Link :
Họ Lữ với âm mưu triệt
hạ Tây sơn Tam Kiệt.
Nói thêm về dòng họ Lữ từ khi Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa thì Lữ Lão Gia tự là Lã Văn đã xây mộng quyền thế, lợi danh và đặt hết niềm tin vào hai nàng tiểu thơ mà ông đã cấy vào cơ đồ nhà Hán sau này từ buổi sơ khai trong hội hè đình đám ở Bái huyện. Nhất là đại tiểu thơ Lã Trĩ ông đã gả cho Lưu Bang vì dưới tầm mắt có chút tướng thuật ông nhìn thấy ở Lưu Bang có chân mạng Đế Vương và có tin đồn rằng trong những cơn say bí tỉ của Lưu Đình trưởng người ta thường thấy một con rồng xuất hiện từ thân thể của ông.
Nói thêm về dòng họ Lữ từ khi Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa thì Lữ Lão Gia tự là Lã Văn đã xây mộng quyền thế, lợi danh và đặt hết niềm tin vào hai nàng tiểu thơ mà ông đã cấy vào cơ đồ nhà Hán sau này từ buổi sơ khai trong hội hè đình đám ở Bái huyện. Nhất là đại tiểu thơ Lã Trĩ ông đã gả cho Lưu Bang vì dưới tầm mắt có chút tướng thuật ông nhìn thấy ở Lưu Bang có chân mạng Đế Vương và có tin đồn rằng trong những cơn say bí tỉ của Lưu Đình trưởng người ta thường thấy một con rồng xuất hiện từ thân thể của ông.
Người Tàu - Với âm
mưu Hán hóa phương Nam (bài 1) http://quangdonquixote.blogspot.com/2015/02/nguoi-tau-voi-am-muu-han-hoa-phuong-nam.html
Tuy trong suốt cuộc Hán-Sở tranh hùng thì họ Lữ cũng trải
qua niều gian khó và có lúc đã bị Hạng Vũ bắt làm con tin ở Tây Sở trong 2 năm
cận kề với tử sinh. Nhưng với hồng phúc của hai họ Lữ-Lưu mọi gian nguy đều qua
khỏi và cơ đồ nghiệp cả cũng dựng nên.
Trong suốt cuộc can qua nhà họ Lữ cũng đóng góp nhiều công trạng như hai anh trai là Lữ Trạch, Lữ Thích cũng sát cánh cùng Lưu Bang trong cuộc chiến chinh và anh cả Lữ Trạch đã tử trận. Sau này các con là Lữ Đài, Lữ Sản đều được phong tước hầu.
Sau khi Hán Cao tổ băng hà năm 195 TCN Thái Tử Lưu Doanh nối ngôi lấy hiệu là Huệ Đế nhưng vì tuổi còn nhỏ nên quyền hành phán quyết mọi việc ở triều chính đều trong tay Lữ Hậu và hàng ngày bà buông rèm nhiếp chính. Trong lịch sử TQ có ba người đàn bà buông rèm nhiếp chính đó là : Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên và Từ Hi Thái Hâu. Nhưng trong ba người đàn bà này thì có hai người là Lữ Hậu và Võ Tắc Thiên ngoài chuyên quyền khuynh loát triều trung ra là còn cấy nhiều người trong dòng họ nhà mình vào chiếm lãnh các chức vụ quan trọng, công hầu khanh tướng mãn triều. Đặc biệt Võ Hậu còn chiếm ngôi Hoàng Đế nhà Đường của họ Lý và đổi quốc hiệu là Võ Chu trong 15 năm từ 690-705, sau này Lý long Cơ-Đường Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng mới khôi phục hẵn nhà Đường cho họ Lý vào năm 712.
Nói riêng về dòng họ Lữ sau khi khuynh loát chuyên quyền dưới triều nhà Hán kéo dài qua nhiều đời tuy rằng qua mỗi triều đại nó có khác nhau nhưng nói chung với nhiều âm mưu nham hiểm có sẵn từ Lữ Hậu nó ăn sâu vào dòng máu Hán đến hết thời phong kiến. Ban đầu nó còn trong nội vi giang sơn TQ rồi dần dà nối vòi ra các lân quốc với mộng bá quyền bành trướng xâm lăng dưới nhiều hình thức.
Trong hành trình xây mộng Hán hóa Phương Nam của bọn Bắc Phương qua nhiều triều đại như ngàn năm Bắc thuộc thì lịch sử VN ta còn ghi rõ. Bằng nhiều hình thức từ xua quân đánh chiếm, cướp bóc rồi xây dựng làng mạc, đến xâm lăng bằng văn hóa, thâm nhập sâu vào đời sống văn hóa của dân Nam hòng biến mọi sắc thái sinh hoạt trong đời sống dân Nam mang màu sắc Hán cho đến việc khai thác về phong thủy, địa lý mà lĩnh vực này thì đối với người Tàu là bậc thầy với ý thức rằng tìm kiếm săn lùng các vùng sơn thủy đắc địa, tìm ra long mạch để đem hài cốt của tiền nhân họ mai táng vào những nơi đó với ý niệm rằng gieo mầm Đế Vương cho con cháu về sau để cai trị phương Nam bên ngoài giang sơn TQ.
Bỏ qua một thời gian dài trong lịch sử cho đến nhà Thanh bên Tàu khi tộc Hán đã bị tộc Mãn cai trị nhưng trong máu bành trướng, xâm lăng của Hán tộc vẫn không hề thay đổi.
Nói về âm mưu của dòng họ Lữ Hán tộc từ trong nước (TQ) muốn soán ngôi đoạt vị cho đến gieo mầm Đế Vương một cách lâu, xa ra các lân bang thì nó kéo dài qua hàng ngàn năm. Nơi đây tôi chỉ xin nói về đời nhà Thanh khi trung nguyên rơi vào tay người Mãn thì dân Hán trôi dạt nhiều nơi dưới nhiều hình thức trước hết là các hội như Thiên Địa hội hay còn gọi là Hồng Hoa Hội, Hồng Môn hay Tam điểm Hội cũng là một, cùng các thế lực khác trong phong trào phản Thanh Phục Minh bị nhà Thanh đánh bại và dạt đi tứ xứ. Ngoài ra còn có các cộng đồng người Hán khác trong đó có buôn bán thương mại, khai khẩn đất hoang cùng một số hành nghề Y, Nho, Lý, Bốc…và các nghề khác dạt vào nước Nam ta. Tôi xin nói về một số thầy địa lý một trong 4 nghề tôi vừa nêu trên trong đó có một chi phái dòng họ Lữ mà người đứng đầu chi họ là Lữ ngọc Thành cùng một số thuộc phái với đủ các nghề Y, Nho, Lý và Bốc. Với tầm nhìn của các thầy địa lý họ Lữ thì đất Phương Nam điệp trùng núi non hiểm trở, sông nước lượn lờ uốn quanh có đoạn thì hùng tráng khúc lại hiền hòa nó tạo nên một vùng núi sông đắt địa ắt có nhiều Long mạch Đế Vương do đó họ Lữ ra sức chú tâm. Đặc biệt là trong nghề Lý này nó cần phải có nhiều thời gian điều nghiên sông núi nên đa phần họ chọn phương Nam là quê hương thứ hai và ăn sâu mọc rễ sinh con đẻ cái ở nơi này. Hàng ngày ôm tráp đi khắp vùng đồi núi mong tìm được chân long huyệt đạo mà gây dựng cơ đồ cho con cháu mai sau.
Trong nửa cuối TK 18 nước Đại Việt vô cùng rối ren, và phân liệt nhiều bề, bức tranh chính trị với gam màu u ám đã đến hồi không tối hơn được nữa sau hơn 200 năm chia cắt đàng trong đàng ngoài lấy sông Gianh làm giới tuyến. Ở đàng ngoài Nhà Lê Trung Hưng hầu như làm vì ở Thăng Long còn mọi quyền bính đều trong tay Chúa Trịnh. Ở đàng trong thì Chùa Nguyễn với danh nghĩa phù Lê nhưng nội tình cũng không lấy gì sáng tỏ, chưa nói là rối ren lủng củng.
Nhận thấy với tình hình này thì đất nước sẽ đi vào ngõ cụt. Ba anh em nhà Tây Sơn với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau nhiều năm học hành võ văn thao luyện dưới trướng thầy Trương văn Hiến còn gọi là Trương Công ở An Thái-An Nhơn đã đến lúc đạt thành và dấy binh khởi nghĩa chống nhà Nguyễn ở đàng trong vào năm 1771. Sau hơn 10 chinh chiến năm 1783 Tây Sơn Tam Kiệt đã tiêu diệt được nhà Nguyễn đàng trong, Nguyễn Ánh phải chạy qua Xiêm La lánh nạn và Nguyễn Nhạc lên ngôi vua lấy hiệu là Thái Đức và đóng đô ở Quy Nhơn.
Năm 1786 Thái Đức Hoàng Đế cử em là Nguyễn Huệ kéo binh ra đánh chiếm lại thành Phú Xuân trước của Chúa Nguyễn đã bị quân chúa Trịnh đánh chiếm năm 1775 và sau đó Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc Hà diệt luôn Chúa Trịnh với danh nghĩa “diệt Trịnh phò Lê” và sau đó giao lại cho vua Lê cai quản, tạo hòa khí và kéo binh về Nam.
Nói về các thầy địa của chi phái họ Lữ do Lữ Ngọc Thành cầm đầu lang bạt ôm trắp rong ruổi đó đây khắp các vùng núi non hiểm trở của trời Nam mong tìm được một vùng đắc địa ẩn tàng long mạch. Sau khi thấy Tây sơn Tam Kiệt đã diệt được cả đàng trong lẫn đàng ngoài và đêm đêm Thành Lữ trăn trở ra ngắm trời sao thấy vượng khí xông lên từ vùng Tây Sơn thượng, hạ và có đêm lại thấy sao sa xuống vùng này trong những đêm 30 dày đặc bóng đêm. Lòng thầm khấp khởi như vận trời đã đến.
Nói về nhà họ Lữ ngọc Thành. Sau khi ôm mộng tước Vương từ bên Tề Bên sở trôi dạt về phương Nam và cắm dùi ở đất Võ Tây Sơn. Nơi đây Lữ Thành đã bén duyên cùng y thị cũng con nhà chức sắc ở vùng Tây Sơn hạ và sinh ra được 3 con, hai trai một gái. Hai con trai thì tư chất bình thường không có gì đáng nói. Duy có cô con gái rượu tên Lữ Ngọc Minh tư chất thông tuệ với vầng tráng rộng của bầu trời đất võ, đôi mắt lúng liếng có cái liếc nhìn như hai vệt sao sa trong những đêm 30 mà Lữ Ngọc Thành thấy được, đôi môi như hai bờ tả hữu sông Côn mùa lũ sẵn sàng vỡ tung khi suối nguồn tuôn chảy… có lẽ do khí thiêng của núi nghiên, núi bút và cả dòng sông Côn uốn lượn hòa quyện với linh khí của vùng Đế địa đã tạo nên khi Lữ ngọc Thành ra ngắm trăng sao mà hun đúc. Tuy nhiên với những nét tạo hóa vẽ nên như thế nếu những áng mây trời không che khuất vầng nhật nguyệt thì Lữ Ngọc tiểu thơ kia cũng là viên ngọc quý của trời. Tuy nhiên núp dưới chòm mây xám che khuất âm dương lại là bóng một con hồ ly thoát ra từ “Liêu trai chí dị” cộng thêm những khí thiêng của gió núi mây ngàn nên con “Hồ Ly Lữ Ngọc” vô cùng lợi hại, nó phát huy từ những ưu điểm trên lồng trong yêu khí nên nó chứa đựng sự quỷ quyệt, tráo trở, biến ảo khôn lường…biết lựa thời lựa thế, dương đông kích tây trong những cơn nguy biến. Cũng nên nói thêm là linh khí từ núi nghiên, núi bút kết tụ lại nên trong con yêu Lữ Ngọc ấy có ẩn tàng nét văn chương thơ phú…
Thấy được những ưu điểm và cái tài ma mãnh của con gái mình, trong những đêm trăn trở tìm mưu, lập kế…chợt trong một đêm nọ Lữ Thành bỗng nhớ lại trang sử nhà bên cố Quốc thời nhà Chu, triều Chu U Vương mê nàng Bao tự mà đổ cả giang sang khi Bao tự chỉ là một cô bé “Lọ Lem” miền sơn cước được các quan lại tuyển về nhập cung, hay ít ra cũng như một Nguyễn Thị Lộ (阮氏路) thời nhà Hậu Lê, thứ thiếp của Nguyễn Trãi với tài văn chương thi phú đã được vua Lê Thái Tông dời vào cung trao chức “Lễ nghi học sĩ” dạy dỗ cho các cung tần mỹ nữ. Tuy nhiên mục đích của Lữ Ngọc Thành không như Bao Tự hay Thị Lộ mà Lữ ngọc Thành cố công tìm cách để đưa con gái rượu mang cốt hồ ly chứa đựng cả tính chất của Bao Tự và Thị Lộ nhập cung nhà anh em Tây Sơn Tam Kiệt với ý đồ gián điệp như Tây Thi mà Việt Vương Câu Tiễn cài sang Ngô Quốc với mưu đồ hạ gục Ngô Vương Phù Sai để rửa cựu thù, nhưng ở đây Lữ Ngọc Minh lại thi hành theo ý đồ của phụ thân là moi tìm cho được những bí mật về mả mồ, tên tuổi, ngày sanh tháng đẻ của ba anh em nhà Tây Sơn hòng tráo đổi phần số mà cãi mệnh trời. Mưu gian của cha con nhà Lữ Ngọc được bày ra và thực hiện như thế nào sẽ rõ trong bài 3 với tiêu đề “Nhập Cung Tây Sơn Tam Kiệt).
Ngày 13.2.2015
David Thiên Ngọc
Trong suốt cuộc can qua nhà họ Lữ cũng đóng góp nhiều công trạng như hai anh trai là Lữ Trạch, Lữ Thích cũng sát cánh cùng Lưu Bang trong cuộc chiến chinh và anh cả Lữ Trạch đã tử trận. Sau này các con là Lữ Đài, Lữ Sản đều được phong tước hầu.
Sau khi Hán Cao tổ băng hà năm 195 TCN Thái Tử Lưu Doanh nối ngôi lấy hiệu là Huệ Đế nhưng vì tuổi còn nhỏ nên quyền hành phán quyết mọi việc ở triều chính đều trong tay Lữ Hậu và hàng ngày bà buông rèm nhiếp chính. Trong lịch sử TQ có ba người đàn bà buông rèm nhiếp chính đó là : Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên và Từ Hi Thái Hâu. Nhưng trong ba người đàn bà này thì có hai người là Lữ Hậu và Võ Tắc Thiên ngoài chuyên quyền khuynh loát triều trung ra là còn cấy nhiều người trong dòng họ nhà mình vào chiếm lãnh các chức vụ quan trọng, công hầu khanh tướng mãn triều. Đặc biệt Võ Hậu còn chiếm ngôi Hoàng Đế nhà Đường của họ Lý và đổi quốc hiệu là Võ Chu trong 15 năm từ 690-705, sau này Lý long Cơ-Đường Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng mới khôi phục hẵn nhà Đường cho họ Lý vào năm 712.
Nói riêng về dòng họ Lữ sau khi khuynh loát chuyên quyền dưới triều nhà Hán kéo dài qua nhiều đời tuy rằng qua mỗi triều đại nó có khác nhau nhưng nói chung với nhiều âm mưu nham hiểm có sẵn từ Lữ Hậu nó ăn sâu vào dòng máu Hán đến hết thời phong kiến. Ban đầu nó còn trong nội vi giang sơn TQ rồi dần dà nối vòi ra các lân quốc với mộng bá quyền bành trướng xâm lăng dưới nhiều hình thức.
Trong hành trình xây mộng Hán hóa Phương Nam của bọn Bắc Phương qua nhiều triều đại như ngàn năm Bắc thuộc thì lịch sử VN ta còn ghi rõ. Bằng nhiều hình thức từ xua quân đánh chiếm, cướp bóc rồi xây dựng làng mạc, đến xâm lăng bằng văn hóa, thâm nhập sâu vào đời sống văn hóa của dân Nam hòng biến mọi sắc thái sinh hoạt trong đời sống dân Nam mang màu sắc Hán cho đến việc khai thác về phong thủy, địa lý mà lĩnh vực này thì đối với người Tàu là bậc thầy với ý thức rằng tìm kiếm săn lùng các vùng sơn thủy đắc địa, tìm ra long mạch để đem hài cốt của tiền nhân họ mai táng vào những nơi đó với ý niệm rằng gieo mầm Đế Vương cho con cháu về sau để cai trị phương Nam bên ngoài giang sơn TQ.
Bỏ qua một thời gian dài trong lịch sử cho đến nhà Thanh bên Tàu khi tộc Hán đã bị tộc Mãn cai trị nhưng trong máu bành trướng, xâm lăng của Hán tộc vẫn không hề thay đổi.
Nói về âm mưu của dòng họ Lữ Hán tộc từ trong nước (TQ) muốn soán ngôi đoạt vị cho đến gieo mầm Đế Vương một cách lâu, xa ra các lân bang thì nó kéo dài qua hàng ngàn năm. Nơi đây tôi chỉ xin nói về đời nhà Thanh khi trung nguyên rơi vào tay người Mãn thì dân Hán trôi dạt nhiều nơi dưới nhiều hình thức trước hết là các hội như Thiên Địa hội hay còn gọi là Hồng Hoa Hội, Hồng Môn hay Tam điểm Hội cũng là một, cùng các thế lực khác trong phong trào phản Thanh Phục Minh bị nhà Thanh đánh bại và dạt đi tứ xứ. Ngoài ra còn có các cộng đồng người Hán khác trong đó có buôn bán thương mại, khai khẩn đất hoang cùng một số hành nghề Y, Nho, Lý, Bốc…và các nghề khác dạt vào nước Nam ta. Tôi xin nói về một số thầy địa lý một trong 4 nghề tôi vừa nêu trên trong đó có một chi phái dòng họ Lữ mà người đứng đầu chi họ là Lữ ngọc Thành cùng một số thuộc phái với đủ các nghề Y, Nho, Lý và Bốc. Với tầm nhìn của các thầy địa lý họ Lữ thì đất Phương Nam điệp trùng núi non hiểm trở, sông nước lượn lờ uốn quanh có đoạn thì hùng tráng khúc lại hiền hòa nó tạo nên một vùng núi sông đắt địa ắt có nhiều Long mạch Đế Vương do đó họ Lữ ra sức chú tâm. Đặc biệt là trong nghề Lý này nó cần phải có nhiều thời gian điều nghiên sông núi nên đa phần họ chọn phương Nam là quê hương thứ hai và ăn sâu mọc rễ sinh con đẻ cái ở nơi này. Hàng ngày ôm tráp đi khắp vùng đồi núi mong tìm được chân long huyệt đạo mà gây dựng cơ đồ cho con cháu mai sau.
Trong nửa cuối TK 18 nước Đại Việt vô cùng rối ren, và phân liệt nhiều bề, bức tranh chính trị với gam màu u ám đã đến hồi không tối hơn được nữa sau hơn 200 năm chia cắt đàng trong đàng ngoài lấy sông Gianh làm giới tuyến. Ở đàng ngoài Nhà Lê Trung Hưng hầu như làm vì ở Thăng Long còn mọi quyền bính đều trong tay Chúa Trịnh. Ở đàng trong thì Chùa Nguyễn với danh nghĩa phù Lê nhưng nội tình cũng không lấy gì sáng tỏ, chưa nói là rối ren lủng củng.
Nhận thấy với tình hình này thì đất nước sẽ đi vào ngõ cụt. Ba anh em nhà Tây Sơn với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau nhiều năm học hành võ văn thao luyện dưới trướng thầy Trương văn Hiến còn gọi là Trương Công ở An Thái-An Nhơn đã đến lúc đạt thành và dấy binh khởi nghĩa chống nhà Nguyễn ở đàng trong vào năm 1771. Sau hơn 10 chinh chiến năm 1783 Tây Sơn Tam Kiệt đã tiêu diệt được nhà Nguyễn đàng trong, Nguyễn Ánh phải chạy qua Xiêm La lánh nạn và Nguyễn Nhạc lên ngôi vua lấy hiệu là Thái Đức và đóng đô ở Quy Nhơn.
Năm 1786 Thái Đức Hoàng Đế cử em là Nguyễn Huệ kéo binh ra đánh chiếm lại thành Phú Xuân trước của Chúa Nguyễn đã bị quân chúa Trịnh đánh chiếm năm 1775 và sau đó Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc Hà diệt luôn Chúa Trịnh với danh nghĩa “diệt Trịnh phò Lê” và sau đó giao lại cho vua Lê cai quản, tạo hòa khí và kéo binh về Nam.
Nói về các thầy địa của chi phái họ Lữ do Lữ Ngọc Thành cầm đầu lang bạt ôm trắp rong ruổi đó đây khắp các vùng núi non hiểm trở của trời Nam mong tìm được một vùng đắc địa ẩn tàng long mạch. Sau khi thấy Tây sơn Tam Kiệt đã diệt được cả đàng trong lẫn đàng ngoài và đêm đêm Thành Lữ trăn trở ra ngắm trời sao thấy vượng khí xông lên từ vùng Tây Sơn thượng, hạ và có đêm lại thấy sao sa xuống vùng này trong những đêm 30 dày đặc bóng đêm. Lòng thầm khấp khởi như vận trời đã đến.
Nói về nhà họ Lữ ngọc Thành. Sau khi ôm mộng tước Vương từ bên Tề Bên sở trôi dạt về phương Nam và cắm dùi ở đất Võ Tây Sơn. Nơi đây Lữ Thành đã bén duyên cùng y thị cũng con nhà chức sắc ở vùng Tây Sơn hạ và sinh ra được 3 con, hai trai một gái. Hai con trai thì tư chất bình thường không có gì đáng nói. Duy có cô con gái rượu tên Lữ Ngọc Minh tư chất thông tuệ với vầng tráng rộng của bầu trời đất võ, đôi mắt lúng liếng có cái liếc nhìn như hai vệt sao sa trong những đêm 30 mà Lữ Ngọc Thành thấy được, đôi môi như hai bờ tả hữu sông Côn mùa lũ sẵn sàng vỡ tung khi suối nguồn tuôn chảy… có lẽ do khí thiêng của núi nghiên, núi bút và cả dòng sông Côn uốn lượn hòa quyện với linh khí của vùng Đế địa đã tạo nên khi Lữ ngọc Thành ra ngắm trăng sao mà hun đúc. Tuy nhiên với những nét tạo hóa vẽ nên như thế nếu những áng mây trời không che khuất vầng nhật nguyệt thì Lữ Ngọc tiểu thơ kia cũng là viên ngọc quý của trời. Tuy nhiên núp dưới chòm mây xám che khuất âm dương lại là bóng một con hồ ly thoát ra từ “Liêu trai chí dị” cộng thêm những khí thiêng của gió núi mây ngàn nên con “Hồ Ly Lữ Ngọc” vô cùng lợi hại, nó phát huy từ những ưu điểm trên lồng trong yêu khí nên nó chứa đựng sự quỷ quyệt, tráo trở, biến ảo khôn lường…biết lựa thời lựa thế, dương đông kích tây trong những cơn nguy biến. Cũng nên nói thêm là linh khí từ núi nghiên, núi bút kết tụ lại nên trong con yêu Lữ Ngọc ấy có ẩn tàng nét văn chương thơ phú…
Thấy được những ưu điểm và cái tài ma mãnh của con gái mình, trong những đêm trăn trở tìm mưu, lập kế…chợt trong một đêm nọ Lữ Thành bỗng nhớ lại trang sử nhà bên cố Quốc thời nhà Chu, triều Chu U Vương mê nàng Bao tự mà đổ cả giang sang khi Bao tự chỉ là một cô bé “Lọ Lem” miền sơn cước được các quan lại tuyển về nhập cung, hay ít ra cũng như một Nguyễn Thị Lộ (阮氏路) thời nhà Hậu Lê, thứ thiếp của Nguyễn Trãi với tài văn chương thi phú đã được vua Lê Thái Tông dời vào cung trao chức “Lễ nghi học sĩ” dạy dỗ cho các cung tần mỹ nữ. Tuy nhiên mục đích của Lữ Ngọc Thành không như Bao Tự hay Thị Lộ mà Lữ ngọc Thành cố công tìm cách để đưa con gái rượu mang cốt hồ ly chứa đựng cả tính chất của Bao Tự và Thị Lộ nhập cung nhà anh em Tây Sơn Tam Kiệt với ý đồ gián điệp như Tây Thi mà Việt Vương Câu Tiễn cài sang Ngô Quốc với mưu đồ hạ gục Ngô Vương Phù Sai để rửa cựu thù, nhưng ở đây Lữ Ngọc Minh lại thi hành theo ý đồ của phụ thân là moi tìm cho được những bí mật về mả mồ, tên tuổi, ngày sanh tháng đẻ của ba anh em nhà Tây Sơn hòng tráo đổi phần số mà cãi mệnh trời. Mưu gian của cha con nhà Lữ Ngọc được bày ra và thực hiện như thế nào sẽ rõ trong bài 3 với tiêu đề “Nhập Cung Tây Sơn Tam Kiệt).
Ngày 13.2.2015
David Thiên Ngọc