Link : https://www.facebook.com/notes/chau-thi-huyen-nguyen/ngày-ô-nhục-/10158135099477378/
The day
of infamy ..
Or else
..
TL;DR: Bài rất dài, không dành cho
những người nghĩ phải ghét Mỹ nếu yêu Việt Nam.
Và những người không yêu Việt Nam lẫn Mỹ.
Trong stt này về Trump, post ngày nước Mỹ đạt số người nhiễm Covi
cao nhất thế giới, tại một comment bên dưới, tôi có nhận xét:
Điểm chung
của cả 3 nước Mỹ, Tàu, Việt, và khác mọi nước còn lại trong
cách đối phó với
Corona là: Coi đây là chiến tranh.
Ngôn ngữ chiến tranh
xuất hiện đậm đặc trong
tiếp cận truyền thông về Corona
ở cả 3 nước: kẻ thù vô hình, bị tấn công, hàng rào phòng vệ, các anh hùng, nổi dậy, chống dịch, chống giặc, chiến thắng, yêu nước, khải hoàn môn, ngày về, chiến sĩ, mặt trận, hy
sinh, tiếp tế, hậu phương, tiền tuyến, …
Thậm chí bữa nọ đi ngang
TV đâu đó tôi còn thấy đăng lên một bài báo gọi nỗ lực của chính phủ ta là một
Coronavirus “Tet offensive” - một liên hệ hiển nhiên đến Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Nhắc cụm từ này lại nhớ, tôi luôn nghĩ rằng, thế hệ của tôi và sau này nữa đều không đặc trưng nhiều bởi những gì chúng tôi từng có, mà bởi chính những gì chúng tôi không thể trải qua.
Trong số ấy, hẳn nhiên có chiến tranh. Khó nói rằng tôi đủ tư cách nêu một nhận định đạo đức dù ủng hộ hay phản đối nào về thứ tôi không hiểu, và tôi cũng không thích nói những điều tôi không hiểu. Song với tiêu đề bài báo trên, tôi lại vẫn được quyền coi đây là a nice dark joke và cảm thấy một sự yên tâm nhất định. Nó thể hiện rằng giữa khủng hoảng Corona,
chính phủ Việt Nam
biết chính xác họ cần phải nói gì và theo cách nào, với dân Việt Nam.
Người ta vẫn nói: Muốn điều khiển một đám đông, hãy cho họ một kẻ thù. Câu này thường hàm ý tiêu cực, song
những người dè bỉu thường không hiểu đây chỉ giản dị là một chiến thuật tốt. Không gì khơi dậy sức mạnh tập thể hiệu quả như khi họ cùng chia
sẻ một kết nối hiện sinh
và cùng bị đánh động bởi thế lực đe doạ kết nối ấy. Và kết nối hiện sinh
bản năng, phổ quát, truyền đời nhất với một quốc gia,
luôn là chủ nghĩa dân tộc, với kẻ thù lớn nhất luôn hiển lộ trong
chiến
tranh.
Tiếp cận ấy sẽ không bao
giờ hiệu quả ở châu Âu, nơi mà “ lòng yêu nước” và tổng quát là mọi cảm xúc ngây thơ tự nhiên đều từ lâu đã bị ruồng bỏ, thành thứ phế tích vùi lấp dưới nấm mồ phủ đầy những vòng hoa
nhạo báng từ các triết gia lục địa.
Chỉ ở 3 nước quen
thuộc với chúng ta
trên, nơi các dân tộc còn đủ ngây thơ, ấm nóng, và thực tế, nơi chủ nghĩa dân tộc vẫn còn là một mạch nguồn mạnh mẽ, mới có tiền đề để thông điệp chiến tranh
trở nên hiệu quả.
Hãy
cùng xem điều này đã diễn ra như thế nào ở nước Mỹ.
Ngày
18/3/2020, Trump kích hoạt Defense Production Act - luật sản xuất theo
quy chế thời chiến.
Và cả nước Mỹ đã đáp lại ông mệnh lệnh ấy.
Tesla,
Ford, General Motor, thay sản xuất ô tô sang sản xuất máy thở.
Các nhà
máy nấu rượu bourbon, đặc sản John Wick của xứ cờ hoa, thì chuyển sang nấu cồn làm nước rửa tay.
Gap,
Hanes thôi may váy mà may khẩu trang y tế.
Còn chuỗi siêu thị
Walmart, Target, CVS, Cotsco, tình nguyện cung cấp bãi đỗ xe thành nơi thử virus, với giao thức drive-thru-testing người thử không cần bước khỏi xe.
Các
công ty công nghệ cũng không đứng ngoài cuộc. Apple, Facebook góp khẩu trang
từ kho và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bloom Energy tham gia sửa chữa máy thở hỏng. Google, một tech titan nữa, gấp rút triển khai websites hỗ trợ người dân về quy trình xét nghiệm.
Tư nhân hô thì chính phủ ứng. Chính quyền Trump
lần lượt đề xuất các gói cứu trợ bệnh nhân
Corona, trì hoãn nợ cho sinh viên và doanh nghiệp, miễn phí thử nghiệm, trả tiền lương cho cách ly nghỉ ốm. Tổng thống họp với các đại diện tiểu thương, thỏa thuận giúp các tiệm bán thực phẩm nhỏ được mở cửa trong khi có giới nghiêm hay hạn chế di chuyển. Mới nhất, dự luật Care Act được ký, bơm 2 nghìn tỷ đô để cứu trợ các gia đình thu nhập thấp
(trung bình 3400 đô/1 gia đình 4 người), đề xuất các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ, mở rộng bảo hiểm cho
người thất nghiệp, và hỗ trợ các ngành công nghiệp thiệt hại nặng từ dịch.
Nhưng
Trump không chỉ biết chi tiền. Nhiều quy định hành chính rườm rà thời Obama cũng được dỡ bỏ, cho phép bác sĩ khám bệnh xuyên bang, cho bệnh viện nhận bác sĩ vào làm việc dễ dàng hơn, kể cả một số bác sĩ đã về hưu tình nguyện đi làm lại. Sự cắt bỏ này cũng giúp FDA nhanh chóng bật đèn xanh phê chuẩn cho ký ninh thử nghiệm. Tất nhiên, truyền thông, như thường lệ, luôn nhanh nhảu quan ngại và phản đối. Cho đến khi ngã ngửa là Trump chỉ đơn giản báo tin mừng trước khi FDA công bố chính thức vài hôm sau, với Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của nước Mỹ và thế giới, tái khẳng định. Và tin mới nhất, hôm qua,
30/3, FDA đã cấp quyền sử dụng khẩn cấp (Emergency Use Authorization), cho phép 30
triệu liều
hydroxychloroquine sulfate cộng 1 triệu liều chloroquine phosphate các hãng dược vừa quyên cho
Kho dự trữ chiến lược quốc gia sẽ được bác sĩ đem ra điều trị các bệnh nhân người lớn và thanh niên nhập viện bởi Corona.
Hệ thống quân
đội cảnh sát,
tất
nhiên, cũng được huy động. Hai tuần trước hàng không quân đội Mỹ đã vận chuyển 800
000 dụng cụ thử từ Ý. FEMA, cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang, chịu trách nhiệm phân bố y cụ toàn quốc. Vệ binh quốc gia thì giúp phân phối ở địa phương. Còn cảnh sát
thì lo việc trị an, giảm bắt những lỗi không đáng.
Ngay
hôm kia, hải quân Hoa Kỳ chính thức điều tàu bệnh viện USNS Mercy cập bến Los Angeles, một trong hai tâm dịch của Cali. USNS Mercy có 1,000 giường, 800
bác sĩ và nhân viên y tế, có thể chữa hầu hết tất cả các bệnh nặng như đột quỵ hay lên cơn đau tim.
Tàu sẽ chữa các bệnh không phải
Corona nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên tập trung chữa trị cho bệnh nhân dịch.
Trong
lúc đó, tàu bệnh viện hải quân Comfort cũng khởi hành từ Norfolk, Virginia, tiến về thành phố New
York, mang theo cùng sứ mệnh.
Lại nói về New
York, tâm dịch cả nước Mỹ đang hướng về cầu nguyện, thì 70,000 liều hydroxychloroquine, 10,000 liều zithromax và
750,000 liều chloroquine đã được liên bang trợ giúp cho thành phố không ngủ này, New York bắt đầu triển khai thử nghiệm chloroquine trên quy mô lớn từ thứ Ba tuần trước. Theo
phó tổng thống
Pence, đã hơn 500 bệnh nhân New York điều trị bởi các thứ thuốc thử nghiệm bắt đầu bình phục.
Và sau
tất cả các biện pháp rốt ráo và toàn diện trên, kết quả khảo sát từ Gallup
là hơn 60% dân Mỹ chọn đồng tình với phản ứng của Trump
chống dịch.
Kinh nghiệm với các cuộc bầu chọn cho thấy con số thực có thể còn cao nhiều hơn thế. Tỷ lệ ủng hộ cách xử lý của Trump đã tăng cao hơn tỷ lệ tín nhiệm trước khi có Corona, và còn cao hơn cả Obama ngay lúc soái ca tay ấm được truyền thông say mê kiss ass nhất. Theo cách đó, Trump đã không chỉ giành được ủng hộ bởi dân Cộng hoà, còn thuyết phục được khối cử tri độc lập aka những người trung dung ở giữa. Với 1 nước mới cách đây vài tháng còn chia rẽ chính trị sâu sắc đến độ đòi đàn hạch tổng thống vì một lý do dẩm dớ, thì 60% ủng hộ là con số mơ ước của bất kỳ lãnh đạo nào. Ngay cả Andrew Cuomo, thống đốc New
York kiêm ứng viên tổng thống, đối thủ chính trị trực tiếp của Trump, cùng với Gavin Newsom thống đốc
California aka hang ổ của đảng dân chủ, cũng đều phải gửi tới Trump cả cảm ơn cùng khen ngợi. Trong cuộc chiến chống Corona, có người đã liên hệ Trump với General George S. Patton, huyền thoại của đệ nhị thế chiến, với tầm nhìn kết nối cả hệ thống, sự lãnh đạo táo gan,
và thái độ dứt khoát khi
hoàn cảnh đòi hỏi.
Nước Mỹ hiện đại chưa bao
giờ đoàn kết và
quyết tâm
như thế.
Bởi vì nước Mỹ đã bị tấn công.
Và nước Mỹ đã chọn đánh trả.
Y như cái cách nước Mỹ đã chọn đánh trả sau thời khắc 8 h
ngày 7 tháng 12 năm 1941.
Đó là
thời khắc của một buổi sáng ngày Chủ Nhật – luôn mặc định được cho là “không thích hợp” cho sự giao
chiến.
Nhưng khi ấy, với phát xít Nhật, không có ranh
giới nào cho sự không thích hợp.
Cũng từ thời khắc đó, người Mỹ nhận ra: Với kẻ thù này, họ cần phải chơi theo
cách khác.
“Trump
sẽ là một lãnh đạo thành công hay
không thì ko thể chắc. Nhưng có thể chắc chắn ông sẽ là một
cheerleader thành công. Bởi ông sẽ là người tập hợp, thôi thúc và và giải phóng cho
tinh thần nước Mỹ, đất nước gợi cảm hứng cho thế giới không bởi nó giàu có hay hùng mạnh, mà bởi vì nơi ấy đã luôn là the
home of the brave, the land of the free.
There’s
a man who has against all odds won this election
He
fingered the Establishment
He
grabbed the media by the pussy
He
fucked the whole political correctness
And
survived
And
fucked it thrice more
Love
him or hate him, how can you not see any beauty in all of this?”
Trump
chính là đại diện bằng xương thịt của tinh thần Mỹ. Song không phải vì ông ta là một tài phiệt ăn nói bạt mạng, một điển hình mà dân trí thức ở Tây lẫn ở Ta khá thích bĩu môi dè bỉu như “lũ lợn xô vanh tư bản”.
Mà là từ tinh
thần chiến đấu xông xáo và lạc quan
bất tận của ông ấy – thứ phân biệt nước Mỹ với toàn thể cựu lục địa.
Người Mỹ thực chất không phải một dân tộc thông
minh.
Người Mỹ chỉ là một dân tộc chăm thử.
Nói như
Churchill thì, nước Mỹ sẽ tìm được cách đúng đơn giản vì họ đã thử mọi cách khác.
Và người Mỹ dám thử chỉ bởi vì họ không ngại phải bắt đầu từ đầu, y như họ không ngại chiến đấu là bởi họ chẳng ngại thua.
Trump
cũng không bao giờ từ bỏ chiến đấu, kể cả khi mọi bài báo, mọi bầu chọn, mọi chuyên gia, đều gào lên ông chắc chắn thua. Ông ta là loại người nếu có thua cũng nhất định lấy của đối phương một tai và một mắt. Là loại người sẽ bấu chặt hy vọng cả khi tất cả xung quanh đều vô vọng. Và cũng là loại người, nếu có bị xã hội phản bội, bị số phận thách thức, tổng quát là bị những thế lực lớn lao nào đó của người hay của thần bủa vây, cũng sẽ nhổ một bãi nước bọt khinh bỉ xuống đại dương “cho chúng mày nuốt đi, nuốt đi và tưởng tượng vừa giết được một con người”.
Đó cũng
chính là tinh thần thật sự của nước Mỹ, những kẻ bỏ lại sau lưng châu Âu giả tạo và yếu nhược, giong thuyền vượt Đại Tây Dương để tự viết lên một vận mệnh mới, tự lập nên một quốc gia mới, những kẻ đánh đuổi đế quốc mạnh nhất thế giới chỉ vì dám tăng thuế, những kẻ cố chấp giữ quyền sở hữu súng kệ mọi rủi ro chỉ bởi không muốn tin bất kỳ chính quyền vú em nào, và cũng là những kẻ, trong những thời khắc ngặt nghèo tăm tối nhất, lại chọn trao niềm tin tuyệt đối đến những điều có thể phi lý và chẳng thể chứng minh – a nation under God and in God only, they trust.
Một ngày
sau sự biến Trân Châu Cảng, mồng 8 tháng 12 năm 1941, trên sóng radio, từ Bạch Ốc, tổng thống đời thứ 33 của hợp chủng quốc,
Franklin D. Roosevelt gửi tới dân Mỹ một bài nói, sau này sẽ được biết đến như “Phát biểu về Ngày ô
nhục” -
“The Day of Infamy Speech”. Tại đó, Roosevelt khẳng định:
“Chúng
ta đang ở trong cuộc chiến này. Chúng ta sẽ dốc toàn lực, và bằng mọi cách. Mỗi một đàn ông, đàn bà, trẻ con, sẽ đều là một đồng minh
trong thử thách vĩ đại nhất này của lịch sử nước Mỹ. Chúng ta cần chia
sẻ cùng nhau cả tin xấu lẫn tin tốt, cả các thất bại lẫn những chiến công – chúng ta cần chia
sẻ cho nhau mọi cơ hội biến chuyển của chiến tranh.”
Ngày 27
tháng 3 năm 2020, nước Mỹ trở thành quốc gia có số người nhiễm Corona cao nhất thế giới. Một số người không che giấu niềm hả hê và nếu được, hẳn cũng muốn gọi 27/3 ấy là “a day of infamy” - một ngày ô nhục.
Nhưng sau
ngày ấy, liệu nước Mỹ có phút nào
phân vân, có phút nào muốn chặn bớt số test kits, muốn giảm tốc độ thử, để kiềm chế số liệu về người nhiễm, như cách mà nước Anh và cả Nhật, đã đang làm hay không?
Câu trả lời quá hiển nhiên.
Ngay
sau ngày đó, thêm đúng 2 ngày nữa, tức hôm kia, FDA chính thức phê chuẩn máy xét nghiệm siêu nhanh mới nhất của Abbott, 13 phút cho kết quả âm tính, và dương tính thì, 5 phút.
Nói
cách khác, nước Mỹ sẽ càng thúc đẩy tốc độ test và quy mô test, bất chấp số người nhiễm sẽ còn được phát hiện ra sớm hơn, nhanh hơn, và nhiều hơn nữa.
Trong
cuộc chiến mới này, nước Mỹ sẽ công khai
cả tin xấu lẫn tin tốt, cả các thất bại lẫn những chiến công – họ sẽ chia sẻ cho nhân dân mọi cơ hội biến chuyển của chiến
tranh.
Bằng chính cách đó, nước Mỹ sẽ đạt được điều
Roosevelt vào năm 1941, và Trump của năm 2020,
cùng dự liệu:
“Thế giới đang bước vào cuộc chiến với một kẻ thù giấu mặt.
Nhưng ta sẽ chiến thắng.
Rồi một ngày, người dân Mỹ nhất định sẽ được quyền nói:
Rồi một ngày, người dân Mỹ nhất định sẽ được quyền nói:
Chúng
ta đã chiến thắng.
Và
chúng ta đã trở lại.”
Trân
Châu Cảng, đòn tấn công choáng váng từ Isoroku Yamamoto, đã không đánh gục được nước Mỹ.
Trân
Châu Cảng, ngược lại, chỉ đánh thức “người khổng lồ Mỹ ngủ say” và kích lên ở dân tộc này một ý chí kinh khủng.
Corona
Virus, dẫu gửi tới bởi người hay bởi thần, liệu có vẫn là cú đập choáng váng khác, để người khổng lồ Mỹ của 2020, lần nữa cũng bắt đầu thức tỉnh?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét