Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Ts. Po Dharma - Lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa

BBT Champaka.info  
Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835) là công trình nghiên cứu của Pgs. Ts. Po Dharma được xuất bản tại Paris vào năm 1987 bởi Viện Viễn Đông Pháp, với nhan đề : Le Panduranga (Campa). Ses rapports avec le Vietnam (1802-1835). Đây là tác phẩm lịch sử Champa cận đại đầu tiên viết về tình hình chính trị, quân sự và mối quan hệ với triều đình Huế kể từ ngày vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802 cho đến khi vua Minh Mệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ vào năm 1832, kéo theo sự ra đời phong trào kháng chiến của Katip Sumat (1833-1834) và sự vùng dậy vũ trang của Katip Ja Thak Wa (1834-1835) nhằm chống lại cuộc xâm lăng của triều đình Huế và phục hưng lại vương quốc Champa độc lập có chủ quyền.
Lịch sử 33 năm cuối cùng của Champa là tổng thể của những biến cố tang thương nhất và đẫm máu nhất chưa từng xảy ra trong quá trình hình thành vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II, một quốc gia hùng mạnh dưới thời cổ đại, nhưng không còn nghị lực và sức lực chống lại chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh (1820-1841) nhằm trừng phạt vô cùng dã man dân tộc Champa về tội theo Lê Văn Duyệt  và hành động chống lại uy quyền của triều đình Huế. Đây cũng là giai đoạn đen tối nhất của một dân tộc Champa có nền văn tự và văn minh từ lâu đời, nhưng đành bó tay đầu hàng và qui phục trước làn sóng Nam Tiến, một chủ thuyết « đế quốc » trong nghĩa rộng của nó, nhắm vào mục tiêu xâm chiếm đất đai và tiêu diệt dân tộc láng giềng bằng bạo lực và súng đạn.
Sau 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn để thực hiện chính sách Nam Tiến, Việt Nam chiếm trọn lãnh thổ Champa rộng lớn chạy dài từ tỉnh Quàng Bình đến biên giới Biên Hòa, chỉ để lại cho hậu thế hôm nay một chuổi đền đài điêu tàn và hoang phế nằm ngổn ngang ở miền trung và một cộng đồng người Chăm chưa đầy 100 ngàn người đang sống chui nhủi và khốn cùng tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Chính đó là bức tranh thật sự của lịch sử Champa vào những thập niên đầu của thế kỷ thứ XIX mà Pgs. Ts. Po Dharma đã đưa ra phân tích và trình bày một cách khách quan và nghiêm túc trong tác phẩm mang tựa đề « Lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa, 1802-1835 » do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản tại San Jose, California (Hoa Kỳ), với sự bảo trợ của Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa-Xã Hội Champa (CSCD-Champa). Tác phẩm này tổng cộng 279 trang + 2 bản đồ, chia thành nhiều chương mục.

1). Lời mở đầu
Khởi đầu của tác phẩm là « Lời mở đầu » trong đó Pgs. Ts. Po Dharma nêu ra nguyên nhân của sự chọn lựa đề tài và giải thích tại sao có sự giới hạn không gian của chủ đề từ 1802 đến 1835, tức là chỉ tập trung vào 33 cuối cùng của vương quốc này, nhưng 33 năm của bao biến cố thăng trầm đã diễn ra trên bàn cờ chính trị Champa, cấu thành một tiếng chuông báo động cho sự xụp đổ vĩnh viễn của vương quốc này trên bản đồ Đông Dương vào năm 1832.
Ai cũng biết Pgs. Ts. Po Dharma là người Chăm Ninh Thuận đã từng tham gia phong trào vũ trang Fulro vào những năm 1968-1975 và tiếp tục đấu tranh trong trào phát huy và truyền bá di sản lịch sử và nền văn minh Champa tại hải ngoại cho đến hôm nay. Nhưng trong ngành nghiên cứu, Pgs. Ts. Po Dharma không bao giờ dựa vào lăng kính hay tình cảm của dân tộc Chăm để bảo vệ quan điểm của vương quốc Champa hay lên án vua chúa Việt Nam, mà là dựa vào nguồn tư liêu thuyết phục cũng như phương pháp trình bày và lý luận khách quan của một nhà lịch sử học để hoàn thành tác phẩm : Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng, 1802-1835.

2). Nguồn tư liệu 
Lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa là tổng thể của những biến cố đã xảy ra trong quá khứ được ghi chép lại trên nhiều nguồn tư liệu, nhất là văn bản viết bằng tiếng Chăm và biên niên sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn. Tiếc rằng, mỗi tư liệu viết bằng tiếng Chăm hay Hán của nhà Nguyễn chỉ là tiếng nói của vua chúa thời đó, thường trình bày yếu tố lịch sử theo quan điểm và nhìn qua lăng kính của cung đình hơn là bài viết mang tính cách khách quan và khoa học. Chính vì thế, một biến cố đã xảy ra vào một thời điểm nhất định, nhưng tư liệu Chăm và biên niên sử Việt Nam nêu ra hai xuất xứ và đưa ra hai quan điểm hoàn toàn khác nhau. Đây là vần đề khó khăn nhất trong ngành sử học. Để giải quyết vấn đề trên, Pgs. Ts. Po Dharma lúc nào cũng thận trọng và đi tìm những kiểm chứng trước khi sử dụng nội dung của nguồn tư liệu này để xây dựng cho một yếu tố lịch sử. 
Để thực hiện tác phẩm Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng, 1802-1835, Pgs. Ts. Po Dharma phải dựa vào một khối tự liệu đáng kể trong đó có 32 tác phẩm viết bằng tiếng Chăm, 20 biên niên sử Việt Nam và hơn 150 bài khảo luận hay tác phẩm khoa học đã xuất bản bằng tiếng Pháp, Anh và Quốc Ngữ. Đây là kho tàng tư liệu liên quan đến lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa mà Pgs. Ts. Po Dharma trích dẫn trong công trình nghiên cứu của mình, chứ không phải tài liêu tham khảo ghi vào danh sách cho có lệ, mà độc giả thường thấy trong nhiều tác phẩm khoa học xuất bản tại Việt Nam hôm nay

3). Tổng luận đầu sách 
Gần một thế kỷ qua, hầu hết các nhà khoa học chuyên về Đông Nam Á đều có chung một quan điểm về cụm từ « Thủ Đô », tức là trung tâm chính trị và quyền lực của một vương quốc, nơi ngự trị của vua chúa và gia đình hoàng gia của một quốc gia. Một khi thủ đô bị chiếm đóng thì chủ quyền quốc gia đó không còn nữa. Sự thất thủ Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 đánh dấu cho sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một thí dụ điển hình.
Nói đến vương quốc Champa, thì người ta phải nói đến ngày thất thủ Vijaya (Đồ Bàn) vào năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Dựa vào sự sụp đổ thủ đô Viyaya, nhà sử học Pháp là G. Maspero đưa ra nhận định trong tác phẩm Vương Quốc Champa (1828) cho rằng Champa hoàn toàn bị xóa bỏ trên bản đồ kể từ năm 1471 và không còn lý do để tồn tại trên lãnh thổ miền trung Việt Nam nữa. Kể từ đó các nhà nghiên cứu thường lập đi lập lại lý thuyết của G. Maspero, nhưng không cần kiểm chứng lại giả thuyết này có đúng hay không !
Pgs. Ts. Po Dharma là nhà nghiên cứu đầu tiên không tin vào giả thuyết của G. Maspero. Theo tác giả, vương quốc Champa không phải là quốc gia có hệ thống chính trị « trung ương tập quyền » theo kiểu Đại Việt hay Trung Quốc vào thời cổ đại, mà là quốc gia liêng bang tập trung năm tiểu vương quốc : Inrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Pandurang. Mỗi tiểu vương quốc có lãnh thổ riêng và vua chúa riêng. Chính vì nguyên nhân đó, sự sụp đổ thành Đồ Bàn vào năm 1471 chỉ biểu tượng cho sự xụp đổ của tiểu vương quốc Vijaya ở miền bắc. Vì rằng vương quốc Champa vẩn còn hiện hửu ở miền trung Việt Nam sau năm 1471, nhưng lãnh thổ đất đai Champa bị thu hẹp lại trên lãnh thổ của tiểu vương quốc Khauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận) cho đến năm 1832.
« Tổng luận đầu sách » là chương khởi đầu của tác phẩm trong đó Pgs. Ts. Po Dharma phát họa lại hệ thống tổ chức hành chánh và chính trị của vương quốc Champa sau ngày thất thủ thành Đồ Bàn vào năm 1471 và trình bày một cách hệ thống lịch sử của tiểu vương quốc Panduranga xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Champa vào năm 817. Hay nói một cách khác, « Tổng luận đầu sách » là phần tóm lược lịch sử Champa từ năm 1471 cho đến ngày lên ngôi của vua Gia Long vào năm 1802.

4). Champa dưới triều đại Po Saong Nyung Ceng (1779-1822)
Chiến thắng trên thành Đồ Bàn của Lê Thánh Tông vào năm 1471 chỉ là hồi chuông báo động cho sự suy thoái của thời hậu Lê, kéo theo sự phân tranh giữa chúa Trịnh ở miền bắc và chúa Nguyễn ở miến nam. Năm 1569, Nguyễn Hoàng quyết định hình thành một triều đại riêng trên lãnh thổ Champa bị chiếm đóng.
Vì không đủ tiềm lực tiến quân ra bắc chống lại chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng chỉ còn cách mở cuộc Nam Tiến về phía nam trên lãnh thổ Champa để xây dựng uy quyền của mình. Năm 1611, nhà Nguyễn xua quân xâm chiếm Phú Yên và năm 1653 đặt nền đô hộ trên tiểu vương quốc Kauthara (Khánh Hòa). Năm 1692, nhà Nguyễn tấn công Champa, thay đổi danh xưng « Chiêm Thành » thành « Trấn Thuận Thành » và thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trên lãnh thổ của vương quốc này, tập trung những cư dân người Kinh sinh sống ở Champa nhưng họ là công dân của triều đình Huế.
Sau mấy thập niên yên bình và thịnh vượng, Champa trở thành nạn nhân của cuộc chiến kể từ năm 1771, giữa Tây Sơn làm chủ ở phương bắc và Nguyễn Ánh chiếm đóng Sài Gòn để làm hậu cứ. Nằm trên địa thế bị kèm kẹp giữa lãnh thổ của Tây Sơn  và Nguyễn Ánh, vương quốc Champa bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa người Việt và chấp nhận phải qui phục phe thắng trận dù là Nguyễn Ánh hay Tây Sơn. Kể từ đó, định mệnh sống còn của Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Năm 1802, Nguyễn Ánh thắng trận, lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định phục hưng lại nền độc lập Champa và giao cho Po Saong Nyung Ceng, người đã từng giúp đỡ Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn, quyền cai trị của vương quốc này. Bên cạnh đó, vua Gia Long còn ban cho người kế cận của mình trong chiến trường chống Tây Sơn là Lê Văn Duyệt lên làm Tổng Trấn Gia Định Thành và giao cho Lê Văn Duyệt quyền bảo trợ vương quốc Champa ở phía nam của triều đình Huế. Kể từ đó, nền hòa bình và thịnh vượng trở lại trên vương quốc Champa, một quốc gia đặt dưới quyền đô hộ của triều đình Huế qua trung gian của Lê Văn Duyệt, phó vương ở miền Nam Bộ thời đó.
Sau ngày băng hà của vua Gia Long vào năm 1820, vua Minh Mệnh lên ngôi, tìm cách xóa bỏ qui chế Gia Định Thành của Lê Văn Duyệt và đưa vương quốc Champa vào vòng kiểm soát trực tiếp của triều đình Huế. Thế là chiến tranh giữa vua Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ để gây ảnh hưởng trên vương quốc Champa.
Vừa mới lên ngôi, Minh Mệnh cách chức trấn thủ Bình Thuận về tội quá thân cận với Lê Văn Duyệt và triệu tập phó vương Champa là Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh) về Huế trong khi đó quốc vương Po Saong Nyung Ceng đang lâm bệnh nặng. Năm 1822, Po Soang Nyung Ceng băng hà vì tuổi già yếu. Minh Mệnh đề nghị người thân cận của mình là Bait Lan lên nối ngôi Champa, nhưng không thành, vì có sự chống đối của Lê Văn Duyệt.  

5). Champa dưới triều đại Po Klan Thu (1822-1828) 
Lợi dụng tình hình rối ren ở Champa sau ngày từ trần của Po Saong Nyung Ceng vào năm 1822, Ja Lidong xua quân vùng dậy chống phá doanh trại quân sự của triều đình Huế, trong khi đó phó vương Po Klan Thu vẩn còn giam giữ ở Huế. Để giải quyết vấn đề nan giải này, Minh Mệnh chấp nhận Po Klan Thu trở về Champa để nối ngôi vua, với điều kiện là tân quốc vương Champa phải dẹp tan quân phiến loạn của Ja Lidong.
Sau ngày lên ngôi của Po Klan Thu vào năm 1822, người ta không có tin tức gì về mối quan hệ giữa Champa và Lê Văn Duyệt nữa. Nhưng sự im lặng của Lê Văn Duyệt chỉ mang tính cách chiến lược để xem xét tình hình mà thôi.
Sau 7 năm trị vì, Po Klan Thu băng hà vào 1828. Tin từ trần của Po Klan Thu không phải do quan lại của triều đình Champa cung cấp mà là phát xuất từ vị trấn thủ của phủ Bình Thuận. Điều này đã chứng minh rằng Po Klan Thu không chết trên lãnh thổ Champa mà là ở một nơi khác, có thể tại Huế trong lúc bị giam giữ, vì lý do gì đó.


Lãnh thổ Champa sau năm 1471

6). Champa dưới triều đại Po Phauk The (1828-1832)
Sau ngày từ trần của Po Klan Thu vào năm 1828, vua Minh Mệnh tìm cách đưa người trung thành với mình lên làm quốc vương Champa trong khi đó Lê Văn Duyệt quyết định giao quyền quốc vương Champa cho Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa) tức là phó vương dưới triều đại Po Klan Thu (1822-1828) và cũng là con của vua Po Saong Nhung Ceng (1799-1822), một vị chiến hữu của vua Gia Long. Sau ngày lên ngôi của Po Phaok The vào năm 1828, vương quốc Champa chấm dứt mối liên hệ với triều đình Huế, chỉ gửi triều cống cho Lê Văn Duyệt. Kể từ đó, nhân dân Champa hoàn toàn đặt dưới quyền che chở của tổng trấn Gia Định Thành, không còn phục tùng vua Minh Mệnh nữa. Hoàn cảnh lịch sử này đã đưa Champa vào con đường bế tắc và hoàn toàn lệ thuộc vào kết quả của cuộc tranh chấp giữa vua Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt. Nếu Minh Mệnh thắng trận, vị vua này sẽ có thái độ vô cùng tàn bạo để trừng trị dân chúng Champa về tội theo Lê Văn Duyệt và ngược lại.
Vào cuối năm 1831, một nhóm quan lại trong triều đình Champa đã đứng ra phản đối thái độ của vua Po Phaok The về việc ly khai với triều đình Huế để tuân thủ mọi chỉ thị của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành. Lợi dụng tình hình rối ren ở Champa và sức khỏe suy yếu của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành, Minh Mệnh ra lệnh bắt quốc vương Po Phaok The và phó vương Cei Dhar Kaok vào tháng 3 năm Thìn lịch Chăm (1832) đưa về trại giam tại Huế. Khoảng một tháng sau, tức là tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyệt băng hà ở Gia Định Thành. Thế là vua Minh Mệnh ra lệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ và sáp nhập đất đai của vương quốc này vào lãnh thổ Việt Nam.

7). Minh Mệnh trừng phạt dân tộc Champa (1832-1833)
Trước những hình phạt dã mang của vua Minh Mệnh dành cho người Việt theo Thiên Chúa Giáo hay bản án đào mồ của Lê Văn Duyệt vào năm 1835, người ta không ngạc nhiên cho lắm về chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh để trừng trị dân tộc Chăm về tội theo Lê Văn Duyệt và không qui phục triều đình Huế.
Khởi đầu cho cuộc trừng phạt, Minh Mệnh ra lệnh cách chức và bắt giam tất cả quan lại Champa ; tịch thu tất cả tài sản của họ và sau đó đưa vào gông cùm để tra tấn; buộc người Chăm phải khai báo những gì liên quan đến phong tục tập quán của vương quốc này ; ra lệnh trừng phạt chức sắc Chăm bằng cách bắt buộc các vị tu sĩ Chăm Bani (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt dông và tu sĩ Chăm Bà La Môn phải ăn thịt bò ; ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mang đồng phục người Kinh, ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng quẩy hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ; bắt buộc dân chúng Chăm phải làm nô dịch vô cùng nặng nề như việc nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, v.v, chưa nói đến khổ dịch mang súng đạn và xung phong trên chiến trường chống lại cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành vào năm 1833-1834.
Minh Mệnh còn cho phép quan lại người Kinh đứng ra chỉ đạo, dùng roi gậy đánh đập người Chăm nếu họ làm nô dịch quá chậm chạp ; buộc người Chăm phải nộp những món thịt của thú rừng như hưu, nai, thỏ, bò, v.v.. Một khi người Chăm không tìm ra món thịt thú rừng, các quan lại người Kinh san bằng nghĩa trang Chăm, chưa nói đến việc đưa người Chăm ra xử trảm.
Sau đó Minh Mệnh còn buộc người Chăm phải lấy tên họ theo người Hoa như Quảng, Hứa, Đàng, Lâm, Châu, Thành, v.v., xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại Champa để thay vào đó những chức vụ mà hệ thống hành chánh Việt Nam đã qui hoạch như chánh tổng, lý trưởng, trùm, biện, hào mục, v.v.
Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn biết người anh là ai; cháu không còn tôn trọng bậc chú bác; các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.
Hết nộp thuế nặng nề, dân chúng Champa phải nộp một số lượng gỗ cho chính quyền Việt Nam dùng để đóng tàu chiến, xe bò hay đốt lò gạch ; phải xây dựng đập nước và hệ thống dẫn thủy nhập điền cho ruộng lúa của người Kinh ; ra lệnh tịch thu tất cả ruộng muối của người Chăm, được xem như là mạch máu kinh tế của dân tộc này,
Sau năm 1832, dân tộc Chăm tiếp thu thêm một khái niệm mới về tham nhũng mà họ chưa từng nghe đến trong đời. Những quan lại người Kinh không ngừng đòi tiền hối lộ của người Chăm để được miễn nô dịch ; không ngần ngại chia đất đai người Chăm thành mảnh vụn để đóng thuế và hình thành chính sách cho vay nặng lãi để rồi chủ nợ người Kinh tha hồ chiếm đoạt tài sản và ruộng rẫy của người Chăm thiếu nợ, hay bắt họ làm vật thế chấp.
Nếu người Chăm than van về thuế má quá nặng nề, hành động thối nát và tham nhũng của các quan lại người Kinh nhằm bóc lột người Chăm, thì nông dân Việt Nam vào thời điểm đó cũng không thoát khỏi nanh vuốt của triều đình Huế. Dân tộc Việt cũng bị các cường hào quan lại tướt đoạt tài sản và bị đè bẹp bởi nô dịch và thuế má. Một khi không chịu nổi cơ cực nữa, nông dân Việt Nam chỉ còn cách là nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành và cuộc vùng dậy của Lê Duy Lương và Nùng Văn Vân ở phía bắc vào năm 1833 là thí dụ điển hình.

8). Phong trào Hồi Giáo của Katip Sumat (1833-1834)
Katip Sumat là vị tu sĩ Chăm Hồi Giáo sinh ở Campuchia, đã từng sang Mã Lai du học về triết lý Hồi Giáo. Nghe tin vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832, Katip Sumat rời Mã Lai trở về Champa để hình thành một phong trào đấu tranh chống triều đình Huế vào năm 1833. Mục tiêu của Katip Sumat là giải phóng Champa ra khỏi ách thống trị của Việt Nam. Muốn tiến đến mục tiêu này, Katip Sumat dùng triết lý Hồi Giáo làm khung cho chủ thuyết đấu tranh đó là hình thành mặt trận “thánh chiến Hồi Giáo” (Jihad) chống lại triều đình Huế.
Sự vùng dậy của Katip Sumat đã biến dân chúng Champa thành nạn nhân của chiến cuộc. Để dập tan quân phiến loạn, Minh Mệnh ra lệnh cho binh lính của triều đình Huế tha hồ giết hại người Chăm vô tội và tung ra “chiến trường đỏ lửa” bằng cách đốt phá tất cả làng mạc người Chăm theo Katip Sumat, nhất là những làng mạc gần bờ biển hầu ngăn chặn người Chăm chạy sang nước ngoài, trong khi đó dân cư người Kinh ở Bình Thuận sẵn có súng đạn trong tay tìm cách giải quyết mối hận thù riêng bằng cách giết hại người Chăm không gớm tay
Trước lực lượng hùng mạnh của vua Minh Mệnh, Katip Sumat buộc phải lui về miền núi nằm ở phía tây và ra lệnh cho quân lính Chăm tiếp tục đương đầu với triều đình Huế ở đồng bằng, nhưng không gặt hái kết quả gì.
Ai cũng biết, Minh Mệnh là vị quốc vương rất tôn sùng giá trị văn hóa của dân tộc Việt và không bao giờ chấp nhận một tôn giáo ngoại lai nào du nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó, cuộc khởi nghĩa của người Chăm dựa vào chủ thuyết Hồi Giáo du nhập từ bên ngoài có thể gây ra những mối nguy cơ mà vua Minh Mệnh phải dập tan bằng mọi cách, càng sớm càng tốt.

9). Cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa (1834-1835)
Xuất thân từ Palei Ram (thôn Văn Lăm, Ninh Thuận), Ja Thak Wa không phải người Hồi Giáo chính thống mà là vị tu sĩ Chăm Bani, quyết định ly khai ra khỏi tổ chức cũa Katip Sumat để hình thành một cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng Champa ra khỏi ách thống trị của triều đình Huế. Nhằm tiến đến mục tiêu, Ja Thak Wa thành lập một chính phủ Champa lâm thời vào cuối năm 1834, tôn vinh Po War Palei, gốc người Raglai, tức là em rể của phó vương Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) lên làm quốc vương nhằm phục hồi lại vương niệm Champa thuộc dòng tộc Po Rome gốc người miền núi (Kaho hay Churu, tùy theo dị bản) ở Đổng Nai Thượng, nắm quyền Champa từ năm 1627 cho đến triều đại Po Cei Brei (1783-1786). Cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa bùng nổ vào tháng 7 năm Ngọ lịch Chăm (1834). Đây là cuộc chiến vô cùng khốc liệt, vang dội như sấm sét làm rung chuyển cả trời đất.
Nhằm dập tan cuộc khởi nghĩa này, biên niên sử Chăm cho rằng vua Minh Mệnh ra lệnh cho mỗi binh lính người Kinh phải chặt ba cái đầu của người Chăm vào mỗi buổi sáng mới nhận được tiền lương. Lợi dụng chỉ dụ này, người Kinh tha hồ chém đầu người dân Chăm vô tội, càng nhiều càng tốt, để đem nộp cho chính quyền Việt Nam hầu nhận tiền thưởng. Đây là cuộc chém giết người Chăm vô cùng kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á.
Đầu năm 1835 là giai đoạn đánh dấu cho những trận chiến khốc liệt tại đồng bằng Phan Rang, nơi mà Ja Thak Wa bị tử trận trên bãi chiến trường. Lợi dụng cơ hội này, vua Minh Mệnh ra lệnh tử hình quốc vương Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa) vá phó vương Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) vào tháng 6 năm Ất Vị (1835) ; đốt phá tất cả thôn làng người Chăm dọc theo bờ biển; chém giết những người Chăm nào tham gia trong cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa ; đập phá nghĩa địa tổ tiên của người Chăm; đào mồ mả vua chúa Champa và đốt phá cả đền Po Rome ở khu vực Phan Rang ; cắt đứt hẳn mối liên lạc giữa người Chăm và dân tộc miền núi để họ không còn tụ tập chiến đấu chống triều đình Huế nữa.

10). Thay lời kết luận
Trong phần « thay lời kết luận », Pgs. Ts. Po Dharma đưa ra những lời nhận định sau đây:
• Trước cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, Việt Nam phải mất gần 8 thế kỷ để xâm chiếm toàn diện lãnh thổ Champa vào năm 1832. Điều này đã chứng minh rằng cuộc Nam Tiến đã gặp những sự đối kháng vô cùng quyết liệt của dân chúng Champa.
• Trong suốt thời kỳ chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh (1771-1802), Champa đã chấm dứt sự tồn tại của mình trên mặt địa lý. Nhờ vua Gia Long mà vương quốc Champa được phục hưng lại. Nhưng người ta cũng đặt ra câu hỏi tại sao vua Gia Long quyết định phục hưng lại nền độc lập Champa vào năm 1802 với mục đích gì? Và người ta cũng không biết tại sao vua Minh Mệnh chấp nhận cho vương quốc Champa được tồn tại thêm mười năm nữa (1802-1822).
• Dưới triều đại Gia Long, Champa là quốc gia đặt dưới quyền bảo hộ của triều đình Huế. Nhưng quyền kiểm soát của Champa hoàn toàn nằm trong tay của Lê Văn Duyệt. Trong khoảng thời gian này, Champa là vương quốc thanh bình. Nhưng sự thanh bình và thịnh vượng này chỉ là kết quả của mối liên hệ rất thân thiện giữa vua Gia Long và Lê Văn Duyệt, tức là hai nhân vật nắm toàn quyền về sự sống còn của vương quốc Champa.
• Sau ngày lên ngôi của vua Minh Mệnh vào năm 1820, Champa trở thành chủ đề tranh chấp trong nội bộ chính trị của Việt Nam. Kể từ đó, Champa chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị đối kháng giữa triều đình Huế và Lê Văn Duyệt.
• Là nạn nhân của cuộc tranh chấp giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt, vương quốc Champa bị đưa đẩy vào thế đứng nằm giữa hai gọng kiềm: chọn Minh Mệnh hay Lê Văn Duyệt để làm người bảo hộ cho mình. Kể từ đó, tương lai của Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc tranh chấp giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt. Một khi đã lựa chọn, Champa phải chấp nhận những hậu quả kinh hoàng, nếu phe mình bị bại trận.
• Năm 1832, Lê Văn Duyệt băng hà vì tuổi già. Nhân danh phe thắng trận, vua Minh Mệnh xóa bỏ ngay tên gọi Champa trên bản đồ và ra lệnh trừng trị vô cùng khủng khiếp các quan lại và dân chúng Champa về tội theo Lê Văn Duyệt. Sự quyết định trừng phạt Champa của vua Minh Mệnh không biểu tượng cho sự thù hằn dân tộc Chăm-Việt, mà là phản ứng tự nhiên trong quá trình hình thành lịch sử dưới thời cổ đại.
• Những biện pháp trừng phạt nhân dân Champa vô cùng dã man kể từ năm 1832 không ám chỉ cho chính sách diệt chủng của vua Minh Mệnh đối với người Chăm. Và chính sách trừng phạt này không mang nội dung hận thù dân tộc hay phân biệt màu da giữa người Chăm và Kinh mà là hành động mang màu sắc chính trị dành cho những ai, dù họ là người Kinh hay Chăm đi nữa, không tôn trọng uy quyền của triều đình Huế vào thời điểm đó. Nhưng trên thực tế, những cư dân người Kinh và quan lại thuộc phủ Bình Thuận là tập thể có ý đồ hành hạ và ngược đãi dân tộc bản xứ Champa, lúc nào cũng tìm cách tước đoạt tài sản của những người không cùng màu da với mình. Và chính họ là những người đã gây ra những cuộc vùng dậy của dân tộc Champa vào những năm 1833-1835.

11). Phụ Lục 
Trong phần phụ lục, tác giả đính kèm: 
• Nội dung của tác phẩm viết bắng tiếng Chăm : Ariya Po Ceng
• Nội dung của tác phẩm viết bắng tiếng Chăm :  Ariya Po Phaok
• Lịch trình biến cố theo niên đại liên quan đến tiểu vương quốc Panduranga
• Bản đồ           

(nguồn champaka.info)

Âm mưu trong những viên đường và "nỗi oan thế kỷ" của chất béo

Năm 1972, một nhà khoa học người Anh cảnh báo rằng đường – chứ không phải chất béo – là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên phát hiện của ông bị chế giễu, danh tiếng của ông bị hủy hoại. Tại sao các nhà khoa học về dinh dưỡng hàng đầu thế giới lại có thể sai lầm quá lâu như thế?
Robert Lustig là một chuyên gia nội tiết nhi của Đại học California (Mỹ) chuyên về điều trị chứng béo phì ở trẻ em. Bài nói chuyện kéo dài 90 phút do ông thực hiện năm 2009, mang tên "Đường: Sự thật cay đắng", thu hút hơn sáu triệu lượt xem trên YouTube. Trong đó, Lustig lập luận mạnh mẽ rằng fructose, một dạng đường thường gặp trong chế độ ăn hiện đại, là một "chất độc" gây ra chứng béo phì ở Mỹ.
Một năm trước khi video được đăng tải, Lustig đã có bài nói chuyện tương tự trong hội nghị các nhà sinh học ở Adelaide, Úc. Sau đó, một nhà khoa học trong số khán giả đã tiếp cận ông. Chắc chắn, người đàn ông nói, ông đã đọc Yudkin. Lustig lắc đầu. Người này tiếp tục, John Yudkin là một giáo sư người Anh, đã báo động về nguy cơ của đường vào năm 1972, trong cuốn sách mang tên Pure, White, and Deadly (Thuần khiết, Tinh khôi và Chết người).
"Nếu chỉ một phần nhỏ những gì chúng ta biết về tác động của đường được tiết lộ là có liên quan đến bất kỳ nguyên liệu nào khác sử dụng trong phụ gia thực phẩm", Yudkin viết, "thì nguyên liệu đó sẽ bị cấm ngay lập tức". Cuốn sách đã có tác động, nhưng Yudkin phải trả một cái giá khá cao cho điều đó. Các nhà dinh dưỡng hàng đầu đã kết hợp với ngành công nghiệp thực phẩm để hủy hoại danh tiếng của ông, và ông không bao giờ khôi phục được sự nghiệp của mình. Ông, một người đàn ông thất vọng và bị lãng quên, mất năm 1995.
Có lẽ nhà khoa học người Úc muốn đưa ra một cảnh báo thân tình. Lustig chắc chắn đã đánh cược với danh tiếng của mình khi bắt tay vào chiến dịch đột phá chống lại đường. Nhưng, không giống như Yudkin, Lustig đang đi theo chiều gió. Gần như mỗi tuần chúng ta lại thấy một nghiên cứu mới về tác động có hại của đường đến cơ thể chúng ta. Tại Hoa Kỳ, ấn bản mới nhất của chính phủ về hướng dẫn chế độ ăn chính thức bao gồm một nắp đường. Ở Vương quốc Anh, Bộ trưởng Tài chính George Osborne đã đưa ra một khoản thuế mới đối với đồ uống có đường. Đường trở thành kẻ thù số một của ăn kiêng.
Điều này cho thấy một sự chuyển đổi mạnh mẽ. Trong ít nhất ba thập niên vừa qua, kẻ thù không đội trời chung của ăn kiêng là chất béo bão hòa. Khi Yudkin tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của đường, vào những năm 1960, một khái niệm dinh dưỡng mới đang trong quá trình tự khẳng định. Nguyên lý trung tâm của nó là một chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn ít chất béo. Yudkin đã dẫn dắt một nhóm người ​​có chung suy nghĩ rằng đường, chứ không phải chất béo, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như béo phì, bệnh tim và tiểu đường. Nhưng vào thời điểm ông viết cuốn sách, những người đứng đầu lĩnh vực này đã bị các nhà ủng hộ học thuyết chất béo thâu tóm. Yudkin thấy mình đang trong cuộc giao tranh giữa lính dự bị và quân địch, và ông đã bị đánh bại. Không chỉ bị đánh bại, trên thực tế, ông còn bị chôn vùi.
Khi trở về California, Lustig đã tìm kiếm cuốn Pure, White and Deadly tại các hiệu sách và trực tuyến, nhưng vô ích. Cuối cùng, ông tìm được một bản sao sau khi gửi yêu cầu cho thư viện trường đại học của mình. Đọc bài giới thiệu của Yudkin, ông đã bị sốc.
"Trời ơi," Lustig nghĩ. "Người đàn ông này đã đi trước tôi 35 năm".
Hướng dẫn chế độ ăn sai lầm?
Năm 1980, sau thời gian dài tham khảo ý kiến một số nhà khoa học dinh dưỡng hàng đầu nước Mỹ, chính phủ Mỹ đã phát hành bản "Hướng dẫn Chế độ ăn" đầu tiên. Hướng dẫn hình thành chế độ ăn uống của hàng trăm triệu người. Bác sĩ đưa ra lời khuyên dựa trên các hướng dẫn đó, các công ty thực phẩm phát triển sản phẩm theo hướng dẫn đó. Ảnh hưởng của chúng mở rộng ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Năm 1983, chính phủ Anh đã đưa ra lời khuyên theo sát ví dụ của Mỹ.
Khuyến cáo nổi bật nhất của cả hai chính phủ là giảm lượng chất béo bão hòa và cholesterol (đây là lần đầu tiên công chúng được khuyên ăn ít đi một số thứ, thay vì ăn đủ mọi thứ). Người tiêu dùng tuân theo một cách nghiêm túc. Chúng ta thay bít tết và xúc xích bằng mì ống và gạo, bơ bằng dầu thực vật và bơ thực vật, trứng bằng muesli, và sữa bằng sữa ít béo hoặc nước cam. Nhưng thay vì khỏe mạnh hơn, chúng ta béo phì và ốm yếu.
Nhìn vào biểu đồ tỷ lệ béo phì sau chiến tranh thì rõ ràng là có điều gì đó đã thay đổi sau năm 1980. Tại Mỹ, tỷ lệ này tăng rất từ từ cho đến đầu những năm 1980 thì cất cánh như một chiếc máy bay. Chỉ 12% người Mỹ bị béo phì vào năm 1950, 15% vào năm 1980, 35% vào năm 2000. Tại Anh, tỷ lệ này là một đường thẳng trong nhiều thập niên cho đến giữa những năm 1980, khi đó nó cũng chĩa thẳng lên bầu trời. Chỉ 6% người Anh bị béo phì vào năm 1980. Trong 20 năm tiếp theo đó con số này cao hơn gấp ba lần. Ngày nay, hai phần ba người Anh hoặc béo phì hoặc thừa cân, làm cho quốc gia này là quốc gia béo nhất EU. Bệnh tiểu đường tuýp 2, có liên quan mật thiết đến chứng béo phì, tăng song song ở cả hai nước.
Suy nghĩ một cách tích cực, chúng ta có thể kết luận rằng các hướng dẫn chính thức đã không đạt được mục tiêu. Theo hướng tiêu cực, chúng đã dẫn đến một thảm hoạ sức khoẻ kéo dài nhiều thập niên. Lẽ dĩ nhiên, sau đó, người ta đã tiến hành tìm kiếm thủ phạm. Các nhà khoa học là những nhân vật phi chính trị, nhưng những ngày đó, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng viết các bài xã luận và sách tương tự hoạt động tự do, đưa ra những tố cáo chính đáng về "đường" và thức ăn nhanh. Không ai có thể dự đoán các nhà sản xuất thực phẩm đáp ứng lại lệnh cấm chất béo như thế nào – họ bán cho chúng ta những loại sữa chua ít chất béo nhưng tăng lượng đường, và những loại bánh có chất béo không bão hòa nhưng ăn mòn gan.
Các nhà khoa học dinh dưỡng rất tức giận với báo chí vì làm sai lệch các phát hiện của họ, giận dữ với các chính trị gia vì không quan tâm đến phát hiện của họ, và với chúng ta vì đã ăn quá nhiều và tập luyện quá ít. Tóm lại, tất cả mọi người – từ kinh doanh, truyền thông, chính trị gia đến người tiêu dùng – đều có lỗi. Tất cả mọi người, ngoại trừ các nhà khoa học.
Nhưng không phải là không thể lường trước rằng thái độ thù địch đối với chất béo có thể là một sai lầm. Chúng ta hấp thụ năng lượng từ thức ăn theo ba dạng: chất béo, carbohydrate và protein. Vì tỷ lệ năng lượng chúng ta nhận được từ protein có xu hướng ổn định, bất kể chế độ ăn uống của chúng ta là gì, thì một chế độ ăn ít chất béo có nghĩa là chế độ ăn nhiều carbohydrate. Carbohydrate ngon miệng nhất là đường, mà John Yudkin đã khoanh vùng nguy hiểm. Năm 1974, tạp chí y khoa của Anh, Lancet, đã cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra khi đề nghị giảm lượng chất béo trong chế độ ăn: "Cách chữa bệnh không nên tệ hơn chính căn bệnh đó".
Tuy nhiên, vẫn có vẻ hợp lý khi cho rằng Yudkin đã nhận phần thua trong tranh luận này chỉ đơn giản vì vào năm 1980 có nhiều bằng chứng chống lại chất béo hơn so với bằng chứng chống lại đường.
Rốt cuộc, đó là cách khoa học hoạt động, phải không?
Nếu, có vẻ như khả năng ngày càng tăng, tư vấn dinh dưỡng mà chúng ta tin tưởng làm theo trong suốt 40 năm hoàn toàn sai lầm, thì đây không phải là một sai lầm có thể đổ lỗi cho những kẻ xấu xa. Nó cũng không thể được cho qua như một sai lầm khoa học vô hại. Điều gì đã xảy ra với John Yudkin phủ nhận cách giải thích đó. Thay vào đó, nó cho thấy đây là điều mà các nhà khoa học đã làm với chính bản thân họ - và, sau đó, là với chúng ta.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những người theo dị giáo là những kẻ chống đối, những cá nhân bị ép buộc phải chế nhạo lẽ phải thông thường. Nhưng đôi khi một người theo dị giáo chỉ đơn giản là một nhà tư tưởng chính thống vẫn đi theo con đường cũ trong khi mọi người xung quanh đã đi theo chiều ngược lại. Năm 1957, khi John Yudkin đưa ra giả thuyết cho rằng đường là một nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng, nó được xem xét một cách nghiêm túc, cũng như người đề xướng của nó. Vào thời điểm Yudkin nghỉ hưu, 14 năm sau đó, cả lý thuyết và tác giả đã bị gạt ra ngoài lề của xã hội và bị trừng phạt. Chỉ đến bây giờ công trình của Yudkin mới trở lại, sau khi tác giả của nó đã qua đời, với dòng khoa học chính thống.
Những biến động mạnh trong danh tiếng của Yudkin không liên quan gì đến phương pháp khoa học, mà liên quan đến phương pháp phi khoa học trong đó lĩnh vực dinh dưỡng đã tự vận hành trong những năm qua. Câu chuyện này, bắt đầu xuất hiện trong thập niên vừa qua, đã được dư luận chú ý nhiều bởi những người không chuyên hoài nghi chứ không phải là những nhà dinh dưỡng ưu việt. Trong cuốn sách The Big Fat Surprise (Bí mật động trời về chất béo) của mình, nữ nhà báo Nina Teicholz đã lần ra lịch sử của đề xuất cho rằng chất béo bão hòa gây ra bệnh tim, và cho thấy mức độ đáng chú ý mà tiến triển của nó từ lý thuyết gây tranh cãi đến sự thật được chấp nhận đã được thúc đẩy, không phải bằng các bằng chứng mới, mà bằng ảnh hưởng của một vài nhân vật quyền lực.
Cuốn sách của Teicholz cũng mô tả cách thức một tổ chức các nhà khoa học dinh dưỡng cấp cao, ngay khi không an tâm về quyền lực y tế của mình và cảnh giác với những đe dọa, thường xuyên phóng đại quan điểm về chế độ ăn ít chất béo, trong khi chĩa súng vào những người đưa ra bằng chứng hoặc lập luận trái ngược. John Yudkin chỉ là nạn nhân đầu tiên và nổi bật nhất.
Ngày nay, khi các nhà dinh dưỡng phải chật vật để hiểu được một thảm hoạ sức khoẻ mà họ không tiên đoán được và có thể đã kết tủa, thì lĩnh vực này đang trải qua giai đoạn đánh giá lại đau đớn. Nó đang từ từ dịch xa khỏi những cấm kỵ về cholesterol và chất béo, và đang khẳng định những cảnh báo về đường, mà không đến mức phải thực hiện một cú lộn ngược hoàn toàn. Nhưng các thành viên cấp cao của nó vẫn giữ một bản năng tập thể là chống lại những người thách thức lẽ phải thông thường vụn vỡ của mình, như Teicholz đang phát hiện.
Đi tìm nguyên nhân thật sự
Để hiểu được sao chúng ta đến được đây, chúng ta cần quay trở lại gần như ngay từ khi bắt đầu ngành khoa học dinh dưỡng hiện đại. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1955, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower bị đau tim. Thay vì giả vờ như không có gì xảy ra, Eisenhower khăng khăng đòi công khai chi tiết bệnh tật của mình. Ngày hôm sau, bác sĩ chính của ông, Tiến sĩ Paul Dudley White, đã tiến hành một cuộc họp báo, trong đó ông hướng dẫn người Mỹ cách phòng tránh bệnh tim: ngừng hút thuốc, giảm chất béo và cholesterol. Trong bài báo tiếp theo, White trích dẫn nghiên cứu của một nhà dinh dưỡng tại Đại học Minnesota, Ancel Keys.
Bệnh tim, tương đối hiếm trong những năm 1920, giờ đây xảy ra ở đàn ông trung niên với tốc độ đáng sợ, và người Mỹ đang tìm kiếm nguyên do và cách chữa trị. Ancel Keys đưa ra một câu trả lời: "giả thuyết về trái tim ăn kiêng" (để đơn giản, tôi gọi đó là "giả thuyết chất béo"). Đây là ý tưởng, giờ khá quen thuộc, cho rằng dư thừa chất béo bão hòa trong chế độ ăn, từ thịt đỏ, phô mai, bơ và trứng làm tăng cholesterol, cholesterol đóng băng bên trong động mạch vành làm chúng cứng và thu hẹp, cho đến khi máu đông lại và tim ngừng đập.
Ancel Keys rất xuất sắc, lôi cuốn và hiếu chiến. Một đồng nghiệp thân thiện tại Đại học Minnesota đã miêu tả ông là người "thô thiển, lời nói có dao"; những người khác có cái nhìn ít thiện cảm hơn. Ông đã đưa ra lời buộc tội khi mà niềm tin được chào đón nhiều nhất. Tổng thống, bác sĩ và nhà khoa học đã thành lập một chuỗi trấn an quyền lực nam giới, và quan niệm rằng thực phẩm có nhiều chất béo không lành mạnh bắt đầu chi phối các bác sĩ và công chúng. (Eisenhower tự cắt giảm chất béo bão hòa và cholesterol từ chế độ ăn uống của mình, cho đến khi ông qua đời, vào năm 1969, vì bệnh tim.)
Nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học Anh, vẫn hoài nghi. Nổi bật nhất là John Yudkin, nhà dinh dưỡng hàng đầu của Anh. Khi Yudkin xem xét dữ liệu về bệnh tim, ông đã bị sốc vì sự tương quan của nó với lượng tiêu thụ đường chứ không phải chất béo. Ông đã thực hiện một loạt thí nghiệm trong phòng thí nghiệm trên động vật và con người, và quan sát thấy, như những người khác đã làm trước ông, rằng đường được xử lý trong gan, trong đó nó được chuyển thành chất béo, trước khi đi vào máu.
Ông cũng lưu ý rằng mặc dù con người ăn thịt, nhưng carbohydrate chỉ trở thành thành phần chính trong chế độ ăn từ 10.000 năm trước, với sự ra đời của nông nghiệp đại chúng. Đường - một carbohydrate nguyên chất, với tất cả chất xơ và dinh dưỡng bị loại bỏ - là một phần của chế độ ăn của phương Tây từ 300 năm trước; theo các thuật ngữ tiến hóa, như thể chúng ta mới chỉ dùng liều đầu tiên. Ngược lại, chất béo bão hòa có quan hệ rất chặt chẽ với quá trình tiến hóa của chúng ta vì chúng có rất nhiều trong sữa mẹ. Theo suy nghĩ của Yudkin, có vẻ như đây là đổi mới gần đây, chứ không phải là yếu tố tiền sử, làm chúng ta ốm yếu.
John Yudkin sinh năm 1910, tại East End, London. Cha mẹ ông là người Do Thái gốc Nga định cư ở Anh sau khi chạy thoát khỏi cuộc tàn sát năm 1905. Cha của Yudkin qua đời khi ông lên sáu và mẹ ông đã nuôi năm đứa con trai trong cảnh đói nghèo. Nhờ có học bổng, Yudkin có thể theo học tại Cambridge. Ông học sinh hóa học và sinh lý học, trước khi theo ngành dược. Sau khi phục vụ Quân đội Hoàng gia trong Thế chiến II, Yudkin được làm giáo sư tại Trường Đại học Queen Elizabeth ở London, tại đó ông đã xây dựng một khoa khoa học dinh dưỡng có uy tín quốc tế.
Ancel Keys nhận thức sâu sắc rằng giả thuyết về đường của Yudkin đưa ra một giải pháp thay thế cho giả thuyết của chính mình. Nếu Yudkin xuất bản một tài liệu nghiên cứu, Keys sẽ phê bình nghiên cứu đó, và tác giả của nó, gay gắt. Ông gọi lý thuyết của Yudkin là "một đống những điều vô nghĩa", và buộc tội Yudkin "tuyên truyền" cho ngành công nghiệp thịt và sữa. "Yudkin và những người ủng hộ ông ta bất chấp sự thật", ông nói. "Họ tiếp tục hát cùng một điệu nhạc tai tiếng". Yudkin không bao giờ đáp trả. Ông là một người nhẹ nhàng, không có kỹ năng chiến đấu chính trị.
Điều đó làm cho ông dễ bị tấn công, và không chỉ từ Keys. Cục Đường của Anh bác bỏ tuyên bố của Yudkin về đường như thể đó chỉ là "xác nhận cảm xúc"; Tổ chức Nghiên cứu Đường Thế giới đã gọi cuốn sách của ông là "khoa học viễn tưởng". Trong lời văn của mình, Yudkin dùng từ rất chính xác và khá kín đáo, như chính con người ông. Chỉ thỉnh thoảng ông mới bộc lộ mình cảm thấy như thế nào khi tác phẩm cả đời của mình bị lãng quên, như khi ông hỏi người đọc, "Bạn có khi nào tự hỏi rằng đôi khi người ta thấy khá thất vọng về việc có đáng để cố gắng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế hay không?".
Trong suốt những năm 1960, Keys đã tích lũy quyền lực. Ông bảo vệ vị thế cho mình và các đồng minh trên cương vị hội đồng quản trị của các cơ quan có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của Mỹ, bao gồm Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Viện Y tế Quốc gia. Từ những thành trì này, họ cấp vốn cho các nhà nghiên cứu có cùng chí hướng, và đưa ra lời khuyên có thẩm quyền cho quốc gia. "Mọi người nên biết sự thật", Keys nói với tạp chí Time. "Vậy thì nếu họ muốn ăn cho đến chết, hãy để họ làm vậy".
Sự khẳng định này không chính đáng: ngay cả một số người ủng hộ giả thuyết chất béo thừa nhận rằng bằng chứng vẫn chưa thể kết luận được. Nhưng Keys giữ một quân át chủ bài. Từ năm 1958 đến năm 1964, ông và các cộng sự đã thu thập dữ liệu về chế độ ăn uống, lối sống và sức khoẻ của 12.770 nam giới trung niên ở Ý, Hy Lạp, Nam Tư, Phần Lan, Hà Lan, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nghiên cứu về 7 quốc gia cuối cùng được xuất bản dưới dạng một tài liệu chuyên khảo dài 211 trang vào năm 1970. Nó cho thấy mối tương quan giữa lượng chất béo bão hòa hấp thụ và tỷ lệ tử vong do bệnh tim, giống như Keys đã dự đoán. Cuộc tranh luận khoa học xoay quanh giả thuyết chất béo.
Keys là nhân vật có khối kiến thức rộng lớn (một người đương thời nhận xét: "Mỗi lần bạn đặt câu hỏi cho người đàn ông này, Keys sẽ nói,"Tôi có 5.000 trường hợp, bạn có bao nhiêu?"). Mặc dù có khối lượng đồ sộ, Nghiên cứu về 7 quốc gia, vốn là cơ sở cho một loạt các bài viết tiếp theo của các tác giả ban đầu, là một cấu trúc yếu ớt. Không có cơ sở khách quan cho các quốc gia được Keys lựa chọn, và rất khó để tránh kết luận rằng ông chỉ chọn những quốc gia mà ông cho rằng sẽ ủng hộ giả thuyết của ông. Rốt cuộc thì, có điều gì đó đáng ngờ trong việc lựa chọn 7 quốc gia tại châu Âu nhưng lại bỏ qua nước Pháp và Tây Đức, trong khi Keys đã biết được rằng người Pháp và người Đức có tỷ lệ bệnh tim tương đối thấp dù sống theo một chế độ ăn giàu chất béo.
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là ở phương pháp. Nghiên cứu dịch tễ liên quan đến thu thập dữ liệu về hành vi và sức khoẻ của người dân và tìm kiếm mẫu. Ban đầu được phát triển để nghiên cứu nhiễm trùng, Keys và những người kế nhiệm ông đã điều chỉnh để nó phù hợp với nghiên cứu về các bệnh mãn tính, không giống như hầu hết các bệnh nhiễm trùng, các bệnh này phải mất hàng thập niên để phát triển, và vướng vào hàng trăm yếu tố dinh dưỡng và lối sống, không thể tách rời.
Để xác định chắc chắn các nguyên nhân, trái ngược với các tương quan, yêu cầu phải có tiêu chuẩn chứng cứ cao hơn: thử nghiệm có kiểm soát. Trong hình thức đơn giản nhất: chọn một nhóm đối tượng, và chỉ định một nửa trong số họ theo một chế độ ăn trong 15 năm. Vào cuối thử nghiệm, đánh giá sức khoẻ của những người trong nhóm can thiệp, so với nhóm đối chứng. Phương pháp này cũng có vấn đề: gần như không thể giám sát chặt chẽ chế độ ăn của nhóm người có quy mô lớn. Nhưng một thử nghiệm được tiến hành đúng cách là cách duy nhất để kết luận một cách tự tin rằng X chịu trách nhiệm về Y.
Mặc dù Keys đã chỉ ra mối tương quan giữa bệnh tim và chất béo bão hòa, nhưng ông không loại trừ khả năng bệnh tim là do một cái gì đó gây ra. Nhiều năm sau, Alessandro Menotti, nhà nghiên cứu người Ý, trưởng nhóm nghiên cứu về 7 quốc gia, đã quay lại với dữ liệu, và nhận thấy rằng thực phẩm có mối liên quan chặt chẽ với số người tử vong vì bệnh tim không phải là chất béo bão hòa mà là đường.
Đến lúc đó thì đã quá muộn. Nghiên cứu về 7 nước đã được hợp quy, và giả thuyết chất béo được ghi nhận trong tư vấn chính thức. Ủy ban Quốc hội chịu trách nhiệm về Hướng dẫn Chế độ ăn đầu tiên do Thượng nghị sĩ George McGovern chủ tọa. Hầu hết các bằng chứng của họ đều xuất phát từ các nhà dinh dưỡng ưu tú của Mỹ: đàn ông từ một số trường đại học có uy tín, đa số biết hay làm việc với nhau, tất cả đều đồng ý rằng chất béo là vấn đề - giả định mà McGovern và các thượng nghị sĩ cấp dưới chưa bao giờ đặt câu hỏi. Chỉ thỉnh thoảng họ mới được đề nghị xem xét lại. Năm 1973, John Yudkin được gọi từ London để chứng minh trước ủy ban, và đưa ra lý thuyết thay thế về bệnh tim.
Một McGovern bực bội hỏi Yudkin nếu ông thực sự cho rằng hấp thụ nhiều chất béo không phải là một vấn đề, và cholesterol đó không gây nguy hiểm.
"Tôi tin cả hai điều đó", Yudkin trả lời.
"Điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì bác sĩ của tôi đã nói với tôi", McGovern nói.
Trong một bài báo năm 2015 có tên "Does Science Advance One Funeral at a Time?", một nhóm học giả tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia đã tìm kiếm cơ sở thực nghiệm cho nhận xét của nhà vật lý Max Planck: "Một sự thật khoa học mới không chiến thắng bằng cách thuyết phục đối thủ và cho họ thấy ánh sáng, mà là vì đối thủ cuối cùng chết, và một thế hệ mới lớn lên và đã quen với điều đó".
Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 12.000 nhà khoa học "ưu tú" từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tiêu chí về địa vị ưu tú bao gồm kinh phí, số lượng tác phẩm và họ là thành viên của Học viện Khoa học Quốc gia hay Viện Y học. Tìm kiếm các cáo phó, nhóm nghiên cứu thấy 452 người đã chết trước khi nghỉ hưu. Sau đó, họ tìm xem điều gì đã xảy ra với lĩnh vực mà các nhà khoa học nổi tiếng này đã đột ngột rời khỏi, bằng cách phân tích số lượng xuất bản.
Những gì họ tìm thấy đã khẳng định sự thật trong câu châm ngôn của Planck. Các nhà nghiên cứu cấp dưới, những người đã làm việc chặt chẽ với các nhà khoa học ưu tú, cùng viết các tài liệu nghiên cứu với họ, đã xuất bản ít hơn. Đồng thời, có sự gia tăng đáng kể về tài liệu của những người mới bước vào lĩnh vực này, những người ít có khả năng trích dẫn công trình của những người nổi tiếng đã qua đời. Các bài viết của những người mới đến này rất quan trọng và có ảnh hưởng, thu hút một lượng lớn trích dẫn. Họ thay đổi toàn bộ lĩnh vực.
Một nhà khoa học một phần là những gì mà nhà triết học khoa học người Ba Lan Ludwik Fleck gọi là "tập thể tư tưởng": một nhóm người trao đổi ý tưởng qua một thành ngữ mà họ có thể hiểu được. Nhóm này, theo Fleck, chắc chắn sẽ phát triển tâm trí của riêng mình, vì các cá nhân trong nó hội tụ trên phương diện giao tiếp, suy nghĩ và cảm xúc.
Điều này làm cho việc nghiên cứu khoa học dễ bị tổn thương trước những quy tắc vĩnh cửu của đời sống xã hội loài người: tôn kính sự hấp dẫn, đi theo ý kiến của đa số, trừng phạt sự lệch lạc, và khó chịu vô cùng khi phải thừa nhận sai lầm. Tất nhiên, xu hướng như vậy chính xác là những gì phương pháp khoa học được phát minh ra để sửa chữa, và về lâu dài, nó đã làm tốt công việc của mình. Về lâu dài, tất cả chúng ta đều sẽ chết, có thể sớm hơn nếu chúng ta không làm theo một chế độ ăn dựa trên tư vấn chưa tốt.
Trong một loạt các bài báo và sách vở gây tranh cãi, trong đó có cuốn "Why We Get Fat" (Tại sao chúng ta lại béo) (2010), nhà văn viết về khoa học Gary Taubes đã đưa ra một bài phê bình về khoa học dinh dưỡng đương đại, đủ mạnh để buộc lĩnh vực này phải lắng nghe. Một trong những đóng góp của ông là phát hiện một nghiên cứu do các nhà khoa học người Đức và Áo tiến hành trước Thế chiến II, vốn bị bỏ qua bởi những người Mỹ đã phát minh lại lĩnh vực này trong những năm 1950. Người châu Âu đang đào tạo bác sĩ và chuyên gia trong hệ thống trao đổi chất. Người Mỹ có nhiều khả năng trở thành các nhà dịch tễ học, làm việc khi thiếu hiểu biết về sinh hóa và nội tiết (nghiên cứu về hoóc môn). Điều này dẫn đến một số sai lầm cơ bản của dinh dưỡng hiện đại.
Sự nổi lên và lắng xuống chậm chạp của tội lỗi mang tên cholesterol là một ví dụ. Sau khi nó được phát hiện bên trong động mạch của đàn ông bị đau tim, các quan chức y tế công cộng, do các nhà khoa học tư vấn, đã đưa trứng, với lòng đỏ giàu cholesterol vào danh sách nguy hiểm. Nhưng đó là một sai lầm sinh học khi gây ra nhầm lẫn giữa những gì người ta cho vào miệng với những gì nó trở thành sau khi được nuốt. Cơ thể con người, không phải là một bình nước thụ động để chúng ta có thể đổ đầy bất cứ thứ gì chúng ta muốn, là một nhà máy hoá chất bận rộn, chuyển đổi và phân phối lại năng lượng mà nó nhận được. Nguyên tắc quản trị của nó là cân bằng nội môi, hoặc duy trì cân bằng năng lượng (khi luyện tập làm chúng ta nóng lên, mồ hôi làm chúng ta dịu đi). Cholesterol, hiện diện trong tất cả các tế bào của chúng ta, được gan tạo ra. Các nhà sinh học từ lâu đã biết rằng bạn càng ăn nhiều cholesterol, gan càng ít sản xuất cholesterol.
Không có gì ngạc nhiên khi những nỗ lực lặp đi lặp lại để chứng minh sự tương quan giữa cholesterol trong thực phẩm và cholesterol máu đã thất bại. Đối với đa số mọi người, ăn hai hoặc ba, hoặc 25 quả trứng một ngày, không làm tăng đáng kể lượng cholesterol. Một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều tác dụng và ngon miệng nhất mà chúng ta có đã bị kỳ thị. Các cơ quan y tế đã dành ra vài năm để từ từ tránh khỏi sai lầm này, có lẽ với hy vọng rằng nếu không có biến động bất ngờ, sẽ không ai để ý. Theo một nghĩa nào đó, họ đã thành công: một cuộc điều tra được Credit Suisse thực hiện vào năm 2014 cho thấy 54% bác sĩ Mỹ tin rằng cholesterol trong chế độ ăn làm tăng cholesterol trong máu.
Với niềm tin của mình, Ancel Keys đã sớm nhận ra rằng cholesterol trong chế độ ăn không phải là vấn đề. Nhưng để duy trì sự khẳng định của mình rằng cholesterol gây ra các cơn đau tim, ông cần xác định một chất làm tăng lượng cholesterol trong máu - ông đã kết luận rằng đó là chất béo bão hòa. Trong 30 năm sau cơn đau tim của Eisenhower, thử nghiệm tiếp nối thử nghiệm không kết luận chắc chắn về mối liên kết mà ông tuyên bố đã xác định trong nghiên cứu về 7 quốc gia.
Cơ sở dinh dưỡng không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc không có bằng chứng dứt khoát, nhưng đến năm 1993, nó không thể trốn tránh một lời chỉ trích khác: trong khi chế độ ăn ít chất béo đã được khuyến cáo cho phụ nữ, nó chưa bao giờ được kiểm tra (một thực tế đáng ngạc nhiên chỉ khi bạn không phải là nhà khoa học dinh dưỡng). Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia quyết định được ăn cả, ngã về không, đưa ra thử nghiệm lâm sàng lớn nhất về chế độ ăn đã từng được thực hiện. Cũng đề cập đến một nửa thế giới, Sáng kiến ​​Y tế dành cho Phụ nữ được mong đợi sẽ xóa bỏ bất kỳ nghi ngờ kéo dài nào về những ảnh hưởng xấu của chất béo.
Chất béo không có ảnh hưởng xấu nào cả. Vào thời điểm kết thúc thử nghiệm, người ta thấy rằng phụ nữ có chế độ ăn ít chất béo không ít nguy cơ bị ung thư hoặc bệnh tim hơn so với nhóm đối chứng. Điều này gây ra nhiều bối rối. Nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu, không muốn chấp nhận hàm ý trong những phát hiện của mình, đã nhận xét: "Chúng tôi đang suy nghĩ về kết quả". Người ta nhanh chóng đồng ý rằng nghiên cứu này - được hoạch định tỉ mỉ, được tài trợ rất nhiều, được giám sát bởi các nhà nghiên cứu có chứng nhận ấn tượng - phải có sai sót khi đưa ra kết luận vô nghĩa như vậy.
Năm 2008, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford đã tiến hành một nghiên cứu khắp châu Âu về nguyên nhân gây ra bệnh tim. Dữ liệu của nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch đảo giữa chất béo bão hòa và bệnh tim, trên toàn lục địa. Pháp, nước tiêu thụ chất béo bão hòa cao nhất, có tỷ lệ bệnh tim thấp nhất; Ukraine, nước có lượng chất béo bão hòa thấp nhất, có mức cao nhất. Khi nhà nghiên cứu về chứng béo phì người Anh Zoë Harcombe phân tích dữ liệu về lượng cholesterol của 192 quốc gia trên thế giới, bà thấy rằng cholesterol thấp hơn tương quan với tỷ lệ tử vong do bệnh tim cao hơn.
Trong 10 năm qua, một lý thuyết, bằng cách nào đó không được ủng hộ trong gần nửa thế kỷ, đã bị từ chối bởi một số đánh giá chứng cứ toàn diện, ngay cả vậy nó vẫn tiếp tục tồn tại với những bước đi loạng choạng, giống như zombie, trong hướng dẫn về chế độ ăn của chúng ta và tư vấn y tế.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, trong một phân tích năm 2008 về tất cả các nghiên cứu về chế độ ăn ít chất béo, đã phát hiện ra "không có bằng chứng chắc chắn hay thuyết phục" rằng nhiều chất béo trong chế độ ăn gây ra bệnh tim hoặc ung thư. Một đánh giá đáng chú ý khác, được công bố năm 2010, trong Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ và do Ronald Krauss thực hiện, một nhà nghiên cứu và bác sĩ rất được kính trọng tại Đại học California, cho biết, "không có bằng chứng đáng kể nào để kết luận rằng chất béo bão hòa trong chế độ ăn có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành CHD và bệnh tim mạch CVD".
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng từ chối chấp nhận kết luận này. Tạp chí đã công bố nhận xét của Krauss, rất cảnh giác với phẫn nộ từ phía độc giả, mở đầu với một bác bỏ của một người đã từng là cánh tay phải của Ancel Keys, bác bỏ này ngụ ý rằng vì phát hiện của Krauss mâu thuẫn với khuyến cáo về chế độ ăn trong nước và quốc tế, chúng phải có sai sót. Logic vòng quanh là triệu chứng của lĩnh vực có xu hướng bỏ qua các bằng chứng không phù hợp với lý lẽ thông thường của nó.
Gary Taubes là một nhà vật lý. "Trong vật lý học," ông nói, "Bạn tìm kiếm kết quả bất thường. Sau đó, bạn có một cái gì đó để giải thích. Trong dinh dưỡng, trò chơi là xác nhận những gì bạn và các vị tiền nhiệm đã luôn tin tưởng". Như một chuyên gia dinh dưỡng đã giải thích cho Nina Teicholz, với cách nói tế nhị: "Các nhà khoa học tin rằng chất béo bão hòa có hại cho bạn, và rất miễn cưỡng để chấp nhận bằng chứng ngược lại".
Khi chứng béo phì bắt đầu được công nhận là một vấn đề trong xã hội phương Tây, nó cũng bị đổ lỗi là do chất béo bão hòa. Không khó để thuyết phục công chúng rằng nếu chúng ta ăn chất béo, chúng ta sẽ bị béo (đây là một thủ thuật của ngôn ngữ: chúng ta gọi người quá cân là "béo"; chúng ta không mô tả một người có cơ bắp là "protein hay đạm"). Lý do khoa học cũng rất đơn giản: một gam chất béo có lượng calo gấp đôi so với một gam protein hoặc carbohydrate, và chúng ta có thể hiểu được rằng nếu một người ăn vào nhiều calo hơn mức sử dụng trong hoạt động thể chất thì lượng thặng dư sẽ chuyển thành chất béo.
Đơn giản không có nghĩa là đúng, tất nhiên. Thật khó để làm cho lý thuyết này phù hợp với sự gia tăng đáng kể của chứng béo phì từ năm 1980, hoặc với nhiều bằng chứng khác. Tại Mỹ, lượng calo tiêu thụ trung bình tăng chỉ khoảng một phần sáu trong giai đoạn đó. Ở Anh, lượng calo tiêu thụ thực sự giảm. Không có sụt giảm đáng kể trong hoạt động thể chất, ở cả hai nước, thậm chí ở Anh, mức tập luyện đã tăng lên trong 20 năm qua. Béo phì là một vấn đề ở một số khu vực nghèo nhất thế giới, ngay cả trong các cộng đồng khan hiếm thực phẩm. Các thử nghiệm đối chứng đã nhiều lần thất bại trong việc chỉ ra rằng người ta giảm cân đối với chế độ ăn ít chất béo hay ít calo, trong thời gian dài.
Những nhà nghiên cứu ở châu Âu hồi trước chiến tranh có thể coi ý tưởng cho rằng béo phì là kết quả của "lượng calo dư thừa" đơn giản một cách đáng cười. Các nhà sinh hóa và nội tiết có nhiều khả năng nghĩ béo phì như một rối loạn nội tiết tố, được kích hoạt bởi các loại thực phẩm chúng ta ăn nhiều hơn khi chúng ta cắt giảm chất béo: tinh bột dễ tiêu hóa và đường. Trong cuốn sách mới của mình, Always Hungry (Luôn luôn đói), David Ludwig, một nhà nội tiết học và giáo sư khoa nhi ở Trường Y Harvard, gọi đó là mô hình "Insulin-Carbohydrate" của chứng béo phì. Theo mô hình này, dư thừa các carbohydrate tinh sẽ cản trở sự cân bằng tự cân bằng của hệ thống trao đổi chất.
Không phải là cơ sở loại bỏ lượng calo dư thừa, các mô mỡ hoạt động như một nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể. Calo của mô mỡ được dùng đến khi lượng đường thấp - tức là giữa các bữa ăn, hoặc trong khi đói và nạn đói. Chất béo nhận chỉ thị từ insulin, hoóc môn chịu trách nhiệm điều hoà lượng đường trong máu. Các carbohydrate tinh sẽ phân nhỏ rất nhanh thành glucose trong máu, thúc đẩy tuyến tụy sản sinh ra insulin. Khi mức insulin tăng lên, các mô mỡ sẽ nhận tín hiệu để rút năng lượng ra khỏi máu và ngừng sản sinh ra năng lượng. Vì vậy, khi insulin ở mức cao trong một thời gian dài bất thường, con người sẽ tăng cân, thấy đói và mệt mỏi. Sau đó, chúng ta đổ lỗi cho các mô mỡ vì điều đó. Tuy nhiên, như Gary Taubes đã nói, những người béo phì không béo vì họ ăn quá nhiều và ít vận động - họ ăn quá nhiều và ít vận động vì họ béo hoặc béo phì.
Ludwig nêu rõ, như Taubes, rằng đây không phải là một lý thuyết mới - John Yudkin có thể đã nhận ra nó – mà là một lý thuyết cũ được đánh bóng bởi những chứng cứ mới. Những gì ông không đề cập đến là vai trò của những người ủng hộ giả thuyết chất béo trong việc phá hủy uy tín của những người đề xuất nó.
Năm 1972, cùng năm Yudkin xuất bản cuốn sách "Pure, White and Deadly", một nhà tim mạch được Cornell đào tạo có tên là Robert Atkins đã xuất bản "Cuộc cách mạng dinh dưỡng của Dr Atkins". Lập luận của họ có chung tiền đề - rằng carbohydrate nguy hiểm cho sức khoẻ của chúng ta hơn là chất béo - mặc dù chúng khác nhau về chi tiết. Yudkin tập trung vào những ảnh hưởng xấu của một carbohydrate cụ thể, và không đưa ra một cách rõ ràng chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao. Atkins lập luận rằng chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao và ít carbohydrate là con đường duy nhất để giảm cân.
Có lẽ khác biệt quan trọng nhất giữa hai cuốn sách là giai điệu. Sách của Yudkin rất lạnh lùng, lịch sự và hợp lý, phản ánh tính khí của ông, và thực tế ông thấy mình trước tiên là một nhà khoa học và sau đó mới là bác sỹ lâm sàng. Atkins, là một bác sĩ hơn là một học giả, không bị ràng buộc bởi các công ước lịch thiệp. Ông tuyên bố giận dữ rằng ông đã bị "lừa gạt" bởi các nhà khoa học y khoa. Không có gì đáng ngạc nhiên, cuộc tấn công này đã làm nản lòng cơ sở dinh dưỡng, và họ đã phản ứng lại rất nặng nề. Atkins được gán mác một kẻ gian lận, và chế độ ăn của ông là "mốt nhất thời". Đó là một chiến dịch thành công: thậm chí ngày nay, tên của Atkins mang theo mùi vị lừa bịp.
"Mốt nhất thời" có nghĩa là một cái gì đó mới. Tuy nhiên, chế độ ăn có hàm lượng carbohydrate thấp, chất béo cao đã phổ biến từ hơn một thế kỷ trước thời của Atkins, và cho đến những năm 1960, là một phương pháp giảm cân được chứng nhận bởi khoa học chính thống. Vào đầu những năm 1970, điều đó đã thay đổi. Các nhà nghiên cứu quan tâm đến ảnh hưởng của đường và carbohydrate phức tạp đối với bệnh béo phì chỉ phải nhìn vào những gì đã xảy ra với các chuyên gia dinh dưỡng cao cấp nhất ở Anh để thấy rằng theo đuổi một nghiên cứu như vậy là một chuyển đổi nghề nghiệp tồi tệ.
Danh tiếng khoa học của John Yudkin đã bị nhấn chìm. Ông thấy mình không được mời tham dự các hội nghị quốc tế về dinh dưỡng. Các tạp chí nghiên cứu đã từ chối bài viết của ông. Ông được bạn bè trong giới khoa học nhắc đến như là một người kỳ lạ, một người ám ảnh đơn độc. Cuối cùng, ông trở thành một câu chuyện đáng sợ. Sheldon Reiser, một trong số ít nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu tác động của các carbohydrate tinh và đường trong những năm 1970, nói với Gary Taubes vào năm 2011: "Yudkin đã bị mất uy tín như vậy. Ông ấy bị chế nhạo theo cách nào đó. Và bất cứ ai khác nói gì xấu về sucrose [đường], họ đều nói, "Anh ta cũng giống như Yudkin".
Nếu Yudkin bị chế nhạo, Atkins là một nhân vật đáng ghét. Chỉ trong vài năm trở lại đây người ta dần chấp nhận việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ ăn kiểu Atkins. Năm 2014, trong Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), 150 đàn ông và phụ nữ đã được chỉ định một chế độ ăn trong một năm giới hạn hàm lượng chất béo hoặc carbohydrate mà họ có thể ăn, nhưng không giới hạn lượng calo. Vào cuối năm, những người có chế độ ăn ít carbohydrate, giàu chất béo đã giảm trung bình khoảng 8 pound (khoảng 3.6kg) so với nhóm có hàm lượng chất béo thấp. Họ có khả năng giảm cân từ mô mỡ; nhóm ít chất béo cũng giảm cân, nhưng xuất phát từ cơ. Nghiên cứu của NIH là nghiên cứu mới nhất trong hơn 50 nghiên cứu tương tự, cùng cho thấy rằng chế độ ăn ít carbohydrate tốt hơn chế độ ăn ít chất béo để giảm cân và kiểm soát đái tháo đường tuýp 2. Dù chưa thể kết luận, nhưng bằng chứng này nhất quán trong bất kỳ tài liệu.
Tái bản năm 2015 của Hướng dẫn chế độ ăn của Mỹ (được sửa đổi 5 năm một lần) không nhắc đến nghiên cứu mới này, vì các nhà khoa học tư vấn cho ủy ban - các nhà dinh dưỡng nổi tiếng và có kết nối tốt nhất trong nước – đã bỏ qua thảo luận về nó trong báo cáo của họ. Đó là một chểnh mảng hẹp hòi, không thể giải thích được bằng các thuật ngữ khoa học, nhưng hoàn toàn giải thích được về mặt chính trị của khoa học dinh dưỡng. Nếu bạn đang tìm cách bảo vệ quyền lực của mình, tại sao lại chú ý đến bằng chứng dường như mâu thuẫn với các khẳng định mà dựa trên đó quyền lực được thành lập? Cho phép một chủ đề như vậy, và bức màn bí mật có thể bắt đầu được vén ra.
Bức màn bí mật có thể đã được vén lên. Tháng 12 năm ngoái, các nhà khoa học chịu trách nhiệm về bản báo cáo này đã nhận được một bác bỏ phũ phàng từ Quốc hội, Quốc hội đã thông qua một biện pháp đề xuất xem xét cách thức đưa ra tư vấn cho các hướng dẫn này. Nó đề cập đến "câu hỏi... về sự trung thực khoa học của quá trình". Các nhà khoa học đã phản ứng giận dữ, cáo buộc các chính trị đang phục vụ ngành công nghiệp thịt và sữa (với số lượng nhà khoa học phụ thuộc vào nguồn tài trợ nghiên cứu từ các công ty thực phẩm và dược phẩm, cáo buộc này có vẻ trơ tráo).
Một số nhà khoa học đồng ý với các chính trị gia. David McCarron, một cộng sự nghiên cứu tại Khoa dinh dưỡng thuộc Đại học California-Davis, nói với tờ Washington Post: "Có rất nhiều thứ trong hướng dẫn đúng vào thời điểm 40 năm trước nhưng đã bị bác bỏ. Thật không may, đôi khi, cộng đồng khoa học không thích quay về lối cũ". Steven Nissen, chủ tịch của khoa nội tim mạch tại Cleveland Clinic, đã thẳng thừng hơn, gọi các hướng dẫn mới là "một luận điểm vô căn cứ ".
Xem xét của Quốc hội phần nào là do Nina Teicholz. Kể từ khi cuốn sách của cô được xuất bản, vào năm 2014, Teicholz đã trở thành người ủng hộ cho việc có một hướng dẫn chế độ ăn tốt hơn. Bà là thành viên Hội đồng Dinh dưỡng, một cơ quan được tài trợ bởi các nhà từ thiện John và Laura Arnold, với mục đích giúp đảm bảo rằng chính sách dinh dưỡng được đưa ra dựa trên khoa học tốt.
Tháng 9 năm ngoái, bà đã viết một bài báo cho BMJ (trước đây là Tạp chí Y học Anh), đưa ra vụ việc về sự không đầy đủ của tư vấn khoa học làm nền tảng cho Hướng dẫn chế độ ăn. Phản ứng của cơ sở dinh dưỡng rất mãnh liệt: 173 nhà khoa học - một số trong đó đã tham gia vào nhóm tư vấn, và nhiều người có công trình nghiên cứu bị phê bình trong cuốn sách của Teicholz - đã ký một bức thư gửi cho BMJ, yêu cầu gỡ bỏ bài báo.
Đăng tải phản đối một bài viết là một việc; yêu cầu xoá bỏ nó là một việc khác, thường được dành riêng cho các trường hợp liên quan đến dữ liệu gian lận. Là một chuyên gia về ung thư của NHS, Santhanam Sundar, đã đưa ra phản hồi về bức thư trên trang web của BMJ: "Thảo luận khoa học giúp thúc đẩy khoa học. Các yêu cầu xóa bỏ bài viết, đặc biệt là từ các vị trí nổi bật, là không khoa học và phiền hà".
Lá thư này liệt kê "11 lỗi", mà khi đọc cẩn thận sẽ thấy chúng gồm các lỗi từ thông thường tới chỉ có vẻ hợp lý. Tôi đã nói chuyện với một số nhà khoa học đã ký vào lá thư. Họ rất vui khi lên án bài báo bằng những thuật ngữ chung, nhưng khi tôi yêu cầu họ nêu tên chỉ một trong những sai sót trong đó, không một ai trong số họ có thể. Một người thừa nhận không đọc bài báo. Một người khác nói với tôi rằng cô ấy đã ký vào bức thư vì BMJ không nên xuất bản một bài báo mà không xem lại (bài báo đã được xem xét lại). Meir Stampfer, một nhà dịch tễ học của Harvard, khẳng định rằng tác phẩm của Teicholz "lỗ chỗ sai sót", nhưng từ chối thảo luận về các sai sót đó với tôi.
Ít khi bày tỏ suy nghĩ của mình về bản chất của tác phẩm, các nhà khoa học thích nhận xét về tác giả của nó. Tôi thường xuyên được nhắc nhở rằng Teicholz là một nhà báo, chứ không phải là một nhà khoa học, và bà có một quyển sách để bán, như thể nó giải quyết tranh cãi. David Katz, của Đại học Yale, một trong những thành viên của ban tư vấn, và một người bảo vệ không mệt mỏi của những điều chính thống, nói với tôi rằng tác phẩm của Teicholz "đầy những mâu thuẫn lợi ích" mà không nêu ra những mâu thuẫn đó là gì. (Tiến sĩ Katz là tác giả của bốn cuốn sách về chế độ ăn uống.)
Tiến sĩ Katz không giả vờ rằng lĩnh vực của ông đúng về mọi thứ - ông thừa nhận đã thay đổi ý kiến ​​của mình về cholesterol trong thực phẩm. Nhưng ông trở đi trở lại với chủ đề về tính cách của Teicholz. "Nina thật vô cùng không có đạo đức... Tôi đã có mặt ở những căn phòng chật kín những người làm trong lĩnh vực dinh dưỡng và tôi chưa bao giờ thấy tủi nhục như vậy khi tên của Teicholz xuất hiện. Cô ta là một loài động vật không giống như bất cứ điều gì tôi từng thấy trước đây". Mặc dù được yêu cầu, ông ta không trích dẫn bất kỳ ví dụ nào về hành vi không có đạo đức của cô. (Những lời nói cay độc đổ lên đầu Teicholz hiếm khi được dành cho Gary Taubes, mặc dù họ đưa ra các luận cứ tương tự về cơ bản.)
Tháng 3 năm nay, Teicholz được mời tham dự một cuộc thảo luận về khoa học dinh dưỡng tại Hội nghị chính sách lương thực quốc gia tại Washington DC, để rồi lời mời nhanh chóng được hủy bỏ, sau khi các đồng nghiệp của cô làm rõ rằng họ sẽ không đến hội thảo nếu cô xuất hiện ở đó. Nhà tổ chức đã thay cô bằng Giám đốc điều hành của Liên minh Giáo dục và Nghiên cứu Khoai tây.
Một trong những nhà khoa học kêu gọi xóa bỏ bài báo trên BMJ của Nina Teicholz, người đã yêu cầu cuộc trò chuyện của chúng tôi không được công bố, phàn nàn rằng sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra một "vấn đề quyền lực" đối với khoa học dinh dưỡng. "Bất kỳ tiếng nói nào, dù là điên rồ, cũng có thể đạt được mục đích," ông ta nói với tôi.
Đó là một phàn nàn quen thuộc. Bằng cách mở ra cánh cửa xuất bản cho tất cả mọi người, Internet đã san phẳng các hệ thống cấp bậc ở mọi nơi chúng tồn tại. Chúng ta không còn sống trong một thế giới trong đó các chuyên gia ưu tú được công nhận có thể chi phối các cuộc đối thoại về các vấn đề phức tạp hoặc tranh chấp. Các chính trị gia không thể dựa vào hào quang vị trị của mình để thuyết phục, báo chí phải vật lộn để khẳng định tính trung thực trong câu chuyện của họ. Không rõ ràng rằng thay đổi này, về mặt tổng thể, là một lợi ích cho lĩnh vực công. Nhưng trong những lĩnh vực mà các chuyên gia được ghi nhận là có sai sót, thật khó để thấy nó có thể tồi tệ hơn thế nào. Nếu một nền dân chủ thông tin, thậm chí là một nền dân chủ lộn xộn, được ưa thích hơn một nền chính trị đầu sỏ thông tin, thì đó chính là lịch sử của tư vấn dinh dưỡng.
Trong quá khứ, chúng ta chỉ có hai nguồn dinh dưỡng chính: bác sĩ và quan chức chính phủ. Đó là một hệ thống hoạt động tốt khi mà bác sĩ và quan chức đã được thông tin bởi một ngành khoa học tốt. Nhưng điều gì xảy ra nếu không thể dựa vào ngành khoa học đó?
Cơ sở dinh dưỡng đã tự chứng tỏ, qua nhiều năm, là có kỹ năng trong việc gỡ bỏ các lập luận sai, nhưng thật khó để họ có thể làm điều tương tự với Robert Lustig hoặc Nina Teicholz như những gì họ từng làm với John Yudkin. Càng khó hơn để làm lệch hướng hoặc ngăn cản những cáo buộc rằng thúc đẩy chế độ ăn có hàm lượng chất béo thấp là một một nhất thời kéo dài 40 năm, với kết quả thảm khốc, được các nhà dinh dưỡng hình thành, cho phép và lập thành chính sách.
Giáo sư John Yudkin đã từ bỏ chức vụ của mình tại trường Đại học Queen Elizabeth năm 1971, để viết Pure, White and Deadly. Trường đại học này không giữ lời hứa sẽ cho phép ông tiếp tục sử dụng các cơ sở nghiên cứu của mình. Trường đã thuê một người ủng hộ hoàn toàn giả thuyết chất béo để thay thế ông. Người đàn ông đã xây dựng khoa dinh dưỡng của trường đại học ngay từ đầu đã buộc phải nhờ luật sư can thiệp. Cuối cùng, một căn phòng nhỏ trong một tòa nhà riêng biệt đã được dành cho Yudkin.
Khi tôi hỏi Lustig lý do tại sao ông là nhà nghiên cứu đầu tiên trong nhiều năm tập trung vào các nguy cơ của đường, ông trả lời: "John Yudkin. Họ đã nhấn chìm ông một cách tồi tệ – tồi tệ đến mức không ai muốn thử làm điều đó nữa".
Hồng Ngân

Theo The Guardian