Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992



GÓP Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP

Phát biểu của ông Phan Đình Diệu tại Hội nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tồ quốc Việt nam ngày 12 tháng 3 năm 1992.

Kính thưa Đoàn chủ tịch,

Kính thưa tất cả các vị đại biều,

Tôi xin phép có một số ý kiến tham gia cuộc thảo luận kỳ này – tức là về dự thảo Hiến pháp.

Ý KIẾN THỨ NHẤT: Chúng ta đang sống trong một tình hình mà đất nước và thế giới có rất nhiều vấn đề cần được nhận thức và lý giải một cách tỉnh táo. Về những khó khăn của đất nước, tôi xin không phải nói lại. Nhưng vấn đề cốt lõi là hiện nay đất nước đòi hỏi gì? Theo tôi nghĩ, cái lớn nhất mà đất nước đòi hỏi là phải phát huy được tất cả mọi năng lực của tất cả các thành viên cùa dân tộc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tự cường để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và tiến kịp với thế giới. Phải trên cơ sở phát huy thật sự mọi năng lực của dân tộc thì mới có thể tận dụng được những thành tựu của thế giới hiện đại, tận dụng được những khả năng hợp tác với bên ngoài, và do đó, mới có thể sử dụng được mọi thuận lợi để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, có cuộc sống no ấm hạnh phúc trong cộng đồng thế giới đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.

Tôi nói điều đó bởi vì hiện nay, trong điều kiện mở cửa, nhiều khi ta hy vọng quá nhiều vào những quan hệ với nước ngoài, đầu tư của nước ngoài, v.v… Điều đó là hết sức quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn nữa, cái cốt lõi nhất là phài làm sao phát huy được mọi năng lực của chính bản thân chúng ta. Bởi vì dân tộc ta, nếu không phát huy được năng lực của chính mình, thì dù người nước ngoài có ồ ạt đầu tư vào, chúng ta cũng chỉ đóng vai trò của những kẻ đầy tớ hèn mọn mà thôi. Cho nên vấn đề làm chủ, vấn đề phát huy thật sự năng lực của mọi thành phần của dân tộc, không phân biệt đối xử, không có hận thù, hòa giải, hòa hợp, mới là cái cốt lõi, cái cơ bản nhất. Năng lực ấy chúng ta có. Còn thi hành bất kỳ một chính sách phân biệt nào, bất kỳ sự chia rẽ nào, bất kỳ sự duy trì tình trạng đối địch thù hận nào, cũng đều nguy hiềm cho quá trình đoàn kết để chấn hưng đất nước. Vì vậy, Hiến pháp, theo tôi nghĩ, cần phải được bàn trên tinh thần đó, tạo điều kiện cho xã hội Việt nam tiến theo hướng đó. Và cũng cần nói thêm rằng với tư cách một bộ luật cơ bản, cao nhất, thì hiến pháp phải thực sự là bộ luật cơ bản và cao nhất, không có bất kỳ một thứ luật nào khác, thành văn hay không thành văn, cao hơn nó.

Ý KIẾN THỨ HAI: Vậy những đòi hỏi đó của đất nước hiện nay cần được phản ánh trong thể chế xây dựng nhà nước, tức là được phản ảnh trong Hiến pháp, như thế nào? 

Như chúng ta đã biết, qua sự vận động của đất nước ta cũng như trên thế giới vừa qua, thì điều đã rõ là chúng ta phải từ bỏ mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ để xây dựng một đất nước, một thể chế có nền kinh tế thị trường thật sự (dĩ nhiên là có sự điều tiết của nhà nước) và một chế độ chính trị dân chủ đoàn kết dân tộc, có nghĩa là một xã hội dân sự và một nhà nước dân chủ pháp quyền. Vì thế, ở đây có nhiều vấn đề cần phải dứt khoát và phải có những quan điểm rõ ràng. Bởi vì, nếu theo hướng đó thì rõ ràng chế độ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một thể chế xã hội, tức là một hình thái tổ chức xã hội trong đó chế độ sở hữu công cộng là cơ bản hay gần như là duy nhất, trong đó nền kinh tế được quản lý tập trung bằng kế hoạch thống nhất của nhà nước, trong đó có một chế độ chính trị do một đảng lãnh đạo theo mô hình chuyên chính vô sản, đã chứng tỏ là không thể duy trì được nữa và là sự cản trở cho mọi tiến bộ của dân tộc. Và cũng như đã được chứng tỏ, nó là sự cản trở và đã bị phá bỏ ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm để nhận thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình đó, tức là theo chủ nghĩa Mác – Lênin, không còn đáp ứng được mục tiêu phát triển của dân tộc trong giai đoạn hiện nay. 

Một vấn đề đặt ra là có thể chăng cố gắng kết hợp một nhu cầu không thể bác bỏ được là phát triển nền kinh tế thị trường với một ý đồ duy trì thể chế chính trị “xã hội chủ nghĩa” kiểu chuyên chính vô sản do một đảng lãnh đạo? Tôi nghĩ, ở đây mỗi thể chế, mỗi cách tổ chức xã hội có logic của nó và trong mỗi logic đó có những yêu cầu về tính nhất quán của nó. Không thể dễ dàng từ bỏ một số yếu tố này mà lại giữ nguyên một số yếu tố khác. Thực tế mấy năm qua cho thấy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ sự độc quyền lãnh đạo, thì không phải chúng ta phát huy được tính tích cực của cả hai thể chế đó, mà thật ra xã hội đồng thời chịu tác động tiêu cực của cả hai thể chể. Bởi vì, trong một nền kinh tế không có hàng hóa thì người ta không thể dùng quyền để bán đi được. Nhưng một nền kinh tế thị trường mà vẫn giữ độc quyền thì quyền cũng là một thứ hàng hóa. Và trong mấy năm qua, nạn tham nhũng không thể trị được chính là hình thức kết hợp sự độc quyền và nền kinh tế hàng hóa. Vì không có thứ hàng hóa nào lại dễ ăn dễ lãi như quyền lực. Tham nhũng về thực chất là việc biến một cách phi pháp quyền lực thành hàng hóa. Cho nên không thể kết hợp những yếu tố không thể dung hòa được của hai thể chế để hy vọng tạo ra một hình thái tích cực được. Chúng ta cần nhanh chóng khắc phục những yếu tố cộng lại cái tiêu cực như vậy. 

Thật ra, kinh tế thị trường không phải cái gì cũng tốt cả. Kinh tế thị trường cũng có nhiều mặt tiêu cực của nó. Chính vì vậy, để phát triển được nền kinh tế thị trường và để nó có thể phát huy được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực, thì đòi hỏi phải tăng cường luật pháp, đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp thật đầy đủ và có khả năng điều chỉnh mọi mối quan hệ phức tạp trong một xã hội có kinh tế thị trường. Do đó, phải tăng cường luật pháp, tăng cường dân chủ, phải xóa bỏ độc quyền. Để làm được như vậy phải bảo đảm quyền tự do dân chủ, đặc biệt những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do phê phán của nhân dân. Trong điều kiện đó, tôi đề nghị phải dũng cảm nhìn vào sự thật và có sự lựa chọn khoa học và logic. Trong sự lựa chọn này, tôi hoàn toàn đồng ý với nhiều ý kiến đã được phát biểu là: khi khái niệm chủ nghĩa xã hội theo kiểu cũ không còn thích hợp nữa, còn theo một kiểu mới nào đó thì chúng ta chưa hề định hình được, thì không nên ghi những từ như vậy trong một văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc đối với toàn dân trên đất nước này. Chúng tôi đề nghị những thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa Mác – Lênin”, v.v… trong Hiến pháp đều nên tạm gác lại. Có bỏ vĩnh viễn hay không, chuyện đó ta hãy xét sau, nhưng ít nhất là nên tạm gác lại. Tổ quốc này chưa phải là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, tài sản công cộng cũng không phải là “tài sản xã hội chủ nghĩa”, những chữ ấy không mang một nội dung gì cả. Vì vậy chỉ cần nói chúng ta bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, chúng ta xây dựng đất nước Việt Nam, chúng ta bảo vệ tài sản công cộng trên đất nước này, thế là đủ. Ban nãy, Linh mục Vương Đình Bích có nói: vì có sự khác biệt tư tưởng giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và tôn giáo, do đó nếu ghi chủ nghĩa Mác – Lênin vào Hiến pháp thì rất khó xử đối với đồng bào tôn giáo. Tôi không theo một tôn giáo nào, tôi là một người làm khoa học, nhưng vì là một người làm khoa học, tôi hiểu rằng trong học thuyết của Mác và cả trong sự phát triển về sau của Lênin có những yếu tố tích cực cần giữ, đồng thời có rất nhiều yếu tố mà thời đại chúng ta đã vượt qua, khoa học đã bác bỏ. Với tư cách là một nhà khoa học, tôi cũng không thể đội lên đầu một chủ nghĩa, xem như nó là một thứ ánh sáng bất biến, một ánh sáng vạn năng chiếu rọi cho mọi tư duy của mình. Chúng ta cũng không nên bắt cả dân tộc ta phải đội lên đầu bất kỳ một chủ nghĩa nào, bất kỳ một cá nhân nào. Dân tộc phải trên hết.

Trên tinh thần đó, tôi nghĩ rằng nếu đặt vấn đề đổi tên nước, thì tôi hoàn toàn đồng ý với anh Lê Đình Hoan phát biểu ban sáng là nên lấy một cái tên cực kỳ đơn giản, nhưng phản ánh mọi tình cảm tha thiết nhất của mọi người dân đất nước này, dù ở bất kỳ góc trời nào, đó là tên NƯỚC VIỆT NAM. Việt nam thôi, không cần có mĩ từ nào bên cạnh cả.

Ý KIẾN THỨ BA: Dẫu biết rằng nhiều người không muốn nói đến một vấn đề khá tế nhị và không phải dễ phát biểu, tôi cũng xin mạnh dạn đề cập. Đó là vấn đề đảng lãnh đạo. 

Chúng tôi nghĩ đã đến lúc cần lựa chọn: Một Hiến pháp theo mô hình chuyên chính vô sản, do Đảng cộng sản lãnh đạo, hay một Hiến pháp dân chủ pháp quyền? Nửa vời thì sẽ tự mâu thuẫn. Tôi không có thì giờ phân tích kĩ ở đây, nhưng rõ ràng có rất nhiều mâu thuẫn trong bản dự thảo Hiến pháp hiện nay. Không chỉ là mâu thuẫn, mà còn có nhiều chỗ phản ảnh không thật và nhiều điều bị che giấu đằng sau những ngôn từ của văn bản. Vì, nếu đã giữ điều 4, tức là giữ điều nói đảng là lực lượng lãnh đạo của Nhà nước và xã hội, thì cần có một chương qui định rõ ràng về đảng lãnh đạo. Để trung thực với dân tộc thì cần nói rõ đảng lãnh đạo là như thế nào? Trong điều kiện đó, quốc hội có còn là cơ quan quyền lực cao nhất nữa không? Hay đảng là cơ quan quyền lực cao nhất, còn quốc hội chỉ là cơ quan thể chế hóa các nghị quyết của đảng? Những điều như vậy cần được ghi rõ thành những điều trong Hiến pháp, có vậy mới sòng phẳng và trung thực với nhân dân. Nếu không làm như vậy, thì Hiến pháp sẽ là hình thức và sự chuyên quyền tùy tiện sẽ thực tế ngự trị như ta đã biết từ trước đến nay. Còn nếu quả thực đã thừa nhận Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì để không mâu thuẫn, phải không có điều 4. Trong trường hợp đó đảng phải giành quyền lãnh đạo bằng sự tín nhiệm, bằng cách ra ứng cử Quốc hội trong cuộc bầu cử thực sự tự do và bình đẳng, và giành đa số trong Quốc hội. Đảng lãnh đạo, như vậy, là phải đứng trong dân tộc, nằm trong dân tộc, cùng với dân tộc để tranh quyền lãnh đạo, chứ không phải tự đặt mình đứng trên dân tộc, đứng ngoài dân tộc, đứng trên Nhà nước để tự áp đặt quyền lãnh đạo của mình. Thế là công minh và minh bạch. Như thế, tôi chắc rằng uy tín của đảng sẽ cao hơn. Biết bao thời kỳ trước đây, làm gì có điều qui định trong Hiến pháp là đảng lãnh đạo, mà đảng vẫn được nhân dân thừa nhận, và rõ ràng uy tín của đảng hồi đó cao hơn cả thời kỳ mà sự lãnh đạo được ghi vào Hiến pháp. Tôi không chống lại sự lãnh đạo của đảng. Tôi mong muốn có một đảng với tư cách là một lực lượng chính trị có tổ chức và có kinh nghiệm, có trí tuệ và có năng lực tập họp, giành được sự tín nhiệm của nhân dân và lãnh đạo đất nước trong một thể chế dân chủ. Nhưng tôi cũng không mong có một đảng tự áp đặt quyền lãnh đạo tối cao, bất chấp mọi luật pháp, đứng trên Nhà nước. Điều đó chỉ làm giảm uy tín của đảng và đưa thiệt thòi đến cho dân tộc mà thôi.

Ý KIẾN THỨ TƯ: Vấn đề quyền con người và quyền công dân. Trong bản dự thảo có một chương dài, nhưng sắp xếp chưa thỏa đáng lắm. 

Mỗi chúng ta ở trong xã hội đều có quyền con người và quyền công dân, bởi vì mỗi cá nhân sống trong xã hội với hai tư cách: tư cách là một cá nhân cần được bảo vệ, cần được tôn trọng để tồn tại như một con người cá thể và tư cách thứ hai là như một thành viên của cộng đồng dân tộc. Quyền con người là quyền để tồn tại như một cá thể, quyền công dân là quyền để tồn tại và để góp phần như một thành viên của cộng đồng dân tộc. Những quyền như bất khả xâm phạm, tự do cư trú, tự do tư tưởng, tự do đi lại, v.v… là những quyền con người. Còn quyền công dân cơ bản là quyền tham gia công việc của cộng đồng: tham gia lựa chọn những người xứng đáng vào bộ máy cai quản cộng đồng, tức là quyền bầu cử, ứng cử, quyền hội họp, quyền lập hội. 

Nhưng nên nhớ rằng nhân dân không chỉ thực hiện quyền dân chủ thông qua các cơ quan dân cử, nghĩa là cứ 4-5 năm đi bầu một lần là xong. Nhân dân còn có quyền tham gia quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động hàng ngày và thường xuyên của nhà nước và của xã hội. Nhưng tham gia bằng cách nào? Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng tập hợp dân lại để lấy phiếu về từng vấn đề. Cũng không phải lúc nào cũng có thể tập họp dân lại để bàn chuyện này, chuyện khác. Vì vậy, quyền cơ bản của dân trong việc thường xuyên phê phán và góp phần vào việc quản lý Nhà nước là thông qua dư luận, tức là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền này cực kỳ quan trọng. Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí không chỉ nằm trong phạm vi quyền con người, mà đây là quyền của nhân dân góp phần vào công việc của cộng đồng. Cho nên chúng tôi đề nghị phải thật sự tôn trọng những quyền này và tạo điều kiện cho những quyền này có vị trí thích đáng. Một xã hội sẽ hoàn toàn tê liệt nếu như không có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, tức là những quyền mà danh từ khoa học gọi là tạo ra những “feedback”, những liên hệ ngược. Trong hệ điều khiển của xã hội, không có nó thì xã hội bị tê liệt và sự thao túng của quyền lực là điều không thể tránh khỏi. Những chuyện tham nhũng, những chuyện đặc quyền, đặc lợi, trong đó có những chuyện tày đình như đã xảy ra trong thời gian vừa qua, sẽ không thể nào khắc phục được, là bởi vì nếu chỉ giao cho những cơ quan quyền lực thì làm sao chống được những tệ nạn mà nguồn gốc chính là từ quyền lực? Những chuyện như hóa giá nhà ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, tại sao không công bố trên báo chí danh sách những người được hưởng nhà hóa giá? Nếu công bố như thế thì sẽ rõ ra ai là người tham nhũng và cần phải chống tham nhũng như thế nào. Cho nên, mối liên hệ ngược, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tự do phát biểu của nhân dân trong đời sống hàng ngày, quyền tạo ra dư luận là quyền cơ bản, rất cơ bản, nằm trong các quyền công dân của chúng ta. Tôi đề nghị trong Hiến pháp các quyền công dân đó được ghi thành một nhóm, còn các quyền con người thì ghi thành một nhóm khác.

Ý KIẾN THỨ NĂM: Về Quốc hội. Muốn quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất, phải có hai điều kiện: 1) đại biểu quốc hội phải có năng lực thật sự để hiểu được quyền lực cao nhất đó và có khả năng thực hành quyền lực đó. 2) đại biểu phải có thì giờ để làm công việc đại biểu của mình. Còn nếu quốc hội chỉ gồm cho đủ thành phần, kể cả những người không hiểu gì về công việc Nhà nước, xuân thu nhị kỳ ngồi với nhau để gọi là có ý kiến về những vấn đề trọng đại của đất nước thì làm sao có “ý kiến” được. Tôi đồng ý đại biểu quốc hội phải có những tiêu chuẩn về kiến thức, năng lực, nhưng cũng phải có tiêu chuẩn này nữa: đại biểu quốc hội phải bảo đảm dành hoàn toàn thì giờ lo việc của quốc hội trong nhiệm kỳ cùa mình. Nếu tự xét thấy không đủ điều kiện đó, thì không nên ứng cử đại biểu. Một Quốc hội làm việc thường xuyên thật sự đại diện cho trí tuệ của dân tộc là hết sức cần thiết để bảo đảm cho Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hiện nay, khi chuyển sang kinh tế thị trường, cần có hệ thống luật pháp thật đầy đủ và hoàn chỉnh, nếu cứ như hiện nay, mỗi năm Quốc hội họp hai lần, mỗi lần chỉ thông qua vài ba luật một cách không đầy đủ trí tuệ lắm, tất nhiên sẽ không bao giờ có đủ luật cho một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Mà không có luật đầy đủ và hoàn chỉnh thì chỉ có thể có một nền kinh tế què quặt, chứa đựng rất nhiều tiêu cực hoành hành mà thôi.

Do đó, tôi đề nghị cần thực sự đổi mới việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đặc biệt là việc tôn trọng quyền tự do và bình đẳng trong ứng cử. Quyền ứng cử là quyền bình đẳng của mọi công dân. Chỉ cần thỏa mãn một số điều kiện qui định là đều có quyền ứng cử. Điều kiện đó có thể là người ứng cử phải hội đủ một số chữ ký đề cử của cử tri (có thể là 5 nghìn chữ ký chẳng hạn). Những chữ ký đó có thể là của cử tri trong một đoàn thể hay trên địa bàn dân cư. Việc hiệp thương có thể được tiến hành giữa các đoàn thể để giới thiệu các ứng cử viên chung. Sau đó, cần nộp đơn ứng cử cho ban bầu cử, chứ không phải nộp đơn cho ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận là một tổ chức của các đoàn thể, không phải là một cơ quan nhà nước để tổ chức bầu cử. Việc lập danh sách bầu cử là của cơ quan Nhà nước về bầu cử ở trung ương và địa phương.

Ý KIẾN THỨ SÁU: Về tổ chức Nhà nước. Đó là vấn đề phức tạp. Chúng ta dường như thích phê phán cái gọi là “tam quyền phân lập” (tức quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp) như là một cái gì đó của chế độ tư bản. Thật ra đó là một hình thức tổ chức nhà nước tiến bộ của loài ngườỉ. Dĩ nhiên, chúng ta có thể theo hoặc không theo, có thể chế biến theo cách này hay cách khác. Theo tôi, trong điều kiện thực tế của chúng ta hiện nay, cần tôn trọng tính chất độc lập của các quyền đó, nhưng có thể không theo một hình thức tổ chức hoàn toàn phân lập. Về quyền hành pháp nên có qui định trách nhiệm cá nhân thật rõ ràng và đầy đủ của thủ tướng. Còn về Quốc hội, tôi đồng ý với những ý kiến như của giáo sư Lý Chánh Trung vừa rồi. Nếu Quốc hội làm việc thường xuyên thì không cần có ủy ban thường vụ Quốc hội, mà chỉ cần có chủ tịch và các phó chủ tịch. Các kỳ họp không nên cách nhau sáu tháng mà phải ngắn hơn. Do đó, cũng không cần ủy ban thường vụ Quốc hội. Chức chủ tịch nước như bản dự thảo trình bày là hoàn toàn cần thiết. Hệ thống hành pháp thì rõ ràng cần phải có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất. Do đó, phải bổ nhiệm những viên chức chịu trách nhiệm hành pháp tại các địa phương. Có thể tham gia ý kiến người này, người khác, nhưng phải bổ nhiệm. Và người được bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp bổ nhiệm mình.

Ý KIẾN THỨ BẢY: Về vai trò của Mặt trận và các đoàn thể. Tôi đề nghị cần xem xét nghiêm túc là có nên tiếp tục nhà nước hóa các đoàn thể như hiện nay không ? Bởi vì hiện nay, chúng ta cái gì cũng dựa vào nhà nước cả. Thật đau lòng là mỗi khi Mặt trận làm gì, cũng nghe kêu Nhà nước đối xử với Mặt trận như thế này, như thế kia, nhà nước cần có chế độ thế này, thế kia, v.v… Nếu chúng ta là tổ chức quần chúng, tức là một tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của quần chúng, thì cái rễ của chúng ta là quần chúng, chứ không phải nhà nước. Và như vậy, sức mạnh của chúng ta là sức mạnh phản ảnh nguyện vọng, tâm tư, đề nghị của quần chúng, chứ không phải là cái đuôi nhạt nhẽo của bộ máy nhà nước. Tôi đề nghị: trong việc chuyển biến nhà nước thành một nhà nước dân chủ pháp quyền, các tầng lớp nhân dân, các thành phần nhân dân có quyền thành lập các đoàn thể, các hội đoàn của mình một cách hoàn toàn tự nguyện, và điều đó cần được bảo đảm trong hiến pháp về quyền lập hội, thế là đủ. Cũng không cần nêu trong Hiến pháp là có những đoàn thể nào. Đặc biệt, không nên xem các đoàn thể của nhân dân là nằm trong cơ cấu của hệ thống nhà nước, là những thành phần của một hệ thống chính trị chịu sự điều khiển của Đảng và Nhà nước. Dĩ nhiên, như vậy thì các đoàn thể chúng ta cũng phải dũng cảm không ăn lương của Nhà nước. Tôi đề nghị ngân sách Nhà nước chỉ chi cho bộ máy Nhà nước, không chi cho bất kỳ đoàn thể nào. Vì vậy, các cơ quan đảng, các cơ quan đoàn thể không ăn lương từ ngân sách nhà nước.

Cuối cùng, tôi không hy vọng những điều trình bày nói trên sẽ được xem xét phân tích trong một thời gian ngắn, cũng như ý kiến của nhiều vị đã trình bày trong hội nghị này chắc chắn sẽ còn được nghiên cứu kĩ. Như nhiều vị đã phản ảnh, việc thảo luận dự thảo Hiến pháp lần này quá vội vàng, nhân dân chưa có điều kiện góp ý đầy đủ. Do đó, nên chăng lần này chỉ nên đưa ra một số điều sửa đổi Hiến pháp 1980 để tạo thuận lợi cho những công việc trước mắt, ví dụ như những điều khoản về chế độ kinh tế, những điều khoản về vấn đề bầu cử quốc hội, v.v… Còn việc sửa đổi toàn diện để xây dựng một Hiến pháp mới thì giao cho Quốc hội mới tiến hành trong cả nhiệm kỳ sắp tới./.
-----------------------------------------------------------------------------------

Tác giả: Ông Phan Đình Diệu là giáo sư, nhà toán học của Việt Nam. 

Thơ của Nguyễn Đắc Kiên - vì người ta cần ánh mặt trời


Link : http://thichhoctoan.net/2013/02/26/vi-nguoi-ta-can-anh-mat-troi/
Đây là một bài thơ của ông Nguyễn Đắc Kiên, trong tập thơ Những số không vòng trắng được đăng trên blog Thích học toáncủa Ngô Bảo Châu, tại blog này đã đăng lời chia sẻ của Nguyễn Đắc Kiên trên facebook do bác NQH sưu tầm được:” Gửi tất cả các bạn. Đầu tiên cho tôi xin lỗi vì đã không thể trả lời mọi comment và tin nhắn của các bạn. Tôi cố gắng để add tất cả mọi người, hy vọng là có đủ thời gian. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!
hà nội, 25.2.2012

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Phạm Hồng Ân - Người Việt Gốc Hoa Chống Tàu

Link : http://www.x-cafevn.org/node/4470

 Phạm Hồng Ân

Tác giả nguyên là  một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự  2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.

Tôi gặp lại A Tỷ ở chợ Thuận Phát, sau 10 năm anh ta biệt tích giang hồ. Chúng tôi quen nhau vì cùng làm chung trong một hãng "bù tèo". Cái hãng toàn người già với đồng lương mắc dịch chưa lần nào nhích khỏi năm đầu ngón tay.
A Tỷ người Tàu, gốc Bạc Liêu. Năm 1978 mua thuyền đánh cá, xuống Cà Mau vượt biên với mấy ông ba tàu khác. Vượt biên đâu phải chuyện dễ. Vượt biên, chẳng những vượt qua muôn trùng sóng gió của biển, thuyền nhân còn vượt qua móng vuốt của công an việt cộng, của cướp biển, thảo khấu, và lòng thờ ơ nơi những nước láng giềng. Cho nên A Tỷ đến đảo chỉ còn cái quần xà lỏn, giấy tờ rớt mẹ đâu mất hết. Đến khi phỏng vấn qua Mỹ, mấy ông ba tàu khác xúi A Tỷ khai sụt tuổi để dễ kiếm việc làm. Chủ Mỹ không ai dại gì bỏ tiền ra thuê một ông già về quờ quạng như con rùa lật ngửa.
A Tỷ vốn chân thật, dễ tin người. Nhưng tội nghiệp, khi gặp phái đoàn Mỹ, anh ta lúng ta lúng túng thế nào mà khai sụt một hơi 13 tuổi. Thế là, trong lúc bạn bè trang lứa với A Tỷ về hưu, hưởng thú đó đây - thì lão lại khòm lưng bên cỗ máy, cà rịch cà tang kéo lê kiếp trâu già. Mãi đến khi hãng "bù tèo" dẹp tiệm, A Tỷ mới thoát khỏi ách cày. Từ đó, lão biệt tích luôn, tới bây giờ chúng tôi mới gặp lại.
Mười năm xa nhau, A Tỷ vẫn còn nhớ tôi. Vừa thấy tôi cầm gói trà Green Tea lên ngắm ngía, bàn tay lão đã chận ngang trước ngực.
- Hày, Nị đừng uống cái lày. Đồ Trung Quốc đó! Kiếm trà Nhật uống, chắc ăn hơn.
- Trời đất! A Tỷ đây ư! Lâu quá không thấy nị. Sao? Còn ở đây không?
- Hày, Mạnh giỏi hông? Ngộ vẫn ở đây. Mấy năm nay bịnh. Tưởng bán muối dồi chớ...
Gói trà màu sắc tuyệt đẹp. Tôi vẫn còn cầm trong tay ngắm nghía nó, chưa muốn bỏ lại.
- Hày, Nị đừng mua đồ Trung Quốc. Nó mần ăn không tốt, bỏ tầm bậy tầm bạ trong đó. Nị vừa mất tiền, vừa hại thân.
- Sao nị biết đồ Trung Quốc không tốt?
- Chời ơi! Nị không coi báo, coi đài. Không đi chợ nghe người ta nói với nhau sao? Họ tẩy chay đồ Trung Quốc khắp nơi.
Tôi ngó lom lom A Tỷ.
- Nị cũng là người Trung Quốc, sao nói xấu Trung Quốc?
- Hày, Có sao nói vậy. Ngộ không nói xấu. Như ngộ có cái kềm Mỹ, xài tới rỉ sét vẫn chưa hư. Thằng con ngộ mới mua cái kềm Trung Quốc về xài, siết tới siết lui mấy cái, nó sút mẹ cái càng ra. Ối cha! Vừa tốn tiền, vừa báo hại.
Tới đây, A Tỷ vẫn chưa chịu ngừng.
- Ngộ đâu phải người Trung Quốc. Ngộ là người Việt gốc Hoa. Ông cố ngộ mới là người Tàu. Hồi xưa, bên Tàu, nhà Thanh đánh bại nhà Minh, đuổi nhà Minh đi khỏi nước. Ông cố ngộ mới theo tướng Mạc Cửu chạy qua Việt Nam xin tá túc. Mạc Cửu sau này là công thần của vua An Nam, có lăng miếu đàng hoàng ở Hà Tiên. Còn ngộ, đẻ ra ở Việt Nam thì Việt Nam là quê hương của ngộ chớ. Cũng như cháu nội nị đẻ ở bên Mỹ thì Mỹ là quê hương của cháu nội nị. Nó có biết chi về Việt Nam đâu?
A Tỷ nói thao thao cho đến khi tôi trả gói trà lên kệ, lão mới thôi. Loay quay một lúc, A Tỷ kéo tôi ra khỏi quán, sau khi hào phóng tặng tôi nguyên phong trà green tea Nhật Bổn. Buổi sáng, nắng rực rỡ. Khu Linda Vista xôn xao với hàng quán tấp nập. Chính nơi này,10 năm trước, A Tỷ dẫn tôi tới đây ăn tô phở đầu tiên ở góc phố đằng kia, rồi lôi tôi về nhà nhờ hướng dẫn trồng các loại cây mà bên Mỹ này chưa có người việt nào muốn trồng bao giờ. 
- Hày, ngộ với nị qua bên kia làm tô mì chơi. Đừng ngại, ngộ bao cho.
Ngó mái tóc bạc như bông gòn của A Tỷ, tôi bỗng thấy nao nao.
- Nị mới trúng super lotto đêm qua, phải không?
- Hày, Bộ trúng mới bao sao? Ngộ muốn trả ơn nị, chút đỉnh mà...
Tôi chưng hửng.
- Trả ơn? Nhưng ơn gì?
A Tỷ ôm chầm vai tôi, tha thiết.
- Nị mau quên quá! 10 năm trước, con vợ ngộ muốn trồng dừa. Ngộ chạy ra chợ mua trái dừa gáo, về đào đất, dồi đặt xuống. Ngày nào hai vợ chồng cũng bỏ phân, tưới nước, trông nó lên cây. Nhưng trông riết, nó cứ trơ trơ. Giận quá, ngộ đào lên, cái gáo dừa thúi quắc.
- Rồi tôi hướng dẫn nị tìm trái dừa còn nguyên vỏ. Về nhà, ủ nó lên mọng, mới đem ra vườn, đào lỗ, đặt xuống chứ gì?
A Tỷ vỗ tay, cười khục khặc.
- Đúng dồi! Bây giờ cây dừa đã có trái. Con vợ ngộ khoái quá. Nó nói nó mang ơn nị.
- Cái đó tôi học lóm người ta, chỉ lại nị. Ơn nghĩa chi?
A Tỷ chưa chịu buông tha.
- Còn một cái nữa, nị quên dồi. Nị nhớ nị có ra mắt cái CD chưa? CD ngâm thơ đó...
Kỷ niệm chợt trở về. Cách đây khá lâu, lúc còn làm chung hãng "bù tèo" với A Tỷ, có ông bạn thân khuyên tôi nên ra mắt CD ngâm thơ để có cớ tụ họp bạn bè văn nghệ lại, xem ai còn ai mất? Tôi đem giấy mời vào hãng, trao đến tay các anh em người Việt. Riêng A Tỷ, tôi không mời, vì nghĩ anh ta chẳng rành nhiều về tiếng Việt. Nhưng thật ngạc nhiên, khi thấy A Tỷ tiến đến gần tôi, tỉ tê trách móc.
- Hày, ngộ với nị quen biết nhau lâu quá. Nay ra mắt CD, sao lại bỏ ngộ ra. Nói thiệt, nị không cho ngộ đi, ngộ cũng tìm cách đi cho được. Bạn bè mà.
Thế là tôi đành trao giấy mời cho A Tỷ.
Hôm nay, A Tỷ nhắc lại chuyện xưa, chắc có mục đích chi đây?
- Vụ CD đã lâu rồi. Bây giờ, cái dĩa không nghe được nữa hả?
- Đâu có. Cái CD ngâm thơ hay quá! Nhiều người khen nị. Ngộ cũng muốn khen nị đó mà.
- Trời đất! Nị cũng khoái thơ nữa ư?
- Hày, Sao không? Để ngộ ngâm cho nị nghe nha!
Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
Triều Châu len lén xỏ xâu đem dìa.
Thấy có người khen thơ mình, lại là người Hoa, tôi khoái chí.
- Thế... bài thơ nào nị thích nhất? Nó nói về cái gì? Tình cha, tình mẹ hay tình yêu?
- Chời ơi! Nị hỏi nhiều quá, ngộ đâu có biết!
Tôi ngó lom lom A Tỷ, mồm há hốc.
- Vậy sao nị khen hay. Hay ở chỗ nào?
- Không giấu gì nị. Con vợ ngộ mất ngủ mấy năm trời. Uống đủ thứ thuốc, đêm nào cũng vẫn nằm thao thức, thở ra thở vô. Có cái CD của nị, mới mở ra, chưa đầy nửa tiếng, con vợ nó lăn ra ngủ khò khò hồi nào không hay. Lâu dồi, nó muốn gặp nị, để...trả ơn.
Tôi tiu nghỉu.
- Nị nói giỡn hay nói thiệt, cha nội?
A Tỷ ôm gọn tôi vào lòng.
- Hày, có bao giờ ngộ nói láo nị đâu. Bi giờ mình qua bên kia làm một tô mì đi!
Tôi kéo tay A Tỷ ra, lắc đầu.
- Nị mới làm một bụng rồi. Để khi khác.
Cà kê dê ngỗng một lát, A Tỷ đành chấp nhận lời từ chối của tôi. Trước khi từ giã, lão hứa sẽ mời tôi dự lễ vu quy của con gái lão trong vòng vài tháng nữa. Con nhỏ và thằng nhỏ thương nhau từ những năm đầu đại học. Bây giờ, vừa tốt nghiệp, hai đứa nhỏ quyết định lấy nhau. Tôi gục gặc đầu, ậm ừ trong họng, rồi quay lưng đi. Nhưng bên tai còn nghe văng vẳng giọng A Tỷ vang vang trong gió. Hày, ông sui của ngộ cũng  giống như nị, qua diện HO, dân Sài Gòn.
Vài tháng nữa, trông đợi mãi, chẳng thấy bóng dáng tấm thiệp vu quy nào của A Tỷ gửi đến. Thời gian sau, tôi lại gặp lão ở góc chợ Thuận Phát. Thấy A Tỷ, tôi cất giọng phàn nàn ngay.
- Cả tháng nay tôi trông dài cả cổ ra mà có thấy thiệp cưới của ngộ gửi đâu? Bộ nị quên thằng bạn nghèo này sao?
A Tỷ cúi đầu, mếu máo.
- Cha thằng nhỏ nhất định không chịu làm sui với người Tàu. Thằng chả nói người Tàu chiếm đất, chiếm đảo của người Việt. Bi giờ muốn chiếm luôn con trai của y nữa sao?
Tôi bùi ngùi vỗ vai A Tỷ.
- Chuyện qua rồi. Đừng buồn nữa. Nị về ráng an ủi và khuyên lơn con nhỏ. Mất thằng nhỏ này, còn khối thằng nhỏ khác, lo gì!
Mặc tôi chia xẻ, cảm thông, A Tỷ vẫn mếu máo.
- Ngộ là người Việt gốc Hoa. Sinh đẻ ở Việt Nam thì quê hương ngộ chính là Việt Nam. Ngộ cũng đi lính Cộng Hòa, cũng chống Tàu. Vậy mà người ta vẫn không ưa ngộ...

Phạm Hồng Ân

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Nguyễn Đại - Dư Luận Viên và "Bên Thắng Cuộc"

Link : http://www.x-cafevn.org/node/4494

Nguyễn Đại
Tác giả gửi tới Dân Luận

 Nào, dư luận viên chúng ta cố lên!

Dạo này tôi có ý định chuyển sang làm dư luận viên (DLV). Làm việc này sướng hơn phản biện, viết tốt được khen mà viết nhảm nhí cũng chẳng sao. Mà làm DLV lúc này thì chửi Bên Thắng Cuộc (BTC) là hợp thời nhất, vừa hút khách vừa an toàn. Trước mắt, phải xem lại phe ta đã viết gì về BTC. Vừa xem vừa phải nghĩ nếu là Huy Đức thì hắn sẽ bẻ lại thế nào. Lý luận phải thật vững vàng mới… chửi được, phải hết sức cẩn thận với tay nhà báo này.

- Tôi sẽ không phê bình việc Huy Đức đặc tả một số cá nhân "không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt “bởi lý do họ đã khuất”. Huy Đức (có thể) sẽ bẻ tôi “thế ai rất hay đặc tả những cá nhân đã khuất của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là ác ôn, bạo chúa, sát nhân”. Huy Đức sẽ vỗ vai tôi “nhiệm vụ của DLV là chứng minh tôi sai”.

- Tôi sẽ không thanh minh rằng “Những người đã khuất không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không. Viết bằng sự khách quan hay chủ quan. Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để "theo mục đích riêng mà mình hướng đến”. Bởi vì Huy Đức sẽ trả lời “vậy thì làm cách nào xác tín Lê Ngọa Triều là bạo chúa trong khi Lê Ngọa Triều đã chết nên không có cơ hội phản biện? Có rất nhiều cách để tìm hiểu chứ không nhất thiết phải lôi người chết lên mà hỏi, ông kễnh ạ”!

- Tôi sẽ không viết “không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc”. Huy Đức sẽ cười nhạo “Nếu vậy thì còn gì để nói. Còn gì là những bài học trong quá khứ. Vậy chúng ta lấy cái gì để phán xét tư duy của Lê Chiêu Thống, của Trần Ích Tắc”?

- Tôi sẽ không lên án Huy Đức “chối bỏ mảnh đất hình chữ S”, bởi vì Huy Đức sẽ trả lời “tôi là người Việt Nam, tôi muốn cung cấp cho mọi người ít nhiều sự thật về đất nước mình, cho dù là sự thật xấu xa. Không dám nhìn nhận sự thật mới là chối bỏ mảnh đất hình chữ S”.

- Tôi sẽ không lên án Huy Đức “cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn”. Huy Đức sẽ lập luận “anh không hề mổ lại vết thương, mà đang kể lại nguyên nhân hình thành vết thương, hòng rút ra bài học gì đó cho tương lai”.

- Mặc dù mệnh đề sau đây là đúng nhưng tôi sẽ không viết ra “Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích thì sẽ thành lịch sử. Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại”. Đúng nhưng tại sao không viết? Bởi vì Huy Đức sẽ hỏi tôi “thế cái sự thật gây nên đói nghèo, vượt biên, đổi tiền làm phá sản hàng triệu người chưa đủ là chủ chốt, là bao quát sao anh bạn? Thế anh bạn còn muốn tình hình sẽ như thế nào thì mới nói lên “bản chất vấn đề”?

- Tôi sẽ bỏ đi cái ý này “Vì vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử. Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm lòng thiện đức, thì mới có thể viết được sử”. Bởi vì Huy Đức sẽ đố tôi kiếm tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây người viết sử nào đạt đến “minh triết, hiền minh, thấu suốt hết mọi lẽ, tấm lòng thiện đức”. Huy Đức cũng có thể đùa “có lẽ chỉ có Đức Thích Ca hoặc Jesus mới viết sử được”!

- Tôi sẽ không kể chuyện “nhưng có lẽ tôi là số rất ít bộ đội không đi lùng mua khung xe đạp, búp bê, radio cassettes, mà cái mong ước lớn nhất của tôi lúc ấy là được về thăm nhà và được vào đại học, chỉ thế thôi”! Bởi vì Huy Đức sẽ nói “Ừ, cá nhân nhân anh thì cao quý, nhưng rõ ràng không phải chỉ cậu bé Huy Đức, mà hầu hết bộ đội cụ Hồ đều lóa mắt bởi khung xe đạp, búp bê, radio cassettes”.

- Về mặt quan điểm cá nhân, tôi có quyền cho rằng chế độ VNCH không chính nghĩa vì thế, dùng từ “tuẫn tiết” là sai. Nhưng tôi sẽ không lập luận “dùng chữ “tuẫn tiết” để ca ngợi dũng khí của mấy người tự sát, vậy phải chăng đó cũng là cách gián tiếp chê gần một triệu người lính chế độ cũ khác không tự sát là hèn nhát”. Có thể Huy Đức sẽ lắc đầu thở dài “ngụy biện quá, khi tôi khen Phan Đình Giót lấy thân mình đắp lỗ châu mai không có nghĩa là gián tiếp chê các chiến sĩ khác không đắp lỗ là hèn nhát”.

- Tôi sẽ không đặt vấn đề “ngay cả Nguyễn Cao Kỳ cũng kêu gọi hòa hợp mà Huy Đức lại viết BTC”. Bởi vì Huy Đức sẽ ngớ người “ủa, hai chuyện này có liên quan gì đến nhau đâu? BTC không hề hô hào “chống hòa hợp”. Mà muốn có tương lai hòa hợp lại càng phải minh bạch quá khứ chứ hỉ”?

- Tôi sẽ không cho rằng “cả 2 bên (thắng và thua) đều có người chửi BTC suy ra cuốn sách không đáng tin cậy”. Huy Đức có thể bẻ “Nếu cả 2 bên có cả khen lẫn chê thì tôi rất vui, vì tôi viết không theo phe nào cả”.

- Tôi sẽ không phán bừa “Huy Đức không khách quan, sao không viết tội ác Mỹ ngụy”! Bởi vì Huy Đức sẽ chửi “vô duyên! Chủ đề cuốn sách viết về bên thắng, tự nhiên hỏi sao không viết tội ác của bên thua! Y hệt đang coi chương trình “bác sĩ bàn về rượu bia” thì một ông nghiện rượu lè nhè “bác sĩ không khách quan, sao không bàn tác hại của… mại dâm”.

Vậy với vai trò DLV, muốn chửi BTC tôi nên làm gì nhỉ… Phải bỏ công tìm dẫn chứng rõ ràng, thu thập tài liệu đầy đủ. Thận trọng trong suy luận, tránh lỗi ngụy biện, chụp mũ. Hắn ta bỏ 10 năm để viết thì DLV không thể đọc ào ào (thậm chí nghe ngóng mà không đọc) rồi chửi được. Vậy trước mắt là… khoan chửi, phải tiếp tục đọc kỹ BTC đã. Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng mà. Nào, dư luận viên chúng ta cố lên!

Nguyễn Đại – 22/2/2013
Nguồn Dân Luận

Phạm Nguyên Trường - Khai thác Bauxite Tây Nguyên: ” Căn bệnh Hà Lan” hay là ” Lời nguyền rủa mang tên Tây Nguyên”

Link : http://phamnguyentruong.blogspot.com/2013/02/khai-thac-bauxite-tay-nguyen-can-benh.html#more

Phạm Nguyên Trường
imagesCác vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
(Hồ Chí Minh)
 
Vài lời phi lộ: Năm 2009 mỗ đã đăng bài này trên talawas.org và bauxitvn, nhưng mạng bauxitvn đã bị hack nhiều lần, bài này nay đã không còn, còn talawas thì đã ngừng hoạt động từ đầu năm 2010,chắc chẳng mấy người còn nhớ. Nay nhân dịp ngừng xây cảng Kê Gà và mấy mỏ bauxite đến hồi đóng cửa, xin đăng lại để những ai quan tâm tới những ý kiến phản biện hồi năm 2009 có thể tham khảo.  
 
 Từ khá lâu rồi, chính xác là từ những năm 60 của thế kỉ trước các nhà khoa học đã nhận thấy hậu quả nghiêm trọng về chính trị và kinh tế mà các nước giàu tài nguyên thiên nhiên có thể gặp. Họ gọi đấy là “căn bệnh Hà Lan” hay là “lời nguyền rủa của tài nguyên” để mô tả quá trình suy sụp của ngành công nghiệp, hậu quả của những khoản thu nhập to lớn bất thình lình đổ về từ việc xuất khẩu nguyên liệu, nhiên liệu thô, tức là xuất khẩu những nguồn tài nguyên không thể tái sinh được. Thomas L. Friedman viết:
 Tại những nước bị “bệnh Hà Lan” đồng nội tệ tự nhiên tăng giá đột ngột vì nguồn ngoại tệ chảy vào từ việc bán dầu hoả, vàng, khí đốt, kim cương hay các nguồn nguyên liệu khác. Kết quả là: hàng công nghiệp xuất khẩu không còn khả năng cạnh tranh còn hàng nhập khẩu thì xuống giá trông thấy. Người dân rủng rỉnh tiền trong túi, bắt đầu đổ xô đi mua hàng nhập khẩu, nền công nghiệp trong nước chết yếu – đấy chính là quá trình suy sụp của nền công nghiệp. Thuật ngữ “lời nguyền rủa của tài nguyên” cũng ám chỉ quá trình này, cũng nói về sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến đời sống chính trị của đất nước, ảnh hưởng đến những ưu tiên về đầu tư và ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục. Vấn đề lúc đó sẽ là: ai có quyền vặn “van dầu” và ai được chia bao nhiêu phần của cái bánh chứ không phải là làm thế nào bảo đảm được khả năng cạnh tranh hữu hiệu, sáng kiến và sản xuất ra hàng hoá thực cho nhu cầu tiêu dùng thực nữa. 
 
Hơn thế nữa, Michael L. Ross, nhà chính trị học của Đại học California (Los Angeles), sau khi nghiên cứu số liệu thống kê của 113 nước trong giai đoạn từ 1971 đến 1997, đã rút ra kết luận:
 
Nói chung, quá chú ý đến việc xuất khẩu dầu mỏ và các khoáng sản khác là một trở ngại đối với tiến trình dân chủ hoá đất nước, nhưng việc xuất khẩu các hàng hoá khác lại không có hiệu ứng như thế; hiện tượng này được tìm thấy không chỉ ở bán đảo Arab, Trung Đông và phía Nam sa mạc Sahara mà còn xảy ra ở cả các nước nhỏ nữa.  
 
Đấy chính là qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ do Thomas L. Friedman nêu ra:
 
Mức độ tự do của các quốc gia dầu mỏ tỉ lệ nghịch với giá dầu. Theo qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ thì giá dầu trung bình thế giới càng cao, tự do ngôn luận, tự do báo chí, các thiết chế về bầu cử tự do và trung thực, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự độc lập của toà án và các đảng phái chính trị càng mờ nhạt. 
 
Nhưng thế chưa phải là hết, bằng vào kinh nghiệm của nước Nga, Yury Afanasiev, nhà sử học lỗi lạc, người sáng lập Trường Đại học Nhân văn Quốc gia Nga, còn viết:
 
Một khi nhà nước tập trung chú ý vào nguyên liệu thô chứ không phải vào sản phẩm thì nó cũng không cần đến dân chúng nữa. Nếu đất nước có “đường ống dẫn” và “vàng đen” thì dân chúng trở thành gánh nặng và mối đe doạ tiềm tàng. Chế độ cho rằng lúc nào nó cũng có thể mua chuộc được dân chúng. Nó không có nhu cầu thiết lập mối quan hệ với dân chúng thông qua các định chế thông thường của một xã hội dân chủ phát triển cao.  
 
Tức là, khác hẳn với những nước biết mình nghèo, biết mình không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, muốn phát triển thì phải khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Ở những nước đó, nước muốn mạnh thì dân phải giàu. Còn chính phủ của các nước giàu tài nguyên thiên nhiên thì không cần như thế, chỉ cần bán tài nguyên thiên nhiên là họ có đủ tiền để bảo đảm nuôi sống bộ máy quan liêu của mình và tiếp tục giữ mãi nhân dân trong cảnh sống phi dân chủ, nhẫn nhục và tăm tối. Đấy chính là lời nguyền rủa cay độc nhất của tài nguyên thiên nhiên. Chẳng cần phải là người thông thái cũng có thể nhận ra chuyện đó. Chỉ cần nhìn vào những nước như Nam Hàn, Singapore, Đài Loan, một bên và bên kia là những nước kia như Iran, Iraq thì sẽ rõ. 
 
Đấy là những câu chuyện ở xa và đã có từ lâu. Còn đây là câu chuyện gần và mới, ông Thứ trưởng Lê Dương Quang, trong một buổi trả lời phỏng vấn với phóng viên của Cổng Chính phủ Online, ông cho rằng chúng ta (Việt Nam) phải tìm mọi cách khai thác hết tiềm năng bauxite ở Tây Nguyên. Ngoài ra, trong khi tiếp xúc với cử tri quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng (09/05/2009), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Tài nguyên nước ta hạn hẹp trong khi trữ lượng bauxite lớn thứ ba thế giới, riêng ở Tây Nguyên trên 5 tỷ tấn” và sẽ “đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bauxite trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước”. Lời của ông Thứ trưởng và tái khẳng định của ông Thủ tướng, cũng là lời của một người sang, tức là lời “có gang có thép”, nhất định phải trở thành hiện thực. Và như thế, “căn bệnh Hà Lan” hay “lời nguyền rủa của tài nguyên” có lẽ sẽ trở thành sự thật nhãn tiền trên đất nước này.
 
Nhưng lần này “lời nguyền” còn cay độc hơn bội phần, bởi vì khai thác dầu khí hay vàng không tạo ra hàng triệu tấn bùn đỏ nguy hại, không tạo ra nguy cơ ô nhiễm những nguồn nước cung cấp cho hàng triệu người dân sống phía dưới hạ lưu, không đe doạ huỷ diệt môi trường văn hoá và môi trường sống của hàng triệu cư dân bản địa. Và nhất là không diễn ra ở những vùng chiến lược xung yếu của quốc gia… Thiết nghĩ kể thêm nữa cũng bằng thừa, các nhà khoa học cùng với những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá và quân sự đã nói quá đủ rồi.
 
La Thành đã viết rất đúng rằng: “Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia – dân tộc”. Chỉ xin được bổ sung thêm: Nếu hồn thiêng sông núi cùng với anh linh của các bậc tiền nhân và những lời can gián trung thực, đấy khí phách và kiến thức của những người đang sống không buộc được những kẻ tham lam và ngu xuẩn phải ngừng ngay dự định bán tống bán tháo tài nguyên quốc gia, không bảo vệ được vùng Tây Nguyên xanh, một trong những tài sản quí giá nhất mà cha ông đã để lại cho chúng ta thì quá trình Somali-hoá cái đất nước có hình chữ S tươi đẹp này là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Đấy chính là lời nguyền rủa tối hậu đối với tất cả chúng ta. Vì đấy là “lời nguyền rủa mang tên Tây Nguyên”.
 Thoáng nhớ lại đâu đó câu thành ngữ “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”!
 
Đã đăng trên talawas blog http://www.talawas.org/?p=4635
 

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tô Văn Trường - Đất nước ta dân tộc ta là con “chuột bạch” khổng lồ

Link : http://quechoa.vn

Tô Văn Trường
1316683408_639_viewNhìn lại cả quá trình phản biện xã hội về dự án bô xít Tây Nguyên, rất nhiều nhà khoa học, người dân đã không tiếc thời gian, công sức nghiên cứu, tìm hiểu đi thực tế, phân tích đánh giá toàn diện dự án để khuyên can, kể cả lấy chữ ký kiên trì kiến nghị tập thể của hàng nghìn người  nhưng kết quả  như  “đàn gảy tai trâu ” nên mới tới cơ sự này.
 Mấy hôm nay,  lại bùng lên 2 sự kiện là Thủ tướng  tuyên bố dừng cảng Kê Gà và thông tin là làm kiểu gì cũng lỗ! Thông tin xấu không bưng bít được nữa. Vinacomin chắc cũng hết “máu” rồi nên đang “giẫy chết” và đang bắt đầu điệp khúc “chỉ triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ ” – tức là đổ tội cho Thủ tướng đây. Trước đây, Thủ tướng đã có lần đăng đàn nói rõ dự án bô xít  là chủ trương lớn của Đảng. Còn Đảng là ai và có thể đổ tội cho ai đây?!!!  Ngay nhiều vị lãnh đạo chủ chốt đương chức hiện nay đã từng nói như ra lệnh cho Quốc hội “Đã quyết rồi”! Liệu có thể lôi ra công luận, và tòa án lương tâm  ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh,  cái người cả gan ký với Tàu năm xưa đã kịp hạ cánh về cưới cô vợ trẻ hay không?
          Có 2 việc quan trọng cần phải làm ngay. Thứ nhất là thành lập Ban Thẩm định đánh giá độc lập xem xét lại toàn diện về dự án bô xít. Các số liệu “ma, ảo thuật” liên quan đến dự án là  trách nhiệm cụ thể của ai? Dừng ngay bây giờ thì còn phúc cho dân tộc, cho dù đã đầu tư tốn kém đến đâu chăng nữa. Cần phải dừng ngay dự án để xác định rõ những  kẻ tiếp tục “cố đấm ăn xôi” hay ngoan cố  để vụ lợi hoặc chạy trốn trách nhiệm. Thứ hai là bài học nào từ sự kiện này có thể rút ra cho việc ra các quyết định chiến lược và lắng nghe phản biện xã hội?
          Người dân có quyền đặt câu hỏi vì lý do gì khi dự án bô xít Tây Nguyên biện giải ở trên giấy cũng còn chưa xong, khía cạnh nào cũng thấy lo “điên đảo luôn” ( ngôn ngữ của Táo quân), giờ thì làm kiểu gì cũng lỗ nữa thì tại sao lại còn làm? Có mục  tiêu thật nào chưa nói ra không? Tại sao nhìn vào đâu cũng thấy hàm lượng Trung Quốc – công nghệ Trung Quốc, công nhân Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sản phẩm bô xít gần như duy nhất là Trung Quốc?  Chỉ có điếc và mù mới không biết Trung Quốc đang nhăm nhe muốn nuốt chửng Việt Nam.
          Lý do chính để Đảng và Nhà nước vẫn quyết  tâm thực hiện dự án bô xít lâu nay vẫn là hiệu quả kinh tế trên giấy. Nay thực tiễn, bước đầu đã bác bỏ thành lũy cuối cùng của một  thứ lập luận lừa dối thiên hạ này. Các loại VINA  lâu nay có làm được cái gì ra hồn đâu ngoài việc xà xẻo phần trăm các dự án cho vào túi riêng. Các mặt khác như văn hóa, an ninh quốc phòng, môi trường vv…các chuyên gia, các nhà khoa học  đã nói từ lâu, không ai có thể bào chữa được nữa về mức độ rủi ro cao và tác động xấu của dự án. Có điều trước đây người ta vẫn nói theo kiểu “cả vú lấp miệng em” là do ta nghèo nên vẫn phải  chấp nhận hy sinh một vài thứ để có cái ăn.
Về các bài học thì có lẽ vẫn là về  lỗi hệ thống.  Về quyết định chiến lược, lâu nay có một thực tế tệ hại là đất nước cứ bị mang ra làm trò thí nghiệm.  Đất nước và dân tộc ta đang là một con “chuột bạch” khổng lồ!  Có một loạt việc tày đình được quyết định rất ẩu và khoác một cái vỏ bọc an toàn là ”thí điểm” để có thể thành công hay không thì kẻ phạm tội vẫn có cửa thoát thân. Nếu coi  những chuyện lớn như vậy là thí điểm thì quả là người ta đã mang đất nước ra để làm trò đùa.  Thí điểm tập đoàn nhà nước, hút  hết máu của nền kinh tế thì  là chuyện thật chứ còn thí điểm gì nữa.  Thí điểm 2 nhà máy bô xit, đây là đầu tư thật cả tỷ đô la  và kéo theo một loạt các  hạ tầng phụ trợ , lại là thí điểm. Nếu công luận không sớm lên tiếng thì quy mô khủng có thể bắt đầu ngay chứ đâu chỉ giới hạn ở 2 nhà máy.
Lần này, các lãnh đạo Vinacomin còn đang sống sượng,  muối mặt phán bừa rằng biết đâu trong 30 năm nữa thì giá nhôm sẽ lên cao thì dự án lại hiệu quả!!!  Cần phải đánh giá lại toàn diện dự án để từ đó rút ra bài học về những sai sót trong việc quyết định làm dự án. Trong việc đánh giá lại, nên loại bỏ quyết định mang tính chính trị mà  phải xây dựng trên việc đánh giá lợi ích kinh tế và môi trường. Làm đến đâu, chỉ mang tính thử nghiệm, hay khai thác đáp ứng nhu cầu của thị trường thì phải xem xét lợi ích kinh tế như thế nào, có tính đến cả giá của nó trong thời gian sắp tới. Theo tôi 5 năm trước mắt, giá alumin khó lòng mà đi lên vì kinh tế thế giới sẽ tiếp tục yếu. Theo bài báo Wall Street Journal, cung vẫn cao hơn cầu. Họ sản xuất nhưng tồn kho để giữ giá. Nếu lãi suất tăng, tồn kho sẽ đắt, hàng tung ra sẽ làm giá xuống nữa, ít nhất 20%.  Như vậy,  năm 2013-2014 vẫn sẽ đen tối.
http://professional.wsj.com/article/SB10001424127887324352004578136901061507138.html?mg=reno64-wsj. 
          Có phương pháp “ngụy luận” khác là thay vì đưa ra các chỉ số đo lường kết quả và sự thành công, người ta hay quy về một số chỉ số định tính khó đo lường, mập mờ. Cần phải tiếp tục  cảnh giác với kiểu lập luận đưa mọi sự vào thế mập mờ để nói thể nào cũng được này (đã dốt lại còn tỏ ra “nguy hiểm”). Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ ở các chỉ số tài chính, kinh doanh thì đưa ra khái niệm khó đo là  điều tiết vỹ mô, điều tiết thị trường. Chương trình đánh bắt cá xa bờ thay vì cần có các chỉ số đo lường hiệu quả bền vững của đồng vốn đầu tư thì lại viện cớ củng cố an ninh quốc phòng mơ hồ. Cuối cùng cũng đành thú nhận thất bại. Nhà máy Dung Quất thay vì sử dụng các chỉ số đầu tư đơn giản như NPV, IRR thì lại nhấn mạnh tới động lực phát triển miền Trung, cố tình “giật gấu, vá vai” bưng bít,  để mỗi năm lỗ 120 triệu đô la, tất cả lại đổ lên đầu tiền thuế của dân vv…Lợi ích nhóm sẽ tiếp tục hoành hành biến lãnh đạo thành “hoàng đế cởi truồng” trước bàn dân thiên hạ. Dự án tỷ đô Cảng Lạch Huyện thì nguy cơ đi theo vết xe đổ đã hiển hiện rõ ràng.     
          Tàu cao tốc không làm xuyên Việt được thì cũng dự định “thí điểm” ở 1 đoạn để thúc đẩy phát triển du lịch miền Trung.  Tới đây,  không biết nhà máy hạt nhân có thí điểm không? Mà nói rộng ra đi lên Chủ nghĩa xã hội mà chẳng ai biết rõ nó là cái gì thì cũng lại là một cuộc thí điểm nhiều đời hết ông đến cha, giờ đã đến cháu chắt rồi. Ai là người đam mê “thí điểm” và tự cho mình có quyền “thí điểm” nhiều và với quy mô như vậy?  Cơ thể của đất nước, xã hội có thể chịu đựng nổi bao nhiêu lần thí điểm nữa đây?
  Một bài học sâu xa nữa là văn hóa tiếp thu phản biện xã hội. Không thể không đặt câu hỏi tại sao lãnh đạo đất nước lại mắc quá nhiều sai lầm như vậy?. Hầu như đụng đâu, sai đấy, làm đâu, hỏng đấy!  Quyết định càng lớn lại càng sai. Bên cạnh nhiều vị lãnh đạo tầm nhìn, tư duy, năng lực hạn chế  là đội ngũ tham mưu hỏng. Còn chốt kiểm soát cuối cùng là phản biện xã hội thì lại bị thù ghét thì còn ai chỉ dẫn, góp ý cho mình nữa.  Chuyện xảy ra quá nhiều lần. Chân lý của quyền lực đã thắng quyền lực của chân lý hết lần này đến lần khác. Riêng lần này ai có thắc mắc về dự án bô xít,  xin nhớ lại lời của thứ trưởng Bộ Công thương  Lê Dương Quang, còn chụp mũ cho các trí thức là phản động!?   Vấn đề không chỉ nằm trong việc tiếp thu phản biện xã hội  mà chính là hệ thống hiện hành không dung thứ ý kiến trái chiều với nhà cầm quyền. Cái gì cũng để Đảng và Nhà nước lo thì lo sao cho thấu. Mưu sỹ thì toàn lựa đám a dua, lựa theo ý cấp trên mà minh họa theo thì làm gì còn có khoa học nữa.  Trung thần còn có mấy người? Không chỉ là văn hóa tiếp thu phản biện mà còn là văn hóa tự chịu trách nhiệm cá nhân. Những người to mồm về dự án bô xit này đi đâu cả rồi? Ai là người đưa ra chủ trương lớn? Ai là người xây dựng báo cáo khả thi?  Cái gốc cuối cùng vẫn phải là dân chủ hóa xã hội để mỗi quyết định quan trọng của đất nước được đưa ra đều phải có chất lượng dựa trên một quy trình khoa học, chuẩn mực.
Từ dự án bô xít,  (một chuyện trong hàng ngàn chuyện) Đảng tự đặt mình trên dân tộc,  quốc gia rồi,  vậy cần gì Quốc hội, cần gì Hiến pháp? Điều 4 Hiến pháp như khẳng định : “Cha là chủ gia đình”. Đúng, Cha là chủ gia đình, theo nghĩa ấy mà trị quốc thì là “Nhân trị” chứ   không phải “Pháp trị”. Vì có mấy ai làm cha mà có thương ghét các con công bằng, công tâm đâu. Vì thương ghét là phạm trù  tình cảm, cảm tính. Cả Quốc hội, Chính phủ, Tòa án đều do một “Cha” quyết thì thà rằng “Cha” làm luôn như trong chiến tranh, Đảng quyết hết mà có ai nói gì đâu?. Hoàn cảnh thời bình, tập tành với nền kinh tế thị trường cho nên phải học kinh nghiệm của những nước tiên tiến. Làm theo kiểu cũ thì sẽ còn biết bao bô xít, các Vina và những “kỳ nhân Hoàng Hữu Phước” xuất hiện làm điên đảo nhân quần! Đã đến lúc người dân không cho phép đem dân tộc ta,  đất nước ta ra làm thí điểm như con “chuột bạch” khổng lồ!