Vien Huynh
Tôi không hiểu một số
người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách
ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận
với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm
thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm
nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi,
đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên
lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết
nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra
xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên
từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc
độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy
rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt
khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả
viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi
cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn
phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp
cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương
thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho
khi có thằng cu để sau này nó để tang cho? Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những
chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng
bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở
dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu
chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân
vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn
vua”.
● Dạy: “phụ bất từ
thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ
giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất
hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu
phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ
nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu
đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng
nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ
thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và
coi thường con người:
● Tại sao cũng là con
rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì
coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con
gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với
nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy
là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên
mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”. Đó là chưa kể
chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh
em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết
cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y
phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy
(nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí
cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng
không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những
gì thầy dạy. Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức,
trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi
cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học
hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng
tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền
biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền
bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn
"mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy,
dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một
minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung
quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với
một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao? Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần"
nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ
cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý
gì? Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và
truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn
tăm tối dài dài. Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi
tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi,
nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ
tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân,
mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu:
"nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng
câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng:
"nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ
nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v...
[Vien Huynh]
Mời bạn đọc tiếp bài viết của
Đặng Tiến, tôi rất quý bạn này, dù chưa gặp mặt:
■ HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
Tác giả: ĐẶNG TIẾN
"Tôi quan sát và
thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo
là kẻ thù không đội trời chung. Ba nhân vật ấy là ai? Thứ nhất là nhà cách mạng
Tôn Trung Sơn, thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi và thứ ba là Văn hào Lỗ
Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam
dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc, là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận" trong đó
có một ý tôi diễn nôm na là thế này: chỉ cần là hàng xóm của Tàu đã là điều
đáng xấu hổ rồi, đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm
của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc
xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo. Chả tin, mời bạn đọc
lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh
đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba
nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết
mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn
có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách
Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ
kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù
quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc
những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính
sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng
giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi
được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu
Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh
khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị
nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là
kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con
người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự
hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không
được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết
này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm
vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo
là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức
nó cực kì giả dối; về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động. Cho
nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho
giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào. Tôi không có ý định tranh luận với
ai. Anh chị em nào đồng ý thì like. Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
[Đặng Tiến] *******
Đăng lại ý này: Cách
đây mấy ngày, khi nhìn thấy bìa của môn Lịch sử lớp 7; và trước đây, khi thấy
xây nhiều Viện Khổng Tử, tôi đã không vui, bởi cho dù Khổng tử có là một nhân vật
siêu quần thì ông ta cũng chỉ là một học giả, thậm chí bác học thì cũng thế
thôi. Khổng Khâu cũng chỉ là một con người, không phải thánh. Còn việc lấy nó
làm kim chỉ nam, làm thần tượng, theo tôi là không nên, bởi nó quá bảo hoàng, bởi
nó gìn giữ sự không công bằng giữa con người với con người. Theo tôi, dù anh có
học rộng đủ điều, anh giàu có quyền cao chức trọng, thì anh cũng chỉ là người,
không hơn. Một nông dân ít học, cũng là người, thậm chí họ còn có thể nhân văn
hơn, tôi kính trọng họ hơn, bởi: "CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI"
(Truyện Kiều, NGUYỄN DU) bởi: "THÔNG MINH PHẢN BỊ THÔNG MINH NGỘ" (Trần
Hy Di Tiên Sinh, Trung Hoa) Vả lại, theo tôi, cái "tam giáo cửu lưu" ấy,
cái "Khổng Lão Nho" ấy đã quá lỗi thời. Tôi không dám "phủ định
sạch trơn", vẫn muốn kế thừa những cái hay nhất định, nhưng xem ra không ổn.
Tôi tự thấy mình cũng là sản phẩm của những điều đã kể trên, bây giờ đem chặt bỏ,
kể cũng đau lắm chứ. Nhưng, vì con em chúng ta, vì tiêu chí "Tổ quốc trên
hết", tôi muốn ủng hộ 3 triết gia đả phá cái lỗi thời đã kể trên, để VIỆT
NAM có thể hội nhập tốt cùng thế giới văn minh, năng động hơn. Rất mong quý vị ủng
hộ, xin trân trọng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét