Link
: http://nguoiviet.de/van/Thymianka-Thao-Nguyen-Berlin-KHI-CA-XA-HOI-DONG-LONG-DOI-TRA-36441.html
“Một nửa
cái bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thật là sự dối trá”.
Đến nay thì cô bé ấy
đã là một sĩ quan cảnh sát của CHLB Đức, được đào tạo chính quy tại chính mảnh
đất này, nơi em đã sinh ra và lớn lên.
Mình không bao giờ quên những ngày này cách đây hơn chục năm, khi N. được mẹ cho quay trở về Hà Nội, bắt đầu đi học từ năm lớp năm để chuẩn bị cho công cuộc hồi hương.
Phải kể sơ qua về hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt của N. mới hiểu tại sao, mặc dù được sinh ra ở Đức, có quốc tịch Đức, em lại về Việt Nam.
Mẹ em sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân đã gia nhập đoàn quân 40 ngàn người sang xuất khẩu lao động tại CHDC Đức thời thập niên 80, rồi trong một lần về phép, chị cưới người yêu cũ, một sĩ quan an ninh. Cuộc tình của họ sẽ không có gì đáng nói nếu không có vụ Bức Tường Sụp Đổ.
Một đằng là tư bản vốn đang giãy chết trói quá chặt, một đằng là ngành an ninh không cho phép nhân viên của mình xuất cảnh, dù chỉ là du hí đôi ngày, đôi Ngưu Lang Chức Nữ thời @ cứ sống cảnh chồng Đông vợ Tây như thế suốt ba thập kỷ. Ba đứa con lần lượt ra đời sau những lần về phép. N. cũng như các em đều đi học trường Đức. Học lịch sử German, văn hóa Goethe, xài luật Deutschland. Nhưng rồi cũng đến lúc cha mẹ các em tính đến chuyện phải quay trở về, vì bố mẹ không thể xa nhau suốt cả đời.
Rất nhiều thống kê cho thấy, trẻ em Việt Nam học tại quê nhà có điểm số vượt trội hơn hẳn trẻ em sống ở nước ngoài. Điều đó tất nhiên chúng ta có quyền tự hào, theo một khía cạnh nào đó. Nhưng sự rắc rối nhất không nằm ở đây. N. là một cô bé rất thông minh. Em nói và viết tiếng Việt như người Việt vì từ lúc sinh ra hè nào mấy mẹ con cũng về Việt Nam với bố. Vấn đề rắc rối nằm ở chỗ, em luôn nói những gì mình nghĩ, phản ứng tất cả những gì trái với chính kiến của em.
Giáo dục Đức hoàn toàn khác với giáo dục Việt Nam. Ở Đức, trẻ em có quyền nói tất cả những gì mà chúng nghĩ và không ai quy tội như thế là “vô lễ”, “mất dạy”. Chúng chỉ được dạy dỗ để làm một người lịch sự, có giáo dục, nhưng không ai bắt chúng phải lễ độ theo kiểu nói những gì thầy cô muốn được nghe. Con bé xinh xắn, rạng rỡ, hiếu động và tự tin bao nhiêu thì ở môi trường Việt Nam, lại càng là cái gai trong mắt giáo viên bấy nhiêu. Mẹ N. tâm sự, vấn đề lớn nhất không phải là con bé không hòa hợp được, mà là, con của chị... không biết nói dối như các bạn.
Không đi học thêm, N. bị cô giáo cố tình chấm điểm sai, em lên gặp Ban Giám hiệu, bị “đì” là hớt lẻo. Bạn cóp bài, em phản đối, bị tố là phản bội. Em phản ứng và thắc mắc những gì trái với những điều em được học ở Đức một cách rất hồn nhiên ngây thơ, cô giáo cho em là “mất dạy”, vì trò không được phép hỏi vặn cô như thế. Em bị cô lập ở chính nơi người ta dạy dỗ em bằng tiếng mẹ đẻ. Cứ thế, sau hai tháng, N. bỏ học, tuyệt thực và bố mẹ phải cho em quay trở lại Đức.
Mình nhớ hồi học lớp hai, một lần “cấp trên” xuống cơ sở kiểm tra, thế là cả trường nhốn nháo tổng vệ sinh rất rôm rả. Chúng mình tham gia tích cực lắm. Đang hoan hỉ sung sướng thì cô giáo dặn: “Không em nào được nói hớ một câu gì nhé. Chỉ cần lỡ mồm “trường mình hôm nay sạch thế” là chết rồi! Nếu có ai hỏi, các em phải nói là trường mình ngày nào cũng quét dọn y như hôm nay!”.
Hồi đó, mình may mắn được học một thế hệ các thày cô rất ôn hòa, mực thước, tuy đời sống hết sức đạm bạc nhưng đều cố gắng tôn trọng, giữ gìn phẩm cách của nhà giáo. Suốt cả quãng thời gian cắp sách, trong mình chỉ là những hồi ức êm đềm, tràn ngập lòng biết ơn kính trọng đối với các thầy cô. Nhưng “bài học nói dối tập thể đầu tiên” ấy, mình vẫn nghi nhớ đến tận bây giờ. Nó là vết gạch đầu tiên lên tờ giấy trắng ngây thơ của tâm hồn con trẻ. Tuy không có gì to tát nhưng cũng là một hạt sương buồn giữa vùng trời ấm áp mang tên nghề giáo.
Bài học nói dối ấy chỉ là một hạt cát trên sa mạc nếu đem so với vụ nói dối tập thể của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên. Khoan nói đến động cơ bị thúc ép, bị vận động, sợ bị đuổi học, bị nghỉ dạy... v.v, nói dối là nói dối. Chỉ từ chiếc taxi đâm gẫy chân em học sinh lớp hai tại sân trường, đến những tờ khảo sát trơ trẽn và láo xược, diễn biến vụ việc cho chúng ta thấy, Ban Giám hiệu trường Nam Trung Yên đang thách thức pháp luật, thách thức lương tâm của không chỉ gia đình nạn nhân, mà còn của toàn thể học sinh và phụ huynh trường Nam Trung Yên cũng như tất cả chúng ta.
Sự phẫn nộ của công luận và tiếng nói của lương tâm, dù là yếu ớt, đã khiến nhiều cô giáo bắt đầu rời khỏi trò chơi “nói dối tập thể” mà họ đã hoặc đang tham dự. Lương tâm, cần bắt đầu bằng sự chiến thắng nỗi sợ hãi.
Đến đây thì hồi kết chắc không có gì bất ngờ nữa. Trừ khi có cái ô thật to, phong bì thật dầy, vụ việc mới có thể chìm xuống như bảy năm trước, cô “hiệu trưởng ăn cắp Tạ Thị Bích Ngọc” vẫn ung dung tại vị và chỉ sau khi bị cáo buộc có bằng chứng tái phạm mới được nhẹ nhàng thuyên chuyển đi nơi khác, tiếp tục rao giảng và phát tán môn đạo đức giả cho cả một thế hệ.
Thầy cô dối trá và ăn cắp, sẽ sản sinh ra những lớp học trò như thế nào? Điều đó hẳn ai cũng biết. Nhưng tại sao họ vẫn được hành nghề được, tiếp tục dạy dỗ con em chúng ta? Phải chăng, chính là vì sự im lặng và thỏa hiệp trong đó có phần đóng góp không nhỏ của từng phụ huynh.
Được đào tạo chính quy tại Đức, N. sẽ trở thành một sĩ quan cảnh sát, một nghề được tuyển chọn cực kỳ khắt khe chỉ dành cho những thanh niên ưu tú về phẩm cách, khỏe mạnh về thể chất và vượt qua được những cuộc trắc nghiệm tâm lý cũng như kiến thức. Nhưng, một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của ngành cảnh sát Đức đó là lý lịch phải tuyệt đối trong sạch: không trộm cắp và không dối trá!
Nếu hồi đó, cô bé xinh đẹp này hội nhập được vào môi trường của xã hội Việt, tức là biết im lặng để yên thân, biết chấp nhận nói dối tập thể để khỏi bị cô lập, thì nước Đức đã không có một gương mặt nữ cảnh sát hiếm hoi gốc Việt.
Nói dối chưa bao giờ dễ đến như thế ở Việt Nam. Vì người ta đồng lòng nói dối, rủ nhau nói dối. Một cá nhân nói dối thì lương tâm còn nhúc nhích nhưng cả tập thể nói dối thì lại là sự đoàn kết nhất trí cao. Mọi giá trị bị đảo lộn, mọi khái niệm đều bị đánh tráo. Chúng ta không còn niềm tin vào bất cứ điều gì, bất cứ ai, kể cả chính bản thân mình. Trong một xã hội dối trá, người nói thật sẽ bị coi là kẻ phản bội.
Trẻ em Việt Nam cần được quyền nói lên điều mà chúng nghĩ. Các em có quyền làm văn hồn nhiên coi mèo là bạn mà không sợ bị cô giáo cho điểm kém. Chúng cần được dạy dỗ cách miêu tả sự việc mắt thấy tai nghe từ chính những nhà giáo biết nhận biết và đánh vần hai chữ “sự thật”, thay vì bắt buộc phải uốn lưỡi bịt mắt vờ không nhìn thấy chiếc xe taxi to hơn con trâu cán gãy xương bạn ngay trên sân trường như thế nào.
Nếu hôm nay đi học, chúng mới chỉ bị dụ dỗ điểm chỉ vào tờ khai dạy nói dối tập thể thì lớn lên, chúng tất sẽ sáng chế ra những siêu phẩm mang tên dối trá. Không chỉ nói dối để yên thân, bao che cho lợi ích nhóm, chúng còn nói dối để ru ngủ cả một đám đông giống như những con đà điểu ngờ nghệch tự rúc đầu vào cát để lừa dối chính mình và bầy đàn.
Con cháu chúng ta còn phải nghe những phiên bản dối trá cũ mèm như biển bị đầu độc sau mấy tháng tự làm sạch, không có cái gọi là đàn áp nhân quyền và đất nước ta nhìn chung, đã bao giờ được như thế này chưa, điều đó hoàn toàn phụ thuộc ở thái độ của chính chúng ta, hôm nay.
Nói thật rất dễ vì bạn không bao giờ lo sợ bị phát giác.
18.2.2017
Thymianka Thảo Nguyên
Mình không bao giờ quên những ngày này cách đây hơn chục năm, khi N. được mẹ cho quay trở về Hà Nội, bắt đầu đi học từ năm lớp năm để chuẩn bị cho công cuộc hồi hương.
Phải kể sơ qua về hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt của N. mới hiểu tại sao, mặc dù được sinh ra ở Đức, có quốc tịch Đức, em lại về Việt Nam.
Mẹ em sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân đã gia nhập đoàn quân 40 ngàn người sang xuất khẩu lao động tại CHDC Đức thời thập niên 80, rồi trong một lần về phép, chị cưới người yêu cũ, một sĩ quan an ninh. Cuộc tình của họ sẽ không có gì đáng nói nếu không có vụ Bức Tường Sụp Đổ.
Một đằng là tư bản vốn đang giãy chết trói quá chặt, một đằng là ngành an ninh không cho phép nhân viên của mình xuất cảnh, dù chỉ là du hí đôi ngày, đôi Ngưu Lang Chức Nữ thời @ cứ sống cảnh chồng Đông vợ Tây như thế suốt ba thập kỷ. Ba đứa con lần lượt ra đời sau những lần về phép. N. cũng như các em đều đi học trường Đức. Học lịch sử German, văn hóa Goethe, xài luật Deutschland. Nhưng rồi cũng đến lúc cha mẹ các em tính đến chuyện phải quay trở về, vì bố mẹ không thể xa nhau suốt cả đời.
Rất nhiều thống kê cho thấy, trẻ em Việt Nam học tại quê nhà có điểm số vượt trội hơn hẳn trẻ em sống ở nước ngoài. Điều đó tất nhiên chúng ta có quyền tự hào, theo một khía cạnh nào đó. Nhưng sự rắc rối nhất không nằm ở đây. N. là một cô bé rất thông minh. Em nói và viết tiếng Việt như người Việt vì từ lúc sinh ra hè nào mấy mẹ con cũng về Việt Nam với bố. Vấn đề rắc rối nằm ở chỗ, em luôn nói những gì mình nghĩ, phản ứng tất cả những gì trái với chính kiến của em.
Giáo dục Đức hoàn toàn khác với giáo dục Việt Nam. Ở Đức, trẻ em có quyền nói tất cả những gì mà chúng nghĩ và không ai quy tội như thế là “vô lễ”, “mất dạy”. Chúng chỉ được dạy dỗ để làm một người lịch sự, có giáo dục, nhưng không ai bắt chúng phải lễ độ theo kiểu nói những gì thầy cô muốn được nghe. Con bé xinh xắn, rạng rỡ, hiếu động và tự tin bao nhiêu thì ở môi trường Việt Nam, lại càng là cái gai trong mắt giáo viên bấy nhiêu. Mẹ N. tâm sự, vấn đề lớn nhất không phải là con bé không hòa hợp được, mà là, con của chị... không biết nói dối như các bạn.
Không đi học thêm, N. bị cô giáo cố tình chấm điểm sai, em lên gặp Ban Giám hiệu, bị “đì” là hớt lẻo. Bạn cóp bài, em phản đối, bị tố là phản bội. Em phản ứng và thắc mắc những gì trái với những điều em được học ở Đức một cách rất hồn nhiên ngây thơ, cô giáo cho em là “mất dạy”, vì trò không được phép hỏi vặn cô như thế. Em bị cô lập ở chính nơi người ta dạy dỗ em bằng tiếng mẹ đẻ. Cứ thế, sau hai tháng, N. bỏ học, tuyệt thực và bố mẹ phải cho em quay trở lại Đức.
Mình nhớ hồi học lớp hai, một lần “cấp trên” xuống cơ sở kiểm tra, thế là cả trường nhốn nháo tổng vệ sinh rất rôm rả. Chúng mình tham gia tích cực lắm. Đang hoan hỉ sung sướng thì cô giáo dặn: “Không em nào được nói hớ một câu gì nhé. Chỉ cần lỡ mồm “trường mình hôm nay sạch thế” là chết rồi! Nếu có ai hỏi, các em phải nói là trường mình ngày nào cũng quét dọn y như hôm nay!”.
Hồi đó, mình may mắn được học một thế hệ các thày cô rất ôn hòa, mực thước, tuy đời sống hết sức đạm bạc nhưng đều cố gắng tôn trọng, giữ gìn phẩm cách của nhà giáo. Suốt cả quãng thời gian cắp sách, trong mình chỉ là những hồi ức êm đềm, tràn ngập lòng biết ơn kính trọng đối với các thầy cô. Nhưng “bài học nói dối tập thể đầu tiên” ấy, mình vẫn nghi nhớ đến tận bây giờ. Nó là vết gạch đầu tiên lên tờ giấy trắng ngây thơ của tâm hồn con trẻ. Tuy không có gì to tát nhưng cũng là một hạt sương buồn giữa vùng trời ấm áp mang tên nghề giáo.
Bài học nói dối ấy chỉ là một hạt cát trên sa mạc nếu đem so với vụ nói dối tập thể của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên. Khoan nói đến động cơ bị thúc ép, bị vận động, sợ bị đuổi học, bị nghỉ dạy... v.v, nói dối là nói dối. Chỉ từ chiếc taxi đâm gẫy chân em học sinh lớp hai tại sân trường, đến những tờ khảo sát trơ trẽn và láo xược, diễn biến vụ việc cho chúng ta thấy, Ban Giám hiệu trường Nam Trung Yên đang thách thức pháp luật, thách thức lương tâm của không chỉ gia đình nạn nhân, mà còn của toàn thể học sinh và phụ huynh trường Nam Trung Yên cũng như tất cả chúng ta.
Sự phẫn nộ của công luận và tiếng nói của lương tâm, dù là yếu ớt, đã khiến nhiều cô giáo bắt đầu rời khỏi trò chơi “nói dối tập thể” mà họ đã hoặc đang tham dự. Lương tâm, cần bắt đầu bằng sự chiến thắng nỗi sợ hãi.
Đến đây thì hồi kết chắc không có gì bất ngờ nữa. Trừ khi có cái ô thật to, phong bì thật dầy, vụ việc mới có thể chìm xuống như bảy năm trước, cô “hiệu trưởng ăn cắp Tạ Thị Bích Ngọc” vẫn ung dung tại vị và chỉ sau khi bị cáo buộc có bằng chứng tái phạm mới được nhẹ nhàng thuyên chuyển đi nơi khác, tiếp tục rao giảng và phát tán môn đạo đức giả cho cả một thế hệ.
Thầy cô dối trá và ăn cắp, sẽ sản sinh ra những lớp học trò như thế nào? Điều đó hẳn ai cũng biết. Nhưng tại sao họ vẫn được hành nghề được, tiếp tục dạy dỗ con em chúng ta? Phải chăng, chính là vì sự im lặng và thỏa hiệp trong đó có phần đóng góp không nhỏ của từng phụ huynh.
Được đào tạo chính quy tại Đức, N. sẽ trở thành một sĩ quan cảnh sát, một nghề được tuyển chọn cực kỳ khắt khe chỉ dành cho những thanh niên ưu tú về phẩm cách, khỏe mạnh về thể chất và vượt qua được những cuộc trắc nghiệm tâm lý cũng như kiến thức. Nhưng, một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của ngành cảnh sát Đức đó là lý lịch phải tuyệt đối trong sạch: không trộm cắp và không dối trá!
Nếu hồi đó, cô bé xinh đẹp này hội nhập được vào môi trường của xã hội Việt, tức là biết im lặng để yên thân, biết chấp nhận nói dối tập thể để khỏi bị cô lập, thì nước Đức đã không có một gương mặt nữ cảnh sát hiếm hoi gốc Việt.
Nói dối chưa bao giờ dễ đến như thế ở Việt Nam. Vì người ta đồng lòng nói dối, rủ nhau nói dối. Một cá nhân nói dối thì lương tâm còn nhúc nhích nhưng cả tập thể nói dối thì lại là sự đoàn kết nhất trí cao. Mọi giá trị bị đảo lộn, mọi khái niệm đều bị đánh tráo. Chúng ta không còn niềm tin vào bất cứ điều gì, bất cứ ai, kể cả chính bản thân mình. Trong một xã hội dối trá, người nói thật sẽ bị coi là kẻ phản bội.
Trẻ em Việt Nam cần được quyền nói lên điều mà chúng nghĩ. Các em có quyền làm văn hồn nhiên coi mèo là bạn mà không sợ bị cô giáo cho điểm kém. Chúng cần được dạy dỗ cách miêu tả sự việc mắt thấy tai nghe từ chính những nhà giáo biết nhận biết và đánh vần hai chữ “sự thật”, thay vì bắt buộc phải uốn lưỡi bịt mắt vờ không nhìn thấy chiếc xe taxi to hơn con trâu cán gãy xương bạn ngay trên sân trường như thế nào.
Nếu hôm nay đi học, chúng mới chỉ bị dụ dỗ điểm chỉ vào tờ khai dạy nói dối tập thể thì lớn lên, chúng tất sẽ sáng chế ra những siêu phẩm mang tên dối trá. Không chỉ nói dối để yên thân, bao che cho lợi ích nhóm, chúng còn nói dối để ru ngủ cả một đám đông giống như những con đà điểu ngờ nghệch tự rúc đầu vào cát để lừa dối chính mình và bầy đàn.
Con cháu chúng ta còn phải nghe những phiên bản dối trá cũ mèm như biển bị đầu độc sau mấy tháng tự làm sạch, không có cái gọi là đàn áp nhân quyền và đất nước ta nhìn chung, đã bao giờ được như thế này chưa, điều đó hoàn toàn phụ thuộc ở thái độ của chính chúng ta, hôm nay.
Nói thật rất dễ vì bạn không bao giờ lo sợ bị phát giác.
18.2.2017
Thymianka Thảo Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét