[Nhìn nhận ra sao về thái độ của ông Trump và vị thế Đáng Cộng hòa qua cuộc bầu cử?] - P3 (tiếp theo và hết) Câu chuyện coffee sáng của 2 Ba, con TS X lại được tiếp tục. Daughter: Nào giờ thì bắt đầu. Con xin nhắc lại 2 "quy định" mà Ba con Mình đã thống nhất trước khi tranh luận nhé: Một là không nhận xét cảm tính; hai là chỉ sử dụng các quy định, tiến trình được ghi trong luật và các con số thống kê tương đối tin cậy. TS X: Con việc gì phải nhắc lại, Ba đã lẩm cẩm đến mức quên đâu. Hôm nay Ba sẽ làm cho con cứng họng, vì con không có cách gì giải đáp một cách thuyết phục những điều Ba và "các bạn" bên truyền thông NYT, CNN, Washington Post, the Guardian... của Ba đã "kết luận" từ rất lâu rồi. Daughter (cười nhếch mép): Con không muốn, nhưng cũng phải tuýt còi Ba cái đã. Chưa bắt đầu trao đổi mà Ba đã kết luận đầy định kiến và chắc như đinh đóng cột là con sẽ bị "cứng họng" thì thử hỏi tranh luận còn có ích gì? TS X (ngớ người): Sorry. Sorry. "Ở lâu" trong "Nhóm các bạn", vốn quen suy nghĩ một chiều và nói chuyện với nhau kiểu này nên Ba chỉ phản xạ theo thói quen chứ không có ý gì khác. Daughter (hơi cau mày): Kìa, Ba uống coffee rồi hai Ba con bắt đầu nhé! Con nghĩ 5 vấn đề con trao đổi sắp tới sẽ giúp trả lời hầu hết các "lăn tăn" của Ba. TS X: Ba có một trăm câu hỏi cho Cô cơ. Rồi, nói đi. Daughter: Vấn đề thứ nhất là Trump có "thất bại" trong bầu cử ngày 3/11 vừa qua hay không. TS X: Đúng. Đây là câu hỏi then chốt nhất. Daughter: Câu trả lời của con là vừa có và vừa không! Nếu nhìn ở khía cạnh ông Trump không thể thắng ngay sau khi cuộc bầu cử ngày mùng 3/11 kết thúc là "thất bại" thì có lẽ đó là "thất bại" lớn nhất, "thất bại" nặng nề nhất của TT Trump. Nhưng nhìn từ một góc độ khác. Trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, có đến 99% các hãng truyền thông lớn của Mỹ và phương Tây mà hầu hết là "Fan ruột" của Ba như CNN, ABC, New York Times, MSNBC, ABC... qua các "thăm dò dư luận" của mình đều cho thấy Trump bị Biden dẫn điểm khá xa, từ 5-13% trên phạm vi toàn quốc và tại hầu hết các bang chiến địa. Khả năng "chiến thắng" của ông Biden được đánh giá từ 82-95%, cao hơn của Bà Clinton trong bầu cử trước là 80-87%. TS X (hơi tảng lờ): Thì Ba đâu có phủ nhận điều đó. Daughter: Nhưng kết quả ra sao thì Ba biết chứ? Thực tế, phiếu phổ thông của ông Biden chỉ hơn ông Trump có 1,7%, tức còn kém cả số phiếu của bà Clinton năm 2016 là hơn ông Trump là 2,1%. Và đến hôm nay, 1 tuần sau khi cuộc bầu cử kết thúc, "chiến thắng" của ông Biden tuy lớn về số lượng phiếu Đại cử tri với khoảng trên dưới 300 trên tổng số cần thiết là 270, nhưng lại bấp bênh ở hàng loạt bang chiến đia mà phe ông Trump đang kiện cáo tùm lum. Chỉ cần một nơi "bị sụp" thì có thể kéo theo những hệ quả khôn lường. Con không kết luận là ông Biden sẽ không về đích chung cuộc. Nhưng chỉ nội việc ông Trump kéo dài được "trận chiến" của mình, chưa bị "lấm lưng trắng bụng" đến bây giờ đã là một kỳ tích. TS X: Lập luận này thì ba cũng chưa thấy thực sự thuyết phục. À, mà các số liệu này cô lấy ở đâu đấy? Daughter: Có hết ở trên mạng Ba ơi. Ba chịu khó Google giúp con nhé. Con nói là có chuẩn bị đủ dữ liệu. Còn Ba muốn kiểm chứng lại thì chỉ việc phone cho bạn thư ký của Ba làm giúp là OK! TS X (tự tin): OK, OK. Cô đừng khinh thường lão già này. Tôi còn đủ minh mẫn để tự tra và tìm số liệu trên Google được hết. Daughter: Bây giờ con chuyển qua vấn đề thứ hai, đó là Trump hiện giờ rất "cô độc", bị mọi người "ghét" và "xa lánh" hay không. TS X (mặt rạng rỡ, như mở cờ trong bụng): Cô đã gãi đúng chỗ ngứa của tôi rồi! Daughter: Nếu nhìn vào các lời nói được "trích dẫn" trên truyền thông thì những chuyện xấu xa và tệ hại đối với Trump nhiều không kể xiết. Thậm chí bà Đệ nhất phu nhân Melania có lần còn thốt lên, đại để: Tôi ở với ông ấy 15 năm, giờ nghe qua truyền thống mới biết ông ấy "xấu xa" đến vậy! TS X: Thì nhiều bà vợ sống và ngủ ngay bên cạnh, nhưng có biết ông chồng của mình làm gì đâu. Có ông một ngày đẹp trời dẫn cả đàn con và vài bà lạ hoắc nhập chung làm một để sống "có chị, có em" cho vui nữa kia!!!??? Daughter: Kinh quá. Con không muốn mất thời gian vào các chuyện bình luận "ba lăng nhăng" đó. Là Tổng thống, được ai yêu ai ghét thì phải thể hiện qua con số cử tri bầu cho mình! Đây Ba xem đi: Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008, ông Obama trở thành Tổng thống được "mến mộ" nhất, khi đạt số phiếu phổ thông cao nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ tới thời điểm đó với 69,5 triệu phiếu bầu. Trong cuộc bầu cử ngày 3/11 năm nay ông Trump phá kỷ lục của ông Obama, trở thành một Tổng thống đang tại vị "được lòng dân" nhất khi đạt số phiếu cao kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ với 71 triệu phiếu bầu của cử tri. Đây số liệu con vừa lấy trên mạng, Ba đọc đi! TS X (mồ hôi bắt đầu ra lấm tấm): Nhưng, nhưng... Daughter: Nói đi thì cũng phải nói lại cho công bằng. Cũng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 vừa qua, ông Biden giành được 74,5 triệu phiếu bầu, cũng đạt kỷ lục là một ƯCV TT đạt được số phiếu phổ thông cao nhất trong lịch sử gần 250 năm của Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng cái số liệu này mới "vui". Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, ông Obama trúng cử nhiệm kỳ II khi đạt được 62,5 triệu phiếu bầu của cử tri, tức mất khoảng 11% số phiếu sơ vơi nhiệm kỳ đầu. Còn ông Trump thì sao? Khi tranh cử nhiệm kỳ II vào 3/11 năm nay, thì số phiếu phổ thông bầu cho ông ta tăng lên từ 63 triệu phiếu của nhiệm kỳ I cách đây 4 năm (2016) lên 71 triệu tức tăng 13%. TS X (lẩm nhẩm và nói lí nhí cho một mình mình nghe): Có lẽ nào... Daughter (bật như liên thanh): Nếu như con số biết nói, mà con cũng nói thẳng tưng luôn, thì điều này có nghĩa: Ông Obama càng ở lâu trên cương vị TT thì càng mất uy tín, và càng mất lòng dân. Còn ông Trump càng nắm quyền thì càng được nhiều người thích và yêu quý hơn! TS X (mặt bắt đầu đỏ gay như có triệu chứng huyết áp lên, bắt đầu có triệu chứng mất kiểm soát, hét to và đập bàn suýt văng cả răng giả ra ngoài): Không, không! Không thể nào có chuyện đó được. Con nói gì thì nói nhưng không bao giờ được hạ bệ "thần tượng" Obama yêu quý của Ba. Trump là một tay kỳ thị và phân biệt chủng tộc số 1 nước Mỹ. (15 phút sau, sau khi được con gái đưa vào Toilet thay bỉm và uống liều thuốc hạ huyết áp thứ hai thì câu chuyện lại bắt đầu) Daughter (nhẹ nhàng, ân cần): Con vừa đo lại huyết áp, thấy ba ổn lắm rồi và giờ mình có thể tiếp tục được. Giờ đi vào vấn đề thứ ba là vấn đề mà ba vừa nhắc đến đó là câu chuyện phân biệt chủng tộc. TS X (mặt bừng lên hy vọng vì đây là chủ đề mình chắc chắn sẽ thắng): OK. Nói tiếp Ba nghe coi! Daughter: Để nói Trump là "kẻ" phân biệt chủng tộc và kỳ thị người da màu, người thiểu số... thì con cũng lại dựa vào con số thống kê nốt. TS X (lẩm nhẩm, nói cho mình nghe): Có lẽ nó đúng. Thế mà mình không biết. Trước đi dạy học với tranh luận, toàn cãi nhau suông, chả dựa vào số liệu mẹ gì. Kết quả là tranh luận bất tận, chả đi đến đâu. Daughter: Ba cần phải hết sức bình tĩnh khi cậu chuyện đi vào hồi gay cấn: - Về phiếu bầu của người Mỹ gốc Phi cho các ƯCV Tổng thống của Đảng CH trong các cuộc bầu cử Tổng thống gần đây như sau: McCain: 4% (năm 2008); Romney: 6% (năm 2012); Trump: 8% (năm 2016); Trump: 12% (năm 2020). Trong đó riêng tỷ lệ nam thanh niên gốc Phi bầu cho Trump vừa rồi là 20%, cao nhất trong 60 năm qua. Và việc này xảy ra sau khi "Anh nghiện" George Floyd bị cảnh sát kẹp cổ chết và được nhiều người thuộc phe DC coi là "người hùng" của nước Mỹ. - Về phiếu bầu của người người Mỹ gốc Latinh cho các ƯCV Cộng hòa: McCain: 31% (năm 2008); Romney: 22% (năm 2012); Trump: 27% (năm 2016) và Trump: 32% (năm 2020). Trong 60 năm qua, kể từ khi Nixon và Kennedy tranh cử Tổng thống, Trump là ƯCV TT Đảng CH người đạt được được tỷ lệ người không phải da trắng bầu cao nhất. Số liệu đây, Ba xem đi, xem đi TS X: Oh. Cái này giờ Ba mới biết. Truyền thông chả ai nói cho Ba điều này. Daughter (tiếp tục rành rọt, mỗi lời nói như một vêt dao đâm vào vết thương lòng của TS X): Với con, các số liệu này nó nói lên 2 điều: - Trump là một trong các ƯCV Tổng thống CH được lòng và được người Mỹ gốc Phi và gốc Latinh "yêu mến" nhất trong lịch sử cận đại. Chỉ riêng đối với người Mỹ gốc Phi, Trump được họ "yêu mến", ủng hộ cao cấp 3 lần so với McCain nếu xét về số liệu thống kê. Nếu đúng là ông ta kỳ thị thì phiếu của nhóm này phải bầu ít hơn cho Trump chứ? - Trong 4 năm cầm quyền từ 2016-2020, Trump đã cải thiện và làm tốt hơn quan hệ với các sắc tộc so với các Tổng thống Cộng hòa khác. Nhờ đó, tỷ lệ ủng hộ của người da đen và da màu đối với Trump sau 4 năm mới tăng được như vậy. TS X: Nhưng tỷ lệ ủng hộ của người thiểu số đối với Trump là người ít học. Daughter (nghiêm sắc mặt): Con không bao giờ chấp nhận Ba nói câu xúc phạm với người khác như vậy. Rất nhiều bạn bè con là những người con tạm gọi là "bằng cấp học vấn không cao" nhưng "học vấn xã hội", "học vấn ứng xử"... thì nhiều người nhận là "giới tinh hoa" còn phải "xách dép" cho họ! TS X (dịu giọng): Ba đã thấy cái sai của mình rồi. Daughter: Con chưa kết thúc vấn đề này ở đây. Theo truyền thống, đảng DC với xu hướng tự do được những người ủng hộ nữ quyền, người chuyển giới, đồng tính... ủng hộ rất cao. TS X: Thì cái đó rõ như ban ngày còn gì. Daughter: Ba biết không, số người chuyển giới LGBT năm nay bầu cho Trump cao gấp đôi so với cuộc bầu cử năm 2016. Còn về nữ, tính đến thời điểm này số nữ Hạ nghị sĩ Đảng CH trúng cử trong năm nay sẽ vượt con số kỷ lục 25 nghị sĩ đạt được vào năm 2006. Ba nghĩ coi, các cử tri gốc Phi, gốc La-tinh, những người ủng hộ nữ quyền, người chuyển giới là những người "ngọng" khi ủng hộ Trump chắc? TS X (hơi run rảy, lắp bắp): Thế những thông tin trên báo... Daughter: Con lại phải nhắc ba luật chơi một lần nữa. Ba hãy chú ý đến các con số và chỉ có các con số thống kê mà thôi. TS X: Ờ, nhớ rồi. Daughter: Giờ chuyển sang vấn đề thứ tư là Trump làm hại cho các nghị sĩ Đảng cộng hòa ở Quốc hội liên bang hay không? Nếu nhìn vào con số thống kê, thì lại không phải là như vậy. Ở Thượng viện, CH theo ước tính để mất hai ghế Thượng nghị sĩ, nhưng vẫn còn giữ được đa số mỏng manh, từ 53/100 xuống còn 51/100. Tuy nhiên, ở đội ngũ dân biểu, Đảng Cộng Hòa dự kiến tăng thêm từ 5 đến 10 ghế tại Hạ viện, và qua đó thu hẹp đáng kể đa số của phe dân chủ tại Hạ viện. TS X (có dấu hiệu mừng thầm): Thì ông ta chả làm mất phiếu bầu cho các Nghị sĩ ở Thượng viện đấy là gì? Daughter: Ba yên một chút. Ở đây con có 2 nhận xét: - Tại Thượng viện: Số ghế Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa mất đi cũng có thể hiểu được. Ba biết không, năm nay có tổng cộng 35 ghế Thượng nghị sĩ phải bầu lại đợt này. Số ghế các Thượng nghị sĩ Cộng hòa phải "bảo vệ" là 23, cao gần gấp đôi số ghế mà Đảng DC phải bảo vệ là 12. Anh phải bảo vệ nhiều ghế hơn thì tính tổn thương của anh cũng cao hơn, dễ mất mát hơn đối thủ là đương nhiên! - Còn tại Hạ viện: Các Hạ nghị sĩ là những người "gần dân", mà số phiếu của CH tăng lên thêm từ 5-10 ghế thì điều đó chứng tỏ các thông điệp của CH đến người dân tốt hơn là của DC. TS X: Vô lý, vô lý quá! Thế thì Trump là "thắng" chứ không phải thua à? Daughter (cười sảng khoái): Cái này là do ba nói đấy nhé. Nhưng nếu Ba biết được nguyên nhân Đảng CH bảo toàn và mở rộng được lực lượng thì ba mới ngạc nhiên hơn. Sở dĩ họ làm được như vậy là do các nghị sĩ Đảng CH khi ra tranh cử/tái cử đều gắn với khẩu hiệu tranh cử và hành động của Trump. Vì thế mà Đảng CH trước khi tranh cử còn bị công kích là đảng của Donald Trump! Nói một cách khác là thông điệp của Trump được nhiều cử tri và người dân đón nhận. Như vậy, nhìn tổng thể Trump không "phá nát" Đảng CH, như truyền thông đưa tin mà còn giúp CH thống nhất hàng ngũ, củng cố vị thế của mình. TS X (ưu tư): Con nói vậy làm Ba bây giờ như người ngồi không có điểm tựa, đứng cũng cảm thấy chông chênh. Daughter: Giờ là vấn đề thứ năm và là vấn đề cuối cùng. Ba biết đấy, trong chính trị Mỹ có câu: "Politics is Local". Tức muốn hiểu cốt lõi chính trị Mỹ, từ chính sách đối nội, đối ngoại, đường lối kinh tế, nhập cư, môi trường... thì phải hiểu chính trị địa phương, tức chính trị cơ sở, hay như mình vẫn gọi "lấy dân làm gốc" đó Ba. TS X: Cái này là abc trong chính trị Mỹ, ai mà chả biết! Daughter: Nếu như các con số con nêu trên chưa thuyết phục Ba thì chúng ta lại xem tiếp một con số khác, đó là Quốc hội tiểu bang. Con vẫn phải nói lại cho Ba rành. Trong hệ thống chính trị Mỹ, cách thức tổ chức Quốc hội ở cấp tiểu bang cũng tương tự như ở cấp Liên bang, tức cũng có cả hai viện là Thượng viện và Hạ viện. Đây là cơ quan lập pháp ở cơ sở và họ có quyền lực rất lớn, ra những điều luật riêng, phù hợp với điều kiện của địa phương, khác nhưng không đi ngược với luật của liên bang. TS X: Ý con định nói gì ở đây? Daughter: Ở cấp độ lập pháp tiểu bang, năm nay CH cũng thắng "giòn giã". Ba biết đấy, ở Mỹ chỉ có duy nhất tiếu bang Nebraska là nơi không phân chia Hạ viện và Thượng viện và quốc hội chỉ có một viện duy nhất (Unicamy). Cả nước Mỹ có 50 bang nên như vậy họ có tổng cộng có 99 cơ quan lập pháp cấp bang gồm Hạ viện và Thượng viện. Đúng quá rồi chứ còn gì Ba: 49 bang nhân 2 hai viện, rồi cộng thêm 1 của Nebraska chả là 99 thì là gì? Trong cuộc bầu cử năm 2010, cách đây 10 năm, lần đầu tiên kể từ năm 1928, Đảng CH giành được con số kỷ lục là kiểm soát 54/99 cơ quan lập pháp bang. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, Đảng CH tăng sự kiểm soát của mình lên 57/99. Còn năm nay, họ mở rộng sự kiểm soát từ 57 lên 59/99 các cơ quan lập pháp bang - mức cao nhất trong lịch sử Đảng Cộng hòa. Nói một cách khác, CH đang kiểm soát quyền lực và ảnh hưởng khá tốt từ cấp bang đến liên bang. TS X: Kinh khủng quá nhỉ Daughter: Giờ thì Ba đã hiểu. Với vị thế và nền tảng chính trị ủng hộ vững chắc như vậy nên Trump "chả sợ bố con nhà nào". Con xin lỗi Ba cho phép con sử dụng từ dân dã như vậy, nhưng chẳng có ý gì là phạm thượng Ba đâu. Vì thế khi Đảng DC, rồi báo chí ồn ào về chuyện nhậm chức của "Tổng thống" Biden, thì ông Trump dường như chả bận tâm, vẫn vác gậy, ra sân golf "cuốc đất" là vì vậy. Rồi hôm qua 9/11, ông Trump vẫn bổ nhiệm quyền BT Quốc phòng mới. Tất cả dường như chả có chuyện gì hệ trọng xảy ra và vẫn đang hướng đến nhiệm kỳ II. Rồi vài hôm nữa Ba xem, ông Trump có thể lại đi khắp nước Mỹ vận động y chang như trước bầu cử, theo kiểu "kêu oan". Con không nói chắc là ông ấy sẽ giữ được quyền lực. Nhưng "hạ bệ" được Trump cũng không phải là điều đơn giản và phải trải qua đủ trình tự luật pháp. Giờ đã có ông bà nào có máu mặt trong Đảng CH dám công khai "phản thùng" Trump đâu? TS X (người bần thần, rũ rượi): Thế là CH năm nay "thắng to" nhờ công Trump, dù Trump có nắm được Nhà Trắng hay không à? Daughter: Ha ha. Đấy lại là Ba nói, chứ không phải con nói nha! TS X: Thế thì, con là người ủng hộ Cộng hòa và là fan ruột của Trump à? Daughter (ánh mắt cương nghị và kiên quyết): Không, Ba. Dứt khoát không. Con chỉ là người nghiên cứu khoa học thuần túy, phát hiện ra những thứ logic và phi logic. Ba còn nhớ, những năm 1990 con là người ủng hộ Clinton nhiệt thành, các chính sách của ông ta và đả phá phe CH "tơi bời khói lửa" đó sao. TS X: Ba nhớ chứ sao không nhớ? Sao giờ con lại "lật kèo" chuyển sang CH? Daughter: Con có theo ai đâu mà lật kèo hay không lật kèo. Con nhắc lại, con là nhà khoa học, con chỉ đi theo lý lẽ mà thôi. Con đường đi đến chân lý khách quan là con đường dài. Con đã lựa chọn và con chấp nhận hy sinh. Ba hãy tưởng tượng, nếu con là fan của Đảng CH thì sau này họ có vấn đề, bế tắc đường lối chẳng hạn thì con cũng cứ nhắm mắt ủng hộ họ à. Đừng hòng. Việc gì mình phải đánh đổi như vậy. Sau này nếu có ai viết sai về Đảng DC, chửi bới "liên thiên", vô căn cứ về "Tổng thống" Biden thì chính con sẽ là người đầu tiên vạch ra sai trái của họ. TS X: Ba đang buồn. Rất buồn lúc này khi nghe con phân tích về Đảng CH, đối thủ Đáng DC "của Ba", Ba không còn hứng khởi, thích thú reo hò kiểu trẻ con như lúc đầu. Chắc Ba phải cần một khoảng thời gian nhất định để cân bằng lại. Nhưng Ba thật tự hào và hãnh diện về con gái của Ba. Daughter: Con cảm ơn Ba. TS X: À mà nhắn tin cho Mẹ, nói là Ba đang đợi Mẹ về. Ba cũng "Hạ cánh nơi Mom" (Crash landing on Mom) đó nha. Lát Ba cũng phải tìm chỗ nào có hồ nước để selfie, chứ mấy cái gần nhà mình dơ quá. Hôm nọ, một tay vừa bịt mũi, một tay vừa chụp ảnh, lóng ngóng thế nào suýt rơi cái iPhone 15 xuống cống! Daughter: Con lại chả quan tâm đến chuyện đó mấy. Con biết có những lúc quan điểm khác nhau, nhưng không vì thế mà Ba, Mẹ thôi hết lòng vì nhau, vì gia đình. Chỉ giận dỗi chút rồi lại bình thường thôi mà. Cái con quan tâm là cái khác cơ. TS X: Cô cứ dẫn dắt lòng vòng, làm tôi khó hiểu. Daughter: Ý con muốn nói thay lời kết câu chuyện hôm nay ở đây là con quý các bạn trên FB của Ba, và cả những followers nữa! Họ thực sự là những người quan tâm đến câu chuyện Ba con mình đang bàn. Họ cũng là những người đàng hoàng, tử tế. Họ đi qua "tường" nhà mình, dù không hẳn đồng ý với những gì Ba con mình bàn luận, nhưng gần như ai cũng để lại "dấu tích" đã tương tác. Chắc sẽ có lúc con hỏi Ba chỉ giúp cho con làm sao tìm chọn được những người bạn, những followers tuyệt vời như vậy!
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020
Ý kiến đa chiều, dạy dỗ 2 kẻ ngạo mạn & láo xược: PHẢN BIỆN HUY ĐỨC & PHAN AN
* ý kiến đa chiều, dạy dỗ 2 kẻ ngạo mạn & láo xược: PHẢN BIỆN HUY ĐỨC & PHAN AN •Hôm nay mình đọc được bài viết trên trang của anh Huy Đức, có share lại bài của một tác giả tên là Phan An, được anh HĐ giới thiệu trang trọng là nhà văn và là một chuyên gia IT đang làm việc ở Đức. -Tôi cũng là một kỹ sư IT có 20 năm làm việc ở Canada vậy có thể phản biện được không? Mà cái chức danh này có gì danh giá mà anh HĐ phải khoe nhỉ. Anh HĐ bảo các bạn ủng hộ Trump nên đọc, dù là cay đắng. Ừ thì đọc. Tôi là một người ủng hộ Trump công khai mà. *** Nhưng đọc một đoạn thôi thì đã bật ngửa. Đây không phải là bài viết bình thường, mà là lời thóa mạ cay nghiệt nhất dành cho ông Trump mà tôi từng biết. Tác giả ban đầu cũng cho là mình đi đây đó nhiều, tức là khoe well travelling í mà, cũng như quen biết rộng trên thế giới, gồm cả những người bạn là công dân Mỹ. Rào trước đón sau như vậy để cuối cùng tác giả kết luận là tất cả những người ông quen biết đều khinh bỉ Trump vì ông đáng khinh bỉ, và là trò hề của nước Mỹ và thế giới. Cũng không có gì lạ, ông ghét Trump thì sẽ chơi với người như vậy thôi. Điều đó không có nghĩa là ai cũng ghét Trump như nhóm của ông nghĩ. Những đoạn văn dài lê thê kế tiếp càng kinh khủng hơn, tất cả chỉ là những lời chửi rủa thậm tệ nhất mà ngôn từ tiếng Việt có thể. Ông cho Trump là vô văn hóa, vô giáo dục, u mê, trì độn, huênh hoang khoác lác...Nói chung ông chửi nhiều đến độ gom tất cả những người chửi Trump trước đây cũng không bằng. 🙂 Chửi Trump thì OK thôi. Tổng thống Mỹ ai chửi mà không được chứ. Đó là quyền ủng hộ hay chống đối của một cá nhân. Chưa ai bị tù vì chửi Trump cả. Nhưng chưa dừng ở đây. Nhà văn lớn này bắt đầu trút cơn giận dữ sang cả những người ủng hộ ông Trump. Ông viết: "Không một ai trong xã hội loài người tiến bộ, ở bất kỳ đâu trên thế giới, nếu còn chút lương tri và nhân phẩm, lại có thể cuồng Trump." Ái chà, đao to búa lớn quá đại văn hào ơi. Theo ông, những người giỏi trên thế giới, (mà thực sự là trong cái thế giới hạn hẹp của ông), đều khinh bỉ và ghê tởm Trump. Ghê nhỉ. Còn những người Mỹ (chỉ người Mỹ trong con mắt của ông) thì vừa căm phẫn và xấu hổ, đau đớn vì đã bầu ông Trump. Đọc đến đây thì mình thấy ông bắt đầu gom chung người Mỹ vào vào một cái rọ mà ông muốn: Tất cả phải là ghét và căm phẫn Trump. Còn những người Mỹ ủng hộ ông Trump không hề tồn tại, hehe. Nhưng chưa hết. Đoạn kế tiếp mới là đáng nói. Ông cho rằng người Việt Nam ủng hộ Trump vì ông chống Tàu là ngu xuẩn, khôi hài, mang đậm tinh thần nhược tiểu thảm hại. Bởi vì Trump không hề chống Trung Quốc, hay chống cộng. Do đó Việt Nam muốn thoát Trung thì phải tự lực cánh sinh chứ không nên "ngồi nghếch mồm" trông đợi Mỹ. Câu này nghe quen quen. Cho mình hỏi xíu nha. Tự lực cánh sinh chống tàu như thế nào vậy tác giả? Chắc là mua cờ và tặng ảnh bác cho mấy ngư dân lao ra biển cả quơ quơ là bọn tàu cộng sẽ bỏ chạy phải không? Hay là thay vì chửi Trump, xin ông hiến kế cho đất nước mình thoát tàu mà không cần đến sự giúp đỡ, liên kết với thế giới? Lúc đó tôi xin tình nguyện chùi nhà cho ông một năm. Còn nếu làm không được thì làm ơn bớt cái loa lại giùm. Theo ông, lý do thứ hai người Việt thích Trump là vì tính cách ngang tàng, bản lĩnh. Rõ ràng những người Việt này là ngu ngốc, chẳng khác nào đi ca ngợi một thằng lưu manh phá làng phá xóm, hay ca ngợi tên bắt gà trộm chó là khí phách ngang tàng. Phần đỉnh điểm, ông cho những người ủng hộ Trump là loại "nhìn mặt thối đần nát". Riêng người Việt ủng hộ Trump là loại "ếch ngồi đáy giếng", kể cả những người Việt ở Mỹ, vì họ chỉ quanh quẩn trong cộng động hải ngoại nhỏ bé, nói tiếng Anh dở. Lập luận của những người pro-Trump này "nghe rất rổn rẻng song lại nồng nặc mùi giếng, thể hiện một cái nhìn phiến diện, hạn hẹp và 1 đầu óc già cỗi, bảo thủ, nếu không phải là rất kém thông minh". Ái chà, nhà văn lớn này dường như đang viết trong cơn phê phetanyl để cố gắng điều trị chứng loạn trí vì Trump (TDS) thì phải. *** •Đây là phần phản biện của tôi dành cho hai anh: -Thật ra cái tút của nhà văn này không khác gì một trường đoạn văn tế sống ông Trump. Nó lập lại tất cả những gì chúng ta từng đọc trên báo truyền thông cánh tả của Mỹ trong 4 năm qua. Không có gì mới. Điều này giúp tôi khẳng định thêm một sự thật: truyền thông cánh tả Mỹ không khác gì ban tuyên giáo Việt Nam bao nhiêu. Họ khá thành công trong việc nhồi nhét lòng thù hận vào một số người mà "nhà văn" này là một ví dụ. Trong một xã hội có dân chủ, tự do, việc các anh thù ghét một tổng thống nào đó là điều hết sức bình thường. Nhưng nên nhớ ủng hộ tổng thống cũng là một cái quyền tương đương. Các anh nhân danh cái gì mà đòi chửi rủa miệt thị quyền ủng hộ của người khác? Chả lẽ tôi phải giảng cho các anh nghe rằng đa nguyên là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Vì đa nguyên nên mới có đa đảng, và dân chủ là thiết chế dựa trên nền tảng này. Ở xã hội Mỹ có hai khuynh hướng chính là Cộng Hòa và Dân Chủ, và họ thay phiên nhau cầm quyền thông qua bầu cử. Riêng các anh thì phe các anh thắng các anh mới chịu. Không thắng thì không chấp nhận, rồi quay ra rủa xả người phía bên kia?. Các anh cho những người ủng hộ Trump là thối đần, nhưng cần biết trong số những người thối đần đó là 95% đảng Cộng Hòa ủng hộ ông, gồm 53 thượng nghị sĩ và gần 200 dân biểu Mỹ. Trong giới học thuật cả Mỹ và Việt cũng không thiếu người ủng hộ ông. Trong số thối đần này có những vị mà bản thân hai anh có xin đi theo xách dép cũng chưa chắc đã được. Mấy anh bớt ảo tưởng đi. Cũng trong số thối đần ấy là khoảng 1/2 dân Mỹ, trong đó có hơn 1 triệu người Việt. Riêng trong nước, theo một thăm dò của các tờ báo, có đến 80% là ủng hộ ông Trump, tức vài chục triệu người. Tất cả đều thối đần, chỉ các anh là thông minh thôi nhỉ. Các anh chửi ông Trump là độc tài. Nhưng bản thân các anh lại hành xử kỳ quặc. Ai khác mình đều là ngu ngốc. Các anh luôn miệng nói về dân chủ, nhưng dân chủ của các anh là loại dân chủ một chiều, giả hiệu. Bốn năm trước ông Trump được dân Mỹ bầu lên bằng lá phiếu thì các anh không công nhận. Nhưng nếu năm nay Biden thắng cử thì các anh sẽ bảo rằng người Mỹ đã dùng lá phiếu để lật đổ ông Trump. Cách gì mấy anh cũng nói được, nói xuôi là các anh, nói ngược lại cũng các anh. Làm ơn đừng áp dụng tiêu chuẩn kép có được không? Từ ngày ông Trump thắng cử, các anh ngồi rủa xả bằng những ngôn từ tồi tệ nhất trong từ điển. Cũng được đi. Nhưng mấy anh lấy cái quyền gì mà miệt thị những người khác chính kiến với mình, trong đó có tôi? Tôi là người ủng hộ Trump đây. Đơn giản vì tôi có cái nhìn khác với hai anh. Tôi biết ông Trump có nhiều tật xấu, nhưng đồng thời ông làm được nhiều việc tốt. Riêng với Biden, tôi thấy ông già nua, mờ nhạt. Ông ta lại luôn bênh vực người con trai hoang đàng mà bọn china đã khống chế bằng rất nhiều clip thác loạn. Chúng tôi không nhất thiết phải có cái nhìn giống các anh. Chúng ta luôn luôn khác nhau vì đó là bản chất của đa nguyên. Nhưng điều đó hết sức tự nhiên. Chỉ có các anh bỗng dưng xem đó là bất thường, rồi chửi bới tấn công chúng tôi. Cứ xem như tôi là thối đần đi. Nhưng thối đần mà còn biết tôn trọng cái quyền thù ghét của các anh, thì tại sao "thông minh" như các anh lại không biết tôn trọng quyền yêu ghét cá nhân của chúng tôi? Các anh chửi ông Trump là theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Vậy mà trong cái nhóm da vàng mũi tẹt thôi mà các anh cũng đòi khôn hơn thiên hạ rồi. Các anh khôn ngoan thì đáng mừng, nhưng đừng cố giành hết cái khôn của người khác. Còn sự ngu ngốc thì bao la, xin các anh cứ tự nhiên mà tận dụng. Còn nữa, mấy anh ghét và rủa xả ông Trump thì được nha. Có một số người ghét Obama và cũng dùng từ ngữ nặng nề như tên mọi đen, hay kẻ nhu nhược, nói láo thì bảo đảm các anh sẽ giãy nẩy lên mà bảo rằng điều đó là kỳ thị, là ghê tởm, vô đạo đức. Dường như các anh luôn bảo vệ độc quyền chửi của mình thì phải. *** Nói túm cái quần đùi rách lại, dân chủ vẫn chỉ là cái con c** (I am sorry), ngày nào các anh miệng thì hô hào dân chủ, tự do, nhưng liên tục miệt thị, rủa xả những người khác cái nhìn với mình. Nhân danh là nhà văn, trí thức, mà văn ngôn và thái độ rất cực đoan và thiếu lương thiện. Ông Phan An, cứ tưởng khoe là sống và làm việc ở trời Tây mấy chục năm thì cái mùi của xứ sở văn minh lịch sự nó phải thấm ít nhiều vào máu chứ, ai ngờ cái đầu và cách hành xử vẫn đậm lối suy nghĩ bần cố nông thời cải cách ruộng đất. Ai khác mình là chửi còn hơn bà cô mất gà. Thế mới biết lấy con khỉ ra khỏi rừng thì dễ, nhưng lấy chất rừng ra khỏi con khỉ khó vô cùng. Còn Huy Đức là nhà báo có tiếng ở Việt Nam. Anh chuyên viết những bài phản biện xã hội theo hướng dân chủ cho Việt Nam. Vậy mà anh cũng không hề biết chấp nhận người khác chính kiến. Bốn năm trước, ông Trump thắng cử minh bạch, hợp hiến nhưng anh vẫn không chấp nhận. Dân chủ với anh là gì khi kết quả bầu cử là vô giá trị khi nó không đúng ý mình? Dân chủ là gì khi anh hùa theo tác giả để miệt thị những người khác suy nghĩ với mình? Anh chửi rủa ông Trump cũng được đi. Tôi hoàn toàn tôn trọng. Như tôi nói, yêu hay ghét ông Trump là một cái quyền cá nhân bất khả xâm phạm. Tôi biết anh chửi Trump vì những tính xấu mà anh nghĩ về ông Trump như là độc tài, nói láo, độc ác, kỳ thị... So sánh thì khá khập khiễng, nhưng tôi thấy ông Trump vẫn tốt hơn lãnh đạo Việt Nam một ngàn lần. Ông Trump đâu có giết nông dân như lãnh đạo V.N trong vụ Đồng Tâm. Nhưng tuyệt nhiên không hề thấy anh hé răng nói một lời. Như vậy cái tính cách yêu ghét của anh cũng phải nhìn mặt phải không anh Huy Đức. Các anh chửi bới miệt thị chúng tôi thì được. Khi chúng tôi đáp trả thì các anh lại bảo là tại ông Trump mà người Việt gây chia rẽ. Nguồn gốc của những chia rẽ không đáng có chính là những bài viết một chiều, sặc mùi tấn công cá nhân như thế này, xin đừng đổ thừa cho ai cả. Đá bóng là mấy anh, thổi còi cũng mấy anh. Cuối cùng, tôi, một người ủng hộ Trump thà chấp nhận bị xem là thối đần, chứ không bao giờ muốn đánh đổi cái "thông minh" bệnh hoạn của mấy anh. Tôi đã đọc xong, và thú thật không hề thấy cay đắng như anh nói, mà chỉ thấy thương xót mấy anh đã để thù hận tràn lấp tâm hồn, làm lấn át cả lý trí.Tội nghiệp các anh. Thân ái •PS: các bạn có còm thì xin dùng từ ngữ lịch sự, nhẹ nhàng. Mình không muốn bắt chước mấy anh nhà văn "thông minh" phía trên đâu nha. Đối với mình, chửi bới, miệt thị người khác chính là biểu hiện của sự bất lực trong nhận xét hay tranh luận một vấn đề. Xin thông cảm. LARRYDE KING 07.11.2020 (RFI Blog)
Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020
Al Gore chúc mừng George W. Bush trở thành tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.
Chào buổi tối, Chỉ vài phút trước, tôi đã nói chuyện với George W. Bush và chúc mừng ông ấy trở thành Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, và tôi đã hứa với ông ấy rằng lần này tôi sẽ không gọi trở lại ông ấy. Tôi đề nghị gặp ông ấy càng sớm càng tốt để chúng tôi có thể bắt đầu hàn gắn những chia rẽ trong chiến dịch và cuộc tranh chấp mà chúng tôi vừa vượt qua. Gần một thế kỷ rưỡi trước, Thượng nghị sĩ Stephen Douglas đã nói với Abraham Lincoln, người vừa đánh bại ông để tranh cử tổng thống, "Cảm giác đảng phái phải nhượng bộ cho lòng yêu nước. Tôi ở bên ông, thưa Tổng thống, và Chúa phù hộ cho ông." Cũng với tinh thần đó, tôi nói với Tổng thống đắc cử Bush rằng những gì còn lại của chủ nghĩa đảng phái bây giờ phải được gạt sang một bên, và cầu Chúa phù hộ cho quyền quản lý đất nước này của ông. Tôi và ông ấy đều không lường trước được con đường dài và khó khăn này. Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn điều đó xảy ra. Tuy nhiên, nó đã đến, và bây giờ nó đã kết thúc, được giải quyết, vì nó phải được giải quyết, thông qua các thể chế được tôn vinh của nền dân chủ của chúng ta. Trên thư viện của một trong những trường luật lớn của chúng ta có khắc khẩu hiệu, "Không phải dưới con người nhưng dưới Chúa và luật pháp." Đó là nguyên tắc cai trị của nền tự do Hoa Kỳ, nguồn gốc của các quyền tự do dân chủ của chúng ta. Tôi đã cố gắng dùng nó như kim chỉ nam của mình trong suốt cuộc tranh chấp này vì nó đã hướng dẫn sự cân nhắc của nước Mỹ tất cả các vấn đề phức tạp trong năm tuần qua. Bây giờ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã lên tiếng. Hãy để tôi nói rõ rằng, trong khi tôi rất không đồng ý với quyết định của tòa án, tôi chấp nhận nó. Tôi chấp nhận kết quả chung cuộc này và nó sẽ được phê chuẩn vào thứ Hai tới tại Hội nghị Cử tri đoàn. Và tối nay, vì lợi ích của sự đoàn kết của nhân dân và sức mạnh của nền dân chủ của chúng ta, tôi xin nhượng bộ. Tôi cũng xin nhận trách nhiệm của mình, mà tôi sẽ giải tán vô điều kiện, để tôn vinh vị tổng thống mới được bầu và làm mọi thứ có thể để giúp ông ấy tập hợp người Mỹ lại với nhau để thực hiện viễn kiến vĩ đại mà Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta xác định và Hiến pháp của chúng ta khẳng định và bảo vệ. Hãy để tôi nói rằng tôi biết ơn biết bao với tất cả những người đã ủng hộ tôi và ủng hộ sự nghiệp mà chúng tôi đã tranh đấu. Tipper và tôi cảm thấy biết ơn sâu sắc Joe và Hadassah Lieberman, những người đã mang lại niềm đam mê và mục đích cao đẹp cho quan hệ đối tác của chúng tôi và mở ra những cánh cửa mới, không chỉ cho chiến dịch của chúng tôi mà cho đất nước của chúng ta. Đây là một cuộc bầu cử bất thường. Nhưng theo một trong những con đường không lường trước của Đức Chúa Trời, sự bế tắc đổ vỡ vừa qua có thể hướng tất cả chúng ta đến một điểm chung mới, vì sự khép lại của nó có thể giúp nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là một dân tộc có một lịch sử chung và một số phận chung. Thật vậy, lịch sử đó cho chúng ta nhiều ví dụ về các cuộc tranh chấp cũng được tranh cãi sôi nổi như vậy, đấu tranh quyết liệt như vậy, với những thách thức riêng của nó đối với ý chí của quần chúng. Các tranh chấp khác đã kéo dài trong nhiều tuần trước khi đi đến giải quyết. Và mỗi lần, cả kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại đều chấp nhận kết quả một cách hòa bình và trên tinh thần hòa giải. Vì vậy, hãy để điều đó đến với chúng ta. Tôi biết rằng nhiều người ủng hộ tôi đang thất vọng. Tôi cũng vậy. Nhưng sự thất vọng của chúng ta phải được khắc phục bằng tình yêu dành cho đất nước của chúng ta. Và tôi nói với các thành viên của chúng ta trong cộng đồng thế giới, đừng ai coi cuộc tranh chấp này là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của Mỹ. Sức mạnh của nền dân chủ Mỹ được thể hiện rõ ràng nhất qua những khó khăn mà nó có thể vượt qua. Một số đã bày tỏ lo ngại rằng tính chất bất thường của cuộc bầu cử này có thể cản trở tổng thống tiếp theo trong việc điều hành nhiệm vụ của mình. Tôi không tin rằng nó cần phải như vậy. Tổng thống vừa đắc cử Bush kế thừa một quốc gia mà các công dân sẽ sẵn sàng hỗ trợ ông thực hiện các trách nhiệm lớn lao của mình. Cá nhân tôi sẽ sẵn sàng tuân theo ông ấy, và tôi kêu gọi tất cả người Mỹ - tôi đặc biệt kêu gọi tất cả những ai đã sát cánh cùng chúng tôi hãy đoàn kết lại sau vị tổng thống tiếp theo của chúng ta. Đây là nước Mỹ. Cũng giống như chúng ta chiến đấu hết mình khi giá cược rất cao, chúng ta đóng lại đối kháng và đến với nhau khi cuộc thi kết thúc. Và mặc dù sẽ có thời gian để tranh luận về sự khác biệt lâu dài của chúng ta, bây giờ là lúc để nhận ra rằng điều gì hợp nhất chúng ta lớn hơn điều chia rẽ chúng ta. Mặc dù chúng ta vẫn giữ và không từ bỏ niềm tin đối nghịch của mình, nhưng có một nhiệm vụ cao hơn là trách nhiệm của chúng ta đối với chính đảng. Đây là nước Mỹ và chúng ta đặt đất nước trên đảng phái. Chúng ta sẽ sát cánh cùng nhau sau tổng thống kế đến của chúng ta. Về những gì tôi sẽ làm tiếp theo, tôi vẫn chưa biết câu trả lời cho điều đó. Giống như nhiều người trong số các bạn, tôi mong muốn được trải qua kỳ nghỉ lễ với gia đình và những người bạn cũ. Tôi biết tôi sẽ dành thời gian ở Tennessee và chỉnh sửa một vài giềng mối, theo nghĩa đen và nghĩa bóng (nguyên văn: mend the fences). Một số người đã hỏi liệu tôi có hối tiếc gì không và tôi có một điều hối tiếc: rằng tôi đã không có cơ hội ở lại và chiến đấu cho người dân Mỹ trong bốn năm tới, đặc biệt là đối với những người có gánh nặng cần được dỡ bỏ và các rào cản cần được tháo gỡ, đặc biệt là đối với những người cảm thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe. Tôi đã nghe bạn và tôi sẽ không quên. Tôi đã nhìn thấy nước Mỹ trong chiến dịch này và tôi thích những gì tôi thấy. Nó đáng giá để chiến đấu cho và đó là cuộc chiến mà tôi sẽ không bao giờ dừng lại. Đối với trận chiến kết thúc đêm nay, tôi tin như cha tôi đã từng nói, rằng dù khó khăn đến đâu, thất bại cũng có thể đóng vai trò quan trọng như chiến thắng để hun đúc tâm hồn và tỏa sáng. Vì vậy, đối với tôi chiến dịch này kết thúc như nó bắt đầu: với tình yêu của Tipper và gia đình của chúng tôi; với đức tin nơi Đức Chúa Trời và đất nước tôi đã rất tự hào được phục vụ, từ Việt Nam đến chức phó tổng thống; và với lòng biết ơn đối với các nhân viên và tình nguyện viên chiến dịch thực sự không mệt mỏi của chúng tôi, bao gồm tất cả những người đã làm việc rất chăm chỉ ở Florida trong 36 ngày qua. Giờ đây, cuộc đấu tranh chính trị đã kết thúc và chúng ta lại quay sang cuộc đấu tranh không hồi kết vì lợi ích chung của tất cả người Mỹ và của những người trên khắp thế giới, những người trông đợi chúng ta để lãnh đạo cho sự nghiệp tự do. Theo lời của bài thánh ca vĩ đại của chúng ta, "Nước Mỹ, nước Mỹ": "Hãy tôn vinh điều tốt đẹp của bạn với tình anh em, từ biển cả đến biển cả sáng ngời." Và bây giờ, các bạn của tôi, trong một câu mà tôi đã từng nói với nhiều người khác, đã đến lúc tôi phải ra đi. Cảm ơn và chúc bạn ngủ ngon, và Chúa phù hộ cho nước Mỹ. Al Gore - ngày 13 tháng 12 năm 2000
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020
Hong Cuc : Khoảng lặng ... Đi qua miền tối sáng ....🇺🇸
Bài viết của chị Hong Cuc, hiện đang sống tại Cali, thật xúc động. ❤️❤️❤️❤️❤️ Khoảng lặng ... Đi qua miền tối sáng ....🇺🇸 Cứ vào mỗi 4 năm, tháng Mười Một lại mang trên vai trách nhiệm nặng nề phải hoàn thành - Mùa bầu cử... Là tháng của sự chọn lựa người lèo lái một đất nước vốn là một cường quốc đứng đầu thế giới. Là tháng không chỉ thay đổi vận mệnh của một quốc gia mà còn thay đổi cục diện thế giới bởi một sự thay đổi nào trên chính trường của Mỹ đều ảnh hưởng đến bàn cờ chính trị thế giới. Tháng Mười một năm nay đã đi vào lịch sử với một mùa bầu cử đầy biến động bởi nó không chỉ gói gọn những kịch tính trong lòng nước Mỹ mà còn gây sốc toàn thế giới với những điều không thể đã thành có thể khiến người ta phải nhìn lại những giá trị xã hội Mỹ mà người dân Mỹ đã từng tự hào. Ngày bầu cử đã qua... Nước Mỹ đang ở trong một khoảng lặng đáng sợ. Vì sao? - Vì niềm tin bị đánh cắp! Vì những gì đang xảy ra đi ngược lại những thông lệ vốn có từ bao năm nay bởi những toan tính trong bóng tối với những trò ảo thuật ma giáo. Bạn có đi làm được không ? - Có Bạn có đi chợ được không ? - Có Bạn có đi Shopping không? - Có Bạn có đi ra ngoài ăn uống vui chơi không ? - Có Thế thì tại sao lại phải bầu qua thư để rồi phải buộc chờ kiểm phiếu sau ngày bầu cử kết thúc mà vốn dĩ theo thông lệ phải thông báo ngay kết quả cho cử tri - người dân đang mong đợi trong đêm. Và điều gì xảy ra? Những con số bắt đầu nhảy múa... Những con số ma từ những người đã chết từ lâu đội mồ sống dậy đi bầu. Những con số do lỗi...của thằng đánh máy tăng con số không hô biến từ vài ngàn lên vài trăm ngàn phiếu cho phe muốn thắng. Những con số do lỗi kỹ thuật... cố tình... Tại sao phải đếm phiếu trễ? Cũng chẳng phải vì bà Covid mà vì cần phải biết tỷ lệ đôi bên cuối cùng là bao nhiêu thì mới bổ sung lượng phiếu tương ứng. Thế thôi... Phiếu ma càng nhiều. Niềm tin càng mất đi theo tỷ lệ thuận của nó. Và người ta chờ đợi. Chờ đợi điều gì? Chờ đợi công lý được thực thi và thực thi một cách triệt để. Tối cao pháp viện sẽ phải gánh trọng trách đó để trả lại niềm tin cho người dân. Chúng ta đang đi qua khoảng lặng. Chúng ta đang ở giữa hai miền tối sáng. Cam đảm vượt qua bóng tối vì ở cuối đường hầm là ánh sáng. Trump cũng thế... Ông đã rất hiên ngang đi qua 4 năm đầy giông bão. Đây là trận đánh cuối cùng, Ông sẽ chiến đấu không khoan nhượng cho đến giây phút cuối để giành chiến thắng như đã từng. Tôi ngưỡng mộ Trump vì Ông không phải là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Ông chỉ đơn thuần là một Tổng thống yêu nước yêu dân, luôn thực hiện những gì đã hứa. Và đặc biệt là một Tổng thống không hề biết cúi đầu trước sức mạnh ngoại bang mà trái lại khiến các nước khác phải kiêng dè. Nước Mỹ cần một Tổng thống như Ông , dám nói dám làm... Cầu mong Ông bình an, vượt qua thời khắc khó khăn này... Cali, November -2020 Copy FB Sona Vuong
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020
Nhà văn Nguyên Ngọc: NƯỚC MỘI, RỪNG XANH VÀ SỰ SỐNG
Nguyên Ngọc Thứ Năm, 18/2/2010, 10:13 (TBKTSG) - Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn, nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi vì đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân xanh. Của sự sống. Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát. Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình. Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam. Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất. Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rượi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam… Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của mình. Những người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt, phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm khi chẳng vì mua bán gì cả, vẫn phải ghé lại các cảng ven bờ để “ăn” nước ngọt. Và trên dải cồn cát miên man của mình, người Chăm là những người thiện nghệ nhất thế gian về nghề tìm mạch nước, đào và thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có thể nhìn thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong lòng đất, những dòng nước mội. Chính hệ thống giếng nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời - từ nước mội bất tận rỉ ra mà có - đã tạo nên vương quốc đại dương Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu… Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đã có hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng nguồn nước mội ân huệ bất tận. Của trời. Rồi về sau, cuộc đời lại đã cho tôi một may mắn khác: tôi hiểu hóa ra “trời” không phải là một đấng trừu tượng thần bí nào, mà là một thực thể sống động, khổng lồ, cường tráng, hùng vĩ…, mà lạ thay, cũng lại rất mong manh, hết sức mong manh, ngày càng đang trở nên cực kỳ mong manh! Trường Sơn. Tây Nguyên. Tôi đã được đi đến nơi đó và gắn bó hơn nửa cuộc đời của mình ở đó. Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn... Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước. Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về điều này: không chỉ cho dải đất cát cháy miền Trung đâu. Trường Sơn có một đặc điểm quan trọng về địa hình: đường phân thủy ở đây không chạy đúng giữa mà sát ngay về phía Đông của rặng núi dằng dặc này, nghĩa là sườn phía Tây của Trường Sơn rộng hơn sườn phía Đông rất nhiều, có thể đến bốn năm lần. Tức nước từ Tây Nguyên đổ về phía Tây cũng nhiều hơn về phía Đông có thể đến bốn hay năm lần. Mà đổ về phía Tây tức là về Mêkông, về Nam bộ. Về toàn miền Nam. Trong một chừng mực nào đó, Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đối với toàn miền Nam về tất cả các mặt. Nếu chỉ nói một mặt nước thôi, thì có lẽ cũng nên nhớ: nước ở miền Tây Nam bộ, ở Cà Mau kia, cũng có thể là nước mội từ Mẹ Rừng Tây Nguyên chắt chiu đưa về đấy, cho mênh mang vùng đất lúa của cả nước ấy không bị nhiễm mặn… Hàng ngàn đời nay có những con người đã sống ở đây, gắn bó ruột thịt với rừng và đã tạo nên cả một nền văn hóa đầy minh triết bắt nguồn chính từ sự gắn bó ấy. Để bày tỏ đôi lời thật giản lược về nền văn hóa ấy và những con người ấy, chắc có thể nói vắn tắt như thế này: người Tây Nguyên không bao giờ coi rừng là tài nguyên. Không bao giờ có khái niệm khai phá, chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên, rừng. Đơn giản, rừng đối với họ là tất cả, là mẹ, là cội nguồn của sự sống. Mà họ kính trọng và tôn thờ. Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi cụ thể chứ không phải bằng lý lẽ to tát, rằng không có rừng thì cũng chẳng có, chẳng còn nước, nghĩa là cũng chẳng còn có sự sống, chúng ta không biết cái chân lý sơ đẳng và đơn giản ấy. Nhìn thấy rừng là con mắt ta hau háu nhìn thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác… Hau háu, hung hăng, hỗn hào chặt phá, và hết chặt phá, chẳng còn gì để chặt phá nữa thì đào bới… Ở quê tôi, nay đã kiệt nước mội rồi. Chi tiết rất nhỏ ấy thôi, vậy đó, lại đang là tai họa tày trời! Chắc chưa ai quên vụ lũ kinh hoàng ở Phú Yên vừa rồi. Cả thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu chìm trong nước sâu. Gần trăm người chết. Ruộng đồng tan hoang… Một vị có trách nhiệm rất cao giải thích: Ấy là vì biến đổi khí hậu toàn cầu, và lại nữa, vì nhân dân mất cảnh giác. Tại trời và tại dân, trời thì ngày càng tai ác, còn dân thì mãi ngu dốt! Có một chi tiết hẳn ở cương vị của ông ấy, ông ấy ắt phải biết nhưng lại không thấy ông nói: năm 2009, ở Phú Yên áp thấp nhiệt đới gây mưa 330 mi li mét; năm 1991, cũng tại chính Phú Yên này, mưa 1.300 mi li mét, gấp hơn ba lần. Năm 1991 không có gì đáng kể, năm 2009 lại là tai họa khủng khiếp, vì sao? Ở miền Trung - mà ở cả nước đều vậy - ngày xưa chỉ có lụt và lụt là mùa rất vui, thậm chí thân thiết, mỗi năm lại trở lại một lần, người ta chờ nước lụt, nước lên từ tốn, ruộng đồng được tưới tắm phù sa, cũng là lúc làm ăn rộn rã, có lẽ cũng tương tự như mùa nước nổi ở Nam bộ thuở nào. Ngày nay không còn lụt, chỉ có lũ. Lũ rất khác lụt, lũ là nước đột ngột đổ ập xuống, như thác, hung bạo, nhanh và dữ cho đến nỗi, như vừa rồi, có người đã leo lên trần nhà rồi còn chết ngạt trong ấy vì không kịp dỡ mái để leo lên nữa! Lũ không mang phù sa đến, lũ quét sạch tất cả những gì nó gặp trên đường đi, và kéo đất đá từ trên rừng xuống lấp hết ruộng đồng. Tất nhiên ngày xưa cũng có lũ, nhưng chỉ trong những năm mưa đặc biệt lớn, cả đời một con người chỉ chứng kiến vài lần. Ngày nay hễ đài vừa báo áp thấp nhiệt đới, thậm chí chỉ áp thấp, là cả nước đã rùng rùng lo chống lũ, sập núi, trôi rừng… Con số 1.300 li năm 1991 và 330 li năm 2009 là con số hùng hồn, nó nói rằng vụ Phú Yên vừa rồi không phải chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu, không phải do trời, như lời giải thích uyên bác của vị quan chức nọ. Do người. Do cơ chế nước mội tinh tế, tinh vi, thông minh, nhân hậu tuyệt vời của thiên nhiên đã không còn, đã bị phá vỡ, đã bị con người triệt diệt bằng cách triệt diệt rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong một cuộc trao đổi ở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Trung ương vừa rồi, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: không chỉ có nguy cơ lũ quét đâu, sau lũ quét sẽ tiếp đến nguy cơ hạn hán sẽ còn khốc liệt, tai hại hơn. Bởi vì nước mội và lụt hàng năm hiền lành là cùng một cơ chế, cùng một tác giả: Rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong hơn 30 năm qua, chúng ta đã làm xong một công việc to lớn: cơ bản phá hết, cạo sạch đến tận cùng rừng tự nhiên trên cái mái nhà sinh tử của toàn Đông Dương này. Đã quét sạch xong hết trên mặt đất, bây giờ đang bắt đầu moi sạch nốt dưới lòng đất. Cao su tuyệt đối không phải là rừng, không sinh ra cơ chế nước mội. Các khu công nghiệp của công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng tuyệt đối không phải là rừng. Một quy luật vận hành ổn định, điều hòa, thông minh của tự nhiên đã bị triệt diệt, nhanh và cơ bản hơn tất cả mọi giai đoạn từng có trong lịch sử. Một quy luật khác đã được thiết lập, quy luật của hỗn loạn. Hãy nhìn lên cái mái nhà chung kia mà bao nhiêu thế hệ nhiều ngàn năm qua đã giao lại cho chúng ta, trên ấy đã mất hết màu xanh của sự sống. Có còn cứu được không? Còn, với một điều kiện: biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại. Cũng cần nói: hầu hết các nước mà ngày nay ta gọi là những nước phát triển đều đã đi qua “con đường đau khổ”, cũng từng tàn phá hết rừng trên mặt đất và đào bới tàn bạo lòng đất, ở nước họ, rồi ở các nước khác. Chỉ có điều, gần một thế kỷ trước họ đã giật mình dừng lại, và từ đó bắt đầu làm lại, khôi phục lại màu xanh cho đất đai, núi non của họ. Đi sau, chúng ta có thể khôn ngoan hơn như lẽ ra phải thế. Sự vội vã, kiêu căng, và lòng tham không đáy, đã che mắt chúng ta. Đang còn tiếp tục che mắt chúng ta. Chúng ta vẫn còn hăng lắm trong việc chặt phá nốt đôi chút còn lại và đang bắt đầu một công cuộc đào bới hung dữ. Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng. Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên. Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan. Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn. * Ảnh: Chấm đỏ là cột mốc ngã ba Đông Dương - Ảnh chụp màn hình ngày 20.10.2020 của báo Một Thế Giới.