh điều tốt đẹp của bạn với tình anh em, từ biển cả đến biển cả sáng ngời." Và bây giờ, các bạn của tôi, trong một câu mà tôi đã từng nói với nhiều người khác, đã đến lúc tôi phải ra đi. Cảm ơn và chúc bạn ngủ ngon, và Chúa phù hộ cho nước Mỹ. Al Gore - ngày 13 tháng 12 năm 2000

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

Hong Cuc : Khoảng lặng ... Đi qua miền tối sáng ....🇺🇸

 Bài viết của chị Hong Cuc, hiện đang sống tại Cali, thật xúc động. ❤️❤️❤️❤️❤️ Khoảng lặng ... Đi qua miền tối sáng ....🇺🇸 Cứ vào mỗi 4 năm, tháng Mười Một lại mang trên vai trách nhiệm nặng nề phải hoàn thành - Mùa bầu cử... Là tháng của sự chọn lựa người lèo lái một đất nước vốn là một cường quốc đứng đầu thế giới. Là tháng không chỉ thay đổi vận mệnh của một quốc gia mà còn thay đổi cục diện thế giới bởi một sự thay đổi nào trên chính trường của Mỹ đều ảnh hưởng đến bàn cờ chính trị thế giới. Tháng Mười một năm nay đã đi vào lịch sử với một mùa bầu cử đầy biến động bởi nó không chỉ gói gọn những kịch tính trong lòng nước Mỹ mà còn gây sốc toàn thế giới với những điều không thể đã thành có thể khiến người ta phải nhìn lại những giá trị xã hội Mỹ mà người dân Mỹ đã từng tự hào. Ngày bầu cử đã qua... Nước Mỹ đang ở trong một khoảng lặng đáng sợ. Vì sao? - Vì niềm tin bị đánh cắp! Vì những gì đang xảy ra đi ngược lại những thông lệ vốn có từ bao năm nay bởi những toan tính trong bóng tối với những trò ảo thuật ma giáo. Bạn có đi làm được không ? - Có Bạn có đi chợ được không ? - Có Bạn có đi Shopping không? - Có Bạn có đi ra ngoài ăn uống vui chơi không ? - Có Thế thì tại sao lại phải bầu qua thư để rồi phải buộc chờ kiểm phiếu sau ngày bầu cử kết thúc mà vốn dĩ theo thông lệ phải thông báo ngay kết quả cho cử tri - người dân đang mong đợi trong đêm. Và điều gì xảy ra? Những con số bắt đầu nhảy múa... Những con số ma từ những người đã chết từ lâu đội mồ sống dậy đi bầu. Những con số do lỗi...của thằng đánh máy tăng con số không hô biến từ vài ngàn lên vài trăm ngàn phiếu cho phe muốn thắng. Những con số do lỗi kỹ thuật... cố tình... Tại sao phải đếm phiếu trễ? Cũng chẳng phải vì bà Covid mà vì cần phải biết tỷ lệ đôi bên cuối cùng là bao nhiêu thì mới bổ sung lượng phiếu tương ứng. Thế thôi... Phiếu ma càng nhiều. Niềm tin càng mất đi theo tỷ lệ thuận của nó. Và người ta chờ đợi. Chờ đợi điều gì? Chờ đợi công lý được thực thi và thực thi một cách triệt để. Tối cao pháp viện sẽ phải gánh trọng trách đó để trả lại niềm tin cho người dân. Chúng ta đang đi qua khoảng lặng. Chúng ta đang ở giữa hai miền tối sáng. Cam đảm vượt qua bóng tối vì ở cuối đường hầm là ánh sáng. Trump cũng thế... Ông đã rất hiên ngang đi qua 4 năm đầy giông bão. Đây là trận đánh cuối cùng, Ông sẽ chiến đấu không khoan nhượng cho đến giây phút cuối để giành chiến thắng như đã từng. Tôi ngưỡng mộ Trump vì Ông không phải là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Ông chỉ đơn thuần là một Tổng thống yêu nước yêu dân, luôn thực hiện những gì đã hứa. Và đặc biệt là một Tổng thống không hề biết cúi đầu trước sức mạnh ngoại bang mà trái lại khiến các nước khác phải kiêng dè. Nước Mỹ cần một Tổng thống như Ông , dám nói dám làm... Cầu mong Ông bình an, vượt qua thời khắc khó khăn này... Cali, November -2020 Copy FB Sona Vuong

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

 Nhà văn Nguyên Ngọc: NƯỚC MỘI, RỪNG XANH VÀ SỰ SỐNG

 Nguyên Ngọc Thứ Năm, 18/2/2010, 10:13 (TBKTSG) - Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn, nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi vì đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân xanh. Của sự sống. Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát. Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình. Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam. Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất. Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rượi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam… Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của mình. Những người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt, phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm khi chẳng vì mua bán gì cả, vẫn phải ghé lại các cảng ven bờ để “ăn” nước ngọt. Và trên dải cồn cát miên man của mình, người Chăm là những người thiện nghệ nhất thế gian về nghề tìm mạch nước, đào và thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có thể nhìn thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong lòng đất, những dòng nước mội. Chính hệ thống giếng nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời - từ nước mội bất tận rỉ ra mà có - đã tạo nên vương quốc đại dương Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu… Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đã có hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng nguồn nước mội ân huệ bất tận. Của trời. Rồi về sau, cuộc đời lại đã cho tôi một may mắn khác: tôi hiểu hóa ra “trời” không phải là một đấng trừu tượng thần bí nào, mà là một thực thể sống động, khổng lồ, cường tráng, hùng vĩ…, mà lạ thay, cũng lại rất mong manh, hết sức mong manh, ngày càng đang trở nên cực kỳ mong manh! Trường Sơn. Tây Nguyên. Tôi đã được đi đến nơi đó và gắn bó hơn nửa cuộc đời của mình ở đó. Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn... Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước. Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về điều này: không chỉ cho dải đất cát cháy miền Trung đâu. Trường Sơn có một đặc điểm quan trọng về địa hình: đường phân thủy ở đây không chạy đúng giữa mà sát ngay về phía Đông của rặng núi dằng dặc này, nghĩa là sườn phía Tây của Trường Sơn rộng hơn sườn phía Đông rất nhiều, có thể đến bốn năm lần. Tức nước từ Tây Nguyên đổ về phía Tây cũng nhiều hơn về phía Đông có thể đến bốn hay năm lần. Mà đổ về phía Tây tức là về Mêkông, về Nam bộ. Về toàn miền Nam. Trong một chừng mực nào đó, Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đối với toàn miền Nam về tất cả các mặt. Nếu chỉ nói một mặt nước thôi, thì có lẽ cũng nên nhớ: nước ở miền Tây Nam bộ, ở Cà Mau kia, cũng có thể là nước mội từ Mẹ Rừng Tây Nguyên chắt chiu đưa về đấy, cho mênh mang vùng đất lúa của cả nước ấy không bị nhiễm mặn… Hàng ngàn đời nay có những con người đã sống ở đây, gắn bó ruột thịt với rừng và đã tạo nên cả một nền văn hóa đầy minh triết bắt nguồn chính từ sự gắn bó ấy. Để bày tỏ đôi lời thật giản lược về nền văn hóa ấy và những con người ấy, chắc có thể nói vắn tắt như thế này: người Tây Nguyên không bao giờ coi rừng là tài nguyên. Không bao giờ có khái niệm khai phá, chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên, rừng. Đơn giản, rừng đối với họ là tất cả, là mẹ, là cội nguồn của sự sống. Mà họ kính trọng và tôn thờ. Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi cụ thể chứ không phải bằng lý lẽ to tát, rằng không có rừng thì cũng chẳng có, chẳng còn nước, nghĩa là cũng chẳng còn có sự sống, chúng ta không biết cái chân lý sơ đẳng và đơn giản ấy. Nhìn thấy rừng là con mắt ta hau háu nhìn thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác… Hau háu, hung hăng, hỗn hào chặt phá, và hết chặt phá, chẳng còn gì để chặt phá nữa thì đào bới… Ở quê tôi, nay đã kiệt nước mội rồi. Chi tiết rất nhỏ ấy thôi, vậy đó, lại đang là tai họa tày trời! Chắc chưa ai quên vụ lũ kinh hoàng ở Phú Yên vừa rồi. Cả thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu chìm trong nước sâu. Gần trăm người chết. Ruộng đồng tan hoang… Một vị có trách nhiệm rất cao giải thích: Ấy là vì biến đổi khí hậu toàn cầu, và lại nữa, vì nhân dân mất cảnh giác. Tại trời và tại dân, trời thì ngày càng tai ác, còn dân thì mãi ngu dốt! Có một chi tiết hẳn ở cương vị của ông ấy, ông ấy ắt phải biết nhưng lại không thấy ông nói: năm 2009, ở Phú Yên áp thấp nhiệt đới gây mưa 330 mi li mét; năm 1991, cũng tại chính Phú Yên này, mưa 1.300 mi li mét, gấp hơn ba lần. Năm 1991 không có gì đáng kể, năm 2009 lại là tai họa khủng khiếp, vì sao? Ở miền Trung - mà ở cả nước đều vậy - ngày xưa chỉ có lụt và lụt là mùa rất vui, thậm chí thân thiết, mỗi năm lại trở lại một lần, người ta chờ nước lụt, nước lên từ tốn, ruộng đồng được tưới tắm phù sa, cũng là lúc làm ăn rộn rã, có lẽ cũng tương tự như mùa nước nổi ở Nam bộ thuở nào. Ngày nay không còn lụt, chỉ có lũ. Lũ rất khác lụt, lũ là nước đột ngột đổ ập xuống, như thác, hung bạo, nhanh và dữ cho đến nỗi, như vừa rồi, có người đã leo lên trần nhà rồi còn chết ngạt trong ấy vì không kịp dỡ mái để leo lên nữa! Lũ không mang phù sa đến, lũ quét sạch tất cả những gì nó gặp trên đường đi, và kéo đất đá từ trên rừng xuống lấp hết ruộng đồng. Tất nhiên ngày xưa cũng có lũ, nhưng chỉ trong những năm mưa đặc biệt lớn, cả đời một con người chỉ chứng kiến vài lần. Ngày nay hễ đài vừa báo áp thấp nhiệt đới, thậm chí chỉ áp thấp, là cả nước đã rùng rùng lo chống lũ, sập núi, trôi rừng… Con số 1.300 li năm 1991 và 330 li năm 2009 là con số hùng hồn, nó nói rằng vụ Phú Yên vừa rồi không phải chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu, không phải do trời, như lời giải thích uyên bác của vị quan chức nọ. Do người. Do cơ chế nước mội tinh tế, tinh vi, thông minh, nhân hậu tuyệt vời của thiên nhiên đã không còn, đã bị phá vỡ, đã bị con người triệt diệt bằng cách triệt diệt rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong một cuộc trao đổi ở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Trung ương vừa rồi, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: không chỉ có nguy cơ lũ quét đâu, sau lũ quét sẽ tiếp đến nguy cơ hạn hán sẽ còn khốc liệt, tai hại hơn. Bởi vì nước mội và lụt hàng năm hiền lành là cùng một cơ chế, cùng một tác giả: Rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong hơn 30 năm qua, chúng ta đã làm xong một công việc to lớn: cơ bản phá hết, cạo sạch đến tận cùng rừng tự nhiên trên cái mái nhà sinh tử của toàn Đông Dương này. Đã quét sạch xong hết trên mặt đất, bây giờ đang bắt đầu moi sạch nốt dưới lòng đất. Cao su tuyệt đối không phải là rừng, không sinh ra cơ chế nước mội. Các khu công nghiệp của công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng tuyệt đối không phải là rừng. Một quy luật vận hành ổn định, điều hòa, thông minh của tự nhiên đã bị triệt diệt, nhanh và cơ bản hơn tất cả mọi giai đoạn từng có trong lịch sử. Một quy luật khác đã được thiết lập, quy luật của hỗn loạn. Hãy nhìn lên cái mái nhà chung kia mà bao nhiêu thế hệ nhiều ngàn năm qua đã giao lại cho chúng ta, trên ấy đã mất hết màu xanh của sự sống. Có còn cứu được không? Còn, với một điều kiện: biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại. Cũng cần nói: hầu hết các nước mà ngày nay ta gọi là những nước phát triển đều đã đi qua “con đường đau khổ”, cũng từng tàn phá hết rừng trên mặt đất và đào bới tàn bạo lòng đất, ở nước họ, rồi ở các nước khác. Chỉ có điều, gần một thế kỷ trước họ đã giật mình dừng lại, và từ đó bắt đầu làm lại, khôi phục lại màu xanh cho đất đai, núi non của họ. Đi sau, chúng ta có thể khôn ngoan hơn như lẽ ra phải thế. Sự vội vã, kiêu căng, và lòng tham không đáy, đã che mắt chúng ta. Đang còn tiếp tục che mắt chúng ta. Chúng ta vẫn còn hăng lắm trong việc chặt phá nốt đôi chút còn lại và đang bắt đầu một công cuộc đào bới hung dữ. Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng. Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên. Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan. Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn. * Ảnh: Chấm đỏ là cột mốc ngã ba Đông Dương - Ảnh chụp màn hình ngày 20.10.2020 của báo Một Thế Giới.

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Người nuôi ong - RỪNG

 Một bài viết của một người tự xưng là "Người nuôi ong" nhưng hiểu về Rừng một cách sâu sắc và khoa học hơn cả ông Phó Thủ tướng. 

 RỪNG. 

 Chả lẽ có 1 ông Phó Thủ tướng (PTT) còn thua 1 nông dân như mình? Thật sự là vô lý vì mình tự nhận là 1 kẻ ngu dốt! Mình từng chuyển ong ra khu vực Quảng Nam, ở nơi này thứ mà PTT nói chính là rừng cây keo, tràm, cao su, đi đâu cũng gặp! Còn thực tế các khu rừng nguyên sinh đã bị phá gần như HOÀN TOÀN. Trong bài p/b của PTT (đăng đầy trên các báo: giấy, điện tử) nói rừng còn nhiều lắm! Hơn 40%! Có cái đầu... “ruồi”! Chắp tay sau đít rồi lính dẫn ra mảng xanh xanh kêu là rừng thì tưởng đó là rừng! Bằng kiến thức của 1 kẻ từng ăn rừng, ngủ rừng, ỉa rừng, trần truồng tắm suối,... Xin phân tích cho PTT hiểu thế nào là rừng? Rừng là 1 hệ sinh thái, trong 1 khu rừng có cây tầng cao, cây tầng giữa và cây bụi, có ĐỘNG, THỰC VẬT phong phú. Tại sao lại phải có động vật? Vì động vật chính là thứ mở rộng rừng 1 cách tự nhiên, thông qua việc ăn uống, ỉa chúng mang các hạt giống đi xa và phân tán hạt khắp các khu đất. Rừng bền vững phải có Động vật (ĐV) là vì vậy, 1 con khỉ trồng rừng còn tốt hơn 1 doanh nghiệp ngàn tỉ! Thật vậy! + Tầng rừng 1: Là lớp mùn, rong rêu, nơi trú ngụ của côn trùng, là cái hố xí của ĐV tầng cao ỉa xuống, côn trùng, giun, vi sinh ăn cứt, lá cây mục và tạo lại dinh dưỡng cho đất. Tầng này hút ẩm tốt cực kì, giữ 1/3 lượng nước mưa trước khi ngấm xuống nước ngầm. + Tầng rừng 2: Cỏ, cây bụi, cây cổ thụ làm nhiệm vụ giữ nước trong đất, tránh hiện tượng ĐẤT NO NƯỚC NÊN TỰ SẠT LỞ (lời PTT). + Tầng rừng 3: Cây tán giữa cung cấp nơi trú ẩn, thức ăn cho động vật, chim chóc. + Tầng rừng 4: Là cây cao nhất có nhiệm vụ chắn mưa bão, gió Lào, gió mùa Tây Nam, tia cực tím...vv... Hiện nay ở khu vực miền Trung, có những vùng cây keo tiết mật ướt lá nhưng ong không thể lấy mật, nguyên nhân do rừng tán cao đã bị đốn hết, mỗi khi gió Lào thổi về người còn ngồi thè lưỡi thở như chó nói chi con ong. Ở miền Trung mùa gió Lào bây giờ, nếu bạn có ra đường đái thì quay trước quay sau, nhìn xuống đất sẽ tưởng mình chưa đái vì nước đái bốc hơi hết trong 1 nốt nhạc! Bài viết này mình chẳng muốn cà khịa PTT đâu. Cơ mà nói thật, các ông khắm lắm. Đến lúc nào rồi còn ngồi thủ dâm tinh thần với nhau là có những 40% rừng? Ngày nay kiếm 1 khu rừng để thả Động vật hoang dã (ĐVHD) đã thấy khó vô cùng, lấy đâu ra 40% rừng tự nhiên dễ dàng như PTT nói. Biết rằng không có Thủy điện thì có đâu phát triển, biết rằng không có các tập đoàn phá rừng trồng cao su thì có đâu công nhân có việc làm, biết rằng xưa kia phá rừng là điều đã xảy ra. Nhưng bây giờ là lúc phải THAY ĐỔI suy nghĩ, THỪA NHẬN sai lầm, NGHĨ CÁCH khắc phục. Chứ cứ giấu số liệu như mèo giấu cứt thì đời con cháu còn cái gì nữa? Mới 10 năm mà ở Gia Lai không còn đàn khỉ đuôi lợn nào! Thử coi đến khi PTT chết đi, đời con cháu cứt khỉ cũng không có mà nhìn. Tại sao phải sang Thái Lan du lịch ngắm khỉ trong khi Việt Nam từng có? Vì Thái biết giữ còn Việt thì không! Tại sao phải sang Nhật Bản ngắm huơu sao ỉa, ngủ ở đường nhựa trong khi Việt Nam cũng có hươu sao? Chắc chắn người ta bảo tôi là phản động khi dám nói thẳng với PTT như thế này: Gia đình tôi nghèo, hoàn cảnh đôi chút éo le, nợ ngân hàng ngập mặt, nhưng 5% thu nhập của tôi dành để cứu ĐVHD và 1 tháng 1 lần tôi mang 2 - 10 cây gỗ, cây ăn trái đi trồng trên các khu rừng keo, rừng thông (dù biết sẽ bị phá). Nếu có lên đập Tiên Sơn, đèo Đaksomei, Tona, leo núi trên đó đôi khi bạn sẽ nhìn thấy 1 cây chôm chôm, 1 cây gỗ hương, 1 cây nhãn, 1 cây huỳnh đàn... có xếp đá xung quanh, chính là cây tôi trồng. Nếu có bãi cứt bên cạnh chính là tôi ỉa. Vậy nên tôi là người yêu nước và CỰC KHÔNG THÍCH phản động. Cơ mà tôi cũng đếch phải người thích gãi PTT khi các ông làm trò mèo. Nếu muốn giữ rừng hãy tăng lương kiểm lâm, công an, tăng trách nhiệm, định vị vệ tinh gỗ quý, trả tiền cho người trồng rừng, giữ rừng. Nghiêm cấm ăn thịt, săn bắn ĐVHD. Trồng cây bản địa, cây ăn quả để ĐVHD có thức ăn, hồi sinh, chúng sẽ tự giữ rừng và trồng rừng bền vững nhất. Và ngừng đùn đẩy trách nhiệm, thủ dâm tinh thần là còn 40% rừng. Hết rồi!” (Copy từ fb Vũ Văn Tuyển, người nuôi ong) Hình trên mạng. #LINHTINHDODUYNGOC

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

GIÁO SƯ TRẦN NGỌC VƯƠNG: TÔI SỐC KHI ĐỌC ĐƯỢC CẨM NANG THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC

 Hơn bốn mươi năm qua, Trung Quốc là thế lực duy nhất đe dọa độc lập chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ nước ta. Giáo sư Trần Ngọc Vương - người đã miệt mài nghiên cứu về Trung Quốc từ tuổi đôi mươi đến nay - nhận định: “Người Trung Quốc, đặc biệt là giới cầm quyền, luôn tin vào não trạng của mình. Họ luôn giương đông kích tây, trong đầu luôn có các loại mưu kế. Thậm chí, họ còn tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra và luôn có sẵn “bài” để đối phó với từng tình huống tưởng tượng đó. Đây là đặc điểm kinh hoàng nhất của giới chính trị Trung Quốc”. Báo Ph N TP. HCM đã có cuc trò chuyn vi ông.

---

HỌ MUỐN NHANH CHÓNG HIỆN THỰC HÓA “TRUNG QUỐC MỘNG”

* Phóng viên: Năm 2009, Trung Quốc xuất bản cuốn Trung Quốc mộng, tác giả là đại tá Lưu Minh Phúc, một giáo sư của Đại học (ĐH) Quốc phòng Bắc Kinh. Những hành vi quấy phá của Trung Quốc ở Biển Đông cũng tăng dần đều từ năm 2009. Nhân vật này có vai trò gì trong việc Trung Quốc đẩy mạnh các hành vi phi pháp đó không, thưa giáo sư?

- Giáo sư Trần Ngọc Vương: Có hai cuốn sách của Trung Quốc cần được nhắc đến, là Tô tem sói (Lang đồ đằng, tác giả Khương Nhung) và Trung Quốc mộng. Cả hai cuốn đều được quảng cáo và phát hành hết sức rầm rộ. Tô tem sói được viết dưới dạng tiểu thuyết nhưng thực chất đó là khảo cứu mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa.

Tác giả xác định căn tính của người Trung Quốc là căn tính sói - một loài ranh mãnh, thủ đoạn, độc ác nhất trên cả thảo nguyên, bình nguyên và cao nguyên. Nhiều năm liền, Trung Quốc cho in đi in lại cuốn Tô tem sói. Bấy giờ, họ đang muốn tuyên truyền một tinh thần khác, một không khí khác, đó là tính chiến đấu và tinh thần quật cường của người dân nước họ. 

Còn Trung Quốc mộng là hướng tuyên truyền của quân đội. 

Hai cuốn sách tuyên truyền hai hướng khác nhau. Xưa nay Trung Quốc là vậy, luôn đưa ra khả năng này, khả năng kia. Trung Quốc mộng vẫn trên tinh thần vừa thừa tiến, vừa uốn nắn tinh thần của Tô tem sói. Song, viết Trung Quốc mộng, Lưu Minh Phúc mới chỉ tiếp cận một góc tham vọng của nhà cầm quyền. Đọc kỹ thì góc tuyên truyền của Lưu Minh Phúc là duy trì cảm hứng chủ đạo trong tư tưởng của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (che đi khoảng sáng, nuôi dưỡng cái tù mù, không muốn minh bạch, rõ ràng với thế giới) và “trỗi dậy một cách hòa bình”.

* Với xuất phát điểm không ít khó khăn, việc Trung Quốc vươn lên, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thực sự là kỳ tích. Trong “thiết kế” của Đặng Tiểu Bình, “trỗi dậy một cách hòa bình” là một trong những cảm hứng chủ đạo. Nhưng những gì Trung Quốc hành xử trên Biển Đông trong hơn mười năm qua cho thấy rõ là họ đã cách ly từng bước “thiết kế” của Đặng?

- Sau hai thập niên tham gia định hình những chính sách quan trọng nhất của Trung Quốc và được ủng hộ, nhà tư tưởng của Trung Quốc hiện nay là Vương Hỗ Ninh. Đây là một nhà nghiên cứu chính trị chuyên nghiệp, hiện là một trong bảy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ta thiết kế một đường hướng khác Đặng Tiểu Bình, vừa tiếp tục nhưng lại vừa điều chỉnh, thay đổi. Từ năm 2007, trên đỉnh cao nhất của nhóm làm chiến lược, đã bắt đầu thay đổi. Sự thay đổi từ Giang Trạch Dân, qua Hồ Cẩm Đào, tới Tập Cận Bình dựa vào Vương Hỗ Ninh là sự điều chỉnh có kế hoạch. Vương Hỗ Ninh thấy, phát triển theo cách Đặng Tiểu Bình đề nghị thì chậm. Ông ta muốn “đi” nhanh hơn, muốn thu hoạch nhiều hơn từ nhiều hướng khác nhau, do đó chấp nhận sự đa tạp của tình hình. 

Người Trung Quốc, đặc biệt là giới cầm quyền luôn tin vào “trực giác định hướng” của mình. Họ thường giương đông kích tây, trong đầu luôn có các loại mưu kế. Thậm chí, họ còn tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra, và luôn có sẵn “bài” để đối phó với từng tình huống tưởng tượng đó. Đây là đặc điểm phức tạp nhất để hiểu giới làm chính trị cực quyền, thượng đỉnh của Trung Quốc.

CON NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC MANG Ý THỨC VỀ SINH MỆNH

* Mô hình ông vua - thiên tử độc nhất thế giới, cùng căn tính sói của dân tộc (như họ tự nhận) khiến chính quyền của Trung Quốc có những đặc điểm gì riêng biệt, thưa giáo sư?

- Mô hình quyền lực tối cao ở Trung Quốc hầu như không có yếu tố tôn giáo mà chỉ duy trì biểu tượng thần quyền (đến một ngưỡng cần thiết cho tuyên truyền ở một mức độ nhất định). Nói cho cùng, mọi tôn giáo đích thực đều có giá trị cứu rỗi cho con người, kể cả những người cầm quyền tối thượng (như việc hoàng đế Napoléon Bonaparte vẫn cần sự có mặt của Giáo hoàng trong lễ lên ngôi).

Nhưng thể chế truyền thống của Trung Quốc thì khác, hoàng đế lên ngôi, tự lập đàn tế trời, tự công bố với thiên hạ, hành xử hoàn toàn nhân danh trời và đồng nhất trời với bản thân. Quyền lực của hoàng đế Trung Quốc không chịu “lép” bởi quyền lực tôn giáo, không có tín ngưỡng, cho nên mục đích của thể chế ấy cũng như phương tiện của họ là tính hiện thế. Tinh thần cực quyền của họ thể hiện rất rõ.

Người Trung Quốc có những chuyện kỳ dị mà nếu không phải người cầm quyền tối cao, không phải là những người tột cùng tham vọng thì không thể hiểu được, hoặc không đủ sức để đảm đương gánh nặng tâm lý ấy. Những người như Phạm Lãi (công thần của Câu Tiễn, ông vua nước Việt tại vị từ năm 496 - 465 trước Công nguyên) xưa hay Chu Ân Lai hiện đại đều không thể đeo đẳng mẫu người đó.

Sở dĩ Phạm Lãi sống được là do ông ta không theo mô hình đó (sau khi không khuyên được Câu Tiễn, Phạm Lãi bỏ đi biệt tích). Sở dĩ trong mấy trăm người từng là lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thanh trừng, một mình Chu Ân Lai tránh được, là bởi ông ta thuyết phục Mao Trạch Đông chỉ ở một điểm, đó là tiếng “nói thầm” luôn được nhắc đi nhắc lại: “Tôi không tranh, không bao giờ định tranh vị trí độc nhất với ông”. 

Đặc điểm quyền lực bằng mọi giá của thiết chế chuyên chế này cũng là đặc điểm hàng đầu. 

Một đặc điểm không nơi thứ hai nào có nữa, đó là sự coi rẻ, vô hiệu hóa mạng người, vô nghĩa hóa thân phận mỗi người và bất cứ cá nhân nào. Không cần nói đến những chuyện cả thế giới hiện nay đang lên án, chỉ cần nói về nguồn gốc chiếc bánh bao trong lịch sử của họ: tiến xuống phía Nam là khó khăn lớn với những người sống ở Trung Nguyên. Cuộc hành quân của họ vấp phải những sơn hệ - thập vạn đại sơn, đặc biệt là Ngũ Lĩnh.

Người Trung Quốc luôn e ngại khi phải vượt qua năm ngọn núi đó. Đánh phương Nam là một trong những nỗi kinh hoàng cay cực của lính phương Bắc. Người lính của họ được giáo dục, tuyên truyền chuẩn bị tinh thần sẵn sàng giết, đồng thời cũng sẵn sàng chết. Cái chết thì được tô vẽ bằng chủ nghĩa anh hùng, “da ngựa bọc thây”, “nhẹ tựa lông hồng”. Còn đối thủ, đối phương thì cần bị “ăn gan, uống máu”. 

Để “Nam chinh”, vì không biết phương tiện, điều kiện ra sao nên họ phải tích trữ lương khô mang theo. Nấu ăn cũng khó, nên loại bánh phổ biến họ làm là lương khô, vừa gọn nhẹ, vừa dễ sử dụng. Ngay từ thời ấy, họ đã giáo dục cho người lính phương Bắc của họ tinh thần vừa căm thù, vừa quyết tâm: ăn bánh “man đầu” (tức bánh bao) là ăn đầu người Nam man, tức cộng đồng Bách Việt.

Trong lịch sử chiến tranh ở Trung Quốc xưa, số binh lính thường được huy động lên tới vài chục đến vài trăm vạn. Vậy mà, như một nhà thơ đời Đường đã “ráo hoảnh”: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” - xưa nay ra trận mấy ai về. Phong cách thực thi chiến tranh nổi tiếng của Trung Quốc, nổi tiếng từ xưa trên toàn thế giới, là “chiến thuật biển người”, “lấy thịt đè người”.

Mạng người, bất kể là mạng của ai, trừ người nắm quyền tối cao, đều có thể trở nên vô nghĩa. 

Kể từ ngày lập nên nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nghĩa là “thời bình”, không loạn lạc, không chiến tranh, mà theo nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài Trung Quốc, số người chết không phải tự nhiên, mà chết do “nhân tai” - lỗi của người cai trị - lên đến cả trăm triệu người. Riêng nạn đói xảy ra vào những năm 1958-1961 trong và sau phong trào Đại dược tiến (đại nhảy vọt), theo nhiều tài liệu khác nhau, đã làm chết từ 37 - 43,5 triệu người.

* Không chỉ nghiên cứu Trung Quốc, giáo sư còn có nhiều thời gian giảng dạy ở ĐH Bắc Kinh. Đặc điểm nào của con người sống trên đất đó khiến ông nhớ nhất?

- Thân phận con người! 

Sau hơn hai mươi năm nghiên cứu Trung Quốc, năm 1998, lần đầu tiên, tôi mới có những ngày sống trên đất nước này. Tôi sang dạy ở trường đại học lớn nhất của họ với tư cách là chuyên gia hàng đầu, hưởng bậc lương rất cao. Nhưng cách xử sự của họ thì… kể ra cho hết, thật lắm chuyện khôi hài. Nói vậy để thấy rằng, một vị trí như mình, khách mời (mà là “quốc khách”, vì bấy giờ tôi sang dạy bằng giấy mời của Quốc vụ Viện, đóng dấu quốc huy hẳn hoi) như mình mà còn vậy. 

Tôi dạy ở Bắc Kinh, sống ở Bắc Kinh và quan sát thì cảm nhận rất rõ rằng, con người ở đó không có ý thức về sinh mệnh hay thân phận. Cái gọi là “nhân thân” ở đây vô nghĩa. Không ai quan tâm, không ai muốn, không ai cần biết anh là ai; anh cũng chỉ như cái cây, ngọn cỏ ven đường. Họ chỉ cần biết người đó là da đen hay da trắng, là người giống họ hay không. Đó là lần đầu tiên tôi đến một cộng đồng mà cảm giác sự vô nghĩa của thân phận cá nhân rõ ràng đến vậy. 


BÍ MẬT VỀ CUỐN KỲ THƯ

* Ông tiếp xúc với cuốn Phản kinh, chính là trong chuyến đi đó?

- Sang Bắc Kinh, tôi đi lang thang xem sách thì cuốn sách có tiêu đề Phản kinh đập vào mắt. Đó là lần đầu tiên tôi biết có cuốn đó. Tôi cầm lên, thấy chữ khó đọc, giấy xấu, tên tác giả lại không đọc được, chữ rất lạ (họ Triệu thì đọc được), lại của một nhà xuất bản (NXB) hầu như không có tên tuổi gì - NXB Nội Mông.

Tôi đọc phần giới thiệu, họ viết rất rõ: “Lịch đại thống trị giả hành nhi bất ngôn dụng nhi bất tuyên đích kỳ thư”. Có nghĩa, đây là cuốn kỳ thư mà kẻ thống trị các đời làm theo nhưng không nói, dùng nhưng không công bố. Tôi giật mình, sách này là sách cấm, riêng phần giới thiệu đã thấy kinh hoàng. Hơn một ngàn năm, sách chỉ dành cho tầng lớp cao nhất của bộ máy cai trị. Dưới thời Minh, Thanh, ai đọc sách cấm mà bị phát hiện là phạm tội đại hình, bị giết. Và đó cũng là lần đầu tiên, người Trung Quốc biết đến Phản kinh một cách rộng rãi.

Tôi chép tên tác giả ra giấy mang đi hỏi một giáo sư của ĐH Bắc Kinh, ông này không biết. 

Ngày ĐH Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập ở Đại lễ đường nhân dân, riêng ô tô chở chuyên gia của họ là 80 xe. Ông ấy mang đi hỏi khắp, cũng không ai biết, vì người giỏi chữ Hán nhất Trung Quốc cũng chỉ biết đến 85% lượng chữ. Ông rất tức, dành mấy ngày để tra các loại từ điển thì tìm được tên tác giả là Nhuy (chữ Nhuy thực ra là phần đuôi của một từ có tính chất từ láy nên hiếm gặp). Tác giả đỗ tiến sĩ thời Trung Đường. Viết xong bộ sách này, Triệu Nhuy vào gặp vua một lần, dâng cho vua bộ sách và từ chối tất cả những lời ban khen, phong tặng, xin lui về quê rồi biệt tăm không ai biết. 

Từ đời Đường, qua Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cuốn sách ấy chỉ được nằm trong bí thư các (gác chứa sách) của vua, cũng không đưa xuống tứ khố toàn thư. Đến tận đời Càn Long, ông mới sai những đại học sĩ sao chép ra vài bản, phân hạng mục trong tứ khố toàn thư nhưng vẫn không lưu hành ra ngoài. Đích thân Càn Long đề tựa cho cuốn sách và đổi tên. Đại học giả nổi tiếng nhất của đời Càn Long là Kỷ Hiểu Lam hiệu đính cuốn sách. Và văn bản cuối cùng đó chính là văn bản mà NXB Nội Mông in.

* Vai trò, tính chất của Phản kinh đối với nhà cầm quyền Trung Quốc là gì thưa giáo sư?

- Tôi đọc và thấy tác giả đã cảnh báo rất đích đáng. Bộ sách này không phải nhà cầm quyền tối cao nào cũng đọc được, mà phải là người cực giỏi, nếu không thì rất tai hại. Vì đó là những thủ đoạn kinh khủng nhất của giới cầm quyền. Cũng vì thế mà khi từ Bắc Kinh về, tôi đã tìm mọi cơ hội để dịch cuốn sách đó, nhưng tiếc là hầu như không ai quan tâm. Giờ thì đã có bản dịch rồi.

* Khi tiếp cận Phản kinh, cảm giác của ông ra sao?

- Tôi sốc. Triệu Nhuy kể theo lối nửa hư nửa thực, có nhiều yếu tố như Trang Tử, huyễn hoặc biến ảo, thật giả lẫn lộn. Anh đọc, anh tin có thật thì nó là thật, bởi những chuyện ông ấy kể không ai xác minh được. 

Tôi nhớ nhất câu chuyện kể về Phạm Lãi, với những chi tiết rất lạ. Việc Phạm Lãi bỏ đi, có những lời đồn thổi khác nhau. Nào là ông “cộng Tây Thi phiếm chu du Ngũ hồ” (cùng đại mỹ nhân Tây Thi rong ruổi Ngũ hồ), nào là lời đồn ông ấy đến một nơi, lập nơi đó thành Đào Nguyên rồi trở thành một thương gia vô cùng giàu có.

Và Triệu Nhuy kể theo hướng này: Phạm Lãi sống độc lập, không theo một “chủ mới” nào. Ông có ba đứa con. Đứa thứ hai sang nước Sở, ở đó đã phạm tội đại hình, bị bắt giam, xử chết. Phạm Lãi có một người bạn ở nước Sở rất được vua Sở tin nghe, nên ông nghĩ đến việc cầu cứu bạn. Phạm Lãi chuẩn bị một lượng tiền vàng lớn cho việc gặp người bạn kia. Con cả và con út của Phạm Lãi đều đòi đi. Ông muốn giao việc cho con út nhưng người con cả bảo nó lớn hơn, khôn hơn, nó lại là trưởng, chịu trách nhiệm gia tộc nên phải để nó đi. Phạm Lãi không đồng ý, cậu cả dọa tự tử vì cho rằng bố không tin mình là việc ảnh hưởng đến thanh danh, và Phạm Lãi phải nhượng bộ.

Người bạn của Phạm Lãi nhận thư, trả lời sẽ giúp. Cậu cả về quán trọ chờ. Ông kia vào nói với vua: “Việc thi hành những án lớn là chấn động đến cả tâm linh, cả thiên hạ; nếu làm phúc, đại xá được thì rất tốt”. Vua nghe, hôm sau ban bố đại xá thiên hạ. Cậu cả nghe tin đó lẳng lặng mang hết tiền về quán trọ, không vào gặp ông kia nữa. Ông bạn Phạm Lãi chờ mấy ngày không thấy cậu ta quay lại, biết ngay cậu này tiếc của (trong thư, Phạm Lãi viết rõ việc cảm ơn). Ông ta thay đổi cách ứng xử, vào nói lại với vua: “Hôm trước, tôi có tâu với chúa công việc đại xá, giết nhầm người đúng là oan, nhưng không trừng phạt đúng người phạm tội đại nghịch, đại ác cũng là họa”. 

Và ngày hôm sau, cậu cả đi nhặt xác em đưa về. Về đến nhà, đã thấy Phạm Lãi chuẩn bị đầy đủ để làm ma cho đứa con thứ hai. Cậu cả hỏi vì sao cha biết, ông không trả lời, tỏ ra buồn rầu. Sau, ông cho một số người tâm phúc nhất biết, khi họ hỏi “thằng cả đi, thằng hai còn chết, thì làm sao thằng út đi mà cứu được?”. Phạm Lãi nói: “Khi tôi buộc phải cho thằng cả đi, tôi đã biết nó sẽ thất bại và thằng thứ hai phải chết. Là vì thằng cả sống với tôi từ thuở hàn vi, nó biết khổ, biết nhục, biết thiếu tiền là như thế nào, nên nó tiếc tiền. Còn thằng út sinh sau, khi tôi đã giàu, nó lớn lên trong nhung lụa nên nó sẽ mang ngay tiền đến nhà ông bạn tôi mà không do dự”.

Người ta lại hỏi, bạn ông như thế là không chí tình? 

Phạm Lãi trả lời: “Ông ấy biết, nếu thằng thứ hai không gặp biến cố này thì kiểu gì nó cũng là thằng hư hỏng, nên phải có sự trừng phạt. Ông ấy cũng biết thằng anh tham lam, bỉ lậu, nếu không có bài học xương máu đúng nghĩa này thì nó sẽ không thể tỉnh. Tôi nhờ ông ấy là quan hệ tình thân, nhưng còn cái gọi là thiên lý, ông ấy cũng không vì tình thân mà làm trái lẽ trời”. Tất cả mọi người nghe xong đều ngỡ ngàng, vì mọi sự xảy ra như thế nào, từ lâu đã nằm trong sự tính toán của Phạm Lãi. 

Khi đọc xong chuyện đó, tôi thấy kinh hoàng! Mới thấy tư duy của Trung Quốc lạ và biến ảo khôn lường.

* Cảm ơn giáo sư! 

---

Thế kỷ XIX, dưới thời nhà Thanh, Trung Quốc bị tám cường quốc của thế giới đánh phá, chia nhau đô hộ. Trung Quốc trở thành nước bán thuộc địa. Họ gọi đó là thế kỷ quốc nhục, bị xâu xé, các khu vực hay thành phố bị chia thành các khu tô giới (là phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng lại bị một thực thể khác quản lý, Thượng Hải là trường hợp điển hình). Do đó, họ phải khẳng định lại khát vọng thống trị thế giới chứ không bao giờ chịu để người khác thống trị. Đội ngũ các nhà nghiên cứu của họ đã nhìn nhận lại toàn bộ lịch sử của cả Trung Quốc và lịch sử thế giới. Họ nhận ra, tám cường quốc chia nhau xâu xé họ chủ yếu là đánh vào từ đường biển. Và họ cũng đủ tri thức để dần dần nhận ra được rằng, từ thế kỷ XVI, quốc gia nào muốn phát triển chủ nghĩa tư bản, trở thành cường quốc kinh tế, trở thành thực dân thì trước hết phải là cường quốc biển. Đây cũng là một trong những lý do khiến Trung Quốc quyết thực hiện bằng được dã tâm biến Biển Đông thành ao nhà của họ.

Uông Ngọc (thực hiện)

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/giao-su-tran-ngoc-vuong-toi-soc-khi-doc-duoc-cam-nang-thu-doan-chinh-tri-cua-trung-quoc-a1416588.html