KỶ NGUYÊN TIỀN DỄ KIẾM
“Phần tử trí thức?
Tôi muốn nói đến những người suy tư, không phải bọn lộng chữ, lợi dụng, bịp bợm và ăn bám”
Henri Barbusse
Barbusse là nhà văn người Pháp, một thương binh của Thế chiến thứ nhất, sang Moscow, lấy vợ người Nga và gia nhập đảng cộng sản Liên Xô, ông ca ngợi sự ra đời của Liên bang Soviet là "hiện tượng vĩ đại và đẹp đẽ nhất trong lịch sử thế giới". Lenin đánh giá rất cao ông này theo cách của ông ta, tức là Barbusse thuộc vào “những kẻ ngu xuẩn hữu dụng của phương Tây” là thứ mà Lenin dạy dỗ một cách thẳng thừng với các đồng chí của mình “Đó là sợi dây thừng mà chúng ta trao cho kẻ thù, để chủ nghĩa tư bản tự treo cổ chính mình”.
Gần đây, những phần tử trí thức “những người suy tư” đã bắt đầu nhắc đến “cái đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài của chủ nghĩa tư bản” với sự đóng góp to lớn của bọn ngộ chữ tự xưng danh trí thức, những kẻ “ngu xuẩn có ích”. Cái đinh ấy là gì, cái búa dùng để đóng nó là cái gì? Và nó bắt đầu từ đâu ? Và nếu chủ nghĩa tư bản sụp đổ thì cái gì sẽ đến ?
Hành động của con người thay đổi tùy theo nhận thức và nhận thức là một quá trình, bọn “lộng chữ, lợi dụng, bịp bợm và ăn bám” bằng trò tu từ đã phức tạp hóa chúng tạo nên những chủ thuyết, những “tư tưởng”, tất cả những thứ đó, tập quán, lịch sử, tư tưởng vv... đều được tạo ra từ một gốc gọi là “văn hóa”. Khác với các gốc vật chất của vũ trụ, văn hóa là gốc của tinh thần nên sự hoạt động của nó là trực tiếp nhưng ảnh hưởng lên xã hội loài người là gián tiếp. Ta sẽ xét một khía cạnh chịu ảnh hưởng từ văn hóa (gián tiếp) nhưng tại có tác động trực tiếp cực kỳ to lớn lên xã hội, đó là NỀN KINH TẾ.
Cả một kỷ nguyên dài, văn hóa coi người giàu có trong xã hội và được kính trọng là những người sản xuất ra của cải vật chất, những địa chủ với đồng ruộng và đồn điền làm ra lương thực thực phẩm, những ông chủ hãng xưởng sản xuất ra hàng tiêu dùng, những tiện nghi trong đời sống và cuối cũng là tầng lớp trung gian cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng theo thứ tự nghiêm ngặt “Nông, Công, Thương”, cùng với hệ thống này là sự gắn bó hữu cơ giữa “ông chủ” và người “làm công ăn lương” họ gắn bó với nhau bằng lợi ích chung.
Văn hóa này bắt đầu thay đổi rõ rệt từ những năm cuối của thập niên 70, ở Việt Nam là thập niên 90. Người ta gọi đó là Kỷ nguyên tiền dễ kiếm- Age of Easy Money. Hãy nghe “ Nhà đầu tư huyền thoại” Jeremy Grantham ,một người giầu lên nhờ Kỷ nguyên tiền dễ kiếm trả lời phỏng vấn về việc “Giải Ảo” Age of Easy Money, ông ta nói :
- Trong đời tôi đã được chứng kiến một hiện tượng chưa từng xảy ra, đó là chỉ trong vòng 20 năm, tỷ lệ chứng khoán chiếm trong cơ cấu GDP đã tăng lên hơn gấp đôi, từ 3% lên 8,5%.
Hãy để ý : Đó là 8,5% của GDP toàn cầu. Theo tính toán của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), GDP toàn cầu năm 2020 là 88 ngàn tỷ Dollar, năm 2021 là 94 ngàn tỷ và năm 2022 là 104 ngàn tỷ. Một câu hỏi hợp lý được đặt ra : Đó là thời gian mà lĩnh vực sản xuất của cả thế giới tê liệt bởi đại dịch cúm Vũ Hán, tại sao GDP toàn cầu lại tăng ? Vậy số tiền ấy từ đâu mà ra, và nó chui vào túi ai ? Biểu hiện rõ nhất là sắc xanh trên sàn chứng khoán. Grantham nói tiếp :
“Được hưởng lợi là những người nắm cổ phiếu, họ ở trên đỉnh - chiếm 1% trong số 1% dân số toàn cầu” Và ông ta thú nhận : “Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã tạo ra chúng tôi, những con quỷ hút máu nền kinh tế”.
Năm 90, khi Đông Âu và Liên Xô cộng sản sụp đổ (giả vờ). Những người Marxist đã thay đổi tư tưởng của họ gọi là “chủ nghĩa Tân tự do”, kết luận cơ bản nhất là, từ nay phong trào cộng sản sẽ chuyển sang mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu. “Chủ nghĩa cộng sản là một thử nghiệm sai lầm không đúng thời điểm của nhân loại”, một “ cuộc gặp gỡ lầm lạc kỳ quặc về mặt trí tuệ của thế kỷ 20” mặc dù cho cuộc thử nghiệm “lầm lạc” ấy có cái giá ít nhất là 200 triệu người bị giết trên toàn thế giới mà không bị lên án.
Việt Nam cũng thay đổi, lý thuyết “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” ra đời, cùng với nó là chính sách “cổ phần hóa”, cùng với việc thành lập các Tổng công ty 90 và 91 (năm 90 và 91) bước đệm cho thị trường chứng khoán và sự ra đời của các tập đoàn kinh tế. Phân tích về các định chế này sẽ là một bài khác. Nhân dân cũng được “cởi trói”, được thành lập các công ty tư nhân Trách nhiệm hữu hạn. Tôi cũng là một trong những người đầu tiên tham gia, thành lập công ty của mình hoặc tham gia các công ty của bạn bè, khi nhu cầu sản xuất cần phải mở rộng thì tiến tới việc thành lập các công ty cổ phần. Đến đây thì các “chuyên gia” kinh tế xuất hiện, họ tư vấn cho tôi rằng, mục đích của công ty cổ phần là “phải lên sàn” hay nói một cách bình dân nhất là tham gia sòng bạc với tư cách là một con bạc “không bao giờ thua”. Sòng bạc đã được mở, đó là thị trường chứng khoán Việt Nam, trò gian lận cũng đã được chuẩn bị, thị trường chứng khoán VN được cho một “thời gian quá độ” 20 năm (đến 2025) không phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về “quản trị rủi ro”, tức là “nếu thành công thì chúng ta sẽ hưởng lợi, còn nếu thất bại thì nhà nước sẽ giải cứu”.
Đơn giản thế này, nếu tài sản công ty của anh qua kiểm toán và được định giá là 1 tỷ đồng thì khi lên sàn nó sẽ được định giá từ 2 đến 3 tỷ đồng, anh đem bán cái phần ảo (chênh lệch giữa giá trị thật và định giá) bằng cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ mua nó hoàn toàn tự nguyện, đó chính là lợi nhuận biến không thành có, thuật giả kim biến không khí thành tiền được pháp luật bảo hộ. Thậm chí một người còn đề nghị đóng cổ phần bằng một công ty được mua lại ở New York, có chức năng giao dịch chứng khoán, đã được Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ cho phép phát hành đợt đầu 10 triệu cổ phiếu với giá 10 xu (USD) một cổ phiếu. Anh ta nói “Anh đừng coi thường quy mô nhỏ bé của nó, khi nhà máy của anh xây dựng xong (180 ngày) và hoạt động sau 18 tháng, chỉ cần một vài bài báo trên tạp chí phố Wall, cổ phiếu của chúng ta theo các chuyên gia đánh giá sẽ có giá trị từ 2,5 đến 10 dollar”. Trời đất, chỉ trong khoảng 2 năm mà giá trị tăng gấp từ 25 đến 100 lần. Đến người điềm đạm như tôi mà còn choáng váng, một lợi nhuận siêu điên rồ. Sau khi hết bàng hoàng tôi mới tự hỏi “Vậy đâu mới là giá trị thật của công ty?” Và tôi từ chối, sau này cũng không hề ân hận. Tôi chỉ nghĩ nếu làm như vậy là hại dân hại nước, nhưng tôi cũng chỉ là một phần tử nhỏ bé không có chút ảnh hưởng gì đến xã hội, chỉ tự mình chọn nguyên tắc sống cho riêng mình. Lúc đó với bút danh Đông Chấn, Trần Huỳnh Duy Thức đã có một loạt các bài phân tích mang tên “Tiền đồng đi về đâu?”. Trên cơ sở Kinh Dịch anh đã chỉ ra một cách vô cùng dễ hiểu rằng thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ móc túi và bần cùng hóa người dân Việt Nam như thế nào ? Câu kết luận cuối cùng dưới mỗi bài viết của anh “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” luôn làm tôi bồi hồi. Tôi nghĩ đó là lý do chính để anh phải chịu một mức án nặng nề đến thế.
“Trùm cuối là ai?” Đó là các ngân hàng nhà nước, các ngân hàng trung ương và đứng đầu là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) với các đòn bẩy có thể dễ dàng thao túng thị trường toàn cầu.
Công việc chính trên danh nghĩa của FED là tăng việc làm và giảm lạm phát chủ yếu bằng cách tăng và giảm lãi suất ngắn hạn. Ở đây bắt đầu có sự tháu cáy, đánh tráo khái niệm.
Các đòn bẩy của FED là những tổ chức Phi Ngân Hàng gồm các ngân hàng trung ương hay ngân hàng nhà nước (không có chức năng cho vay), các quỹ quản lý tài sản gồm các khu đất “vàng”, các chuỗi khách sạn nhiều sao phục vụ giới siêu giàu, các công ty Big tech và tất nhiên là chứng khoán, nó được thiết kế để hầu như thoát khỏi mọi sự kiểm soát và một thuật ngữ ra đời : “Shadow bank” - Ngân hàng ngầm, con quái vật đầm lầy.
CÁCH MÀ FED TẠO RA “KỶ NGUYÊN TIỀN DỄ KIẾM”
Nới lỏng định lượng - Quantitative Easing (QE) - đó là thuật ngữ mà FED đưa ra lần đầu tiên vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, người Mỹ sửng sốt, những người dẫn chương trình trên tất cả các phương tiện truyền thông đều kêu to “Nới lỏng định lượng, nó là cái quái gì vậy???”
Còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét