Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Alan Phan - Đó Là Chuyện Tiền Bạc, Đồ Ngu..

Link : http://www.gocnhinalan.com/blog…/la-chuyen-tien-bac-ngu.html
Alan Phan
Có một câu nói khá thông dụng người Mỹ thích dùng…It’s the money, stupid (Đó Là Chuyện Tiền Bạc, Đồ Ngu..). Tôi phải chú thích rõ như vậy, không vài quan chức Việt lại kết tội tôi là… thiếu văn hoá, chửi bậy. Như khi dùng câu “Drop Dead” để nói về bất động sản của Việt Nam cách đây vài năm.
Trong bài Cuốn Theo Chiều Gió (http://www.gocnhinalan.com/bai-tie…/cuon-theo-chieu-gio.html ) tôi có chê ông TT Obama là thiếu xương sống khi xử lý các vấn đề rắc rối tại Trung Đông hay Nga hay Trung Quốc. Và tôi cho là cái nhu nhược này khiến số người dân Mỹ ủng hộ Obama dã tụt xuống đến mức thảm hại.
Bình luận gia kinh tế Rick Newman đã chứng minh là tôi sai. Căn bản của việc Obama mất uy tín và ủng hộ của các cử tri Mỹ vào thời điểm này hoàn toàn là chuyện tiền bạc, đặc biệt là sự sút giảm tăng trưởng về thu nhập cá nhân. Chỉ số tăng trưởng về thu nhập thật sự (disposable personal income – DPI) của dân Mỹ chỉ gia tăng 4.9% sau 6 năm cầm quyền của Obama, so với các tiền nhiệm của ông như Bush (10.7%), Clinton (13.8%), Reagan (16.9%). Nếu DPI bỏ ra các khoản trợ cấp của chánh phù (gia tăng rất cao dưới triều đình Obama) chỉ số tăng trưởng DPI còn tệ hơn nhiều.
Tóm lại, người dân Mỹ không quan tâm gì đến chính sách đối ngoại hay địa chính trị toàn cầu như các bác hàn lâm vẫn thường xuyên chém gió. Thêm vào đó, khi thanh niên chưa bị bắt buộc phải “tòng quân cứu nước”, thì chuyện tranh chấp ở các lãnh địa xa xôi và khó hiểu là chuyện “none of my business” đối với dân Mỹ. (Hiên giờ, đội ngũ quân đội Mỹ hoàn toàn do “tình nguyện viên” tham gia). Nguyên nhân chính của sự sụt giảm trong tỷ lệ “ưa thích” Obama là trong nhận thức của đa số dân chúng rằng thu nhập của họ không xứng đáng với sức lao động hàng ngày. Tỷ lệ thất nghiệp có đi xuống (nhưng việc làm chỉ tăng ở các lĩnh vực ngành nghề thấp kém); trào lưu GDP Mỹ được coi như phục hồi tốt; chứng khoán và bất động sản tạo nên nhiều tài sản hơn…nhưng người dân thường chỉ quan tâm đến DPI của chính họ và người thân.
Kết luận: Cái túi tiền vẫn quan trọng hơn mọi triết thuyết vớ vẩn hay lời rao giảng rỗng tuếch về chính trị, xã hội.
Quay về Trung Quốc, Tập Cận Bình đã phải tạm kết thúc chiến dịch bài trừ tham nhũng (thực ra là tranh chấp quyền lực) vì lý do chính là Trung Quốc không thể cáng đáng thêm nổi những xáo trộn xã hội gây ra bởi sự đấm đá của nội bộ lãnh đạo, trong khi bài toán kinh tế trì trệ chưa giải quyết xong. Dù cộng sản hay tư bản đỏ, các phe nhóm quyền lực hiểu rõ ảnh hưởng của “thu nhập DPI” trên sự sống còn của đảng.
Mỗi năm, thống kê Trung Quốc xác nhận khoảng 200 ngàn cuộc biểu tình xẩy ra trên khắp lãnh thổ, phần lớn là chuyện “dân oan” bị quan chức và đại gia cướp đất. Tuy nhiên, các cuộc bạo loạn gần đây ở Quế Châu và Côn Minh mang thêm mầu sắc kinh tế khác vì sự tham gia rộng rãi của công nhân mất việc và nông dân mất thu hoạch vì mùa màng. Áp lực từ Hong Kong đang muốn lan qua Macau gây thêm những vấn nạn cấp bách cho nền kinh tế Trung Quốc đang oằn oại dưới bóng ma nợ xấu từ chính phủ địa phương và doanh nghiệp nhà nước, dưới một bong bóng bất động sản chính phủ không thể giúp đỡ và dưới một hệ thống kinh tế phơi bày yếu kém về sáng tạo, chất lượng, ô nhiễm, quản lý và tham nhũng.
Sự tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc trong mấy thập kỷ vừa qua tuỳ thuộc rất nhiều vào FDI và kiều hối đến từ Đài Loan, Hong Kong và Đông Nam Á. Số lượng kiều hối này được ước lượng tương đương với 60% của tổng đầu tư FDI, nhưng ít khi hiện rõ trên các thống kê, vì phần lớn là những chuyển ngân theo hệ thống tài chánh “ngầm” của mạng lưới bang hội Hoa Kiều khắp thế giới. Hai yếu tố làm giảm lượng tiền này: (a) lương nhân công Trung Quốc không còn rẻ nữa (sau hơn 25 năm bị chính phủ trung ương đè giá để thu ngoại tệ từ FDI và xuất khẩu) và (b) Hoa kiều cắt giảm lượng kiều hối sau khi chứng kiến các anh chị em “lục địa” giờ đã giàu hơn và thích khoe khoang.
Những bất ổn xã hội gần đây của Trung Quốc có thể là hệ quả của việc sút giảm thu nhập (DPI) của đa số người dân như đã xẩy ra ở Mỹ?
Cái khác biệt là dân Mỹ có thể đá đít những tên chính tra gia bất lực bằng lá phiếu (nên quan sát hiện tượng “throw the bastards out” trong cuộc bầu cử năm nay và 2016). Dân Trung Quốc chỉ có thể biểu tình. Dĩ nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn dư sức mạnh công an và quân đội để trấn áp; nhưng hệ quả sau cùng chỉ tăng tốc sự trì trệ kinh tế và kéo theo một DPI càng ngày càng thấp. Một vòng xoay lẩn quẩn khó chịu có thể trở thành một tác nhân lớn cho vòng xiết cổ của chế độ Cộng Sản.
Một bài nghiên khảo nào tôi đọc đã lâu (không nhớ nguồn) còn cho nguyên nhân chính của sự sụp đổ của Cộng Sản tại Nga và Đông Âu là vấn đề lợi tức; nhất là khi người dân so sánh những nghèo khó thiếu thốn của họ với bọn tư bản dư thừa bơ sữa và đồ chơi. Tự do, dân chủ hay sự tiến bộ của đất nước chỉ là những phụ phẩm để việc tranh đấu cho cái bao tử và lòng tham có thêm chính nghĩa.
&&&&&
Sau cùng lại phải nhắc đến Việt Nam (vì tôi đang viết bằng tiếng Việt). Có câu nói đùa là “những gì xẩy ra ở Las Vegas sẽ ngủ yên kín đáo tại Las Vegas”. Theo quan sát thực tế, tôi tin là những gì xẩy ra tại Trung Quốc sẽ theo chân lữ khách (hay học trò) Việt về lại Việt Nam, chỉ trong vòng một hai năm hay ngắn hơn. Do đó, khi bạn hữu hỏi tôi dự đoán gì cho tương lai Việt Nam, tôi thường khuyên họ nên theo dõi tình hình bên Trung Quốc. Chúng ta có đủ các vấn nạn mà Trung Quốc đang loay hoay như nợ xấu, cấu trúc ngân hàng, bong bóng bất động sản, tham nhũng, ô nhiễm, doanh nghiệp nhà nước, cách biệt giàu nghèo, cơ chế không thể thay đổi (vì bứt dây động rừng) song song với các tranh chấp về quyền lực để đặc lợi.
Với sự trì trệ và thua lỗ trong hệ thống kinh tế tư nhân, cùng sức tiêu dùng đang kiệt lực, chỉ số thu nhập DPI của đa số dân Việt cũng đang trên đà đi xuống. Thầy Trung Quốc chưa giải quyết được các vấn nạn của họ, thì trò Việt Nam nên thấp thỏm đợi chờ.
Sau một thời gian nằm yên dưới đáy của kinh tế toàn cầu, người Việt hờ hởi ủng hộ chính phủ khi cánh cửa mở ra và thu nhập gia tăng đột biến (như Trung Quốc vào 1980’s). Khi thu nhập ngưng lại vì những tử huyệt của cơ chế “định hướng”, các thành phần kinh tế trong xã hội bắt đầu gấu ó vì miếng bánh chia không đều (như Trung Quốc hiện nay).
Cột trụ viện trợ từ bọn giẫy chết đang lung lay vì tham nhũng, dối trá và vô hiệu quả. Cột trụ FDI không có gốc rễ sâu vì các nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam chỉ vì nhân công rẻ cho gia công, ưu đãi phúc lợi nhiều cho cơ sở và việc lách luật thuế hay môi trường khá dễ dàng. Cột trụ kiều hối sẽ tụt giảm khi Việt kiều đọc về những câu chuyện như nhà sư mà còn phung phí với Vertu, IPhone, sushi, du lịch Thuỵ Sĩ … thì nói gì đến các thân nhân vẫn còn ham ăn nhậu, mua sắm hàng xịn…với tiền OPM.
Dĩ nhiên, như Trung Quốc, sức mạnh công an và quân đội của Đảng vẫn rất mạnh…nhưng who knows (ai mà biết được)?
Chúng ta chỉ biết một điều…It’s The Money, Stupid…
Alan Phan
Đón Đọc vào ngày 1/11/2014: Hội Nghị “Thành Đô” Mới Ở …Hawaii?
Tất cả những suy nghĩ, phân tích và dự đoán của ông già Alan trong 2 năm qua về kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam dồn lại trong một bài viết vừa hoàn tất, có thể là rất quan trọng hay rất tầm phào…

26 điều kiêng kỵ về mặt tâm linh nhất định bạn cần phải biết

Link : http://www.thu2toite.com/26-dieu-kieng-ky-ve-mat-tam-linh-nhat-dinh-ban-can-phai-biet/

Ông bà xưa đã có câu ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’ quả không sai. Có thể bạn chưa biết về những điều cần phải kiêng kỵ, hãy đọc để biết những gì nên làm và không nên làm.
1. Trên đường đêm muộn về nhà, tốt nhất không nên hát, có người cho rằng hát lên sẽ thấy mình can đảm hơn, nhưng thực ra không phải vậy nó chỉ bộc lộ ra sự cô đơn và sợ hãi, giống như câu cá, bạn thở khí ra là mắc câu vậy. Bạn có thể hút thuốc hoặc tự làm mình tức giận lên.
2. Sau khi ăn cơm tối nên có thói quen rửa bát ngay, sau khi rửa xong cũng không nên để đọng nước ở trong. ( không nên hỏi tại sao vì có những điều không thể hỏi tại sao)
3. Nếu như bạn liên tục gặp ác mộng hàng đêm, hoặc đều mơ những giấc mơ giống nhau, lấy 1 quả trứng gà, 1 miếng ngọc sáng để bên cạnh gối.
4. Nếu đêm muộn phải ra đường, tốt nhất nên nuôi một chú chó đen, để nó làm bạn trên đường banđêm với mình.
5. Khi bạn ngủ nếu nghe thấy âm thanh lạ gọi tên mình, bạn không nên trả lời, mà phải kiểm tra thật kỹ lại xem có người thật không, nếu có người thì trả lời, nếu không thấy người thì nhất thiết không được trả lời. Nếu bạn lỡ trả lời thì phải cắn ngay vào đầu ngón tay giữa cho rỉ máu, nếu cắn không được thì dùng 1 chiếc kim chích cho máu rỉ ra một chút.
6. Khi ngủ khách sạn lúc vào phòng, trước tiên bạn nên hút 1 điếu thuốc, nếu không biết hút thuốc có thể dùng bật lửa bật lửa lên vài cái, mở cửa ra khoảng 1 phút.
7. Đêm ngủ mà nghe thấy tiếng khóc kỳ lạ của trẻ em, mà tiếng khóc cứ liên tục, khi trời sáng tìm một cây lớn ở gần đó khắc tên và ngày tháng sinh âm lịch của mình lên đó.
8. Khi bạn gặp ác mộng, lúc tỉnh dậy việc đầu tiên không nên lau mồ hôi trên trán, mà nên thổi 3 hơi vào gối, dùng tay lau 3 lượt, lật gối lại rồi mới ngủ tiếp. Cơn ác mộng mình trải qua không nên để nhiều người biết.
9. Khi ra khỏi nhà mà phải bắt xe khách, nếu vừa hay nhà bạn có một em bé dưới 3 tuổi , nếu em bé lên xe mà kêu khóc, bạn nên xuống xe ngay, quay mặt về phía đông niệm 10 lần: giáp mộc.
10. Khi chuyển nhà, bạn nên dẫn theo 1 chú cún hoặc 1 em bé dưới 3 tuổi đến thăm ngôi nhà mới. Sau khi đến ngôi nhà đó nếu chú chó đi khắp nhà vẫy đuôi, hoặc bạn để em bé trên sàn mà đứa bé vẫn tự bò, tự chơi, điều này cho thấy nơi này là nơi tốt lành. Còn nếu chó không muốn vào, liên tục sủa hoặc em bé kêu khóc thì cho biết nơi này không nên ở lâu, nếu không mọi việc sẽ không thuận lợi.
11. Khi bạn ra khỏi nhà 3 ngày hoặc trên ba ngày ( tôi nói ở đây là nói đến khi mà trong nhà không có người), khi bạn trở về nhà không nên rút ngay chìa khóa và mở cửa, trước tiên bạn nên gõ cửa mạnh 3 tiếng, sau đó đợi khoảng nửa phút lại gõ cửa tiếp 3 lần rồi hẵng mở cửa. Sau khi mở cửa bất luận là ban ngày hay ban đêm bạn đều nên bật hết đèn các phòng lên, khoảng 2 phút lại tắt đi.
12. Khi bạn đi xa cần bắt xe khách, nếu như bạn là nam, khi lên xe phát hiện toàn là nữ mà vừa vặn lại có 7 người , chuyến xe này bạn không bao giờ nên đi. 1 nữ 7 nam cũng vậy. Thất dị vị vi thất sát ( bảy người khác nhau bảy nỗi đau).
13. Khi có mâu thuẫn với người khác , đừng bao giờ cãi nhau vào sáng sớm, đặc biệt là trong chuyện làm ăn và xây cất nhà cửa, rất nhiều người buôn bán làm ăn không biết rằng buổi sớm mà khó chịu thì cả ngày không buôn bán được.
14. Không nên mở dù (ô) ở trong nhà, đặc biệt là dù màu đen và màu trắng, nếu không có muỗi thì khi ngủ đừng nên mắc màn.
15. Trong nhà không nên treo quá nhiều gương, đặc biệt là phòng ngủ, người phụ nữ rất dễ phạm sai lầm, gương tốt nhất nên treo ở nhà vệ sinh.
16. Nếu bạn cảm thấy nửa năm gần đây vận số rất kém, sóng này chưa lặng sóng sau lại tới thì tốt nhất bạn nên đi du lịch một thời gian hoặc chuyển nhà. Nếu không sẽ có tai họa nghiêm trọng.
17. Cảnh báo những người mà cả tháng không thấy ánh sáng mặt trời, tốt nhất nên ra ngoài đi dạo, bạn ở trong nhà 1 ngày thì dương khí bị âm khí chiếm lĩnh một chút, dương khí cần ánh sáng mặt trời. Mắt của người nhiều âm khí khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị khó chịu.
18. Nếu ban đêm cần tìm nơi ngủ nhờ, đừng ngủ nhờ ở những căn nhà cũ tối tăm ẩm ướt hoặc những nơi đất miếu. Ở những nơi này dễ bị nhiễm tà khí.
19. Không nên đi tiểu trên cầu.
20. Khi ăn cơm không được cắm đũa ở giữa bát cơm.
21. Trong sân nhà không nên trồng: cây dâu tằm, tre (trúc), bạch đàn, hoa huệ. Đây là những thực vật có nhiều âm khí.
22. Đi xa về nhà đêm đầu tiên không ngủ được lại gặp ác mộng, thức dậy thấy mình bị ốm, đừng ngại hãy lấy 1 con dao đã giết động vật để ở dưới giường, đương nhiên nếu vẫn không khỏi thì nên đi viện.
23. Trong ngày 30 tết không nên tùy tiện vãi đường, hoa quả, gạo trên đường, trong các ngày lễ tết không càng không nên cãi nhau, nếu bố mẹ thường như vậy con cái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
24. Khi nằm viện, nằm trên giường tuyệt đối không nên nhìn vô hồn lên trần nhà. Khỏi bệnh xuất viện về nhà tìm một ngã tư cởi áo ra thay áo khác rồi về.
25. Giường trong phòng ngủ không nên đối chuẩn với cửa. Đây là cách xếp đặt để tế người chết.
26. Khi nhìn thấy rắn giao phối, ngay lập tức hướng về phía rắn nhổ 3 bãi nước bọt và niệm 10 lần: ngọ hỏa.

Bloger Người Buôn Gió - Bức thư của người đã khuất.

Link : https://www.facebook.com/notes/875673179124571/

Mấy hôm nay tôi không ngủ, từ khi tôi đọc được một lá thư viết tay cách đây chắc tầm 20 năm hoặc hơn thế. Bức thư của một người bố rất yêu thương con trai của mình.

Tôi vẫn nhớ ông, người làm nghề kẻ biển quảng cáo. Ông chăm chỉ cặm cụi làm việc, ông thích đọc sách, ông yêu thương đứa con của mình.

Tôi cũng giống ông là có lúc làm nghề biển quảng cáo, cũng chăm chỉ, cặm cụi làm việc và thích đọc sách cũng như yêu thương con của mình.

Có điều tôi khác ông , ông là một người lương thiện, hiền lành. Tôi thì không như vậy, hoặc lúc tôi gặp ông thì tôi không như vậy.

Định mệnh thật trớ trêu, khi bạn còn trẻ, hãy nhớ một điều. Những việc bạn làm bây giờ có thể vài chục năm sau , nhỡ khi  bạn phải đối mặt với nó. 

Tuần trước tôi đưa tấm ảnh ngôi nhà của mình do Gã Đầu Bạc chụp. Mọi việc bắt đầu đơn giản là vậy, tôi nhận tin nhắn của một người qua FB, anh ta hỏi tôi có nhận ra anh ta không, còn anh ta nhận ra tôi bởi tấm hình ngôi nhà.

 Tôi nhìn tấm hình gã đàn ông khoảng 40 tuổi, to béo và dữ dằn, đôi lông mày đen rậm. 

Ký ức hơn 20 năm trước trở về, hôm đó mùa đông thì phải, Chiến dắt theo một thằng trẻ đến chỗ tôi. Chiến nói cho nó nhập bọn. Chàng trai ăn mặc rất lịch sự và khá giả. Tôi nhớ cậu ta mặc cái áo len, bên trong là sơ mi bẻ cổ. Cái áo len ngoại khá đắt tiền thời đó, hình như giá tiền phải gần một chỉ vàng. Người đến chỗ chúng tôi thường mặc áo quần bộ đội, áo bay, phin tá, Na to, áo lính Mỹ, áo Pilot. Một phong cách ăn mặc của giới giang hồ. Chiến hơn tôi vài tuổi, to cao trong chiếc áo Pilot xanh, lót bên trong màu cam.  Chiến đi chiếc xe Simson màu xanh, loai xe của Đông Đức.

Tôi nhìn chàng trai, rõ cậu ta là con nhà tử tế. Nụ cười có vẻ hiền hoà, nhưng nhìn kỹ thấy sự lạnh lùng và quyết đoán. Tôi lắc đầu nói với Chiến.

- Em chỉ nhận những thằng đã nhúng chàm trước rồi thôi. '' Lính mới '' em không nhận.

Chiến nói đại khái như xin ông, nó ít tuổi nhưng nó còn nghề hơn cả ông đấy. Chàng trai làm vài động tác cho tôi thấy, cậu ta không phải là '' lính mới ''.  Nói là chàng trai, thực ra cậu ta kém tôi chỉ hai hay ba tuổi, không nhiều.

 Bọn chúng tôi làm đủ thứ kiếm tiền, làm bốc vác ( thực ra là trấn lột) do nhóm Chính Mù ở Hàng Buồm. Vặt phụ tùng ô tô do Tuyển Si ở Bảo Khánh và Cương Na, Sơn Kiếm. Chăn gái mại dâm do thằng Chính và Sơn ở Nguyễn Trường Tộ. Lừa khách đi xe lam ba bánh đến đoạn vắng chặt chém tiền là Hưng Bái, Thắng Keo ở bãi Phúc Tân. Một số hoạt động khác như đòi nợ thuê, chém mướn , buôn ma tuý , cờ bạc bịp.

Kiếm được tiền, cả hội ăn chơi hoang đàng như bao nhiêu lưu manh khác. Tôi không rượu, không cờ bạc, không gái mú và tất nhiên là tôi chưa hề hút một điếu thuốc phiện nào như thiên hạ đồn đại. Chỉ có những anh em với tôi hồi đó biết về tôi. Anh em hay đùa , nếu tôi bị bắt. Tội tôi phải nặng gấp hai, vì tôi chả đam mê, nghiện ngập cái gì như họ mà vẫn phạm pháp. Tiền tôi kiếm được mua sách đọc và  đầu tư vào việc cho vay lãi. Tôi đang yêu một cô gái làm tóc. Tôi hình dung tương lai có tiền, tôi sẽ lấy vợ. Mở cho vợ mình một cửa hàng làm tóc để khỏi đi làm thuê. Còn tôi sẽ mua đầu máy video làm nghề in sao, cho thuê băng phim, ca nhạc.

Có thể các bạn trách tôi, tôi thấy trách là phải. Nhiều đêm sau này, hoặc chính như lúc này, tôi chảy nước mắt vì nghĩ , sao tôi lại có quãng đời như vậy? . Lúc đó tôii 21 tuổi. Hai mươi mốt tuổi không phải biện minh được cho hành vi của mình, nhưng quả thật 21 tuổi thì khó mà nói có suy nghĩ sâu xa được. 

Hai mươi mốt tuổi vạch kế hoạch, mua thuốc mê, kìm cộng lực, rèn kiếm, chuẩn bị thuốc phiện tăng sức cho đồng bọn và tiền chi phí để thực hiện các việc như trộm kho hàng, trấn lột, chém thuê...

 Nói đi nói lại là do mình, bố mẹ tôi không dạy tôi làm những điều như vậy. Tôi cũng không bị bạn bè nào rủ rê. Tôi hám kiềm tiền một cách nhanh chóng, vậy thôi. 

Nhưng tôi không bao giờ rủ rê những người nào chưa từng phạm tội , hay nói cách khác là chưa có nghề, hoặc đơn giản theo tiếng lóng lúc đó là tôi không bao giờ '' đưa ai vào đời '' cả. Những đồng bọn của tôi lúc đó họ đều có nghề hơn cả tôi. 

Bởi thế tôi không muốn nhận chàng trai. Cả cuộc đời đen đúa lúc đó, chỉ có điều an ủi là tôi không đưa ai vào cuộc sống ấy, tôi không xăm trổ, không nghiện ngập thứ gì. Lúc giã từ tôi chỉ mang trên mình những vết sẹo thương tích đao búa và hai bàn tay trắng. Khi ra khỏi nhà tù, đến bộ quần áo tươm tất cũng không có. Lúc ra tù, anh tôi phải mua cho tôi từ chiếc áo sơ mi đến áo rét. Nhà tôi băn khoăn là tôi làm thế tiền để đâu , cho người yêu chăng.? Thật tội cho cô ấy, tiền tôi có bao nhiêu cho vay, lúc bị bắt tôi xác định quên số tiền đó. Tôi không muốn vương vấn chút nào nữa. Mức án 4 năm tù tôi chấp nhận trả giá cho quãng đời trước đó.

Tôi không nợ gì anh em giang hồ, tiền bạc, ân tình hay món nợ thù nào. Tôi không cũng không khai báo ra bất kỳ ai. Những gì ai đó nợ tôi, tôi không nhớ nữa.

Trong bức thư này, người bố có viết cho con trai. Ông có nói việc con ông bị thằng Hiếu Phất Lộc rủ rê làm điều xấu. Đứa con ông vài năm sau khi tôi đi tù, nó còn tung hoành khủng khiếp hơn tôi nhiều, tên tuổi của nó chắc giang hồ Đông Âu nhiều người biết. Có lẽ ông viết cho nó khi nó đang là tay anh chị ở Đông Âu thập niên 90 thế kỷ trước.

Thằng con trai ông chính là chàng trai mà Chiến đã dẫn đến gặp tôi năm nào.

 Giờ thì nó hoàn lương, có vợ con, sống yên bình một nước Đông Âu. Ông cụ sinh ra nó đã mất, trước khi mất ông cũng chứng kiến nó đã trở thành người tốt. Nó là một học sinh giỏi, sinh ra trong gia đình tử tế. Vì sao nó hư có nó biết, nó còn vào '' đời '' trước cả tôi. Làm sao tôi lại là người rủ rê nó chứ. Tôi mắng nó, tại sao mày không nói cho ông cụ là mày hư trước. Nó cười bảo, thôi anh, chuyện qua rồi.

Đúng là chuyện qua rồi, tôi chả còn cơ hội thanh minh với ông cụ thân sinh ra nó. Điều mà tôi kỵ nhất là không muốn mang tiếng đưa con, em ai vào đời. Tưởng trả giá xong rồi, thanh thản. Nào ngờ.....

Dù sao hơn hai mươi năm, gặp lại người anh em thưở ấy, thấy nó có cuộc sống đàng hoàng, trong sạch, làm ăn buôn bán. Cũng là điều an ủi. Nói thực thì tôi tưởng nó chết rồi, tất cả lứa chúng tôi ngày ấy đều chết gần hết. Chết trong tù, chết bị đâm chém, chết vì bệnh tật do những năm tháng nghiện ngập rượu chè, thuốc phiện...

 Có lẽ chúng tôi sống được là do .... thôi cứ gọi là do số chúng tôi may mắn thế. Nói ra chạnh lòng những anh em đã chết.

Tôi không hề rủ rê ai làm lưu manh cả, nhưng tôi không dám chắc sẽ  không rủ ai làm '' phản động ''. Lần này tôi sẽ rủ nó làm '' phản động''  giống như tôi. Khi tôi chết đi, gặp ông. Tôi sẽ nói cháu không rủ nó làm xã hội đen, vì nó còn vào trước cả cháu. Nhưng cháu đã rủ nó chống '' xã hội đỏ '' , cái này cháu xin nhân.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Inrasara/BVN - Dư luận viên” Trần Nhật Quang, một nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực

Link : https://www.facebook.com/inra.sara/posts/824476010916454


Võ Lừa- Bình luận của Bauxite Việt Nam
 Đội ngũ dư luận viên của Đảng kể có đến hàng ngàn người. Mỗi người một danh phận, một hành trạng, có thể là nhà báo, nhà văn, nhà khoa học, đại tá an ninh, quân đội... Trừ các đồng chí bị lộ, đăng đàn một cách công khai, còn hầu hết họ đều hoạt động trong bóng tối, dưới các tên giả X, Y, Z. 

Tuy nhiên phải thừa nhận là trong bọn họ dư luận viên Trần Nhật Quang là gây được nhiều ấn tượng nhất. Có thể nói nghề dư luận viên chọn Trần Nhật Quang chứ không phải ngược lại. Ông sinh ra để làm dư luận viên. Ông có máu dư luận viên thâm căn cố đế, không thể gột rửa. Cái máu dư luận viên thâm căn cố đế đó chính là tình yêu Đảng cộng sản vô điều kiện và lòng căm thù những người không phải cộng sản cũng vô điều kiện. Ông yêu nước Trung Hoa vĩ đại của Mao Trạch Đông, yêu “thiên đường” Triều Tiên của Kim Nhật Thành, nơi “không có thất học, không có thất nghiệp, không có vô gia cư, không có tình trạng ốm đau chờ chết như phần còn lại của thế giới, đây chính là “mô hình xã hội mà các nước tư bản phương Tây đang phải hướng tới” (lời ông Quang).

 Ông Trần Nhật Quang cũng là một loại con nghiện, có điều ông không nghiện “đập đá” mà ông nghiện Bắc Triều Tiên, nghiện Kim Nhật Thành, ông nghiện Trung Quốc, nghiện Mao. Tóm lại là ông nghiện cộng sản. Vì chưng hay ghét cũng là hay... yêu. Ông Trần Nhật Quang ghét tất cả những gì không thuộc phạm trù cộng sản. Với ông cuộc đời thẳng tắp, đơn giản: Cái gì thuộc cộng sản là tuyệt vời, là ma túy của ông, phần còn lại là kẻ thù của ông. Với ông, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ là đương nhiên, là chân lý vĩnh cửu.

 Cho nên, mặc dù giọng ông không hay, lý luận ông không có gì, và cách tuyên truyền của ông giống hệt những năm năm mươi, sáu mươi, kiểu “hòn đá to hòn đá nặng, một người nhắc, nhắc không đặng” hoặc “có anh nông dân vác quốc ra thăm đồng. Anh cuốc như thế này rồi cuốc như thế kia”, ông bổ cái cuốc tuyên truyền của ông như thế này rồi như thế kia xuống đầu bất cứ ai miễn là nhát cuốc của ông có lợi cho chủ nghĩa cộng sản. Nhiều khi đăng đàn ông ở trạng thái “phê”, cả con người ông biến thành một cơn cuồng nộ. Tay chân, mồm miệng, ngôn ngữ của ông đều co giật, run rẩy, giống như một kép hát hóa thân tan chảy hết vào ngôn từ của bài hát. Chính điều này đã mê hoặc người nghe, khơi dậy tình yêu hoặc lòng căm thù dù nội dung buổi đăng đàn của ông chỉ quanh quẩn ở vài ba mệnh đề ngắn ngủn, cộc lốc, không đầu không cuối, kiểu khen ngợi nông dân hăng say lao động: anh cuốc như thế này rồi cuốc như thế kia.

Tuy nhiên tôi thành thật tin rằng thời của ông sắp hết, kiểu tuyên truyền duy ý chí không cần học hành như ông không thể tồn tại trong xã hội thông tin được. Ông chỉ có một ngón võ duy nhất: lòng thù hận. Thân phận ông cũng giống như thân phận con lừa trong câu chuyện của Liễu Tôn Nguyên – một danh sĩ đời Đường: “Đất Kiểm xưa vốn không có lừa. Có người hiếu sự chở một ít lừa đến đấy nuôi. Lừa thả dưới chân núi. Buổi đầu hổ trong núi ra, trông thấy lừa cao lớn lực lưỡng cứ tưởng là loài vật thần mới giáng thế. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá cong đuôi chạy mất. Dần dần, hổ nghe quen tai, thấy lúc nào lừa cũng kêu một giọng giống nhau, bèn tỏ ý khinh thường. Một hôm hổ đánh liều nhảy lên vờn lừa. Lừa giận giơ chân đá đi đá lại, quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy rất mừng, bụng bảo dạ: “Hóa ra tài nghệ con lừa này chỉ có thế mà thôi”. Rồi hổ gầm lên, đè nghiến lừa xuống mà chén thịt”.

 Vâng, con hổ đây chính là cuộc sống, cuộc sống sẽ “chén thịt” tất cả những gì trái lẽ tự nhiên!

Bauxite Việt Nam

Đã thấy Lê Văn Tài qua loạt bài thơ cụ thể concrete poetry đầy sáng tạo của anh, Lê Vĩnh Tài đùa nghịch trên tấm ảnh sẵn có làm chúng ta bật cười, và Lê Anh Hoài lấy thân làm “cột điện” độc đáo thế nào rồi, nay bất ngờ ta có thêm một sáng tạo khác của một nghệ sĩ hậu hiện đại mới: Trần Nhật Quang qua một nghệ thuật mới: poetry video, nếu có thể nói thế. 

Tôi muốn gọi Trần Nhật Quang là nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực. 

Hãy xét ngữ liệu “phòng lạnh” vô cùng phong phú được nghệ sĩ này sử dụng: “mô hình xã hội chủ nghĩa”, “nạn người bóc lột người”, “can thiệp thô bạo”… rồi thì “tư bản giẫy chết”, “dân chủ khát máu”…

Đọc thêm anh tụng ca thiên đường Bắc Triều Tiên “không có thất học, không có thất nghiệp, không có vô gia cư, không có tình trạng ốm đau chờ chết như các phần còn lại của thế giới…”. Địa đàng ấy chính “là mô hình xã hội mà các nước Tư bản phương Tây đang phải hướng tới”!

Đó không là một giễu nhại đầy hài hước sao!?

Rồi thì anh đặt mình đối trọng với Tổng thống Mỹ, với Đại sứ Hoa Kỳ. Ông Obama nói/ tôi nói… Ông Đại sứ Mỹ tuyên bố/ tôi tuyên bố… 

Thổi phồng, nhấn mạnh, lặp lại, e hèm, nghiêm trọng hóa, lập luận mâu thuẫn đầy chủ ý, bật cười, khua tay múa chân, tất tần tật. Và hãy ngắm khuôn mặt rất “kịch” của anh: vẻ cố gắng diễn ý đến nổi gân cổ của anh, đôi mắt láo liên liên tục chuyển tới chuyển lui, nhất là ở bề sau, chiều sâu ánh mắt ấy: đầy sự đùa cợt [nói mà biết rõ sự dối trá và khổ công nuốt cho trôi những "chiêu" đó trong lời nói của mình - BVN].

Làm sao xem một video clip ngắn ngủn với câu kết: “những người như Chu Hảo, như Nguyên Ngọc là các nhà dân chủ khát máu”, mà có thể nín cười được!? Chu Hảo lành là thế, lành đến nhà văn Phạm Thị Hoài định danh anh “đối lập trung thành”, vậy mà Trần Nhật Quang cứ gán bừa “dân chủ khát máu”. Thú thật, mỗi bận nhớ đến câu này thôi là tôi không thể không bật cười thành tiếng. Tài tình thế là cùng!

Hãy “đọc” Trần Nhật Quang theo một hướng khác, bằng tâm cảm khác, thì tất cả sẽ đổi khác. Tinh thần giễu nhại hậu hiện đại lồ lộ trong hầu hết tác phẩm của nghệ sĩ này.


Tài liệu tham khảo:
1. Các nước đa đảng hầu hết đều nghèo đói
https://www.youtube.com/watch?v=OUBrsb9xVsw
2. Bắc Triều Tiên “là mô hình xã hội mà các nước Tư bản phương Tây đang phải hướng tới” https://www.youtube.com/watch?v=DG4bobx-xSM
3. Chủ nghĩa Tư bản man rợ đang giẫy chết
https://www.youtube.com/watch?v=J4KzT2tJN0Y
Nguồn: https://www.
facebook
.com/inra.sara/posts/824476010916454

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Facebook Người Buôi Gió - Con đường ngắn nhất.

Link : https://www.facebook.com/notes/870109533014269/

Hôm qua đi lang thang cùng mấy ông anh, bà chị. Thấy một ông già bán đồ linh tinh, trong đó lạc lõng một cái vỏ ốc to bằng cát bát ăn phở. Bèn lân la xem rồi hỏi giá, ông già phán 30 e, không bớt.

 Mua xong, mấy bà chị hỏi mình hâm mà mua cái vỏ ốc đắt thế. Mình bảo chị mà nói nữa, em đập luôn. Mấy bà lại bảo mình hâm. Mình bảo, em đập ra thành miếng nhỏ em bán, chứ em có mua con ốc này vể bày đâu. Trong nhóm có ông già quê ở Chuôn nói, em xẻ ra chứ đừng đập, xẻ thành 3 miếng dọc thế này này, ông chỉ con ốc và những đường xoắn của nó.

Lúc ấy các chị mới biết mình không hâm mà cũng chả nói đùa.

Các chị nói ông anh ở làng nghề khảm khai, biết. Nhưng cậu làm sao mà biết được nhỉ.?

 Cách đây hơn 20 năm, mình ở bộ đội về. Chưa có việc, giao du toàn với dân giang hồ. Ngày đó thì quân Khánh Trắng, Sơn Lùn....đủ các loại giang hồ hảo hán ngang tầm thế hoạt động suốt từ chợ Long Biên đến dốc Bác Cổ, vòng vèo cả vào những ngõ nhỏ như Chợ Gạo, Hàng Muối...đấy là bến bãi nơi làm ăn của họ. Còn trong Đào Duy Từ mệnh danh là đảo Xi Xin, nơi ma tuý , cờ bạc, vay lãi quy mô lớn nhất Hà Nội đều tập trung ở đó.

Bố mình ốm nặng, bệnh phổi kinh niên. Một hôm ông gọi mình lại gần giường bảo.

- Đất này không phải là nơi con sống, bố muốn con về quê ở với cô Hồng, học nghề làm đồ gỗ ở đấy. Nếu được con lấy vợ ở đó, bố sẽ mua nhà ở quê cho con. Con đừng sống ở HN này, không hợp với con đâu.

Mình ngớ người, nhà có đến 5 anh em trai, thế nào ông già lại bảo mình về quê mà sống. Nhưng lúc đó bố ốm, mà mình theo câu '' quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu '' nên chuẩn bị quần áo. Hôm sau bà cô mình ở ngõ Vũ Lợi áp giải mình sang Đồng Kỵ bàn giao cho cô Hồng. Mà nói chuyện bà cô ở ngõ Vũ Lợi, lúc mình 4 tuổi bố đã mang mình cho bà cô nuôi. Bà cô nghiêm khắc, từng cái ăn, cái ở, câu nói cũng bị nhắc nhở răn đe. Chả hiểu sao mình nhớ được những ngày ở nhà cô mới tài. Rồi lúc 5 tuổi thì mình bỏ về nhà, đi bộ từ ngõ Vũ Lợi về ngõ Phất Lộc. Đến cửa nhà thấy bà cô đang mếu máo khóc huu , mọi người vây quanh, bảo bổ nhau đi tìm mình. Mình mới ngóc đầu lên nói - ơ! con đây mà.

 Mình nhớ hôm đó nhà dọn cơm cho mình ăn, bắp cải luôc, trứng luộc dầm nước mắm, Một mình được cả quả trứng. Ăn xong cả nhà hỏi đi thế nào về, mình kể đi bộ ra hồ Thuyền Quang, thấy cái cây ngả mặt hồ thì rẽ trái, đi đến nhà thờ thì rẽ phải , ra đến chỗ bến tàu điện là xuyên qua chợ Hàng Bè về. Sau qủa đấy thì bố lo mình lại bỏ về, nên bảo thôi ở nhà vậy. Nhà cô làm nghề chụp ảnh, nghề đó lúc đấy kiếm cũng dư dả, cuộc sống ở nhà cô về vật chất sướng hơn. thế nhưng đúng là con không chê cha mẹ khó. 

 Bà cô ở Vũ Lợi chở mình sang , dặn dò xong dúi cho 10 nghìn, 2 tờ 5 nghìn xanh. Mình ở quê, hàng tháng cô mang tiền sang đóng tiền ăn của mình cho cô Hồng, mỗi lần thế laij dúi cho một hai chục. Lần nào cũng mắng nhiếc sa sả. Tính cô ấy cả nhà ai cũng sợ vì nóng như lửa, nhưng rất tốt với con cháu. Lúc mình lấy vợ, lúc cần tiền làm ăn cô đều trợ giúp. Mấy lần trốn an ninh, vào nhà cô ở, cô cũng đều chăm sóc cẩn thận. Thậm chí cô còn phát hiện những kẻ nào đứng theo dõi mình nữa. Từ khi mình thành phản động thì cô chả bao giờ mắng nữa, thậm chí còn hào hứng, mỗi lần đến nhà thấy trước cửa là cười tươi nói to.

- A ông Buôn Gió đây rồi, ăn gì chưa, uống gì nào.

Vì cô ủng hộ mình làm phản động, nên nhà mình cũng chả ai nói chuyện ngăn cản mình nữa. Cả họ hàng ai cũng nể trọng cô, giờ cô ra mặt thế thì ai mà ngăn. Cô là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của mình trong công cuộc làm phản đông. Nếu không thì có khi bỏ cuộc từ lâu rồi. Ai cũng bảo mình dở hơi, trừ hai vợ chồng cô ra. Sau lại có thêm bà dì vợ thấy thằng cháu rể là phản động, lại khen giữa nhà là thằng này giỏi. Thế là cả hai bên đều chả ai nói gì nữa.

 Mình ở  làng Đồng Kỵ, xóm Giếng. Cô Hồng sang nói với nhà chú Mịch cho mình học nghề. Nhà chú Mịch là một tổ hợp gia đình sản xuất khép kín, từ khâu mua gỗ về xẻ, bào, đóng mộc gọi là thợ '' ngang'', do chú và thằng Công trạc tuổi mình làm. Còn phần cắt tỉa trai do thằng Minh em dưới thằng Công.  Dưới nữa là cô em gái và cậu em trai là nghề lấy '' đất ''. Lấy đất là đục tỉa ra những cái hõm vừa miếng hoạ tiết bằng trai, ốc, rồi phết sơn ta, gắn miếng ốc, trai vào đó. 
 
Bà mẹ thì nấu ăn và đánh bóng, công đoạn cuối cùng của sản phẩm.

Cả gia đình làm miệt mài, trẻ con đi học về làm để cặp bắt tay vào làm, đến tối cơm nước xong học bài. Hầu hết mọi người trong làng đều chăm chỉ như vậy. Ở quê con gái 16 tuổi là bạn trại trong làng muốn tím hiểu có thể đến nhà, 18 tuổi là cưới. Bạn trai đến nhà, con gái tiếp ở giữa nhà, hoặc giữa sân. Pha trà tiếp khách, chuyện trò có thể không ai nghe thấy. Nhưng mọi cử động đều trước tầm mắt mọi người. Khi nảo bỏ trầu thì có thể đưa nhau đi ra thị trấn hay phố huyện chơi, xem phim. Còn không thì cứ ngồi giữa nhà mà tâm sự tình cảm gì thì tâm sự.

 Hàng ngày mình ở nhà chú Mịch, lúc thì làm cái này, lúc làm cái kia, nhưng mình thích nhất là học theo thằng Minh, nghề cắt tỉa mảnh trai. Mình làm đứt của nó bao nhiêu lưỡi cưa, nó mất công thay cho mình mà lúc nào cũng vui vẻ. Cái nhà ấy ai cũng vui vẻ, người nhà quê chân chất và hồn hậu, chả mấy khi nào có tiếng cáu gắt hay cãi nhau. Cuộc sống êm đềm, cần cù và vui vẻ, ăn uống đạm bạc, chắt chiu. Đến ngày vụ cày cấy, gặt hái mọi người đều ra đồng. Mình đi theo sau cô em gái để vác lúa ra xe cho thằng Công và chú Mịch chở về. Rồi lại còn đi cắt lúa cho nhà cô Hồng nữa.

Lẽ ra có khi đời suôn sẻ, mình thành một ông chủ làm đồ gỗ khảm trai ở làng Đồng Kỵ, bên cô vợ chịu khó cặm cụi là em thằng Công.

Cả nhà họ và hàng xóm ai cũng khen mình thông minh, chịu khó, hiền lành. Người HN gì mà chịu khó thế, lành thế, chỉ thấy cười suốt, chả nề hà việc gì...cho đến một hôm thằng Công đi tán gái,, gọi mình đi theo. Bọn kia đông hơn, nó tự dưng cà khịa hai thằng. Mình xông vào giữa đám đá hộc máu thằng gấu nhất, bọn nó vây quanh mình, gậy gộc, gạch đá. Mình bị thương, máu chảy đẫm người những vẫn hăng vớ gạch túm tóc đập vào đầu thằng gần nhất. Chắc cái hình ảnh túm tóc đập gạch vào đầu man rợ hơn là cầm gạch ném, cho nên mình về được nhà cô Hồng, để đi viện khâu vết thương.

 Hai hôm sau nhà bọn kia đến nhà cô Hồng, nói chuyện giảng hoà. Mình bảo không, thằng nào nhanh thằng đó sống, không có gì hoà giải.  Bà cô ở Vũ Lợi về, bắt phải cam đoan không báo thù, mọi việc hoà giải êm ấm.

Lúc tháo vết khâu, mình đi ra đường, làng xóm ai nhìn mình cũng e ngại, thì ra nhà kia mò ra HN tìm nhà mình để nói chuyện rồi lân la hỏi hàng xóm, nghe kể linh tinh thế nào, họ về kể lại, cứ một đồn mười đi lại, mình thành một kẻ côn đồ, hung hãn. Buồn nhất là lúc gặp em thằng Công, cô ấy nói kiểu như vừa giận, vừa hờn.

- Trông cái mặt hiền thế kia hoá ra là tướng cướp.

Có đúng thằng Công còn nói chuyện với mình, còn cô chú Mịch giữ khoảng cách, cô con gái nhìn mình như muốn nói gì nhiều lắm. Nhưng ngại bố mẹ thì phải. Mìnhđành thôi nhà chú Mịch,  sang nhà thằng Quang học nghề, bố thằng Quang cũng thuộc loại máu mặt, thời trẻ cũng ngang tàng, ông ấy nhận mình ngay. Nhà thằng Quang lại không làm nghề khảm, mà nhà đó nặng về cham trổ, con gái con trai suốt ngày đục chạm. Mình nhặt những mẫu gỗ thừa học cham trổ, trong lòng vẫn nhớ hoạ tiết của những mảnh trai vô tri, qua vài khâu gọt , tỉa , khảm đánh bóng bỗng thành những bông hoa mảnh mai hay những con bướm nhỏ xíu xinh xắn. Nhớ nhất nụ cười của em Nền, em gái thằng Quang mỗi khi đang làm lại quay mặt liếc mình cười.

 Mình về nhà , bố vẫn ốm năng, thấy mình ông gượng như xua. Con về quê đi, đừng ở đây làm gì. Mình kể chuyện đánh nhau, giờ ở quê ai cũng sợ. Bố bảo thế thì sang Đình Bảng ở nhà ông Tài, theo nghề thịt lợn. Cố sao mà ở dó, bố sẽ mua nhà ở Đình Bảng cho con. Xin bố ngủ ở nhà một hôm, sáng sau lại theo bà cô Vũ Lợi về Đình Bảng, học nghề mổ lợn.

Mùa đông năm ấy, giữa đêm lạnh nhất, có tiếng xôn xao. Anh mình về báo tin bố mất. Mình về đến nhà, lại bên giường sờ vào bố thấy cứng và lạnh như đá. Mình khóc. Lần cuối bố đánh mình không khóc, ông đã vất roi đi  ôm mặt khóc, ông bảo, con là người không phải của thời này. Từ đấy bố không đánh nữa, năm đó mình 13 tuổi.

 Những năm sau mình đi làm đủ thứ, rồi đi tù, ra tù lại làm đủ thứ chả ra gì. Anh mình bảo mày làm nghề gì tử tế mà sống, những cái này có tiền nhưng cũng chả thành người được. Rồi thế hệ này, thế hệ sau lại cứ thế. Chả thoát ra được, làm cái gì cho con cái nó còn có tương lại,  học hành, đừng lại như mày.

Mình cũng chả nghe, việc làm cứ làm. Mãi sau này sinh Tí Hớn ra, trở thành phản động. Tự nhiên những trò giang hồ đột ngột chấm dứt, có lần gặp thằng nó mở trang cá độ, hỏi đánh cửa dưới ở đâu, mình nhớ mãi mới ra.  Hôm qua đi trên xe cùng với vợ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và hai người khác, nhìn cái vỏ ốc mua, mình chợt nghĩ ra vì sao bố cứ muốn gửi mình đi cho cô nuôi dạy từ bé , cả muốn mình về quê ở, lấy vợ, sinh con rồi đừng về Hà Nội. Đó là bố muốn mình sống cuộc đời bình thường như bao người khác. Bố lo sợ mình sẽ bị bầm dập ở đời nếu như cứ ở chốn đô thành.

Bây giờ đã 22 năm, em Nền có khi thành bà ngoại rồi, em lấy chồng 2 năm sau ngày mình rời khỏi làng Đồng Kỵ. Con ốc óng ánh xà cừ hôm nay làm mình nhớ lại những kỷ niệm thửo trước, tiếng đục lấy đất dường như vẫn còn chan chát trong tai. Em chắc cũng chả biết thằng tướng cướp của em năm xưa giờ đã lưu lạc tận giữa trời Âu này để nhận học bổng của viên Gớt. Cũng như bố mình, ông không còn để chứng kiến được đứa con mà ông đã gắng hết sức tàn cuối đời để đưa nó vào cuộc sống yên bình giờ thế nào.

Trên xe đang nói chuyện về những bước ngoặt trong đời anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, mình bật thốt.

- Anh chị ạ, em suy ra con đường ngắn nhất để trở thành người tử tế, chính là con đường làm phản động.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

XUÂN DƯƠNG - Chủ quyền quốc gia, lãnh đạo bận họp và âm mưu ác độc của loài Tu hú

Link : http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Chu-quyen-quoc-gia-lanh-dao-ban-hop-va-am-muu-ac-doc-cua-loai-Tu-hu-post150956.gd

Liên tiếp 2 ngày (8-9/10/2014) báo Vietnamnet đã đăng tải các tin tức về lao động Trung Quốc (TQ) tại Hà Tĩnh: “Hàng nghìn lao động TQ ở Vũng Áng chưa có phép [1]; Lao động TQ ở Vũng Áng: Phó mặc Nhà nước Việt Nam? ”.  [2]
Theo các bài báo, hiện số lao động Trung Quốc đang có mặt tại các công trường ởFormosa (Vũng Áng) là trên 4.000 người, tuy nhiên số được cấp phép mới chỉ khoảng trên 800 lao động. 
Nhiều nhà thầu TQ chây ì, không chịu hợp tác làm thủ tục đăng ký xin cấp phép mặc dù đã đưa lao động sang từ lâu. 
Cty CP kỹ thuật công trình CISDI Trung Quốc, đang thi công gói thầu lò cao số 1 và số 2 Dự án Formosa chỉ có 200 lao động được cấp phép, 300 hồ sơ đang trình và trên 500 lao động chưa có thủ tục gì. Trong lúc đó, 1000 lao động của công ty  này đã làm việc trên công trường từ lâu nay.
Các đoàn muốn vào kiểm tra thì bắt buộc phải làm việc với Formosa (chủ đầu tư) trước rồi mới đi kiểm tra công trường, chứ không kiểm tra đột xuất được. Có thể khi đó, họ (lao động trái phép) sẽ tránh, đây là ý kiến một cán bộ làm công tác bảo đảm an ninh trật tự ở Formosa.
Tại sao các công ty của TQ lại có thể xem thường luật pháp Việt Nam như vây? Những lao động không phép này nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách nào và ai cho phép họ? Là một quốc gia có chủ quyền tại sao các cơ quan chức năng lại không thể kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất trên đất nước mình?
Để trả lời câu hỏi này hãy đọc đoạn văn sau đây trên Vietnamnet: “VietNamNet đã liên lạc với ông Lê Thành Long, Phó bí thư tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo bảo đảm ổn định tình hình tại Khu kinh tế Vũng Áng (BCĐ 881) và ông Đặng Quốc Khánh, PCT UBND tỉnh để rõ hơn vấn đề. Tuy nhiên cả hai vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đều bảo đang ở Hà Nội và chưa thể trả lời thông tin gì”. [2]
Một số người Việt phải bỏ ra nhiều tiền mới sang được xứ “ruồi vàng” Angola, hay vùng có dịch bệnh Ebola ở Tây Phi (Nigeria, Sierra Leone và Liberia…) kiếm việc làm. Khi có xáo trộn chính trị, nhiều người trở về tay trắng.
Trong khi đó ông Hồ AnhTuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực nên không được tuyển  dụng” (Laodong.com.vn 26/8/2014). 
Thực tế cho thấy số lao động phổ thông người Trung Quốc hiện diện nhan nhản trong các dự án do Trung Quốc trúng thầu, phải chăng ông Tuấn không biết điều này hay biết mà không dám nói?
Về phía nhà nước, đặc biệt là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội chẳng lẽ không biết đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục vạn cử nhân, thạc sĩ, của gần một triệu lao động đang mòn mỏi tìm việc làm? 
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do chính Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê công bố,  cuối năm 2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ.  [3]
Nếu Bộ thành lập một trung tâm dữ liệu, cập nhật thông tin những người có nhu cầu tìm việc làm theo cách cho đăng ký qua Internet thì không sợ thiếu lao động. Chẳng lẽ gần một triệu lao động trong đó có hơn 7 vạn cử nhân, thạc sĩ  lại không đủ cho một vài khu công nhiệp của Hà Tĩnh lựa chọn?
Theo số liệu thống kê của Tân Hoa Xã, mười năm trước (năm 2004) số người tìm việc làm ở Trung Quốc là 111 triệu người, năm 2011 con số này là 250 triệu người (baotintuc.vn  24/7/2012).
Đưa lao động phổ thông sang Việt Nam, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược một mũi tên hai mục đích, một mặt giải quyết nạn thất nghiệp trong nước, đẩy khó khăn sang Việt Nam, làm trầm trọng thêm nạn thất nghiệp tại Việt Nam, mặt khác trong số hàng vạn lao động đó ai mà biết được có bao nhiêu người dùng vỏ bọc lao động để che giấu các hoạt động không được pháp luật Việt Nam cho phép?.
Một bài đăng trên báo Đời sống và Pháp luật viết: “Mặt khác, ý thức kỷ luật của lao động Trung Quốc kém, gây mất an ninh trật tự địa phương như: trộm cắp, say rượu, tranh chấp công việc... Một số lao động Trung Quốc lấy vợ Việt Nam nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn’. [4]
Sự xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực bị cả thế giới lên án, sự gặm nhấm trên biển theo kiểu “lát cắt xúc xích” cũng không thể che đậy trước những cặp mắt cảnh giác. Vấn đề là tại sao sự gặm nhấm theo kiểu chim “tu hú”  lại dễ dàng được chấp thuận như vậy?Tình trạng hôn nhân bất hợp pháp như nêu trên  đã dẫn tới việc hình thành các xóm, phố người Hoa mới tại Việt Nam, điều này đã được đề cập trên báo Daibieunhandan.vn trực thuộc Văn phòng Quốc hội: “Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội Nguyễn Thanh Hồng nêu thực trạng: “lao động phổ thông người Trung Quốc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đã hình thành một làng ngay gần khu vực nhà máy. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở đây cũng xuất hiện nhiều chữ Hoa trên bảng hiệu”. [5]

Khi con tu hú gọi bầy,Nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Khi con tu hú” năm 1939 đã cho người đọc cảm nhận về chim Tu hú như một loài chim thân thương, gắn với những hình ảnh thật đẹp:
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần...
Có lẽ Tố Hữu cũng không ngờ ông đã đưa vào thơ hình ảnh một loài chim mà ngày nay người ta buộc phải gọi là loài gian hùng, xảo quyệt, ác điểu: “Tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng đẻ vào đó một quả trứng của mình. Tu hú non mặc dù mới nở còn đỏ hỏn, mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy những con chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn của cặp chim chích bố mẹ nuôi dưỡng bầy con”. [6]
Một điều kỳ lạ là hễ bị hỏi, hễ bị chất vấn thì người trả lời luôn nêu những sự không đồng bộ của pháp luật, luôn đổ cho chưa có chế tài xử lý như ý kiến của Giám đốc Sở LĐTB & XH Bình Thuận Nguyễn Thanh Hồng: “việc quản lý người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc ở Bình Thuận rất khó khăn bởi thiếu nhiều chế tài; việc xử phạt cũng khó bởi trong Nghị định 102 và Thông tư 03 chỉ nói không đủ điều kiện thì trục xuất, nhưng ai trục xuất thì không nói rõ”. [5]
Những người có trách nhiệm ở Hà Tĩnh, Bình Thuận và nhiều nơi khác phải chăng chỉ vì muốn khu công nghiệp trên địa bàn sớm hoàn thành mà buông lỏng quản lý hay còn vì lý do nào khác? Phải chăng chính những lãnh đạo địa phương chứ không ai khác đang tiếp tay cho tình trạng lao động chui tràn lan trên địa bàn mình quản lý?
Nếu các cấp chính quyền còn chần chừ, còn đổ cho pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu chế tài xử lý người lao động nước ngoài thì người lao động Việt sẽ như chim Chích, sẽ còn bị hất văng khỏi cái tổ mà chính mình dựng nên để nuôi nấng bầy con của mình.
Hãy làm ngay bất kỳ việc cần thiết để ngăn chặn Tu hú tiếp tục đẻ trứng vào tổ của loài chim Chích, hãy chỉ cho chim Chích bố mẹ biết con ác điểu non đó không phải là con mình để kịp làm cái tổ mới, để mà duy trì nòi giống.
Tài liệu tham khảo: