Với lý do có quá nhiều đọc giả đọc phần đầu cứ hồi hộp khúc
cuối. Mà nếu viết hết truyện này phải tầm 10 chương nên mình (Nguyễn Thùy Dương)
rút lại viết 3 chương cuối. Nói về người con gái chung duy nhất của hai ông bà
Bảy còn sống sót sau nhiều tai nạn, dịch bệnh.***
…Cô Tiếu ngồi ở bờ mương nước mắt tự nhiên chảy ra. Cô không
khóc mà cũng không biết tại sao lại như vậy. Từ hôm qua tới hôm nay, cô không
có hột cơm bỏ bụng. Cô đi năn nỉ mấy chỗ bán nhu yếu phẩm bán cho cô một hộp
sữa đặc. Hay bán cho cô một ít thôi cũng được, cô trả gấp đôi, gấp ba tiền. Dù
cô nghèo nhưng cũng ráng gom hết tiền đi mua sữa đặc cho ba mình - ông Bảy. Ông
Bảy bệnh nặng lắm, chắc không qua nổi ngày mai. Từ lúc nhà nước mở ra Hợp Tác
Xã bắt ông hiến đất, ông đâu có chịu, ông nói :"đất của tui có gần chục
mẫu, dân nghèo xin tui cho bớt bây giờ còn có năm mẫu mấy. Hiến nữa là sao sống
được? Mỗi nhân khẩu mấy ông chia 900 thước thì chỉ có chết thôi. Tui hổng hiến
gì hết". Họ đưa gia đình ông Bảy vào diện bất hợp tác với chính quyền. Họ
kiểm tra nhà liên tục vì nghi ngờ có chứa phản động. Ông Bảy tức lắm vì họ
không bán phân bón cho ông, ông làm gì họ cũng làm khó. Ông chửi thẳng luôn:
Mịe! Tụi mày, anh em cháu tao chết sạch. Cả dòng họ tao chết hết vì đi theo tụi
bây. Dòng họ bên vợ tao cũng chết vì nghe tụi bây, tao có một đứa con gái một
là con Tiếu, cũng để theo tụi bây đưa đường, đưa tin, đưa đạn dược tới mức tù
đày mang tật. Mà bây giờ, bây ăn ở như vậy, bây phải người không?
Chửi thì chửi vậy, qua năm sau ông cũng bị ép vô Hợp Tác Xã. Từ
hồi vô HTX, ông Bảy xuống sắc rõ, ông không mần ruộng nữa mà để hết cho cô Tiếu
và mấy đứa cháu ngoại mần. Ông chỉ ngồi nhìn ruộng rồi đôi mắt già nua đỏ lên,
ông vấn thuốc hút, vừa hút vừa cười sằng sặc, nước mắt tuông ra. Ông lấy cái
khăn rằn lau mặt, đứng lên chống gậy về, vừa đi vừa nói mấy câu trong vô định :
Vô ơn là lính, bạc nghĩa là làng.
Đất của ông Bảy đo được năm mẫu hai. Họ trừ đủ thứ còn lại bốn mẫu tám. Họ cấp cho nhà ông một mẫu hai với công khai hoang là năm công nữa. Vị chi được một mẫu bảy. Một công mần trúng lắm thì cũng chỉ được 20 chục giạ một mùa. Đằng này chiến tranh kết thúc thì hạn hán xảy ra, phân bón không có đói nghèo một năm. Qua năm sau lúa trúng hai mùa tưởng đâu có được chén cơm đủ ăn thì họ chở lúa đi hết. Họ cấp phát lúa theo đầu người, dùng lúa trả công cho công thợ. Lỗ lãi ra sao dân không biết.
Nửa đêm ông nghe tiếng bước chân, tiếng mở cửa nhà, ông hắng giọng. Người kia lên tiếng : "tui nè ba." Ông Bảy giở mùng chui ra, thấy con gái ướt như chuột, quần săn ngang gối : "Bây đi đâu giờ này về"
- Tui đi ra ruộng, ăn trộm lúa. Lúa của mình, để mai mốt cắt rồi họ chở đi hết.
Bà Bảy kêu con đi thay đồ. Hai ông bà nhìn nhau nằm xuống ngó lên nóc mùng. Đèn dầu tắt rồi mà hai cặp mắt già nua còn mở trừng trong bóng tối. Con mình phải đi ăn trộm trên chính mảnh đất còn lại của gia đình, trên chính lúa nó trồng ra. Nếu bị bắt còn có thể bị ở tù. Hồi xưa, con ở tù một lần ở Chí Hoà vì tình nghi hoạt động Cộng Sản ông bà đã sợ lắm rồi. Khi con đi nó bình thường khi nó về mắt đã lệch đi vì bị chích điện, bị tra tấn. Tội hoạt động Cộng sản là nghiêm trọng lắm. Người phụ nữ nhỏ bé đã nhất quyết không khai một lời nào về Đồng Bưng Sáu Xã, về những ai đang hoạt động đưa tin từ Cát Lái, Bình Trưng tới Đồng Bưng. Những đòn đánh dã man vì lính VNCH đã có gần như đầy đủ bằng chứng hoạt động của cô Tiếu. Đặc biệt người chiêu hồi đã khai rõ Tiếu giấu thùng đạn trong đống cỏ chở đi, mắc nối đưa tin đắc lực, giữ các thông tin về mắc xích hoạt động. Gia đình có một dòng họ bên nội kháng Pháp chết sạch, bà ngoại bị giết vì tiếp tay Việt Minh, cậu là công chức Pháp lại dẫn Việt Minh về đánh bót Pháp, sau chết mất xác. Cô Tiếu nhớ lại mỗi lần nghe tiếng cán bộ mở cửa là tim treo lên cổ, là ám ảnh khủng khiếp, gai óc nổi lên. Hai tháng tra tấn liên tục mà ko lấy được tin gì. Nha cảnh sát Chí Hoà phải thả cô Tiếu ra, cô không biết đường về. Lúc họ bắt cô ở nhà, còng lại rồi chở đi. Cô không biết mình bị chở đi đâu. Từ nhỏ, cô chỉ quanh quẩn ở huyện Thủ Đức chứ chỗ này lạ lắm. May sao cô gặp một bà Đầm, bà cho tiền mướn xích lô chở về tới bến Bạch Đằng, cô đi đò về Thủ Thiêm, rồi đi bộ về nhà. Bữa đó, thấy con Bà Bảy đã khóc nhiều lắm. Bà tưởng đời này bà mãi là tre già khóc tiễn măng non. Khuya đêm đó, cán bộ ghé thăm nhiều lắm. Họ động viên hỏi thăm coi cô khai gì, cô có tính chiêu hồi không? Họ nói năng thâm tình lắm tới gần sáng mới rút đi.
*******
Đất của ông Bảy đo được năm mẫu hai. Họ trừ đủ thứ còn lại bốn mẫu tám. Họ cấp cho nhà ông một mẫu hai với công khai hoang là năm công nữa. Vị chi được một mẫu bảy. Một công mần trúng lắm thì cũng chỉ được 20 chục giạ một mùa. Đằng này chiến tranh kết thúc thì hạn hán xảy ra, phân bón không có đói nghèo một năm. Qua năm sau lúa trúng hai mùa tưởng đâu có được chén cơm đủ ăn thì họ chở lúa đi hết. Họ cấp phát lúa theo đầu người, dùng lúa trả công cho công thợ. Lỗ lãi ra sao dân không biết.
Nửa đêm ông nghe tiếng bước chân, tiếng mở cửa nhà, ông hắng giọng. Người kia lên tiếng : "tui nè ba." Ông Bảy giở mùng chui ra, thấy con gái ướt như chuột, quần săn ngang gối : "Bây đi đâu giờ này về"
- Tui đi ra ruộng, ăn trộm lúa. Lúa của mình, để mai mốt cắt rồi họ chở đi hết.
Bà Bảy kêu con đi thay đồ. Hai ông bà nhìn nhau nằm xuống ngó lên nóc mùng. Đèn dầu tắt rồi mà hai cặp mắt già nua còn mở trừng trong bóng tối. Con mình phải đi ăn trộm trên chính mảnh đất còn lại của gia đình, trên chính lúa nó trồng ra. Nếu bị bắt còn có thể bị ở tù. Hồi xưa, con ở tù một lần ở Chí Hoà vì tình nghi hoạt động Cộng Sản ông bà đã sợ lắm rồi. Khi con đi nó bình thường khi nó về mắt đã lệch đi vì bị chích điện, bị tra tấn. Tội hoạt động Cộng sản là nghiêm trọng lắm. Người phụ nữ nhỏ bé đã nhất quyết không khai một lời nào về Đồng Bưng Sáu Xã, về những ai đang hoạt động đưa tin từ Cát Lái, Bình Trưng tới Đồng Bưng. Những đòn đánh dã man vì lính VNCH đã có gần như đầy đủ bằng chứng hoạt động của cô Tiếu. Đặc biệt người chiêu hồi đã khai rõ Tiếu giấu thùng đạn trong đống cỏ chở đi, mắc nối đưa tin đắc lực, giữ các thông tin về mắc xích hoạt động. Gia đình có một dòng họ bên nội kháng Pháp chết sạch, bà ngoại bị giết vì tiếp tay Việt Minh, cậu là công chức Pháp lại dẫn Việt Minh về đánh bót Pháp, sau chết mất xác. Cô Tiếu nhớ lại mỗi lần nghe tiếng cán bộ mở cửa là tim treo lên cổ, là ám ảnh khủng khiếp, gai óc nổi lên. Hai tháng tra tấn liên tục mà ko lấy được tin gì. Nha cảnh sát Chí Hoà phải thả cô Tiếu ra, cô không biết đường về. Lúc họ bắt cô ở nhà, còng lại rồi chở đi. Cô không biết mình bị chở đi đâu. Từ nhỏ, cô chỉ quanh quẩn ở huyện Thủ Đức chứ chỗ này lạ lắm. May sao cô gặp một bà Đầm, bà cho tiền mướn xích lô chở về tới bến Bạch Đằng, cô đi đò về Thủ Thiêm, rồi đi bộ về nhà. Bữa đó, thấy con Bà Bảy đã khóc nhiều lắm. Bà tưởng đời này bà mãi là tre già khóc tiễn măng non. Khuya đêm đó, cán bộ ghé thăm nhiều lắm. Họ động viên hỏi thăm coi cô khai gì, cô có tính chiêu hồi không? Họ nói năng thâm tình lắm tới gần sáng mới rút đi.
*******
Cô Tiếu vẫn thẩn thờ. Tại sao hồi ba mình cầm đèn dẫn lối cho họ
đi trong đêm hành quân, nấu cơm cho quân ăn không ai đòi ba mình giấy chứng
nhận. Mà bây giờ, ba mình sắp chết rồi, họ đòi giấy chứng nhận của bác sĩ họ
mới bán sữa. Mà bác sĩ đâu chịu vô cái vùng heo hút này để khám, ba mình lại
không nằm xe bò nổi. Cô nhớ thùng sữa hộp quan Pháp cho ba mình lúc quan tới
thăm kêu nhà cô đi qua Pháp khi họ rút về nước. Ông Bảy từ chối vì không muốn
bỏ mồ mả ông bà, bỏ anh em chiến sĩ. Ông quan vỗ vai ba cô rồi đi. Ông nói
không biết còn có cơ hội gặp lại không. Bây giờ thì cô Tiếu chắc rồi không bao
giờ gặp lại.
Chiều hôm đó, nhằm ngày 23
tháng chạp năm 1979, ông Bảy tắt thở mà không được uống một giọt sữa nào trong
cơn thèm của người sắp chết. Đứa cháu ngoại lớn đang đi nghĩa vụ không kịp về
nhìn mặt ông ngoại lần cuối. Trước khi đi ông Bảy dặn con : "Tiếu! Ruộng
của ba khai hoang, kêu họ trả đủ lại cho mình nghe con. Của ba để lại cho con
nghe Tiếu. Ráng lo cho má nghe con"
Ánh mắt tật nguyền của cô Tiếu không rõ là căm giận hay đau thương. Cô không khóc, cô chỉ nắm tay ba mình. Cô nhớ ba cô từng nói: Tao khổ nhiều rồi đặt bây tên Tiếu cho bây vui cười cả đời. Tiếu là cười mà sách nho viết vậy.
Ánh mắt tật nguyền của cô Tiếu không rõ là căm giận hay đau thương. Cô không khóc, cô chỉ nắm tay ba mình. Cô nhớ ba cô từng nói: Tao khổ nhiều rồi đặt bây tên Tiếu cho bây vui cười cả đời. Tiếu là cười mà sách nho viết vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét