(Truyện ngắn của Do Hung - Người nhà quê)
” Ngậm mồm lại, đánh chết mẹ mày bây giờ!”
Thằng đàn ông quật thẳng cánh tờ báo cuộn chặt vào mặt con đàn bà. Hai đứa vừa đu từ trên chiếc trụ nơi chân cầu Long Biên xuống. Trong lúc còn đang lơ lửng giữa cầu và cát, con đàn bà lẻm nhẻm chửi thằng đàn ông khốn nạn đã cắn đứt đi cả ngày chổng mông lên giời, dũi mặt xuống đất của thị vào đề đóm. Đã hai tháng nay, chúng phải tụ về cái bãi thối tha này.
“Thằng giời vồ, mày đ… bao giờ thèm nghĩ đến bà gì cả. Mày rút ruột rút gan bà. Tối nay đói thì nhét c… vào mồm nhé”.
” Câm mẹ mày mõm đi không ông gang họng ra bây giờ, có vài đồng bẩn mà cứ tru mãi lên”.
“ Mày không nghĩ đến thân tao thì mày cũng phải nghĩ đến thằng Bi chứ, nó có tội tình gì…”
Con đàn bà thút thít nghĩ đến thằng con bốn tuổi gửi ông lão ở lều bên cạnh. Cả cái xóm nơi đầu bãi nãy hoàn toàn không có nhà. Rặt những chiếc lều tre nứa ngả nghiêng dựa vào nhau. Đến tháng bảy tháng tám âm nước lên sẽ xoá sổ cái xóm lều này. Toàn bộ lũ người lốc nhốc sẽ tản vào các nơi ven hoặc trong thành phố. Dân đây đã quá quen với cảnh nghĩa đen của câu nước đến chân mới nhảy rồi. Hơi vất một tí nhưng còn bằng chán vạn chen chúc gầm cầu ghế đá trong đê. Nghe vợ nhắc đến con, thằng đàn ông chợt khựng lại đôi chút. Gã rất yêu con. Gã cưới thị vì gã biết đứa con trong bụng thị là của gã. Thiên hạ thường rêu rao, chỉ có bà ngoại mới chắc là bà ngoại, ngay ông ngoại cũng chưa hẳn nhưng gã biết, đứa con ấy là máu thịt mình.
“ Không sao, mai lại hồi ngay ấy mà. Tao có cái bánh bao cho nó rồi.”
Lời lẽ chúng nói với nhau thật thô thiển. Nhưng giả sử thằng chồng đột nhiên cất lời “Em là báu vật của đời anh, anh thương em nhất nước” thì có lẽ con vợ sẽ trợn tròn mắt, nhảy dựng lên rồi ba chân bốn cẳng chuồn mất dép. Thị rất sợ người điên. Từ khi bập vào gã, thị đã quá quen với những lời lẽ bẩn thỉu, thô tục mà gã dành cho thị. Hơn nữa, thị còn học được cách ăn miếng, trả miếng đôi khi còn có phần nhỉnh hơn. Thực ra, gã tốt lắm, đôi lúc, gã đánh thị, nhưng toàn bằng những vật liệu nhẹ như báo cuộn, hộp xốp…Sống với gã, thị thấy thật thoải mái, muốn văng gì ra cũng được. Mặc dù được sinh ra và nuôi nấng trong một gia đình khá tử tế, ăn ngọt nói ngào, phần nhiều toàn những lời hay ý đẹp, nhưng đến khi nhà mất nóc, bản chất thật của từng cá nhân mới hiện ra. Con chị xảo trá, lăng loàn. Thằng anh trí thức rởm, đạo đức giả, tham lam đến độ muốn gặm cả thịt người chết. Thị muốn mửa vào chúng. Chúng xâu nhà xé cửa, bòn tiền mót của khi bố thị chưa được trăm ngày. Mẹ thị đau khổ hoá câm rồi rút biệt vào một ngôi chùa quê cũ. Gã đến, nhổ một bãi nước bọt vào mặt con chị lăng loàn, vả một phát hộc máu mồm thằng anh đạo đức giả rồi kéo thị đi. Từ đó, thị cứ đeo dính lấy gã như mèo mả gặp gà đồng. Thị chợt phát hiện ra rằng mình rất hợp với sự tục tằn. Đến khi bụng thị phếnh lên như độn cả cái chĩnh vào thì gã bắt thị đi đăng ký rồi làm vài mâm. Thị cong môi “Dào ôi, vẽ chuyện!”. Gã vằn mắt: “Tiên sư mày, có đi không thì bảo, tao tẩn cho bét xác bây giờ, con tao không phải là con hoang nhé”. “Ai bảo đấy là con mày? Đồ đầu to khó đẻ”. Mồm thì cãi nhưng mắt thị cứ tít lại.
Thực ra, chúng vẫn còn rất trẻ. Thằng chồng mới khoảng hai mươi nhăm. Vì lang bạt từ nhỏ nên trông gã rất rắn rỏi. Gia đình từ mặt gã đã lâu lắm rồi. Gã chỉ lờ mờ nhớ về ngôi nhà hình ống sâu hun hút và tối mò trong khu phố cổ… Gã tránh hẳn ngôi nhà đó từ khi người đàn ông mà gã từng gọi là bố nắm cổ gã xô ra đường rồi xỉa ngón tay vào mặt gã:
“ Cút! Đồ lưu manh, tao không có đứa con nào như mày!”
Mẹ gã không nói một tiếng nào, mặt ngoảnh vào trong tường… Gã hiểu, bà đã chọn cái cuộc sống này và tốt nhất là gã nên biến khỏi họ. Năm đó gã mới hơn mười lăm tuổi.
Mười lăm tuổi đầu, cái tuổi còn mải ăn mải lớn, vậy mà gã phải lặn lội kiếm từng đồng tự nuôi thân. Hồi còn nhỏ tí, gã đã lơ mơ biết mình không phải là con đẻ của lão. Sự phân biệt đối xử của lão chẳng làm gã bận tâm. Gã cố hết sức để lão không nhận thấy sự có mặt của gã trong nhà. Nhưng càng cố dấu mình, gã càng bị chú ý. Gã vốn không có tính ăn cắp. Lần đó, vì chạy tiền cho một thằng bạn bị một lũ đầu gấu đánh dập mặt, gẫy tay đi bệnh viện nên gã đã tróc tiền của mẹ. Mẹ gã chẳng những không bao che cho gã mà còn mách chồng. Lão về, quại gã một trận đòn thù rồi tống gã ra đường. Đi thì đi, trời màn đất chiếu xá chi cuộc đời. Thời trước, đứa nào bỏ nhà bỏ cửa ra đi thì sẽ có công an, đoàn thể, khối phố xem xét, giáo dục, giúp đỡ…Nhưng bây giờ, nếu gã không phạm pháp, cứ chịu khó làm ăn độ nhật nuôi thân thì mặc sức. Cũng có những người họ hàng xót xa kéo gã về, nhưng gã đã quá lớn để tiêu hoá lòng thương hại thành nơi trú ngụ nên chẳng mấy đỗi, gã lại thoát ra trên đường thiên lý.
Gã quen thị một cách rất tình cờ. Hôm ấy, gã vừa đưa hết xe than cho khách xong. Người ngợm đen thui, quần áo tơi tả, gã đang nốc một cốc trà đá thì chợt nghe tiếng con gái rú lên choe choé. Phóng mắt về phía tiếng kêu, gã thấy một con chó vện bẩn thỉu đang dồn một con bé trông khá ngon mắt vào một góc tường. Con vện không có vẻ gì là muốn cắn con bé, có lẽ nó chỉ muốn đùa giỡn. Nhưng con bé không có cùng tâm trạng với con vện, nó gần như chết khiếp. Con vện khoái trá nhảy đớp cái xắc nhỏ mà con bé đang ráng sức đập vào đầu nó. Mọi người chung quanh thú vị theo dõi hành vi của cặp người, chó. Thời buổi bây giờ, những giây phút thư giãn bất chợt như thế thật hiếm hoi. Nhưng gã lại không muốn thư giãn. Gã thấy chỉ thêm một chút nữa là con bé vãi đái ra quần nên băng tới bên, bằng một cú đá không đủ lực làm chết con chó nhưng cũng đủ để nó oẳng lên một tiếng, cúp đuôi vào háng rồi vút đi xè xè trên đường như một quả pháo chuột xì khói. Con bé hết hơi xụm người xuống ôm choàng lấy gã.
“Điên à, bỏ ra không bẩn mẹ nó hết người bây giờ!”
Gã lo cho quần áo con bé.
“Ôi…ôi, hức… hức…” Con bé không thốt nổi, chỉ nấc và khóc.
“Nhà đâu, tao đưa về?” Nói xong, gã tự thấy tiếc vì tự nhiên lại phí thời gian vì một chuyện vớ va vớ vẩn.
Con bé ngước mắt nhìn gã. Mặc dù chai sạn trong cuộc sống nhưng gã lại rất nhậy cảm và có năng khiếu đặc biệt trong cách đọc ánh nhìn. Trong đôi mắt con bé, gã nhìn thấy niềm tuyệt vọng, nỗi cô độc, sự hàm ơn da diết đến mức người ta không thể quay đi. Hôm đó, bố con bé mất được đúng ba ngày…
Từ đó, chúng đưa đón nhau. Thị bấu lấy gã y hệt một con gián túm được cái đóm diêm bập bềnh trong làn nước cống đen thui. Đến khi nhà thị tan đàn xẻ nghé vì cái dúm của không di chúc, thị tếch hẳn đi với gã. Thị làm quen vô cùng nhanh với thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ mà gã thường dùng. Gì thì gì, trong đó, thị còn mót ra được một ít thật thà, chứ như cái giống nhà thị, toàn nhả ngọc phun châu, đến khi húp mắt vì của, thì ôi thôi, tởm quá!
Hai đứa đã gần về đến nhà, đúng hơn là lều. Bước chân chúng lún vào trong cát, nóng rực. Một đống xà bần, kèo tre cột nứa mái cọ hiện ra sau đám ngô cao ngồng. Đó, tổ ấm của chúng. Hằng ngày, khoảng hai giờ sáng, thằng chồng dậy, đi lấy hàng ở các chợ đầu mối rồi mang về trấn chỗ bán nơi gầm cầu. Năm sáu giờ, con vợ gửi thằng con sang ông lão thọt lều bên rồi tất tả đến thế chỗ cho chồng. Sau đó, thằng chồng lại tiếp tục đi đưa than cho đến quá trưa. Trước kia chúng cũng đủ tiền thuê nhà, dù chỉ ở trong cái xóm toàn trộm cướp, đĩ điếm, bài bạc. Nhưng rồi công an phòng chống tệ nạn làm gắt gao quá nên mụ béo chủ nhà đâm chột, giải thể cả đám thuê nhà, trong có vợ chồng chúng. Quanh đi quẩn lại mãi, cuối cùng gã tặc lưỡi đánh tróc, kéo vợ con ra bãi, làm quen với ông lão thọt rồi xin phép dựng lều. Ông lão, hồi trẻ vốn là thuỷ thủ trên chính con sông này, đến khi về vườn cũng mua được nếp nhà trong phố, rồi sốt đất lên, lão bị chính đứa con gái rượu lừa ký giấy bán nhà rồi nó mang hết tiền của biến theo thằng nào không biết. Cũng may lão còn có lương hưu, thế là lão dọn luôn ra bãi, tháng tháng về phường lĩnh tiền. Ở ngoài này, gần với môi trường làm việc cũ, lão lại đâm khoẻ ra. Từ khi có thêm hai vợ chồng nhà bên, lão lại kiêm thêm việc trông trẻ.
“Đấy ông xem, nó đớp hết của cả thằng Bi rồi, mà cứ nhâng nháo như mặt thớt, con tức lộn ruột lên mất.”
“Bi đâu, bố cho bánh bao này, con mẹ mày phải hơi thằng nào rồi cứ nứng lên thế đấy! Mai bố bù cho Bi nhá!”
“Chúng mày ăn nói tục tằn vừa thôi chứ, cu Bi nó học theo rồi lại hối không kịp, ông cho nó ăn rồi. Thằng trâu đằm kia cũng vừa phải thôi, mày đói thì mặc xác mày chứ để con đói thì mày liệu đấy!”
Con vợ được bênh nguôi hẳn cơn tức, hết làu nhàu. Thị lôi thằng cu ra lau rửa rồi xin phép ông lão cho nó đi ngủ. Thằng chồng tìm chai rượu của ông lão rồi móc trong bụng ra một con mực khô. Hắn rót cho ông lão một chén đầy chằn chặn rồi rót cho mình. Từ lúc nào không biết, những con người này đã níu lấy nhau bằng một sợi dây vô hình. Cứ chiều về, khi họ gặp nhau là những bực dọc ban ngày như tiêu tan hết. Gã đàn ông như tìm được một người cha, một chỗ dựa tinh thần lớn lao mà cả đời đi tìm không thấy. Ả đàn bà tìm được nơi tin cậy trút nỗi ấm ức, một bức vách vững chãi mà khi tức chồng thị có thể dựa lưng vào rồi khiêu chiến. Ông lão như thấy mình trẻ lại, có người cần đến ông, dựa vào ông như ngày nào. Mỗi lần ngắm cu Bi, ông lại thấy phảng phất đứa con gái nhỏ tựa cửa ngóng cha về.
Lão tợp xong chén rượu, khà một tiếng rồi ra cửa ngắm nhìn mặt sông đỏ sậm:
– “Này thằng ôn, ra ông bảo!”
– “Dạ!”
Gã vứt miếng mực đang xé dở xuống chiếc đĩa sứt một miếng rồi mau mắn chạy đến bên ông lão.
– “Ngày kia chuyển nhà, nghe chưa?”
– “Vâng!” Mồm gã đáp nhưng đầu thì bắt đầu luẩn quẩn.
Chuyển đi đâu bây giờ. Tất nhiên là vẫn phải chuyển, vì nước đã bắt đầu lên. Cái bãi mà họ đang ở đang từ từ thu hẹp lại. Gã bỗng trách mình tự nhiên lại nổi cơn, nướng hết gần 2 triệu vào lô. Ít ra số tiền đó cũng đủ để họ thuê nhà trong đê một tháng. Hơi rượu chợt làm nước mắt gã ứa ra. Tự nhiên gã bỗng thèm một xó nào đấy, nơi gã có thể yên tâm để vợ con chui ra chui vào mà không phải lo bị đuổi, lo nước lên… Một cái gì cứ làm sống mũi gã cay xè. Nói gì thì nói, chứ tự nhiên gã thấy sao mà thương vợ con gã quá…
– “Sao hôm nay mày ngọng thế con?” Ông lão giễu cợt
– “Con “lạc” hết rồi!”
– “Cho mày chết! Lần sau thì tạnh đi nhé.”. Ông lão vẫn khề khà: “Hôm nay ông có tin vui, ông có một người bạn hồi trong lính được phân một căn hộ nhỏ bên Gia Lâm. Ông ấy chỉ còn một mình ngoài này. Sắp tới, ông ấy sẽ vào với con trong Sài Gòn. Và ông ấy để ông về đó ở. Chúng mày sẽ về ở với ông. Ta lại có nhà trong “đất liền”. Ha ha”.
Có nhà !!!
Gã bỗng thấy hoa mắt. Cát ở dưới chân gã chợt mát rượi. Một cái lá ngô ram ráp quệt vào mặt gã nhồn nhột. Gã gạt nó ra và chợt thấy trên lá có một hạt nước tròn tròn lăn theo sống lá rồi rơi xuống đất. Trước khi mất hút vào cát, nó còn kịp lấp lánh. Không biết đó là sương hay là nước mắt. Gã thấy cái xó đời mình vẫn còn ấp áp lắm. Phía bên Gia Lâm, một quầng hồng sáng rực hắt lên nền trời tím đậm. Bãi Giữa bềnh bồng như một con tàu khổng lồ sắp cập bến Tả Ngạn sồng Hồng. Trong lều, cu Bi mê ngủ bật cười thành tiếng. Có lẽ nó mơ thấy đã túm được con chuồn chuồn… Vợ gã trở mình cọt kẹt, cất tiếng: “ À ời !, à ơi !..”
À á à ời… À á à ơi…À ời, à ơi…!
Thằng đàn ông quật thẳng cánh tờ báo cuộn chặt vào mặt con đàn bà. Hai đứa vừa đu từ trên chiếc trụ nơi chân cầu Long Biên xuống. Trong lúc còn đang lơ lửng giữa cầu và cát, con đàn bà lẻm nhẻm chửi thằng đàn ông khốn nạn đã cắn đứt đi cả ngày chổng mông lên giời, dũi mặt xuống đất của thị vào đề đóm. Đã hai tháng nay, chúng phải tụ về cái bãi thối tha này.
“Thằng giời vồ, mày đ… bao giờ thèm nghĩ đến bà gì cả. Mày rút ruột rút gan bà. Tối nay đói thì nhét c… vào mồm nhé”.
” Câm mẹ mày mõm đi không ông gang họng ra bây giờ, có vài đồng bẩn mà cứ tru mãi lên”.
“ Mày không nghĩ đến thân tao thì mày cũng phải nghĩ đến thằng Bi chứ, nó có tội tình gì…”
Con đàn bà thút thít nghĩ đến thằng con bốn tuổi gửi ông lão ở lều bên cạnh. Cả cái xóm nơi đầu bãi nãy hoàn toàn không có nhà. Rặt những chiếc lều tre nứa ngả nghiêng dựa vào nhau. Đến tháng bảy tháng tám âm nước lên sẽ xoá sổ cái xóm lều này. Toàn bộ lũ người lốc nhốc sẽ tản vào các nơi ven hoặc trong thành phố. Dân đây đã quá quen với cảnh nghĩa đen của câu nước đến chân mới nhảy rồi. Hơi vất một tí nhưng còn bằng chán vạn chen chúc gầm cầu ghế đá trong đê. Nghe vợ nhắc đến con, thằng đàn ông chợt khựng lại đôi chút. Gã rất yêu con. Gã cưới thị vì gã biết đứa con trong bụng thị là của gã. Thiên hạ thường rêu rao, chỉ có bà ngoại mới chắc là bà ngoại, ngay ông ngoại cũng chưa hẳn nhưng gã biết, đứa con ấy là máu thịt mình.
“ Không sao, mai lại hồi ngay ấy mà. Tao có cái bánh bao cho nó rồi.”
Lời lẽ chúng nói với nhau thật thô thiển. Nhưng giả sử thằng chồng đột nhiên cất lời “Em là báu vật của đời anh, anh thương em nhất nước” thì có lẽ con vợ sẽ trợn tròn mắt, nhảy dựng lên rồi ba chân bốn cẳng chuồn mất dép. Thị rất sợ người điên. Từ khi bập vào gã, thị đã quá quen với những lời lẽ bẩn thỉu, thô tục mà gã dành cho thị. Hơn nữa, thị còn học được cách ăn miếng, trả miếng đôi khi còn có phần nhỉnh hơn. Thực ra, gã tốt lắm, đôi lúc, gã đánh thị, nhưng toàn bằng những vật liệu nhẹ như báo cuộn, hộp xốp…Sống với gã, thị thấy thật thoải mái, muốn văng gì ra cũng được. Mặc dù được sinh ra và nuôi nấng trong một gia đình khá tử tế, ăn ngọt nói ngào, phần nhiều toàn những lời hay ý đẹp, nhưng đến khi nhà mất nóc, bản chất thật của từng cá nhân mới hiện ra. Con chị xảo trá, lăng loàn. Thằng anh trí thức rởm, đạo đức giả, tham lam đến độ muốn gặm cả thịt người chết. Thị muốn mửa vào chúng. Chúng xâu nhà xé cửa, bòn tiền mót của khi bố thị chưa được trăm ngày. Mẹ thị đau khổ hoá câm rồi rút biệt vào một ngôi chùa quê cũ. Gã đến, nhổ một bãi nước bọt vào mặt con chị lăng loàn, vả một phát hộc máu mồm thằng anh đạo đức giả rồi kéo thị đi. Từ đó, thị cứ đeo dính lấy gã như mèo mả gặp gà đồng. Thị chợt phát hiện ra rằng mình rất hợp với sự tục tằn. Đến khi bụng thị phếnh lên như độn cả cái chĩnh vào thì gã bắt thị đi đăng ký rồi làm vài mâm. Thị cong môi “Dào ôi, vẽ chuyện!”. Gã vằn mắt: “Tiên sư mày, có đi không thì bảo, tao tẩn cho bét xác bây giờ, con tao không phải là con hoang nhé”. “Ai bảo đấy là con mày? Đồ đầu to khó đẻ”. Mồm thì cãi nhưng mắt thị cứ tít lại.
Thực ra, chúng vẫn còn rất trẻ. Thằng chồng mới khoảng hai mươi nhăm. Vì lang bạt từ nhỏ nên trông gã rất rắn rỏi. Gia đình từ mặt gã đã lâu lắm rồi. Gã chỉ lờ mờ nhớ về ngôi nhà hình ống sâu hun hút và tối mò trong khu phố cổ… Gã tránh hẳn ngôi nhà đó từ khi người đàn ông mà gã từng gọi là bố nắm cổ gã xô ra đường rồi xỉa ngón tay vào mặt gã:
“ Cút! Đồ lưu manh, tao không có đứa con nào như mày!”
Mẹ gã không nói một tiếng nào, mặt ngoảnh vào trong tường… Gã hiểu, bà đã chọn cái cuộc sống này và tốt nhất là gã nên biến khỏi họ. Năm đó gã mới hơn mười lăm tuổi.
Mười lăm tuổi đầu, cái tuổi còn mải ăn mải lớn, vậy mà gã phải lặn lội kiếm từng đồng tự nuôi thân. Hồi còn nhỏ tí, gã đã lơ mơ biết mình không phải là con đẻ của lão. Sự phân biệt đối xử của lão chẳng làm gã bận tâm. Gã cố hết sức để lão không nhận thấy sự có mặt của gã trong nhà. Nhưng càng cố dấu mình, gã càng bị chú ý. Gã vốn không có tính ăn cắp. Lần đó, vì chạy tiền cho một thằng bạn bị một lũ đầu gấu đánh dập mặt, gẫy tay đi bệnh viện nên gã đã tróc tiền của mẹ. Mẹ gã chẳng những không bao che cho gã mà còn mách chồng. Lão về, quại gã một trận đòn thù rồi tống gã ra đường. Đi thì đi, trời màn đất chiếu xá chi cuộc đời. Thời trước, đứa nào bỏ nhà bỏ cửa ra đi thì sẽ có công an, đoàn thể, khối phố xem xét, giáo dục, giúp đỡ…Nhưng bây giờ, nếu gã không phạm pháp, cứ chịu khó làm ăn độ nhật nuôi thân thì mặc sức. Cũng có những người họ hàng xót xa kéo gã về, nhưng gã đã quá lớn để tiêu hoá lòng thương hại thành nơi trú ngụ nên chẳng mấy đỗi, gã lại thoát ra trên đường thiên lý.
Gã quen thị một cách rất tình cờ. Hôm ấy, gã vừa đưa hết xe than cho khách xong. Người ngợm đen thui, quần áo tơi tả, gã đang nốc một cốc trà đá thì chợt nghe tiếng con gái rú lên choe choé. Phóng mắt về phía tiếng kêu, gã thấy một con chó vện bẩn thỉu đang dồn một con bé trông khá ngon mắt vào một góc tường. Con vện không có vẻ gì là muốn cắn con bé, có lẽ nó chỉ muốn đùa giỡn. Nhưng con bé không có cùng tâm trạng với con vện, nó gần như chết khiếp. Con vện khoái trá nhảy đớp cái xắc nhỏ mà con bé đang ráng sức đập vào đầu nó. Mọi người chung quanh thú vị theo dõi hành vi của cặp người, chó. Thời buổi bây giờ, những giây phút thư giãn bất chợt như thế thật hiếm hoi. Nhưng gã lại không muốn thư giãn. Gã thấy chỉ thêm một chút nữa là con bé vãi đái ra quần nên băng tới bên, bằng một cú đá không đủ lực làm chết con chó nhưng cũng đủ để nó oẳng lên một tiếng, cúp đuôi vào háng rồi vút đi xè xè trên đường như một quả pháo chuột xì khói. Con bé hết hơi xụm người xuống ôm choàng lấy gã.
“Điên à, bỏ ra không bẩn mẹ nó hết người bây giờ!”
Gã lo cho quần áo con bé.
“Ôi…ôi, hức… hức…” Con bé không thốt nổi, chỉ nấc và khóc.
“Nhà đâu, tao đưa về?” Nói xong, gã tự thấy tiếc vì tự nhiên lại phí thời gian vì một chuyện vớ va vớ vẩn.
Con bé ngước mắt nhìn gã. Mặc dù chai sạn trong cuộc sống nhưng gã lại rất nhậy cảm và có năng khiếu đặc biệt trong cách đọc ánh nhìn. Trong đôi mắt con bé, gã nhìn thấy niềm tuyệt vọng, nỗi cô độc, sự hàm ơn da diết đến mức người ta không thể quay đi. Hôm đó, bố con bé mất được đúng ba ngày…
Từ đó, chúng đưa đón nhau. Thị bấu lấy gã y hệt một con gián túm được cái đóm diêm bập bềnh trong làn nước cống đen thui. Đến khi nhà thị tan đàn xẻ nghé vì cái dúm của không di chúc, thị tếch hẳn đi với gã. Thị làm quen vô cùng nhanh với thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ mà gã thường dùng. Gì thì gì, trong đó, thị còn mót ra được một ít thật thà, chứ như cái giống nhà thị, toàn nhả ngọc phun châu, đến khi húp mắt vì của, thì ôi thôi, tởm quá!
Hai đứa đã gần về đến nhà, đúng hơn là lều. Bước chân chúng lún vào trong cát, nóng rực. Một đống xà bần, kèo tre cột nứa mái cọ hiện ra sau đám ngô cao ngồng. Đó, tổ ấm của chúng. Hằng ngày, khoảng hai giờ sáng, thằng chồng dậy, đi lấy hàng ở các chợ đầu mối rồi mang về trấn chỗ bán nơi gầm cầu. Năm sáu giờ, con vợ gửi thằng con sang ông lão thọt lều bên rồi tất tả đến thế chỗ cho chồng. Sau đó, thằng chồng lại tiếp tục đi đưa than cho đến quá trưa. Trước kia chúng cũng đủ tiền thuê nhà, dù chỉ ở trong cái xóm toàn trộm cướp, đĩ điếm, bài bạc. Nhưng rồi công an phòng chống tệ nạn làm gắt gao quá nên mụ béo chủ nhà đâm chột, giải thể cả đám thuê nhà, trong có vợ chồng chúng. Quanh đi quẩn lại mãi, cuối cùng gã tặc lưỡi đánh tróc, kéo vợ con ra bãi, làm quen với ông lão thọt rồi xin phép dựng lều. Ông lão, hồi trẻ vốn là thuỷ thủ trên chính con sông này, đến khi về vườn cũng mua được nếp nhà trong phố, rồi sốt đất lên, lão bị chính đứa con gái rượu lừa ký giấy bán nhà rồi nó mang hết tiền của biến theo thằng nào không biết. Cũng may lão còn có lương hưu, thế là lão dọn luôn ra bãi, tháng tháng về phường lĩnh tiền. Ở ngoài này, gần với môi trường làm việc cũ, lão lại đâm khoẻ ra. Từ khi có thêm hai vợ chồng nhà bên, lão lại kiêm thêm việc trông trẻ.
“Đấy ông xem, nó đớp hết của cả thằng Bi rồi, mà cứ nhâng nháo như mặt thớt, con tức lộn ruột lên mất.”
“Bi đâu, bố cho bánh bao này, con mẹ mày phải hơi thằng nào rồi cứ nứng lên thế đấy! Mai bố bù cho Bi nhá!”
“Chúng mày ăn nói tục tằn vừa thôi chứ, cu Bi nó học theo rồi lại hối không kịp, ông cho nó ăn rồi. Thằng trâu đằm kia cũng vừa phải thôi, mày đói thì mặc xác mày chứ để con đói thì mày liệu đấy!”
Con vợ được bênh nguôi hẳn cơn tức, hết làu nhàu. Thị lôi thằng cu ra lau rửa rồi xin phép ông lão cho nó đi ngủ. Thằng chồng tìm chai rượu của ông lão rồi móc trong bụng ra một con mực khô. Hắn rót cho ông lão một chén đầy chằn chặn rồi rót cho mình. Từ lúc nào không biết, những con người này đã níu lấy nhau bằng một sợi dây vô hình. Cứ chiều về, khi họ gặp nhau là những bực dọc ban ngày như tiêu tan hết. Gã đàn ông như tìm được một người cha, một chỗ dựa tinh thần lớn lao mà cả đời đi tìm không thấy. Ả đàn bà tìm được nơi tin cậy trút nỗi ấm ức, một bức vách vững chãi mà khi tức chồng thị có thể dựa lưng vào rồi khiêu chiến. Ông lão như thấy mình trẻ lại, có người cần đến ông, dựa vào ông như ngày nào. Mỗi lần ngắm cu Bi, ông lại thấy phảng phất đứa con gái nhỏ tựa cửa ngóng cha về.
Lão tợp xong chén rượu, khà một tiếng rồi ra cửa ngắm nhìn mặt sông đỏ sậm:
– “Này thằng ôn, ra ông bảo!”
– “Dạ!”
Gã vứt miếng mực đang xé dở xuống chiếc đĩa sứt một miếng rồi mau mắn chạy đến bên ông lão.
– “Ngày kia chuyển nhà, nghe chưa?”
– “Vâng!” Mồm gã đáp nhưng đầu thì bắt đầu luẩn quẩn.
Chuyển đi đâu bây giờ. Tất nhiên là vẫn phải chuyển, vì nước đã bắt đầu lên. Cái bãi mà họ đang ở đang từ từ thu hẹp lại. Gã bỗng trách mình tự nhiên lại nổi cơn, nướng hết gần 2 triệu vào lô. Ít ra số tiền đó cũng đủ để họ thuê nhà trong đê một tháng. Hơi rượu chợt làm nước mắt gã ứa ra. Tự nhiên gã bỗng thèm một xó nào đấy, nơi gã có thể yên tâm để vợ con chui ra chui vào mà không phải lo bị đuổi, lo nước lên… Một cái gì cứ làm sống mũi gã cay xè. Nói gì thì nói, chứ tự nhiên gã thấy sao mà thương vợ con gã quá…
– “Sao hôm nay mày ngọng thế con?” Ông lão giễu cợt
– “Con “lạc” hết rồi!”
– “Cho mày chết! Lần sau thì tạnh đi nhé.”. Ông lão vẫn khề khà: “Hôm nay ông có tin vui, ông có một người bạn hồi trong lính được phân một căn hộ nhỏ bên Gia Lâm. Ông ấy chỉ còn một mình ngoài này. Sắp tới, ông ấy sẽ vào với con trong Sài Gòn. Và ông ấy để ông về đó ở. Chúng mày sẽ về ở với ông. Ta lại có nhà trong “đất liền”. Ha ha”.
Có nhà !!!
Gã bỗng thấy hoa mắt. Cát ở dưới chân gã chợt mát rượi. Một cái lá ngô ram ráp quệt vào mặt gã nhồn nhột. Gã gạt nó ra và chợt thấy trên lá có một hạt nước tròn tròn lăn theo sống lá rồi rơi xuống đất. Trước khi mất hút vào cát, nó còn kịp lấp lánh. Không biết đó là sương hay là nước mắt. Gã thấy cái xó đời mình vẫn còn ấp áp lắm. Phía bên Gia Lâm, một quầng hồng sáng rực hắt lên nền trời tím đậm. Bãi Giữa bềnh bồng như một con tàu khổng lồ sắp cập bến Tả Ngạn sồng Hồng. Trong lều, cu Bi mê ngủ bật cười thành tiếng. Có lẽ nó mơ thấy đã túm được con chuồn chuồn… Vợ gã trở mình cọt kẹt, cất tiếng: “ À ời !, à ơi !..”
À á à ời… À á à ơi…À ời, à ơi…!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét