Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Dương Hoài Linh - Hai mươi câu nói ngắn gọn, “sâu sắc” của lãnh đạo Việt Nam

Link : http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=61725
1/ “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
2/ “Ném chuột đừng đánh vỡ bình” – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
3/ “69 năm trước nước ta không có tên trên bản đồ thế giới” – Nguyễn Thiện Nhân
4/ “Đồng bào, nhân dân cả nước, các cơ quan đơn vị đã quen với giá xăng dầu thường xuyên lên xuống” – Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài chính.
5/ “Với sự nát bét của ngành y như bây giờ, không có ai làm tốt hơn tôi thời điểm này, nếu các vị chỉ ra ai làm giỏi hơn, tôi sẽ từ chức để họ làm”. – Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế
6/ “Không bắt buộc thi ngoại ngữ là khâu đột phá trong cải cách giáo dục” – Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng giáo dục.
7/ “Đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn.” – Giàng Seo Phử, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
8/ “Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới” – Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
9/ “Số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người” – Đỗ Ngọc Vấn, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Thanh Oai (Hà Nội).
10/ “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!” – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
11/ “Không phong Tướng, anh em tâm tư” – Đại tướng Phùng Quang Thanh.
12/ “Một bộ phận không nhỏ không biết nằm ở đâu” – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
13/ “Không giáo dục con cháu hát Quốc ca sao đất nước giàu mạnh” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
14/ “Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc… vẫn an toàn” – Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật.
15/ “Chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây” – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
16/ “Đường Trường Chinh chỉ… cong mềm mại!” – Phó Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Dương Đức Tuấn.
17/ “Không thể để kinh tế tư nhân làm chủ đạo” – Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc.
18/ “Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền” – PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý.
19/ “Đóng phí là yêu nước” – Đinh La Thăng,Bộ trưởng Bộ GTVT.
20/ “Quyền im lặng” chưa phù hợp ở Việt Nam lúc này?” – ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội.
Dương Hoài Linh

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Khải Đơn - Sàn đấu và sự thật

Link : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10203747454020671&set=a.1106315371928.2017954.1048087629&type=1&fref=nf
Ngày xưa, tôi tập Taekwondo trong 1 đội với thầy. Những bạn trai giỏi nhất lớp thường sẽ lên đội tuyển của tỉnh thi đấu, sau 3 – 4 tháng tập ở đội của phường. Tụi tôi đi cổ vũ. Điều kinh ngạc nhất mà tôi gặp hồi đó, là một cậu bạn trong lớp bằng tuổi tôi, 14 tuổi, bất ngờ xuất hiện trên sàn đấu với 1 người chúng tôi thường gọi là “anh thầy” – vì ảnh gần 20 tuổi rồi. Tất nhiên thằng bạn tôi ăn đòn và thua. Ở đội tuyển cấp nhà vườn, giải thiếu niên thường cho tụi học trò cấp II, III, theo tôi tự nghĩ chắc dưới 18 tuổi, đồng hạng cân thì đánh.
Những thằng con trai trong lớp, sau cuộc đấu đại bại đó của sàn tập chúng tôi, đã nhìn “anh thầy” đó bằng một sự khinh bỉ không nói thành lời. Trước ngày thi đấu, “anh thầy” chạy bộ 2 tiếng đồng hồ ròng rã trong sân nhà thi đấu, ép cho ra hết nước, hạ hạng cân xuống. Còn giấy tờ tuổi tác, dễ ẹc, nghe đâu anh trai hay chú của anh làm cán bộ trong liên đoàn – thậm chí còn đứng ở vị trí chấm điểm. Tui tập thêm 4 năm nữa, và năm nào cũng gặp anh giật 1 huy chương nào đó, trước một thằng nhóc nào đó gà gà mới nhảy lên sàn đấu lần đầu. Nhưng thầy dạy ở sân của chúng tôi thì khác, ông lúc nào cũng cười hề hề, bảo thua thì thôi, mình ko ăn gian, mấy em đi tập cho khỏe mạnh mà.
“Không ăn gian” – là nguyên tắc tối thượng của thể thao – thứ tinh thần mà con người đã phải dày công nghĩ ra không biết bao nhiêu phương pháp khoa học để đo đếm sự công bằng trong thể thao. Đồng thời, không biết bao nhiêu con người khác cũng bỏ công không kém tìm cách bày ra trò bẩn ăn gian sao cho đoạt giải. Có lẽ, trên sàn đấu võ, giữa một cuộc đánh chỉ vài phút, cái sự “ăn gian” ấy trở nên đáng giá 1 cách lạ lùng – chỉ vài milimet trước chiến thắng và chiến bại, chỉ vài giây để trở thành ngôi sao hoặc thằng VĐV quèn. Cả sự nghiệp thể thao có khi tèo chỉ vì cái trò “ăn gian” mà tôi đã nhìn thấy như vậy.
Nói như thế, để tôi bày tỏ ý mình, tôi thấy việc ăn gian tuổi của Công Phượng cần được biết rõ – giống như những vận động viên trẻ khác mà trên báo đã từng tìm ra – rằng họ lớn tuổi hơn các đối thủ - và chạy mải mê trong chiến thắng vì đã bắt nạt được thằng nhỏ gà hơn mình, như thằng bạn tui bị cái “anh thầy” kia hạ gục nhìn ngu không chịu nổi. Thik ăn gian thì về nhà bắn bi, bắn bi thua thì đạp thằng kia giật bi bỏ chạy là xong, thể thao thì không thể không rõ ràng.
Cho có vẻ nghiêm trang vại thôi, chớ tôi mù tịt về thể thao. Nhưng tôi rảnh nên đã xem lại bản tin Chuyển động VTV24 vài lần.
Bản tin sử dụng loại nhạc dùng cho... An Ninh TV. “Kẻ trộm sắp đi vào nhà, hắn không biết có camera, quý vị hãy xem, tên trộm còn cả gan ăn nho Mỹ trước khi cuỗm chiếc SH bằng cửa sau.” – Nếu là loại nhạc đó, tôi sẽ viết lời bình như vậy. Trong một bản tin bàn về một nghi án thể thao, chắc người bình thường cũng không làm vậy. Bản nhạc này định hướng người xem vào một trạng thái – trong quảng cáo chắc gọi là – đưa họ vô cái không khí, xúc cảm phù hạp – nhằm có thể đón nhận một sự kiện kinh hoàng đắng lòng.
Thứ 2, tương tự như sự mập mờ của tờ giấy khai sinh (không số sổ, số quyển) của em Phượng, bản tin của VTV không gặp được em Đặng Thị Phương (người được cho là học cùng – hoặc ko học cùng Công Phượng). Người “cho rằng” có nhớ ra em Phượng học chung với ai thì nói là “học cùng tiểu học” – câu trích dẫn của bà mẹ có độ chính xác mập mờ ngang với độ chính xác của tờ giấy khai sinh. Nếu ai đã làm cha mẹ, xin hỏi có bạn nào nhớ hết đứa con mình đã học với đứa bạn cùng lớp nào hồi 10 năm trước không? – Trong khi đó, cô gái Đặng Thị Phương ko có mặt. Nếu VTV cho rằng mình có quyền dùng sự mập mờ để kết tội một vận động viên, thì độc giả cũng có quyền dùng chính sự mập mờ đó để xét hỏi VTV24.
Cuối bản tin, anh dẫn chương trình nói 1 câu đắng lòng: “Công Phượng, ngay trong lúc này nếu em ngồi trước màn hình tivi thì tôi muốn nói với em rằng, đây là giây phút có thể giải thoát cho em khỏi sự mập mờ. Hãy lên tiếng! Chúng tôi rất hiểu về tình yêu bóng đá của em, sự nỗ lực của em để vượt lên tất cả, để cống hiến và chúng tôi cũng yêu em vì những điều đó.
Chúng tôi hy vọng em sẽ được đá bóng trong sự trung thực và thanh thản, em có thể cởi bỏ gánh nặng tâm lý để toàn tâm toàn ý công hiến cho nền bóng đá nước nhà.”
Hãy nhìn cái cách anh BTV và cô phóng viên gằn giọng. Cái giọng của anh phóng viên như một con mồi, nó nén hơi lại cho đầy cường lực, bung ra, gằn xuống từng từ, dụng ý: "Chết mày nha con!" Tuy nhiên, âm gằn giọng ấy bỗng vút cao bổng lên “Đây là giây phút có thể giải thoát cho em khỏi sự mập mờ!” – Các bạn thật là đạo đức quá!
Nếu các bạn VTV đủ đạo đức (và nếu bỗng có thêm tình yêu như các bạn khoe), thì theo nguyên tắc khốn cùng của báo chí, sau khi các bạn phỏng vấn hết các bên liên quan, thì điều quan trọng tiếp theo các bạn phải làm là đến hỏi ba mẹ em Phượng và chính em. Các bạn không hề hỏi, mà tìm cách cho em một “giây phút” trên sóng truyền hình để tự giải thoát. Em ấy sẽ làm gì? – Sẽ la lên với mấy thằng bạn trong đội bóng là “Đúng rồi, tao xin thú nhận, tao sinh năm 1993” à? – Hay cha mẹ em ấy có thể làm gì khác?
Các bạn chơi bẩn quá, VTV ạ, các bạn sử dụng một hệ thống phát hình có hàng chục triệu người dân theo dõi để kêu gọi 1 thằng nhóc... không được phỏng vấn ghi hình gì ráo trọi đáp lời các bạn. Đây chẳng phải là một “đòn bẩn” của những kẻ thường xuyên dùng truyền thông để lái dư luận theo ý mình muốn sao? – Chiêu trò trong nghề báo ai cũng biết, mà sao nỡ sử dụng cho một thằng nhóc vậy? Sao hổng tới hỏi nó luôn mày khai gian tuổi giờ thì xao?
Mà các bạn là ai vậy VTV? – Các bạn là mẹ của thằng nhỏ đó hay công an điều tra sắp ném một thằng phản quốc vào tù? – Nếu ai đủ rảnh và coi nhiều TV, chắc sẽ hiểu khi “nhà đài” muốn ai là người tốt thì người ấy sẽ tốt rơi nước mắt, muốn ai là người xấu, thì nhạc cảnh giác nổi lên, rùng rùng ồn ã như khi đánh nhà ngoại cảm bất lương vậy. Nhạc ác mà. Người ắt phải ác. Các bạn giỏi tuyên truyền như mấy chục năm qua đã giỏi - thật không thể tinh túy hơn. Sự thật của các bạn là như vậy đó.
Nhưng sự thật nó ko giống cái ác. Sự thật nó chỉ là có 1 thằng ngôi sao đã khai gian tuổi từ 1993 thành 1995 và trở thành cầu thủ bóng đá – đó là sai phạm thể thao. Còn VTV đã gọi nó là “giải thoát”, là “cống hiến”, là “chúng tôi cũng yêu em”, là “trung thực”, “thanh thản”, “gánh nặng tâm lý”... Thật là sang trọng.
Vậy là trong cái lúc sang trọng nhất VTV bèn viết status (như các Facebooker chiên nghiệp): “Chỉ đến khi chết người ta mới biết được tuổi thật của các vận động viên. Bởi khi chết họ cần tuổi thật để thắp hương cúng giỗ"- Mời các bạn đón xem phần 2 sau ít phút nữa.”
Nếu trong phần 2, thằng nhỏ Công Phượng rảnh quá treo cổ tự tử luôn – thế là thiên hạ nhà VTV ai cũng hả hê, vì cuối cùng bao nhiêu công sức đi điều tra, gằn giọng, kêu gọi lương tâm của họ đã được đền đáp. Thằng nhỏ chết rồi, nên thể nào chả biết tuổi thật của nó.
Khi ấy thì xin các bạn VTV hãy nhớ đến Trần Thế Vọng – Nguyễn Minh Thành, cậu bé đã từng được các phóng viên ghi lại: “"Người ta đuổi em ra đường rồi, giờ sao còn cửa đá bóng nữa hở các anh..."
Thế Vọng đã chết òi, giờ các bạn VTV đợi Công Phượng đi tự tử cho vừa lòng các bạn đi nha.
Để làm tròn sức mạnh của báo chí, có thể làm chết 1 thằng người.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

VÌ SAO VIỆT NAM THUA KIỆN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM?

Link : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10203444931347054&set=a.1120266929969.2019435.1325924089&type=1&fref=nf


Chất độc da cam có màu... Cam??!! Hồ sơ 1 vụ tự ngộ độc vì tuyên truyền!
.
Tại sao VN thua kiện chất độc màu da cam? Bài đọc tìm thấy trên mạng khá dài chỉ xin tóm lược những ý chính:
Trước hết, điều đơn giản và dể hiểu là khi bạn bị đâm thì bạn thưa thằng đâm bạn hay thưa thằng bán dao? Như vậy tại sao không thưa Chính phủ Mỹ hay bộ quốc phòng Mỹ mà lại thưa công ty hóa chất? Có gì khuất tất mà không thưa ngay thằng cầm con dao mà cứ đè thằng bán dao ra mà thưa? Hay là vì 1 thỏa thuận nào đó khi thiết lập bang giao với chú Sam? 0-1 cho VN
Chất độc màu da cam màu gì? Khi hỏi câu này thì 90% người VN trả lời: thì màu cam chứ màu gì, cái tên đã nói lên tất cả rồi mà hỏi gì mà thừa vậy? Sai, xin thưa nó màu trắng chứ kg phải màu cam. Theo quy ước của chính quyền Mỹ thì các mức độ độc hại được sắp xếp theo màu thì màu da cam đứng hàng thứ 2 trong nhóm chất độc nên các hóa chất khai hoang làm trụi lá cây được chứa trong các thùng màu cam và ghi trên thùng “Orange agents” để cảnh báo. Do tuyên truyền quá hay nên hầu hết đều tưởng lầm là nó màu cam và điều này dẫn đến 1 tai hại là nhân chứng là 1 cựu binh miền Bắc và 1 anh du kích ở Bến Tre được đưa từ VN sang nói họ nhìn thấy máy bay Mỹ xả chất độc làm vàng chóe cả bầu trời!
Mà trong đoàn có 3 nhà trí thức là GSTS Phan Thị Phi Phi của ĐH Y Hà Nội và BS Dương Quỳnh Hoa và BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng-GĐ BV Từ Dũ. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa còn phát biểu trước tòa là chính mắt bà thấy (lúc còn ở trong chiến khu) có 1 thùng chất độc màu da cam còn nguyên bị rớt xuống, khi đi ngang qua ai cũng phải lấy túi nylon che miệng-mũi lại. Và sau đó đưa ra các hình ảnh dị tật của trẻ em VN được coi là do di chứng của chất độc màu da cam. Đó là lời chứng từ bên nguyên
Bây giờ xem bên bị nói gì? Họ lặng lẽ trình chiếu vài hình ảnh cho tòa xem. Hình ảnh chất da cam được lấy từ thùng màu cam là hóa chất có màu trắng! Sau đó là quy trình phun chất này trên máy bay: hóa chất được trộn chung với nước sau khi đã được làm hòa tan với dầu hôi và không có thùng màu cam nào được đưa lên máy bay, đơn giản là người ta xịt hổn dịch nước chứ không rải bột! Họ còn trình chiếu tấm bản đồ minh họa khu vực xịt chất khai hoang được lưu tại bộ quốc phòng Mỹ cho thấy vùng ngoại vi thị xã Bến tre (nơi nhân chứng sống) không được xịt thuốc, lý do đơn giản là vùng đó có mật độ cư dân đông đúc. Hai bàn thua “đúp” cho VN. Tỷ số lúc này là 0-3
Tiếp đến luật sư bên bị hỏi nhân chứng là 1 cựu binh miền Bắc, nơi sinh, nơi cư trú và lý do tại sao ông có mặt tai nơi đó. Họ viện dẫn hiệp định Geneve và kết luận, ông xâm nhập biên giới bất hợp pháp vào 1 vùng chiến sự, và còn toàn mạng trở về là 1 sự may mắn vì đã không bị trúng bom mìn! Thêm 1 bàn thua nữa cho VN.
Tổng kết: 0-4 cho VN, bằng đúng kết quả hiệp 1 trận bán kết World Cub Brazil- Đức. Đó là chưa kể các lời “làm chứng gian” của các nhân chứng. Nếu đây là 1 phiên tòa hình sự thì các nhân chứng có thể bị khởi tố vì tội làm cản trở luật pháp như tất cả phiên tòa trên thế giới.
Ngoài ra bên bị còn cho là VN đã gộp chung các trường hợp dị tật ống thần kinh do thiếu acid Folic vì không có sản phụ nào tại VN được cho uống acid Folic trước và 2 tuần đầu của thai kỳ (bs Phượng lúng túng khi họ chất vấn bà là trong suốt cuộc đời hành nghề của bà cho đến nay, có bao giờ bà kê toa cho sản phụ folic acid trước và ngay khi vừa mới thụ thai không?- thường thì các sản phụ tai VN chỉ đi khám thai khi thai nhi được 2-3 tháng trở lên, khi đó folic acid không còn tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh)) và hình ảnh trình chiếu của bên nguyên có cả những trẻ em mắc bịnh Down! Nhưng tòa cho rằng chi tiết này không quan trọng vì 0-4 là đã quá đủ!
Phiên tòa có 3 cố vấn là 3 nhà trí thức mà không chịu khó tìm hiểu chất độc màu da cam có màu gì để “mớm” cho nhân chứng thì quá tệ. Sau phiên tòa này, có 1 công văn chính thức sửa tên chất độc màu da cam thành chất độc da cam (bỏ đi chữ “màu” tai hại) và từ nay trên mặt báo sẽ là chất độc da cam.
P/S: trong chất khai hoang (chất độc màu da cam) mà Mỹ rải xuống miền nam có chất Dioxin là 1 hóa chất rất độc hại và là 1 phụ phẩm ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất nhưng với 1 tỷ lệ rất nhỏ, nếu so về mức độ độc hại thì chất khai hoang này còn thua DDT (dichloro diphenyl trichlorothane) đã bị cấm từ thập niên 1970s mà chất này được sử dụng rộng rãi cả 2 miền Nam-Bắc để diệt côn trùng. Chất khai hoang này (2-4-D và 2-4-5-T) với 1 liều rất nhỏ (vài chục phần triệu) thì là 1 chất kích thích sinh trưởng thực vật, hiên nay có bán rất nhiều tại VN và có trong hầu hết trái cây có xuất xứ từ NƯỚC LẠ. Hiện được sử dụng rất hạn chế bởi độc tính của nó và vì có nhiều chất thay thế ít độc hơn, nhưng có ưu điểm là giá rất rẻ nên táo, lê…bán ở VN thường có dư lượng chất này.