Chủ tịch Tập đến Việt Nam lần này trên cương
vị người lãnh đạo tối cao nhất của Trung Quốc. Việt Nam chào đón chủ tịch Tập
với 21 phát đại bác, nghi thức ngoại giao cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia
đến thăm chính thức Việt Nam.
Nhưng lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia đến
Việt Nam không được nhân dân Việt Nam thời CNXH chào đón, đặc biệt là là nguyên
thủ của một nước CNXH lớn. Nhiều cuộc biểu tình phản đối ông Tập đã diễn ra ở
hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn trước và ngay trong ngày ông Tập đến Việt Nam.
Mặc dù các cuộc biểu tình đã bị đàn áp thô bạo, nhưng vẫn kịp xảy ra trong
khoảnh khắc ngắn ngủi đủ để dư luận thấy được thái độ không hoanh nghênh của
dân chúng Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc. Nhữnh khoản khắc đủ để các hãng
thông tấn quốc tế lớn như BBC, RFI...có được hình ảnh về cuộc biểu tình phản
đối này.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu phía công an
Việt Nam có thực sự không muốn cuộc biểu tình này diễn ra, nhưng do yếu kém
công an đã không kiểm soát được để ngăn chặn ngay từ đầu, hay vì những người
biểu tình có những đối sách bất ngờ khiến công an không kịp trở tay. Hoặc phía
công an muốn nó xảy ra rồi đàn áp, giải tán.?
Mặc dù thông tin về biểu tình đã có trước đó,
số lượng người tham gia không quá nhiều và cũng không quá xa lạ với những hồ sơ
mà công an Việt Nam có. Thế nhưng công an Việt Nam vẫn để biểu tình chống ông
Tập nổ ra. Câu trả lời là, nhà nước Việt Nam cố tình để cho Tập thấy trong nội
bộ nhân dân Việt Nam có những ý kiến phản đối gay gắt quan hệ Việt Trung. Nhà
nước Việt Nam đang rất khó khăn khi giải quyết vấn đề này. Thậm chí phải dùng
đến vũ lực, đánh đập đổ máu để ngăn cản, trấn áp biểu tình.
Đương nhiên thì Tập hiểu thông điệp mà phía
Việt Nam ngầm đưa ra, thông điệp đó cũng muốn biện bạch về những đường lối gần
đây của nhà nước Việt Nam đang dần chuyển dịch xa rời tầm khống chế của Trung
Quốc. Bởi vì thế, Tập đem theo uỷ viên bộ chính trị , chủ nhiệm ban nghiên cứu
chính sách trung ương Vương Hộ Ninh để bàn về đối sách mới trong quan hệ hai
đảng cộng sản Việt Trung.
Cùng ngày Tập đến Việt Nam, Hoa Kỳ công bố
toàn văn hiệp định TPP mà Việt Nam tham gia, trong hiệp định này thì Việt Nam
sẽ buộc phải cho phép công nhân được lập công đoàn độc lập không chịu sự lãnh
đạo của nhà nước, điều mà Trung Quốc chưa có. Trước nay chính sách hành chính,
mô hình quản lý xã hội ở Việt Nam đều sao chép từ Trung Quốc. Đây là lần đầu
tiên một chính sách quan trọng như vậy, Việt Nam không làm theo Trung Quốc mà
thay đổi theo điều kiện của Hoa Kỳ.
Cũng trong ngày 5 tháng 11 bộ trưởng quốc
phòng Nhật có mặt tại Cam Ranh. Trước đó vài ngày, vào ngày 2 tháng 11 Nhật đã
tặng Việt Nam hai tàu tuần tra với mục đích giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên
biển Đông. Ông Nakatani sẽ gặp bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh để thảo
luận về việc Trung Quốc bồi đắp đảo quy mô lớn ở Biển Đông, đồng thời giải
thích cho ông Thanh rõ điều luật an ninh Nhật ban hành mới đây cho phép binh sĩ
Nhật mở rộng vai trò ở nước khác.
Trước những phản ứng của người dân Việt Nam,
động thái của Hoa Kỳ, Nhât Bản. Tập Cận Bình đã khôn ngoan khi không tỏ vẻ
trịch thượng, uy quyền của bậc thiên tử đến chư hầu. Phát biểu của ông Tập khá
mềm mỏng, nhũn nhặn. Ông chú ý khơi lại tình cảm hai nước, ông đến thăm lăng
chủ tịch Hồ Chí Minh vẻ thành kính, nhắc nhở lại truyền thống thân thiết hai
nước anh em. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng hứa hẹn kiểm soát tốt bất
đồng trên biển và rút ngắn chênh lệch cán cân thương mại giữa hai nước.
Chuyến đi của Tập Cận Bình đến Việt Nam là
chuyến đi khá yếu thế nhất của lãnh đạo Trung Quốc từ khi hai nước đặt quan hệ
đến nay. Cho dù các cấp lãnh đạo Việt Nam tiếp đón Tập theo nghi thức đầy đủ và
cao cấp nhất. Nhưng sự thiếu nhiệt tình, thiếu tận tâm của các cấp lãnh đạo
Việt Nam phảng phất qua những lời trao đổi giữa hai bên trong hội đàm. Có thể
sự lạnh nhạt của lãnh đạo Việt Nam không đủ lớn để dễ dàng trông thấy, dù sao
thì trước một cường quốc đàn anh mà Việt Nam làm nô dịch bao năm nay thì sự
lạnh nhạt khó thể thấy là điều đương nhiên. Nhìn những văn bản ký kết song
phương giữa hai nước Việt Trung lần này dược công bố thì rõ ràng là những hiệp
định không xứng tầm so với chuyến đi của một ông lớn như Tập Cận Bình.
Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ
ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác song phương gồm:
- Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai
Đảng giai đoạn 2016 - 2020.
- Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực
đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ hai nước.
- Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài
nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ hai nước
Điều đặc biệt rất lớn ở lần gặp này là Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng chủ động đề xuất một số phương hướng lớn để làm sâu sắc
thêm quan hệ hai đảng, hai nước trong thời gian tới. Trước nay mọi việc trong
quan hệ hai Đảng hầu như Việt Nam đều lệ thuộc nghe chỉ đạo của TQ. Chắc chắn
việc đề xuất của ông Trọng không phải là điều Tập Cận Bình muốn nghe. Những đề
xuất của ông Trọng được báo chí Việt Nam mô tả có những cụm từ như bình đẳng,
cân bằng, thực chất, hiệu quả và đôi bên cùng có lợi. Điều đó có thể phần nào
cho thấy, những đề xuất của ông Trọng là những đòi hỏi giảm thiểu những thiệt
thòi về kinh tế của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Một nghĩa khác thì
đề xuất của ông Trọng còn ám chỉ rằng, nếu Trung Quốc không có những thay đổi
để Việt Nam có được sự công bằng trong quan hệ kinh tế, thì điều đó sẽ ảnh
hưởng lớn tới quan hệ hai Đảng, hai nước.
Gạt bỏ những đám mây mù của ngôn ngữ ngoại
giao ca ngợi truyền thống tốt đẹp giữa hai nước cộng sản anh em này, đang tràn
ngập trên báo chí như mọi khi. Trông vào thực chất chuyến đi của Tập, đã không
mang lại sự thuần phục của Việt Nam đối với Trung Quốc như trước đây.
Tuy nhiên dự liệu trước sự xa dần của Việt Nam
khỏi vòng tay mình, Trung Quốc đã thành công trong việc bắt Việt Nam chấp nhận
những gì mà người Trung Quốc đã chiếm đoạt của Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa và
một số đảo ở Trường Sa mà Trung Quốc chiếm giữ đã không được nhắc tới trong hội
đàm, phần lớn thác Bản Giốc chính thức được hiệp định hoá công nhận quyền sở
hữu của Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục phải thực hiện những tuyên bố, cam kết,
hiệp định đã ký với Trung Quốc trước đây trên nhiều lãnh vực văn hoá, kinh tế,
quốc phòng, quan điểm về Đài Loan.
Cả hai bên Trung Việt dường như đã tính ngầm
đến một cuộc ly hôn ở tương lai. Chuyến đi của Tập đến Việt Nam là để xác nhận
lại tài sản, quyền lợi của của Trung Quốc ở Việt Nam. Nếu như sau này Việt Nam
rất khoát thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, Việt Nam phải bằng lòng chấp nhận
những gì Trung Quốc đã chiếm giữ, đồng thời sau này phải bảo đảm cho quyền lợi
kinh tế , an ninh của Trung Quốc trên đất Việt Nam, ở những nơi mà tập đoàn
kinh tế Trung Quốc đã đầu tư.
Trong cuộc chơi giữa hai bên này, dù dứt gánh
bây giờ thì Trung Quốc vẫn nắm được nhiều mối lợi, nếu tiếp tục quan hệ như cũ
thì các mối lợi thuộc về Trung Quốc chỉ có hơn chứ không có giảm. Hơn nữa những
nhà lãnh đạọ Việt Nam chưa thoát được miếng mồi hấp dẫn của Trung Quốc cam kết
bảo vệ cho ĐCSVN quyền cai trị ở Việt Nam. Chỉ chừng nào ĐCSVN tự lực được mình
giữ quyền cai trị đất nước mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của Trung Quốc, hoặc
ĐCSVN tự ý thức rằng sự phát triển của đất nước quan trọng hơn sự cai trị của
ĐCSVN..lúc đó cuộc hôn nhân quái dị này mới chấm dứt thực sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét