Bài viết nhân ngày Gạc Ma rơi vào tay “người đồng chí thân
thiết”- 14.3.1988
Nguyễn Minh Hòa
Không có người Việt Nam trưởng thành nào lại không có một chuyện gì đó với người Trung Quốc, nhỏ thì mua phải hàng giả, lớn là người thân hy sinh ở chiến tranh biên giới. Không có người Việt Nam nào lại không biết một chuyện gì đó về Trung Quốc, cũng như họ biết về chúng ta. Hai bên đều quá rành về nhau.
Vừa đi vừa nhẩn nha kể những chuyện nho nhỏ cho mọi người nghe, những chuyện này chả báo nào đăng cả, bởi chúng là những chuyện mà các nhà chính khách cho là “vớ vẩn”. Tôi kể, ai tin thì tin, không tin thì thôi.
1. Nhà tôi ở cách chân núi Nghĩa Lĩnh có Đền Hùng chừng 3 km. Vào những năm 1965 đến 1968, bộ đội Trung Quốc đến vùng này có đến hàng ngàn người. Họ làm đường, đất moi từ trong lòng núi ra để tôn nền đường, xung quanh Đền Hùng có 99 ngọn núi, hầu như cái nào họ moi sâu thành những cái hang. Tuyệt nhiên không có người Việt Nam nào được bén mảng đến, lũ chúng tôi ngày ấy hay ra chơi với họ. Có 3 thứ lúc nào gặp chúng tôi, họ đều cho thoải mái.
Thứ nhất là huy hiệu Mao Trạch Đông, cái nào cái nấy to bằng cái bát, đỏ chói (hiện tôi còn giữ được một cái). Lũ chúng tôi đeo khắp người, từ ngực xuống cánh
tay.Thứ hai là sách Mao
Tuyển viết bằng tiếng Việt, với loại này lũ chúng tôi bóc ra lấy cái vỏ làm ví để cắm vào túi áo ngực cho oai, lòe mấy đứa con gái mình đang
tán tỉnh (ở trong đựng giấy báo cho dày, chứ ngày ấy làm gì có xu nào) và phát cho mọi người để đựng mấy loại tem phiếu nước mắm, gạo mốc. Thứ ba là báo ảnh khổ to, giấy trắng, hình màu cực đẹp bằng tiếng Việt hắn hoi, nhờ nó mà chúng tôi được biết chân dung Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu và biết thế nào là đại cách mạng văn hóa, là kinh kịch “Bạch Mao Nữ”, cũng nhờ các báo ảnh này mà cả lớp chúng tôi có cái để bao sách ê hề không bao
giờ cạn.
Thỉnh thoảng họ còn cho
chúng tôi nước đường pha loãng toẹt và một lần duy nhất có mấy cái kẹo Hải Châu, nhưng đủ cho mỗi đứa liếm một cái thấy đã đời. Ngày ấy chúng tôi phải học tiếng Trung, sáng nào đến lớp cũng chào cô giáo, thầy giáo bằng tiếng Trung Quốc “Lảo sư hảo”, rồi gân cổ hát bài “Đông phương hồng, mặt trời lên,
Trung Hoa ta có Mao Trạch Đông” (bài hát này đến nay tôi vẫn còn thuộc mới đểu chứ). Trong nhóm chúng tôi, có thằng Ngôn, một thằng rất đẹp trai, nhanh nhẹn, liều lĩnh, nhà nó ở ngay dưới chân núi Đền Hùng cho
nên tự nhiên nằm trong khu doanh trại của các “đồng chí Trung
Quốc” mà không bị đuổi đi.
Có một lần, nó rủ tôi và thằng Sơn “vỏ xe” (gọi là thế vì bố nó làm nghề xẻ vỏ xe hơi làm dép cao
su, ngày ấy nghề này thịnh hành lắm, bây giờ nó cũng làm nghề này nhưng xẻ vỏ xe hơi cho các lò nung gạch) lách rừng, vạch le tìm hang
(ngày ấy rừng cây cao còn nhiều và dầy lắm, vào khoảng năm 1968
thì phải, một cán bộ lãnh đạo của Tỉnh Vĩnh Phú mới nghĩ ra một sáng kiến thật vĩ đại là phá rừng trồng sắn sẽ mang lại lợi lớn hơn, thế là một chiến dịch huy động toàn dân phá rừng rầm rộ chưa từng thấy, kết quả là toàn tỉnh Phú Thọ chỉ rặt có đồi trọc lóc như đầu của nhà văn Quang
Lập
(sorry), đỏ au một mầu như máu cho đến tận bây giờ, hic hic).
Tui tôi theo nó chui trộm vào mấy cái hang
núi mà bộ đội Trung Quốc đào lấy đất mới thấy nó thật vĩ đại, sâu hun hút, hầm có vòm bằng bê tông,
chia làm nhiều ngăn, có cửa bằng sắt hẳn hoi, những cái hang
này có nhiều ngách và đào rất sâu xuống lòng đất và chôn rất nhiều thùng chứa các loại súng, đạn,.. Thằng Ngôn biết được trò này vì có lần nó đi tìm trâu bị lạc. Mấy năm sau rút về nước, họ đánh bộc phá bít kín tất cả các cửa hang.
Chả biết sau này, số phận những kho vũ khí ấy ra sao, vì mấy năm sau tôi cũng đi bộ đội vào Nam
cho đến tận bây giờ. Nghe đồn bảo, họ chôn vũ khí để sau này nếu đánh nhau
với Mỹ (hay với ta cũng vậy) thì cứ thế móc lên cho
tiện, khỏi mang từ Trung Quốc qua mất công, lại nghe đồn họ định tặng cho bộ đội Việt Nam, nhưng không đưa liền vì sợ bộ đội Việt Nam dùng
phung phí, chỉ khi
nào quá cần kíp họ mới chỉ chỗ cho mà dùng. Năm 1973,
thằng Ngôn cũng đi bộ đội. Nó ở quân đoàn 4, quân đoàn chủ lực oánh vào Sài gòn. Bây giờ hắn đang chạy xe taxi thuê ở Thái Nguyên, nghèo kiết xác, lâu qúa không gặp nên cũng quên béng, không hỏi về những cái kho vũ khí trong
lòng núi đó ra sao
nữa.
2. Năm 1973, chúng tôi xuống sát Sài Gòn, hoạt động ở vành đai Tây Bắc và Đông Bắc Sài Gòn như Củ Chi, Hóc Môn, An Phú Đông, Tăng Nhơn Phú, ...thỉnh thoảng vào tận nội ô thực hiện vài chuyện như bắt chiêu hồi, thám báo, ném lựu đạn, đưa các tình báo viên ra cứ huấn luyện, chuyển vũ khí, tiền giả vào bên trong thành và cả việc móc nối đưa vợ con của các cán bộ lớn từ vùng bên trong ra cứ thăm nhau...cuối năm 74, sang đầu 75 đột nhiên chúng tôi nhận rất nhiều vũ khí mới từ Trung Quốc chuyển từ Bắc vào còn nguyên đai, nguyên kiện như súng ngắn K.54, AK báng gấp, súng tiểu liên mini, lựu đạn, mìn, thuốc nổ,…nhưng từ đây, bắt đầu xuất hiện những sự cố.
2. Năm 1973, chúng tôi xuống sát Sài Gòn, hoạt động ở vành đai Tây Bắc và Đông Bắc Sài Gòn như Củ Chi, Hóc Môn, An Phú Đông, Tăng Nhơn Phú, ...thỉnh thoảng vào tận nội ô thực hiện vài chuyện như bắt chiêu hồi, thám báo, ném lựu đạn, đưa các tình báo viên ra cứ huấn luyện, chuyển vũ khí, tiền giả vào bên trong thành và cả việc móc nối đưa vợ con của các cán bộ lớn từ vùng bên trong ra cứ thăm nhau...cuối năm 74, sang đầu 75 đột nhiên chúng tôi nhận rất nhiều vũ khí mới từ Trung Quốc chuyển từ Bắc vào còn nguyên đai, nguyên kiện như súng ngắn K.54, AK báng gấp, súng tiểu liên mini, lựu đạn, mìn, thuốc nổ,…nhưng từ đây, bắt đầu xuất hiện những sự cố.
Đầu tiên là đạn, thông thường một thùng đạn (lâu quá không
còn nhớ là bao
nhiêu nữa, có lẽ là 600 đến 1.000 viên gì đó) có chừng vài chục viên đầu đạn sơn đỏ, còn lại là đầu sơn xanh. Đầu xanh là đạn bắn không thấy đường đi, đầu đỏ gọi là đạn lửa, là loại bắn ra tạo thành đường lửa từ người bắn đến mục tiêu, loại đạn này thường dùng để dẫn đường cho hỏa lực như B.40, B. 41, Đại liên lấy hướng để bắn, nhưng tệ hại là toàn bộ đạn nhận cho tất cả các đơn vị với hàng ngàn cơ số đều là đạn đầu đỏ, sử dụng loại đạn này chính xác là “lạy ông, con
ở bụi này”, mà lính đặc công, biệt động chỉ đánh nhau
ban đêm chứ mấy khi đánh nhau
ban ngày, kết quả là lính bị thương vong rất nhiều, nhưng không dùng thì lấy đâu ra đạn, chả lẽ bắn bằng hạt đậu phộng.
Vào gần chiến dịch Hồ Chí Minh,
tôi (tác giả bài viết này) về hậu cứ nhận mấy chục khẩu B.40 mới toanh còn ngập dầu mỡ trong các ống nhựa kín mít, trước khi phân về các đơn vị thì phải ra bìa rừng bắn thử xuống hố bom, không nổ một phát nào. Vượt sông Sài Gòn sang
Thanh An, đến công binh
xưởng ăn chực nằm chờ để sửa, nhưng không được chấp nhận. Ngày ấy trưởng công binh
xưởng của R là thượng úy Võ Viết Thanh, sau này là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân
TP.HCM, rồi là Trung
tướng Thứ trưởng Bộ Công An, ông dứt khoát đuổi chúng tôi về không thèm nhìn mặt với lý do súng
Trung Quốc còn mới làm sao mà hỏng được.
Tôi điên tiết, văng tục với ông ấy, vác cả súng bắn thẳng vào cơ quan để ông ấy thấy nó tịt như thế nào, rốt cục mất 1 tuần ăn chực nằm chờ ông ta
cho quân thay hạt nổ cũ bằng hạt nổ mới. Nó chỉ to bằng hạt ngô lép ở đầu quả đạn (nơi mà khi bóp cò thì kim hỏa nện vào hạt nổ kích thích ống thuốc phóng quả đạn đi) và cam đoan là tốt rồi, về cứ việc xài. Nhưng vào chiến dịch, không khẩu B.40 nào bắn được lấy một phát. Một bộ phận chặn ngoài quốc lộ (nay là quốc lộ 1 A), bắn chặn xe tăng nhưng súng bắn không nổ phát nào, sau
này ngẫm lại thấy mà may, nếu xe tăng cháy, đường tắc lính Việt Nam Cộng Hòa tràn xuống đường thì mấy ngoe nhà mình chắc bị làm thịt hết.
Nhưng cái may lại không đến với mũi thọc sâu.
Trong trận chiến sinh tử đêm 28 rạng ngày 29 tại cầu An Phú Đông ngay
cửa ngõ của Bộ Tổng tham Mưu, một người lính thiện chiến của tôi quê ở Xuân Thới Thượng, Hóc Môn tên là Chí Thiện đã hy
sinh oan uổng vì khẩu B.40 chết tiệt này. Anh
nhanh tay hơn, giương cò bắn những 2 lần, đạn không nhúc nhích. Người lính Biệt động quân, sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa sau
khi thoát chết đã hoàn hồn bắn nguyên một trái tên lửa cá nhân M.72
chui vào bụng người lính của tôi, gần như cắt anh ta ra làm đôi, tim
gan phèo phổi chín hết cả. Điên lên,
chúng tôi tháo tất cả đạn B.40 ra thì hỡi ôi, bên trong
toàn là cát. Người bạn lớn của chúng ta gửi thông điệp không muốn chúng ta
thống nhất đất nước.
3. Tôi đến Trung Quốc chừng 11 lần, từ Thượng Hải đến Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Macau,… khi thì hội thảo, lúc thì nghiên cứu, lúc thì giảng dạy. Bạn chơi là người Trung Quốc cũng nhiều, cũng đã mời hàng chục người đến Thành phố Hồ Chí Minh. Phải công nhận đất nước này vĩ đại thật, lắm thứ “kỳ hoa, dị thảo” nhất là nền văn hóa của họ “weita” (vĩ đại) thì khỏi chê, nhưng người Trung Quốc thì thật khó chơi và hiểm.
3. Tôi đến Trung Quốc chừng 11 lần, từ Thượng Hải đến Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Macau,… khi thì hội thảo, lúc thì nghiên cứu, lúc thì giảng dạy. Bạn chơi là người Trung Quốc cũng nhiều, cũng đã mời hàng chục người đến Thành phố Hồ Chí Minh. Phải công nhận đất nước này vĩ đại thật, lắm thứ “kỳ hoa, dị thảo” nhất là nền văn hóa của họ “weita” (vĩ đại) thì khỏi chê, nhưng người Trung Quốc thì thật khó chơi và hiểm.
Một lần tôi đến làm việc ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, ông bạn là GS. Chu Trấn Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chất lượng sống đô thị, Trưởng khoa Xã Hội Học của trường đại học Vũ Hán, chính là người giúp Thủ Tướng Chu Dung Cơ lập ra Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá chất lượng sống của dân Trung Quốc trong thời kỳ phát triển một “Trung Quốc Hài hòa và Thịnh Vương”. Ông ta đưa tôi đến Hoàng Hạc Lâu, nơi mà người Việt Nam biết được qua bài thơ nổi tiếng cùng tên của Thôi Hiệu, thi nhân đời nhà Đường.
Lão ta đưa tôi lên tầng cao nhất (có lẽ là tầng 9) và chỉ cho xem một vật, ấy là trống đồng Ngọc Lũ (có lẽ là thế), và nói trống đồng của Việt Nam là của Trung Quốc và giải thích là
vào thời xưa xưa lắm có một trận đại hồng thủy cuốn của cải tài sản của người Hán (có lẽ thế) trôi xuống phía Nam,
trong đó có trống đồng, vì vậy mà trống đồng có ở Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia,..
Chơi với người Trung Quốc lâu, tôi ngẫm thấy Khổng Tử phân chia Trung Quốc ra làm hai hạng người là quân tử và tiểu nhân là có lý. Những kẻ quân tử của Trung Quốc quả thật thông
minh, tài trí và mưu mô. Họ là những là chính khách hàng đầu, những trí thức và loại quí tộc giàu có, loại người này chưa bao giờ từ bỏ ý định làm cho
Việt Nam
nhiều thì thành một tỉnh của Trung Quốc, ít thì thành nô bộc như Bắc Triều Tiên.
Họ luôn cho rằng Việt Nam là một mảnh vỡ văng ra
khỏi Trung
Nguyên sau những thăng trầm biến đổi nay cần phải thu hồi lại (họ có một luận thuyết hăn hoi đấy). Còn một hạng người rất đông đảo được gọi là tiểu nhân. Họ là những người đầu húi cua,
mắt một mí, lông
mày rậm, răng vẩu và thô, cằm bạnh. Họ ít học, sống bản năng, hồn nhiên, ít nghĩ, thiên về hành động, răm rắp nghe lời cấp trên. Họ làm điều tốt và xấu đều hồn nhiên như nhau. Một phút trước họ uống rượu với bạn bằng bát lớn, vỗ vai bạn, miệng “hảo, hảo” một cách chân tình, một phút sau được ai đó ra lệnh họ xuống tay, một đao giết bạn nhanh như chớp, miệng la “tả, tả” một cách cũng rất hồn nhiên và chân thật.
Truyện này trong
lịch sử Trung Quốc cũng kể lại, nếu không tin,
đọc lại sẽ thấy đầy đủ trong tính cách của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, trên có Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, dưới có Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ. Bà con nông dân ở biên giới Việt-Trung, bà con ngư dân trên biển đều gặp chuyện này. Các chiến sĩ công binh
làm nhiệm vụ xây dựng của ta ở đảo Gạc Ma không có vũ khí
trong tay ngoài xẻng, cuốc ra đã bị bọn cướp đảo tàn sát rất dã man, tàn ác cho
thấy tâm địa của tiểu nhân vào thời nào cũng vậy.
Viết xong bài này, định gửi đi cho Quang Lập, nhưng thấy cần phải viết thêm tý chút, sợ không còn dịp quay lại nữa. Ấy là chuyện người Trung Quốc truyền đời có một nỗi hận lớn, thề phải rửa cho được cho dù là 1.000 năm hay 1.000.0000 năm. Đó là hầu hết trong các cuộc chiến với người nước khác, họ đều thua. Hai lần đại bại dưới tay người Mông Cổ vào TK 13 và TK 17; Thua đau trong chiến tranh với người Nhật (1894-1895), thất bại với Anh Quốc trong chiến tranh nha phiến vào giữa TK 19, phải gán nợ Hông Kông 100 năm, hai lần thảm bại với người Nga trong chiến tranh biên giới vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
Viết xong bài này, định gửi đi cho Quang Lập, nhưng thấy cần phải viết thêm tý chút, sợ không còn dịp quay lại nữa. Ấy là chuyện người Trung Quốc truyền đời có một nỗi hận lớn, thề phải rửa cho được cho dù là 1.000 năm hay 1.000.0000 năm. Đó là hầu hết trong các cuộc chiến với người nước khác, họ đều thua. Hai lần đại bại dưới tay người Mông Cổ vào TK 13 và TK 17; Thua đau trong chiến tranh với người Nhật (1894-1895), thất bại với Anh Quốc trong chiến tranh nha phiến vào giữa TK 19, phải gán nợ Hông Kông 100 năm, hai lần thảm bại với người Nga trong chiến tranh biên giới vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
Gọi là hòa, nhưng thiệt quân gấp hàng chục lần trong cuộc so găng với người Mỹ ở chiến tranh Triều Tiên, và đau nhất là thua
Việt Nam tới gần chục lần, chưa thắng được trận nào cho
ra hồn. Nỗi hận khắc cốt, ghi xương này của họ với dân Việt là thực, rất thực, không phải là chuyện dễ “khép lại quá khứ” như khép lại một chương của cuốn sách, đừng quên câu truyền đời của họ là “thù trả 10 năm hay
100 năm cũng chưa muộn”.
Sống bên cạnh những người hàng xóm như thế, lúc nào cũng phải ngó chừng, chỉ một lần sơ sẩy là đi đứt ngay, mệt thật.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong
và quan điểm riêng của tác giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét