Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Thái Bảo Anh - Quyền im lặng

Những ngày đầu tiên khi mới sang Mỹ học luật, trên đường đi bộ từ nhà tới trường, tôi nhận thấy là các ngôi nhà hầu hết không có hàng rào và các chấn song sắt kiên cố như tôi vẫn thấy ở Việt Nam. Vì biết nước Mỹ là một quốc gia có tỷ lệ tội phạm và số người ngồi tù thuộc nhóm đứng đầu thế giới, nên tôi thắc mắc nhưng không thể lý giải được điều đó.
Tôi mang vấn đề này hỏi giáo sư của mình và được ông trả lời như sau: “Chúng tôi thừa nhận một sự thật là cái ác đã, đang và sẽ luôn song hành với cái thiện chừng nào nhân loại còn tồn tại. Chúng tôi biết là không có một giải pháp nào có thể giải quyết được mọi mục đích đặt ra. Do đó, khi soạn luật chúng tôi xem xét các mục đích rồi xác định thứ tự ưu tiên cho các mục đích đó. Đối với vấn đề tội phạm, ưu tiên của chúng tôi là làm cho những người dân yên tâm là họ được bảo vệ và nhờ đó các nguồn lực, thay vì được dùng để biến mỗi căn nhà thành một pháo đài thì sẽ được đầu tư cho lực lượng thực thi luật pháp. Nói cách khác, chúng tôi làm luật không vì một nhóm nhỏ người xấu mà vì đa số người tốt. Sự an tâm và phát triển của những người dân sẽ mang lại nguồn lực cho việc bảo vệ pháp luật. Cái anh nhìn thấy là kết quả của triết lý lập pháp đó”.
Khi quan sát những trao đổi qua lại trên Quốc hội về quyền im lặng của những người là đối tượng của điều tra hình sự, tôi tự hỏi các đại biểu Quốc hội nghĩ thế nào về mục đích của quy định về quyền im lặng và thứ tự ưu tiên của các mục đích đó. Các vị đại biểu Quốc hội có quân hàm tướng trong lực lượng công an thì cho rằng, quyền im lặng sẽ ngăn trở việc phá án của lực lượng này. Họ cũng cho rằng, với điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và dân trí của Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với việc quy định im lặng. Một vị luật sư là đại biểu khi phản bác lại thì cho rằng: "Quyền không khai báo các nước làm hết, còn mình lại không làm là hạ thấp quyền của người dân Việt Nam”. Tôi nhận thấy các cuộc trao đổi như vậy không đề cập tới mục đích của quyền im lặng là gì và thứ tự ưu tiên nào trong các mục đích nên được áp dụng.
Quyền của một người được tự bảo vệ đối với các hoạt động tố tụng hình sự chống lại mình là một quyền cơ bản mà có lẽ không có ai trong chúng ta nghi ngờ. Quyền đó được cụ thể hoá trong các quyền khác của người bị điều tra: quyền cung cấp bằng chứng để chứng minh sự vô tội của mình, quyền có luật sư và hỗ trợ về pháp lý, quyền khi ra toà được đề nghị thay đổi hội đồng xét xử khi thấy rằng hội đồng xét xử đó có định kiến sẵn với mình và quan trọng nhất là quyền im lặng.
Tại sao quyền im lặng lại quan trọng? Trong quá trình điều tra có sự không tương xứng giữa cơ quan điều tra và người bị điều tra. Sự bất tương xứng này thể hiện ở nhân lực, phương tiện, các thông tin được thu thập, kiến thức chuyên môn, thậm chí là cả khả năng sử dụng bạo lực của mỗi bên. Các cán bộ điều tra có các phương tiện để thu thập bằng chứng, có quyền không cho người bị điều tra biết được các thông tin mà họ đã có, có kiến thức chuyên sâu về pháp lý hình sự và kỹ thuật thẩm vấn... Ngược lại, người bị điều tra, luôn yếu thế hơn cán bộ điều tra vì trong nhiều trường hợp, họ bị giam cách ly khỏi thế giới bên ngoài, không có các kiến thức pháp lý về hình sự, và không biết liệu các kỹ thuật dẫn dụ trong hỏi cung liệu có đúng pháp luật không.
Ở giai đoạn đầu tiên tại Anh (nơi sinh ra quyền này), mục đích của quyền là nhằm ngăn chặn việc sử dụng tra tấn để cưỡng ép người bị điều tra khai báo để chống lại chính mình. Dù hiện nay nguy cơ bị tra tấn không còn hiện hữu nhiều ở các nước phương Tây thì quyền này vẫn có ý nghĩa rất quan trọng như lúc ban đầu. Lý do là vì người điều tra có thể dùng nhiều kỹ thuật không công bằng để chứng minh tội của người bị điều tra. Ví dụ, việc trích dẫn một câu nói không đầy đủ, tách rời hoàn toàn khỏi ngữ cảnh nói có thể khiến câu bị trích có nghĩa ngược hoàn toàn với nguyên bản. Cách thức này đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống từ chính trị, ngoại giao, báo chí, đến mạng xã hội chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi điều tra hình sự.
Người bị điều tra có thể chống lại việc đó bằng nhiều cách, tuy nhiên cách nào cũng đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định. Trong tất cả các cách để bảo vệ mình, im lặng tới khi có sự tham gia của luật sư là cách thức bảo vệ đơn giản nhất và có thể áp dụng cho mọi người, mọi tầng lớp dân trí, ở mọi nơi, với mọi cơ sở hạ tầng đang có. Do đó, theo quan điểm của tôi, càng ở các nước điều kiện hạ tầng và dân trí còn nhiều bất cập như Việt Nam thì quyền im lặng lại càng cần thiết vì nó là công cụ bảo vệ dễ được áp dụng nhất cho mọi người. Và thực tế đã chứng minh là quyền này được các quốc gia khác bắt đầu áp dụng từ thế kỷ 16 với điều kiện kinh tế và dân trí thấp hơn Việt Nam hiện nay rất nhiều.
Vấn đề thứ hai là thứ tự ưu tiên nào cho các mục đích mà chúng ta nhắm tới khi lập pháp về vấn đề này: bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai hay tìm ra một người chịu trách nhiệm về tội ác đó. Chúng ta biết rằng một người phạm tội thì chỉ có một, nhưng những người bị tình nghi và điều tra sẽ rất nhiều. Sau khi điều tra hết những nghi can đó, chúng ta có 50% khả năng tìm ra một ai đó chịu trách nhiệm. Nhưng không có gì là chắc chắn rằng người chịu trách nhiệm đúng là người thực sự đã gây tội ác. Như vậy, số người vô tội cần được bảo vệ trong một vụ điều tra hình sự lớn hơn nhiều so với kẻ phạm tội phải bị bắt.
Nếu như tôi có quyền, và nếu các đại biểu Quốc hội lắng nghe lời một cử tri, tôi sẽ đặt việc bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai lên hàng đầu. Nói một cách khác, tôi ủng hộ việc áp dụng quyền im lặng cho những người bị điều tra vì quyền đó là công cụ đơn giản nhất mà bất kể một người nào, dù trình độ văn hoá hay địa vị xã hội ra sao, dù ở đâu và với phương tiện nghèo nàn đến mấy cũng áp dụng được. Vì sao lại như vậy? Vì tôi tin rằng số người tốt đông hơn rất nhiều những kẻ xấu và những người tốt, những người vô tội xứng đáng được luật pháp bảo vệ. Tất nhiên, quyền im lặng không bao giờ là tuyệt đối, người bị điều tra có quyền im lặng tới khi họ có được các công cụ bảo vệ khác mà pháp luật cung cấp hoặc tạo điều kiện cho họ.

Thái Bảo Anh

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Đoan Trang - Quyền im lặng gây “phiền nhiễu” như thế nào?

Link : http://luatkhoa.org/2014/11/quyen-im-lang-gay-phien-nhieu-nhu-the-nao/
Đoan Trang – Công luận Việt Nam vừa có vài tuần ồn ào lên với vấn đề “quyền im lặng”. Cần phải nói rằng, với giới luật học, khái niệm này không quá xa lạ, nhưng với đông đảo người dân thường, dường như nó vẫn là một điều gì rất khó hiểu và khó thực hiện: Tại sao lại cho “bọn tội phạm” quyền im lặng? Như thế có gây khó khăn cho hoạt động điều tra không? Mà gây khó khăn cho hoạt động điều tra, suy cho cùng, là gây tốn kém nguồn lực của xã hội, và nguy hiểm nhất là dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm… LKTC tin rằng những câu hỏi đó là thắc mắc chung của rất nhiều người về vấn đề quyền im lặng. Hy vọng bài viết sau đây có thể giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn.
Một ý kiến tiêu biểu cho những ý kiến băn khoăn về quyền im lặng, là của Đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: “Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. (…) Nếu mở rộng quá nhiều quyền dẫn tới tùy tiện thì lại gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho công tác điều tra, giải quyết vụ án”. (Chương trình Sự kiện và Bình luận, VTV, 27/9/2014).
Vậy, thực sự thì quyền im lặng có phải quyền con người không?
Từ giác độ luật pháp nhân quyền quốc tế
Tháng 7-2007, Ủy ban Nhân quyền của LHQ ban hành bản Bình luận Chung (General Comment) số 32, trong đó, Điều 14 của Bình luận Chung này chuyên về “quyền được bình đẳng trước tòa án và quyền được xét xử công bằng”.
Điều khoản đó được coi như một chuẩn mực của công pháp quốc tế về nhân quyền. Nó phát biểu rằng:
“Ngay cả trong quá trình điều tra hình sự, người bị bắt vẫn phải tiếp tục được hưởng các quyền và quyền tự do căn bản, mặc dù có những hạn chế nhất định vốn là tính chất cố hữu của việc bị tước đoạt tự do thân thể. Bên cạnh quyền được gặp luật sư, các cơ chế bảo vệ người bị bắt trong quá trình thẩm vấn còn bao gồm việc cấm ép người bị bắt phải nhận tội hoặc tự khai điều gì bất lợi cho bản thân, bác bỏ những bằng chứng thu được bằng biện pháp tra tấn hoặc ngược đãi, và quyền có phiên dịch, quyền được tiếp cận những hồ sơ, biên bản ghi lại tiến trình thẩm vấn”.
“Bất kỳ ai bị tình nghi hoặc bị cáo buộc phạm tội đều có quyền được giả định là vô tội và được đối xử như là người vô tội cho đến bị chứng minh là có tội, theo luật định, tại một phiên xét xử trong đó họ được bảo đảm tất cả những gì cần thiết để bào chữa. Nghĩa là:
o    Nguyên tắc suy đoán vô tội phải được bảo đảm cả trong giai đoạn điều tra lẫn trong giai đoạn xét xử;
o    Việc bị giam trước khi xét xử, bảo lãnh bị từ chối, hay bất kỳ phát hiện nào về trách nhiệm dân sự phải chịu, cũng không có ảnh hưởng nào làm tổn hại đến nguyên tắc suy đoán vô tội; và
o    Các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tự kiềm chế để không kết án trước khi xét xử, chẳng hạn, bằng cách tránh đưa ra các phát biểu công khai xác nhận bị cáo có tội.
Tất cả những người bị cáo buộc phạm tội hay bị bắt đều không ai có thể bị ép phải thú tội, tự buộc tội mình hoặc khai điều gì chống lại bất kỳ người nào khác. Tất cả những người bị cáo buộc phạm tội đều có quyền giữ im lặng trong suốt quá trình thẩm vấn”.
Một án lệ của Tòa án Nhân quyền châu Âu năm 1995 cũng đưa đến nguyên tắc: Bị cáo không phải chịu trách nhiệm về những chậm trễ do bị cáo gây ra khi sử dụng quyền im lặng hay khi không chủ động hợp tác với cơ quan tư pháp. Chỉ có thể quy sự chậm trễ trong tiến trình tư pháp cho bị cáo trong trường hợp bị cáo có hành vi cố ý cản trở phiên tòa.
Như vậy, câu trả lời là: Quyền im lặng là một trong các quyền con người – ấy là theo chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Nó là một phần của quyền được bình đẳng trước tòa án, quyền được xét xử công bằng, quyền của các nghi can – tức là những người bị tình nghi phạm tội và đang bị điều tra… (LKTC sẽ tiếp tục có các bài viết giới thiệu về những quyền này).
Quyền im lặng có gây khó khăn cho công tác điều tra?
Nguồn ảnh: Wicklander-Zulawski & Associates, Inc.
Câu trả lời tất nhiên là: Có. Không cần đặt mình vào hoàn cảnh nhân viên điều tra thì bạn cũng có thể thấy điều này. Và phải nói thêm rằng, không chỉ quyền im lặng, mà quyền không bị tra tấn, quyền không bị bắt giữ tùy tiện, quyền được chống lại việc bắt giữ, v.v. tất cả những quyền con người trong điều tra hình sự đó đều “gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho công tác điều tra, giải quyết vụ án”, như Đại biểu Đỗ Văn Đương đã nói.
Luật pháp nói chung, quy trình tố tụng nói riêng càng đảm bảo những quyền này, thì công việc điều tra càng có nguy cơ gặp trở ngại và bị kéo dài là vì vậy. Ở những quốc gia như Mỹ, Anh, thậm chí ngay tại một nước láng giềng Đông Nam Á của chúng ta là Philippines, có những vụ án kéo dài năm này qua năm khác. Người viết bài này từng chứng kiến quá trình điều tra và xét xử một phụ nữ Việt Nam bị cáo buộc mang cần sa nhập cảnh vào Philippines. Sau tới hàng chục phiên điều trần (hearing), việc xét xử vẫn chưa xong vì… bị cáo không có phiên dịch.
Mặc dù thế, ở các xã hội có truyền thống tự do hoặc có ý thức tôn trọng nhân quyền cao hơn, pháp luật vẫn hướng tới việc bảo đảm quyền im lặng cũng như các quyền “gây khó khăn, trở ngại cho công tác điều tra” khác. Người ta tin rằng, tìm ra và trừng phạt kẻ có tội là một việc cần thiết và quan trọng – vì công lý; nhưng không kết tội oan, không mớm cung, bức cung, tra khảo, không hành hạ, không xử tử nhầm người vô tội, cũng là vấn đề công lý.
Theo nhận định của LKTC thì lâu nay, những gì số đông dân chúng ở Việt Nam hiểu về quyền im lặng, có lẽ chỉ là thông qua một câu nói nổi tiếng mà các nhân vật cảnh sát hay nói với nghi phạm hoặc tội phạm trong các phim hình sự, hành động của thế giới: “Anh có quyền im lặng. Mọi điều anh nói sẽ trở thành bằng chứng chống lại anh trước tòa”.

Bạn có nghĩ như LKTC nhận định không? 

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Bài học kinh điển từ ông lão ăn mày và đại gia rolls-royce


Một anh chàng trẻ tuổi giàu có lái một chiếc xe sang trọng hiệu Rolls Royce đang dừng ở ngã tư để chờ đèn đỏ.

Đúng lúc đó có một người đàn ông đến gần chiếc xe của anh ta, gõ vào chiếc cửa kính ô tô, van xin: “Làm ơn cho tôi xin ít tiền! Tôi nhịn đói mấy hôm nay rồi”.

Người thanh niên kéo cửa kính xuống và lên tiếng: “Tôi cho ông một điếu thuốc nhé, trên xe tôi có thuốc lá rất ngon.” Người ăn xin nài nỉ: “Tôi không hút thuốc, cho tôi ít tiền đi”.

Người thanh niên lại nói: “Vậy ông uống rượu nhé, trên xe tôi có loại rượu tốt nhất trên thế giới.” –“Không, tôi không uống rượu, cho tôi tiền, tôi cần tiền.”

Người thanh niên kiên nhẫn: “Hay thế này nhé, tôi đưa ông đến một sòng bạc gần đây, ông giúp tôi chơi một ván; nếu thắng thì tiền sẽ là của ông, nếu thua thì tôi chịu. Được chứ?” –“Tôi không biết cược bài bạc, tôi cần tiền.”

“Thế thì đi mát xa, tôi sẽ giúp ông hưởng thụ một chút hương vị cuộc sống, chi phí tôi bao tất, đồng ý chưa?” – “Không, tôi không thích đi, xin cho tôi tiền”.

Chàng thanh niên dần hết nhẫn nại nhìn người ăn xin: “Vậy ông lên xe đi, tôi đưa ông về nhà tôi, để vợ tôi xem xem tại sao một người đàn ông không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, cũng không chơi bời lung tung lại biến thành bộ dạng như thế này?” Lúc này người ăn xin mới thấy xấu hổ, quay lưng bước đi.


Bài học rút ra từ câu chuyện:

1. Người đàn ông không chịu cố gắng sẽ chỉ có 2 kết cục, một là đến loại thuốc lá tầm thường nhất cũng không được hút, hai là chỉ có thể nai lưng ra làm những công việc chân tay nặng nhọc. Người phụ nữ không biết cố gắng cũng sẽ có hai kết thúc, quần áo rẻ tiền nhất cũng không có tiền mua, và cũng không bao giờ biết cảm giác đi chợ là gì. (Phải biết phấn đấu).

2. Đừng bao giờ hy vọng rằng người khác sẽ bố thí cho bạn bất kì đồng tiền nào, vì tiền đối với mỗi người trên thế giới đều không bao giờ là đủ. Người có ít tiền sẽ muốn làm 2 chuyện, người có nhiều tiền muốn làm 20 chuyện; không có ai thừa tiền để cho bạn hàng ngày. (Học cách tự mình vươn lên).

3. Bạn bè dang tay giúp đỡ là một việc đáng để biết ơn, không thể giúp đỡ cũng không nên trách cứ, càng không nên nuôi hận trong lòng. Không phải ai cũng có khả năng cưu mang bạn suốt đời. (Học cách thấu hiểu).

4. Phải ghi nhớ một điều rằng không phải lúc nào bạn gặp khó khăn cũng có người bên cạnh giúp đỡ, những lúc như thế bạn càng phải mạnh mẽ lên, độc lập tự giải quyết, kiên cường bước tiếp, dũng cảm đối mặt với mọi hiểm nguy. (Học cách mạnh mẽ).

5. Đừng bao giờ nhìn vẻ bề ngoài của người khác để kết bạn, sự giàu có của họ không liên quan gì tới một xu của bạn. Có thể cả gia tài của họ đáng giá hàng tỉ đồng nhưng khi bạn không còn cơm ăn họ sẽ chỉ cho bạn một chiếc bánh mì. (Học cách không phân biệt giàu nghèo).

6. Đừng chỉ vì sự giàu có về tiền bạc mà quên đi những hạnh phúc trong tâm hồn. Sẽ có một ngày bạn nhận ra, những bạn bè giàu có có thể cùng bạn ăn chơi nhảy múa, đưa bạn đi hết quán xá này đến cửa tiệm nọ, nhưng họ cũng có thể lôi bạn vào xã hội phức tạp, nơi mà đồng tiền là thước đo của mọi giá trị.

Và rồi khi đó bạn sẽ cảm thấy cô đơn vì không có ai ngốc nghếch cười cùng bạn, không có ai cùng bạn chạy dưới những cơn mưa mà thấy đời sao yên bình quá. (Học cách biết người biết ta).

7. Bạn có thể tin vào một tình yêu chân thành thực sự tồn tại trên thế giới, nhưng đừng bao giờ hy vọng rằng tình yêu mãnh liệt đó sẽ đến với bạn, nó chỉ xảy ra với Ngưu Lang – Chức Nữ, với Lương Sơn Bá-Trúc Anh Đài thôi. Bởi vì tất cả họ đều nguyện chết vì tình yêu, còn chúng ta thì lại muốn sống thật lâu. (Học cách trân trọng những gì bạn có).

8. Không cần biết bạn kết hôn vì mục đích gì, nhưng chỉ cần bạn có con thì nhất định phải yêu gia đình mình. Cho dù gia đình bạn có lạnh lẽo đến đâu thì bạn vẫn có nghĩa vụ khiến nó ấm áp lên, bởi vì bạn đang mang trên mình vai trò “cha mẹ”. (Học cách gánh vác trách nhiệm).

9. Tuổi trẻ của chúng ta qua đi rất nhanh, chúng ta mãi mãi không bao giờ có thể chống lại được tạo hóa, tuổi càng cao thì nếp nhăn trên trán càng nhiều; nhưng nhờ dòng chảy không ngừng đó của thời gian, chúng ta có thể mài giũa tâm hồn, như viên ngọc trai càng mài càng sáng. (Học cách trưởng thành).

Chỉ một câu chuyện nhỏ thôi cũng khiến chúng ta hiểu được rằng, trên thế giới không có bữa cơm nào là miễn phí cả, phải biết tự mình cố gắng, tự phấn đấu vươn lên thì đồng tiền đó mới thật sự có ý nghĩa.


-ST-

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

FB Thao Nguyen - Đây là 1 tác phẩm, cũng là 1 cuộc thử nghiệm về lòng tin của con người.

Đây là 1 tác phẩm, cũng là 1 cuộc thử nghiệm về lòng tin của con người.
Marina nói với khán giả rằng cô sẽ ko cử động, ko chống cự trong suốt 6 tiếng đồng hồ, khán giả muốn làm gì cô cũng được.
Cô đặt 72 thứ khác nhau trên bàn, từ những thứ nhẹ nhàng, vui tươi như bông hoa cài tóc, dải lụa... cho đến những thứ có thể gây đau đớn, thương tích cho cô như lược, gai bông hồng, roi da, kéo, chai rượu, dao mổ và cả một cây súng đã lên nòng.
Khán giả tùy nghi sử dụng 72 thứ đó lên người cô.
Maria nói : Ban đầu khán giả đã rất nhẹ nhàng, có phần nhút nhát, nhưng chiều hướng bạo lực càng ngày càng nhanh chóng. 
Kinh nghiệm mà tôi học được là nếu như bạn để mặc sự quyết định cho công chúng, họ có thể giết chết bạn.
Tôi cảm thấy bị xúc phạm: Họ dùng kéo cắt phăng quần áo của tôi, ghim gai hoa hồng vào bụng tôi, nhục mạ tôi, 1 người đã chĩa súng vào đầu tôi, và 1 người đã lấy nó đi.
Tác phẩm đã tạo nên 1 bầu ko khí tràn ngập sự hung hãn, đáng sợ.
"Sau đúng 6 tiếng, như kế hoạch, tôi đứng dậy và bắt đầu đi về phía đám đông. Mọi người đã bỏ chạy, bỏ chạy khỏi 1 cuộc đối đầu thật sự với tôi."
Họ được quyền " chọn" cách đối xử với người đàn bà này, và họ đã chọn những cách vô nhân đạo để hạ nhục cô ấy.
Họ biết cô ấy sẽ ko chống cự, họ cũng biết rằng dao, gai sẽ làm cô ấy đau.
Và họ VẪN CHỌN những cách tàn bạo ấy.
Tác phẩm đã hé lộ những điều khủng khiếp về cái gọi là " lòng người", chứng tỏ dưới những hoàn cảnh "bất thường", con người sẽ DỄ DÀNG hãm hại nhau đến mức nào khi họ có cơ hội.
Tác phẩm cùng với sự biểu diễn thử nghiệm này cũng cho thấy: Rất dễ dàng để hạ nhục 1 con người ko dám đứng lên chống lại.
Dễ hiểu con người ta có bản chất bắt nạt những kẻ yếu hơn mình, khi biết rằng những kẻ đó luôn phủ phục dưới chân chờ đợi những nhát búa vỡ đầu, những trận mưa roi trút giận của con người.

Hạnh Kim Trần.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Facebook của Hoang Hai Nguyen - TÂM SỰ ĐÀN ÔNG TUỔI 40

(Đọc trên mạng thấy buồn cười quá post lên cho anh, chị em đọc chơi! Bố nào viết bài này để đấu với Trang Hạ)
Thưa các mẹ, Tết này tôi 39 tuổi Tây rồi các mẹ ạ, trước khi viết bài này, tôi rất đắn đo vì có cô nhà văn Chốt Hạ nào đó đã viết 1 bài tương tự về đàn bà rồi thì phải, nhưng người ta là phụ nữ viết cho phụ nữ - cho các mẹ, tôi viết về đàn ông – nhưng vẫn dành cho các mẹ (các bố tôi không cần quan tâm), vả lại con số nó khác nhau đúng không nào?
Tuổi 40 ở đàn ông khác lắm các mẹ ạ, ở phụ nữ thế nào tôi không biết chứ ở đàn ông tâm sinh lý nó thay đổi rõ rệt luôn. Nói thế nào cho các mẹ hiểu được bây giờ nhỉ, thế này đi, trước hết:
Đàn ông tuổi 40 có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Tôi chưa thấy 1 nghiên cứu khoa học nào về đề tài này nhưng xét theo các mối quan hệ tương hỗ, tôi thẩy đây là 1 hiện tượng Xã hội học vô cùng lý thú. Ví dụ thế này, tôi có thằng bạn đồng niên, cũng là kiến trúc sư, buổi sáng đầu giờ làm việc, bọn tôi hay ngồi quán chè chén dưới chân văn phòng bàn luận về gái, mà nói thẳng với các mẹ là về tình dục, thằng bạn tôi bảo:
- Chẳng hiểu sao, sang tuổi 40 tao lại khỏe mới khổ chứ, ngày nào 2 vợ chồng cũng làm 1 cái mới ngủ ngon được, hôm nào chẳng may vợ nó "thay dầu" là y như rằng bứt rứt khó chịu không thể ngủ được?
Tôi nghe nó nói mà kinh, nể nó lắm, tôi coi nó là thánh chứ đéo phải người, thần tượng nó ghê gớm. Tháng sau tôi vô tình gặp con vợ nó, tôi hỏi: “Em nuôi nó bằng cám gì mà nó bảo ngày nào 2 vợ chồng cũng chiến đấu thế?”. Con vợ nó bảo: “Em không biết anh thế nào chứ lão chồng em dạo này có cái trí tưởng tượng phong phú lắm! Cả tháng nay ông ấy bảo bị anh sút bóng vào "bệ hạ", đang phải dưỡng thương đấy!” Mà các mẹ ạ, thằng bạn tôi chưa bao giờ nó ra sân bóng chứ chưa nói đến đá bóng, quả là phong phú thật!
Đàn ông tuổi 40 có trí nhớ cực kỳ "tốt"! Thật đấy các mẹ ạ, đàn ông tuổi này có thể nhớ chính xác tất cả các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Tôi chắc chắn luôn với các mẹ, đơn giản vì trong tất cả các câu chuyện mà chúng tôi kể cho gái công ty nghe bao giờ cũng bắt đầu bằng từ “ngày xưa”. Nào làn gày xưa anh đẹp trai lắm, không béo như bây giờ đâu? Ngày xưa anh học giỏi nhất tỉnh luôn, không ngu như giờ đâu! Ngày xưa anh cưa gái 10 phút là chúng nó đỗ vật xuống sàn nhà, không phải mang vật chất ra câu đâu! Ngày xưa anh hát hay, đàn giỏi, đá bóng cừ… nhưng giờ quên hết rồi, Ngày xưa anh xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, không yếu như giờ đâu…Ngày xưa anh…, có nhiều thằng dùng từ ngày xưa nhiều quá thành tật, không sửa được nữa. Tôi có thằng bạn, nó uống rượu với ông ngoại bên nhà vợ, ông lão gần trăm tuổi từng trải qua 2 cuộc kháng chiến, huân huy chương đầy ngực mà thằng cháu rể nó nói với ông thế này: “…Ông không biết chứ ngày xưa cháu đi bộ đội vất vả cơ cực lắm, chứ đâu như bọn trẻ bây giờ …Ông không nhớ chứ ngày xưa thời bao cấp khó khăn đói kém lắm…Ngày xưa, hồi mới giải phóng cháu đi mẫu giáo khổ sở vô cùng…” Rồi cứ 1 câu lại ông không biết chứ…, 1 câu lại ngày xưa cháu… khiến ông cụ tuổi gần đất xa trời giận sùi cả bọt mép, giằn mạnh chén rượu xuống đất, ông nói: Xưa xưa cái mả cụ mày à!
Đàn ông tuổi 40 rất "tốt bụng"! Đấy là tôi nói về cả nghĩa đen và nghĩa bóng các mẹ ạ, đa số đàn ông ở độ tuổi ấy không bao giờ nhìn thấy 2 bàn chân mình nếu đứng nghiêm, tôi thề không sai, cúi xuống chỉ toàn nhìn thấy bụng là bụng. Thậm chí có thằng đéo bao giờ gặp được "bệ hạ" của mình, cứ phải luồn tay xuống lần mò rồi tưởng tượng, có hôm vô tình soi gương nhìn thấy "thằng nhỏ" nhỏ nhắn đứng nấp sau 2 ông anh đùi thì khóc nấc lên từng hồi, lâu ngày mới được gặp nhau, xúc động không tả được! Đấy là mới nói về hình thể, về tính cách thì đương nhiên là bắt buộc phải tốt bụng rồi, đơn giản lắm các mẹ ạ, béo như lợn thế thì đánh nhau được với ai, chạy cũng không thể nhanh được, trốn cũng không đủ chỗ mà núp … thế mà ra Xã hội không tốt bụng trong hành xử và lối sống thì chúng nó đập chết quạt chả ngay, có phải không các mẹ?
Đàn ông tuổi 40 ai cũng giỏi "Bình thiên hạ"! Đúng thế đấy các mẹ ạ, nam hán tử đại trượng phu là phải Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. Tề gia thì đương nhiên rồi, ở tuổi ấy không có gia đình vợ con thì chỉ có thằng "gay" thôi, Trị quốc thì ngày xưa thôi chứ bây giờ chắc không đến lượt mình vì đã có Đảng và Nhà nước lo, cuối cùng chỉ còn mỗi bình hiên hạ! Quá dễ, từ hồi có Facebook càng dễ hơn, hễ thiên hạ xảy ra cái gì là mình bình luận; ruồi trong chai C2 à? Bình ngay: Đả đảo bọn Doanh nghiệp giết ruồi dã man! Chém lợn à? Bình ngay: Độc ác như IS, ai lại cho cả máu vào tiết canh! Bóng đá Sea Game thua à? Bình ngay: Đá thế mà đòi đi WC à, thay hết cổ động viên đi! Tất nhiên thỉnh thoảng đen cũng bị thiên hạ nó bình ngược lại. Tôi có thằng bạn, nó chơi với 1 nữ văn sỹ, một hôm nữ văn sỹ nông nhàn rỗi việc chụp mấy cái ảnh “mổng hơ” rồi đăng trên Fb, thằng bạn tôi với mấy thằng nữa nhảy vào tập trung Bình cái chỗ “thiên hạ” của nữ văn sỹ. MK, nữ văn sỹ điên ruột đăng đàn vác cả thiên hạ hất hết ngược lại mặt thằng bạn tôi, thơm thơm là, mà thôi, đó là tai nạn nghề nghiệp, "no table"!
Đàn ông tuổi 40 là phải biết đánh golf và ai cũng phải biết tên. Cái này là mốt của bọn tôi đấy các mẹ ạ, nó thời trang đến nỗi đi đâu người ta cũng hỏi nhau: Đánh sân nào thế? Handicap của mày bao nhiêu? Hôm qua thằng nào sập hầm?... Tôi đau hết cả đầu vì hễ ngồi caffe là các bố đem golf với góp ra thảo luận, cứ y như cả thế giới chỉ có mỗi cái môn đó là thể thao đẳng cấp còn các môn khác đều là bình dân. Thằng bạn tôi là TGĐ công ty tư nhân, nó tên Năng, nick là Nổ - mới chuyển từ Tennis sang golf được 2 năm, nó bảo với tôi: “Tôi đánh có 2 năm mà giờ thằng nào nghe đến tên tôi là sợ, ông lên sân X cứ nói tên tôi là thằng góp-phơ này cũng biết!” Tôi tin nó, gặp thằng góp-phơ khác tôi khoe ngay: “Thằng bạn tao là Năng Nổ, cũng đánh sân X, mày biết nó không?” Ngay tắp lự, thằng kia nó quát tôi ngay: “Làm gì có tên thằng đấy, sân đó chỉ có tên tao là ai cũng biết, mày không tin cứ hỏi Bình “Đà” sân X!”. Tôi lại tin, ngu thế chứ, rồi tôi lại hỏi 1 thằng góp-phơ thổ tả khác, nó lại chửi tôi: Làm gì có thằng nào tên đó, chỉ có tao là đỉnh của đỉnh ở sân X, mày không tin cứ nói tên tao ra: Nguyên “Tử”!…” Ôi cái mả mẹ chúng mày chứ, hóa ra đánh golf là chẳng thằng nào biết tên thằng nào, nó chỉ biết mỗi tên nó thôi các mẹ ạ!
Đàn ông tuổi 40 phát cuồng về tiền bạc, mối quan hệ xã hội và khả năng sinh lý. Các mẹ ạ, khi các mẹ nghe 1 nhóm 40 nói chuyện, phải căng tai 1 chút vì họ luôn thì thầm trông như bọn buôn bạc giả, giọng thì khàn y như Michael Corleone trong phim Bố già, nhưng không phải do tuổi tác đâu, do bệnh trĩ cả đấy. Đầu tiên là họ nói về các hợp đồng, kiểu như thế này: “Tôi vừa ký cái hợp đồng bắt ruồi ở nhà máy nước ngọt gần 300 tỷ!”. Hay gọi điện thoại: “A lô! Cái gì, không được đâu, công trình dưới ngàn tỷ anh không nhận em ạ!”. Hoặc điều hành công ty: “A lô, tôi Năng Nổ TGĐ đây, trong két còn bao nhiêu? Hả, có hơn 500 tỷ thôi à, được rồi, cầm 499 tỷ đưa cho chị X nhé, tiền ít thì đừng bắt chị ấy ký nhận!”. Tôi ngồi 1 lúc mà cảm giác như đang sống ở Phố Wall. Hay về các mối quan hệ xã hội, chúng tôi hay nói thế này: “Tối qua tao qua thăm bác Z ở Bộ CT, sang năm chính sách sẽ thay đổi, sang tuần tao phải khởi công ngay cái dự án 500 ha ngay không thì căng!”. Hoặc thân thiết hơn: “Cái gì, anh M ốm à, chiều qua tao với anh ấy còn khoác vai nhau ở sân golf X có thấy mệt mỏi gì đâu!”. Hay như con cháu trong gia đình: “hic…hic…hic…vậy là bố anh T đi rồi, khổ thân, ông cụ coi tao như con, có ăn cái gì ngon cũng gọi điện thoại bảo: Bố ăn xong rồi, chúng mày đến mà dọn đi! Vậy mà…hic…hic…hic..”. À, còn nữa, tý quên về sinh lý, đa số đàn ông tuổi 40 chúng tôi thường sử dụng đạo hàm để nói về số lần quan hệ trong ngày do đó các mẹ cố gắng sử dụng tích phân để chia lại nhé, ví dụ thế này: “ Hồi còn quan hệ với em Y có đêm tao làm 9 phát? Tao thề luôn, mày không tin cứ hỏi nó!” Đừng hỏi mất công, cứ tích phân lại là ra… 3 lần, nhưng thật ra chỉ có 1 lần, 2 lần còn lại là do mệt quá lăn ra ngủ và mơ làm nốt!
Đàn ông tuổi 40 biến tất cả các môn thể thao thành thể dục dưỡng sinh. Cái này là do quan niệm sống thôi các mẹ ạ, nhiều thằng ở tuổi ấy nó còn lẫn cmn giữa thể thao và thể dục, có thằng nó còn tưởng đánh cờ là thể thao vận động và đánh răng là thể dục cơ! Nói đâu xa, ngay bản thân tôi ngày xưa tuần 7 ngày 7 trận bóng đá vậy mà giờ 2 trận cũng không kham nổi. Di chuyển thì như quay chậm, va chạm thì toàn ngã, đã nửa hiệp đã vãi cmn cứt ra sân rồi van lạy đồng đội xin ra nghỉ. Về kỹ thuật cá nhân thì khỏi phải nói, bọn trẻ nó bảo tôi vẫn ngon: Chú đá 2 chân như 1 luôn, chân phải chú đá như chân trái, chân trái chú đá như con cặc. Nhìn chú đá cứ như ông nội cháu tập dưỡng sinh! Nhục không tả được! Vì thế khi chúng tôi bảo đi thể thao, đừng tin, Dưỡng sinh thôi!
Đàn ông tuổi 40 đa cảm và thương người. Cái này thì chắc chắn là do tuổi tác các mẹ ạ, đàn ông tuổi này đa cảm lắm, có thằng khi nhắc đến mẹ là nó gào lên nức nở vì nhớ, khi nhắc đến gái thì mắt nó long lanh cứ y như được gặp Bác Hồ, ấy vậy mà nhắc đến vợ 1 cái là mặt nó biến sắc, mắt nó vằn lên những tia máu, nhòa đi, chỉ toàn lòng trắng trông y như Đồ Chiểu nhìn thấy giặc Pháp…Đa cảm đến thế là cùng! Đàn ông tuổi 40 vô cùng thương người các mẹ ạ, họ đồng cảm với nối đau của nhân loại. Tôi có thằng bạn, đi hát karaoke ngồi với bất cứ con bé tiếp viên nào là ngay lập tức nó tỷ tê tâm sự rồi khuyên con bé đó bỏ nghề đi làm thợ may, rồi khuyên con của nó chưa đủ nó lại khuyên tiếp con của thằng bên cạnh, rồi bên cạnh nữa. Thằng đó nó khuyên nhiều đến nỗi chúng tôi phải chửi: Đạp con mèo, mày không còn cái nghề nào khác à, mày làm bội thực nghề thợ may ở Hà Nội rồi đấy, sao không khuyên làm đầu, trang điểm đi? Các mẹ biết nó bảo sao không: Thợ may hay… lấy được chồng làm … giáo viên! Ôi cái cha tổ cái thằng này, lo nghề nghiệp chưa đủ, nó còn lo cho người ta cả chồng con! Quá thương người các mẹ nhỉ? Mà các bạn nam Giáo viên cẩn thận khi lấy vợ là Thợ may đấy nhé! Toàn thằng bạn tôi khuyên cả đấy!
Đàn ông tuổi 40 không bao giời ngoại tình, nếu có ngoại tình đó là ngoại tình do khách quan. Các mẹ ạ, ở tuổi 40 đàn ông có nhiều ưu điểm mà phụ nữ thích, nào là trí nhớ tốt này, trí tưởng tượng phong phú này, tốt bụng này, đa cảm thương người này, có tiền bạc, có quan hệ XH này,… Đấy, thế thì đương nhiên là hấp dẫn rồi! Nhưng các mẹ phải hiểu thế này, đàn ông 40 chúng tôi rất tôn trọng gia đình, chúng tôi kiên quyết không ngoại tình, chúng tôi làm nhiều cách để tránh xa cám dỗ, thậm chí chúng tôi còn phải trốn tránh phụ nữ nếu thấy cần thiết. Các mẹ cứ nghĩ thế này, trong cuộc sống rất phức tạp, mình trốn càng trốn họ càng truy tìm, vì vậy chúng tôi không trốn nữa mà cứ khi nào họ tiến vào là chúng tôi ĐẨY họ ra xa. Ví dụ có 1 em tiến tới chúng tôi lấy tay phải đẩy ra, nhưng lại có 1 em khác chúng tôi lấy tay trái đẩy ra, nhưng lại 1 e nữa thế là chúng tôi phải ngồi xuống rồi lấy chân phải đẩy ra, ôi cha mẹ ơi, lại 1 em nữa nên chúng tôi phải lấy chân trái đẩy ra. Giờ thì cả 2 chân 2 tay đều sử dụng nên chúng tôi phải nằm, ôi chúa ơi, lại 1 em nữa tiến đến…Vậy theo các mẹ chúng tôi phải đẩy bằng gì??? Cái gì? Cái mẹ cầm tinh con hà mã kia nói to lên? Chân nào??? Chân giữa à!!! Đấy, thế sao còn bảo đấy là ngoại tình, chúng tôi đang đẩy ra cơ mà??? Ơ kìa??? Sao các mẹ không nghĩ nó thoang thoáng 1 chút nhỉ!
Tóm lại, thưa các mẹ, đàn ông tuổi 15 mơ ước thành đàn ông tuổi 20, đàn ông tuổi 20 mơ ước được trở thành đàn ông tuổi 30, đàn ông tuổi 30 mơ ước được trở thành đàn ông tuổi 40 và đàn ông tuổi 40 lại mơ ước được đặt chân lên cỗ máy thời gian để quay lại tuổi 30 với toàn bộ tài sản của mình! Vậy đấy!
Giờ thì các mẹ hiểu cả rồi chứ?

(Theo Facebook của Hoang Hai Nguyen)

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Facebook Dương Hoài Linh : 6 PHÁT BIỂU "BẤT HỦ" CỦA CỰU TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN

1/“Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ”.

2/Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?

3/Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác - Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính."

4/"Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể."

5/Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.


6/Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như­ trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…”.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Quan hệ Mỹ-Việt : Bài học POW/MIA và vấn đề nhân quyền hiện nay

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 Tháng Tư (1975-2015), và 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt (1995-2015), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ-Việt, đã có một bài nghiên cứu lý thú đăng trên số mùa xuân 2015 của tập san The Cairo Review of Global Affairs, do Đại học Mỹ tại Cairo (The American University in Cairo) xuất bản.
Mang tựa đề "After the Fall of Saigon" – tạm dịch "Sau khi Saigon thất thủ" - trong vòng 15 trang, tác giả đã lược lại một số nét chính trong tình hình Việt Nam và quan hệ Mỹ-Việt, trải dài trong 70 năm (1945-2015). Sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài nghiên cứu đã được nêu bật trong hàng tiểu tựa : Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, và tình bạn bất ngờ nối tiếp theo sau.
Điểm đáng chú ý là bài viết là không chỉ giới hạn sự can dự của Mỹ trong giai đoạn thường được giới sử học gọi là Cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ II (1955-1975) – tức là thời kỳ Mỹ rầm rộ tham chiến tại Việt Nam – mà gộp luôn cả hai cuộc chiến trước (1946-1954) và sau (1979-1989) đó.
Tác giả giải thích : “Bên ngoài Việt Nam, đôi khi người ta quên rằng Hoa Kỳ cũng đã dấn sâu vào cuộc Chiến tranh Đông Dương đầu tiên 1946-1954, và cũng sẽ can dự vào cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ III từ năm 1979 đến năm 1989.
Hậu quả của sự can dự này, theo tác giả, rất nghiêm trọng : “Ba cuộc chiến đó đã mang lại những đổ vỡ to lớn về vật chất, kinh tế, xã hội, đạo đức cho Việt Nam, và gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như sự phân cực giữa người Việt Nam với nhau.”
Đối với tác giả, chính các hệ quả đó đã khiến mọi người phải kinh ngac khi thấy rằng 40 năm sau ngày 30 tháng Tư 1975, quan hệ đã trở nên rất tốt đẹp giữa hai nước từng là đối thủ - “đã không chỉ hòa giải với nhau, mà quan hệ song phương lại còn đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh.” Và tiến trình xích lại gần nhau đó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã giúp thúc đẩy sự hòa giải ngay giữa những người Việt trước đây từng đối đầu gay gắt với nhau.
Dàn dựng ‘vấn đề POW/MIA’ và chơi ‘lá bài Trung Quốc’
Trong phần điểm lại vai trò của Mỹ trong ba cuộc Chiến tranh Đông Dương, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã nêu lên nhiều yếu tố ít được nói đến một cách rộng rãi.
Một trong những yếu tố này là vấn đề Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh - gọi tắt là POW/MIA - mà theo Giáo sư Long, đã được phía Mỹ dàn dựng lên và thổi phồng thành cản lực chính để từ chối giải hòa với Việt Nam : “Đây là một vấn đề mà giới vận động hành lang chống Việt Nam và chống Cộng tại Hoa Kỳ đã dàn dựng để ngăn chặn việc cải thiện bang giao.”
Một nhận xét thứ hai đáng lưu ý là sự kiện trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là từ năm 1979 đến 1989, Mỹ đã về hùa với Trung Quốc để thúc ép Việt Nam trên vấn đề Cam Bốt. Theo Giáo sư Long, chính điều đó đã có tác dụng đẩy Hà Nội về phía Bắc Kinh sau khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc tái lập bang giao vào năm 1992 :
Cũng nên ghi nhận rằng chính hậu thuẫn mà Mỹ dành cho Trung Quốc trong giai đoạn đó đã có hệ quả là đẩy Việt Nam vào sâu trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ. Khi chơi “lá bài Trung Quốc”, Hoa Kỳ đã xô Việt Nam vào sâu trong vòng tay Trung Quốc và cho Trung Quốc cơ hội thâm nhập sâu vào trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam.”
Lợi ích chiến lược của quan hệ tốt Mỹ-Việt
Tuy vậy, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, ngày nay, khi bang giao Mỹ-Việt đã được bình thường hóa, Hoa Kỳ đã “thấy rõ mối lợi về phương diện địa lý chính trị của việc tăng cường quan hệ với Việt Nam vào lúc Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc kinh tế và quân sự tại Châu Á. Một trong những quan ngại của Mỹ là Trung Quốc thống trị Biển Đông, trong lúc Việt Nam là quốc gia có bờ biển chạy dọc theo gần như toàn bộ chiều dài của tuyến hàng hải nơi qua lại của khoảng 60% hàng hóa chuyển vận bằng đường biển.”
Trong phần kết luận của bài nghiên cứu, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã không ngần ngại lưu ý Hoa Kỳ là phải biết rút tỉa kinh nghiệm từ quá khứ để xử lý tốt hai vấn đề nhạy cảm và gắn với nhau là bán vũ khí cho Việt Nam và Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Theo Giáo sư Long : “Hoa Kỳ không nên đi quá trớn trong lãnh vực nhân quyền như họ đã từng làm trên vấn đề POW/MIA. Vũ khí của Mỹ sẽ giúp Việt Nam chia sẻ gánh nặng an ninh của khu vực Đông Á với Hoa Kỳ, trong tư cách một đối tác tự lực cánh sinh chứ không phải là một con rối của Mỹ.”
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã giải thích rõ hơn về một số nhận định đã nêu lên trong bài viết đăng trên tập san của Đại học Mỹ ở Cairo, đặc biệt là cách thức mà cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger dàn dựng “Vấn đề POW/MIA”, tức là Tù nhân và Người Mỹ mất tích, để phá vỡ kết quả của Hòa đàm Paris, tiếp tục chiến tranh cho đến tận 1975, rồi sau đó vẫn viện cớ này để phá hoại các nỗ lực bình thường hóa bang giao.
Các ý chính trong bài viết
Ngô Vĩnh Long : Bài tôi viết chủ yếu là để kiểm lại một số vấn đề trong quan hệ Mỹ-Việt trong 70 năm qua:
(1) Vấn đề thứ nhất tôi muốn nhắc là từ năm 1945 cho tới mãi gần đây sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam chưa bao giờ vì người Việt Nam hay vì đất nước Việt Nam.
(2) Vấn đề thứ hai tôi muốn nêu lên là những lý do mà Mỹ đã dùng để nhúng tay vào nội tình Việt Nam và để biện minh cho 3 cuộc “Chiến tranh Đông Dương” từ năm 1946 đến năm 1989 đã gây rất nhiều khó khăn cho việc “bình thường hóa quan hệ” giữa hai nước.
(3) Và vấn đề thứ 3 tôi muốn độc giả chú ý là những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai nước từ năm 1995 đến nay, đặc biệt là từ sau năm 2005 - vì lý do lợi ích của đôi bên chứ không phải vì lợi ích của Mỹ là chính - đã đem lại được nhiều kết quả khả quan, nếu không nói là phi thường.
Do đó, tôi thiết nghĩ là hai bên nên thận trọng không để những áp lực ngoại vi chi phối những thành quả đã đạt được mà nên củng cố và phát huy quan hệ, không chỉ vì lợi ích song phương mà còn vì lợi ích chung của khu vực và thế giới.
POW/MIA : Một ‘vấn đề’ được dàn dựng (concocted)
Ngô Vĩnh Long : Trước hết tôi xin giải thích từ tiếng Anh ‘concocted’ mà tôi dùng, có thể nghĩa là dàn dựng, là ngụy tạo, là thổi phồng, tùy theo trường hợp của từng thời kỳ. Tội lựa từ này một cách rất kỹ lưỡng.
Tại sao tôi nói như thế ?
Trước hết, trong suốt quá trình can thiệp của Mỹ ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1968, chưa bao giờ có vấn đề mà sau này Mỹ gọi là “vấn đề tù nhân chiến tranh và người mất tích” (Prisoner of War/Missing in Action, gọi tắt là POW/MIA issue).
Vấn đề POW/MIA được dựng lên để làm cớ nuốt lời hứa
Đây là vấn đề mà Richard Nixon dàn dựng sau khi lên làm Tổng thống để phá hủy những gì mà phía Mỹ đã đồng ý với các phía Việt Nam tại hòa đàm Paris trong những tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Lyndon B. Johnson.
Nên nhắc lại là từ tháng 11/1968 đến khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/01/1969, Richard Nixon đã bảo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tìm đủ mọi cách để phá hủy những kết quả đã đạt được tại hòa đàm Paris.
Năm ngày sau khi lên nhậm chức Tổng thống, Nixon đã bảo Henry Cabot Lodge, người đã được phái sang Paris thay ông Averell Harriman làm trưởng đoàn đàm phán, lập tức đưa ra điều kiện tiên quyết là miền Bắc phải “tính sổ đầy đủ hoàn toàn” (full accounting) đối với người Mỹ bị mất tích và phải thả hết những tù nhân chiến tranh (prisoners of war, POW) trước khi có thể tiếp tục đàm phán các việc khác. Nixon đã cố tình dàn dựng việc này để làm tê liệt hòa đàm ở Paris suốt 4 năm sau đó.
Khi nói vấn đề này, tôi muốn cho biết là không những Nixon muốn làm việc đó, mà một tháng sau khi phía Mỹ đưa ra vấn đề POW/MIA nói trên như là một điều kiện tiên quyết, thì các quan chức của Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ bắt đầu bay đến khắp nơi trên đất Mỹ để thiết lập một hệ thống, dùng vấn đề này để gầy dựng một phong trào vận động quần chúng Mỹ tiếp tục ủng hộ chiến tranh.
Trong việc này Nixon cũng đã nhờ sự giúp đỡ của một người bạn thân, nhà kinh doanh các hệ thống điện tử tên H. Ross Perot, để cùng với các quan chức trong các cơ quan chính quyền của Mỹ thành lập nhiều tổ chức. Tổ chức nổi bật nhất được ra đời vào tháng 6 năm 1969 được gọi là “Liên minh Quốc gia Gia đình Tù nhân Mỹ ở Đông Nam Á” - National League of Families of American Prisoners in Southeast Asia.
Người được đưa ra đứng đầu tổ chức này là Sybil Stockdale, vợ của một sĩ quan hải quân cao cấp nhất đang bị giam ở miền Bắc, nhưng Henry Kissinger là cố vấn rất thường trực của tổ chức này; và Nhà Trắng hướng dẫn mọi bước đi của tổ chức một cách hết sức tỉ mỉ trong quá trình thành lập và hoạt động.
Sau khi Nhà Trắng đã vận động nhiều Thượng nghị sĩ và nhiều nhân vật trong chính giới ủng hộ, ngày 01/05/1970 tổ chức được giới thiệu một cách hết sức qui mô trên toàn quốc với tên mới là “Liên minh Quốc gia Gia đình Tù nhân và Người Mỹ Mất tích ở Đông Nam Á” - The National League of Families of American Prisoners and Missing in Southeast Asia.
Liên minh này đã đóng những vai trò rất quan trọng, cùng với vài tổ chức khác, trong viêc dùng vấn đề POW/MIA vận động duy trì chiến tranh ở Việt Nam và cản trở quan hệ Việt-Mỹ sau chiến tranh.
Hiện nay, ở bất cứ nơi nào có tòa nhà hay văn phòng của chính phủ Liên bang và các tiểu bang (thậm chí ngay cả tại các chỗ thu cước phí trên các xa lộ), người ta cũng có thể thấy lá cờ có ảnh đen một người cúi mặt và hàng chữ POW-MIA treo cùng với cờ Mỹ và cờ tiểu bang.
Trở lại thời kỳ Nixon, thì đến đầu năm 1971, vấn đề dàn dựng này đã có kết quả đến nỗi mà ông ta đã dám tuyên bố công khai và rõ ràng rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì quân đội và không quân ở Việt Nam cho đến “khi nào còn một người tù nhân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam”.
Vì vấn đề trao đổi tù binh chỉ có thể được giải quyết sau khi có một hòa ước, việc Nixon nói quả quyết như trên đã buộc một nhà báo nổi tiếng của Mỹ, Tom Wicker, viết trong một bài đăng ngày 25 tháng 5 năm 1971 là theo định nghĩa của Nixon thì Mỹ “có thể sẽ phải tiếp tục giữ quân và tù binh vĩnh viễn ở đó (Việt Nam).”
Rõ ràng là chính người Mỹ cũng thấy cái ý của Nixon trong việc dàn dựng này.
Vai trò và hành động của Henry Kissinger
Ngô Vĩnh Long : Sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết thì hai bên phải trao đổi tù binh trong thời hạn là 60 ngày. Phía Bắc Việt Nam đã trao cho phía Mỹ còn nhiều tù binh hơn là trong danh sách mà phía Mỹ đã chính thức đưa cho phía Việt Nam trước khi ký hiệp định.
Mỹ đã rất thỏa mãn và Tổng thống Nixon đã tuyên bố trong một buổi tiệc chào đón các cựu tù binh tại Nhà Trắng ngày 24/05/1973 là “tất cả các tù binh đã được trả về.” Buổi tiệc này đã được truyền hình đến mọi nơi trên đất Mỹ.
Ngày 01/02/1973, Nixon đã viết một lá thư riêng - không công bố nhưng sau này mới được biết - cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói là Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 3,25 tỷ Mỹ kim để hàn gắn vết thương chiến tranh, một vấn đề đã được đề cập đến trong Hiệp định Paris.
Danh sách ‘ngụy tạo’ 80 trường hợp để bắt bí Việt Nam
Nhưng Nixon và Kissinger không muốn giữ lời hứa cho nên sau đó Kissinger đưa cho phía Việt Nam một danh sách ngụy tạo, nêu lên 80 trường hợp mà tiếng Anh gọi là “discrepancy cases” - có thể dịch là những trường hợp mà hai bên chưa thống nhất, tức là Mỹ nghĩ là có mất tích và phía Việt Nam có thể biết nhưng không cho thông tin đầy đủ.
Thật ra, trong hồ sơ chính thức của Mỹ thì tối đa là 56 trường hợp mà chính phủ Mỹ biết là Việt Nam khó có thể cho thông tin đầy đủ được, bởi vì một số trường hợp ở bên Lào, chứ không phải ở bên Việt Nam.
Vậy mà trong một cuộc tường trình trước Quốc hội Mỹ sau này (20/09/1992), ông Roger Shield, người đứng đầu chương trình POW/MIA của Lầu Năm Góc năm 1973, cho biết rằng Hoa Thịnh Đốn đã cố tình ngụy tạo một danh sách với những tên mà phía Mỹ biết chắc chắn là phía Việt Nam không thể nào biết được và không bao giờ có thể trả lời cho phía Mỹ được.
Kissinger dùng việc ngụy tạo này để có thể nói trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ để được cử làm Ngoại trưởng vào ngày 7;10; 11 và 14/09/1973 rằng : Vì phía Việt Nam không trả lời thỏa đáng về vấn đề người Mỹ mất tích, phía Mỹ sẽ không thi hành một số lãnh vực của Hiệp định Paris như là việc viện trợ kinh tế - “We cannot proceed in certain other area such as economic aid.”
Tất nhiên là Mỹ muốn “chạy làng” cái việc hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nhưng ngược lại, Kissinger đã dùng việc POW/MIA ngụy tạo đó trong cùng các buổi tường trình trước Quốc hội Mỹ vừa kể để đòi tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Tiếp tục phá với vụ ‘hàng trăm tù binh Mỹ bị giết và giấu xác’
Sau khi Bill Clinton lên làm Tổng thống và có bàn bạc về vấn đề phát triển quan hệ với Việt Nam, thì Kissinger và Zbigniew Brezinski, cựu Cố vấn An ninh cho Tổng thống Carter, đã rất sợ là Mỹ sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cho nên cả hai đã dùng vấn đề POW/MIA để tìm cách phá Tổng thống Clinton.
Một ví dụ là vào ngày 13/04/1993, trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình MacNeil/Lehrer NewsHour, cả hai nói rằng hàng trăm tù binh Mỹ đã bị Hà Nội giết và chôn cất bí mật và do đó không thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Trước đó, tờ Wall Street Journal ngày 12/04/1993, và tờ New York Times ngày 13/04/1993, đã trích Brezinzki nói rằng phía Việt Nam đã giết hàng trăm sĩ quan Mỹ một cách tàn nhẫn - “The Vietnamese took hundreds of American officers and shot them in cold blood.”
Brezinzki đã phát biểu như thế - và Kisinger đồng ý – dựa trên một tài liệu mà một học trò của ông Brezinski đã ngụy tạo và đã được các nhà nghiên cứu Mỹ phủ định rất nhiều lần hai năm trước đó, từ năm 1991.
Điều này chứng tỏ là Kissinger và Brezinzki đã cố tình dùng tài liệu ngụy tạo để quan hệ Mỹ-Việt không thể cải thiện và phát triển được.
Việc chậm cải thiện quan hệ đã đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc
Ngô Vĩnh Long : Tôi nhắc đến vấn đề này để người ta nghiên cứu lại, vì suốt từ năm 1971 cho đến năm 1993, Mỹ đã “chơi lá bài Trung Quốc” (play the China Card) để chống Việt Nam và Liên Xô, và Việt Nam được dùng như con vật hi sinh trong vấn đề chống Liên Xô.
Mỹ nói rõ – và Brezinski đã nói rõ - là Chiến tranh Đông Dương Lần III là “chiến tranh ủy nhiệm (proxy war)” chống Liên Xô, cho nên sở dĩ Trung Quốc và Mỹ đánh Việt Nam và gây bao nhiêu khó khăn cho Việt Nam, đó là để làm suy yếu Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Mỹ vẫn còn bao vây kinh tế Việt Nam, liên tiếp dùng các áp lực khác cùng với Trung Quốc, để tiếp tục “dạy Việt Nam một bài học” và dằn mặt các nước khác trên thế giới—trong đó có các nước Trung Đông như Irak, Iran.
Sau khi “thắng trận” ở Irak, chính Tổng thống Bush đã qua vùng đó và nói : “Bây giờ chúng ta có thể chôn vùi cái nỗi niềm Việt Nam ở trong các bãi cát vùng Vịnh”. Thành ra dùng Việt Nam để dằn mặt các nước khác là vấn đề rất quan trọng.
Một ví dụ mà tôi chắc là ít người biết rõ là ngay trong cái người ta thường gọi là “Giải pháp Đỏ” đối với vấn đề Kampuchea, thật ra cũng có bàn tay Mỹ ở trong đó. Mỹ đã bàn cãi vấn đề này rất nhiều năm, Mỹ đã nói là không muốn Việt Nam đơn phương rút quân ra khỏi Kampuchea mà muốn có sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc trong các đợt rút quân với sự đồng ý trước của Mỹ và Trung Quốc.
Một trong những lý do là để biện minh cho vai trò của chính Mỹ trong việc ủng hộ Pol Pot, và để dằn mặt Việt Nam. Một nhân vật cao cấp trong Bộ Ngoại Giao của Mỹ đã nói rõ tại Hoa Thịnh Đốn trong một buổi họp của các nhà làm chính sách tại các bộ cũng như Quốc Hội Mỹ là phải “chà mặt của Việt Nam trên cát” – Rub Vietnam’s face in the dirt.
Đây cũng là một trong những lý do tại sao ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị mất hết chức tước sau khi đã vận động cho việc rút quân đơn phương khỏi Kampuchea tháng 09/1989.
Tránh vết xe đổ MIA/POW trong vấn đề nhân quyền hiện nay
Ngô Vĩnh Long : Tôi muốn nhắc lại là trong vấn đề MIA, Mỹ vẫn còn bắt Việt Nam phải giải quyết cho đến full accounting, mà chữ full accounting này là để Mỹ hoàn toàn thỏa mãn. MIA cũng còn là vấn đề chứ không phải là đã được giải quyết hoàn toàn. Vấn đề còn treo lơ lửng, vẫn còn ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam và Mỹ.
Cho nên chúng ta phải thận trọng trong hiện tại và trong tương lai, đừng cột các vấn đề ngoại vi - những vấn đề cần thời gian để giải quyết hay có thể giải quyết riêng lẻ - vào vấn đề an ninh cho khu vực và thế giới hiện nay.
Thì hiện nay ở Mỹ, có nhiều tổ chức và đoàn thể dùng vấn đề nhân quyền để cản trở sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Như tôi nói trong bài, vấn đề nhân quyền là vấn đề rất quan trọng, cho mỗi cá nhân, cho mỗi nước.
Nhũng tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được giải quyết một cách riêng rẽ, rõ ràng, minh bạch. Chứ bó vấn đề này vào vấn đề an ninh khu vực hay những vấn đề khác thì chỉ có hại cho vấn đề tranh đấu cho nhân quyền cũng như bảo vệ lợi ích của hai nước và các nước khác trong khu vực.
Ôn cố tri tân : Bài học cần rút ra
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ trong bất cứ một quan hệ nào người ta cũng phải nghĩ đến lợi ích chung, nếu không nói là lợi ích của đối tác trước, thì mới có thể thúc đẩy quan hệ tốt hơn được.
Một nước lớn có mạnh đến đâu đi nữa thì cũng phải biết điều và cũng phải hiểu điều này. Những thành quả rất khích lệ của bang giao Việt-Mỹ trong 10 năm qua một phần cũng là vì Mỹ đã chú ý đến lợi ích song phương, trong đó có đóng góp của hai nước trong vấn đề cùng nhau xây dựng một hệ thống an ninh chung cho khu vực.
Đây là lúc cả Việt Nam và Mỹ cần nhau trong việc bảo vệ an ninh như tôi vừa đề cập, trong đó có vấn đề đe dọa và lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hiện nay đang có những thế lực muốn trói tay cả Mỹ và Việt Nam bằng những yêu cầu liên quan đến nhân quyền, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và một lô các vấn đề khác. Những vấn đề về nhân quyền, về TPP..., cần được bàn cãi và giải quyết một cách độc lập và minh bạch..., không nên buộc tất cả vào một gói lùng nhùng rồi làm tê liệt quan hệ như bài học POW/MIA đã cho thấy.
Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay vấn đề an ninh chung cho khu vực rất quan trọng. Không nên đem vấn đề an ninh chung làm con tin cho bất cứ vấn đề gì và đặc biệt là các vấn đề cần thời gian giải quyết. Cần có sự tin tưởng lẫn nhau để giải quyết
Có rất nhiều người, cả bên Mỹ lẫn Việt Nam, muốn phá vỡ sự tin tưởng giữa Mỹ và Việt Nam để cho quan hệ hai bên không được cải thiện hay khó được cải thiện.

Xin cảm ơn Giáo sư Ngô Vĩnh Long.