Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

"LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÉT XỬ MỘT VỤ ÁN CÔNG BẰNG NHẤT CÓ THỂ?

(Sưu tầm được bà này của bạn @Quang Trung Le hay nên copy lại nhân có vài vụ nóng sắp xét xử. Các bạn cứ tham khảo).

"LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÉT XỬ MỘT VỤ ÁN CÔNG BẰNG NHẤT CÓ THỂ?

Chúng ta luôn liên tục cải tiến để tìm ra các phương pháp để đạt được sự công bằng nhất có thể. Các nhà lập pháp phương tây cũng vậy.

Không giống như các phiên tòa thời phong kiến, nơi mà quan tòa được quyền quyết định 1 ai đó vô tội hay có tội. Kết quả của phiên tòa sẽ dựa trên ý chí của thẩm phán. Điều đó gây ra rủi ro là nếu một kẻ nào đó mua chuộc quan tòa hoặc bên điều tra. Thì hắn sẽ mua chuộc được kết quả có lợi cho hắn.

Thế nên để đảm bảo điều này không xảy ra. Các nước phát triển đã thiết lập hệ thống xét xử dựa trên BỒI THẨM ĐOÀN (Petit Jury).

(Về lịch sử: Thể chế bồi thẩm đoàn có từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên ở Hy Lạp và dựa trên hai ưu điểm: toàn dân bình đẳng, và ngăn ngừa tham ô hối lộ ở trong tòa. Đây cũng là thành phần nòng cốt của thể chế dân chủ.

Tục lệ bồi thẩm đoàn được điển chế vào thời Trung cổ ở Anh và sau đó đi dần vào định chế pháp quyền.)

Trong các vụ đại án hoặc án hình sự quan trọng, thẩm phán hay quan tòa ở đây không có quyền kết tội một ai đó vô tội hay có tội. Quyền lực để xét xem ai đó vô tội hay có tội thuộc về BỒI THẨM ĐOÀN.

Bồi thẩm đoàn là một nhóm gồm 12 người (thêm 2 người dự bị tổng là 14), được chọn một cách ngẫu nhiên trong các công dân. Họ bao gồm đủ mọi tầng lớp, ngành nghề. Và đặc biệt là họ chẳng có liên hệ hay quen biết gì nhau cả. Ngày hôm đó, họ được mời tới phiên tòa để xem phiên tòa xét xử. Tại đây:

- Thẩm phán: Có vai trò ngồi đó và giúp cho phiên tòa được diễn ra một cách trình tự, trơn tru và lớp lang. Ngăn cản những hành động quá khích của các bên.

- Luật sư: Có vai trò biện hộ cho bị cáo, người bị tòa án đưa ra xét xử.

- Công tố viên: Có vai trò đưa ra bằng chứng để kết tội bị cáo.

- Bồi thẩm đoàn: Gồm 12 người không liên quan gì đến nhau, ngồi đó lắng nghe tranh luận giữa luật sư và công tố viên. Sau đó sẽ đưa ra quyết định xem bị cáo có tội hay vô tội.

Sau khi phiên tòa kết thúc, bồi thẩm đoàn sẽ vào một căn phòng và ngồi bàn luận với nhau xem người này có tội hay vô tội.

- Nếu cả 12 người đồng ý vô tội. Thì vô tội
- Nếu cả 12 người đồng ý có tội. Thì có tội.
- Nếu 11 người đồng ý có tội nhưng 1 người cho rằng vô tội. Sẽ phải xét xử lại cho đến khi cả 12 người cùng đưa ra 1 kết quả. 12 người này sẽ theo phiên tòa đến khi nào vụ việc được xét xử xong.

Câu hỏi là tại sao phải làm phức tạp đến như vậy?

Vì để đảm bảo rằng phiên tòa trở nên công bằng nhất có thể và một người sẽ không bị xử án oan. Họ buộc phải có một sự thống nhất của cả 12 người.

Bởi lẽ số đông chưa chắc đã là sự thật. Thế nên để hạn chế án oan xảy ra. Cả 12 người phải đưa ra cùng 1 kết luận.

- Vậy nếu số đông không phải sự thật thì sự thật phụ thuộc vào gì?
Sự thât và chân lý phụ thuộc vào lý lẽ, lập luận, dẫn chứng, logic khách quan và FACT.

- Nhiều người nói rằng, tại sao cần 12 người đồng ý. Quá bán không được sao?

Để trả lời câu hỏi này, các nhà lập pháp phương tây đưa ra ví dụ về sự nguy hiểm của viêc quyết đinh dựa trên số đông và quá bán.

Ví dụ: Có 5 người A, B, C ,D ,E ngồi chia 100 đồng tiền. Về mặt công bằng, mỗi người sẽ đươc chia 20 đồng tiền.

Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu kết quả chia tiền dưa trên số đông quá bán. Kết quả sẽ thế này:

A là lãnh đạo sẽ đứng ra chia tiền. Hắn sẽ chia cho B và C mỗi thằng 21 đồng tiền. Môt mình hắn sẽ chiếm 58 đồng còn lại. Và không chia cho D và E đồng nào cả.

Và vì B và C đươc chia nhiều hơn môt đồng so với cách chia công bằng. Thế nên 2 người này sẽ đồng ý. Thêm 1 phiếu nữa của A, vậy là có đủ 3/5 phiếu. Kết quả sẽ được thông qua.

Đây chính là sự nguy hiểm của quyết định dựa trên quá bán và số đông.

Các nhà lâp pháp phương tây lập luân rằng, dân chủ là khi chúng ta nghe theo số đông, nhưng phải ĐẢM BẢO LỢI ÍCH CỦA PHE THIỂU SỐ.

Trong trường hợp trên, lợi ích của phe thiểu số là D và E không hề đươc đảm bảo. Thế nên đó không phải là dân chủ.

- Vậy làm thế nào để ngăn cản sư nguy hiểm của số đông và quá bán. Làm thế nào để hạn chế sự bất công đối với nhóm thiểu số trong quá trình vận hành dân chủ?

Các nhà lập pháp ở Hoa Kỳ đã có môt tư duy cực kì thiên tài mà vẫn còn giá trị đến tận ngày nay. Đó là xây dựng hệ thống quốc hội Thượng Viện và Hạ Viện.

Chi tiết của quá trình lâp pháp thiên tài và tầm nhìn xa đó thế nào sẽ được viết ở một bài khác.

- Bạn nào muốn biết cách vận hành xét xử ở các nước phát triển thế nào thì tôi khuyên nên xem bộ phim "12 Angry Men". Đạt hơn 9.0 điểm Imdb. Một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh về pháp đình.

Đấy là cách để một phiên tòa xét xử ở các nước phát triển diễn ra một cách "công bằng nhất có thể". Tất nhiên sẽ vẫn có những vụ xét xử mà kết quả của nó không công bằng. Đó là lý do vì sao ở các nước phát triển họ luôn liên tục cải tiến luật để khiến nó trở nên công bằng hơn.

FACT: Ở các nước kiểu độc tài không áp dụng hệ thống xét xử dựa trên bồi thẩm đoàn. Phán quyết cuối cùng thuộc về tay của một cá nhân hoặc nhóm cầm quyền. Đây là một lỗ hổng bởi lẽ những kẻ này có thể bị mua chuộc bởi quyền lực, tiền bạc, nhóm lợi ích và ý chí của hắn chưa chắc đã là chân lý và sự thật."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét